Saturday, February 7, 2015

Ruồi đã chết nhưng nhặng vẫn vo ve…


Ruồi đã chết nhưng nhặng vẫn vo ve…

Cánh Cò, viết từ Việt Nam
2015-02-06
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
vo-van-minh-622.jpg
Anh Võ Văn Minh.
Photo courtesy of Báo Nghệ An

Nóng hơn… Chân dung quyền lực?

Câu chuyện con ruồi Tân Hiệp Phát ban đầu nhỏ xíu nhưng sau vài ngày chờ đợi cách hành xử của doanh nghiệp này dư luận bỗng bùng lên khắp nơi, từ báo chí cho tới các trang mạng xã hội, Tân Hiệp Phát đang là tiêu đề chính, nóng hơn Biển Đông, nóng hơn… Chân dung quyền lực.
Nóng hơn Biển Đông dĩ nhiên chỉ là tạm thời còn nóng hơn Chân dung quyền lực thì… chưa chắc.

Bởi đây là một trang nữa vẽ chân dung một tập đoàn, một nhóm lợi ích hay nói đúng hơn một thứ quyền lực không cần súng nhưng có khả năng khống chế và bịt miệng dư luận trong rất nhiểu năm bằng đồng tiền, bằng chân rết mà nó mua được từ quyển lực chính thống. Thứ quyền lực mà Tân Hiệp Phát có không biết sợ ai, ngoại trừ Internet.

Con ruồi trong chai nước Number One của tập đoàn này đang được công dân mạng “nhân bản” và biến hóa khôn lường. Nó nằm đâu đó trong văn phòng công an điều tra tỉnh Tiến Giang và chờ đợi “giám định” xem là ruồi thật hay ruồi giả. Ruồi thật là tự trong khâu sản xuất sơ sót còn ruồi giả là do anh Võ Văn Minh tự ý bỏ vào chai rồi hô hoán lên là phát hiện.

Theo Thượng tá công an Đinh Văn Thảnh: “Bước đầu, qua kiểm tra bằng mắt thường thì phát hiện chai nước mà Minh dùng để tống tiền Công ty Tân Hiệp Phát thực chất có con ruồi và vẫn chưa khui. Tuy nhiên, để làm rõ cần phải giám định cụ thể từng chi tiết: nút chai, chất lượng nước bên trong chai…”
Người theo dõi câu chuyện nghi ngờ rằng biết đâu khi ra tòa, một giấy giám định của cơ quan chức năng xác định chai nước bị làm giả thì sao? Bởi vì cho tới giờ này, 9 ngày sau khi anh Minh bị bắt luật sư Nguyễn Tấn Thi vẫn không được cơ quan công an chấp nhận là người bảo vệ quyền lợi cho bị can, vậy thì lấy gì đảm bảo rằng cái chai có chứa con ruồi Tân Hiệp Phát ấy không bị đánh tráo?

Tân Hiệp Phát sẽ chấp nhận 1 hay 2 tỷ thay vì 500 triệu để mua cho bằng được tai tiếng của mình. Ém nhẹm vụ việc bằng một chai nước giả không gì dễ bằng khi tập đoàn này thừa biết cách len lỏi vào các tổ điểu tra hay các quan tòa như thế nào.

Hơn nữa họ đã được mở đường một cách công khai và hợp pháp qua ý kiến một thẩm phán khi cho rằng chai nước có thể giả và người tạo ra nó sẽ bị trả giá về hành vi của mình.
Người phát biểu là Thẩm phán Phạm Công Hùng, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM. 

Ông nói với báo chí:
“Nếu anh Minh chủ động ngụy tạo chứng cứ để tống tiền thì hình phạt còn phải nghiêm khắc hơn nữa. Nếu thực sự có con ruồi trong chai nước thì đây cũng chỉ là sơ suất, một lỗi nhỏ của quá trình sản xuất, không ai mong muốn vì hàng trăm hàng ngàn chai khác trong lô cùng xuất xưởng đó không có con ruồi nào. Chúng ta chỉ đặt vấn đề và trừng trị công ty khi họ cố tình đóng ruồi vào nước (hàng trăm hàng ngàn chai đều có ruồi) hoặc cố ý cho chất gì đó bị cấm vào sản phẩm nhằm mục đích đầu độc người tiêu dùng…”

Thứ nhất, ông Hùng dẫn dắt dư luận gây bất lợi cho bị cáo. Là một thẩm phán ông không được phép hướng dẫn dư luận khi phiên tòa chưa mở và cơ quan điểu tra chưa chính thức vào cuộc.

