“Tự
sướng” với thu nhập người Việt đạt 1960 USD
Nam Nguyên, phóng viên RFA
2013-12-06
2013-12-06
- In trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tại Diễn đàn Đối tác Phát triển
2013 hôm 05/12/2013 được tổ chức ở Hà Nội.
World Bank Photo/Việt
Tuấn
Ý nghĩa thực như thế
nào?
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã vẽ ra một bức tranh kinh tế màu
hồng khi ông phát biểu trước Diễn đàn Quan hệ Đối tác phát triển Việt Nam
(VDPF) ngày 5/12 tại Hà Nội. Theo đó, quy mô kinh tế hiện đạt gần 176 tỷ USD,
thu nhập bình quân đầu người khoảng 1.960 USD tăng gần 23% so với năm 2012.
Báo mạng lề phải, tờ Sống Mới SM Online ngày 3 tháng 12 có bài
‘Tự Sướng’ với con số tăng trưởng ‘ảo.’ Bài báo dẫn nhập, “Sự chênh lệch quá
lớn giữa GDP (Tổng sản phẩm quốc nội) và GNI (Tổng thu nhập quốc dân) trong báo
cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) đã chỉ ra rằng: Tăng trưởng nền kinh tế Việt
Nam đang phụ thuộc quá lớn vào vào các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI), trong khi các doanh nghiệp nội phần nhiều đã suy kiệt.”
Trong cuộc phỏng vấn của Nam Nguyên, TS Nguyễn Quang A nguyên
Viện trưởng Viên Nghiên cứu Phát triển IDS, một tổ chức tư nhân ở Hà Nội đã tự
giải thể, đưa ra thí dụ về sản phẩm xuất khẩu của Samsung chiếm 20% tổng giá
trị xuất khẩu của Việt Nam tính đến hết tháng 10/2013. Theo đó lợi nhuận của
Samsung đương nhiên chuyển ra khỏi Việt Nam, phần Việt Nam được hưởng rất nhỏ
nhưng toàn bộ đều được tính vào GDP. TS Nguyễn Quang A nhấn mạnh:
Người ta chỉ thích các con số mà không biết đàng sau những con
số đó ý nghĩa thực của nó như thế nào.
-TS Nguyễn Quang A
-TS Nguyễn Quang A
“Cái việc ‘tự sướng’ với các con số là một truyền thống lâu đời
ít ra cũng phải ít ra mấy chục năm của Việt Nam này rồi. Người ta chỉ thích các
con số mà không biết đàng sau những con số đó ý nghĩa thực của nó như thế nào.
Thí dụ cái gọi là tăng trưởng GDP, con số đó có thể có nhiều ý nghĩa nhưng xét
về thu nhập của người dân lấy GDP hàng năm chia cho 90 triệu người dân để ra
con số thu nhập đầu người một nghìn mấy (1960 USD) thì nó không thực sự là
người dân được hưởng. Thí dụ họ làm một cái cầu chẳng hạn thì cái phần giá trị
gia tăng ấy được tính vào GDP, sau đó vì làm kém cái cầu ấy bị sập, công dọn
dẹp cây cầu sập cũng được tính vào GDP, khi sửa cái cầu ấy cũng tính vào GDP.
Nhưng thực sự nó chẳng mang lại gì cả, nói cách khác người ta bảo là đào đường
lên, lấp xuống xong lại đào và lấp thì cái quá trình vô bổ ấy cũng làm tăng
trưởng GDP và GDP chia cho đầu người là không có ý nghĩa lắm.”
Con số thu nhập bình quân đầu người 1960 USD/năm được Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng đưa ra tương đương 41,3 triệu đồng một năm hay 3,4 triệu
đồng/người một tháng. Con số này có thể thích hợp với các thành thị lớn, nhưng
ở nông thôn nơi 70% dân số Việt Nam sinh sống thì ngay như các tỉnh miền Tây
Nam bộ trù phú, nhiều vị Chủ tịch Tỉnh cũng lắc đầu. Nghiên cứu chung giữa tổ
chức phi chính phủ Oxfam và Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông
nghiệp Nông thôn công bố ngày 17/10 ở Hà Nội cho thấy thu nhập trung bình
của người nông dân trồng lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long chỉ khoảng 535.000 đ/
người/tháng. Mức thu nhập bình quân đầu người này kém con số Thủ tướng đưa ra
tới 8-9 lần và cho thấy khoảng cách giàu nghèo ở Việt Nam là rất lớn. Thực tế này
cũng đi ngược với tinh thần xã hội chủ nghĩa mà Việt Nam theo đuổi và xưng
tụng. Đáp câu hỏi của chúng tôi, TS Nguyễn Quang A nhận định:
Toàn cảnh Diễn đàn Đối tác Phát triển VDPF 2013. World Bank
Photo/Việt Tuấn.
