Wednesday, June 4, 2014

.Báo TQ vừa dụ vừa dọa, xuyên tạc, bôi nhọ: Việt Nam ôm chân Mỹ.




Date: Tue, 3 Jun 2014 16:10:08 -0500
Subject: Báo TQ vừa dụ vừa dọa, xuyên tạc, bôi nhọ: Việt Nam ôm chân Mỹ & Hoa Kỳ kết liễu sự mập mờ của Trung quốc về đường chín đoạn
From: lienhoasac.b

.Báo TQ vừa dụ vừa dọa, xuyên tạc, bôi nhọ: Việt Nam ôm chân Mỹ.

Published on June 2, 2014    NGUYENTANDUNG-BenjaminCardin
Thượng nghị sĩ Mỹ Benjamin Cardin vừa đến thăm Việt Nam
 
Tờ “Nhật báo kinh tế Cam Túc” Trung Quốc ngày 30 tháng 5 có bài viết cho rằng, thượng nghị sĩ Mỹ Benjamin Cardin vừa thăm Việt Nam, đã được Việt Nam hoan nghênh (bài báo cho ông là “chúa cứu thế”), ông Cardin được rất nhiều quan chức cấp cao Việt Nam như Bộ trưởng Ngoại giao, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng tiếp kiến, truyền thông thì tích cực đăng tải sự ủng hộ đối với ông, cho biết, thượng nghị sĩ Mỹ phê phán hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông.

Theo bài báo, thời điểm ông Benjamin Cardin thăm Việt Nam đúng vào lúc “tranh chấp Biển Đông giữa Trung-Việt” (thực chất là Trung Quốc xâm lược vùng biển chủ quyền của Việt Nam) nóng lên nhanh chóng, các cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Việt Nam mà bài báo vu vạ cho rằng chính quyền Việt Nam dung túng, đã “không dọa được hoạt động (trái phép) giàn khoan Trung Quốc ở Biển Đông”, trái lại, bài báo cho là kinh tế và hình ảnh của Việt Nam bị tổn thương, do đó Việt Nam cần gấp một “ân nhân cứu mạng” (?).

Theo báo chí Việt Nam, các đại biểu Quốc hội Việt Nam đã yêu cầu chính phủ công bố kế hoạch để doanh nghiệp, người dân tìm hiểu cách thức ứng phó của chính phủ đối với tác động ảnh hưởng từ căng thẳng trên Biển Đông. Phó Thủ tướng Việt Nam tuyên bố, Việt Nam đang tích cực kiểm soát tình hình.
 
Trung Quốc luôn bố trí lượng lớn tàu xung quanh giàn khoan Hải Dương 981 hạ đặt trái phép ở vùng biển chủ quyền của Việt Nam, trong đó có tàu quân sự, hải cảnh, tàu cá…

Bài báo dẫn bình luận của 1 “học giả” cho biết, kế hoạch ứng phó Trung Quốc của chính quyền và các nhà chiến lược Việt Nam gồm: Một là “lôi kéo” (hợp tác) Mỹ, Nhật Bản và Philippines cùng tạo ra môi trường quốc tế để Trung Quốc phải đối mặt với áp lực. Hai là theo đuổi “bảo đảm triệt tiêu lẫn nhau” giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh – báo Trung Quốc thêm lời xuyên tạc.

Học giả Trung Quốc Tôn Tiểu Nghênh ngày 28 tháng 5 cho rằng, Việt Nam đã có chút “hoảng sợ”, theo đuổi “bảo đảm triệt tiêu lẫn nhau” sẽ chỉ làm hao tổn bản thân, chỉ cần Trung Quốc giữ kiên định, Việt Nam “ôm chân ai” đều không có tác dụng – báo Trung Quốc tiếp tục tuyên truyền xuyên tạc xấu về Việt Nam.

Việt Nam coi trọng sự ủng hộ của Mỹ

Bài báo dẫn lời người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Cảnh Nhạn Sinh ngày 29 tháng 5 cho rằng, từ ngày 2 tháng 5 đến nay, Việt Nam đã điều nhiều loại tàu tiến hành “quấy rối” (thực ra là chấp pháp) đối với hoạt động của giàn khoan (trái phép) Trung Quốc tại “vùng biển quần đảo Tây Sa” (thực chất là vùng biển chủ quyền của Việt Nam).

Cảnh Nhạn Sinh lớn tiếng và trịch thượng dọa nạt rằng, quân đội Trung Quốc đang thực hiện “chức trách bảo vệ lao động hòa bình của nhân dân” (thực chất là đi cướp biển của nước khác), sẽ “căn cứ vào việc triển khai thống nhất của nhà nước, làm tốt các công việc liên quan”, rằng “quyết tâm và ý chí bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi biển quốc gia của quân đội Trung Quốc là kiên định, không thay đổi, trong vấn đề này tuyệt đối không có chỗ cho mặc cả, cũng quyết không cho phép bất cứ hành vi khiêu khích nào”.

Bài báo xuyên tạc cho rằng, thượng nghị sĩ Mỹ Benjamin Cardin đến thăm được truyền thông Việt Nam đăng tải như là “Việt Nam tìm được chỗ dựa”. Theo bài báo, trong nhiều ngày qua, tranh thủ tiếng nói ủng hộ trong và ngoài nước liên quan đến “tranh chấp Biển Đông” là đặc sắc lớn nhất của các phương tiện truyền thông Việt Nam”.


Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki gọi việc Trung Quốc lắp đặt giàn khoan dầu khí ở vùng biển tranh chấp là “khiêu khích và nguy hiểm”.

Theo nhận định xằng bậy của bài báo, truyền thông Việt Nam đã chú ý đăng tải hình ảnh bắt tay giữa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với thượng nghị sĩ Mỹ Benjamin Cardin. Trong cuộc gặp này, Thủ tướng Việt Nam đã cảm ơn phía Mỹ đã bày tỏ thái độ phản đối Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 ở vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, đồng thời hy vọng Mỹ tiếp tục có hành động mạnh mẽ phản đối hành vi nói trên của Trung Quốc.

Thượng nghị sĩ Mỹ Benjamin Cardin cho biết, ông sẽ tham dự Đối thoại Shangri-La và sẽ đưa ra sự kiện giàn khoan Hải Dương 981 và tiến hành thảo luận về các vấn đề như tình hình căng thẳng biển Hoa Đông. Đối với cuộc gặp này, báo chí Việt Nam cho rằng, Việt Nam mong muốn thúc đẩy hợp tác toàn diện với Mỹ.

Theo tuyên truyền có chủ ý xuyên tạc của báo Trung Quốc thì Đài tiếng nói nước Nga ngày 28 tháng 5 dẫn lời học giả Viện khoa học Nga Vinogradov cho rằng, “Mỹ có ý định lợi dụng tranh chấp khu vực để tối đa hóa lợi ích của họ, Mỹ cho rằng không thể để điểm nóng ở châu Á-Thái Bình Dương mất đi tính gay gắt”.

Theo bài báo, dựa vào Mỹ chỉ là một trong những cách thức để Việt Nam thoát khỏi tình hình khó khăn hiện nay. Vào ngày 27 tháng 5, cựu Đại sứ Việt Nam tại Liên hợp quốc đề nghị, Việt Nam cần nhanh chóng đưa vấn đề giàn khoan 981 của Trung Quốc lên Hội đồng Bảo an và Đại hội đồng Liên hợp quốc. Nhưng, ông cũng dự kiến, là một thành viên của Hội đồng Bảo an, Trung Quốc có thể tiến hành phủ quyết và cũng sử dụng vai trò ảnh hưởng của họ tại Đại hội đồng.

Ngày 28 tháng 5, Phái đoàn Đại diện Thường trực nước ta tại Liên hợp quốc đã gửi thư cho Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đề nghị lưu hành Công hàm của Bộ Ngoại giao nước ta gửi Bộ Ngoại giao Trung Quốc, phản đối Trung Quốc không chịu chấm dứt các hoạt động vi phạm chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế của VN theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, mà cả Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên.

Ngày 28 tháng 5, các phương tiện truyền thông Việt Nam đưa tin, Việt Nam đã làm tốt công tác chuẩn bị cho việc kiện Trung Quốc ở tòa án quốc tế.

Học giả Australia Carl Thayer ngày 28 tháng 5 nói với tờ “Học giả Ngoại giao” Nhật Bản rằng, một số nhà phân tích ở Việt Nam cho rằng, Trung Quốc đang tiến hanh một “cuộc chiến tiêu hao” không cân bằng ở Biển Đông với Việt Nam, tàu Việt Nam không thể địch nổi tàu Trung Quốc lớn hơn, theo tốc độ tổn hại hiện nay, Việt Nam có thể “không có đủ tàu” để chống Trung Quốc.

Việt Nam cũng đang cân nhắc hợp tác với Mỹ, một đề nghị là đẩy nhanh hợp tác giữa Cảnh sát biển hai nước. Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ (cảnh sát biển) có thể đến vùng biển Việt Nam để tiến hành huấn luyện liên hợp, hai bên có thể trao đổi quan sát viên.
Căn cứ vào hiệp định hợp tác quốc phòng tăng cường ký kết cách đây không lâu, máy bay trinh sát biển của hải quân Mỹ triển khai ở Philippines có thể lâm thời điều đến Việt Nam. 

Chúng có thể tiến hành diễn tập do thám trên biển liên hợp với phía Việt Nam. Nhân viên quân đội Mỹ có thể làm quan sát viên lên máy bay trinh sát của Việt Nam.
THEO GIÁO DC

Related

PHỦ NHẬN LIÊN KẾT VỚI MỸ CHỐNG TRUNG QUỐC: NƯỚC NHỎ TÌM LIÊN MINH ĐỂ CHỐNG NƯỚC KHÁC LÀ TỰ SÁT

PH NHN LIÊN KT VI M CHNG TRUNG QUC: NƯỚC NH TÌM LIÊN MINH Đ CHNG NƯỚC KHÁC LÀ T SÁT

In "Lãnh Th"
TQ vu cáo, đe dọa Việt Nam có thể nếm trải lại

TQ vu cáo, đe da Vit Nam có th nếm tri li "bài hc lch s"

In "Quc tế"
Asean phải kiềm chế thành viên

Asean phi kim chế thành viên

In "Quc tế"




Hoa Kỳ kết liễu sự mập mờ của Trung quốc về đường chín đoạn
Published on June 2, 2014   ·   No Comments

Lần đầu tiên Hoa Kỳ đã bày tỏ một cách rõ ràng rằng đường chín đoạn do Trung quốc và Đài loan vẽ ra trên Biển Đông là trái với luật pháp quốc tế. Trong buổi tường trình trước Uỷ Ban Đối Ngoại của Quốc hội Hoa Kỳ, trợ lý ngoại trưởng phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương Danny Russel đã nói: “Theo luật pháp quốc tế, các đòi hỏi chủ quyền ở biển Biển Đông phải dựa trên các yếu tố từ đất liền.

Tất cả những tuyên bố chủ quyền từ “đường chín đoạn” của Trung quốc mà không dựa trên các quyền chủ quyền trên đất liền đều trái với luật pháp quốc tế. Cộng đồng thế giới yều cầu Trung quốc phải giải thích, nếu không thì phải điều chỉnh những tuyên bố chủ quyền dựa trên đường chín đoạn, để tuân thủ theo các nguyên tắc của luật pháp quốc tế.”

Với diện tích rộng hơn 1,4 triệu dặm vuông, Biển Đông có hàng trăm các đảo và quần đảo nhỏ, các rặng san hô, mà phần lớn là không có người ở hay không đủ điều kiện sinh sống. Trung quốc thừa hưởng ý tưởng về đường chín đoạn từ chính quyền quốc dân đảng của Tưởng Giới Thạch, đó là một đường vẽ mập mờ bao quanh tất cả các hòn đảo ở Biển Đông, mà vùng nước trong đó Trung quốc đòi hỏi chủ quyền. 

Dựa theo Công Ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (U.N. Convention on the Law of the Sea – UNCLOS), được thương thảo vào những năm 70 và 80, các quốc gia ven biển được yêu sách quyền độc quyền khai thác các nguồn tài nguyên ngư nghiệp và khoáng sản trong “vùng đặc quyền kinh tế” (Exclusive Economic Zones – EEZ), đó là vùng nước rộng 200 hải lý tính từ bờ biển hay xung quanh các hòn đảo có người ở. 

Không có điều luật nào trong công ước UNCLOS cho phép đòi hỏi quyền chủ quyền mà không dựa vào nguyên tắc tính từ đất liền này. Dựa trên nguyên tắc này của UNCLOS, Hoa Kỳ xem các tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông mà không dựa trên các hòn đảo có người sinh sống là hoàn toàn vô giá trị. Tuyên bố của trợ lý ngoại trưởng Russel đã làm rõ luận điểm này của Hoa Kỳ.

Có thể thấy rõ sự quan tâm của Hoa Kỳ dưới chính quyền của Tổng thống Obama đến tình hình Biển Đông. Chỉ dấu đầu tiên của sự quan tâm đó là tuyên bố được biết đến rộng rãi của Ngoại trưởng Clinton tại một hội nghị quốc tế tại Hà nội vào năm 2010, trong đó bà nêu ra các nguyên tắc trong chính sách của Hoa Kỳ ở Biển Đông: đó là tôn trọng tự do hàng hải, giải quyết các bất đồng một cách hoà bình, tự do thương mại, thương thuyết để tiến tới thành lập một Bộ Qui Tắc Ứng Xử (Code of Conduct – COC) nhằm giải quyết các bất đồng, và vấn đề liên quan ở đây, là các đòi hỏi chủ quyền vùng ở các vùng biển phải dựa trên các chủ quyền hợp pháp trên đất liền. 

Tuyên bố của bà Clinton đã đụng chạm đến một chủ đề rất mập mờ mà trước đó ít được nhắc đến, nó làm cho Biển Đông trở thành một điểm nóng về ngoại giao, một chủ đề tranh luận giữa các nhà phân tích và các chuyên gia về an ninh quốc gia, và trong một vài trường hợp, nó làm cơ sở cho các tranh cãi của các bên đang tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Trong khi các nước Đông Nam Á như Việt Nam. Philippines, Malaysia, và Brunei nhiệt liệt ủng hộ, tuyên bố này làm Trung quốc rất tức giận.


Ngoại trưởng Clinton đã đưa ra tuyên bố này để phản hồi cho những bất an ngày một gia tăng giữa các nước láng giềng của Trung quốc về việc nước này đang ngày càng mạnh bạo hơn trong các đòi hỏi chủ quyền thông qua các phương cách chính trị và quân sự, trong một môi trường thiếu vắng các cơ chế ngoại giao để làm giảm thiểu các căng thẳng.

 Trong khoảng giữa năm 1994 và 1995, đã có một giai đoạn căng thẳng tương tự khi Trung quốc tiến hành xây dựng các công trình ở rặng san hô Mischief nằm trong quần đảo Trường Sa mà Philippines tuyên bố chủ quyền. 

Những đổ vỡ mang tính hệ quả trong mối quan hệ giữa Trung quốc và các nước Đông Nam Á đã làm cho các lãnh đạo Trung quốc khi ấy, mà dẫn đầu là ngoại trưởng Tiền Kỳ Tham, phải thương thảo với các nước ASIAN một bản Tuyên Bố Ứng Xử (Declaration of Conduct – DOC), và một cam kết rằng các bên sẽ không có những hành động làm thay đổi nguyên trạng. Mặc dù thỉnh thoảng vẫn xảy ra những vụ tấn công tàu cá do một trong các bên, hoặc một trong những quốc gia liên quan, mà chủ yếu là Việt Nam, cho phép các công ty thăm dò dầu khí trong vùng tranh chấp, những biến cố này đã không châm ngòi cho các cảnh báo chiến tranh.

Tuy nhiên, trong nhiều năm gần đây, đã có những lo ngại gia tăng trong vùng và ngay tại Hoa Kỳ là Trung quốc đã không còn thích thú với các giải pháp ngoại giao nữa, mà nay đang quay sang sử dụng các phương cách quân sự và luật pháp để thúc đẩy các tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Các tuyên bố nhắm vào giới ngoại giao Hoa Kỳ là Trung quốc xem Biển Đông như một “quyền lợi cốt lõi” mà liên quan nó Trung quốc sẽ không chấp nhận sự can thiệp làm tăng căng thẳng từ bên ngoài.

 Trong năm 2012, Trung quốc đã xua đuổi ngư dân Philippines ra khỏi ngư trường truyền thống của họ nằm xung quanh bãi cạn Scarborough, nằm cách các đảo lớn của Philippenes ít hơn 125 dặm, rồi từ đó cho cảnh sát biển liên tục kiểm soát. 

Cũng trong năm 2012, Trung quốc thiết lập một đơn vị hành chánh và quân sự bao gồm nhiều phần của quần đảo Hoàng sa. Ngay khi vừa thiết lập vùng nhận dạng phòng không ở biển Hoa Đông vào cuối năm 2013, người phát ngôn bộ ngoại giao Trung quốc tuyên bố ý định thành lập một vùng nhận dạng phòng không tương tự ở Biển Đông, chắc chắn sẽ chồng lấn với ít nhất vài khu vực đã được thiết lập bởi các nước khác.

Biển Đông là một vấn đề phức tạp đối với Hoa kỳ. Chúng ta không có đòi hỏi nào trong vùng đó. Chúng ta đã không, và sẽ không nên ngả theo phe nào trong các tuyên bố chủ quyền. Cho dù bất kỳ nước nào thiết lập được khả năng phát huy sức mạnh từ các đảo ở Biển Đông cũng sẽ khó lòng mà đe doạ được tàu bè và quân đội Hoa kỳ hoạt động trong vùng. Mặc dù có những đánh giá về tiềm năng dầu hoả và khí đốt, khả năng khai thác thương mại là không thể trong tương lai gần.

Tuy nhiên, Hoa kỳ có các mối quan tâm trọng yếu ở biển Biển Đông. Đó là:
• Để bảo đảm tự do hàng hải, không phải vì quyền lợi của bất cứ nước cụ thể nào, mà đó là một quyền quốc tế quan trọng trong một khu vực mà 50% các tàu chở dầu phải đi qua, một hải lộ lớn của kinh tế thế giới, và là nơi mà các tàu hải quân Hoa kỳ được gửi đến và hoạt động thường xuyên theo luật pháp quốc tế.

• Để ngăn chặn việc sử dụng sức mạnh hay áp bức để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ hay hàng hải.

• Để bảo vệ cho việc tuân thủ các nguyên tắc và luật pháp quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề như vậy.

• Để bảo đảm tất cả các quốc gia, bao gồm Hoa Kỳ, được quyền khai thác các nguồn lợi ngư nghiệp và khoáng sản bên ngoài các vùng đặc quyền kinh tế hợp pháp.

• Để ngăn chặn một đồng minh của Hoa Kỳ là Phillippenes khỏi bị bắt nạt hay bị tấn công bằng sức mạnh.

• Để đảm bảo rằng quyền lợi của tất cả các quốc gia, chứ không phải chỉ có nước lớn, phải được tôn trọng.

Có những áp lực giữa các yếu tố khác nhau trong quyền lợi của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ không muốn thấy Trung quốc đạt được quyền kiểm soát trong khu vực thông qua việc áp bức. Nhưng cùng lúc, Hoa Kỳ không muốn Biển Đông trở thành nơi đối đầu hay xung đột giữa Mỹ và Trung quốc. Sự thách thức các đòi hỏi của Trung quốc, nếu không tuân theo các thông lệ quốc tế và phù hợp với các nguyên tắc của Hoa Kỳ, có thể kích thích chủ nghĩa dân tộc Trung hoa và sự hoài nghi nhắm vào chủ đích của Hoa Kỳ, và thậm chí kích thích các hành xử hung bạo hơn của Trung quốc trong vùng nhắm vào các bên tranh chấp khác nếu như Hoa Kỳ không có những đáp trả hiệu quả. Mặt khác, một Hoa kỳ thụ động sẽ làm lu mờ các quan tâm kể trên, và sẽ làm cho các bên tranh chấp khác tin rằng Hoa Kỳ bỏ rơi họ và cả những nguyên tắc của mình, qua đó có thể làm cho chính sách “xoay trục” của chính quyền Obama về Châu Á trở thành trò hề, làm mất đi sự đón nhận của khu vực đối với sự hiện diện và ảnh hưởng của Hoa Kỳ.

Qua việc công khai không chấp nhận đường chín đoạn, trợ lý ngoại trưởng Russel và chính quyền Obama đã vạch ra một sự giới hạn đúng chỗ. Họ đã làm rõ là những phản đối của chúng ta dựa trên nguyên tắc, dựa trên luật pháp quốc tế, chứ không phải chỉ để nhắm vào Trung quốc. Nếu cách tiếp cận của chúng ta với vấn đề Biển Đông vẫn tiếp tục dựa trên nền tảng của nguyên tắc và luật pháp quốc tế, Hoa Kỳ có thể đạt được những mục tiêu đề ra, bảo vệ quyền lợi của các bên tranh chấp mà không phải đối đầu với Trung quốc trong vấn đề chủ quyền.

Những việc gì khác mà Hoa Kỳ nên làm? Rất nhiều thứ:
• Hoa Kỳ nên đảm bảo rằng cách tiếp cận của mình không bị xem là đơn phương. Đôi khi các quốc gia khác ngoài mặt thì im lặng nhưng bên trong vẫn ủng hộ. Chính quyền Hoa Kỳ nên làm rõ với các bên tranh chấp khác, cũng như các nước ASIAN khác như Singapore và Thái Lan, là chúng ta kỳ vọng ở họ một sự phản đối công khai đối với đường chín đoạn theo luật pháp quốc tế.

• Hoa Kỳ nên thảo luận với Đài Loan để làm rõ quan đểm của họ về đường chín đoạn, làm rõ rằng những đòi hỏi của họ phải dựa theo UNCLOS.

• Hoa Kỳ nên tiếp tục nỗ lực cho việc đàm phán để tạo ra một Bộ Qui Tắc Ứng Xử (COC) giữa Trung quốc và các nước ASIAN, như chúng ta đã và đang làm từ lúc ngoại trưởng Clinton thông báo về mục tiêu đó ở Hà nội. Thực tế là, quyết định gần đây của Trung quốc và các nước ASIAN trong việc bắt đầu các cuộc đối thoại về COC là một thắng lợi từ tuyên bố của ngoại trưởng Clinton.

• Hoa Kỳ nên khuyến cáo Trung quốc không thành lập bất cứ một vùng nhận dạng phòng không mới nào trên Biển Đông. Mặc dù việc làm rõ quan điểm về vấn đề này một cách công khai là cần thiết, các cuộc đối thoại ngoại giao kín dường như có tác dụng ảnh hưởng hơn với Bắc Kinh.

• Hoa Kỳ nên thảo luận với tất cả các bên tranh chấp về những đồng thuận khả thi trong việc khai thác khoáng sản và ngư nghiệp mà không liên quan đến chủ quyền, bao gồm việc hợp tác đầu tư giữa các công ty.

• Thượng nghị viện nên chuẩn thuận UNCLOS. Điều đó sẽ cho phép Hoa Kỳ có thêm tính chính danh khi tham gia một cách chủ động và hiệu quả vào các quyết định về tương lai Biển Đông. Tất cả các ngoại trưởng tiền nhiệm của Hoa Kỳ đều ủng hộ một quyết định như vậy. Hải quân Hoa Kỳ cũng như các nguyên soái hải quân và tư lệnh Thái Bình Dương, cũng như phần lớn các công ty Hoa Kỳ có liên quan, cũng đều ủng hộ. Thay vì nói, chúng ta hãy bắt tay vào làm thôi.

Liêm Nguyên chuyển ngữ theo brookings.edu:
The U.S. and China’s Nine-Dash Line: Ending the Ambiguity

Related
Mỹ đòi TQ giải thích yêu sách chủ quyền
In "Quốc tế"


Đường chín đoạn
In "Lãnh Thổ"


Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ: Đường lưỡi bò là một thách thức ở Biển Đông
In "Quốc tế"


Read more: http://www.ttxva.net/hoa-ky-ket-lieu-su-map-mo-cua-trung-quoc-ve-duong-chin-doan/#ixzz33T7CEajJ
--


 
Minhhà

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-16/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link