Thứ hai ông làm nhẹ tội (nếu có) của Tân Hiệp Phát khi cho rằng “Hàng trăm hàng ngàn chai nước trong lô đó không có con ruồi nào”
tan-hiep-phat-622
Con ruồi Tân Hiệp Phát (ảnh minh họa)
Người tiêu dùng đòi hỏi luật pháp bảo vệ môi trường vệ sinh thực phẩm cho họ, vì vậy khi một con ruồi bị phát hiện tức là công ty sản xuất phải chịu hoàn toàn trách nhiệm. Người tiêu dùng của năm 2015 không thể chờ cho tới hàng trăm hàng ngàn con ruồi xuất hiện như ông nói mới được quyền lên tiếng.

Ông Hùng với tư cách một thẩm phán đã diễn giải vụ bắt giữ Võ Văn Minh với cách nói của một điều tra viên. Trong lập luận của ông cho thấy vừa kẻ cả vừa đẩy người bị bắt vào cái gông của nhà tù mặc dù anh Minh chưa chính thức được xem là có tội. Là thẩm phán nhưng ông Hùng đã phát ngôn sai nguyên tắc cho thấy hệ thống tư pháp Việt Nam quá tùy tiện và sơ khai. Chú ý vào bài báo người ta không khó khăn gì khi thấy rằng ông công khai bênh vực Tân Hiệp Pháp một cách khó hiểu, sự bênh vực này chỉ có thể phát ra từ một nguyên lý: Quyền lực này bênh vực cho quyền lực kia. 

Ông Hùng nói:
“Việc phòng, chống tội phạm là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi cá nhân, tổ chức trong xã hội. Phía công ty báo công an bắt anh Minh khi bị anh yêu cầu đưa tiền là một hành động đúng. Nó góp phần tạo ra một xã hội lành mạnh, có sức đề kháng cao, không im lặng trước những việc làm trái pháp luật…”

Sức đề kháng cao?

Nếu đi ngược thời gian trước đây vào năm 2009, khi nhà báo Hoàng Khương của tờ Tuổi trẻ có bài viết việc phát hiện 26 tấn hóa chất đã hết hạn sử dụng nhưng Tân Hiệp Phát vẫn cất giữ trong nhà kho của mình và sau đó không có một dấu hiệu nào chế tài đối với tập đoàn này thì ông Hùng nghĩ sao?

Trong vụ này ai im lặng trước pháp luật, là thẩm phán tại TP-HCM chắc ông biết rõ phải không thưa ông?

Cái mà ông gọi là sức đề kháng cao ấy được toàn xã hội xem là một vụ gài bẫy hèn hạ chứ chẳng phải là đề kháng gì cả. Tân Hiệp Phát có lỗi vì sản phẩm vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm, đã cử người tới giả vờ mua sự im lặng của anh Minh nhưng lại báo cho công an biết để vây bắt người nhẹ dạ cả tin mà ông cho là góp phần tạo cho xã hội lành mạnh thì thật là khó hiểu. Xã hội nếu đầy rẫy những thứ giảo quyệt như vậy thì làm sao lành mạnh cho được? Đây là việc làm nhơ nhuốc mà từ ngàn xưa loài người khinh bỉ và tránh né vì phi đạo đức.

Nếu là thẩm phán có lương tri thay vì kết tội người chưa bị phán xử ông nên giải thích một cách cặn kẽ và công tâm việc anh Minh và hàng triệu người nông dân có tư tưởng không khác gì anh Minh khi luôn nghĩ rằng phát hiện một con ruồi trong chai là trúng số. Lỗi này thuộc về hệ thống tư pháp Việt Nam không mở đôi mắt người dân ra cho rõ để nhìn thấy sự nhập nhằng trong cách hành xử. Anh Minh cũng như hàng trăm ngàn người khác cứ nghĩ rằng chai nước chứa con ruồi là “tài sản” do anh phát hiện, vậy thì anh bán nó là quyền tự nhiên chứ không phải là tội phạm.

Mấy ai rành rẽ việc này hơn ông, nhưng cách mà ông diễn đạt với báo chí làm người ta nghĩ rằng ông là một cổ đông của Tân Hiệp Phát.
Ông khẳng định Tân Hiệp Phát là “người bị hại” như sau:
“Ở đây anh Minh có hành vi vi phạm thuộc trường hợp dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần buộc người bị hại phải giao tiền. Cụ thể là đã thông báo với phía công ty là nếu không dùng tiền để mua sự im lặng thì anh ta sẽ tung tin cho báo chí và tìm mọi cách truyền tin cho xã hội biết…”

Là thẩm phán ông đã đánh tráo khái niệm. Không ai thấy Tân Hiệp Phát là “bị hại” cả mà người ta chỉ thấy rõ như ban ngày chính người tiêu dùng sản phẩm của Tân Hiệp Phát mới là người bị hại. Anh Minh là chủ quán bán sản phẩm của Tân Hiệp Phát vì vậy anh bị hại gián tiếp bởi sản phẩm của Tân Hiệp Phát. Từ người có lỗi trở thành bị hại thật là miệng lưỡi của một thẩm phán đại tài.

Đó là nói về lập luận "luật" của một thẩm phán. Và sau đây là lập luận “biết ơn” của một đảng viên.

Ông bảo rằng anh Minh là người vô ơn khi có hành động tống tiền Tân Hiệp Phát, ông nói:
“Xét về mặt tình cảm, nhãn hiệu nước giải khát trên là sản phẩm anh Minh đang kinh doanh (bán lẻ) kiếm lời. Nói cách khác anh đang hưởng lợi từ sản phẩm đó nên về góc độ nào đó anh Minh phải bảo vệ uy tín của doanh nghiệp. Việc yêu cầu doanh nghiệp đưa tiền như trên không chỉ vi phạm pháp luật mà còn vi phạm về đạo đức. Đó là chưa kể thực hư của con ruồi trong chai nước là do lỗi của nhà sản xuất hay có sự sắp đặt nào đó.”

Thật là lý luận của một quan tư pháp, cố tỏ ra là tâm hiền như Phật, luôn uống nước nhớ kẻ trồng cây!

Nhưng ông không hiền mà trái lại đang cổ vũ cho thứ lý thuyết ngậm miệng ăn tiền.

Nói về đảng, khi uy tín của đảng không còn nữa thì một đảng viên như ông vẫn cắm đầu bảo vệ là điểu dễ hiểu vì đảng nuôi ông, nhưng nói vê Tân Hiệp Phát như vậy thì ông đã nói... ngược.

Anh Minh không có bổn phận biết ơn tập đoàn Tân Hiệp Phát cũng như nhân dân Việt Nam không có bổn phận biết ơn đảng cộng sản Việt Nam ông ạ. Có lẽ ông quá quen đọc khẩu hiệu nên quên mất nguyên lý của kinh doanh trong môi trường tự do. Là đảng viên ông quen việc lãnh tem phiếu nên nghĩ rằng cái gì mình nhận thì phải biết ơn người ban phát. Ngay cả tem phiếu của nhà nước cũng không phải là vật cần ghi ơn bởi lẽ dễ hiểu nhà nước, đảng làm gì có tiền mà ban với phát. Đây là động tác giả của cầu thủ bóng đá, cốt làm mờ mắt nhân dân khi lấy tiền của họ phát lại cho họ để rồi la lên là mình ban ơn...

Tân Hiệp Phát phải mang ơn những con người nhỏ bé được gọi là bán lẻ như anh Minh mới đúng, vì nếu không có những con người nhỏ bé ấy chắc chắn là không có Tân Hiệp Phát. Giống như đảng, không có nhân dân cùng khổ kia thì làm gì có đảng để mà ban phát thứ ơn ảo thưa ông?

Khác với đảng, các doanh nghiệp lớn có năm nào mà họ không cám ơn người bán lẻ bằng những quà tặng cuối năm hay những cuộc tham quan này khác. Có ông bán lẻ nào cuối năm khúm núm chạy tới một công ty đưa phong bì cám ơn vì đã cho họ cơ hội bán sản phẩm của công ty hay không?
Con ruồi Tân Hiệp Pháp đã có số phận của nó. Cho dù có mua chuộc hay đánh tráo vật chứng thì người tiêu dùng cũng đã sợ hãi nó rồi. Người ta không thể mua một thứ nước tởm lợm để uống cho dù được đánh bóng, làm sạch bằng luận điệu của một thẩm phán ông ạ.

Cánh Cò, viết từ Việt Nam
*Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh



Câu chuyện “Con ruồi Tân Hiệp Phát”

Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok
2015-02-05
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
02052015-tan-hiep-fly-stor.mp3 Phần âm thanhTải xuống âm thanh
tan-hiep-phat-622
Con ruồi Tân Hiệp Phát (ảnh minh họa)
RFA
Câu chuyện anh Võ Văn Minh ngụ tại Cái Bè, Tiền Giang phát hiện một con ruồi trong chai nước của hãng Tân Hiệp Phát và rồi bị bắt với cáo buộc tội “cưỡng đoạt tài sản” đang ngày càng có nhiều búc xúc trong công luận vì hành vi gài bẫy bắt người của tập đoàn Tân Hiệp Phát.

Ai bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Chiều ngày ngày 27 tháng 1 năm 2015 Công an Cái Bè đã bắt anh Võ Văn Minh chủ quán cơm An Cư thuộc huyện Cái Bè, tình Tiền Giang đang nhận số tiền 500 triệu đồng từ tay của nhân viên tập đoàn Tân Hiệp Phát để bỏ vào cốp xe gắn máy của anh. Anh Minh bị cáo buộc tội cưỡng đoạt tài sản.
Số tiền rất lớn này đến từ câu chuyện của một con ruồi mà hiện nay trên các trang mạng xã hội đặt cho nó cái tên là Tân Hiệp Phát. 

Con ruồi xuất hiện trong chai nước Number One của tập đoàn này trong tình trạng còn niêm phong được khách hàng của quán cơm anh Minh phát hiện và từ chối không uống. Anh Minh đã gọi cho tập đoàn Tân Hiệp Phát để mặc cả sự im lặng và câu chuyện đã kết thúc qua gói tiền 500 triệu cùng với con ruồi tai tiếng.

Câu chuyện của anh Minh có thể xảy ra với bất cứ ai khi nghĩ rằng đổi sự im lặng bằng tiền là hợp pháp và đối với nhiều người phát hiện một con ruồi trong chai nước giải khát là trúng số chứ không phải là tai họa.
Giải thích về việc này luật sư Trần Vũ Hải cho biết nguyên tắc mà một công dân cần theo để đòi hỏi sự phát hiện ấy của mình:
Trong trường hợp người tiêu dùng thấy nhà sản xuất sai thì rõ ràng họ có quyền yêu cầu bồi thường. Tuy nhiên để tiến hành thủ tục đòi bồi thường hay là yêu cầu gì đó thi những người đó phải có kinh nghiệm nếu họ muốn thành công
LS Trần Vũ Hải
....Trong trường hợp người tiêu dùng thấy nhà sản xuất sai thì rõ ràng họ có quyền yêu cầu bồi thường. Tuy nhiên để tiến hành thủ tục đòi bồi thường hay là yêu cầu gì đó thi những người đó phải có kinh nghiệm nếu họ muốn thành công LS Trần Vũ Hải
-Trong trường hợp người tiêu dùng thấy nhà sản xuất sai thì rõ ràng họ có quyền yêu cầu bồi thường. Tuy nhiên để tiến hành thủ tục đòi bồi thường hay là yêu cầu gì đó thi những người đó phải có kinh nghiệm nếu họ muốn thành công hoặc ít nhất được mang ra ánh sáng mà họ không bị bất lợi. Họ nên nhờ các luật sư và trong trường hợp như thế thì luật sư sẽ tiến hành một thủ tục rất là bình thường đó là gửi một thư thông báo quan điểm của thân chủ của mình và yêu cầu nhà sản xuất dịch vụ phải trả lời bằng văn bản nếu đơn vị nào sai thì họ tìm các thỏa thuận nào đó những người tiêu dùng kia sẽ được có một sự bảo vệ của các luật sư bởi vì rõ ràng là chúng tôi hoàn thành xử ở đây là xử công khai.

Bên cạnh luật sư, Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam là một tổ chức khá lớn có văn phòng ở mọi tỉnh thành cũng có thể giúp tư vấn cho những việc như vậy. Tiến sĩ Vương Ngọc Tuấn, Phó tổng thư ký Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam cho biết:
-Tôi nghĩ rằng khi phát hiện những sản phẩm không đạt chất lượng cũng như không thỏa mãn người tiêu dùng thì người tiêu dùng có thể khiếu nại để được giải quyết hoặc đền bù thỏa đáng quyền lợi của mình.
Trước tiên là người ta phải khiếu nại trực tiếp đến doanh nghiệp hay cá nhân hay tổ chức cung cấp hàng hóa dịch vụ cho mình. Nếu không được giải quyết thỏa đáng thì lúc ấy họ có thể nương nhờ bên tư pháp hay các tổ chức xã hội như Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam.

Ở đây chúng tôi thấy rằng không có việc đe dọa dùng vũ lực. Phía công an cho là uy hiếp vể tinh thần thế nhưng mà Tân Hiệp Pháp là một pháp nhân chứ phải con người đâu mà có tinh thần? Tinh thần thì phải nói đến con người cụ thể.
LS Trần Vũ Hải

Đối với cáo buộc “cưỡng đoạt tài sản” bằng cách uy hiếp tinh thần mà công an đưa ra để bắt giữ anh Võ Văn Minh, luật sư Trần Vũ Hải cho rằng công an đã áp dụng sai tội danh, ông cho biết:
-Luật quy định đe dọa dùng vũ lực, đe dọa thôi chứ không phải sử dụng vũ lực hoặc hình thức khác để uy hiếp tinh thần. Thế thì ở đây chúng tôi thấy rằng không có việc đe dọa dùng vũ lực. Phía công an cho là uy hiếp vể tinh thần thế nhưng mà Tân Hiệp Pháp là một pháp nhân chứ phải con người đâu mà có tinh thần? Tinh thần thì phải nói đến con người cụ thể.
Tập đoàn Tân Hiệp Phát là một tập đoàn rất lớn có hàng vạn công nhân hàng ngàn cán bộ và hàng trăm cổ đông tức là cái tập đoàn này không phải là một thể nhân, không phải là một con người hay một thể nhân giám định được họ bị uy hiếp vể tinh thần. Phía công an đã sử dụng sai tội danh này.

Gậy ông đập lưng ông
Tai tiếng cho anh Minh và gia đình thì ít nhưng cho bản thân tập đoàn Tân Hiệp Phát thì nhiều gấp ngàn lần
Là một tập đoàn nước giải khát được xem là tầm cỡ hiện nay nhưng Tân Hiệp Phát sử dụng chiêu thức gài bẫy một người dân bình thường khiến công luận thay vì lên án anh Minh lại chê bai hành động tiểu nhân không nên có của một tập đoàn lớn. 

Đây không phải là lần đầu Tân Hiệp Phát bịt miệng người tiêu dùng khi phát hiện sai sót của mình bằng hành vi thông báo cho công an. Tháng 6 năm 2012 anh Trần Quốc Tuấn cư ngụ tại Bình Thạnh cũng bị bắt với số tiền 50 triệu của Tân Hiệp Phát để đổi lại sự im lặng việc có một con gián trong chai trà xanh do công ty này sản xuất.

Tai tiếng cho anh Minh và gia đình thì ít nhưng cho bản thân tập đoàn Tân Hiệp Phát thì nhiều gấp ngàn lần
Không những vậy, sau khi vụ bắt anh Võ Văn Minh xảy ra báo chí khui lại những hành vi sai trái của tập đoàn này mà vụ nghiêm trọng nhất vào năm 2009 với hàng chục tấn hóa chất dùng để pha chế làm nước giải khát đã qua hạn sử dụng của tập đoàn này đang cất giữ.

Tân Hiệp Phát có lẽ là tập đoàn nhiều tai tiếng nhất trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm vì đã có không ít vụ tố cáo những dơ bẩn của sản phẩm của Tân Hiệp Phát. TS Vương Ngọc Tuấn cho biết ông đã nhiều lần nhận được thông tin này từ người tiêu dùng nhưng Tân Hiệp Phát chưa bao giờ xử lý đúng theo quy định pháp luật, ông Tuấn nói:

-Trong thời gian tôi phụ trách công tác tư vấn cho các khiếu nại của người tiêu dùng cũng có một số các khiếu nại liên quan đến hàng hóa dịch vụ của Tân Hiệp Phát và trong những trường hợp như thế thì chúng tôi luôn luôn phản ảnh đến Tân Hiệp Phát để nơi này giải quyết trực tiếp đến người tiêu dùng và sau đó phản hồi lại cho Hội Bảo vệ người tiêu dùng được biết kết quả giải quyết. Nhưng tôi có thể nói rằng hầu như các khiếu nại tôi nhận được từ người tiêu dùng phản hồi cho Tân Hiệp Phát thì nơi này chưa bao giờ có một phản hồi một cách đầy đủ về cái kết quả giải quyết khiếu nại.
Gài bẫy để bắt người nhằm che dấu sai trái của mình là hành vi không chính đáng của một tập đoàn nổi tiếng. 

Luật sư Trần Vũ Hải chia sẻ ý kiến của ông:
-Vụ nước giải khát con ruồi này và Tân Hiệp Pháp phối hợp với công an để gài bẫy và bắt anh Võ Văn Minh theo chúng tôi thì dư luận không đồng tình bởi vì Tân Hiệp Phát đã chấp nhận yêu cầu đó, tức là đổi lấy sự không công bố thông tin vê chai nước giải khát có ruồi lấy 500 triệu lẽ ra Tân Hiệp Pháp đã thỏa thuận với họ thì phải tôn trọng cái thỏa thuận đó và không để công an can thiệp nhưng ngược lại họ tìm cách gài bẫy cho anh ký vào thỏa thuận đấy và báo công an để công an bắt quả tang theo chúng tôi là không được trường hợp này không nhân văn và thiếu đạo đức.

Anh Võ Văn Minh bị bắt với tang vật mà công an xác định là chai nước giải khát Number One chưa bóc tem có chứa con ruồi bên trong. Với tư cách là đồng chủ quán cơm An Cư, vợ anh Minh hoàn toàn có quyền tố cáo sự làm ăn cẩu thả thiếu trách nhiệm của tập đoàn Tân Hiệp Phát đã gây bất lợi cho quán cơm của chị. Khởi tố tập đoàn có bí danh con ruồi này sẽ giải tỏa được bản án cho chồng và hơn nữa cho dư luận thấy sự công tâm của tòa án trước đồn đoán  cho rằng tư pháp đang nằm trong tay các tập đoàn hay nhóm lợi ích. 

Trước ý kiến này luật sư Trần Vũ Hải chia sẻ:
-À, vâng đây là một ý kiến hay! Hiện nay trước mặt tôi là luật sư mà gia đình đang yêu cầu bảo vệ cho anh Võ Văn Minh thì tôi nghĩ luật sư đấy sẽ tính toán để giúp gia đình để đối phó lại với Tân Hiệp Phát và bảo vệ anh Minh.

Báo chí cùng đồng ý là câu chuyện con ruồi Tân Hiệp Phát sẽ giúp cho các công ty giải khát nhỏ hơn hưởng lợi trong những ngày Tết sắp tới. Mạng xã hội đang cùng nhau lên tiếng tẩy chay sản phẩm của tập đoàn này. Họ lên tiếng vì hành vi nhỏ mọn một phần, phần khác quan trọng hơn, họ muốn cảnh báo nguy cơ mang mầm bệnh cho toàn xã hội trước việc làm ăn gian dối đầy ruồi nhặng trong sản phẩm của tập đoàn này.

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-25/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link