“Ở Việt Nam người ta sử dụng ngôn ngữ khác, người ta gọi là xã
hội chủ nghĩa nhưng thực sự cái người ta đang xây dựng là chủ nghĩa tư bản man
rợ chứ không phải theo kiểu xã hội chủ nghĩa bên Tây âu. Tức là những chuyện
công bằng xã hội, bảo đảm quyền lợi cho người lao động thì ở đây người ta nói
như vậy, nhưng thực sự không phải là như vậy. Khoảng cách gia tăng giữa giàu và
nghèo, giữa những người thu nhập rất là lớn và những người rất nghèo thì càng
ngày càng dãn thêm ra và nếu họ không để ý đến thì vấn đề này sẽ sinh ra bất ổn
xã hội lớn.”
Báo mạng Sống Mới có trụ sở tại Hà Nội và TP.HCM cho rằng Việt
Nam mải say sưa với con số GDP (Tổng sản phẩm quốc nội) vẫn tăng trưởng qua các
năm mà quên một điều cốt yếu rằng: GDP không loại bỏ số tiền mà người Việt Nam
phải dành ra để trả nợ, và khoản lợi nhuận doanh nghiệp nước ngoài chuyển về
nước họ. Trong khi đó, GNI (Tổng thu nhập quốc dân) chỉ tính theo hoạt động sản
xuất kinh doanh của công dân hay pháp nhân một nước, bất kể họ đang ở đâu-phản
ánh chân thực hơn nền kinh tế Việt Nam thực sự đã làm được những gì-lại thường
xuyên bị bỏ quên trong báo cáo.
Tờ báo mạng, trích số liệu Ngân hàng Thế giới cho biết GDP năm
2012 của Việt Nam đạt 141,7 tỷ USD thì GNI lại chỉ đạt 134,2 tỷ USD chênh lệch
7,5 tỷ USD. Trước kia vào năm 2003 chênh lệch giữa GDP và GNP của Việt Nam chỉ
có 0,6 tỷ USD. Như vậy mức chênh lệch đã tăng 16 lần từ 2003 tới 2012 và trong
tương lai có thể mở rộng hơn nữa, khi Việt Nam phải trả lãi nợ nước ngoài ngày
một nhiều hoặc doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam phát triển hơn hiện nay.
Kinh tế sáng sủa?
Tường thuật Diễn đàn Hà Nội 5/12/2013, báo mạng VnExpress trích
lời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói rằng: “từ một quốc gia nhận tài trợ trong 20
năm qua, Việt Nam đã trở thành quốc gia đối tác phát triển. Việt Nam hiện đã
trở thành nước có thu nhập trung bình thấp, do đó thay vì tổ chức các hội nghị
nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (CG) để công bố cam kết vốn tài trợ
phát triển của nước ngoài (ODA), thì nay lần đầu tiên Việt Nam tổ chức Diễn đàn
Quan hệ Đối tác phát triển Việt Nam (VDPF).
Những khó khăn và những vấn đề của kinh tế Việt Nam thì vẫn đang
còn ở phía trước chưa giải quyết được.
-TS Lê Đăng Doanh
-TS Lê Đăng Doanh
Người đứng đầu chính phủ Việt Nam nói tại Diễn đàn
VDPF rằng, sẽ kiểm soát chặt nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài, bảo đảm
trong giới hạn an toàn. Một tuần trước khi Diễn đàn VDPF diễn ra, trong dịp trả
lời chúng tôi TS Lê Đăng Doanh chuyên gia kinh tế độc lập ở Hà Nội nhận định
là, Thủ tướng công bố con số nợ công trong ngưỡng an toàn là theo báo cáo của
Bộ Tài chính, trong đó chỉ tính đến những số nợ nước ngoài và nợ trái phiếu
chính phủ ở trong nước, chứ không xem xét đến những khoản nợ của các Doanh
nghiệp Nhà nước mà các khoản nợ này thì ít nhiều đều có liên quan đến trách
nhiệm của Nhà nước. TS Lê Đăng Doanh tiếp lời:
“Một số chuyên gia kinh tế đã đi đến một con số nợ đó là cộng nợ
của Doanh nghiệp Nhà nước với nợ của chính phủ thì tất cả đã đi lên tới 95% GDP
tức là vượt qua giới hạn an toàn mà Ngân hàng Thế giới đã đề ra cho các nước là
65% GDP. Ngoài ra, TS Vũ Quang Việt, nguyên Vụ trưởng Vụ Tài khoản Quốc gia của
Cơ quan Thống kê Liên Hiệp Quốc cũng đưa ra một con số thì số nợ đó có thể lên
tới 105% GDP. Đấy là những con số mà chúng ta cần tham khảo cho những cách tính
và cách tiếp cận khác nhau.”
Ngày 4/12 tại Hà Nội cũng diễn ra Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam
(VBF), theo báo mạng VnEconomy giới đầu tư kêu gọi thúc nhanh cải cách doanh
nghiệp nhà nước. Tờ báo trích lời ông Alain Cany, đồng chủ tịch VBF nói rằng:“Để
thực hiện, khuyến khích tăng trưởng kinh tế lành mạnh, các doanh nghiệp nhà
nước phải tuân thủ các qui luật thị trường và phải chịu trách nhiệm trong việc
sử dụng nguồn vốn của nhà nước. Tuy nhiên các doanh nghiệp nhà nước làm thương
mại được hưởng các ưu đãi, đối xử đặc biệt của nhà nước thì những doanh nghiệp
này sẽ có khả năng kiểm soát, chi phối thị trường, từ đó ảnh hưởng đến cạnh
tranh bình đẳng với doanh nghiệp tư nhân.”
Bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt
Nam, chủ tọa VDPF 2013. World Bank Photo/Việt Tuấn.
Vẫn theo VnEconomy, ông Preben Hjortlund, Chủ tịch Phòng Thương
mại Châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) nêu lên mối quan tâm chính của các nhà đầu
tư nước ngoài là vấn đề cải cách và tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước.
Tại Diễn đàn VDPF Hà Nội ngày 5/12, Theo VnExpress Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng kiên định mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm
phát ở mức 7%. Tuy bội chi ngân sách năm 2013-2014 được nâng lên 5,3% nhưng sẽ
điều chỉnh giảm dần từ năm 2015. Ngoài ra Thủ tướng Việt Nam hứa hẹn tiếp tục
đẩy mạnh tái cơ cấu đầu tư công, doanh nghiệp Nhà nước và hệ thống ngân hàng.
Ông Nguyễn Tấn Dũng cũng hứa hẹn xử lý tình trạng sở hữu chéo, nợ xấu và sử
dụng cơ chế Công ty quản lý tài sản các tổ chức tín dụng VAMC để mua từ 130.000
tới 180.000 tỷ đồng nợ xấu trong hai năm 2013-2014.
Phải chăng tình hình kinh tế Việt Nam có vẻ sáng sủa như phát
biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Chúng tôi xin trích lại nhận định của TS Lê
Đăng Doanh:
“Những khó khăn và những vấn đề của kinh tế Việt Nam thì vẫn
đang còn ở phía trước chưa giải quyết được. Thí dụ như vấn đề tái cấu trúc đầu
tư công cũng chưa giải quyết được, rồi vấn đề tái cấu trúc các Tập đoàn và
Doanh nghiệp Nhà nước cũng chưa giải quyết được. Con số gần đây cho thấy là các
Tập đoàn Kinh tế Nhà nước có món nợ tổng cộng lên đến một triệu năm trăm tám
mươi tám ngàn tỷ đồng (1.588.000.000 đ), tức là một con số cực lớn và chưa biết
số nợ đó sẽ được giải quyết như thế nào.
Ngoài ra về bất động sản, chúng ta được biết gói 30 ngàn tỷ đồng
để hỗ trợ giải quyết bất động sản nhưng sau 6 tháng mới giải ngân được có 1,1%.
Như vậy để giải ngân hết số tiền đó thì chúng ta cần 100 lần của 6 tháng, tức
là cần 30 năm. Đó là một viễn cảnh không mấy sáng sủa đối với việc giải quyết
bất động sản đó. Ngoài ra ngân sách Nhà nước cũng gặp khó khăn rất lớn và có lẽ
cũng phải điều chỉnh lại. Và Nông nghiệp Nông dân Nông thôn Việt Nam cũng đang
rất cần cuộc cải tổ và điều chỉnh để bơm thêm tín dụng vào cho nông nghiệp và
nông dân có thể phát triển được mạnh mẽ hơn.”
Những tín hiệu từ Diễn đàn Quan hệ Đối tác phát triển Việt Nam
2013 cho thấy nền kinh tế Việt Nam vẫn chưa có sự ổn định mang tính bền vững.
Giám đốc quốc gia Việt Nam của Ngân hàng Thế giới bà Victoria Kwakwa khuyến
nghị Chính phủ Việt Nam cần tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, khôi phục tài chính
ngân hàng, cải cách kinh tế quốc doanh, tạo sân chơi bình đẳng cho kinh tế tư
nhân cũng như đẩy nhanh tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước và khu vực tài chính,
tạo sự minh bạch trong quản trị doanh nghiệp.
Các chuyên gia nhân định là tất cả những vấn đề vừa nêu thật ra
không có gì mới, vì những khuyến nghị như thế được liên tiếp đưa ra tại các Hội
nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam(CG) những năm vừa qua. Nhất là
giờ đây khi Việt Nam đổi vị thế trở thành đối tác quan hệ phát triển mà sự hứa
hẹn cải cách vẫn được xem là dậm chân tại chỗ.
AU
DANG
To
Today at 4:20 PM
Thưa anh chị,
Cộng sản mượn danh nghĩa
"giải phóng dân tộc" để cướp quyền cai trị đất nước, để làm nô lệ cho Nga, Tầu Cộng. Nay Nga Sô đã sụp đổ, liên bang không
còn, Việt Cộng quay sang làm nô lệ cho Trung Cộng. Hầu hết những gia đình Việt Nam đều bị cộng sản làm tan nát. Em có người anh em thúc bá,
Hùm Xám Đặng văn Việt, vì yêu nước chống Tây, rất có công với cộng sản, nhưng lại là người có tội đối với dân tộc Việt Nam. Gia đình anh
chị cũng có người bên này, bên kia. Lê Hiếu Đằng là người bà con của anh chị, được sống ở phía Nam vĩ tuyến 17, dưới một chế độ đang xây dựng nền dân chủ, thì lại chạy theo một chế độ độc tài toàn trị, xua quân xâm lăng
Miền Nam, anh em cùng dòng tộc nỡ giết hại lẫn nhau. Sau bốn mươi năm ngụp lặn trong tội ác, giờ này mới nhìn ra sự thật thì sức tàn lực kiệt mất rồi.
Gửi anh chị xem một khúc phim tả Lê Hiếu Đằng thều thảo trên giường bệnh để thấy đó là hình ảnh của nước Việt Nam ngày nay: Nước ta đang thoi thóp
vì đại họa xâm lược của Tàu. Chẳng phải em bị quan, thực tế cho ta thấy trên nóc nhà xứ sở đã bị quân Tầu giả dạng công nhân khai
thác bauxite; ngoài biển bọn hải tặc Tầu bao vây thì hết đường nhúc nhích.
Công lao tổ tiên đổ máu, tan xương để gìn giữ cõi bờ, thì nay bị bọn Quỷ Đỏ đánh lừa để dâng cho Tàu mất rồi! Quả tình là hết thuốc chữa.
Mời anh chị nhìn người anh em bà con của anh chị:
Chắc hẳn anh chị buồn lắm lắm vì một người em lầm đường lạc lối, khiến cho cả dân tộc hứng chịu tai ương.
Thân kính,
Em Âu