Lãnh đạo Pháp,
Đức, Nga họp bàn về kế hoạch hòa bình Ukraine
Edwards AFB
: Documentary on Edwards Air Force Base
Từ trái: Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Nga Vladimir
Putin và Tổng thống Pháp Francois Hollande họp tại Moscow 6/2/15
·
·
·
·
Tin liên hệ
07.02.2015
Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande
mở cuộc họp với Tổng thống Nga Vladimir Putin ở Moscow, và theo dự kiến đưa ra
một đề nghị hòa bình mới với ông nhằm chấm dứt tình trạng leo thang giao tranh
giữa các lực lượng Ukraine và thành phần ly khai thân Nga ở miền đông Ukraine.
Cuộc họp hôm thứ Sáu diễn ra một ngày sau khi các nhà lãnh đạo Đức
và Pháp gặp Tổng thống Ukraine, được Tây phương hậu thuẫn, Petro Poroshenko
trong thủ đô Kyiv.
Trước cuộc họp ở Moscow, Thủ tướng Merkel nói rằng sáng kiến bà và
ông Holland đưa ra với ông Putin nhằm bảo vệ “hòa bình châu Âu”. Thủ tướng Đức
nói:
“Chúng tôi tin rằng sẽ không có giải pháp quân sự cho cuộc xung
đột này. Nhưng chúng tôi cũng biết câu hỏi hoàn toàn để ngỏ, là liệu chúng tôi
có thành công hay không trong việc đạt được một cuộc ngưng bắn qua các cuộc đàm
phán này. Chúng tôi không biết liệu chúng tôi có thành công hôm nay hay không,
hay liệu cần có thêm các cuộc đàm phán nữa. Chúng tôi không biết liệu thời gian
đàm phán ở Moscow hôm nay sẽ dài hay ngắn hơn, cũng như liệu có phải là cuộc
đàm phán cuối, chúng tôi chỉ làm những gì trong quyền hạn của chúng tôi – tình
hình biến động nhanh chóng và chúng tôi cố gắng đóng góp tận lực để tìm giải
pháp cho cuộc xung đột này, và đặc biệt là chấm dứt cuộc đổ máu.”
Ông Hollande, hôm thứ Năm, mô tả đề nghị hoà bình là “một giải
pháp mới cho cuộc xung đột, dựa trên sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine.” Tổng
thống Poroshenko nói kế hoạch hoà bình này ‘khơi lên niềm hy vọng’ cho một cuộc
ngưng bắn.
Tại Bruxelles hôm thứ Sáu, Phó Tổng Thống Mỹ Joe Biden tố cáo Nga tiếp tục làm
cuộc xung đột ở Ukraine leo thang bằng cách “gửi lính đánh thuê và xe tăng.”
Ông Biden là một trong số các lãnh đạo thế giới, các nhà ngoại
giao và giới chức quốc phòng dự kiến sẽ có mặt ở Munich vào chiều tối Thứ sáu
để dự hội nghị an ninh kéo dài 3 ngày, nơi mà cuộc khủng hoảng Ukraine nằm cao
trong nghị trình làm việc. Theo chương trình, Tổng Thống Ukraina Petro
Poroshenko, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ John Kerry và Ngoại Trưởng Nga Sergei
Lavrov cũng sẽ dự cuộc họp.
Cũng trong ngày thứ Sáu, các phần tử ly khai thân Nga và các giới
chức Ukraine đã thoả thuận về một cuộc ngưng bắn tạm thời, để mở ra một hành
lang nhân đạo hầu có thể sơ tán thường dân ra khỏi các khu vực bị tàn phá ở
miền đông Ukraine. Các đoàn xe buýt, hôm Thứ sáu, đã đến thị trấn Debaltseve,
nơi dân chúng bị kẹt giữa trận chiến ác liệt.
Cơ quan tị nạn Liên hiệp quốc UNHCR, hôm Thứ sáu nói rằng giao
tranh trong vùng Donets ở miền đông Ukraine đã gia tăng con số người lánh nạn
trong nước lên 980.000 người. UNHCR nói rằng 600.000 người Ukraine khác đã xin
tị nạn hay các hình thức lưu ngụ hợp pháp trong các nước láng giềng trong đó có
Nga, Belarus, Moldova, Ba Lan, Hungary và Roumania kể từ tháng 2 năm 2014 đến
nay.
Dự luật Mỹ trừng phạt các cơ sở làm ăn với Bắc Triều Tiên
Lãnh đạo Bắc Triều Tiên đọc thông điệp đầu năm
ngày 1/1/2015/. ( Ảnh do KCNA phổ biến)REUTERS/KCNA
Hôm qua 05/02/2015, theo Reuters, một số nghị sĩ Hoa Kỳ thuộc cả
hai đảng Cộng hòa và Dân chủ đệ trình một dự thảo luật mở rộng các trừng phạt
đối với Bắc Triều Tiên, đặc biệt nhắm vào các doanh nghiệp nước ngoài có làm ăn
với Bình Nhưỡng. Hiện tại, ước tính 90% hàng xuất khẩu của Bắc Triều Tiên là
sang Trung Quốc.
