Wednesday, February 4, 2015

Giao tranh mới ở miền đông Ukraine, ít nhất 8 người thiệt mạng


Giao tranh mới ở miền đông Ukraine, ít nhất 8 người thiệt mạng

Cái dâm trong Xã hội Chủ nghĩa



image





Preview by Yahoo


Lính cứu hỏa phía trước nhiều căn nhà bị phá hủy sau các vụ pháo kích ở thành phố miền đông Donetsk của Ukraine, ngày 3/2/2015.
Lính cứu hỏa phía trước nhiều căn nhà bị phá hủy sau các vụ pháo kích ở thành phố miền đông Donetsk của Ukraine, ngày 3/2/2015.
·    
·    
·    
·  

Tin liên hệ

03.02.2015
Các giới chức ở miền đông Ukraine cho hay các cuộc giao tranh mới lại nổ ra trong khu vực này giữa quân đội Ukraine và các phần tử đòi ly khai thân Nga làm ít nhất 8 người thiệt mạng.

Các giới chức ở Kiev và phe nổi dậy nói ít nhất 22 bị thương trong các vụ bắn đạn pháo dữ dội trong 24 giờ đồng hồ qua.
Bà Valentine Voloshina, một cư dân Donetsk, nói: “Đạn pháo bắn khắp nơi, mảnh bom đạn tưới tung.  Từ trên xuống, mọi thứ đã cháy hết.  

Quần áo chúng tôi còn mặt trên người, như qúy vị thấy đây, là tất cả những gì còn lại của chúng tôi.”
Giao tranh tiếp diễn tại các khu vực mà những người nổi dậy tự tuyên bố ly khai ở Donetsk và Luhansk, nhất là xung quanh thị trấn Debaltseve do Ukraine kiểm soát, kể từ khi các cuộc đàm phán hòa bình ở Belarus giữa chính phủ Ukraine và những người đòi ly khai thất bại hôm thứ Bảy.
Có những lo ngại là bạo động sắp leo thang. Hôm thứ Hai, thủ lãnh của phe đòi ly khai thân Nga tuyên bố “tổng động viên” với mục tiêu tuyển đến 100.000 chiến binh để tăng cường cho các lực lượng vũ trang của những người đòi ly khai.

Trong khi đó, Hoa Kỳ chưa quyết định liệu có cung cấp cho chính phủ Ukraine các loại vũ khí sát thương để hỗ trợ cho nước này chống các phần tử đòi ly khai hay không.


Thủ tướng Nhật không mặc cảm trước lịch sử
media


Thủ tướng Shinzo Abe sắp đọc diễn văn tại Tokyo, trước sự hiện diện của Nhật Hoàng Akihito và Hoàng Hậu Michiko - REUTERS /Toru Hanai

Trong phát biểu rất được chú ý hôm nay 15/08/2013 nhân kỷ niệm 68 năm ngày Nhật Bản đầu hàng, Thủ tướng Shinzo Abe đã gây thất vọng và khó chịu nơi các láng giềng : Ông không hề có một lời hối tiếc nào về các hành vi mà Nhật đã gây ra trong Đệ nhị Thế chiến, để lại bao đau khổ cho dân chúng các nước Châu Á.

Theo hãng tin AFP, trong bài diễn văn ngắn nhân buổi lễ tại Tokyo, trước sự hiện diện của Nhật Hoàng Akihito và Hoàng Hậu Michiko, ông Shinzo Abe chỉ có một đôi lời tưởng niệm các nạn nhân trong cuộc chiến, và tỏ hy vọng là hòa bình mãi mãi kéo dài.

Hướng về những người quá cố, Thủ tướng Nhật đã nói : « Tôi không bao giờ quên là hòa bình và thịnh vượng mà chúng ta thừa hưởng ngày nay là nhờ có sự hy sinh mạng sống của các người ». Ông kết luận : « Chúng tôi sẽ cố gắng hết mình để đóng góp vào hòa bình trên thế giới ».

Từ hai thập niên qua, các Thủ tướng Nhật – kể cả ông Abe trong nhiệm kỳ Thủ tướng đầu tiên của ông năm 2006-2007 - đều nhân cơ hội ngày kỷ niệm 15/08 để ngỏ lời hối tiếc về những hành vi tàn bạo của Nhật đã gây bao đau khổ cho dân chúng những nước chung quanh. Riêng lần này, thì không thấy ông Abe nhắc đến.

Thái độ của ông Shinzo Abe hôm nay, cũng như chuyến viếng đền Yasukuni của hai bộ trưởng trong nội các của ông, càng xác định xu hướng diều hâu của đuơng kim thủ tướng Nhật, và tinh thần dân tộc chủ nghĩa của chính quyền Tokyo hiện tại, sẵn sàng khẳng định chỗ đứng và không còn kiêng nể hay mặc cảm.

Phải nói là quá khứ quân phiệt của Nhật vẫn đè nặng lên quan hệ của nước này vói các nước láng giềng Châu Á, đặc biệt là Đông Bắc Á. Trung Quốc hay Hàn Quốc đều nhìn Nhật với con mắt oán hận, không quên những tội ác của Quân đội Thiên Hoàng cách đây hơn 60 năm, từ các vụ thảm sát, nạn đói, cho đến vụ phụ nữ giải sầu.

Vào những ngày trung tuần tháng 8 này, càng gần đến kỷ niệm ngày Nhật Bản đầu hàng, những cuộc biểu tình nhắc nhở Nhật về những tội lỗi của mình càng nhiều thêm, như vụ biểu tình của phụ nữ ở Đài Bắc vào hôm qua, 14/08 chẳng hạn. Cũng như mọi năm, ngày hôm nay ai cũng chờ xem nhân kỷ niệm ngày đầu hàng, lãnh đạo Nhật có thật lòng bày tỏ sự hối tiếc, xin lỗi hay không.

Cho đến giờ, các thủ tướng Nhật thường bày tỏ thái độ thông cảm với những người bị đau khổ trong cuộc chiến tranh mà Nhật gây ra, nhưng cảm nhận chung dân chúng các quốc gia chung quanh Nhật là Tokyo chưa thật lòng hối lỗi, do đó họ chưa nguôi được cơn giận.

Kết quả một cuộc thăm dò dư luân của trung tâm nghiên cứu Pew Research Center của Mỹ, công bố vào trung tuần tháng 7 vừa qua, cho thấy đại đa số người Hàn Quốc chẳng hạn, hơn 70%, nhìn Nhật với con mắt không thiện cảm, tỷ lệ này lên 90% ở Trung Quốc. Ác cảm này theo trung tâm Pew đó là do cảm nhận Nhật không thành thật trong việc thừa nhận lỗi lầm quá khứ.

Riêng đối với ông Shinzo Abe, dù rất được lòng người dân Nhật, ông không mấy được ưa thích ở hai nước láng giềng nói trên : 85% người được hỏi cho biết khá ghét ông.

Vấn đề là thái độ của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe khá phù hợp với suy nghĩ của không ít người dân Nhật về quá khứ quân phiệt của nước họ : Gần 50% người trả lời cuộc thăm dò của Pew đánh giá rằng Nhật đã xin lỗi đủ rồi về hành động quân sự của mình trước đây. Đến hơn 60% cho là phải để quá khứ thuộc về quá khứ, phải bỏ hẳn lại đằng sau.

Nhưng hôm nay, Seoul, cũng như Bắc Kinh, đều kêu gọi Tokyo phải nhìn lại quá khứ một cách đúng đắn, để xây dựng sự tin tưởng. Bộ Ngoại giao Trung Quốc trong thông cáo hôm nay nhắc nhở Tokyo là hãy nhìn lại quá khứ của mình « một cách nghiêm túc », và « hành động một cách cụ thể để lấy lại sự tin tưởng của cộng đồng quốc tế, bằng không quan hệ giữa Nhật và các nước láng giềng không có tương lai ».


No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-20/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link