Friday, June 6, 2014

TS. Đinh Hoàng Thắng: ĐỂ "THOÁT TRUNG" CÓ THỂ TRỞ THÀNH HIỆN THỰC?

 

TS. Đinh Hoàng Thng: Đ "THOÁT TRUNG" CÓ TH TR THÀNH HIN THC?

 
TS. Đinh Hoàng Thắng
“Thoát Trung”: vn ch là gic mơ

Tôi chia sẻ với khá nhiều luận điểm trong thuyết trình của TS Giáp Văn Dương. Nhất là pe-rơ-đam “3 tiên đề và 7 trụ cột”, mặc dù có thể anh Dương cũng chưa hẳn đã có ý định để xây dựng lên 1 pe-rơ-đam cho tiến trình tuy ai cũng nhận thấy là cấp bách, nhưng chắc chắn con đường phía trước của chúng ta còn lâu dài và không ít chông gai.

Tôi đến đây hôm nay, nhất là sau khi được nghe anh Dương thuyết trình, với một cảm giác lẫn lộn và trái ngược. Một mặt, tôi đánh giá cao sáng kiến của GS Chu Hảo, của TS GVD về buổi tọa đàm này, vì tôi nghĩ rằng, thời điểm hiện nay và một thời gian dài dài trước mắt, có lẽ tất cả chúng ta vẫn sẽ còn ăn với BĐ, ngủ với BĐ và thức dậy với BĐ (Theo tin chiều qua, TQ sẽ hạ đặt tiếp giàn khoan khủng HD-982); cho nên những người còn tâm huyết với đất nước này, với quốc gia-dân tộc này có thể cùng đồng ý với tôi, rằng GS Chu Hảo không thể chọn một thời điểm đúng lúc hơn, cho một đề tài “hợp tình, hợp cảnh” hơn như hôm nay và tại chính nơi này. Mặt khác, tôi cũng băn khoăn, phải nói là hết sức băn khoăn, rằng tất cả chúng ta, những người có thể đồng ý hay chưa đồng ý hoàn toàn với các đề xuất của TS GVD, rằng chúng ta đang thay bà Nữ Oa, bàn câu chuyện “đối đá vá trời”! Mà cũng chỉ mới lạm bàn thôi. Còn để dấn thân trên con đường trường chinh này, còn cần biết bao dũng khí, biết bao hy sinh, thua thiệt nữa. Những người dám tư duy để thoát Trung, dám hành động để thoát Trung tại một xứ sở như Việt Nam, chắc chắn không phải là những người muốn tìm cho mình sự vinh quang trên con đường vạn dặm ấy!

Hôm nay đúng 1 tháng 3 ngày từ khi con chốt giàn khoan cắm ở khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Theo một số nguồn tin, TQ đã bắt đầu dịch chuyển và khả năng đi bước thứ ba đến quần đảo Trường Sa. Trên bình diện quốc tế, các bước đi chiến thuật của Mỹ và các đồng minh Châu Á đang chuẩn bị đi bước thứ hai. Mỹ đang thành lập Khối Đồng Minh Đông Á để triển khai chiến lược “xoay trục” của mình, và như một nguồn tin từ chính phủ Philippin cho biết, gồm có Mỹ, Nhật Bản, Philippin và Việt Nam.

Những ngày này, chúng ta không biết sự chuyển động ở đâu khẩn trương hơn: ở Nhà Trắng, giữa Nhà trắng với Tokyo, Canberra và các thủ đô ĐNÁ khác hay trong chính nội bộ Việt Nam. Bởi vì có quá nhiều tin tức ngược nhau và khó thẩm định. Tin về NTVN hoãn sang Mỹ, tin về kiện hay không kiện TQ, đánh giá khác nhau về bài của bTQP…

Những chúng ta hãy gác tất cả những thông tin ấy lại để nhìn thẳng vào hai mảng vấn đề mà tôi cho là tiên quyết (a Dương nêu 3 tiên để như là những đk tiên quyết: lợi ích quốc gia, phát triển bền vững và phát triển để ổn định), đó là vấn đề DÂN CHỦ HÓA VN và TAM QUYỀN PHÂN LẬP Ở VN. Nếu không bắt tay giải quyết đc 2 vấn đề này thì tôi e rằng THOÁT TRUNG MÃI MÃI CHỈ LÀ GIẤC MƠ VN. 

BỞI VÌ HAI VẤN ĐỀ NÀY ĐỘNG CHẠM ĐẾN TOÀN BỘ CÁC NGUYÊN LÝ CĂN BẢN CỦA KINH TẾ, NHÀ NƯỚC VÀ XÃ HỘI VN.

HAI VẤN ĐỀ NÀY CŨNG THUỘC VỀ BẢN CHẤT THÂM CĂN CỐ ĐẾ NHƯ LÀ CÁC NGUYÊN LÝ CĂN BẢN TRONG NHÀ NƯỚC TOÀN TRỊ CỦA TRUNG HOA (cnxh mang màu sắc TQ)

Chừng nào chúng ta chưa trả lời được một cách rành rẽ như các bạn Singapore, các bạn Đài Loan: “Không, chúng tôi không phải là TQ, chúng tôi là người Sing”; “chúng tôi là người Đâì Loan”.

Từ nay chắc “16 chữ và 4” tốt sẽ tạm lắng một thời gian, nhưng chừng nào chúng ta chưa hóa giải được 4 mệnh đề như 4 nghiệp chướng: “sơn thủy tương liên, lý tưởng tương thông, văn hóa tương đồng, vận mệnh tương quan” thì thoát Trung mãi mãi chỉ là GMVN.

Tôi đã nói rất sơ lược vì sao tôi đến đây với những dự cảm lẫn lộn. Để có một chương trình ĐM2, một tiến trình kiến tạo thể chế mới, phải đầu tư khá công phu để nghiên cứu các lý thuyết xã hội, đặc biệt là các bước chuyển đổi từ xã hội này sang xã hội khác.

Hiện nay, ý tưởng thoát Trung chắc chắn sẽ được một số nhóm lợi ích trong xã hội hoan nghênh, dầu họ vốn là những người xa lạ với lý tưởng dân chủ. Nhưng thật sự để có thoát Trung, ý chí khởi động, tổ chức để chuyển đổi phải từ giới cầm quyền, giới có quyền lực. Nhưng giới này hiện lại đang lo sợ mất thế độc tôn về quyền lực nên họ đang hành động nhiều khi rất mâu thuẫn, thậm chí trái chiều. Thậm chí, vì quyền lực độc tôn họ sẵn sàng thỏa hiệp với TQ, nếu TQ vẫn dành cho họ một cơ hội cuối cùng. Lúc đó HS sẽ đc đàm phán tay đôi, truyền thông báo chí sẽ được tái định hướng một lẫn nữa. “16 chữ, 4 tốt”, thậm chí một phiên bản của “bóng ma” Thành Đô-2 có thể ló dạng đường chân trời. Tính chất phiên bản của một chính thể phụ thuộc sẽ càng nặng nề hơn cho đến khi thảm họa dân tộc bùng phát. Đó là kịch bản không một ai đón đợi, trừ những người đang rắp tâm hiện thực hóa “giấc mộng Trung Hoa”, độc chiếm BĐ, gạt Mỹ và thế giới dân chủ ra khỏi biển TBD. Tương lai ấy, nghĩ đến cũng đủ rùng mình, sởn tóc gáy.

Liệu xu hướng thoát Trung có phải là một tất yếu khách quan của xã hội VN trong thời gian tới đây hay nó chỉ bùng phát một thời gian rồi lại rơi vào tĩnh lặng? Tôi rất mong đc nghe những ý kiến đánh giá về tình trạng còn có nhiều hoài nghi này…

Để “thoát Trung”có thể thành hiện thực

Riêng về phần mình, từ đầu năm 2014 này, chúng tôi đã nêu lên một số vấn đề tại diễn đàn kỷ niệm 40 năm mất HS theo xu hướng “thoát Trung” và cho đến nay thì phản ứng của xã hội cũng như của nhà nước khá tích cực: vấn đề hòa giải (không có hòa giải thì sẽ không có dân chủ-pháp quyền, thiếu cái này không thể có phát triển, thịnh vượng), tái khởi động lại bình thường hóa bang giao Việt-Trung (Kha Tiểu Trại: quan hệ không bình thường, phải bỏ các giá trị ảo…), lấy chủ quyền quốc gia và ĐLDT làm hệ quy chiếu. Phải gắn những vấn đề này với người dân nói chung, đặc biệt là ngư dân, với khu vực/quốc tế.  

Sau đây xin bổ sung thêm 3 ý kiến ngắn để trả lời cho câu hỏi lạc quan tại sao “thoát Trung” từ nay trở thành vấn đề cấp bách, không cưỡng lại được và chúng ta cần phải thúc đẩy tiếp tiến trình đã được khởi động này như thế nào?

1) Cấp bách vì qua vụ hạ đặt HD-981 càng thấy “mô hình lệ thuộc” vào Trung Quốc nguy khốn như thế nào. HD-981 là nước cờ hiểm nhưng cũng là cơ hội trời cho!

2) Nếu không cài đặt lại (không tái bình thường hóa) bang giao Việt-Trung chúng ta sẽ không có tương lai.

3) Mô hình quan hệ Việt-Trung cũ quyết không phải là một định mệnh

• Về ý thứ nhất, để thấy tính cấp bách của việc hóa giải mô hình cũ, chúng ta cần nhìn nhận vụ giàn khoan vừa như một tiến trình, để thấy họa phúc phải đâu một buổi mà có. Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận cả cái thời điểm bùng phát khủng hoảng, để thấy đâu là căn nguyên sâu xa nhất trong hành vi của nhà cầm quyền Bắc Kinh.

Sự chồng lấn của các cuộc chiến: Để thấy tính phức tạp và hiểm ác của hành động vi phạm của TQ ta cần nhìn HD-981 trong nhiều lớp: cuộc đấu tranh trên thực địa, cuộc đấu tranh về ngoại giao, các lập luận về pháp lý, cuộc chiến về tâm lý, những cuộc nghi binh trên biên giới hai nước. 

Thử đặt giả định, vừa qua, VN phản ứng lại vụ giàn khoan theo phương cách cũ thì hiểm họa sẽ phát sinh như thế nào? Có lẽ là vô lường! các đối tác, các bạn bè quốc tế rất hiểu quyết tâm của VN trong vấn đề bảo vệ chủ quyền và ĐLDT, họ cũng hiểu là chúng ta có những sự chuẩn bị nhất định, cho nên họ đánh giá cao kiềm chế của VN, của việc VN không rơi vào bẫy khiêu khích của TQ.

Ngay bây giờ các nhà hoạch định chính sách hai nước chắc đang làm balance sheet về vụ hạ đặt giàn khoan. Sẽ có ý kiến cho rằng TQ đã ghi điểm: đặt được giàn khoan, có thể còn duy trì, kéo dài/còn có thể lặp lại. Nhưng nếu ta nhìn vào động cơ thực chất, động cơ sâu xa của việc hạ đặt giàn khoan thì tôi cho rằng thành công của TQ không cao (không đạt đc mục tiêu, không nói là thua đậm/phơi áo).

Năm 1979, TQ đánh ta không phải vì vấn đề Khơ Me Đỏ mà là vì Hiệp ước Hữu nghị Việt-Xô. đảo Damanski trên sông Ussuri

Lần này, TQ đặt giàn khoan không chỉ vì tình hình quốc tế hậu-Crưm, không phải chỉ vì pivot…TQ nhận thấy có những chuyển động mới trong quan hệ giữa VN với khu vực/thế giới bên ngoài. VN có biểu hiện thoát khỏi Thành Đô, đặc biệt là thoát khỏi một số thỏa thuận song phương... Quý vị tham khảo 3 tin công khai mà báo lề phải của ta đã đăng: 1) Trả lời phỏng vấn của Phùng đại tướng trên Tuổi trẻ khi được hỏi về cảng CAM RANH; 2) Tin mới hồi tháng 4/2014 về đặc khu PHÚ QUỐC và 3) Tin chuẩn bị đào Kênh Kra nối TBD với ÂĐD (liên quan đến khủng hoảng ở TL mấy lâu nay). Chúng ta tiếp tục chờ nhiều pha ngoạn mục khác trong quan hệ Việt-Mỹ, Việt-Nhật, bộ tam Mỹ-Nhật-Úc với Việt Nam và ASEAN… Liệu TQ hạ đặt giàn khoan, tiến trình quan hệ này có bị đảo ngược? Chắc là không, nếu như không nói là sẽ được thúc đẩy nhanh hơn.

Nhìn thế để thấy, VN chỉ mới “chớm” thoát Trung thôi mà BĐ đã nổi ba đào. VN chỉ mới “chớm” thôi mà các chuyển động đã diễn ra khá nhanh.

• Về ý thứ hai, không tái bình thường hóa để thoát Trung, cứ để quan hệ u u minh minh (illiterate, ignorant) như vừa qua thì VN sẽ không có tương lai. Ở đây tôi tán thành nhấn mạnh của diễn giả: thoát Trung chứ không phải là bài Trung và càng không phải chống Trung Quốc. Biển đảo chỉ là một trong nhiều vấn nạn trong bang giao Việt-Trung từ Thành Đô đến nay, đặc biệt là những năm 2010, 2011 đến nay. 

Tôi không đi vào các vấn đề mà ở đây các quý vị đã biết. Các vấn đề ấy đều có liên đới với nhau (liên đới một cách nguy hiểm). Vì vậy, nếu bàn để “thoát Trung” mà không phân tích sâu nguyên nhân, hệ quả, đặc biệt là các tác động (lợi/hại…) của từng vấn nạn một trong toàn bộ “hệ các vấn nạn” thì khó khả thi. Trong “hệ các vấn nạn” thì có những thỏa thuận song phương rất tai hại. Chúng ta đừng trách cố Thủ tướng PVĐ về bức Công thư/Công hàm 1958. Ngay năm 2011, chúng ta có Thỏa thuận giải quyết tranh chấp trên biển trên cơ sở song phương (!)

Hơn nữa, 7 trụ cột diễn giả nêu là đúng, nhất là thế chân vạc mà mọi quốc gia, từ lớn đến nhỏ, đều đang đặt ra như là nền tảng căn bản nhất để thăng tiến: kinh tế thị trường, nhà nước pháp quyền, xã hội công dân, nhưng với VN, với bang giao Việt-Trung trong giai đoạn trước mắt, ưu tiên của mọi ưu tiên phải là cái gì. Cái gì sẽ là “cú hích” để thoát Trung mà Nhà nước sẽ thấy có cùng lợi ích với xã hội dân sự, các cơ quan “dịnh hướng dư luận” cũng khó bác bỏ, khó ngăn cản?

Tôi thấy vấn đề kiện TQ ra các diễn đàn và các cơ quan tố tụng quốc tế là một trong những điều cần làm ngay hiện nay. Tôi hơi ngạc nhiên một cách thú vị là bài trả lời của anh Hoàng NGọc Giao được website Nguyễn tấn Dũng đăn lại gần như toàn văn, trong đấy loeen án gay gắt những người chủ trương thỏa hiệp với TQ trong vấn đề đưa việc đâm chìm tàu cá, đưa vụ giàn khoan, vụ HS ra TAQT.

• Về ý thứ ba, để thoát Trung được mau lẹ, hiệu quả (vì di sản quá nặng nề, quá lâu, 20 năm), phải đặt xu hướng thoát Trung trong bối cảnh địa-chiến lược mới. Tương quan địa-chiến lược mới:

Nhìn lại một chút về các mốc lớn trong lịch sử cận đại Việt Nam. Những biến cố lớn ở VN từ sau 1930, bao giờ cũng có “cú hích” khá mạnh từ bên ngoài (cách mạng tháng Tám, Hiệp định Geneve, HĐ Paris, năm 1975…). Thoát Trung lần này được đặt ra không phải do ý muốn chủ quan (nếu không có chuyện giàn khoan thì lại có chuyện khác, như đã nói ở điểm 2, nhiều vấn nạm trong bang giao, như lốp xe hỏng, không xì chỗ này, xì chỗ khác). Đây là một tất yếu khách quan. Nhìn như vậy chúng ta mới có quả cảm để mà tư duy, có quả cảm để hành động theo những hướng tích cực. Tích cực cho VN, tích cực cho quan hệ Việt-Trung, tích cực cho cả khu vực/thế giới. 

Sự vật mới ra đời bao giờ cũng gặp không ít trở lực. Càng mới, càng mang tính đột phá thì sức cản càng mạnh. Giống như cách đây 1 năm, chúng tôi đề xuất mô hình P&DOWN (mô hình Bí Đao), chúng tôi biết trước sẽ có chống đối mạnh đối với hai vế: đối tác chiến lược và dân chủ hóa. Những chống gì thì chống, khách quan tất yếu nó sẽ tiến triển theo hướng như đã dự báo. Vì chúng tôi đặt trên căn bản những chuyển về đia-chiến lược trong khu vực/thế giới. Chúng tôi nghĩ không bàn tay nào có thể che nổi mặt trời.

Địa-chiến lược ở đây là gì? BĐ ngày càng trở thành “sân chung”, “trái tim cùng nhịp đập…” (Obama). Anh nào đụng vào đây, cả xóm sẽ vác gậy ra nó đuổi. Chỗ này, chúng ta có thể thể tất cho bài diễn văn của Phùng đại tướng ở Shangri-La.

Đặt vào khung cảnh địa-chiến lược mới, chúng ta có giá, nhưng không rời vào ảo tưởng địa-chiến lược mới. Bao giờ cũng đặt lợi ích quốc gia-dân tộc là tối thượng!!! Đừng bao giờ quá mặc cảm nhưng cũng đừng bao giờ quá ảo tưởng (vào chính quyền, vào quốc tế, vào các đối tác, đối tượng…). Ở đây, vai trò của trí thức nói chung, của NXB Tri thức nói riêng.
Tôi xin mượn đoạn kết của cuốn “Đứng vững ngàn năm” (gần 500 trang sách) từ bỉnh bút lão thành Ngô Nhân Dụng (ở Mỹ) để trả lời câu hỏi nhờ đâu mà sau hàng ngàn năm Bắc thuộc bạn và tôi vẫn còn đây, nói chuyện với nhau bằng tiếng Việt: Ý thức dân tộc cháy đỏ ngàn năm ấy đã giúp VN không bị chìm ngập trong “đại dương văn minh” Trung Hoa và xiêu bạt mất luôn “hồn tính”. Hơn một ngàn năm Bắc thuộc, tiền nhân chúng ta vẫn rộn ràng đón đợi một Mùa Xuân Lập Quốc. Nhớ công ơn tổ tiên, chúng ta vững lòng tin tưởng ở tương lai.
Để kết thúc, tôi xin nhắc lại một mong muốn cháy bỏng: thoát Trung để làm gì??? Để mảnh đất hình chữ S này của chúng ta phát triển đã đành, nhưng điều cốt tử hơn nữa là làm sao trong thế kỷ này, VN đừng trở thành bãi chiến trường giữa các thế lực, cho dù đó là pivot hay “giấc mộng trung hoa”. Muốn thế rất cần một CSĐN linh hoạt và nhậy bén. Nhưng rất đáng tiếc, điều này lại không phụ thuộc vào chúng ta, những người có mặt hôm nay./.

Đinh Hoàng Thắng
(Chương trình Minh triết Bảo vệ Biển Đông)
                                                                                                   


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin buổi sáng-12/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link