Dân biểu Ed Royce, chủ tịch Ủy ban đối ngoại Hạ viện – người
đồng bảo trợ dự luật - cho biết dự luật nói trên nhắm vào các tài khoản tại Mỹ
của những doanh nghiệp có quan hệ trực tiếp với các hoạt động bất hợp pháp của
Bắc Triều Tiên, như chương trình hạt nhân, buôn lậu, rửa tiền, các xâm phạm
nhân quyền, hay hoạt động tin tặc chống Hoa Kỳ. Vẫn theo theo dân biểu Ed
Royce, mục tiêu của lập pháp Mỹ là ngăn chặn Bắc Triều Tiên có được « ngoại tệ mạnh, cũng như một số
nguồn lợi giúp chế độ Bình Nhưỡng duy trì được quyền lực ».
Dự luật nói trên của một nhóm dân biểu được đưa ra nhằm trả lời
cho các lo ngại tại Hạ viện Mỹ, sau loạt tấn công tin học hồi cuối năm ngoái
nhắm vào hãng Sony Pictures, đồng thời trong bối cảnh cộng đồng quốc tế bất lực
trong việc ngăn chặn tham vọng hạt nhân của Bắc Triều Tiên.
Dự luật được nhiều nghị sĩ Cộng hòa và Dân chủ ủng hộ, như Chủ
tịch Ủy ban đối ngoại Hạ viện nghị sĩ Cộng hòa Ed Royce, hay nghị sĩ Dân chủ
Eliot Engel – thành viên Ủy ban đối ngoại. Một dự luật tương tự được trình lên
Thượng viện cũng có khả năng nhận được sự ủng hộ mạnh của các nghị sĩ hai đảng.
Bắc Triều Tiên vốn đã bị Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc ra nhiều biện
pháp trừng phạt, vì chương trình vũ khí nguyên tử và các vụ thử hạt nhân. Hồi
năm ngoái, Tổng thống Obama đưa ra một loạt trừng phạt mới nhằm thu hẹp liên hệ
của Bắc Triều Tiên với hệ thống tài chính quốc tế.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giáo Trung Quốc Hong Lei (Hồng Lỗi) cho
rằng các trừng phạt thường xuyên như vậy có thể không giúp cho việc tìm ra giải
pháp cho vấn đề Bắc Triều Tiên. Còn theo ông Joshua Stanton, một luật sư ở
Washington DC – được Reuters trích dẫn -, «
ngược lại với cách hiểu phổ biến lâu nay, các trừng phạt hiện tại của Hoa Kỳ
đối với Bình Nhưỡng yếu hơn so với trừng phạt nhắm vào Bielorus và Zimbabwe ».
Ngân hàng Trung Quốc (Bank of China) – ngân hàng lớn thứ tư
Trung Quốc – tuyên bố, hồi tháng 5/2014, ngân hàng này đã đóng cửa tài khoản
của Ngân hàng Ngoại thương Bắc Triều Tiên – một ngân hàng chủ yếu của Bình
Nhưỡng -, do áp lực quốc tế.
Philippines tố cáo Trung Quốc lại bồi đắp đảo Đá Vành Khăn ở
Trường Sa
Căn cứ quân sự Trung Quốc trên đảo Đá Vành
Khăn (Mischief Reef) Trường Sa - DR
Trung Quốc đã bắt đầu việc bồi đắp xung quanh Đá Vành Khăn
(Mischief Reef) thuộc cụm Bình Nguyên của quần đảo Trường Sa. Một chỉ huy hải
quân Philippines hôm qua 05/02/2015 loan báo thông tin trên. Đây là dấu hiệu
cho thấy Bắc Kinh tiếp tục bành trướng trên Biển Đông.
Chuẩn Đô đốc Alexander Lopez, Tư lệnh Quân khu miền Tây nói với
báo chí đã phát hiện một tàu nạo vét Trung Quốc tại Đá Vành Khăn, cách đảo
Palawan khoảng 135 km về phía đông nam. Ông nói : « Chúng tôi không biết họ định làm
gì tại Đá Vành Khăn. Từ lâu họ đã làm những chuyện như thế, nhưng chỉ riêng tại
Đá Chữ Thập đã gây rất nhiều quan ngại vì Bắc Kinh cho xây dựng với quy mô lớn
».
Trong số các hình ảnh chụp được tại khu vực Đá Vành Khăn tháng
10/2014 không thấy có các hoạt động bồi đắp. Reuters cho biết các tấm ảnh này
cho thấy hai công trình, trong đó có một tòa nhà ba tầng xây trên một rạn san
hô, được trang bị các tua-bin và các tấm pin năng lượng mặt trời.
Năm ngoái, Tập Cận Bình đã cố gắng trấn an các nước Đông Nam Á
đang lo ngại trước tham vọng của Bắc Kinh trong khu vực. Nhưng hoạt động bồi
đắp các đảo nhỏ ở Trường Sa đã tố cáo mưu đồ của Trung Quốc nhằm xác quyết chủ
quyền để độc chiếm Biển Đông.
Bắc Kinh đã cho cải tạo sáu đảo đá ngầm đang chiếm đóng tại
Trường Sa, mở rộng diện tích đến năm lần, và các ảnh chụp trên không cho thấy
cả một phi đạo và các hải cảng. Cơ quan IHS Jane’s hồi tháng 11/20104 nói rằng
theo những hình ảnh có được, Trung Quốc đã mở rộng Đá Chữ Thập thành đảo nhân
tạo dài ít nhất 3.000 mét và rộng 200 đến 300 mét.
Reuters nhắc lại, Trung Quốc chiếm đóng Đá Vành Khăn từ năm 1995
và dựng lên các lều, nói rằng cho ngư dân trú bão, nhưng sau đó đã điều đến cả
một đạo binh đồn trú và triển khai chiến hạm cũng như các tàu tuần duyên. Còn
tại Đá Chữ Thập thuộc cụm Nam Yết của Trường Sa, năm 1988 Trung Quốc đã ngăn
cản tàu hải quân Việt Nam chở vật liệu đến, sau đó xây dựng căn cứ tại đây cùng
với hai vòm radar và phủ sóng điện thoại.
Philippines và Việt Nam năm ngoái đã lên tiếng phản đối các hoạt
động bồi đắp đảo nhân tạo nhằm thay đổi thực trạng ở Trường Sa, vi phạm các quy
tắc ứng xử. Năm 2002, ASEAN và Trung Quốc đã ký kết Tuyên bố về ứng xử của các
bên tại Biển Đông (DOC) không mang tính ràng buộc, với mục đích chấm dứt việc
các nước đang đòi hỏi chủ quyền chiếm đóng và đưa quân đội đến trú phòng tại
các đảo tranh chấp, nhưng những gì Bắc Kinh sau đó đã chứng tỏ ngược lại.
Thứ trưởng Quốc phòng VN
gặp cố vấn Ngoại trưởng Mỹ
Quan chức cấp cao của quân đội Việt Nam cũng nói rằng nhiều lĩnh
vực hợp tác, trong đó bao gồm an ninh biển, “đã có bước phát triển mới”.
·
·
·
·
Tin liên hệ
Một quan chức ngoại giao cấp cao của Hoa Kỳ cho VOA Việt Ngữ biết
rằng Washington đã trao cho Việt Nam các tàu tuần tra biển theo như lời hứa của
Ngoại trưởng John Kerry.
Đảng cộng sản Việt Nam hôm nay kỷ niệm 85 năm ngày thành lập,
trong bối cảnh có nhiều tiếng nói kêu gọi 'đa nguyên, đa đảng' và 'cạnh tranh bình
đẳng'
Một nhà ngoại giao Bắc Hàn ở VN đã biến mất hồi tháng trước, và
người ta nghi là ông đang tìm cách bỏ chạy sang tị nạn tại Hàn Quốc hoặc một
nước thứ ba khác
Một quan chức trong nước đã chính thức thừa nhận sự tồn tại của
'Chân dung quyền lực', nhưng nói blog này "đưa tin nhảm nhí, xấu độc"
và kêu gọi "tẩy chay".
06.02.2015
Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh hôm qua (5/2) đã gặp ông
Thomas Shannon, cố vấn Ngoại trưởng Mỹ trong chuyến công du tới Việt Nam.
Theo báo chí trong nước, ông Vịnh đã “đánh giá cao việc Hoa Kỳ dỡ
bỏ một phần cấm vận vũ khí với Việt Nam và đề nghị sớm dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm
vận này”.
Ngoài ra, quan chức cấp cao của quân đội Việt Nam cũng nói rằng
nhiều lĩnh vực hợp tác, trong đó bao gồm an ninh biển, “đã có bước phát triển
mới”.
Ông Vịnh cũng bày tỏ hy vọng rằng quan hệ Việt – Mỹ “ngày càng đi
vào chiều sâu, thiết thực và hiệu quả”.
Chuyến thăm của ông Shannon diễn ra ít lâu sau khi hai quốc
gia cựu thù tổ chức cuộc đối thoại thường niên về quốc phòng, an ninh và chính
trị.
Ông Puneet Talwar, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về các vấn đề quân sự và
chính trị, dẫn đầu phái đoàn ngoại giao Hoa Kỳ tham gia sự kiện này.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn VOA Việt Ngữ sau cuộc đối thoại, ông
Talwar cho biết rằng an ninh biển, nhất là vấn đề tự do hàng hải, là một trong
các vấn đề quan trọng trong cuộc họp song phương.
Ông cũng cho biết thêm rằng Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ củng cố lực
lượng tuần duyên mà Việt Nam gọi là cảnh sát biển.
Ông nói: “Chúng tôi đã và đang tăng cường hợp tác để giúp đỡ Việt
Nam phát triển lực lượng tuần duyên. Chúng tôi rất tự hào về điều đó, và chúng
tôi cũng hy vọng rằng phía đối tác Việt Nam sẽ đánh giá như vậy. Đúng,
chúng tôi đã cung cấp cho Việt Nam tàu tuần tra và chúng tôi sẽ tiếp tục thực
hiện điều đó để giúp lực lượng tuần duyên của Việt Nam cải thiện khả năng”.
Cuộc đối thoại tiếp theo về quốc phòng, an ninh và chính trị Việt –
Mỹ tiếp theo sẽ diễn ra ở thủ đô Washington của Hoa Kỳ vào năm 2016.
2015 được coi là năm quan trọng trong mối bang giao Hà Nội –
Washington khi hai nước kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao.
Thời gian qua đã có nhiều hoạt động hướng tới ngày lễ này. Hồi
cuối tháng Một vừa qua đã diễn ra một buổi hội thảo nhìn lại hai thập kỷ quan
hệ giữa hai quốc gia cựu thù với sự tham gia của nhiều học giả và quan chức của
cả hai phía.
Ông Ted Osius, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, phát biểu: “Mục tiêu
của Hoa Kỳ rất rõ ràng: chúng tôi muốn giúp Việt Nam trở thành một quốc gia lớn
mạnh, giàu có và độc lập, tôn trọng luật pháp và nhân quyền.”
Theo VNA, VOA
Kẻ thù của tiến trình
dân chủ hoá ở Việt Nam
·
·
·
·
Tin liên hệ
05.02.2015
Kẻ thù của dân chủ ở Việt Nam, trước hết, là chế độ độc tài. Nhưng
tại sao chế độ độc tài ấy vẫn cứ vững mạnh? Câu trả lời dĩ nhiên không phải vì
cái chế độ ấy…vững mạnh. Vấn đề, bởi vậy, cần được đẩy xa hơn: Tại sao chế độ
ấy vẫn vững mạnh, tiếp tục vững mạnh; và dù bị dân chúng căm ghét, không có dấu
hiệu gì lung lay và yếu ớt cả? Nói cách khác, cần tìm các kẻ thù của dân chủ ở
ngoài chế độ độc tài.
Nhìn vấn đề như vậy, theo tôi, có hai kẻ thù chính: Một là óc tư
lợi và hai là chủ nghĩa thực tiễn (realism).
Trước hết, về tư lợi, xin lưu ý là có nhiều hình thức độc tài khác
nhau, từ độc tài quân chủ đến độc tài quân phiệt, độc tài cá nhân và độc tài
đảng trị. Về bản chất, các hình thức độc tài ấy giống nhau: thâu tóm quyền lực
và quyền lợi vào trong tay của một người hoặc một nhóm người cùng lúc với việc
tước bỏ mọi thứ quyền (rights) căn bản của đại đa số quần chúng. Về mức độ độc
ác, chà đạp lên quyền làm người, chúng cũng không khác nhau mấy: số nạn nhân bị
giết chết dưới chế độ độc tài đảng trị của Stalin, Mao Trạch Đông và Pol Pot
không hề thua kém số nạn nhân do độc tài cá nhân của Hitler sát hại. Có điều
đáng buồn là, về tuổi thọ, trong thời kỳ hiện đại, loại độc tài đảng trị tồn
tại lâu và khó đánh gục nhất. Lý do đơn giản: dưới chế độ đảng trị, quyền lực
và quyền lợi được san sẻ cho nhiều người, do đó, lực lượng của họ rất đông và
vì đông, nên cũng vững mạnh. Ví dụ ở Việt Nam, quyền lực tối cao nằm trong tay
mười mấy người trong Bộ Chính trị, tuy nhiên, dưới Bộ Chính trị, có mấy trăm
người trong Trung ương đảng cũng có rất nhiều quyền lực; xuống nữa, thấp hơn,
tận các địa phương nhỏ, mấy triệu đảng viên cũng có những quyền lực và quyền
lợi hơn hẳn dân chúng: Chính mấy triệu đảng viên ấy , vì tư lợi của họ, hay nói
theo lời đại tá Trần Đăng Thanh, vì những cuốn sổ hưu của họ, trở thành những
nguồn hỗ trợ cho chính quyền độc tài, làm cho chính quyền, ít nhất, cho tới
nay, hầu như bất khả xâm phạm.
Nhưng kẻ thù ấy, thật ra, chưa phải là kẻ thù chính. Số lượng đảng
viên đông thì đông thật nhưng dù sao cũng không nhằm nhò gì so với 90 triệu
dân. Nếu tất cả dân chúng, hay chỉ cần vài trăm ngàn người dân đổ ra đường biểu
tình chống lại độc tài thì, trước sức ép của thế giới, cả mấy triệu đảng viên
cũng chịu bó tay. Kinh nghiệm từ các cuộc cách mạng trên thế giới từ xưa đến
nay, cụ thể hơn hết, những năm gần đây tại Trung Đông và Bắc Phi, cho thấy điều
đó. Độc tài có thể ra lệnh cho quân đội xả súng vào cả hàng ngàn người, thậm
chí, hàng chục ngàn người, nhưng không có ai dám ra lệnh bắn cả hàng trăm ngàn
người, đặc biệt trong thời hiện đại, khi, với hệ thống truyền thông đại chúng
vừa tinh vi vừa nhanh chóng, việc tàn sát ấy dễ dàng lan rộng khiến cả thế giới
lên án và can thiệp.
Thế thì tại sao trong một quốc gia có gần 100 triệu người không
thể hoặc chưa thể có mấy trăm ngàn người xuống đường biểu tình đòi tự do và dân
chủ? Câu trả lời đầu tiên, dễ hiện ra nhất, là vì sợ. Nhưng theo tôi, câu trả
lời ấy chưa phải là vấn đề căn bản. Chỉ cần theo dõi dân tình tại Việt Nam hiện
nay, chúng ta thấy ngay vấn đề chính của đại đa số quần chúng không phải là sự
sợ hãi mà chủ yếu là người ta không thực sự quan tâm đến xu hướng dân chủ hoá.
Họ không đoái hoài đến chính trị. Họ vô cảm trước hoạ độc tài. Với họ, Việt Nam
do ai cai trị và cai trị thế nào không quan trọng. Điều quan trọng nhất, với
họ, là họ có thể làm ăn, mua sắm xe cộ và nhà cửa. Bởi vậy, điều họ cần nhất là
sự ổn định về chính trị và những cơ hội để làm giàu hoặc ít nhất, kiếm sống.
Lâu nay, chúng ta thường gọi đó là tâm lý vô cảm hay chủ nghĩa mặc-kệ-nó, tuy
nhiên, ẩn giấu đằng sau sự vô cảm ấy chính là óc tư lợi, chỉ nghĩ đến những lợi
ích của bản thân mình và gia đình mình hơn là quyền lợi chung cho cả đất nước.
Bên cạnh óc tư lợi của các đảng viên cũng như của dân chúng nói
chung, tiến trình dân chủ hóa còn có một kẻ thù khác nữa: chủ nghĩa thực tiễn
(realism) của các cường quốc trên thế giới.
Trong chính trị học, khái niệm chủ nghĩa thực tiễn được sử dụng
nhiều nhất trong lãnh vực quan hệ quốc tế. Nói một cách vắn tắt, chủ nghĩa thực
tiễn chủ trương, một, trong quan hệ quốc tế, không có một quyền lực nào bên
ngoài hay ở trên có khả năng chi phối cách hành xử giữa các quốc gia với nhau;
hai, yếu tố chính quyết định sự lựa chọn của mỗi quốc gia là quyền lợi của
chính nước ấy; và ba, quan hệ quốc tế, do đó, thay đổi theo từng lợi ích cụ thể
chứ không phải là một ý thức hệ nào cố định cả. Trong ý nghĩa ấy, có thể nói
hầu hết, nếu không muốn nói là tất cả, các chính sách ngoại giao của Tây phương
đều xuất phát từ quan điểm thực tiễn luận. Trên lý thuyết, họ hay nói đến vấn
đề nhân quyền như một nền tảng ngoại giao, nhưng trên thực tế, mọi quyết định
của họ đều tùy thuộc vào quyền lợi của quốc gia họ. Trong lịch sử, kể cả lịch
sử rất gần, hơn nữa, kéo dài đến tận ngày nay, Mỹ cũng như hầu hết các quốc gia
Tây phương đều duy trì quan hệ mật thiết với nhiều quốc gia còn chìm đắm dưới
họa độc tài. Như với Ai Cập dưới thời Hosni Mubarak hay Pakistan và Saudi
Arabia hiện nay.
Từ những kinh nghiệm ấy, chúng ta có thể đặt vấn đề: Liệu Mỹ và
Tây phương có đẩy mạnh sự hợp tác chiến lược với Việt Nam trong khi Việt Nam
vẫn còn độc tài và tiếp tục chà đạp lên nhân quyền hay không? Theo cách trả lời
phỏng vấn của một số quan chức trong guồng máy chính trị ở Mỹ và Tây phương nói
chung thì dường như là không. Họ lớn tiếng tuyên bố việc cải thiện nhân quyền
là một trong những điều kiện căn bản của mọi sự hợp tác có tầm chiến lược. Với
họ, dường như đó là một nguyên tắc. Nhưng đó chỉ là những lời tuyên bố. Khi
việc hợp tác thực sự có lợi, người ta sẽ bất chấp tất cả những nguyên tắc và
các điều kiện ấy như điều họ vẫn làm đối với các chế độ độc tài khác ở Nam Mỹ,
Bắc Phi, Trung Đông từ trước đến nay. Nói cách khác, trở ngại chính trong quan
hệ giữa Việt Nam và Mỹ cũng như với các quốc gia Tây phương hiện nay không phải
vấn đề dân chủ hay nhân quyền mà thực ra là vấn đề tin cậy: chính quyền Việt
Nam phải làm sao cho thế giới thấy là họ có một chiến lược rõ ràng, đặc biệt,
trong quan hệ với Trung Quốc. Tuy nhiên, sự tin cậy chỉ có thể đạt được khi
người ta chia sẻ một bảng giá trị chung; trong bảng giá trị ấy, nhân quyền lại
là một trung tâm. Do đó, mặc dù bị chìm phía dưới, nhân quyền vẫn là một yếu tố
quan trọng trong bất cứ một liên minh nào với Tây phương. Yếu tố trung tâm này
chỉ bị gạt qua một bên trong trường hợp sự liên minh trở thành thiết yếu, không
thể không có.
Dĩ nhiên, người Việt, nhất là cộng đồng người Việt ở hải ngoại vẫn
nên và cần tiếp tục vận động để Mỹ và Tây phương tăng cường áp lực lên chính
quyền Việt Nam để cải thiện nhân quyền, nhưng cũng không nên quên tất cả những
nhà lãnh đạo Tây phương đều là những nhà thực tiễn luận (realist): Cuối cùng,
điều họ làm là những gì có lợi nhất cho đất nước họ.
Chứ không phải là ý thức hệ hay ý tưởng. Kể cả các ý tưởng về dân
chủ và nhân quyền.
Về Tính Chính Danh Của
Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Nguyễn Quang Duy
Nhân 85 năm thành lập đảng
Cộng sản Việt Nam, Diễn Đàn BBC đã trao đổi với ông Vũ Minh Giang, một nhà
sử học tại Đại học Quốc gia Hà Nội và từng là thành viên Hội đồng Lý luận
Trung ương của Đảng, về tính chính danh của đảng này.
Giành Lại Độc Lập Hay
Cướp Chính Quyền
Ông Vũ Minh Giang lập luận: “Bởi vì Đảng Cộng sản Việt
Nam ra đời trong bối cảnh đất nước mất chủ quyền. Chính Đảng đã lãnh đạo dân
tộc giành lại độc lập.”
Sau khi Nhật đảo chánh Pháp,
ngày 11-3-1945 Vua Bảo Đại đã Tuyên Bố Độc Lập cho Việt Nam, bãi bỏ mọi hiệp
ước đã ký với Pháp:“Chiếu tình hình thế giới
nói chung, và tình hình Á châu nói riêng, chính phủ Việt Nam long trọng công
khai tuyên bố, kể từ ngày hôm nay, hiệp ước bảo hộ ký với nước Pháp được bãi
bỏ, và đất nước thu hồi chủ quyền độc lập quốc gia…”
Đến ngày 17-4-1945, Thủ
Tướng Trần Trọng Kim trình danh sách Nội các lên vua Bảo Đại phê chuẩn và Nội
các Trần Trọng Kim ra mắt Quốc dân vào 2 ngày sau đó.
Trong một thời gian dài để
biểu lộ sức mạnh chuyên chính vô sản đảng Cộng sản xem ngày 19-8-1954 như ngày
Việt Minh cướp chính quyền. Hồi ký tướng cộng sản Hòang Cầm kể rõ chuyện xảy ra
ngày 17-8-1954 như sau:
“…Đúng là cuộc mít tinh chiều
nay do Tổng hội viên chức thân Nhật tổ chức. Đồng bào sẽ đến và đến đông… vì
vậy theo lệnh của Uỷ ban Khởi nghĩa thành phố, chúng ta phải biến bị động thành
chủ động, biến cuộc mít tinh do Tổng hội viên chức tổ chức thành cuộc mít tinh
của ta. Nhiệm vụ của các tổ chức tự vệ chiến đấu chúng ta là vừa trấn áp địch,
vừa bảo vệ an toàn cuộc mít tinh không cho chúng chống phá, vừa bảo vệ người
của ta lên diễn thuyết vạch mặt kẻ thù, cổ động quần chúng nổi dậy khởi nghĩa
cướp chính quyền…
“Mỗi người cầm một lá cờ
nhỏ giấu kín, theo tôi ra ngay địa điểm mít tinh, đứng lẫn vào với dân và làm
theo hiệu lệnh chung trên kỳ đài…
“Hai giờ chiều cuộc mít
tinh khai mạc. Chúng tôi đứng tề chỉnh ở hàng trên, nhìn lên kỳ đài rất rõ. Một
diễn giả mặc quần áo sang trọng đứng lên giới thiệu chương trình trước máy
phóng thanh… Một đội viên tự vệ bên cạnh giương cao lá cờ đỏ sao vàng lên. Thế
là hàng vạn người đứng dưới hô vang: Cờ Việt Minh! Cờ Việt Minh! Hoan hô cờ
Việt Minh! Hoan hô cờ Việt Minh! Chúng tôi hô theo và nhanh chóng lấy cờ giấu
trong túi ngực tung lên, các tổ tự vệ khác cũng làm như vậy, vừa gìơ cao lá cờ
rẽ đám đông chạy từ chỗ này đến chỗ khác cổ vũ đồng bào và sẵn sàng trấn áp
những kẻ trà trộn gây rối để cuộc mít tinh được tiếp tục theo hướng chỉ đạo của
ta.
“Anh Lê Thám hất hàm ra
hiệu, tất cả chúng tôi lại hướng về phía kỳ đài để thực hiện hiệu lệnh hướng
dẫn phát ra từ trên đó.
“Theo hiệu lệnh đã quy
định, ba đội viên tuyên truyền xung phong xông lên, chĩa súng dồn "ban tổ
chức" vào một góc, lập tức một đội viên tự vệ của chúng tôi tiến nhanh tới
chân kỳ đài vung lưỡi dao bén sắc chém đứt dây lá cờ "quẻ ly" của
chính quyền bù nhìn do Nhật dựng lên rơi nhanh, một lá cờ đỏ sao vàng rất to
rộng xuất hiện trên bao lơn Nhà Hát Lớn phủ kín khoảng giữa trườc mặt nhà hát…”
Còn ngày 19-8-1945,
trong tiêu đề “Đánh chiếm phủ Khâm sai”, Tướng Hòang Cầm cũng đã kể rõ:
“Khi đoàn biểu tình
đến gần, bọn cầm đầu ‘Uỷ ban chính trị lâm thời’ ra lệnh đóng chặt cửa và cho
lính dàn sát hàng rào sắt sẵn sàng nổ súng vào đội quân khởi nghĩa.
“Nhưng lính bảo an ở đây
đã nghe theo lời kêu gọi của cán bộ Việt Minh. Tranh thủ thời cơ, một số đội
viên tự vệ chiến đấu đã nhanh chóng leo qua hàng rào sắt, nhảy vào trong sân,
đồng thời một số hội viên cứu quốc quân vòng lối sau nhảy vào phủ Khâm sai.
Phối hợp khí thế bên ngoài, một số nhân mối của ta trong hàng ngũ lính bảo an tiếp
tục vận động, lập tức cả anh em lính bảo an, cộng cả số mới được tăng cường hôm
trước lên tới hai đại đội nhất loạt xin hàng, mang hết vũ khí khoảng 200 khẩu
súng xếp thành một đống giữa sân. Lục lượng cách mạng có thêm sức mạnh, hạ lệnh
cho lính gác mở cổng. Đội quân khởi nghĩa tiến vào sân, một đội viên cứu quốc
trạc 15 tuổi mặc quần áo xanh công nhân được phân công từ trước trèo lên nóc
nhà, hạ cờ quẻ ly xuống, kéo cờ đỏ sao vàng lên,...”
Đã đến lúc đảng Cộng sản
phải trả lại sự thực họ đã dùng bạo lực để cướp chính quyền từ tay chính phủ
chính danh do Thủ Tướng Trần Trọng Kim được vua Bảo Đại bổ nhiệm.
Hợp Hiến và Hợp Pháp
Được BBC hỏi về tính chính
danh của đảng Cộng sản vì quyền lực không phải do dân trao, ông Vũ Minh Giang
trả lời: “Đầu năm 1946, Đảng
Cộng sản đã tổ chức bầu cử Quốc hội và ra Hiến pháp.”
Điều 70 Hiến Pháp 1946 quy
định các thủ tục pháp lý cuả sự thay đổi hiến pháp: "Sửa đổi hiến pháp phải
theo những cách thức sau đây: a/ Do hai phần ba tổng số nghị viên yêu cầu. b/
Nghị viên bầu ra một ban dự thảo những thay đổi. c/ Những điều thay đổi khi đã
được nghị viện ưng chuẩn thì phải đưa ra tòan dân phúc quyết."
Trong thời chiến, Hiến Pháp
1946 chưa bao giờ được sử dụng. Tại kỳ họp thứ 11 Quốc Hội khoá I, ngày
18/12/1959, Hồ Chí Minh đọc báo cáo về dự thảo sửa đổi Hiến pháp, ngày
31/12/1959, Quốc hội đồng ý thông qua hiến pháp sửa đổi, rồi ngày 1/1/1960, Hồ
Chí Minh ký sắc lệnh công bố Hiến Pháp 1959.
Việc làm nói trên hòan tòan
đi ngược với Điều 70 Hiến Pháp 1946 bởi thế các Hiến pháp sau đều bất hợp hiến
và bất hợp pháp, vì không có tính kế thừa và tính liên tục về mặt pháp lý, tinh
thần và nội dung cuả Hiến Pháp nguyên thủy 1946.
Đảng Cộng sản đã tước
đoạt quyền sửa đổi hiến pháp cuả người dân Việt Nam, vì thế, các hiến pháp sau
này đã không có năng lực pháp lý xác định tính chất hợp pháp và chính thống cuả
nhà cầm quyền cộng sản.
Cho đến nay Việt Nam vẫn
chưa có tự do ứng cử và bầu cử, “Đảng cử Dân Bầu” là khuôn khổ dân chủ hình
thức, người dân không có sự chọn lựa khác hơn nên đi bầu cho xong chuyện tránh
bị phiền tóai.
Vì thế nhà cầm quyền Hà
Nội chỉ là những người cầm quyền, đại diện cho đảng Cộng sản, nhưng không thể
xem là đại diện chính danh cho người Việt Nam.
Về bang giao quốc tế, các
quốc gia công nhận nhau dựa trên quyền lực và quyền lợi vì thế họ mới công nhận
nhà nước do đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền.
Chống Pháp Chống Mỹ và
Thống Nhất Đất Nước
Ông Vũ Minh Giang cho rằng: “Đảng Cộng sản có vai trò
rất quan trọng là giành độc lập cho Việt Nam và kháng chiến chống Pháp thành
công, và sau năm 1954, Đảng có công lao xóa bỏ cản trở để tiến tới thống nhất
đất nước.”
Các quốc gia trong vùng
như Nam Dương, Mã Lai, Tân Gia Ba, Brunei, Phi Luật Tân, Đại Hàn, Miến Điện
không phải trải qua những cuộc chiến chống thực dân và đế quốc tổn hao tài
nguyên sinh khí quốc gia, nhưng vẫn đựơc trao trả độc lập và được tự quyết định
con đường phát triển quốc gia.
Điều không may là sau khi
đảng Cộng sản cướp chính quyền năm 1945, Việt Nam lại phải trải qua 9 năm chống
Pháp kết thúc bằng hiệp định Geneve chia đôi đất nước.
Nhưng càng không may cho
Việt Nam, Bắc Việt đã xé Hiệp định Geneve 1954 và Hiệp định Paris 1973 mang
quân đánh chiếm miền Nam.
Ông Võ Văn Kiệt, một lãnh
đạo cộng sản từng nhận xét về sự kiện thống nhất đất nước như sau: “Một sự kiện liên quan đến
chiến tranh khi nhắc lại, có hàng triệu người vui, mà cũng có hàng triệu người
buồn. Đó là vết thương chung của dân tộc, cần được giữ lành thay vì lại tiếp
tục làm cho nó thêm rỉ máu”.
Vị Thế Việt Nam
Ông Vũ Minh Giang cho rằng: “Tuy còn nhiều thứ phải rút
kinh nghiệm nhưng rõ ràng vị thế Việt Nam bây giờ đã khác trước rất nhiều.”
Đương nhiên sau gần 70 năm
đảng Cộng sản cầm quyền, Việt Nam bây giờ về nhiều mặt đã khác trước rất
nhiều. Nhưng để đánh giá Việt Nam có tiến bộ hơn hay không là một đề tài rộng
hơn.
Riêng về phát triển kinh tế,
ở những năm 1940-50 Việt Nam đã vượt xa những quốc gia trong vùng.
Nhưng vì chiến tranh “giải
phóng” và vì theo con đường Xã Hội Chủ Nghĩa, một con đường mà Bộ trưởng Bộ Kế
hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh phải than thở: “Làm gì có cái thứ đó mà đi
tìm”.
Nên đến đầu năm nay, Thủ
tướng cộng sản Nguyễn Tấn Dũng cho báo chí biết nỗi trăn trở như sau: “Sao lại cứ phải đứng sau 6
nước ASEAN? Chúng ta có đuổi kịp được ASEAN-6 không? Không có lý do gì chúng ta
không cải thiện được để bằng ASEAN-6?"
Sửa Chữa hay Thay Đổi
Ông Vũ Minh Giang cho biết “…Đảng đang đứng trước những
khó khăn hết sức to lớn và thách thức”, và đang quyết tâm sửa chữa những
sai lầm và khuyết điểm.
Cũng chính ông Nguyễn Tấn
Dũng cho biết để theo kịp nước người cần “…đổi mới thể chế và phát huy
mạnh mẽ quyền làm chủ của Nhân dân”.
Trên thực tế nếu Việt Nam
không thay đổi thì “nỗi trăn trở của Thủ Tướng” không thể đuổi kịp 6 quốc gia
ASEAN, sẽ trở thành nỗi trăn trở phải đuổi theo Cam Bốt và Miến Điện hai quốc
gia đang từng bước thay đổi.
Nhưng thay đổi cũng phải đổi
đúng đường, con đường dân chủ mà các quốc gia khác Việt Nam đang theo. Xin mời
bạn tìm đọc bài "Nỗi trăn trở của Thủ Tướng" về đổi mới thể chế để rõ hơn về mô hình thể chế
dân chủ.
Nguyễn Quang Duy
Melbourne, Úc Đại Lợi
4/02/2015