GS
Võ Tòng Xuân: Ai tiếp tay cho giống lúa Trung Quốc tràn vào Việt Nam
GS Võ Tòng Xuân nói thẳng: “[…] nhiều quan chức lại đứng đằng
sau lưng những công ty nhập khẩu lúa giống Trung Quốc để kiếm lợi ích cá nhân,
khuyến cáo nông dân nên trồng lúa Trung Quốc không nên trồng giống lúa Việt
Nam.” Như thế đủ để Bộ Công An vào cuộc để đưa “nhiều quan chức” này ra ánh
sáng chưa, thưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng? Hay chuyện tiếp tay phá hoại nông
nghiệp Việt Nam tuy khó chịu nhưng chỉ là như “ngứa ghẻ”, buộc “hệ thống chính
trị” phải động tay, không đáng? Hay là đằng sau nhóm lợi ích này còn có nhóm
lợi ích khác to hơn, huy động công an, không tiện? Hay là chuyện này “nhạy cảm”
vì động đến ông bạn 4 tốt, 16 chữ vàng, không dám?
Bauxite Việt Nam
(Thị
trường) – Mặc dù Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu gạo hàng
đầu thế giới nhưng giống lúa, phân bón, thuốc trừ sâu lại nhập chủ yếu từ Trung
Quốc. Đề án phát triển sản phẩm quốc gia cho mặt hàng gạo đã được thông qua
nhưng theo GS Võ Tòng Xuân, chuyên gia về Nông nghiệp, đề án này không có tính
khả thi.
|
GS
Võ Tòng Xuân
|
PV: - Mặc dù Việt
Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới nhưng đầu vào
như giống lúa, phân bón, thuốc trừ sâu lại nhập khẩu 50-70% từ Trung Quốc. Xin
ông cho biết nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là gì?
GS Võ Tòng Xuân: - Nông dân hiện vẫn tự do sản xuất, không có người chỉ đạo, muốn
cấy giống gì thì cấy, bón phân loại nào thì bón.
Thấy sản phẩm được thương lái mua nhiều, họ sẽ ồ ạt trồng theo
kiểu của họ. Bón phân cũng sai, mật độ trồng sai dẫn đến nhiều sâu bệnh, sau đó
phải mua thuốc để phun.
Nguyên nhân sâu xa do nhà nước đã bỏ mặc, không quan tâm tới người
nông dân, dù có khuyến nông nhưng nông dân lại không mặn mà, tin tưởng vì chưa
đủ trình độ để quản lý, tham gia tư vấn.
Giống lúa Việt Nam do các viện làm ra nhưng quảng cáo không mạnh
bằng những công ty nhập giống của Trung Quốc. Ngoài ra, giống lúa Trung Quốc cũng
nhận được sự hỗ trợ của chính quyền, khuyến khích dân mua giống lúa đó.
PV:- Dù chất lượng gạo
của lúa lai Trung Quốc không cao, độ dinh dưỡng không bằng giống lai hoặc lúa
thuần của VN sản xuất tuy nhiên năng suất lại cao hơn nhiều và phù hợp với từng
trà đất, từng mùa vụ.
Tại sao Việt Nam lại không tự sản xuất lúa giống để phục vụ thị trường
trong nước và tự cung cấp giống cho nông dân sản xuất, thưa ông?
GS Võ Tòng Xuân: - ĐH Nông nghiệp Hà Nội và những viện, trung tâm làm được nhưng
năng suất hạt giống của mình không thể địch nổi với giống Trung Quốc.
Một lý do quan trọng hơn là nhiều quan chức lại đứng đằng sau lưng
những công ty nhập khẩu lúa giống Trung Quốc để kiếm lợi ích cá nhân, khuyến
cáo nông dân nên trồng lúa Trung Quốc không nên trồng giống lúa Việt Nam.
|
Phụ
thuộc đầu vào từ TQ, chuỗi giá trị như giống, kỹ thuật, chế biến, tiêu thụ
còn lỏng lẻo là những rào cản khiến VN khó sản xuất lúa chất lượng cao để
xuất khẩu.
|
PV: – Mới đây, Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn đã thông qua đề án phát triển sản phẩm quốc gia
cho mặt hàng gạo. Mục tiêu là chọn ra 5- 7 giống lúa thơm, ngắn ngày, có chất
lượng cao, hướng đến xuất khẩu với giá 600- 800 USD/tấn để có thể cạnh tranh
với gạo chất lượng cao của Thái Lan vào năm 2020. Xin ông cho biết, đề án
liệu có khả thi không?
GS Võ Tòng Xuân: – Theo tôi, tính khả thi của đề án hầu như không có vì không có
sự tổ chức đồng bộ. Việc phát triển ngành lúa gạo còn rời rạc từng ban ngành,
mạnh ai người ấy lo trong khi người nông dân cần nguyên một chuỗi giá trị nhưng
giống, kỹ thuật, chế biến, tiêu thụ với mức giá tốt.
Dưới danh nghĩa tái cơ cấu tỉnh nào cũng nói mình trồng giống lúa chất
lượng cao nhưng không biết ai mua và người nông dân cứ trồng theo họ.
Ngoài ra, sức cạnh tranh từ 2 thị trường Thái Lan, Ấn Độ cũng rất
lớn vì họ cùng sản xuất lúa gạo trong mùa khô. Giá gạo xuất khẩu của Thái Lan
hiện 800 USD/tấn trong khi của mình là gần 1.000 USD/tấn.
Nếu cứ để nông dân tự phát thì không đời nào chấm dứt tình trạng
này, không thể có sản phẩm độc đáo trên thị trường.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Hương My
Nguồnbaodatviet.vn
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment