Làm sao đến dân chủ?
Ts. Nguyễn Đình Thắng
Ngày 1 tháng 2, 2015
Mục sư
Nguyễn Công Chính trả lời phỏng vấn đài SBTN.
|
|||||||
|
|
|
|
|
|
||
Preview by Yahoo
|
|||||||
|
|||||||
Cách đây 2 tuần tôi đến Dallas-Fort Worth, Texas để dự buổi họp của một
nhóm trẻ; họ đến từ nhiều thành phố trong 2 ngày cuối tuần để bàn luận việc tổ
chức các sinh hoạt ở Hoa Thịnh Đốn vào tháng 6 sắp đến. Giữa những người trẻ có
những bạn rất trẻ, từ 19 đến ngoài 20 tuổi.
Họ sinh ra và lớn lên ở Hoa Kỳ.
Chiều Chủ Nhật là bữa
tiệc chia tay. Trong phần chia sẻ, tôi muốn dành 5 phút của mình để giải thích
kế hoạch đưa dân chủ đến cho Việt Nam và khuyến khích các bạn rất
trẻ này dấn thân cho quê hương. Tôi đứng trước một thách đố: Chỉ có 5 phút cho
một vấn đề phức tạp mà đối tượng là những người rất trẻ, không biết gì mấy về
Việt Nam.
Tôi đã trình bày như sau, dĩ
nhiên là bằng tiếng Anh.
Thế nào là dân chủ?
Các bạn hãy hình dung
một bàn cân. Đó là bàn cân thế và lực. Một bên là dân và bên kia là chính
quyền. Cán cân càng nghiêng về chính quyền thì rủi ro độc tài càng tăng. Nó
càng nghiêng về dân thì càng có triển vọng dân chủ, vì dân càng có thế và lực
để ảnh hưởng chính sách, sa thải chế độ mà họ không thích và chọn chế độ mà họ
thích để điều hành quốc gia.
Được vậy, người dân có
thể tự bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của họ. Tranh đấu cho dân chủ khác
với tranh đấu cho nhân quyền là ở chỗ đó. Chúng ta ở ngoài này tranh đấu cho
nhân quyền nghĩa là đang can thiệp hộ cho đồng bào ở trong nước. Điều này rất
cần nhưng không đủ, vì chỉ là hành động ở đằng ngọn, là đối phó tạm thời.
Các em rất trẻ tỏ vẻ
hiểu điều này một cách dễ dàng. Tôi nói tiếp.
Làm sao đến dân chủ?
Hai ngày hôm nay chúng
ta đến với nhau. Khi gom kiến thức, sở trường, vòng quen biết lại để thực hiện
các hoạt động có phối hợp, chúng ta trở thành một khối có lực và thế hơn hẳn
từng cá nhân rời rạc. Chúng ta có thể làm được nhiều việc lớn hơn, rộng hơn, ảnh
hưởng hơn.
Cũng vậy, đồng bào của
chúng ta ở trong nước phải đến với nhau để tăng thế và lực. Nhưng chế độ độc
tài hiện nay không cho phép điều này. Khi người dân bắt đầu ngồi lại với nhau
thì bị đàn áp ngay. Chúng ta phải tháo gỡ sự cản trở này thì đồng bào trong
nước mới có thể ngồi lại với nhau như chúng ta đang ngồi lại với nhau ở đây.
Người dân Việt hiện như
một con bệnh đã hoàn toàn kiệt sức vì bị vi trùng tấn công liên tục, hơn 60 năm
ở miền Bắc và gần 40 năm ở miền Nam. Muốn thay đổi, chúng ta phải làm hai việc
cùng một lúc. Chích liều thuốc trụ sinh để tạm thời đẩy lùi vi trùng; đó là
công dụng của quốc tế vận: dùng thế quốc tế để đẩy lùi sự chuyên chế của chế độ
và nới rộng không gian cho người dân tập hợp lại. Chích liều thuốc bổ cho con
bệnh; trong khoảng không gian vừa được nới rộng đó, chúng ta yểm trợ cho các
tập hợp của người dân trong nước sớm phát triển nội lực.
Với hai liều thuốc trụ
sinh và thuốc bổ, con bệnh từ từ sẽ ngồi dậy, húp chén cháo, rồi đứng dậy, đi
lại và tập tành, hít thở. Khi khả năng đề kháng đã phục hồi, thì cơ thể sẽ tự
nó đẩy lùi mọi sự xâm nhập của vi trùng từ nay trở đi. Khi người dân đủ thế và
lực, chính họ sẽ đẩy lùi độc tài và canh phòng không cho nó trở lại.
Các em gật đầu tỏ dấu đã
hiểu. Tôi kết luận bằng cách giải thích lý do của chuỗi sinh hoạt trong 3 ngày
18-20 tháng 6.
Khởi đầu từ đâu?
Tóm lại, kế hoạch dân
chủ hoá Việt Nam gồm ba phần. Trước hết, chúng ta, mỗi người ngồi đây, phải vận
dụng tối đa những điều kiện thuận lợi của xã hội dân chủ bên này để nhanh chóng
phát huy thế và lực chung cho cộng đồng Mỹ gốc Việt. Kế đến, chúng ta dùng thế
và lực ấy để ảnh hưởng chính sách Hoa Kỳ đối với Việt Nam nhằm đẩy lùi sự
chuyên chế ở Việt Nam từng bước một. Và với mỗi bước lùi, chúng ta lập tức hỗ
trợ cho các nhóm xã hội dân sự và cộng đồng tôn giáo ở trong nước phát huy vị
thế và củng cố nội lực. Đó là ba bước liên hoàn trong kế hoạch tiến đến dân
chủ.
Trong kế hoạch đó, chúng
ta đến với nhau trong 2 ngày qua là để chuẩn bị cho cả nghìn người khác sẽ đến
với nhau trong 3 ngày tháng 6 tới đây.
Các em rất trẻ, lần đầu
suy tư về đất nước, xem chừng đã hiểu.
Tôi tin rằng các em lại
sẽ giải thích kế hoạch này, một cách dễ hiểu, cho bạn bè cùng trang lứa để
sẽ có thật nhiều người cùng nhau đem mùa Xuân dân chủ về bầu trời quê hương.
Ý nghĩa của 2015: 4 sinh hoạt quan trọng trong 3 ngày
tháng 6
Năm 2015 mang ý nghĩa
đặc biệt cho tập thể người Việt tị nạn: 40 năm kể từ khi miền Nam thất thủ và khởi
đầu hành trình đầy nước mắt và máu của hàng triệu người Việt bỏ nước tìm tự do.
Trong 40 năm ấy, người
Việt tị nạn thế hệ thứ nhất đã vun xới nên những cộng đồng non trẻ và sinh động ở
khắp thế giới tự do. Thế hệ thứ hai đủ tiềm năng để thổi luồng sinh khí cho các cộng đồng ấy lớn
mạnh không thua kém bất kỳ ai. Và thế hệ thứ ba đã bước đến ngưỡng cửa cuộc
đời, hứa hẹn một tương lai còn xán lạn hơn nữa cho bản thân và xã hội.
Ở mốc điểm 40 năm, đối
diện với lương tâm và ý thức, chúng ta ắt đã từng tự hỏi:
- Cả triệu người đã hy
sinh trong và sau cuộc chiến mang ý nghĩa gì, hay chỉ là phí hoài, vô ích?
- Đất nước Việt Nam sẽ
đi về đâu?
- Chúng ta, may mắn
thoát khỏi độc tài và tăm tối, có thể làm gì cho đồng bào và quê hương?
Với chúng tôi, câu
trả lời là: "Hành Trình Đến Tự Do" của chúng ta từ 40 năm
qua sẽ và phải dẫn đến
"Hành Trình Đến Tự Do" cho cả dân tộc Việt Nam trong một tương lai
gần. Năm 2015 sẽ là bước ngoặt lịch sử cho điều ấy xẩy ra, với điều kiện chúng ta:
(1) Khép chương sử cận
đại bi hùng của dân tộc trong công tâm và vinh dự: Hàng triệu quân cán chính Việt Nam
Cộng Hoà đã dâng hiến cuộc đời, hạnh phúc gia đình, tương lai và cả thân mạng để bảo vệ nền
độc lập của tổ quốc và tự do cho đồng bào. Dù thất bại, nhưng lý tưởng sáng ngời và
sự hy sinh vô biên của họ vẫn phải được công nhận và ghi vào sử sách cho hậu thế.
Đây là lúc để
chúng ta một lần chính thức nói lên, với nhau và với thế giới, lời vinh danh và tri ân những
hào kiệt của dân tộc.
(2) Làm sáng chính nghĩa
của người Việt tị nạn: Trong hoạn nạn, chúng ta đã được cưu mang, và được cho cuộc
sống, nhân phẩm, tương lai và hy vọng. Nay đã vững chãi trong cuộc đời mới, chúng ta phải
có lời cảm ơn những ân tình bao la trời biển ấy của nhân loại, phải cảm ơn các chiến binh Hoa
Kỳ và đồng minh đã xông pha lửa đạn để cùng chúng ta bảo vệ Miền Nam tự do.
Sự có mặt
của chúng ta ở đây là hiện thân của lý tưởng tự do và long nhân ái. Lời cảm ơn thuỷ chung sẽ
là lời nhắc nhở và kêu gọi: Hãy giúp chúng tôi trọn nghĩa thuỷ chung với 90 triệu đồng bào của
chúng tôi vẫn chưa có tự do ở Việt Nam.
(3) Đưa con thuyền dân
tộc đến bờ tự do: Sau 40 năm lập nghiệp và tái tạo cuộc sống, tập thể bốn triệu
người Việt ở hải ngoại đủ năng lực và ảnh hưởng quốc tế để mưu cầu tự do
và nhân phẩm cho đồng
bào còn điêu linh, lầm than dưới độc tài, tăm tối và lạc hậu. Với hậu thuẫn quốc tế,
chúng ta sẽ hoàn tất "Hành Trình Đến Tự Do" cho dân tộc Việt Nam. Gom
sức lại, chúng ta
quyết tâm hoàn thành sứ mạng lịch sử này năm 2020. Các sinh hoạt tầm vóc
quốc gia và quốc tế trong 3 ngày tháng 6 sẽ tạo bước chuyển lịch sử cho cộng đồng và
dân tộc.
Vận Động Tự Do và Dân
Chủ cho Việt Nam - Thứ Năm 18 tháng 6, 9am - 5pm:
Một nghìn nhà tranh đấu
đến từ khắp Hoa Kỳ và từ nhiều quốc gia tự do sẽ gặp gỡ 250 Dân Biểu và 60 Thượng
Nghị Sĩ tại Quốc Hội Hoa Kỳ, Bộ Ngoại Giao và Toà Bạch Ốc để đòi hỏi sự cải thiện nhân
quyền căn bản; đó là điều kiện bất khả nhượng để Việt Nam mở rộng quan hệ mậu dịch và an
ninh với Hoa Kỳ và qua đó là thế giới tự do. Năm nay cùng đồng hành với chúng ta sẽ có
nhiều tổ chức cựu chiến binh Hoa Kỳ và tổ chức nhân quyền quốc tế.
Tại Kennedy Center toạ
lạc giữa thủ đô Hoa Thịnh Đốn, trái tim của đất nước Hoa Kỳ, chúng ta sẽ cảm ơn những
bạn bè quốc tế đã tham gia bảo vệ miền Nam tự do hay đã cứu mạng
và cưu mang chúng ta
trên hành trình đến tự do; chúng ta sẽ vinh danh và tri ân quân cán chính Việt Nam Cộng Hoà
đã đổ máu xương cho tổ quốc và dân tộc. Kennedy Center, trung tâm văn hoá quốc gia được
Quốc Hội Hoa Kỳ thành lập, là nơi vinh danh các tổng thống, các nghệ sĩ
lừng danh và các
vĩ nhân Hoa Kỳ và thế giới. Không nơi nào trang trọng và uy nghi hơn để vinh danh tự do và
những người đã cống hiến cho lý tưởng tự do. Ngày 19 tháng 6 là Ngày Quân Lực Việt Nam
Cộng Hoà.
Mở Cửa Vào Tương Lai -
Thứ Bảy 20 tháng 6, 8am - 5pm:
Khoảng 300 - 400 người
trẻ thuộc các thế hệ 2 và 3 sẽ đến với nhau tại Hội Nghị Toàn Quốc Lãnh Đạo Mỹ-Việt
Lần 2, để ôn lại chặng đường 4 năm từ Hội Nghị Lần 1 năm 2011, và vạch hướng phát triển
cộng đồng trong cả 3 lĩnh vực chính trị, kinh tế và xã hội cho 4 năm kế tiếp.
Hội nghị sẽ đề ra
kế hoạch thực tiễn để tạo ảnh hưởng và uy thế cho cộng đồng Việt trong bối cảnh của cuộc tổng
tuyển cử năm 2016 ở Hoa Kỳ.
Hội Ngộ Thuyền Nhân và
Tị Nạn - Thứ Bảy 20 tháng 6, 7pm - 11pm:
Các sinh hoạt trong 3
ngày tháng 6 sẽ đóng lại với Dạ Tiệc Di Sản, cơ hội để những cựu thuyền nhân và cựu
tị nạn hội ngộ: 40 năm mới có một lần để các người con cùng Mẹ, Mẹ Việt Nam, dập dìu
đến với nhau để tay bắt mặt mừng trong ngày đoàn tụ. Ba thế thệ -- ông bà, cha mẹ, con
cháu -- sẽ tụ hội và quây quần để đong đầy nỗi lòng hoài hương, ôn lại 40 năm gian truân và
vinh hiển, và cùng nhau tâm nguyện: Sẽ có một ngày đem mùa Xuân tự do về trên quê
hương. Ngày 20 tháng 6 hàng năm là Ngày Quốc Tế Tị Nạn.
Thành phần chính của Ban
Tổ Chức: BPSOS, Liên Minh Cho Một Việt Nam Tự Do và Dân Chủ, VietAction.
Để tham gia:
· Tổng Vận Động Cho Việt Nam tại Quốc Hội - 18 tháng 6: Xin ghi danh
tại http://www.cfdvn.org/?page_id=84
· Tự Do: Vinh Danh và Tri Ân tại Kennedy Center - 19 tháng 6:
Ủng hộ tài chính:http://www.ourjourneytofreedom.org/our-sponsor-2015/
Mua vé (bắt đầu ngày 9 tháng2):http://www.ourjourneytofreedom.org/purchase-
· Hội Nghị Toàn Quốc Lãnh Đạo Mỹ-Việt – 20 tháng 6: Nơi chốn và cách ghi
danh sẽ công bố giữa
tháng 2· Dạ Tiệc Di Sản - chiều 20 tháng 6: Nơi chốn và cách ghi danh
sẽ công bố giữa tháng 2 Thông tin liên lạc:
email về bpsos@bpsos.org,
hay gọi Cô Kim Cúc: 703-538-2190.
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment