From: ducthong12000
Date: Sun, 1 Dec 2013 22:16:19 +0000
Subject: Chúng Ta Phải Làm Gì ? (Kỳ 7) – Với CS Đừng Nói Xin Cho
Chúng Ta Phải Làm Gì ? (Kỳ 7) – Với cộng sản Đừng Nói Xin-Cho
Đặng Chí Hùng
(Danlambao) - “Bài viết này không
có ý chỉ trích những người được coi là nhân sỹ trí thức. Nó chỉ là một lời đề
nghị của một người mong muốn Việt Nam được độc lập và dân chủ thực sự. Nếu
chúng ta chỉ chú ý đến chụp hình để xác nhận cái tôi cá nhân, thành lập nhiều
quá những hội đoàn mà trên thực tế đã quá nhiều nhưng hiệu quả chưa được bao
nhiêu và cũng càng làm cho sự thống nhất phối hợp bị giảm đi. Chúng ta chưa độc
lập vì còn cái đuôi Trung cộng đàng sau nên đừng hòng mơ về dân chủ với kiểu xin
cho vẫn thấy đối với cộng sản hoặc đấu tranh thiên về hình thức. Nếu cộng sản
có thể thay đổi và chấp nhận ý kiến của trí thức, của người dân thì đã không có
thảm cảnh mấy chục năm qua. Chính vì vậy những việc chúng ta cần phải làm ngay
đó chính là phải dứt khoát vứt bỏ cộng sản và tố cáo cộng sản ra dư luận quốc
tế, tìm cách tạo ra sự đối đầu trực diện với đảng cộng sản. Chọn cho
mình con đường đối đầu chứ không van xin cộng sản thay đổi chính là con đường
hợp lý nhất mà chúng ta phải đi. Đừng nên mong chờ cộng sản thay đổi vì chưa có
nhà nước cộng sản nào thay đổi nếu không có người dân đứng lên giật sập nó cả.”…
I. Cộng sản là thế:
Dưới chế độc cộng sản, người dân bị ép buộc một cuộc sống như một con vật. Tức là chỉ chăm chú tới miếng ăn, rồi trau chuốt cho bộ lông của mình thì được khuyến khích. Xin lấy ví dụ như người ta khuyên thanh
niên phải quên đi thực tại đảng cộng sản đã bán Hoàng – Trường Sa cho Tầu cộng. Thanh niên cứ lo kiếm tiền và ăn chơi đi còn tất cả đã có đảng lo giùm. Đây
là một trong những điều hết sức nguy hiểm. Ngược lại những ai muốn sống như một con người chân chính như Phạm Thanh Nghiên, Đỗ Thi Minh Hạnh, Nguyễn Văn Hải… thì đảng sẽ tìm cách hãm hại và bỏ tù. Lý do thật đơn giản là đảng cộng sản muốn ngu dân, muốn toàn trị để dễ dàng bán nước, tham nhũng và
vơ vét của nhân dân. Nếu không sớm chấm dứt tình trạng như thế này thì Việt Nam chúng ta sẽ tiếp tục băng hoại đạo đức, suy thoái trí
tuệ cũng như hèn nhục với giặc và cuối cùng là nguy cơ mất nước sẽ hiện hữu rõ nét hơn hết. Vậy đâu là nguyên
nhân chính của một Việt Nam điêu tàn và
mờ mịt tương lai như ngày nay? Không
quá xa xôi mà chính là đảng cộng sản. Nói cách khác Nguyên
nhân của tất cả mọi nguyên nhân là
chính đảng cộng sản.
Nếu không có đảng cộng sản thì không có 3
triệu người Việt Nam bị giết trong chiến tranh, trên đường vượt biên sau cuộc chiến mà chính Lê Duẩn đã khẳng định là “đánh cho
Liên Xô, đánh cho Trung Quốc”. Nếu không có đảng cộng sản thì đã không có
hàng mấy chục ngàn người Việt Nam tiếp tục chết phanh thây trên
đường xá, trong công xưởng, trong và
ngoài bệnh viện vì tưởng đến bệnh viện là được chữa trị. Vì thực chất tất cả các bộ máy từ y tê, giao thông, công
đoàn… đều là của đảng mà đảng thì không bao
giờ biết lo cho người dân mà chỉ chăm chú vơ vét để vinh thân phì
gia cho các lãnh đạo mà thôi.
Nếu không có đảng cộng sản thì đã không có
chế độ độc tài và độc ác như hiện nay. Nếu không có đảng cộng sản thì đã không có
một chế độ Công An Trị, Kiêu Binh. Chế độ công an trị đó đã giết hại không biết bao người dân vô tội, bỏ tù không biết bao nhiêu người yêu nước và đấu tranh cho dân
chút tự do. Và nếu không có nó thì đã không có một xã hội vô luật pháp. Vì thực tế đảng nắm tất cả quyền bính trong tay
để xây dựng nên một xã hội dùng luật rừng thay cho một rừng luật. Chính vì vậy người dân có kêu oan
vì mất đất, vì bị công an vô cớ hành hung cũng
chỉ được đáp lại là những sự im lặng đáng sơ. Nếu trong một xã hội Tự Do Dân Chủ, luật pháp nghiêm
minh công bằng, thì những tên công an kia sẻ không dám tự do đánh người. Người dân sẻ giám mở miệng, sẽ mạnh dạn hơn trong mọi vấn đề của xã hội. Và thảm kịch thảm kịch của cả dân tộc như ngày nay đã
không xảy ra. Nếu không có đảng cộng sản thì những cô gái Việt chúng ta không
phải đi làm osin, hay bán mình cho khách làng chơi nơi xứ người. Nếu không có đảng cũng sẽ chẳng có những chàng trai bán
sức lao động cho người đời hành hạ nơi đất khách. Thật đau xót cho dân tộc Việt Nam vì có đảng cộng sản cai trị!
Cả dân tộc Việt Nam chúng ta 80
năm qua đã bị đảng cộng sản biến thành một đoàn nô lệ, ngày đêm lầm lũi cúi đầu đi kiếm miếng ăn. Ai đồng lõa với chúng thì được hư danh với vật chất và quyền bính. Ai chống lại chúng thì đi tù mọt gông hoặc về nơi chín suối. Những yếu tố thuộc về đời sống tinh thần của một con người, nhân phẩm, nhân quyền. Tất cả những điều làm cho con người khác con vật, thì hoàn toàn
vắng bóng dưới cái chế độc cộng sản Việt Nam. Một mặt đảng ký công ước nhân quyền với thế giới, một mặt đảng bịt mồm bịt miệng nhân dân. Đảng nói là vì nước vì dân những đảng không hề lo cho cụ già, em bé,… đảng chỉ thích dùng “phí”
để thu tiền bòn rút của nhân dân. Đảng nói là “đỉnh cao trí tuệ” nhưng đảng lại khiến cho đời sống nhân dân vốn đã lầm than nay còn
thêm bi đát bởi lạm pháp gia tăng, giá vàng cao vút,
giá xăng đỉnh điểm và thất nghiệp tràn lan. Như vậy đảng cộng sản đích thực chính là nguyên
nhân dẫn đến mọi khổ đau của dân tộc.
Vì sao đảng phải làm như vậy? Vì đảng không muốn cho nhân dân thức tỉnh. Đảng muốn ngu dân như cách người Pháp thực dân đã từng làm trước năm 1945. Đảng muốn tất cả vì miếng ăn mà phải hèn, phải nhục để đảng có thể sai khiến. Để cho đảng có thể ban phát một chút ân huệ. Và cuối cùng là để mặc cho đảng dâng Việt nam dần vào tay Trung cộng một cách dễ dàng cũng như lãnh đạo của đảng có thể làm cha mẹ dân, hút máu của nhân dân.
Nếu cả dân tộc Việt Nam chúng ta đều tỉnh thức, thì sẽ có hàng triệu Điếu Cày, hàng triệu Phạm Thanh Nghiên, hàng triệu Đỗ Minh Hạnh, Tạ Phong Tần… Vậy tại sao chúng ta
còn chần chờ gì nữa? Hãy đứng lên thưa các bạn. Chúng ta phải cùng đúng lên để chúng ta đòi lại những gì chúng ta đã
bị đảng cướp mất. Đó là nhân quyền, là tự do, là cuộc sống và cả giang sơn. Nếu chúng ta bước qua được những sợ hãi bản thân, bước qua những vật chất tầm thường được giăng ra bởi cái bẫy của đảng. Nếu chúng ta biết chấp nhận hi sinh bản thân cho dân tộc thì chúng ta sẽ hồi sinh. Và ngày
đó cũng là ngày kết thúc của đảng cộng sản Việt Nam. Chúng sẽ không còn cơ hội để vơ vét, đàn áp và bắt bớ chúng ta nữa. Chúng cũng
không còn cơ hội để vênh váo với dân và bán nước cho Tầu được nữa.
Chúng ta nên đi vào từng việc làm cụ thể và có ý nghĩa thực tế hơn là việc chúng ta tiếp tục sa đà vào việc ký, rồi xin cộng sản thực hiện dân chủ tự do… vì đó là việc không tưởng. Phải nói thẳng một điều là Hiến Pháp cộng sản soạn ra năm 1992 tương đối đầy đủ và đẹp trừ điều 4,79,88… Tuy
nhiên cộng sản chẳng bao giờ thực hiện HP mà thực hiện luật rừng. Xin ví dụ: cộng sản nói tự do báo chí trong
HP nhưng luật Báo chí lại cấm báo tư nhân. Rõ ràng cộng sản coi luật trên HP, điều này hết sức ngược đời.
Hơn thế nữa cộng sản không bao giờ lắng nghe hay thay
đổi vì nếu mà biết lắng nghe đã không
phải là cộng sản. Chính vì vậy những cái gọi là kêu gọi cộng sản sửa đổi hay thực thì là điều hoàn toàn không
khả thi. Thậm chí cộng sản có thể bỏ tất cả những điều vô lý như 258 vv… ra khỏi HP để được tiếng là “dân chủ”. Tuy nhiên để vu oan cho người yêu nước thì cs thiếu gì các. Chúng
có thể cho Người yêu nước tội trốn thuế như Nguyễn Văn Hải, Lê Quốc Quân vv… Bởi vậy trên thực tế đòi thay đổi HP cộng sản nhiều khi cũng chưa hẳn đã giải quyết được vấn đề thực sự cho Việt Nam.
Và một hành động nhãn tiền đang nóng bỏng đã hiện ra trước mắt chúng ta, cộng sản bày trò sửa HP nhưng rồi vẫn thông qua với tỷ lệ cao tuyệt đối việc giữ nguyên HP cũ. Vậy thì chúng ta
xin chúng được cái gì? Kiến nghị với chúng được cái gì? Phải chăng chỉ là đàn gẩy tai trâu hoặc nói cách khác
là “Phản biện, phản đối” để mua thời gian cho đảng kịp giao Việt Nam cho Tàu?
Do đó, điều quan trọng lúc này là tập hợp lực lương dứt khoát lật đổ cộng sản chứ không phải là mong cộng sản sửa đổi vài điều luật lẻ tẻ. Có 2 lý do
chính dẫn đến việc phải dứt khoát với cộng sản đó là:
1/ Chưa có một đảng cộng sản ở một quốc gia nào nhân nhượng cho nhân dân
quyền con người. Cộng sản Việt Nam ngoài độc tài còn là đảng cộng sản duy nhất bán nước cho ngoại bang.
2/ Chưa bao giờ cộng sản Việt Nam nói mà làm,
do đó không thể xin xỏ kẻ cướp hay tin vào lời hứa của những tên cướp. Vì khi cần được mục đích gì đó cộng sản nói rất hay rồi lại nhổ toẹt vào điều đó.
Chính vì vậy, cầu xin cộng sản thay đổi là một điều hoàn toàn không
thực tế. Muốn thay đổi chỉ có cách dẹp bỏ cộng sản bằng những việc làm chống cộng và diệt cộng chứ không phải xin cộng.
II. Việc làm thiết thực:
1. Câu chuyện Hoàng Chi Phong
Theo Thông tín viên nhật báo Le Monde của Pháp tại Hồng Kông
ngày 10/12/2012 trong bài viết mang tựa đề “Hoàng Chi
Phong, cậu học sinh thách thức Bắc Kinh” đã nói về một sự kiện chưa từng diễn ra tại đây. Phong trào
do cậu bé 15 tuổi này lãnh đạo đã khiến chính quyền Hồng Kông phải lùi bước trước ý định áp đặt chương trình “giáo dục lòng yêu nước” của Trung cộng. Tin này đã được RFI cho đăng
trên website của mình.
Trích đoạn từ RFI như sau: “Bài báo mô
tả cậu học sinh với cặp kính cận có bề ngoài cũng bình
thường như các thiếu niên Hồng Kông cùng độ tuổi 15 với cậu. Nhưng bài diễn văn của Hoàng Chi Phong
(Joshua Wong Chifung) với giọng điệu vừa khẩn thiết, lo ngại nhưng vẫn cụ thể, nhắm thẳng vào mục đích, nhất là trước một rừng micro: cậu bé giải thích vì sao phải bằng mọi giá phản đối việc áp đặt «chương trình giáo dục đạo đức». Đây là môn học mới mà Hoàng Chi
Phong khẳng định là nhằm tẩy não, mà chính
quyền Hồng Kông định buộc học sinh trung và
tiểu học phải theo từ nay cho đến năm 2016. Cậu bé 15 tuổi đã chiến thắng! Sau nhiều tháng do dự, một cuộc biểu tình khổng lồ với gần 100.000 người hôm 29/7, nhiều vụ tuyệt thực trong đó có cả các học sinh tham gia,
10 ngày cắm dùi trước trụ sở chính quyền hồi tháng Chín, ông
Lương Chấn Anh, lãnh đạo đặc khu Hồng Kông hôm 7/10
cuối cùng đành phải thông báo cho ngưng lại chương trình này”.
Cậu bé Hoàng Chi
Phong, chỉ mới 15 tuổi, nhưng hơn hẳn một số người tự cho mình là nhà
đấu tranh nhưng vẫn ôm khư khư cái thẻ đảng hoặc tuyên bố bỏ đảng nhưng vẫn một mực ca ngợi “đảng cộng sản có công giành độc lập, tự do cho Việt Nam. Ở bài này không đề cập đến những lý do mà tôi
cho rằng những công lao mà cộng sản tự rêu rao là hoàn
toàn bịa đặt. Nó đã được trình bày ở “Những sự thật không thể chối bỏ” và “Những sự thật cần phải biết”. Rõ ràng ở đây cái việc cậu bé Phong làm
cho thấy nó là một việc làm thiết thực, nó không cần xin cho mà nó
là phản kháng rõ ràng với cộng sản.
Cậu bé Hoàng Chi
Phong, 15 tuổi, đã sớm biết cái gọi là “giáo dục lòng yêu nước” của Trung cộng, chỉ là đòn hỏa mù cho một lối nhồi nhét tàn ác,
phi nhân theo chủ nghĩa Cộng sản, biến con người trở thành những con vật, chỉ biết sống và chết vì đảng cộng sản, và hủy hoại lương tri của con người. Do đó, Hoàng
Chi Phong đã lãnh đạo Phong trào này, và đã khiến chính quyền Hồng Kông phải lùi bước trước ý định áp đặt chương trình “giáo dục lòng yêu nước” của Trung cộng.
Hoàng Chi Phong 15 tuổi trở thành “lãnh đạo phong trào chống lại chương trình “giáo dục lòng yêu nước”, bằng những cách giết người theo chủ nghĩa Cộng sản. Cậu bé Hoàng Chi Phong, bây giờ là 15 tuổi, nhưng đã có ý thức từ lúc mới 12 tuổi, đã biết cái nguy hiểm, cái họa của cái gọi là “giáo dục lòng yêu nước” theo kiểu họ Mao. Đó chính là
những việc làm cụ thể mà chúng ta nên
làm thay vì xin và cho với cộng sản. Mà như chúng ta đã biết cộng sản không bao giờ biết lắng nghe.
2. Câu chuyện Việt Nam:
Ở Hongkong có
Hoàng Chi Phong thì Việt Nam cũng không hiếm. Đầu tiên chúng ta
hãy xem trường hợp của Minh Hạnh. Mặc dù bị bắt và hành hạ trong tù nhưng Hạnh nhất quyết không nhận tội. Trong thời gian gần đây, bất chấp các lời đe dọa của công an và bệnh hoạn nặng nề mà nghi có thể là ung thư vú thì từ nhà tù Xuân
Lộc, nhà đấu tranh trẻ tuổi Đỗ Thị Minh Hạnh vẫn cương quyết không nhận tội danh “phá rối an ninh trật tự” và “chống đối nhà nước” mà bạo quyền cộng sản Việt Nam đã gán ghép
để kết án 7 năm tù đối với cô.
Trong chuyến thăm nuôi mới nhất, cô Minh Hạnh tuyên bố với người mẹ là đời người chỉ chết một lần, cô muốn cho bạo quyền thấy rằng họ không được coi thường tinh thần của dân tộc. Cô Hạnh nói với mẹ là “Con không có
tội. Những việc con làm, bất cứ công dân nào
cũng có bổn phận phải làm”.
Mẹ của cô, bà Trần Thị Ngọc Minh, cho biết là bọn công an nỗ lực thuyết phục bà khuyên nhủ cô Hạnh nhận tội để sớm được trả tự do, nhưng cô Hạnh tuyên bố là chớ nên tin vào lời hứa của bọn công an. Và
Hanh rất tin vào con đường mình đã chọn là chính nghĩa. Đó chính là
một trong những tín hiệu đáng lạc quan về tinh
thần dấn thân của giới trẻ hiện nay. Nó còn là minh chứng cho tội ác của cộng sản mà chúng ta
phải đấu tranh để giải thoát cho những người yêu nước như Hạnh. Đồng thời cho chúng ta thấy rằng với cộng sản dứt khoát phải khẳng khái và không
có chỗ cho sự xin cho. Vì cộng sản không bao giờ biết thương dân và những người yêu nước.
Đỗ Thị Minh Hạnh
Hay một trường hợp khác là cậu bé con của chị Nga, rất đơn giản và thực tế với khẩu hiệu chống Tàu. Nó khác hẳn với kiểu “mong muốn đảng sửa sai” của một số người tự cho là nhân sĩ
trí thức kiểu xin cho. Đừng nên tự bào chữa đó là một hình thức đâu tranh vì với cộng sản bao nhiêu năm
nay có súng ống và quân đội, công an thì những gì xin cho kết quả chỉ là số không tròn trĩnh
mà thôi. Vì vậy chúng ta nên chấm dứt tình trạng viết đơn đề nghị, rồi ký để gửi đến cộng sản vì đó chỉ là những điều vô nghĩa. Nếu có ký và có tố cáo cộng sản xin hãy gửi nó cho LHQ hay
tòa án quốc tế và các quốc gia đang đấu tranh cho dân
chủ tự do sẽ có tác dụng hơn nhiều so với việc ký và gửi cho một nhà cầm quyền độc tài luôn coi
mình là tất cả. Chả lẽ chúng ta ký thư gửi cho bọn cướp rằng: “Cướp ơi đừng đàn áp, cướp ơi hãy thực thi nhân quyền đi?” – Đó là một điều quá vô lý. Còn
nếu cho rằng vì đang công khai nên không thể mạnh mẽ đấu tranh với đảng, vậy xin hỏi tại sao không âm thầm làm việc? Trong đấu tranh với cộng sản gian manh, tại sao cứ phải dùng những thứ để được nổi trội để rồi lấy đó làm lý do để tự hạn chế chính bản thân mình, ngụy biện cho sự van xin không dứt khoát với đảng cộng sản.
Đây là một tấm gương về sự đấu tranh thẳng thắn
III. Một vài gợi ý cụ thể:
Nền dân chủ tại Nga hay
Campuchia hiện nay là bài học lớn mà mọi người đã thấy đó là chế độ tân độc tài với cái đuôi tàn dư cộng sản. Nói cách khác
nó là sản phẩm của dân chủ cuội mà ra. Ngoài
ra, bài học Miến Điện năm 1990 còn
đó. Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ của bà Aung San Suu
Kyi đã thắng 392 trong tổng số 485 ghế, chiếm hơn 60% số phiếu và 80% ghế trong quốc hội trong cuộc bầu cử, nhưng các kết quả của cuộc bầu cử đã bị SLORC (Hội đồng Khôi phục Trật tự và Luật pháp Liên bang)
huỷ bỏ và họ từ chối giao lại quyền lực. Bà Aung San
Suu Kyi và đảng viên của bà vô tù, bị đánh đập tàn bạo, hành hạ tơi bời.
Hiện nay dù Liên
đoàn Quốc gia vì Dân chủ của bà Aung San Suu
Kyi đã trở lại chính trường nhưng với số ghế dành sẵn cho đám quân
phiệt Miến, thì suốt đời bà Aung San Suu Kyi
và đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ cũng chỉ làm cộng cụ phục vụ cho đám quân phiệt Miến đội lốt dân chủ cuội để biến thành thực dân nội địa Miến Điện mà thôi.
Nếu con đường dân chủ song hành với cộng sản, được nhà nước cộng sản cho phép hoạt động, cũng sẽ làm công cụ phục vụ cho chế độ dân chủ cuội như Nga, Campuchia,
Miền Điện mà nạn nhân chính là
nhân dân Việt Nam sau này. Do đó, muốn có dân chủ, tự do thật sự thì phải thật sự ly khai hoàn
toàn với cộng sản, với Hồ Chí Minh. Muốn làm được điều đó chúng ta phải làm từng bước một thật chắc chắn mà theo thiển ý đó là hãy
giúp bà con dân oan và những người bị tù đầy cộng sản hay tố cáo tội ác cộng sản, Hồ Chí Minh thẳng thắn ra LHQ và các tổ chức quốc tế. Cụ thể có thể một số gợi ý như sau:
1. Đề nghị các vị nhân sĩ, trí thức trong và ngoài
nước cùng nhau làm 1 bản phản đối chính quyền độc tài cộng sản Việt Nam bắt bớ blogger trái
phép như Phạm Viết Đào, Nguyễn Tường Thụy hay những người yêu nước như Nguyên Kha, Tạ Phong Tần, Đỗ Minh Hạnh, Nguyễn Văn Hải vv… rồi kêu gọi tất cả những người dân Việt Nam yêu nước cùng ký vào.
Sau đó gửi ngay bản phản đối này cho Hội đồng nhân quyền LHQ, đại diện EU về nhân quyền, thượng và hạ nghị viện Mỹ, EU… Đây là 1 việc làm thiết thực và sẽ có tác dụng nhãn tiền trong 1 ngày gần đây, khi Hội đồng nhân quyền đã chấp nhận đơn xin gia nhập Hội đồng nhân quyền của đảng cộng sản Việt Nam. Nó thiết thực hơn nhiều với việc xin đảng cộng sản cho làm một việc gì đó. Đó là một cách tố cáo bộ mặt thật của cộng sản Việt Nam khi cái
tròng cổ đã được tròng vào cổ đảng.
2. Hãy quên đi việc ký tên xin cộng sản ban phát cho
dân chủ, tự do trong đó có mong muốn cộng sản sửa đổi. Hãy làm ngay
những việc cần thiết đó là :
a. Kể rõ và đầy đủ mọi sai lầm và tội ác tày đình của HCM và cộng sản đời từ trước đến nay để nhân dân thấy rõ ràng sự thật.
b. Kêu gọi toàn dân hợp cùng NSTT trong
và ngoài nước đứng lên vứt bỏ Hồ Chí Minh – một tội đồ dân tộc, phải dứt khoát đoạn tuyệt với cộng sản.
3. Nhân sĩ trí thức thực chất cũng biết rõ đảng cộng sản và HCM đã bán nước, nhưng không dám nói
thẳng sự thật mà chỉ dám nói bóng nói
gió. Ngay cả lúc HCM và cộng sản cướp chính quyền của thủ tướng Trần Trọng Kim chỉ có rất ít thấy vị nhân sĩ trí thức báo động cho dân tộc như cụ Tô Hải, Hữu Loan.
Bây giờ giặc đã vào nhà của chúng ta, chúng
sẽ bắt con ta làm nô lệ cho chúng, chúng
phá nhà chúng ta, chúng đang tung hoành khắp nước ta, đất ta đã mất một phần, biển ta đã mất gần hết và đất nước sắp rơi vào tay giặc, nòi giống sắp bị tuyệt chủng thế mà các vị trí thức nhân sĩ này
không ra lời hiệu triệu toàn dân xuống đường tiêu diệt bè lũ bán nước đảng cộng sản và tiêu diệt bè lũ bán nước mà chỉ kêu gọi ký “ôn hòa”, hết cái này đến cái khác đó là
một việc làm không thực tế.
Nếu ký “ôn hòa” làm
đảng cộng sản sụp đổ thì đã không có
dân oan, không có tù nhân lương tâm hay những vụ giặc ngồi ngay tại Tây Nguyên.
Cũng chỉ vì “ký” ôn hòa mà cuối cùng giặc vẫn vào Việt Nam, cộng sản vẫn bắt những người yêu nước. Đó là những sai lầm mà chúng ta cần phải tránh.
Khi đảng cộng sản đã ngồi một ghế trong Hội đồng nhân quyền LHQ thì biện pháp hữu hiệu nhất để đòi nhân quyền là xuống đường biểu tình đòi nhân
quyền để dư luận thế giới thấy rõ cộng sản đàn áp nhân quyền như thế nào. Thế nhưng như chúng ta đã từng thấy các vị nhân sĩ trí thức này để khoảng chục blogger đơn độc lội hết đại sứ quán này sang đại sứ quán khác. Tại sao quí vị không dẫn đầu những đoàn blogger
này đi các đại sứ quán cho con cháu học tập? Tại sao những vị trí thức không làm việc có ý nghĩa hơn là đem việc cộng sản vi phạm nhân quyền đến LHQ mà chỉ biết xin cộng sản cho thực hiện việc này nọ với những chữ ký mà cộng sản không coi vào
đâu?
Trên thực tế chúng ta cũng thấy tại Văn giang, Vụ bản, Mường Nhé, Mỹ Yên… hàng ngàn vụ nhân dân đơn độc chống đảng cướp ngày cũng không
thấy nhân sĩ trí thức giúp đỡ cụ thể gì hết, vậy nhân dân có thể trông chờ gì ở quí vị? Các trí thức đã ở đâu khi dân oan mất đất và bị đánh đập? Các vị ở đâu khi biểu tình chống Tàu bị đàn áp. Có những vị tuyên bố về cộng sản vi phạm sai trái trong
vụ của Nguyên Kha, của Đoàn Văn Vươn nhưng chỉ có 1 số người yêu nước thực sự đến có mặt tại tòa. Đó là những sai lầm của đấu tranh với cộng sản cần phải thay đổi.
4. Nên kêu gọi các tổ chức quốc tế và các nhà đầu tư nước ngoài hãy nhìn
rõ về vấn đề nhân quyền để họ thôi không hợp tác làm ăn với cộng sản. Đó là con đường ngắn để ngăn không cho cộng sản hút máu của nhân dân.
Bắng chứng là mới đây, hãng tư vấn Wealth-X ở Singapore và
ngân hàng UBS Thụy Sỹ vừa công bố báo cáo cho biết, Việt Nam đứng thứ hai trong số các nước Đông Nam Á có số người siêu giàu tăng
mạnh trong vòng một năm qua. Việt Nam được xếp thứ hai sau Thái Lan
với mức tăng 14,7. Theo báo cáo này thì số người Việt gia nhập câu lạc bộ siêu giàu hiện là 195 người, với tổng tài sản 20 tỷ USD. Trước đó một năm, Việt Nam chỉ có 170 triệu phú USD, với tổng giá trị tài sản 19 tỷ USD.
Bên cạnh đó, theo Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc, tính đến năm 2010, vẫn có 8,01 triệu dân Việt Nam sống trong cảnh nghèo đói, thiếu thốn trăm bề. Tình trạng không nhà cửa và thất học xảy ra ở nhiều địa phương khắp cả nước. Thậm chí, nghèo đói
đến mức nhiều người dân Việt Nam phải tìm đến cái chết để tự giải thoát cho mình.
Điển hình là vụ việc của chị Nguyễn Thị Mỹ Nhân (48 tuổi, ngụ xã An Xuyên, TP
Cà Mau – Cà Mau) đã treo cổ tự tử vào đầu tháng 5/2013 để gia đình được cấp sổ hộ nghèo và các con
được đi học.
Trong khi số lượng người siêu giàu tăng nhanh, còn lượng người “siêu nghèo”
cũng tăng chẳng kém. Cũng theo Báo cáo của Cục thống kê nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam cho thấy, khoảng cách thu nhập giữa người giàu và nghèo tại Việt Nam đã tăng từ 8,9 lần trong năm 2008
lên 9,2 lần trong năm 2011. Thu nhập trung bình của khu vực thành thị cao hơn gần gấp 10 lần thu nhập trung bình dao
động ở mức 30 usd/tháng của nhóm thu nhập thấp.
Có lẽ có rất nhiều nguyên nhân nhưng tựu chung lại chỉ có một nguyên nhân
chính duy nhất đó là: Chế độ cộng sản. Tại sao lại có thể kết luận như vậy? Có lẽ cũng không quá
khó để có đáp án đúng đắn cho điều này.
Trong những năm qua, cộng sản thực hiện chế độ độc tài nên mọi người dân muốn tham gia kinh
doanh đều phải chịu sự áp đặt của đủ mọi quan chức từ địa phương đến trung ương, từ ngành nọ sang ngành kia.
Các quan chức cộng sản do được độc tài bảo hộ nên tha hồ hà hiếp cướp đoạt của dân thông qua
“hối lộ” phí và đủ các thủ tục và lễ phí. Như thế người nghèo càng
nghèo hơn còn chỉ có quan chức là giàu sụ.
Đi kèm đó là việc cướp đất đai trắng trợn của người dân để thực hiện các dự án đã làm cho tiền tài đổ vào các quan chức cộng sản và tư bản đỏ đứng sau. Đơn cử như tại rất nhiều địa phương người ta có thể thu hồi đất của dân với giá chỉ vài chục nghìn đồng chưa mua nổi một bát phở trên một mét vuông để sau khi cướp được đất lại thổi phồng lên giá hàng
chục, thậm chí hàng trăm triệu đồng. Do có sự hậu thuẫn của quan chức tư trung ương nên việc thổi giá được chấp nhận dễ dàng. Người mất đất thì ngậm đắng nuốt cay vì mất đất ở, đất sản xuất còn người mua nhà nếu không phải là quan tham,
là tư bản đỏ thì cũng chẳng có nhà mà ở.
Ngoài ra việc vay vốn FDI, ODA của nước ngoài về đầu tư các dự án cũng là những miếng mồi ngon cho quan
tham và tư bản đỏ chia chác lợi ích, đục khoét tài chính
khiến cho có một bộ phận siêu giàu còn đại bộ phận đất nước vẫn nghèo và mắc nợ. Đồng thời, việc cộng sản tạo cơ hội cho đầu cơ và mua bán vàng kiểu “thằng giàu cứ giàu, thằng nghèo càng chết đói” khiến cho xã hội ngày càng nhiều hố sâu ngăn cách.
Những Ngươi nghèo đã nghèo lại khổ hơn. Từ vơ vét tiền của dân và vay tiền nước ngoài cộng sản có thể duy trì chế độ công an trị “còn đảng còn tiền” hiện nay. Vì vậy muốn cộng sản phải sụp đổ thì cần phải bóp chết chúng về mặt kinh tế.
IV. Kết luận:
Bài viết này không có ý
chỉ trích những người được coi là nhân sỹ trí thức. Nó chỉ là một lời đề nghị của một người mong muốn Việt Nam được độc lập và dân chủ thực sự. Nếu chúng ta chỉ chú ý đến chụp hình để xác nhận cái tôi cá
nhân, thành lập nhiều quá những hội đoàn mà trên thực tế đã quá nhiều nhưng hiệu quả chưa được bao nhiêu và
cũng càng làm cho sự thống nhất phối hợp bị giảm đi. Chúng ta chưa độc lập vì còn cái đuôi
Trung cộng đàng sau nên đừng hòng mơ về dân chủ với kiểu xin cho vẫn thấy đối với cộng sản hoặc đấu tranh thiên về hình thức. Nếu cộng sản có thể thay đổi và chấp nhận ý kiến của trí thức, của người dân thì đã không
có thảm cảnh mấy chục năm qua. Chính vì vậy những việc chúng ta cần phải làm ngay đó
chính là phải dứt khoát vứt bỏ cộng sản và tố cáo cộng sản ra dư luận quốc tế, tìm cách tạo ra sự đối đầu trực diện với đảng cộng sản. Chọn cho mình con đường đối đầu chứ không van xin cộng sản thay đổi chính là con đường hợp lý nhất mà chúng ta phải đi. Đừng nên mong chờ cộng sản thay đổi vì chưa có nhà nước cộng sản nào thay đổi nếu không có người dân đứng lên giật sập nó cả.
29/11/2013
Đặng Chí Hùng
danlambaovn.blogspot.com
Người việt cộng Xấu Xí (Blog
Hanwonders - Quốc Nội)
Ảnh đại diện của tác giả trên trang blog cá nhân.(blog
hanwonders)
(Viết
từ trong nước)
Người việt cộng Xấu Xí
Bài
viết này sẽ không có một chữ việt nam nào được viết hoa.
Bởi chúng ta có xứng đáng được trân trọng như vậy không? Không hề.
Cách đây đã lâu, tôi đọc “người trung quốc xấu xí” của ông Bá Dương (Đài Loan), chưa bàn tới hay/dở/đúng/sai của nội dung cuốn sách gây tranh cãi ầm ĩ đó, tôi chỉ nhớ lại cảm giác giật mình của tôi khi đó. Khi tôi đọc lướt qua vài trang sách. Tôi như vỡ ra một niềm cảm khái mà từ lâu nó cứ âm ỉ trong lòng. Tôi biết thế giới đã từng có những cuốn“Người Mỹ xấu xí”, “Người Nhật Bản xấu xí”, rồi mới đến cuốn của ông Bá Dương. Tôi vừa đọc, vừa tự hỏi, tại sao người việt nam chúng ta không có một cuốn như thế này? Tại sao chúng ta cứ tự ru ngủ mình trong cái điệp khúc dân tộc việt nam là “cần cù, nhân hậu, thông minh, kiên cường, bất khuất, đoàn kết thương yêu nhau,…” & nhìn đâu cũng thấy anh hùng, liệt sĩ… Nếu thực sự chúng ta có những tố chất đó, nếu thực sự chúng ta là những người như thế, sao kết quả chúng ta hiện nay lại là một đất nước như thế này?
Một đất nước mà hơn phân nửa các cô cậu tú tài đi thi cử nhân khoe rằng mình có quay cóp một cách hoàn toàn không có chút tự trọng (đó là được hỏi, còn báo chí không cần hỏi vẫn có những hình ảnh phao thi trắng cả trường thi! Vậy thì thi cái gì? Thi xem ai quay cóp giỏi hơn chăng?). Trong đó còn có cả những đứa trẻ bảo rằng năm nay không thi thì năm sau thi, chứ làm bài mà phỉ báng “thần tượng Su-Ju” của nó là nó không thi! Mặc cho bao nhiêu tâm sức, kỳ vọng của gia đình, nhà trường, xã hội – những nền tảng đã cho nó có được cuộc sống và kiến thức để mà tiếp cận được với Su-Ju danh giá của nó. Thế mà nó vẫn được rất nhiều đứa trẻ khác tung hô! Chính là những đứa trẻ sẵn lòng khóc lóc, quỳ gối, hôn ghế… trước thần tượng. Một dân tộc gì đã sản sinh và nuôi dạy ra một thế hệ kế thừa như thế?
Con nít nó học cha anh mà ra, chúng ta đã nuôi dạy trẻ con thành ra như thế sao? Đừng ai đổ thừa cho ai. Vì trường học đổ cho cha mẹ, cha mẹ đổ cho xã hội, xã hội đổ cho cha mẹ & nhà trường. Tóm lại, đừng đổ nữa. Hãy biết hốt về mình đi! Tất cả chúng ta là người lớn, chúng ta đều có lỗi.
Bởi chúng ta có xứng đáng được trân trọng như vậy không? Không hề.
Cách đây đã lâu, tôi đọc “người trung quốc xấu xí” của ông Bá Dương (Đài Loan), chưa bàn tới hay/dở/đúng/sai của nội dung cuốn sách gây tranh cãi ầm ĩ đó, tôi chỉ nhớ lại cảm giác giật mình của tôi khi đó. Khi tôi đọc lướt qua vài trang sách. Tôi như vỡ ra một niềm cảm khái mà từ lâu nó cứ âm ỉ trong lòng. Tôi biết thế giới đã từng có những cuốn“Người Mỹ xấu xí”, “Người Nhật Bản xấu xí”, rồi mới đến cuốn của ông Bá Dương. Tôi vừa đọc, vừa tự hỏi, tại sao người việt nam chúng ta không có một cuốn như thế này? Tại sao chúng ta cứ tự ru ngủ mình trong cái điệp khúc dân tộc việt nam là “cần cù, nhân hậu, thông minh, kiên cường, bất khuất, đoàn kết thương yêu nhau,…” & nhìn đâu cũng thấy anh hùng, liệt sĩ… Nếu thực sự chúng ta có những tố chất đó, nếu thực sự chúng ta là những người như thế, sao kết quả chúng ta hiện nay lại là một đất nước như thế này?
Một đất nước mà hơn phân nửa các cô cậu tú tài đi thi cử nhân khoe rằng mình có quay cóp một cách hoàn toàn không có chút tự trọng (đó là được hỏi, còn báo chí không cần hỏi vẫn có những hình ảnh phao thi trắng cả trường thi! Vậy thì thi cái gì? Thi xem ai quay cóp giỏi hơn chăng?). Trong đó còn có cả những đứa trẻ bảo rằng năm nay không thi thì năm sau thi, chứ làm bài mà phỉ báng “thần tượng Su-Ju” của nó là nó không thi! Mặc cho bao nhiêu tâm sức, kỳ vọng của gia đình, nhà trường, xã hội – những nền tảng đã cho nó có được cuộc sống và kiến thức để mà tiếp cận được với Su-Ju danh giá của nó. Thế mà nó vẫn được rất nhiều đứa trẻ khác tung hô! Chính là những đứa trẻ sẵn lòng khóc lóc, quỳ gối, hôn ghế… trước thần tượng. Một dân tộc gì đã sản sinh và nuôi dạy ra một thế hệ kế thừa như thế?
Con nít nó học cha anh mà ra, chúng ta đã nuôi dạy trẻ con thành ra như thế sao? Đừng ai đổ thừa cho ai. Vì trường học đổ cho cha mẹ, cha mẹ đổ cho xã hội, xã hội đổ cho cha mẹ & nhà trường. Tóm lại, đừng đổ nữa. Hãy biết hốt về mình đi! Tất cả chúng ta là người lớn, chúng ta đều có lỗi.
Bởi người lớn có hơn gì? Một xã hội mà người ta đang sẵn lòng thuốc chết nhau đi từng ngày bởi tiền bạc bất kể lương tri. Làm quan thì chỉ lo vơ vét, tham nhũng, quỳ gối trước ngoại bang để duy trì sự thống trị trước nhân dân. Gần 40 năm thống nhất, việt nam có hơn gì thời chiến ngoài đống xe máy chạy đầy đường & trong túi ai cũng có một cái điện thoại di động? Dù nhà ở không có, đất đai không có, bảo hiểm không có, tương lai cho con cái không có,… nhưng bia rượu chảy tràn lan mỗi ngày trong quán nhậu. Người ta được ru giấc suốt 40 năm bằng niềm ước mơ cháy bỏng “cơm no, áo ấm”. Hạnh phúc chỉ thế thôi! Muốn hạnh phúc hơn thì hãy làm giàu, làm giàu, làm giàu! “Doanh nhân là chiến sĩ thời bình”.
Cứt! Tôi ỉa vào cái khẩu hiệu sặc mùi con buôn, đầy phân chợ trời đó! Tiếng súng không còn nổ ngoài đường. Một cuộc chiến khác đậm chất mafia, côn đồ, đảo Sicily chắc còn phải chào thua nhà cầm quyền việt nam trước khả năng dùng “luật im lặng” của họ với dân mình. Cuộc chiến đó là rình mò, là theo dõi, là cấm cản, là kiểm duyệt, là vu cáo, là bắt bớ, là dùi cui, là tù đày, là chết không lý do, là bị bịt miệng tại tòa, là con cháu theo lời lãnh đạo cầm gậy gộc ra ngoài đồng ức hiếp ông bà cha mẹ chòm xóm của mình vì họ đang giữ đất. Trong khi họ giữ đất cho ai? Những đứa thanh niên đó nó đang nghĩ gì khi quay lưng lại với dân tộc mình? Đơn giản thôi. Nó tin rằng nếu trung thành với cái thể chế mà nó đang phục vụ, thể chế đó sẽ cho nó công việc ổn định, đặc quyền, đặc lợi hơn người. Vậy là nó nhắm mắt làm theo, coi nhân dân là cỏ rác, cũng vì lợi ích cá nhân & gia đình nó – nếu nó có nghĩ tới. Chứ ngoài ra, liệu còn cái lý tưởng cao đẹp nào có thể tin vào lúc này? Đừng nói với tôi là “lý tưởng Hồ Chí Minh” hay “lý tưởng cộng sản” nhé! Hỏi những đứa mặc áo xanh cán bộ Đoàn thử xem, nó nói có trôi chảy không? Tôi đã thử rồi, rốt cuộc là ngồi im nghe tôi nói huyên thuyên toàn những điều mà trường học gọi là “phản động”.
Cuộc chiến này được khoác lên chiếc áo bảo vệ hòa bình, tự do, hạnh phúc. Còn bên trong là để bảo vệ quyền lợi, quyền lực cho một nhóm người gắn kết với nhau bằng những chiếc răng cùng gặm vào xương máu người nghèo, người thất học, người bán buôn lương thiện hàng ngày. Những người mỗi ngày chỉ biết tạ ơn trời phật đã cho chúng con một ngày yên ổn làm ăn, không bị cán bộ thuế đến nhũng nhiễu, không bị CSGT thổi phạt kiếm ăn, không bị đội dân phòng rượt đuổi, không bị ông chủ đẩy vào toa-lét để sờ soạng, không bị cắt tiền tăng ca, không bị cho ăn cơm thiu ngộ độc, không bị bệnh đột ngột phải vào bệnh viện nằm gầm giường chờ chết,...
Thế
là cái dân tộc đầy sợ sệt, bất an đó cuống cuồng kiếm tiền, cuống cuồng vơ chỗ
này, cấu chỗ kia để lo cho cái thân mình. Họ còn biết làm gì nữa?
Và
khi họ chăm chắm vào tiền và sự yên ổn cho mình, họ để mặc cho một bọn ác khác
lên ngôi, bọn này là sản phẩm của công thức:
Bên
trên, chúng nhìn thấy cách hành xử của một chính quyền côn đồ, có tiền là ra
luật + Bên cạnh, chúng nhìn
thấy những con người thờ ơ với người khác, chỉ còn biết nghĩ tới mình + Bên dưới, chúng nhận ra một đám người khổ
sở, sợ sệt, yếu ớt = Chúng chợt
nhận ra chúng có khả năng luồn cúi bên trên, tránh né bên cạnh & ức hiếp
bên dưới.
Sao
mà tôi sợ bọn người đó như thế?!
Bọn
đó tập trung vào các cơ quan công quyền, làm quản lý, làm công an, làm công
chức,… làm “đầy tớ” của nhân dân!
Bọn
công bộc đó đã cùng nhau đẩy những cụ già bỏ quê bỏ xứ, lên Sàigòn ngồi vạ vật
dầm mưa dãi nắng suốt ngày đêm, ngày này qua tháng nọ để kêu oan.
Bọn
công bộc đó đã đẩy 2 mẹ con người phụ nữ nọ phải dùng đến cách phản kháng cuối
cùng mà họ có là khỏa thân ở giữa đường để đòi lại công bằng. Vì trong tay họ
còn có gì để chống lại chúng ngoài phẩm cách của người đàn bà vốn được coi là
thiêng liêng? Họ dùng đến cách đó, và cuối cùng bị chúng lôi kéo dọc đường và
nỗi oan của họ có ai thèm đoái tới?
Bọn công bộc đó đã đẩy đến đỉnh điểm hôm nay, một người mẹ uất ức tự
thiêu trước cổng 1 cơ quan công quyền vì không còn sức để chịu đựng…
Tôi
sợ bọn chúng vì bọn chúng đông quá, đông như kiến cỏ. Chúng nhan nhản khắp nơi,
ngày ngày bóp chết mọi ước mơ, triệt tiêu mọi khao khát, thêm sự dốt nát của
chúng vào nữa là hoàn hảo để tạo ra một nền kinh tế xã hội thụt lùi đến chóng
mặt, quay cuồng trong dối trá và danh lợi. Đáng sợ hơn, cuộc sống ấm êm no đủ
của chúng nhờ vào tính cơ hội – thu vén
lại là sự thèm khát của những tầng lớp khác. Khiến cho những con thiêu thân non
trẻ khác lao vào như một cơ hội ngàn vàng.
Bọn
này tiếp tay cho bọn con buôn cũng lưu manh không kém. Thế là chúng ta ăn thức
ăn có độc mỗi ngày, con cháu chúng ta uống sữa độc mỗi ngày, chúng ta đi trên
những con đường hiểm họa mỗi ngày, chúng ta tiêu dùng những gì chúng mang tới,
chúng ban phát, với giá mà chúng ấn định, với mức thuế
mà chúng muốn,… không còn một lựa chọn nào khác.
Không
biết làm gì khác, không có phản ứng gì khác!
Vì
chúng ta lương thiện. Kẻ không lương thiện có những phản ứng tàn độc hơn, hoặc
biến hẳn sang một trạng thái sống khác, như một sự kết tinh cao cấp hơn của một
xã hội đương nhiên sẽ sản sinh ra nó.
Tôi
nghĩ đến bọn này khi tôi đọc tin về tên bác sĩ lợi dụng lúc mẹ của bệnh nhi đi
lấy giấy xét nghiệm, hắn hãm hiếp đứa bé mới 3
tuổi.
Tôi
đọc tin ông bà chủ đánh trẻ làm công đến thương tật.
Tôi đọc tin một gã thanh niên có học chặt chém bạn gái mình thành từng khúc chỉ vì một chiếc xe máy và chút ít tài sản.
Tôi đọc tin bọn chủ & lơ xe vứt xác hành khách bị lèn chết giữa đường mà cả xe không ai phản ứng.
Tôi đọc tin nữ sinh phải ngủ với thầy giáo để được điểm tốt.
Tôi đọc tin người đi đường bị cướp, may mắn giật lại được túi tiền, nhưng túi rách, tiền bay ra, xung quanh thiên hạ xúm lại nhặt, nhưng không phải nhặt giúp, mà nhặt hết đi không chừa lại đồng nào.
Tôi đọc tin một gã thanh niên có học chặt chém bạn gái mình thành từng khúc chỉ vì một chiếc xe máy và chút ít tài sản.
Tôi đọc tin bọn chủ & lơ xe vứt xác hành khách bị lèn chết giữa đường mà cả xe không ai phản ứng.
Tôi đọc tin nữ sinh phải ngủ với thầy giáo để được điểm tốt.
Tôi đọc tin người đi đường bị cướp, may mắn giật lại được túi tiền, nhưng túi rách, tiền bay ra, xung quanh thiên hạ xúm lại nhặt, nhưng không phải nhặt giúp, mà nhặt hết đi không chừa lại đồng nào.
Thay
vì bị 1 đứa cướp, anh ta bị cả con đường đè ra mà cướp!
…
còn rất nhiều tin.
Một dân tộc gì mà độc ác và hèn hạ thế?
Một dân tộc gì mà độc ác và hèn hạ thế?
Dĩ
nhiên không chỉ có mình tôi biết đau đớn vì những điều đó.
Chúng
ta có cả một thứ to tát mà tôi tạm gọi là “nền văn chương than khóc”.
Trong
những tác phẩm thi ca xuất bản từ khoảng 20 năm trở lại đây, tôi không dám nói
mình đọc nhiều hay nghe nhiều, nhưng tôi cố gắng đọc, nghe, cố gắng tìm tòi, cố
gắng tìm kiếm một tác phẩm nó xứng đáng làm cho tôi thấy dân tộc việt nam của
tôi thực sự là “cần cù, nhân hậu,thông minh, kiên cường, bất khuất, đoàn kết
thương yêu nhau,…” một cách đúng nghĩa. Vì hãy quên những hình tượng cách mạng
cao đẹp trong văn chương hay cả âm nhạc của miền Bắc thời chiến tranh đi! Đó
không phải là văn chương, nó là thuốc
pháo, tìm cách dẫn dắt, thôi thúc người ta chém giết & chết. Không hơn
không kém.
Các
bạn có tìm kiếm giống tôi không? Và các bạn có tìm thấy không? Hay đầy rẫy xung
quanh chúng ta chỉ có 3 loại:
-
Loại mờ nhạt, rẻ tiền, xúc cảm vu vơ, vụn vặt, vô thưởng vô phạt.
- Loại có trăn trở, có suy tư, nhưng toàn đau đáu những nồi niềm xưa cũ, tương lai chả biết phải vứt đi đâu và vứt cho ai?
- Loại mạnh mẽ hơn, trực diện hơn, nhưng tầm vóc tác phẩm chỉ ở mức gẩy lên 1 tiếng đàn, rồi thôi!
- Loại có trăn trở, có suy tư, nhưng toàn đau đáu những nồi niềm xưa cũ, tương lai chả biết phải vứt đi đâu và vứt cho ai?
- Loại mạnh mẽ hơn, trực diện hơn, nhưng tầm vóc tác phẩm chỉ ở mức gẩy lên 1 tiếng đàn, rồi thôi!
Tinh
thần chúng ta đang được nuôi dưỡng bằng những thứ chỉ đến mức đó thôi.
Còn
những thứ hổ lốn lai căng phát trên TV, bán ngoài sạp báo mỗi ngày, tôi không
dám kể tới, vì đó là nỗi kinh hoàng mà nếu phân tích thêm, chỉ muốn vứt cái đầu
mình đi, không cần suy nghĩ nữa làm gì cho mệt óc.
Vậy cái gì đã gây nên nông nỗi?
Vậy cái gì đã gây nên nông nỗi?
Tôi
không muốn tạo ra sự hiểu lầm là cái gì cũng do lỗi cộng sản.
Nhiều người rất cực đoan, nói ra cái gì sai, họ cũng đổ vấy
hết cho cộng sản.
Nhưng cộng sản tệ đến thế mà cai trị được chúng ta đến ngày
giờ này, thì chúng ta cũng tệ không kém!
Nghe
nói cụ Tản Đà có câu:
Cũng bởi thằng dân ngu quá lợn!
Cho nên quân ấy mới làm quan.
Cho nên quân ấy mới làm quan.
Những
gì độc ác, bẩn thỉu của cộng sản, những người khác đã nói đầy cả ra rồi, tôi
nghĩ mình cũng không cần nhắc lại.
Tôi chỉ nghĩ đến một điều, cái gì đã làm cộng sản tồn tại lâu như thế?
Tôi chỉ nghĩ đến một điều, cái gì đã làm cộng sản tồn tại lâu như thế?
Ngoài
sự cấu kết quyền lực – quyền lợi để cùng bảo vệ lẫn nhau, cộng sản đã làm gì để
chúng ta thành ra một dân tộc việt nam hèn hạ tự trên xuống dưới, từ già tới
trẻ như ngày hôm nay? Ngoài sự mafia, côn đồ, trấn áp bằng sợ hãi, giáo dục một
cách ngu dân ra, chúng còn làm gì nữa?
Ai
từng học luật đều biết, khi quy phạm pháp luật không điều chỉnh được, thì hành
vi con người sẽ phải điều chỉnh bởi quy phạm đạo đức. Pháp luật không theo con
người lên giường, vào toa-lét, xuống bếp.
Nhưng
đạo đức theo ta khắp nơi, tận trong ngõ ngách tâm hồn. Pháp luật cũng không ép
tạo ra đạo đức. Chính sự vô thần vô thánh, không thừa nhận đức tin mà cộng sản
triệt để nhồi nhét từ khi họ nắm được dân tộc này đã hun đúc ra những con người
sẵn sàng bán thịt thối cho người ta ăn, đút sữa độc vào miệng con nít, chém mẹ
ruột, giết con đẻ,… Vì những người này họ không sợ, hoặc họ tin rằng họ sẽ
tránh được sự trừng trị của pháp luật. Khi pháp luật không trị được mà người ta
không sợ luân hồi, không sợ quả báo, không sợ bị đày xuống địa ngục,… thì họ
còn sợ gì nữa?
Việc
gì mà họ không dám làm?
Còn
những kẻ yếu không có niềm tin là có Phật, có Chúa, có Thánh Allah luôn soi
sáng mình, giúp đỡ mình, ngự trị trong mình, thì họ còn biết dựa vào đâu để tìm
lại niềm lạc quan mà sống, mà tranh đấu để tự tìm lấy giá trị sống thiêng liêng
mà đấng tạo hóa đã ban cho mỗi chúng ta?
Tôi
có cảm giác như mình đang sống giữa một bầy đàn hỗn loạn nhưng hoang vu, hỗn
loạn về vật chất – nhưng hoang vu về tinh thần. Bạn có thấy như thế không?
Giữa
sự hỗn loạn và hoang vu ấy, cái ác sẽ luôn luôn ngự trị, kẻ có sức mạnh sẽ luôn
trấn áp chúng ta. Chúng ta - những kẻ được đến trường nhưng thật ra thất học,
những kẻ nghĩ mình lương thiện nhưng thật ra không có lương tri, những kẻ đủ ăn
mặc nhưng thật sự chưa hề nếm mùi vị hạnh phúc, những kẻ đọc sách, nghe nhạc
mỗi ngày nhưng không biết đó chẳng phải là nghệ thuật
đích thực, một nền nghệ thuật có thể
soi sáng tâm hồn ta chứ không phải ru ta ngủ trong quên lãng. Những kẻ hoang
mang không biết tin ai, không hiểu nên làm gì cho đúng.
Lúc
đó, lúc hỗn loạn và hoang vu đó, anh cộng sản xuất hiện và nói:
Đời
chúng mày chỉ cần độc lập – tự do – hạnh phúc.
Chúng
ta tưởng thế là hay ho lắm! Dù nền độc lập này có mang lại tự do không? Có hạnh
phúc không? Hay chúng ta đang cúi đầu nô dịch cho ai đây? Chúng ta thực chất
đang sống thế nào đây? Và đang để lại cho con cháu chúng ta di sản gì?
Chúng
ta đeo bám theo họ, quên cả chính bản thân mình, một con người, cần phải sống
sao cho đúng nghĩa, đúng phẩm cách, hành động đúng theo những gì mà một con
người có lương tri cần phải hành động.
Bạn
có đang tự hào vì mình là người việt nam không? Hỡi những con người ấu trĩ mang
trong mình một đinh ninh sắt đá là tôi rất tự hào vì tôi là người việt nam “cần
cù, nhân hậu, thông minh, kiên cường, bất khuất, đoàn kết thương yêu nhau,…” đã
từng đấu tranh thắng Mỹ, các bạn không thấy điều đó nó hết thời rồi à?
Ta
thắng Mỹ để có một xã hội phồn vinh, một dân tộc được tôn trọng. Chứ còn thắng
Tàu, thắng Pháp, thắng Mỹ, thắng khắp nơi… Mà ngày nay những kẻ ta từng thắng
đó, nó coi chúng ta còn không hơn con chó thì cái chiến thắng đó nhắc tới làm
chi cho thêm nhục?
Mặt phải, chúng ta ra rả trên báo mỗi ngày là “Mỹ đã đến biển Đông”,
“bà Hillary dọa TQ không nên gây hấn”,... để mong lòng dân yên ổn. Mặt trái,
chúng ta tổ chức ngày hội gặp gỡ những lớp cán bộ đã từng được Tàu đào tạo để
cám ơn họ đã “dạy dỗ” cả đám chóp bu việt nam. “Đĩ” chưa từng thấy! Chưa có cái
chính quyền nào mà “đĩ” như chính quyền việt nam hiện tại. Dựa hơi mà cũng không biết dựa hẳn bên nào cho trót.
Lá mặt lá trái như thế bảo sao quốc tế nó không khinh?
Còn
dân việt nam thì sao? Dám cầm súng đánh TQ hay đánh bất cứ thằng nào xâm lược
việt nam nữa không? Mà cầm súng để làm gì? Kết quả của gần 40 năm độc lập, ai
cũng thấy cả rồi, không cần nói nữa.
Và
cả bọn hèn hạ chúng ta đang ôm lấy nhau, hồi hộp chờ đợi hồi chuông báo tử.
Bổ sung:
Sau
khi bài này được upload, tôi (Hanwonders) nhận được khá nhiều comments và cả
messages. Không biết phải đánh giá như thế nào về những comments hỏi ngược lại
tôi với một thái độ khinh khỉnh, qua nhiều câu chữ khác nhau, nhưng đại khái
cùng 1 ý: "Vậy bạn có hèn không?" He...he...
Tôi
chỉ muốn nhấn mạnh lại 1 điều, suốt cả bài viết, tôi không gọi những người hèn
là "các bạn", tôi gọi là "chúng ta". Như vậy có dễ hiểu hơn
chưa nhỉ?
Tôi
không thích tự nhận hay gán ghép. Tôi chỉ nói lên những suy nghĩ của mình, còn
đánh giá tôi hay đánh giá chính mình, các bạn cứ tự làm lấy. Thiết nghĩ, đâu
cần phải tranh luận chuyện ai hèn, ai không hèn ở đây!
Biết
hay không biết mới là quan trọng. Mà cái sự khổ sở để đi từ cái "không
biết/chưa biết" đến cái "biết" nó sẽ là một quá trình gian nan
mà mỗi người phải tự thân trải nghiệm. Không ai giúp ai được đâu.
Và
tôi hiểu, cái "biết" của tôi nó cũng chỉ giới hạn trong tầm nhân sinh
quan nhỏ bé của cá nhân tôi mà thôi. Còn bạn, hãy tiếp tục giữ lấy niềm lạc
quan của bạn. Con cừu vẫn có được niềm hạnh phúc mỗi ngày được gặm cỏ non, uống
nước suối, ngắm bầu trời xanh, chờ đến ngày xẻ thịt mà! Đúng không? Hạnh phúc
vẫn khắp quanh ta! Những con cừu không biết "tự sướng", không biết
"thủ dâm tinh thần" thì quả thực là ngu còn hơn... cừu! He he...
Bổ sung tiếp:
"... Ông bảo xã hội nào cũng có những điều bẩn thỉu. Tôi công nhận điều ấy. Nhưng xã hội bẩn thỉu nhất ông có biết là xã hội nào không?
Bổ sung tiếp:
"... Ông bảo xã hội nào cũng có những điều bẩn thỉu. Tôi công nhận điều ấy. Nhưng xã hội bẩn thỉu nhất ông có biết là xã hội nào không?
Là
xã hội mà thằng ăn cắp không cho rằng nó phạm pháp, nó đang làm điều xấu, người
lương thiện thì run sợ, thằng bất lương lại coi việc nó làm là bình thường và
kẻ vô liêm sỉ như ông thì vênh vang tự đắc:
ta là số đông. Chính là xã hội này đây..."
(tríchcomment@khongnoibiet).
ta là số đông. Chính là xã hội này đây..."
(tríchcomment@khongnoibiet).
"....Chị
Hân đã "chẩn" được bệnh mà không tìm được thuốc chữa chỉ vì chưa có... đám đông! Cái mà
tưởng là bất trị đó rồi cũng sẽ bùng vỡ chỉ... đau là càng kéo dài hơn thì càng
tang thương hơn và vực lại được cũng bị khó khăn lâu dài hơn! Sự thực trước sau
thì cũng quan nhất thời, dân vạn đại; với 1 đời người thì thấy lâu dài nhưng
với lịch sử thì vẫn là quá ngắn. Chả thế mà dân tộc và đất nước đã từng bị một
ngàn năm Bắc thuộc. Chả lẽ chế độ bạo
ngược thời xưa ít bạo ngược hơn chế độ bây giờ? Chả lẽ người việt nam xưa ít
hèn, ít khổ hơn người việt nam bây giờ?? Nhưng thú thực là entry chị viết quá
hay, quá đúng và đầy nghẹn ngào. Không phải đơn giản là cao hứng nhất thời mà
là cả một sự trăn trở đớn đau! Soi gương nên cũng thấy mình!..."...(trichnhuhoa)
(Source: blog Hanwonders, từ Viet nam)
(Source: blog Hanwonders, từ Viet nam)
HAPPY THANKSGIVING
Ngọn Gió Đổi Thay cho Quê
Hương Việt Nam
Trần Diệu Chân
Thanksgiving 28
tháng 11, 2013
Cám ơn quý vị đang góp phần
làm “ngọn gió đổi thay” cho quê hương yêu dấu của chúng ta. Ngọn gió đổi thay
cần thiết để quyét sạch một thể chế bạo tàn và xây dựng lại một đời sống mới tự
do, no ấm, hạnh phúc và có nhân phẩm, được cơ hội thăng tiến và phục vụ đất
nước theo lựa chọn và khả năng thích hợp của riêng mình. Đây là ước mơ mà đại
khối dân tộc chúng ta đã ấp ủ biết bao thế hệ nhưng vẫn chưa đạt được. Tuy
nhiên, sau nhiều thập niên nỗ lực đấu tranh không ngừng nghỉ, chúng ta đã thấy
ngọn gió đổi thay đang bùng dậy khắp ba miền đất nước với cường độ và vận tốc
thật bất ngờ:
· Từ 11 cuộc
xuống đường liên tục tại Sài Gòn và Hà Nội năm 2011 chống Trung Cộng xâm lược -
mà thực tâm là chống cả một chế độ “hèn với giặc, ác với dân”, tới
các cuộc xuống đường công khai phát Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền vào đầu năm
nay, và cuộc tụ tập chống phiên tòa xử luật sư yêu nước Lê Quốc Quân hôm mồng 5
tháng 10 vừa qua, với hàng ngàn người cất tiếng hô “đả đảo phiên tòa bất chính,
bất nhân”, “đả đảo CSVN” ngay giữa lòng thủ đô Hà Nội.
· Từ một Cha
Nguyễn văn Lý can cường, bất khuất tới một cô bé 21 tuổi Phương Uyên dõng dạc
mắng vào mặt chế độ “Đảng CS đi chết đi”, và thanh niên yêu nước 25 tuổi Đinh
Nguyên Kha nói thẳng với quan tòa: “Tôi yêu đất nước tôi và chỉ
chống đảng Cộng sản; chống đảng không phải là một cái tội”.
· Từ những
tiếng nói chống độc tài ngoài đảng, cho đến những tiếng gọi “bỏ đảng” của nhiều
tầng lớp đảng viên, ngay cả những cán bộ kỳ cựu 45 tuổi đảng như ông Lê Hiếu
Đằng. Từ những tiếng nói hay hoạt động chống đảng cá thể, tới sự thành lập
nhóm, khối ... như Mạng Lưới Blogger Việt Nam, nhóm Trí Thức 72, Hội Đồng Liên
Tôn, Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự, Khối 8406 ...
· Từ những bản
án 16 năm tù dành cho hai nhà yêu nước Trần Huỳnh Duy Thức và Điếu Cày Nguyễn
văn Hải tới hai bản án tù treo cho Phương Uyên và Đinh Nhật Uy năm nay, cho
thấy bước lùi bắt buộc của chế độ trước áp lực đấu tranh của toàn dân và sự ủng
hộ của quốc tế.
Điều gì làm ngọn gió
đổi thay chợt bùng phát dữ dội tại VN sau những tháng ngày mà một chàng trai
trẻ 30 tuổi Nguyễn Đắc Kiên, sinh ra và lớn lên trong tối đen bưng bít của chế
độ đã phải thốt lên tiếng than não nuột:
Tôi chưa thấy một đêm nào dài
thế,
bốn ngàn năm, giờ lại ngót trăm năm.
hết phong kiến độc tài, đến lũ bạch tuộc thực dân,
hết quân, hết vương, đến lũ tượng thần chủ nghĩa.
bao thế hệ siết rên trong gọng kềm nô lệ.
chuyên chế dã man đục rỗng chí con người.
bốn ngàn năm, giờ lại ngót trăm năm.
hết phong kiến độc tài, đến lũ bạch tuộc thực dân,
hết quân, hết vương, đến lũ tượng thần chủ nghĩa.
bao thế hệ siết rên trong gọng kềm nô lệ.
chuyên chế dã man đục rỗng chí con người.
Làm thế nào mà các bạn trẻ
sinh ra và lớn lên trong guồng máy tẩy não này lại có thể sáng suốt như vậy?
Tôi xin kể câu chuyện liên
quan tới một giòng sông nổi tiếng tại quê nhà. Đó là sông Hương. Cũng trên dòng
sông này, có hai người từ hải ngoại về thăm quê nhà. Một người khen là giòng
sông rất đẹp, nên thơ và êm đềm quá; tối đến được ngủ đò, nghe hò, hát, thưởng
trăng, ăn chè, uống trà....Người kia lại bày tỏ quan tâm là giòng sông quá bẩn,
đầy ô nhiễm, độc hại, không còn là giòng sông Hương nổi tiếng; nước thải từ nhà
thương đầu nguồn, từ cống rãnh đổ vào, không ai chăm sóc và lo lắng sẽ có ngày
trở thành giòng sông chết.
Cũng một giòng sông nhưng chỉ
người có tâm mới nhìn thấy vấn đề của đất nước và bắt tay hành động để tạo nên
sự thay đổi tốt đẹp, đem cái thiện xóa đi cái ác, đem ánh sáng tự do đẩy lùi
bóng đen độc tài tăm tối. Và những đồng bào có tâm ở trong nước đã can trường
lên tiếng, xuống đường, đứng dậy đấu tranh bất chấp gian lao, tù tội, tra tấn,
đánh đập.
Đã có những đảng viên CS như
Nguyễn Chí Đức – sau khi nhận được những cú đạp như trời giáng vào ngực, vào
mặt khi anh đi biểu tình chống Trung Quốc xâm lược năm 2012 đã thức tỉnh để kêu
gọi đảng viên CS vứt bỏ thẻ đảng và thành lập ra câu lạc bộ của những người
“lầm đường lạc lối”. Đã có những phóng viên “lề đảng” băng đường sang “lề dân”
như nhà báo Huy Đức, để nói lên sự thật của lịch sử mà chế độ CSVN cố khỏa lấp,
chôn vùi, xuyên tạc.
Hàng ngàn, hàng vạn người -
từ trí thức tới dân oan – đã ký tên đòi sửa hiến pháp CS, xóa bỏ chế độ độc
tài, đòi tam quyền phân lập. Song song, cả trăm ngàn người Việt khắp nơi đã ký
vào những kiến nghị thư gởi tới Liên Hiệp Quốc và tổng thống Hoa Kỳ để vận động
nhân quyền cho Việt Nam.
Và người thanh niên trẻ
Nguyễn Đắc Kiên, dù đang được trọng dụng trong guồng máy tuyên truyền của chế
độ, nhưng đã không để cơm-áo-gạo-tiền ràng buộc mà đã đi theo tiếng gọi của
lương tâm để viết lên lời kêu gọi tha thiết:
bao thế hệ đã ngậm ngùi mắc
nợ,
lũ chúng ta lẽ nào lại mắc nợ mai sau,
còn chần chừ gì mà không tỉnh dậy mau,
sống cho xứng danh xưng con người trên mặt đất.
tôi chưa thấy một đêm nào dài thế,
cũng chưa thấy có ngày mai nào không thể.
vì người ta cần ánh mặt trời,
tỉnh dậy đi lũ chúng ta ơi! *
lũ chúng ta lẽ nào lại mắc nợ mai sau,
còn chần chừ gì mà không tỉnh dậy mau,
sống cho xứng danh xưng con người trên mặt đất.
tôi chưa thấy một đêm nào dài thế,
cũng chưa thấy có ngày mai nào không thể.
vì người ta cần ánh mặt trời,
tỉnh dậy đi lũ chúng ta ơi! *
Nhà báo dũng cảm Nguyễn Đắc
Kiên đã dám lên tiếng chỉ trích Tổng bí thư Cộng sản Việt Nam
(CSVN) Nguyễn Phú Trọng vào tháng 2 vừa qua, khi ông này cao giọng
miệt thị những người góp ý kiến sửa đổi hiến pháp theo nguyên tắc Dân Chủ là
“suy đồi đạo đức”. Anh Kiên không sợ bị đuổi việc dù đang phải cưu mang gia
đình. Anh không sợ tù tội và sẵn sàng cùng chia sẻ bước đời nghiệt ngã với
những người bạn chung nỗi khát khao tự do cho dân tộc:
nếu một ngày tôi phải vào tù,
tôi muốn được vào nhà tù cộng sản,
vì ở đó tôi gặp những người ngay,
ở nơi đó đồng loại tôi đang sống.
tôi muốn được vào nhà tù cộng sản,
vì ở đó tôi gặp những người ngay,
ở nơi đó đồng loại tôi đang sống.
........
ở nơi đó giam giữ Tự do,
giam giữ những trái tim khao khát Sống.**
giam giữ những trái tim khao khát Sống.**
Sinh Viên Trần Minh Nhật, một
trong 14 thanh niên Công giáo và Tin Lành bị cầm tù đã dõng
dạc trước phiên toà xét xử các anh vào đầu năm nay: “Tôi chấp
nhận tất cả những gì mà chế độ này đè nén, chấp nhận tất cả những hình phạt
miễn sao công lý và sự thật được hiện diện tại đất nước Việt Nam này!”
Rõ ràng 68 năm thống trị miền
Bắc và 38 năm trên cả nước, chế độ CSVN bạo tàn đã không hủy hoại
được tấm lòng yêu nước, lòng can trường, tinh thần bất khuất và tính nhân bản
của dân tộc. Tất cả những tinh hoa này của nhiều thế hệ đã tỏa sáng trong hàng
loạt các hành động và những bài viết. Hàng triệu triệu con tim không phân biệt
Nam, Bắc; không phân biệt hải ngoại, quốc nội đã hòa nhịp trong cùng một tiếng
nói: Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền, Độc Lập và Danh Dự cho Dân Tộc.
Cuộc cách mạng dân chủ không
chỉ mới bắt đầu, mà đã khởi sự ngay từ những giây phút đầu tiên khi gót giày
xâm lược của chủ nghĩa Mác Lê vượt sông Bến Hải cày nát mảnh đất mầu mỡ tự do
của miền nam đất nước.
Chính sự trù phú của miền Nam - từ lòng nhân ái, sự tử tế,
cho tới đời sống sung túc về vật chất và thoải mái về tinh thần - đã giúp đồng
bào miền Bắc hiểu ra rằng mình đã bị một cú lừa lớn, đớn đau. Cuộc đấu tranh
bền bỉ trong suốt 38 năm qua của toàn dân, với những người đã từ bỏ đời sống ấm
êm ở hải ngoại để trở về bắt tay với đồng bào trong nước giở trang sử mới cho
dân tộc, đã bắt đầu bằng những bước nhọc nhằn, khốn khó, trước sự thờ ơ, quay
lưng ngoảnh mặt của toàn thế giới. Nhiều người đã ngã gục trên đường trở về giở
trang sử mới cho quê hương như: anh hùng Trần văn Bá, Lê Quốc Quân, Hồ Thái
Bạch,Mai Văn Hạnh,Huỳnh Văn Sanh, Hoàng Cơ Minh và các chiến hữu của ông trong
Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải phóng Việt Nam.
Nhưng chính những sự hy sinh
cao cả này đã thắp sáng ngọn lửa chính nghĩa cho đến ngày hôm nay. Gương sáng
của các vị anh hùng, cùng với tư duy nhân bản như Tướng Hoàng Cơ Minh đã kêu
gọi từ đầu thập niên 80: “Lấy chính nghĩa huy động toàn dân, lấy chính nghĩa
khuất phục kẻ thù, lấy chính nghĩa tranh thủ thế giới”, và đường lối đấu tranh
Bất Bạo Động thích hợp với thời đại và hoàn cảnh của đất nước đã đem lại thế
tất thắng cho toàn dân ta ngày hôm nay.
Thế “Tất Thắng” được thẩm
định trên tương quan quyền lực giữa thiểu số thống trị và đại khối dân tộc: lực
lượng dân tộc dân chủ càng ngày càng mạnh, trong khi đó chế độ càng ngày càng
yếu do ảnh hưởng của 3 yếu tố:
1. Những yếu kém do sai lầm tự
thân mà bất cứ một chế độ độc tài nào cũng gặp phải, đó là hệ quả tham nhũng và
suy đồi đạo đức khôngthuốc chữa; tệ nạn xã hội băng hoại,
kinh tế xuống dốc, bất mãn dâng tràn do chính sách cướp đất, hèn với giặc – ác
với dân, công an cậy quyền thế hiếp đáp dân lành, thậm chí đánh/giết người
không gớm tay... Những hệ quả trầm trọng này đã khiến chính cán bộ cao cấp CSVN
còn phải thảng thốt thú nhận là “lỗi hệ thống” quá trầm trọng và cần phải thay
đổi ngay để cứu đảng, nhưng đã là “lỗi hệ thống” thì làm sao còn chữa được! chỉ
có thể hủy ngay cái hệ thống đầy sai phạm này để thay bằng một hệ thống mới tốt
đẹp – tôn trọng nhân quyền và công lý.
2. Chưa bao giờ
mà tiếng nói của đại khối dân tộc lại vang lên đồng bộ và được sự hỗ trợ mạnh mẽ
của quốc tế như vậy; không còn nữa lằn ranh ngăn cách của không gian, không còn
nữa ngăn cách của tư duy chủ nghĩa – đã có nhiều đảng viên thức tỉnh trước một
chủ nghĩa ngoại lai đi ngược lại với quyền lợi của dân tộc và đã phá sản trên
toàn thế giới. Lằn ranh còn lại ngày nay là giữa thiện và ác, giữa tự do và độc
tài, giữa xây dựng và hủy hoại, giữa văn minh và lạc hậu, giữa chính nghĩa và
phi chính nghĩa.
3. Xu hướng dân
chủ hóa của thời đại và tác động của mạng lưới Internet đã tạo những áp lực to
lớn lên các chế độ độc tài. Tại Việt Nam hiện nay có tới trên 30 triệu người
truy cập mạng Internet. Môi trường ảo của các mạng xã hội đã giúp cho người dân
tìm đến nhau, chia sẻ các quan tâm, tham gia các hoạt động và vượt qua sự sợ
hãi. Mạng lưới Internet cũng giúp xé toang bức màn bưng bít và tuyên truyền một
chiều của chế độ.
Chưa bao giờ mà cả 3 yếu tố
này lại ở mức thuận lợi nhất cho dân
tộc như bây giờ.
Cố Thi sĩ Nguyễn Chí Thiện đã
tiên đoán giai đoạn hiện nay của lịch sử với niềm tin mãnh liệt từ khi ông còn
nằm trong ngục tù cộng sản 37 năm về trước:
Trong bóng đêm đè nghẹt
Phục sẵn một mặt trời
Trong đau khổ không lời
Phục sẵn toàn sấm sét
Trong lớp người đói rét
Phục sẵn những đoàn quân
Khi vận nước xoay vần
Tất cả thành nguyên tử
(Trong bóng đêm – Thi sĩ Nguyễn Chí Thiện - 1976)
Phục sẵn một mặt trời
Trong đau khổ không lời
Phục sẵn toàn sấm sét
Trong lớp người đói rét
Phục sẵn những đoàn quân
Khi vận nước xoay vần
Tất cả thành nguyên tử
(Trong bóng đêm – Thi sĩ Nguyễn Chí Thiện - 1976)
Và đất nước đang xoay vần để
lật sang trang sử mới với tất cả sức bật của toàn dân trong và ngoài nước.
Tại hải ngoại, tùy theo điều kiện của từng cá nhân, chúng ta có thể góp một
bàn tay bằng cách:
1/Khai dụng mạng Internet để tiếp tay quảng bá các tin tức đấu tranh, hiện
tình đất nước và cả những tin tức thâm cung bí sử của CSVN để phá vỡ bưng bít
thông tin. Tác động lên tinh thần và ý thức của các đảng viên cộng sản.
2/Vận động chính giới và các cơ quan truyền thông quốc tế lên án các đàn áp
của CSVN ở trong nước để giúp cho phong trào phản kháng lớn mạnh, và tạo áp
suất đổi thay lên chế độ.
3/Hỗ trợ tài chánh cho bà con dân oan và các nhà dân chủ để họ có điều kiện
tiếp tục dấn thân. Chúng ta hiểu rất rõ chính sách cô lập và bao vây kinh tế
của bạo quyền đối với các nhà đấu tranh dân chủ.
Chúng ta yêu nước, thương đồng bào bằng chính những hành động cụ
thể, đóng góp tài lực, vật lực, những lời thăm hỏi, góp
hơi ấm tình người chuyển về quốc nội để chia sớt trong muôn một những gian nan,
khốn khó mà các nhà đấu tranh dân chủ tại quê nhà và gia đình họ đang phải gánh
chịu.
Trong tinh thần biết ơn của ngày lễ Thanksgiving,
không gì đền đáp công ơn những người đã và đang hy sinh cho Tổ Quốc thực tế
bằng chính chúng ta cùng hãnh diện góp phần làm ”Ngọn Gió Đổi Thay” cho dân
tộc.
Trần
Diệu Chân, Ph.D
Thanksgiving 28-11-2013,
USA
(*) Vì
người ta cần ánh mặt trời - Nguyễn Đắc Kiên - Hà Nội,
25-2-2012
(**) Bởi
vì tôi khao khát Tự do - Nguyễn Đắc Kiên - Hà Nội,
9-12-2012
HIEN
TUONG NGAY CAO CHUNG CNCS, XIN MOI BAM YOUTUBE DE XEM
Hoan
Hô BIỂU TÌNH
( Của Dân
Oan ngày 28/11/2023)
Tôi rất tiếc
vì tuổi già sức yếu .
Lại không
tiền trong rúi phải nằm co .
Một nghìn
rưởi người , không cần phải xin cho .
Mà nhất
quyết đòi tự do dân chủ .
Đất của ta ,
ta phải làm ông chủ .
Không đày tớ
nào có đủ những mưu mô …
Cướp của dân
và phá nát cơ đồ .
Cả tiên
tổ dưới mồ bay cũng ủi .
Đời dân oan
sao mà thêm buồn tủi .
Bọn cướp
ngày cày ủi phá tan hoang .
Ruộng đất
ông bà giờ ở tay quan .
Bao tiếng
súng bom xăng rồi ,
mà
bọn quan chẳng khớp .
Hãy cùng
nhau vùng lên
xiềng
tay chân bọn cướp
Bà con ơi!
Hãy lớp lớp vùng lên .
Chẳng còn gì
phải sợ bọn quan trên .
Khi chúng đã
thành danh tên cướp đất .
Tội của quan
bây giờ cao chất ngất .
Đồng bào ơi!
Ai đã mất cùng đi …
Bậc tu hành
là những đấng từ bi .
Mà bọn chúng
chẳng từ chi , vẫn cướp .
Muốn tương
lai dân mình chung hạnh phúc .
Giới trẻ ,
sinh viên , giáo chức nhà trường .
Bầy sâu này
đừng chờ chúng rủ lòng thương
Mà
phải quyết một lòng tiêu diệt chúng
Nguyện cầu
đấng bề trên thêm sức nước .
Đem an bình
cho tổ quốc Việt Nam .,.
Dân
oan :machanvi 29/11/2013
Vào 13:31 Ngày 28 tháng 11 năm 2013, Gia Cao <trucgiang01@hotmail.com> đã
viết:
Mời bấm
vào WWW.YOUTUBE.COM phía dưới để thấy hiện tượng ngày CÁO
CHUNG của các
tập đoàn CS
Bắc Kinh, CS Bình Nhưỡng lũ tội phạm, lũ thái thú CSHN phản bội dân tộc & tổ
quốc đã đến hồi
CHUNG CUÔC "THIÊN ÁC ĐÁO ĐẦU CHUNG HỮU BÁO" với vô
vàn tội ác của
chúng đã
gây ra cho dân tộc trên nửa thế kỷ qua, nhất là tội bán đứng tổ quốc trở lại
thời kỳ
Bắc thuộc giặc
Tàu.
Ai tiêu diệt
bọn CS cuồng bạo nầy? Chính những đảng viên CS tĩnh ngộ cùng với dân
tộc đứng
lên diệt chúng
qua bài học lịch sử diễn ra tại Đông Âu và Nga trong thập
niên qua. Bây giờ đến
lượt bọn
CS Bắc Kinh, Bình Nhưỡng và CS Hà Nội còn sót lại trên hành tinh
nầy phảiđền tội
trước lịch
sử và dân tộc.
Mời bấm
vào Youtube để xem tận mắt cuộc thoái đảng đang diễn ra tại Trung Cộng cho
ta
niềm xác tín.
Mặc dầu bè lũ các bọn chóp bu áp dụng mọi thủ đoạn như dùng điện
từ tường
lửa hòng ngăn chận
các sóng liên mạng toàn cầu để cố bưng bít nguồn thông tin. Nhưng chúng
đã hoàn
toàn bất lực trước sự sang tạo, phá tan của sinh viên yêu nước.
Chúng chỉ còn ra sức
bắt bớ, giam
cầm & khủng bố. Chúng như con thú điên cuống cuồng trước các cao
trào yêu
nước và tĩnh
thức của đảng viên vứt thẻ đảng, ùn ùn như triều dâng, như bão táp nhằm
quét
sạch,
thổi phăng ĐCS phản dân, hại nước và ngoan cố chống nhân loại ngày
càng cao tại TC.
Các tổ chức yêu
nước trong ngoài nước hãy nỗ lực tối đa về mọi mặt yểm trợ quốc nội, nhất là
công tác quốc
tế vận. Vạch mặt bọn CS tội phạm nhân quyền, buộc chúng phải tức khắc trả
tất
cả các tù
nhân chính trị & lương tâm mà chúng đang giam cầm, làm sức bật
cho CÁCH MẠNG
DÂN CHỦ toàn
diện bùng lên.
Trận chiến chính nghĩa cuối cùng của dân tộc nhất định toàn
thắng.
TrGiang/CGia
BAI DIEN VAN THAT HAY, NEN PHO BIEN CHO CON CHAU CHUNG TA KHAP
NOI
Đây là một bài diễn văn quá hay ,xuất phát từ tư tưởng của cha
mẹ có học thức hiểu biết quả thâm thuý và có đạo đức học thức ,
lòng yêu nước sâu sắc và nhân hậu ,xin bái phục ...bái phục ...
Bài Diễn Văn của Hoa Hậu Hoa Kỳ 2013
Lý Tưởng Người Việt
Bài diễn văn rất đặc biệt của Hoa Hậu Mỹ năm 2012- 2013 là cô
gái Việt tên là Cung Hoàng Kim, cha : Cung Nhật Thành hiện phục vụ trong ngành
Cảnh Sát Hoa Kỳ và mẹ là Giáo Sư Trần Thủy Tiên (đã về hưu sau 16 năm làm việc
tại Colleges: College Advisor, Psychology/Sociology/ Vietnamese Professor. M.A
in Counseling & Guidance và M.S. in Psychology/ Sociology) .
Bài Diễn Văn Của Cô Cung Hoàng Kim,
Hoa Hậu
Kính Thưa Quý Vị,
Qua Lịch Sử, chúng ta được học là nên ghi nhớ lấy các Tư Tưởng,
hơn là Con Người. Vì con người có thể thất bại. Con người có thể bị bắt giữ, bị
giết chết và quên lãng, nhưng dù năm tháng trôi qua, một tư tưởng vẫn có thể
tồn tại và thay đổi cả thế giới. Chúng ta không thể tiếp xúc, va chạm, hoặc giữ
lấy một tư tưởng trong tay mình. Tư tưởng không biết đổ máu và không biết đau
đớn, nhưng nó tiếp tục sống và hiện hữu với thời gian…
38 năm đã trôi qua kể từ khi Saigon thất thủ, nhưng chúng ta vẫn
tụ họp ở đây hôm nay, tưởng niệm về sự mất mát quê hương xinh đẹp của mình. Tuy
nhiên, có thể không đáng kể lắm về việc mất đi mảnh đất, mà đáng kể hơn
nhiều, là Sự Mất Tự Do, Mất Đạo Đức, Và Sự Mưu Cầu Hạnh Phúc Cho Dân
Tộc Việt Nam.
Là một nữ sinh viên 22 tuổi, sắp tốt nghiệp hạng Danh Dự, từ
University of Texas (UT) vào Tháng 5, 2013, tôi tự hào là cư dân Texas, và hơn
thế nữa, hãnh diện mình là người Mỹ gốc Việt. Dĩ nhiên
tôi rất ý thức là gia đình tôi đến Hoa Kỳ vì sự lựa chọn chính trị,
với tư cách là Người Tỵ Nạn, nạn nhân của chế độ Cộng Sản Việt Nam, chứ
không phải vì lý do kinh tế vật chất.
Đằng sau lớp sơn "dân chủ" mỏng và rẻ tiền, Việt Nam
bây giờ vẫn có đủ những đặc tính của Cộng Sản độc tài, mà các quốc gia tân tiến
như Hoa Kỳ không thể tin được là những chuyện này còn tồn tại. Không có cơ sở
thông tin nào do tư nhân làm chủ, tất cả từ báo chí, đài truyền hình, và ngay
cả các chương trình ca nhạc giải trí, đều do nhà nước kiểm soát. Các người
trong đảng Cộng Sản tự phong mình là "lãnh đạo" cầm quyền. Hậu quả là
luật lệ không được thi hành, công an và quân đội Việt Cộng bảo vệ đảng, không
bảo vệ dân, và người dân khổ sở...
Tôi thật đau xót khi nghĩ đến những cô gái
đồng trang lứa với tôi ở Việt Nam hôm nay, bị mang bán ra nước ngoài, hoặc phải
làm việc quá sức. Họ bị mắc bẫy trong cuộc sống đầy dẫy lạm dụng về tình dục,
đói khổ, làm việc kiệt sức, nói chung là một cuộc sống đầy máu và nước mắt.
Trong khi đó, ở Hoa Kỳ, tôi được đi học và được làm công việc
tôi thích: làm người kể chuyện bằng cách tường-thuật tin tức về những gì xẩy ra
chung quanh tôi. Tôi nhận thức, được sống trong một xứ sở tự do ở đây, là một
đặc ân. Nhưng sự tự do nầy có được, với cái giá rất cao. Sau cùng, Năm
Mươi Tám Ngàn Chiến Binh Hoa Kỳ, Ba Trăm Ngàn Chiến Binh Việt Nam Cộng Hòa Đã
Hy Sinh Cho Miền Nam Việt Nam. Họ đã ngã xuống cho tôi được đứng đây hôm
nay, trước mặt quí vị. Năm Trăm Ngàn Thuyền Nhân Việt Nam đã chết trên
Biển Đông, trong khi cố gắng vượt thoát để hy vọng có Cuộc Sống Tự Do như tôi hôm
nay. Những người đàn ông, phụ nữ, thanh niên, và các trẻ em, đã chiến đấu
cho một Lý Tưởng hoặc một Tư Tưởng, Không Bao Giờ Mất.
Nhưng Tư Tưởng này là gì? Đó là một Nguyên Tắc về Nhân Quyền,
Dân Chủ, Công Lý, và Tự Do. Nó cung cấp cho dân Việt sự yên bình trong tâm hồn
và không phải khiếp sợ nhóm cầm quyền cộng sản như hiện nay. Họ có thể ngủ yên
an toàn ban đêm, không phải lo toan cho có bữa ăn ngày hôm sau, hoặc bị nhốt tù
vì Ý Tưởng Được Độc Lập, như Cựu Đại Úy VNCH Nguyễn Hữu Cầu, Nhà
Báo Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, như Nông Dân Đoàn Văn Vương,
như Ca Nhạc Sĩ Việt Khang, Blogger Tạ Phong Tần, nữ
sinh viên Nguyễn Phương Uyên, và còn biết bao nhiêu người khác
nữa... Họ đang gánh chịu ngục tù Cộng Sản, vì họ dám đứng lên tranh đấu cho
Nhân Quyền và Độc Lập ở quê hương Việt Nam, chống lại Tầu.
Đối với thế hệ trẻ, những người được sinh ra và nuôi dưỡng trong
một xã hội tự do, thì Sự Tự Do Giống Như Khí Trời Bao La. Chúng ta hiếm khi
nghĩ đến nó vì Sự Tự Do luôn luôn có sẵn đó. Nhưng đối với 90 triệu người Việt
đang sống trong một đất nước Cộng Sản, tràn đầy áp bức và ngăn cấm, Sự Tự Do
Không Hề Hiện Hữu.
Nếu Có Ai Cần Ghi Nhớ Và Bảo Vệ Tư Tưởng Nầy, Đó Chính Là Chúng
Ta, Những Người Tỵ Nạn Miền Nam Việt Nam. Chúng ta phải tranh đấu để ghi nhớ Tư
Tưởng Tự Do và Nhân Quyền nầy, vì nó sống mãi trong thâm sâu, tận đáy lòng ta.
Đó Là Một Giấc Mơ Rực Lửa. Lúc đầu, nó là ngọn lửa rất đẹp, thường bùng cháy dữ
dội, nhưng rồi dần dần vơi đi... Tuy nhiên, khi ngọn lửa Tư Tưởng Tự Do được
phát triển lâu dài, nó giống như than đốt, nóng bỏng, cháy thâm sâu xuống dưới,
và không sao dập tắt được nữa…
Austin, Texas, Ngày 27/4/2013
HOA HẬU CUNG HOÀNG KIM
Phạm Lưu Vũ
Thầy của Khổng Tử
Tục nhân lỡ một người thầy thì ôm hận suốt đời. Thánh nhân lỡ một người thầy thì ôm hận nghìn thu. Tục nhân ôm hận vì không gặp cơ hội được trên người. Thánh nhân ôm hận vì cảm thấy có lỗi nặng với những đời sau. Việc hôm nay, té ra có nguyên do từ bao đời trước nữa. Ví dụ cái chuyện thật, giả của muôn đời. Muôn đời thật thà là món trang sức rẻ tiền của dối trá, dối trá là chủ nhân đích thực của thật thà. Than ôi! cái đạo nói thật chẳng phải tầm thường. Đến thánh nhân cũng muốn cầu còn chẳng được. Thế gian xưa nay vẫn leo lẻo đấy, cứ tưởng mọi chuyện rồi sẽ rõ như ban ngày. Vậy mà rốt cuộc, tìm mãi có thấy tí sự thật nào đâu. Chung quy cũng tại một bận lỡ làng của bậc Vạn Thế Sư mà sinh ra cả…
***
Khổng Tử có lúc dạy tới ba ngàn học trò. Vậy mà vẫn lũ lượt người đến xin học. Vì thế mới đặt ra lệ phải kiểm tra, phỏng vấn trước khi nhận, đại khái cũng hao hao như thi đại học hoặc cao đẳng bây giờ. Phụ trách khâu tuyển sinh này gồm các thầy Tử Cống, Tử Nạp, Tử Hối, Tử Lộ, Tử Thâm, Tử Thượng, Tử Hạ. Toàn những thầy mà đời sau xếp vào bậc Tiên hiền cả. Từ khi đặt ra lệ ấy, thiên hạ càng đua nhau đến xin nhập học, công việc giáo dục phát đạt lên trông thấy. Bận rộn nhất là các thầy Tử Cống, Tử Nạp, Tử Hối, Tử Lộ. Các thầy thay nhau bán hồ sơ, xét duyệt hồ sơ, kiểm tra thí sinh..., kẻ thì cho nhập học, kẻ thì đuổi thẳng cổ. Chung quy cái việc thi tuyển thì xưa nay đều có trong, có đục cả, không có gì đáng chép lại. Chỉ xin chép ra đây mấy chuyện lạ xảy ra trong lúc tuyển sinh ấy. Không hiểu sao lại chỉ rơi vào các thầy Tử Thâm, Tử Thượng và Tử Hạ.
Một hôm, có một lão già nom hơi cổ quái, gương mặt tuy gồ ghề song hai mắt rất long lanh, dáng đi nhanh nhẹn, hoạt bát đến gõ cửa xin nhập học. Tử Thâm được phân công ra tiếp. Tử Thâm hỏi: “Cụ già thế này, sắp xuống lỗ rồi còn học làm gì nữa cho mệt?”.
Lão kia trả lời: “Lão chẳng học cái gì khác. Song trước khi xuống lỗ cũng muốn học cho được mỗi cái cách nói thậtđó mà thôi”.
Tử Thâm ngạc nhiên hỏi lại: “Tại sao cụ phải học cách nói thật?”.
Lão kia trả lời: “Lão từng nghe cổ nhân truyền lại rằng nói thật một câu sẽ kinh động đến cả trời đất, quỷ thần. Vậy mà lão sống ngần này tuổi đầu rồi, tuyệt chẳng bao giờ thấy trời đất, quỷ thần động lòng gì cả. Điều đó phải chăng vì thiên hạ toàn kẻ nói dối. Tất nhiên trong đó có cả lão nữa. Vì thế lão mới phải đến đây để học cái đạo nói thật. Rất mong Phu Tử chiếu cố chỉ giáo cho, dẫu lão nói thật được một câu rồi chui xuống lỗ cũng hả lòng”.
Tử Thâm nghe ra bèn bảo: “Rất tiếc ở đây chỉ dạy Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Không dạy nói thật. Cụ đi tìm nơi khác mà học thôi”.
Lão kia nghe Tử Thâm nói thì có vẻ hơi thất vọng, song vẫn cố vớt vát: “Lão nghe tiếng Phu Tử nức nở cả thiên hạ. Vậy ngoài Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín ra, Phu Tử còn dạy cái gì nữa?“.
Tử Thâm trả lời: “Dạy đủ lục nghệ. Từ làm chính trị đến đi buôn, từ làm hàng thật đến hàng giả, từ chế đồ xịn đến đồ lô… Học đến đâu sáng ra đến đó. Cứ gọi là vua ra vua, tôi ra tôi. Bố ra bố, con ra con. Chồng ra chồng, vợ ra vợ. Thầy ra thầy, trò ra trò. Trên đời này động đến môn nào Phu Tử cũng tuyệt đối tinh thông cả. Duy có cái môn nói thật ấy thì bản sự đây quả chưa nghe nói đến bao giờ”.
Lão kia nghe thấy thế thì thất vọng quá, bèn thở dài một tiếng rồi than: “Thế mà lão phu đây cứ tưởng bở. Ôi! Đến cửa này cũng không học được cách nói thật nữa thì lão đành nói dối cho trọn kiếp cùng với thiên hạ thôi”.
Than xong, lão ta vái Tử Thâm một cái rồi đi ra. Tử Thâm bèn vào kể lại toàn bộ đầu đuôi với Khổng Tử. Khổng Tử nghe kể đến đâu ngạc nhiên đến đấy. Nghe xong, Ngài trầm ngâm một lát rồi bảo: “Ngươi chưa nghe nói đến cái môn nói thật bao giờ cũng phải. Học thuyết của ta toàn thị là chính trị. Mà đã gọi là chính trị thì cần gì phải biết cách nói thật. Thời thế này mà vẫn còn người muốn học cái đạo nói thật ư? Thì chính ta cũng đang muốn tìm thầy để học cái môn đệ nhất ngu ngốc ấy mà chưa tìm ra đấy”.
Một hôm khác, có người ăn mặc sang trọng ra dáng một vị quan to, xe cộ rình rang, tiền hô hậu ủng đến xin học. Tử Thượng được phân công ra tiếp. Tử Thượng lễ phép hỏi: “Dám xin hỏi ông làm chức quan gì?”.
Ông kia trả lời: “Chức gì lớn nhất mà thầy có thể nghĩ tới được”.
Tử Thượng hỏi tiếp: “Vậy ông còn muốn học Phu Tử để làm gì nữa?”.
Ông kia trả lời: “Ta học để bịt mõm thiên hạ”.
Tử Thượng nghe thấy hơi lạ tai. Bèn hỏi tiếp: “Thế nào là bịt mõm thiên hạ?”.
Ông kia trả lời: “Thầy còn giả đò không biết ư? Ta vốn xuất thân làm nghề hoạn lợn, song từ khi thành đạt thì chẳng thiếu thứ gì. Tước vị, bổng lộc, quyền hành, vây cánh… đủ cả. Chỉ phải cái bọn kẻ sĩ trong thiên hạ thấy ta không học hành gì, cứ chửi vụng ta là đồ thượng đẳng vô học. Ta thì không thèm chấp, song vợ con, cháu chắt ta thì không khỏi có lúc phiền lòng. Nay ta đến đây cốt để bù cái chỗ khiếm khuyết duy nhất ấy của mình mà thôi, để chúng nó không còn chửi vào đâu được nữa”.
Tử Thượng nghe ông ta nói, lưỡng lự không biết giải quyết ra sao. Cũng đành phải vào thưa lại với Khổng Tử. Khổng Tử thản nhiên phán ngay: “Kẻ ấy đâu có cần học hành gì. Hắn đến đây chỉ cốt cho thiên hạ trông thấy hắn cũng từ cửa ta mà đi ra giống như những kẻ sĩ khác đó thôi”.
Tử Thượng nghe thầy nói chợt tỉnh ngộ, bèn lập tức trở ra. Quả nhiên thấy ông kia cùng đám lâu la, xe cộ đã rầm rĩ quay ra đến cổng, vừa đi vừa quảng cáo oang oang, cố tình cho thiên hạ chú ý. Chẳng thèm nói gì đến chuyện xin học nữa. Tử Thượng phục Khổng Tử quá, chỉ biết vừa nhìn theo vừa lẩm bẩm: “Ta ở ngay trong nhà thầy, đọc sách thầy, nghe thầy giảng… Mà đến bây giờ mới hiểu được ý nghĩa của hai chữ: Cửa Khổng”.
Lại một hôm khác, có người đội nón tơi, đi chân đất, dáng như ăn mày đến xin nhập học. Cố nhiên là Tử Hạ được phân công ra tiếp. Tử Hạ hỏi: “Anh muốn làm học trò của Phu Tử với mục đích gì?”.
Bất ngờ người ấy không trả lời mà hỏi lại: “Thầy hãy cho tôi hỏi trước. Thầy học Phu Tử để làm gì?”.
Tử Hạ thấy thế thì hơi cáu, song vẫn nhã nhặn trả lời: “Bình sinh ta học Phu Tử chỉ cốt để làm người”.
Người ấy hỏi tiếp: “Thế đã làm người được chưa?”.
Tử Hạ vẫn cố gắng nhã nhặn: “Tất nhiên là chưa. Vậy cho nên vẫn đang phải học tiếp”.
Người ấy bảo: “Thì ra thiên hạ đều cùng một giuộc cả. Kẻ nào cũng chỉ được cái leo lẻo cái lỗ mồm. Có biết đâu rằng làm người mà dở dang thì chi bằng làm vật quách cho rồi. Còn tôi muốn làm học trò của Ngài chỉ cốt được ăn thịt”.
Tử Hạ tròn mắt ngạc nhiên, bởi chưa nghe ai trả lời như thế bao giờ. Bèn hỏi tiếp: “Tại sao anh lại nghĩ rằng làm học trò của Phu Tử thì sẽ được ăn thịt?”.
Người ấy trả lời: “Tôi nghe nói Phu Tử thịt thái không vuông thì không ăn. Mà con lợn, con gà, con dê, con bò… có con nào vuông đâu. Thế thì dứt khoát sẽ có nhiều chỗ phải bỏ đi. Tôi chỉ xin được chén những chỗ bỏ đi ấy mà thôi”.
Tử Hạ nghe nói cảm thấy hơi có lý. Song cũng chẳng biết quyết định ra sao, đành phải vào thưa lại nguyên văn với Khổng Tử. Khổng Tử ngẩn người ra một lát rồi mừng quớ lên bảo: “Kẻ ấy chính là thầy ta đó. Ta vốn đã để ý dò tìm bấy lâu nay mà chưa tìm thấy. Ngươi mau mau ra mời y vào đây, để chính ta phải làm lễ bái sư”. Tử Hạ vội vàng chạy ra thì người kia đã bỏ đi đâu mất. Làm cho không những Khổng Tử, mà những đời sau, cho đến tận bây giờ, ai nghe đến câu chuyện này cũng than thở, tiếc rẻ mãi.
Về sau, cũng nhân chuyện này, có ông Mục Công người đất Kinh còn bình luận một câu đại ý: “Chỗ bỏ đi hay là phần còn lại. Thế gian này, trừ thánh nhân ra, chính cái phần còn lại ấy của thiên hạ mới là thầy của thánh nhân vậy”. (Trích Luận ngữ Tân thư). (Source: http://phamluuvu.wordpress.com/).
Tục nhân lỡ một người thầy thì ôm hận suốt đời. Thánh nhân lỡ một người thầy thì ôm hận nghìn thu. Tục nhân ôm hận vì không gặp cơ hội được trên người. Thánh nhân ôm hận vì cảm thấy có lỗi nặng với những đời sau. Việc hôm nay, té ra có nguyên do từ bao đời trước nữa. Ví dụ cái chuyện thật, giả của muôn đời. Muôn đời thật thà là món trang sức rẻ tiền của dối trá, dối trá là chủ nhân đích thực của thật thà. Than ôi! cái đạo nói thật chẳng phải tầm thường. Đến thánh nhân cũng muốn cầu còn chẳng được. Thế gian xưa nay vẫn leo lẻo đấy, cứ tưởng mọi chuyện rồi sẽ rõ như ban ngày. Vậy mà rốt cuộc, tìm mãi có thấy tí sự thật nào đâu. Chung quy cũng tại một bận lỡ làng của bậc Vạn Thế Sư mà sinh ra cả…
***
Khổng Tử có lúc dạy tới ba ngàn học trò. Vậy mà vẫn lũ lượt người đến xin học. Vì thế mới đặt ra lệ phải kiểm tra, phỏng vấn trước khi nhận, đại khái cũng hao hao như thi đại học hoặc cao đẳng bây giờ. Phụ trách khâu tuyển sinh này gồm các thầy Tử Cống, Tử Nạp, Tử Hối, Tử Lộ, Tử Thâm, Tử Thượng, Tử Hạ. Toàn những thầy mà đời sau xếp vào bậc Tiên hiền cả. Từ khi đặt ra lệ ấy, thiên hạ càng đua nhau đến xin nhập học, công việc giáo dục phát đạt lên trông thấy. Bận rộn nhất là các thầy Tử Cống, Tử Nạp, Tử Hối, Tử Lộ. Các thầy thay nhau bán hồ sơ, xét duyệt hồ sơ, kiểm tra thí sinh..., kẻ thì cho nhập học, kẻ thì đuổi thẳng cổ. Chung quy cái việc thi tuyển thì xưa nay đều có trong, có đục cả, không có gì đáng chép lại. Chỉ xin chép ra đây mấy chuyện lạ xảy ra trong lúc tuyển sinh ấy. Không hiểu sao lại chỉ rơi vào các thầy Tử Thâm, Tử Thượng và Tử Hạ.
Một hôm, có một lão già nom hơi cổ quái, gương mặt tuy gồ ghề song hai mắt rất long lanh, dáng đi nhanh nhẹn, hoạt bát đến gõ cửa xin nhập học. Tử Thâm được phân công ra tiếp. Tử Thâm hỏi: “Cụ già thế này, sắp xuống lỗ rồi còn học làm gì nữa cho mệt?”.
Lão kia trả lời: “Lão chẳng học cái gì khác. Song trước khi xuống lỗ cũng muốn học cho được mỗi cái cách nói thậtđó mà thôi”.
Tử Thâm ngạc nhiên hỏi lại: “Tại sao cụ phải học cách nói thật?”.
Lão kia trả lời: “Lão từng nghe cổ nhân truyền lại rằng nói thật một câu sẽ kinh động đến cả trời đất, quỷ thần. Vậy mà lão sống ngần này tuổi đầu rồi, tuyệt chẳng bao giờ thấy trời đất, quỷ thần động lòng gì cả. Điều đó phải chăng vì thiên hạ toàn kẻ nói dối. Tất nhiên trong đó có cả lão nữa. Vì thế lão mới phải đến đây để học cái đạo nói thật. Rất mong Phu Tử chiếu cố chỉ giáo cho, dẫu lão nói thật được một câu rồi chui xuống lỗ cũng hả lòng”.
Tử Thâm nghe ra bèn bảo: “Rất tiếc ở đây chỉ dạy Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Không dạy nói thật. Cụ đi tìm nơi khác mà học thôi”.
Lão kia nghe Tử Thâm nói thì có vẻ hơi thất vọng, song vẫn cố vớt vát: “Lão nghe tiếng Phu Tử nức nở cả thiên hạ. Vậy ngoài Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín ra, Phu Tử còn dạy cái gì nữa?“.
Tử Thâm trả lời: “Dạy đủ lục nghệ. Từ làm chính trị đến đi buôn, từ làm hàng thật đến hàng giả, từ chế đồ xịn đến đồ lô… Học đến đâu sáng ra đến đó. Cứ gọi là vua ra vua, tôi ra tôi. Bố ra bố, con ra con. Chồng ra chồng, vợ ra vợ. Thầy ra thầy, trò ra trò. Trên đời này động đến môn nào Phu Tử cũng tuyệt đối tinh thông cả. Duy có cái môn nói thật ấy thì bản sự đây quả chưa nghe nói đến bao giờ”.
Lão kia nghe thấy thế thì thất vọng quá, bèn thở dài một tiếng rồi than: “Thế mà lão phu đây cứ tưởng bở. Ôi! Đến cửa này cũng không học được cách nói thật nữa thì lão đành nói dối cho trọn kiếp cùng với thiên hạ thôi”.
Than xong, lão ta vái Tử Thâm một cái rồi đi ra. Tử Thâm bèn vào kể lại toàn bộ đầu đuôi với Khổng Tử. Khổng Tử nghe kể đến đâu ngạc nhiên đến đấy. Nghe xong, Ngài trầm ngâm một lát rồi bảo: “Ngươi chưa nghe nói đến cái môn nói thật bao giờ cũng phải. Học thuyết của ta toàn thị là chính trị. Mà đã gọi là chính trị thì cần gì phải biết cách nói thật. Thời thế này mà vẫn còn người muốn học cái đạo nói thật ư? Thì chính ta cũng đang muốn tìm thầy để học cái môn đệ nhất ngu ngốc ấy mà chưa tìm ra đấy”.
Một hôm khác, có người ăn mặc sang trọng ra dáng một vị quan to, xe cộ rình rang, tiền hô hậu ủng đến xin học. Tử Thượng được phân công ra tiếp. Tử Thượng lễ phép hỏi: “Dám xin hỏi ông làm chức quan gì?”.
Ông kia trả lời: “Chức gì lớn nhất mà thầy có thể nghĩ tới được”.
Tử Thượng hỏi tiếp: “Vậy ông còn muốn học Phu Tử để làm gì nữa?”.
Ông kia trả lời: “Ta học để bịt mõm thiên hạ”.
Tử Thượng nghe thấy hơi lạ tai. Bèn hỏi tiếp: “Thế nào là bịt mõm thiên hạ?”.
Ông kia trả lời: “Thầy còn giả đò không biết ư? Ta vốn xuất thân làm nghề hoạn lợn, song từ khi thành đạt thì chẳng thiếu thứ gì. Tước vị, bổng lộc, quyền hành, vây cánh… đủ cả. Chỉ phải cái bọn kẻ sĩ trong thiên hạ thấy ta không học hành gì, cứ chửi vụng ta là đồ thượng đẳng vô học. Ta thì không thèm chấp, song vợ con, cháu chắt ta thì không khỏi có lúc phiền lòng. Nay ta đến đây cốt để bù cái chỗ khiếm khuyết duy nhất ấy của mình mà thôi, để chúng nó không còn chửi vào đâu được nữa”.
Tử Thượng nghe ông ta nói, lưỡng lự không biết giải quyết ra sao. Cũng đành phải vào thưa lại với Khổng Tử. Khổng Tử thản nhiên phán ngay: “Kẻ ấy đâu có cần học hành gì. Hắn đến đây chỉ cốt cho thiên hạ trông thấy hắn cũng từ cửa ta mà đi ra giống như những kẻ sĩ khác đó thôi”.
Tử Thượng nghe thầy nói chợt tỉnh ngộ, bèn lập tức trở ra. Quả nhiên thấy ông kia cùng đám lâu la, xe cộ đã rầm rĩ quay ra đến cổng, vừa đi vừa quảng cáo oang oang, cố tình cho thiên hạ chú ý. Chẳng thèm nói gì đến chuyện xin học nữa. Tử Thượng phục Khổng Tử quá, chỉ biết vừa nhìn theo vừa lẩm bẩm: “Ta ở ngay trong nhà thầy, đọc sách thầy, nghe thầy giảng… Mà đến bây giờ mới hiểu được ý nghĩa của hai chữ: Cửa Khổng”.
Lại một hôm khác, có người đội nón tơi, đi chân đất, dáng như ăn mày đến xin nhập học. Cố nhiên là Tử Hạ được phân công ra tiếp. Tử Hạ hỏi: “Anh muốn làm học trò của Phu Tử với mục đích gì?”.
Bất ngờ người ấy không trả lời mà hỏi lại: “Thầy hãy cho tôi hỏi trước. Thầy học Phu Tử để làm gì?”.
Tử Hạ thấy thế thì hơi cáu, song vẫn nhã nhặn trả lời: “Bình sinh ta học Phu Tử chỉ cốt để làm người”.
Người ấy hỏi tiếp: “Thế đã làm người được chưa?”.
Tử Hạ vẫn cố gắng nhã nhặn: “Tất nhiên là chưa. Vậy cho nên vẫn đang phải học tiếp”.
Người ấy bảo: “Thì ra thiên hạ đều cùng một giuộc cả. Kẻ nào cũng chỉ được cái leo lẻo cái lỗ mồm. Có biết đâu rằng làm người mà dở dang thì chi bằng làm vật quách cho rồi. Còn tôi muốn làm học trò của Ngài chỉ cốt được ăn thịt”.
Tử Hạ tròn mắt ngạc nhiên, bởi chưa nghe ai trả lời như thế bao giờ. Bèn hỏi tiếp: “Tại sao anh lại nghĩ rằng làm học trò của Phu Tử thì sẽ được ăn thịt?”.
Người ấy trả lời: “Tôi nghe nói Phu Tử thịt thái không vuông thì không ăn. Mà con lợn, con gà, con dê, con bò… có con nào vuông đâu. Thế thì dứt khoát sẽ có nhiều chỗ phải bỏ đi. Tôi chỉ xin được chén những chỗ bỏ đi ấy mà thôi”.
Tử Hạ nghe nói cảm thấy hơi có lý. Song cũng chẳng biết quyết định ra sao, đành phải vào thưa lại nguyên văn với Khổng Tử. Khổng Tử ngẩn người ra một lát rồi mừng quớ lên bảo: “Kẻ ấy chính là thầy ta đó. Ta vốn đã để ý dò tìm bấy lâu nay mà chưa tìm thấy. Ngươi mau mau ra mời y vào đây, để chính ta phải làm lễ bái sư”. Tử Hạ vội vàng chạy ra thì người kia đã bỏ đi đâu mất. Làm cho không những Khổng Tử, mà những đời sau, cho đến tận bây giờ, ai nghe đến câu chuyện này cũng than thở, tiếc rẻ mãi.
Về sau, cũng nhân chuyện này, có ông Mục Công người đất Kinh còn bình luận một câu đại ý: “Chỗ bỏ đi hay là phần còn lại. Thế gian này, trừ thánh nhân ra, chính cái phần còn lại ấy của thiên hạ mới là thầy của thánh nhân vậy”. (Trích Luận ngữ Tân thư). (Source: http://phamluuvu.wordpress.com/).
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment