Hiến
pháp 2013: Bình mới rượu cũ
Thanh Quang, phóng viên RFA
2013-12-02
2013-12-02
- In trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
Một người dân mua bán ve chai trên đường phố Hà Nội chụp hôm
28/11/2013, ngày Quốc Hội thông qua bản dự thảo sửa đổi Hiến Pháp mới 2013
AFP photo
Vào ngày 28 tháng 11 vừa rồi, Quốc Hội VN đã đồng loạt thông qua
bản dự thảo sửa đổi Hiến Pháp năm 1992 để hình thành một bản Hiến Pháp mới 2013
– mà GS Jonathan London thuộc Đại học TP Hong Kong lưu ý, “Quốc Hội VN phê
duyệt một bản Hiến pháp (gọi là) “sửa đổi” mà không có sự thay đổi cơ bản nào”
trong khi thực tế cho thấy đảng và nhà nước vẫn ra sức duy trì thực trạng độc
quyền, toàn trị.
Từ Huế, LM Phan Văn Lợi lưu ý:
Chúng tôi thấy cần lên tiếng một lần nữa cùng với những tiếng
nói khác, không phải để Nhà nước nghe cho bằng để dân chúng thấy được rằng nhà cầm
quyền, Quốc hội đã bác bỏ tất cả mọi ý kiến; đồng thời cũng để cảnh báo với
người dân rằng nhà cầm quyền của Đảng cộng sản đã quyết tâm ra một hiến pháp
phi dân chủ, chống lại nhân quyền và hoàn toàn không hợp lòng dân.
Từ Thanh Hóa, MS Nguyễn Trung Tôn cảnh báo:
Một Hiến pháp thế này được thông qua là mở đầu cho một thời kỳ
tồi tệ hơn trước, cũng như mỗi lần sửa Hiến pháp là một lần thụt lùi.
- TS Hà Sĩ Phu
- TS Hà Sĩ Phu
Vấn đề Quốc Hội đề ra việc sửa đổi Hiến pháp và lấy ý kiến toàn
dân cũng chỉ là, một lần nữa, đảng CS tiếp tục dùng chiêu bài Hiến pháp để mị
dân và lừa dối quốc tế. Nhưng thực ra chẳng có điều gì thay đổi cả.
Qua bài “ Ấn nút…Hán hóa ?”, blogger Trần Minh Thảo lưu ý về một
bản Hiến Pháp mới 2013 vẫn “kiên định mấy điểm” chủ chốt, như:
“- Trung thành với chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
- Đảng lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối
- Công hữu đất đai
- Quốc doanh chủ đạo nền kinh tế thị trường theo định hướng …”
Không hề tôn trọng ý
dân
Blogger Hà Sĩ Phu “phải có đôi lời bàn thêm về ‘đa số’ và ‘dân
chủ’ ” khi số phiếu tán thành tại Quốc Hội là 486/488, không có phiếu chống,
khiến báo Đại biểu Nhân dân có bài với “nhan đề chắc nịch” rằng “Hiến pháp
được thông qua với đồng thuận cao là tất yếu dân chủ, là kết quả của chân lý ý
Đảng lòng dân”. TS Hà Sĩ Phu nêu lên câu hỏi rằng có phải cứ “đồng thuận
cao” là “tất yếu dân chủ” hay không? Ông lưu ý “đa số trong Quốc hội với
95% đảng viên chính là một ‘nhóm lợi ích’ khổng lồ mà quyền và lợi gắn chặt với
điều 4 và với “sở hữu toàn dân” thì đa số ấy chỉ là đa số của một phe nhóm”. TS
Hà Sĩ Phu nhân tiện trích dẫn lời nhà khoa học Albert Einstein từng khẳng định
“Chúng ta không thể thắng được lũ ngu bởi chúng quá đông” .
Theo TS Hà Sĩ Phu thì “chẳng những đa số không phải là biểu hiện
‘tất yếu dân chủ’ mà trái lại bản chất của dân chủ là thừa nhận và bảo
vệ thiểu số”. Như vậy, TS Hà Sĩ Phu cho biết tiếp, “nếu Quốc hội và Ban soạn
thảo Hiến pháp làm việc theo tinh thần dân chủ thì đáng lẽ phải ghi nhận những
ý kiến đối lập như nhóm 72, nhóm Công dân tự do, nhóm Công giáo, nhóm 8406...
vân vân, họ đã lên tiếng ròng rã cả năm nay.
Nhưng trái ngược với tinh thần dân chủ ấy, các vị không hề tôn
trọng một ý kiến bất đồng nào, thì sao có thể tự phong là dân chủ được?”. Và
cái đa số gần như tuyệt đối ấy cũng khiến TS Hà Sĩ Phu liên tưởng đến những chỉ
số “đa số tuyệt đối” luôn “gắn liền” với các “nhân vật và thể chế độc tài nhất
trong lịch sử như Hitler, Gaddafi, Saddam Hussein, Stalin, Mao Trạch Đông, Kim
Jong Il...”. Rồi TS Hà Sĩ Phu chua chát rằng “ con số 97,59% dù thật hay giả
cũng là một con số dại dột trong tuyên truyền, vì nó gây ấn tượng một con số
chua chát đáng buồn... cười!”. Và ông nhấn mạnh “Một Hiến pháp thế này được
thông qua là mở đầu cho một thời kỳ tồi tệ hơn trước, cũng như mỗi lần sửa Hiến
pháp là một lần thụt lùi”.
Sau khi lưu ý về việc sửa đổi Hiến pháp là một “cơ hội cực kỳ
quan trọng ngõ hầu tạo ra một nền tảng pháp lý” để hình thành một nhà nước pháp
quyền dân chủ thực sự, đúng với những gì mà giới lãnh đạo VN từng hô hào là một
“nhà nước của dân - do dân - vì dân”, để có thể xây dựng một nước VN “dân giàu,
nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”, “có vị thế quốc tế xứng đáng
và bảo vệ vững chắc nền độc lập, chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thộ quốc gia”,
ông Nguyễn Trung, cựu đại sứ VN tại Thái Lan lưu ý:
Lẽ ra phải lãnh đạo, hậu thuẫn nhân dân xây dựng nên một hiến
pháp như thế, đảng CSVN lại chủ trương hiến pháp được sửa đổi lần này
phải thể chế hóa cương lĩnh của Đảng, với mục đích sâu thẳm bên trong là tiếp
tục duy trì sự độc quyền toàn trị của những người nắm thực quyền trong toàn bộ
hệ thống chính trị của ĐCSVN. Vì lẽ này, dự thảo Hiến pháp sửa đổi… thông
qua vào ngày 28-11-2013 về cơ bản vẫn sẽ là hiến pháp cũ với một số điểm thụt
lùi mới.
Khi đề cập tới chuyện Quốc Hội thông qua bản hiến pháp mới, blog
Dân Làm Báo báo động rằng:
… đây thực chất là màn kịch của đảng cộng sản nhằm hợp thức hóa
để tiếp tục giữ mọi quyền lực độc tôn. Gọi là 'biểu quyết thông qua', nhưng đối
với một quốc hội có đến 500 đại biểu đều là đảng viên cộng sản thì ai cũng biết
trước kết quả…
Gọi là 'biểu quyết thông qua', nhưng đối với
một quốc hội có đến 500 đại biểu đều là đảng viên cộng sản thì ai cũng biết
trước kết quả…
- Blog Dân Làm Báo
- Blog Dân Làm Báo
Blog Dân Làm Báo cũng không quên nhắc lại lời chủ tịch Quốc Hội
Nguyễn Sinh Hùng gọi ngày 28 tháng 11 khi Quốc Hội chính thức thông qua bản
Hiến pháp sửa đổi 1992 là “một ngày đẹp”. Nhưng Dân Làm Báo nhận định rằng “
Không biết dựa vào thế lực tâm linh nào mà ông Hùng gọi đây là 'ngày đẹp', điều
chắc chắn đây cũng sẽ là một ngày vô cùng tệ hại đối với toàn dân Việt Nam!”.
Qua bài “Từ ép cung cá nhân đến ép cung quốc gia”, blogger Hiệu
Minh nhắc lại lời TBT Nguyễn Phú Trọng rằng “Hiến pháp là văn kiện chính trị
pháp lý quan trọng vào bậc nhất sau Cương lĩnh của Đảng”. Nếu như vậy, theo
blogger Hiệu Mình, thì VN vẫn không có tam quyền, và “đảng đứng trên tất cả.
Báo chí đóng vai trò tuyên truyền cho đường lối của đảng mà không thể phản
biện”. Blogger Hiệu Minh không quên dẫn chứng lịch sử rằng tình trạng “độc đảng
tạo nên quyền lực tuyệt đối, dẫn đến quyền lực bị tha hóa, chính là nguyên nhân
làm cho khối Đông Âu đã sụp đổ, kéo theo Liên Xô tan rã. Thời Internet đã dần
bạch hóa những khiếm khuyết và lỗi lầm do hệ thống này gây ra. Các cuộc cách
mạng mầu nổ ra, những kẻ tàn bạo bị xử bắn, bị dân đập chết trên đường phố, xưa
kia xử án dân bằng những phiên tòa kangaroo nay họ ngồi sau song sắt”. Và
blogger Hiệu Minh cảnh báo về hiện trạng VN:
… Hiến pháp được thông qua với điều 4 “Đảng lãnh đạo
toàn diện” được giữ nguyên tại kỳ họp Quốc hội này thì các vị “Yes – Đồng ý” sẽ
giúp cho “quyền lực tuyệt đối” được tiếp tục. Từ khi đảng giành chính quyền tới
nay, bất kỳ ai nói trái lời đảng dù nhiều lúc đảng sai nghiêm trọng, đều bị dọa
dẫm, bị bắt, bị tù đầy, dân phải im mà đồng ý, bởi cơ chế phản biện xã hội
không tồn tại. Đó là kiểu “ép cung” 90 triệu người…Ông Nguyễn Thanh Chấn bị ép
cung, bị dọa nạt và hạ nhục nên phải nhận tội, suốt 10 năm sống trong ngục tù.
Đó là thảm họa cá nhân và nền pháp lý. Nhưng chuyện gì xảy ra nếu một đất nước
bị “ép cung” bởi vài điều trong Hiến pháp. Ở tầm quốc gia, khi nhận ra sai lầm,
thời gian không phải là một thập kỷ như ông Chấn ngồi sau song sắt.
Đảng vẫn toàn quyền
Một áp phích tuyên truyền tại trung tâm thành phố HCM chụp hôm
19/11/2013. AFP photo
Qua bài “Xứ sở đối trá”, blogger Huỳnh Ngọc Chênh bày tỏ quan
ngại rằng “Ở đất nước mà sự dối trá lên ngôi thì mọi kịch bản dối trá đến tận
cùng sự trơ tráo đều có thể xảy ra”. Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh cảnh báo về tình
trạng “người ta dựng ra cả một hệ thống cơ quan dân cử từ trung ương xuống tận
xã, phường để ngồi họp bàn và thông qua những vấn đề mà người ta đã quyết định
sẵn từ trước. Người ta có thể huy động toàn dân một cách tốn kém vào việc góp ý
để thay đổi hiến pháp nhưng rồi hiến pháp vẫn cứ như xưa. Đến cái cơ quan gọi
là lập pháp cũng không được quyền công khai góp ý sửa đổi hiến pháp”. Blogger
Huỳnh Ngọc Chênh nhân tiện lưu ý thêm rằng:
Người ta nói rằng dân chủ gấp vạn lần nhưng người ta vẫn tôn
vinh chế độ độc đảng toàn trị. Cứ hô đang dẫn dắt cả dân tộc đi lên ấm no hạnh
phúc qua con đường độc đạo CNXH nhưng người ta hoàn toàn không biết con đường
đó ra sao và đưa đến nơi đâu. Người ta nói tự do báo chí nhưng toàn bộ cơ quan
báo đài đều đặt dưới sự kiểm soát của một đảng duy nhất. Người ta luôn dùng
những mỹ từ để che đậy những sự việc xấu xa. "Kinh tế thị trường định
hướng XHCN" che đậy cho tư bản hoang dã hoành hành và dung dưỡng giai cấp
tư bản đỏ cường hào phát tác. "Tái cấu trúc" che đậy việc giựt nợ của
nhóm lợi ích. "Nhân quyền theo kiểu VN" che đậy cho việc vi phạm nhân
quyền...
Cứ hô đang dẫn dắt cả dân tộc đi lên ấm no
hạnh phúc qua con đường độc đạo CNXH nhưng người ta hoàn toàn không biết con
đường đó ra sao và đưa đến nơi đâu.
- Blogger Huỳnh Ngọc Chênh
- Blogger Huỳnh Ngọc Chênh
Sau diễn biến ở Quốc Hội vừa rồi liên quan vấn đề trọng đại về
Hiếp pháp mới cho VN, blogger Trần Minh Thảo qua bài “Ấn nút…Hán hóa?” vừa nói
không quên đề cập tới “bình diện quốc tế” và nêu lên câu hỏi rằng “quốc gia nào
‘hài lòng’, ‘tán thành’ bản Hiến pháp mới của Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam?”. Và tác giả tự trả lời rằng “ Quốc gia hài lòng nhất với ‘Hiến pháp kiên
định’ của Việt Nam phải là Trung Quốc”. Tại sao ? Tác giả phân tích rằng những
“kiên định” trong Hiến pháp sửa đổi 2013 chứng tỏ rằng đảng, nhà nước Việt Nam thể
hiện sự trung thành với cam kết Thành Đô mà phía VN đã “sụp bẫy”, tức là, vẫn
theo blogger Trần Minh Thảo, VN “kiên định chủ nghĩa xã hội về hình thức, chủ
nghĩa đại Hán về nội dung mà điểm mấu chốt là tư tưởng nước lớn nước nhỏ, quan
hệ chủ tớ (chủ đất nông nô, chủ bảo vệ tớ, tớ trung thành với chủ) trong học
thuyết Khổng Nho”. Tác giả nhận xét:
“Điều 4”, “công hữu”, “chủ đạo”… là hệ quả tất yếu của cam kết
trung thành với chủ nghĩa đại Hán, nô dịch đại Hán. Do đó có ý kiến nói: rất
oan uổng cho Mác, Lênin và Hồ Chí Minh khi bị dùng làm hoả mù, mặt nạ cho tư
tưởng Hán hoá của hai đảng anh em. Những kiến nghị sửa đổi Hiến pháp,
những lời kêu gọi của nhân sĩ, trí thức, người dân nói chung yêu cầu Quốc hội
không thông qua bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp của đảng chỉ để bày tỏ quan điểm,
lập trường chính trị phản đối chủ trương Hán hoá được luật hoá, không thể ngăn
được việc thông qua Hiến pháp Hán hoá. Như vậy mấu chốt tác động đến công
cuộc bảo vệ chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, dân chủ, nhân quyền, xã hội
dân sự v.v. là chủ trương Hán hoá đội lốt chủ nghĩa này, tư tưởng nọ ghi trong
Hiến pháp mới.
Tác giả không quên lưu ý rằng việc các đại biểu Quốc Hội VN “ấn
nút thông qua là nhiệm vụ trọng đại nhằm luật hoá cam kết của hai đảng
Trung-Việt”, và “ Đảng đã giao nhiệm vụ luật hoá các cam kết với Trung Hoa vĩ
đại thì đảng viên trong Quốc hội VN cứ thế mà ấn nút… thông qua”.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment