Friday, January 8, 2016

Cảnh sát gốc Việt ở Marseille – nỗi kinh hoàng của tội phạm



From: Hinh Tran <
To: undisclosed-recipients:;
Sent: Thu, Jan 7, 2016 12:37 pm
Subject: Fwd: Cảnh sát gốc Việt ở Marseille – nỗi kinh hoàng của tội phạm (Tí đô sưu tầm) 



Cảnh sát gốc Việt ở Marseille – nỗi kinh hoàng của tội phạm

Bộ trưởng Nội vụ Pháp coi ông là biểu tượng của lực lượng cảnh sát, còn Thị trưởng Marseille Jean gọi ông là “viên cảnh sát vĩ đại” – ông là Georges Nguyễn Văn Lộc.
Georges Nguyễn Văn Lộc có thể đã không phải là một cảnh sát tên tuổi mà trở thành một “tướng cướp” hay trùm mafia nổi tiếng, bởi xuất thân của ông hoàn toàn hội đủ những điều kiện cho hướng đi nghịch chiều này.
“Bố tôi quê ở Nam Định, mẹ tôi quê Hà Nội. Bố mẹ tôi sang Pháp từ năm 1914. Tôi sinh ngày 2/4/1933 trong khu phố nghèo ở thành phố cảng Marseille, miền Nam nước Pháp”, ông nói. Nơi đó, những người sống xung quanh ông là những tay mafia khét tiếng nhất của Marseille như bố già Gaetan Zampa, Lucien với biệt danh “Đôi mắt đẹp”, “Tên cẳng gà” Paolini hay “Tú ông” Muzzioti.
Bố ông, một thủy thủ, thường xuyên lênh đênh trên những chuyến xa khơi và cũng mất sớm. Mẹ ông, một người mộ đạo, hầu như chỉ lo việc bếp núc gia đình. Họ không để lại được cho ông một nền tảng tri thức để ông có thể dễ dàng tiến thân trên con đường sự nghiệp. Họ chỉ có thể để lại cho ông cái màu da mà ở xứ da trắng đó người ta gọi chung một cách miệt thị là “Ba Tàu”.

Thay vì đầu hàng số phận, Nguyễn Văn Lộc lại biến những trở ngại này thành một lợi thế cho công việc luôn phải đối mặt với các loại tội phạm mà ông đã không mấy xa lạ từ thời thơ ấu. Tốt nghiệp trung học, Nguyễn Văn Lộc quyết định đến với nghề cảnh sát. Ông trở thành một nhân viên cảnh sát ở Marseille mà không hề nghĩ rằng đến một lúc nào đó mình sẽ trở thành “một cảnh sát vĩ đại”. Sau ba năm thử thách trong chiến đấu, Nguyễn Văn Lộc theo khóa học nghiệp vụ ở một trường an ninh ở Lyon, và rồi lại trở về làm trong ngành cảnh sát ở Marseille.

Khát vọng vươn lên “số một” dường như đã ngấm trong máu của ông, luôn luôn hun đúc con người ông, giúp ông vượt qua mọi rào cản để đạt được mục tiêu của mình. Câu chuyện nổi tiếng nhất về tính cách của ông còn được lưu truyền trong các đồng nghiệp như thế này. Một hôm Bộ trưởng Nội vụ Pháp Christian Bonnet đến thăm sở cảnh sát Marseille. Tất cả mọi người, từ giám đốc sở đến cảnh sát viên đều có mặt. Khi bộ trưởng đi ngang qua, Văn Lộc bước tới hỏi: “Thưa ngài Bộ trưởng, hẳn ngài chưa quên tôi? Ngài từng hứa sẽ gắn lon cho tôi”. Chẳng biết có nhớ hay không nhưng ngài Bộ trưởng gật gù đồng ý.

Và thế là vào năm 1972, Georges Nguyễn Văn Lộc trở thành Cảnh sát trưởng quận 7, thành phố Marseille, một thành phố đông đúc, sầm uất nhưng an ninh thì tồi tệ.
Chỉ sau một thời gian đảm nhiệm cương vị này, Cò Lộc đã chứng minh rằng ông được thăng chức không phải là nhờ một lời hứa của Bộ trưởng mà bằng chính tài năng và tâm huyết của mình. Quận 7 thành phố Marseille đã mang một diện mạo mới khi một loạt các ông trùm băng đảng xã hội đen chuyên trấn lột, trộm cướp, mua bán ma túy phải vào tù.
Khi nạn bắt cóc tại đây nổi lên, ông đã cùng đồng nghiệp xây dựng nên Lực lượng can thiệp đặc biệt của cảnh sát quốc gia (GIPN) gồm 15 cảnh sát có tố chất mạnh khỏe thông minh, sẵn sàng chấp nhận hiểm nguy. 15 năm điều hành GIPN với số lượng nhân viên từ 15 tăng lên hơn 170, cảnh sát trưởng can đảm Nguyễn Văn Lộc đã lập nên nhiều chiến công hiển hách, trở thành khắc tinh của bọn tội phạm, khủng bố.

Có thể nói ở đâu có bắt cóc, khủng bố, ở đó có Nguyễn Văn Lộc. Ông đến bất cứ nơi nào là điểm nóng nhất để giải cứu con tin. Ông đã giải quyết thành công vụ bắt cóc ở sân bay Marignane vào cuối thập niên 1970, hay vụ ở Cagnes-sur-Mer, khi kẻ bắt cóc bắt giữ hai người thân trong gia đình và làm nhiều nhân viên cảnh sát bị thương. Trong vụ một con nghiện bắt giữ chính mẹ mình làm con tin ở Marseille vào đầu thập niên 1980, Cò Lộc đã có sáng kiến cải trang thành y tá để xâm nhập và vô hiệu hóa tên tội phạm.

Thành công của ông chính là nhờ tài lãnh đạo, khiến các thành viên trong đội luôn gắn bó, trung thành và tuyệt đối tuân theo kỷ luật. Họ đơn giản gọi ông là Bố. Một lính cũ của ông tên là Marc Labouz nói: “Đó là sếp lớn của tụi tôi. 

Ông không ngại xung phong ra tuyến đầu và đối với chúng tôi, ông xử sự như một ông bố. Ông ấy bảo vệ chúng tôi trong mọi trường hợp”. Họ trung thành với ông bởi họ biết ông luôn tôn trọng họ, không ngần ngại để họ có thể tự đưa ra quyết định trong những trường hợp cần thiết. Họ trân trọng ông còn bởi họ biết ông luôn làm mọi cách có thể để bảo đảm an toàn cho thuộc hạ của mình. Chính vì thế ông thường đối thoại hơn là dùng bạo lực với bọn bắt cóc và khủng bố.

Có những lần, chính ông đã thay thế các con tin vô tội để làm vật làm tin cho tội phạm. Nhờ thế, trong suốt 16 năm ông chỉ huy họ, đã không có một người nào trong lực lượng phải tử nạn vì công tác. Với Cò Lộc, đó là phần thưởng lớn nhất, là huân chương cao quý nhất, lớn hơn mọi huân chương ông đã được chính phủ Pháp trao tặng.

Bí quyết làm nên “siêu cảnh sát” Nguyễn Văn Lộc còn ở một quan niệm rất nhân văn: luôn kính trọng đối thủ. Ông đã từng nói: “Tôi không bao giờ tự cho phép mình mỉm cười trước một người chết. Khi chúng tôi hạ sát một đối thủ, chúng tôi kính trọng đối thủ ấy”. Với tội phạm cũng vậy. Chúng muốn đàm phán với ông bởi vì ông sòng phẳng với chúng. Ông buộc chúng phải có trách nhiệm với việc chúng gây ra: phải lựa chọn giữa đường sống, tức là bỏ vũ khí đầu hàng hoặc con đường chết, tức là đường kháng cự, nhất là sát hại con tin. Ông không lên án tử hình người tội phạm, nhưng để cho chính anh ta tự quyết định sự sống hay sự chết của anh ta.
Có một chút gì đó kiểu giang hồ trượng nghĩa trong ông đã giúp ông lấy được niềm tin và sự kính nể của dân xã hội đen. Khi tội phạm đã tin tưởng nơi ông, ông không bao giờ phụ bạc họ. Ông giúp họ được hưởng những thủ tục pháp lý nhẹ nhàng hơn, và dành cho họ một sự đối đãi trong tình người khi họ còn nằm trong quyền hạn của ông. Ông thường nói: “Đối với những tên vô lại, tôi luôn luôn chơi đúng luật. Lúc nào tôi cũng tạo ra một cơ hội cuối cùng cho chúng”.

Nguyễn Văn Lộc là một trong số ít ỏi những cảnh sát hiểu được và thông cảm được với tội phạm. Ông biết đến tội phạm không phải qua giấy tờ, trường lớp mà từ chính kinh nghiệm sống cạnh những tay anh chị khét tiếng nhất ở khu phố nghèo tại Marseille. Đã từng chứng kiến họ từ những đứa trẻ ngây thơ, vì sự nghèo đói, vì lười biếng hay do bị dụ dỗ đã biến thành những tên trộm rồi nghiện ma túy và rồi giết người, ông hiểu rõ con đường trở thành tội phạm và tâm lý của những kẻ phạm tội nghiêm trọng.

Vì tự tin trong việc nắm bắt tâm lý tội phạm, ông đã từng tình nguyện lái xe chở một tội phạm tay cầm một quả lựu đạn đã mở chốt và thuyết phục được anh ta vứt quả lựu đạn ấy đi ở một nơi vắng người. Khi người này tìm cách bỏ trốn, ông không bắn mà chỉ đuổi theo để thuyết phục anh ta đừng kháng cự. Ông cũng gây dựng niềm tin với anh ta bằng cách không còng tay khi bắt giữ. Kết quả là người này đã khai hết với ông những vụ cướp có vũ trang của chúng dù trước đó anh ta chưa bao giờ chịu khai ra những điều này với bất cứ ai.

Vì những điều này, Georges Nguyễn Văn Lộc được Nhà nước Pháp tặng thưởng Huân chương Bắc đẩu bội tinh và Huân chương Công trạng. Nhưng ở đời, “chữ Tài liền với chữ Tai một vần”. Sự nghiệp của Nguyễn Văn Lộc đang ở giai đoạn lừng lẫy thì xảy ra một biến cố khiến ông phải về hưu non.
trong một cảnh đóng phim
Tháng 2/1987, tại ngân hàng tín dụng Marseille xảy ra vụ cướp và bắt cóc con tin. Sau nhiều lần thương lượng không thành, cảnh sát Marseille buộc phải gọi điện thoại cho cảnh sát Paris đề nghị chi viện. 

Trong khi chỉ huy lực lượng chi viện là Robert Broussard đề nghị tiếp tục thương lượng với bọn cướp thì Nguyễn Văn Lộc cho rằng thời điểm tấn công đã đến. Nhận định của ông không được chấp thuận, Broussard hạ lệnh tiếp tục thương lượng và bọn cướp đã có thời gian đào hầm thông xuống hệ thống cống tẩu thoát cùng với số tiền lên tới 10 triệu franc. Cò Lộc nói thẳng với Broussard: “Mày là thằng hề ở Marseille. Mày cũng sẽ là thằng hề ở Paris”. Sau vụ này, ông Lộc buộc phải giã từ sự nghiệp.

Nhưng sự việc đó không phải dấu chấm hết cho sự nghiệp của Nguyễn Văn Lộc. Ông tiếp tục thành công với tư cách một nhà văn và một diễn viên điện ảnh. Cuốn tự truyện Le Chinois (Ba Tàu) gồm sáu tập của ông là một trong những cuốn sách bán chạy vào thời điểm đó. Bộ phim truyền hình nhiều tập nổi tiếng “Cảnh sát Văn Lộc” do hãng France Films Production sản xuất kể về những chiến công của ông và đồng đội do chính ông thủ vai chính từng gây nên cơn sốt đối với khán giả truyền hình Pháp.
Cuốn tự truyện của ông
Những năm cuối đời, ông có một mong muốn khác, đó là thăm lại nơi chôn nhau cắt rốn của cha mẹ, quê hương của đấng sinh thành. Ông muốn thăm Việt Nam một lần nhưng chưa kịp làm điều này.
Ông chưa hề nghĩ đến cái chết ở tuổi thất thập bởi ông đã vào sinh ra tử, thường xuyên cận kề với cái chết nhưng tử thần chưa hề chạm được vào người ông. Đã từng có lần một kẻ tội phạm đã chĩa súng vào ngực Cò Lộc, và bóp cò, nhưng, súng kẹt đạn.

Căn bệnh tim đã buộc ông phải rời bỏ cuộc đời oanh liệt một ngày cuối năm 2008. Ông còn nhiều việc để làm, nhưng việc lớn nhất đời mình, ông đã làm được – biến cái tên đầy sự khinh rẻ thành sự kính trọng của chính phủ Pháp, sự yêu mến của người dân Pháp, sự nể phục của bọn xã hội đen và thành một huyền thoại của cảnh sát.
Bài Mới Và Hay:


Sent from my iPad


__._,_.___

Posted by: <vneagle_1

ĐẦU NĂM NÓI CHUYỆN TRIẾT HỌC CÀ TÀNG 3: DOMINO COLLAPSE

 

 
ĐẦU NĂM NÓI CHUYỆN TRIẾT HỌC CÀ TÀNG 3: DOMINO COLLAPSE 

Bác sĩ Hồ Hải


MỞ ĐẦU

Cách đây 5 năm, tôi viết bài Trung hoa về đâu? sau khi bà Hillary Clinton đọc tuyên bố chiến lược chuyển trục từ Trung Đông sang Thái Bình Dương ở Trung tâm nghiên cứu Đông Tây Honolulu. Một năm sau, ông tổ của quyền lực mềm Joseph Nye viết bài úp mở thông tin Hoa Kỳ sẽ độc lập năng lượng trong một thế giới phụ thuộc lẫn nhau.

Cách đây 1 năm, GS Divid Shambaugh là một trong số vài chục học giả think tank của Hoa Kỳ, ông cùng với các quan chức phục vụ trong Bộ Quốc phòng Mỹ, CIA, Bộ Ngoại giao, và Hội đồng an ninh quốc gia, làm ra chính sách của Mỹ đối với châu Á, và đặc biệt là đối với Trung Quốc, viết bài Sự đổ vỡ đang đến với Trung Hoa. Ngay sau đó trang Economist có bài Hố đen to lớn của Trung Hoa.
Nhưng điều đáng tiếc nhất là, từ cách đây hơn 5 năm, cũng trong những ngày cả nước hướng con mắt về đại hội đảng lần thứ 11, tôi đã rút cả ruột gan để viết bài: Thưa các quan phụ mẫu, nhằm muốn đảng cầm quyền phải chuyển ngay hình thái chính trị đơn nguyên tập quyền sang đa nguyên tản quyền để xã hội huy động sức dân, hòa giải dân tộc và tránh sụp đổ, vì không thể chần chờ được nữa, đất nước Việt đang lao vào bóng đêm bão tố mất tất cả, song chẳng ai nghe.

Đến hôm nay thì, chính trị Việt Nam chắc chắn sẽ phải chuyển đổi cấp kỳ, hoặc sụp đổ, hoặc trong nguy cơ chiến tranh có thể là nội chiến hoặc ngoại xâm bất kỳ lúc nào, khi mà kinh tế Trung Hoa rơi tự do chưa thấy đáy. Chỉ mở cửa đầu năm, vào buổi sáng hôm nay 04/01/2016 nhưng chỉ số chứng khoán Shanghai Composite Index đã giảm 6.86% tương đương 242.92 điểm xuống còn 3296.26 điểm.

Ngay lập tức, chính quyền Trung Hoa tuyên bố đóng cửa cả 2 sàn giao dịch Thượng Hải và Thẩm Quyến để ngăn đà lao dốc không phanh có thể dẫn đến bạo loạn chính trị. Mặc dù, tháng 6/2015 Trung Hoa đã 3 lần ngăn đà sụp đổ chứng khoán bằng bơm tiền mua cổ phiếu, nhưng hôm nay, họ không còn có thể bơm tiền được nữa, và là lần đầu tiên phải đóng cửa thị trường chưa bao giờ có trong 30 năm qua!

Nguyên nhân của chính quyền Trung Hoa đưa ra là do 2 yếu tố:

1. Chỉ số sản xuất của Trung Hoa giảm mạnh.

2. Những bạo loạn ở Trung Đông làm tác động thị trường chứng khoán châu Á.
NGUYÊN NHÂN Ở ĐÂU?

Nguyên nhân của tất cả mọi nguyên nhân là từ nền chính trị đơn nguyên tập quyền gây ra, làm kinh tế Trung Hoa cũng như Việt Nam như một cơ thể tráng kiện mặc chiếc áo chật rách nát chính trị đầy tha hóa và tham nhũng, vì kinh tế là chính trị.

Sa vào bẫy thu nhập trung bình cao, chính quyền Trung Hoa buộc phải tăng đầu tư công vì khoa học kỹ thuật chỉ đi sao chép và ăn cắp bản quyền phương Tây. Nên Trung Hoa lún vào nợ đầu tư công ở chính quyền địa phương và nhà nước.

Dự án Đại nhổ rễ của Trung Hoa: Di chuyển 250 triệu dân từ nông thôn lên thành thị
Dân giàu lâu nay đầu cơ và quan tham rút tiền bỏ chạy khỏi Trung Hoa, các nhà đầu tư cũng rục rịch rút vì viễn cảnh giá nhân công lao động Trung Hoa cao hơn so với các quốc gia trong vùng. Hàng ngàn thành phố ma xây xong cho dự án chuyển 250 triệu dân Trung Hoa từ nông thôn lên thành thị bất thành, vì người dân không tiền và ra thành thị họ không biết làm gì kiếm sống.

Với hơn 1700 thành phố bỏ hoang chứa 64 triệu căn hộ trống rỗng đã xây sẵn, và hàng chục đường sắt cao tốc xây nối liền hơn 1700 thành phố này từ 2005 đến nay, người ta ước tính nó làm nợ công của Trung Hoa lên đến hơn 200% GDP!

Hai cuộc cách mạng Đại Văn hóa và Đại nhảy vọt của Mao đã sai lầm, giờ này ông Tập làm Đại Nhổ Rễ để đến 2030 chuyển 250 triệu dân từ thành thị ra nông thôn liệu có thành? Nhưng e rằng trước khi đến 2030 thì Trung Hoa đã thành lục quốc phân tranh!

Hiệp định kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương - TPP - của Hoa Kỳ và 11 quốc gia chiếm 35% GDP toàn cầu với 850 triệu người tiêu dùng cũng là nguyên nhân góp phần lớn để các nhà đầu tư lo ngại.

Đả Hổ Diệt Ruồi của ông Tập Cận Bình cũng là nguyên nhân hàng đầu để làm bom tấn nổ tung nền kinh tế Trung Hoa. Lẽ ra, thay vì ông Tập phải thay đổi mô hình chính trị đơn nguyên tập quyền sang đa nguyên tản quyền khi kinh tế đã tăng trưởng hết mức và có dấu hiệu đi xuống là phù hợp nhất, nhưng ông lại không làm để khoan hết sức dân, giữ tài năng ở lại, mà ông lại theo kiểu độc tài của Mao, nên chỉ trong vòng 3 năm lên cầm quyền, dân Trung Hoa đã rút 1.250 tỷ đô la chạy sang Hoa Kỳ và phương Tây, với hàng chục triệu nhà giàu bỏ đất nước ra đi.

Ông Tập lấy cái sai sau là đả hổ diệt ruồi để lấp liếm cái sai trước của Mao, nó sẽ không thể giữ vững chế độ khi mà nền kinh tế suy sụp nạn thất nghiệp lan tràn, và những bất ổn sắc tộc trên một diện tích 10 triệu km vuông và gần 1.4 tỷ dân.

Trong một tổng kết của Business Insider hồi tháng 5 năm 2011 của Gud Lubin, ông cho thấy, tình hình chính trị bất ổn ở Trung Hoa đã đẩy mỗi năm 10.000 người dân vào tù không có án, còn con số tù nhân được tuyên án không đếm xuể.

Mặc dù sau thống nhất Trung Hoa, ông Mao Trạch Đông đã nghĩ ngay phải chiếm Tây Tạng để chuyển hồ nước chiếm 80% lượng nước ngọt cung cấp các dòng sông châu Á này sang phía Tây khô cằn, nhưng dự án ấy cũng không giúp được Sa mạc Gobi khổng lồ của Trung Hoa có diện tích 1 triệu 285 ngàn cây số vuông này mỗi năm mở rộng thêm 1.400 dặm vuông, vì tình trạng phá rừng trong chính sách đổi tài nguyên lấy cơ sở hạ tầng để tăng trưởng kinh tế của ông Đặng Tiểu Bình.
QUY LUẬT CỦA TRIẾT HỌC
Ở các quốc gia đơn nguyên tập quyền nói chung và cộng sản nói riêng thì các chính khách luôn áp dụng 3 chính sách để bóc lột, cai trị dân đen. Ba chính sách đó là:

1. Bóp cái bao tử của dân để thực hiện chính sách nghèo để trị.
2. Ngu dân kém hiểu biết dễ đàn áp bằng bạo lực để trị.
3. Chia rẻ dân đen bằng những thông tin xấu và làm dân nghi ngờ nhau, sợ sệt chính quyền để dễ trị.

Với 3 chính sách trên, lâu nay chính quyền cộng sản độc tài trên thế giới nói chung, Trung Hoa nói riêng đã hoàn toàn có thể khống chế dân từ tư tưởng đến hành động. Và cũng nhờ vào đó, mà chỉ 1 số chính khách nhỏ nhoi chỉ cần chiếm 2% dân số cả nước ngồi lại với nhau thỏa hiệp ăn chia trên xương máu nhân dân, mà không cần lo lắng những con lừa ngu muội dân đen từ có học đến vô học đủ sức kháng cự lại chính quyền. Chính khách muốn vẽ rồng hay vẽ rắn trên hiến, luật pháp là tùy, thậm chí nghị quyết của đảng độc tài cũng đứng trên cả hiến pháp.

Một trong những chính sách ngu dân ở các chế độ cộng sản là, nền giáo dục của các quốc gia này không có tư duy giáo dục để tạo ra những thế hệ trẻ dân đen có trí sáng tạo, có tư duy phản biện, phân tích và ghi nhận sự vật hiện tượng đúng theo triết học.

Chính quyền độc tài họ biến triết học hay ho và duy lý trở thành chính trị học khô khan mà họ vẽ ra theo chế độ của họ đang vẽ đường cho những con cừu dân đen đi theo, nhưng những con cừu dân đen không hề hay biết.

Triết học là khoa học cho tất cả các khoa học. Không có triết học đồng nghĩa với 'không có sáng tạo'. Vì thế cho nên, không lấy làm lạ khi ở Việt Nam có hơn 2 vạn tiến sĩ, thạc sĩ, và 9000 giáo sư cừu, nhưng để nông dân sáng tạo dùm.

So sánh học thuyết Adam Smith và Karl Marx
Trong những quy luật triết học quan trọng cho một hình thái xã hội tốt nhất, khoa học nhất, kiểm soát đạo dức và nhân cách con người không bị cám dỗ bởi bản năng động vật là 3 quy luật duy vật luận của Engels đã tổng kết.

Để chính quyền tốt, mô hình xã hội phải giảm quyền lực của chính quyền bằng áp dụng quy luật thống nhất các mặt đối lập và mâu thuẫn của mâu thuẫn. Muốn giảm quyền lực của chính quyền thì phải có đối lập, tức là phải đa nguyên. Nhưng để hoạt động tốt mô hình này mà không loạn thì cần tam quyền phân lập để giữ kỹ cương xã hội. Ngoài ra, muốn không loạn, nhưng vẫn giữ vững an ninh, biên cương lãnh thổ… thì phải đưa quân đội và cảnh sát ra khỏi trò chơi chính trị. Không những thế, để tự lực tự cường thì mô hình xã hội phải biết khoan sức dân bằng tư hữu hóa tư liệu sản xuất.

Khi mô hình xã hội đã được đa nguyên tản quyền và kích sức dân rồi thì ắt quy luật lượng chất sẽ được thúc đẩy nhanh tiến trình phục hưng xã hội.

Các quốc gia độc tài bị các chính khách phá bỏ 3 quy luật này chỉ có thể trụ vững thời gian bằng thập niên. Không thể trụ vững thời gian tính bằng thế kỷ. Đơn cử Liên Xô và Đông Âu cũ chỉ được 70 năm. Bây giờ thì đến Trung Hoa và đàn em của Trung Hoa chỉ trong vòng 1 thập niên nữa là sẽ tự giết nhau, và tự sụp đổ để cải tổ, mà không cần một tác động bên ngoài nào.

"Thiên nhiên và các quy luật của thiên nhiên đang dần mở cửa, đã có Newton!" Đó là câu nói nổi tiếng của giữa cuối thế kỷ XVII, khi ông tìm ra 3 định luật mang tên ông sau khi nhìn quả táo rơi. Nhưng đó là thời kỳ nền kinh tế nông nghiệp đang chuyển sang nền kinh tế công nghiệp. Còn bây giờ, nhân loại đã chuyển sang nền kinh tế tri thức, đã có quả táo cắn dở của Steve Jobs và cửa sổ nhìn ra thế giới của Bill Gates.

Ở nền kinh tế tri thức, quyền lực của người dân ngày càng được củng cố nhờ vào cuộc cách mạng thông tin. Các quốc gia có chế độ độc tài không thể che đậy các quy luật triết học để cai trị hà khắc như thời chiếm hữu nô lệ bằng bạo lực.
KẾT

Cái gì sai quy luật triết học ắt sẽ lụi tàn, nếu các chính khách độc tài không thức tỉnh thì vòng luân hồi của chiến tranh, đổ máu ắt sẽ lập lại. Lâu nay chế độ cộng sản ở Việt Nam còn tồn tại không phải vì chế độ này và đảng cầm quyền đủ sức lãnh đạo, mà là do sự hỗ trợ trước 1990 của Liên Xô và sau 1990 của Trung Hoa. Liên Xô đã sụp, nước Nga bây giờ không lo nổi thân mình, và Trung Hoa đang sụp, thì quá dễ dàng thấy tương lai của cộng sản ở Việt Nam sẽ đi về đâu trong vòng chỉ 10 năm tới!


__._,_.___

Posted by: truc nguyen <

BAHRAIN, SUDAN THEO ARAB SAUDI CẮT ĐỨT NGOẠI GIAO VỚI IRAN TRONG KHI HỒI GIÁO SHIA VÀ SUNNI RẠN NỨT TRẦM TRỌNG

 
Mời đọc tin Tổng hợp của Hạnh Dương với nhiều chi tiết có thể bạn chưa biết:

BAHRAIN, SUDAN THEO ARAB SAUDI CẮT ĐỨT NGOẠI GIAO VỚI IRAN TRONG KHI HỒI GIÁO SHIA VÀ SUNNI RẠN NỨT TRẦM TRỌNG

Monday, January 04, 2016
Phụ nữ Hồi giao Shia tại Iran biểu tình chống Arab Saudi ngày Thứ Hai 04-1-2015

Hồi giáo Iran biểu tình chống Arab Saudi vào ngày Thứ Hai 04-1-2016
VietPress USA (04-1-2016): Hôm nay Thứ Hai 04-1-2015, đã qua ngày thứ ba liên tiếp những người Hồi giáo Shia tại Iran xuống đường biểu tình hô hào quyết chiến chống lại vương quốc Hồi giáo Sunni Arab Saudi.


Tình hình giữa Iran và Arab Saudi trở nên căng thẳng và tạo ra hai phe đối lập chính về cả chính trị lẫn tôn giáo. Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc hôm Thứ Hai kêu gọi hai quốc gia nên tự chế, giảm bớt căng thẳng và không nên thổi bùng các bất ổn trong khu vực.


Hôm Thứ Bảy 02-1-2016, Arab Saudi (còn gọi là Saudi Arabia, tiếng Việt gọi là Ả-Rập Xê-Út) đã cho hành quyết bằng hình thức chặt đầu 47 người tù bị bắt trong thập niên vừa qua và bị Tòa án của vương quốc kết tội khủng bố tham gia các vụ giết người, đặt chất nổ, tấn công liên quan đến tổ chức khủng bố al-Qaeda. Trong số 47 người bị chặt đầu nầy, có 1 người Chad và 1 người Ai-Cập; còn tất cả là người gốc dân Arab Saudi mà đa số thuộc Hồi giáo Sunni.


Tuy nhiên, vấn đề trở nên nghiêm trọng vì trong số tử tù bị hành quyết nói trên, có một người làGiáo sĩ Sheikh Nimr al-Nimr nỗi tiếng thuộc Hồi giáo Shia (Shiite) là thiểu số tại Arab Saudi. Giáo sĩ Nimr al-Nimr đã bị bắt từ năm 2012 về các tội chống Hoàng gia Saud và chính quyền vương quốc Arab Saudi và tội xách động dân chúng Hồi giáo Shia xuống đường biểu tình theo phong trào "Mùa Xuân Ả-Rập" để tạo cuộc Cách Mạng Hoa Lài tại Arab Saudi.


Mùa xuân Ả Rập (Arab Spring) là làn sóng cách mạng với các cuộc nổi dậy, diễu hành và biểu tình phản đối chưa hề có tiền lệ tại các quốc gia ở thế giới Ả Rập gồm: Tunisia, Algeria, Ai Cập, Yemen, Jordan, Mauritanie, Ả Rập Saudi, Oman, Sudan, Syria, Iraq, Libya và Maroc. Các cuộc biểu tình phản đối có chung một cách sử dụng rộng rãi kỹ thuật chống đối dân sự trong các chiến dịch bao gồm đình công, biểu tình và các cách thức khác. Các cuộc biểu tình tại Tunisia và Ai Cập đã được đề cập với tên gọi là cuộc "Cách mạng Hoa Lài".


Biểu tình chống Arab Saudi chặt đầu Giáo sĩ Shia Nimr al-Nimr
Nhiều yếu tố dẫn đến các cuộc biểu tình phản đổi, bao gồm chống các nhà lãnh đạo tham nhũng, độc tài, gia đình trị; các vi phạm nhân quyền và tình trạng đầy dân chúng vào đói nghèo cùng cực. Các cuộc biểu tình bắt đầu vào ngày 18-12-2010 với một cuộc nổi dậy biến thành cuộc cách mạng tại Tunisia, sau vụ tự thiêu củasinh viên Mohamed Bouaziziđể phản đối tham nhũng và chống việc cảnh sát ngược đãi. Cái chết vì tự thiêu của sinh viên Mohamed Bouazizi đã làm bừng lên ngọn lửa chống đối khắp Tunisia và làm sụp đổ chế độ độc tài của Tổng thống Zine El Abidine Ben Ali cai trị Tunisia từ 02-4-1989 đến ngày đào thoát hôm 14-1-2011.


Cuộc nỗi dậy “Mùa Xuân Ả-Rập” lan qua các quốc gia trong thế giới Ả-Rập như Algeria, Jordan, Ai Cập, Yemen và ở mức độ yếu dần tại các quốc gia Ả Rập khác. Đã có 3 chính phủ độc tài bị lật đổ gồm Tunisia (vào ngày 14-1-2011), Ai Cập (ngày 11-2-2011) và Libya (ngày 20-10-2011).


Các cuộc biểu tình tập trung hằng vài trăm nghìn đến có khi hơn cả triệu người đã đòi hỏi Tổng thống Tunisia là Zine El Abidine Ben Ali phải từ chức nhưng ông vẫn ngoan cố. Sau đó sức mạnh của quần chúng buộc ông phải chạy lánh nạn và lưu vong sang vương quốc Arab Saudi cùng với vợ là Leïla Ben Ali và 3 đứa con kể từ ngày 14-01-2011. Tunisia thành lập nội các và truy tố Tổng thống lưu vong Zine El Abidine Ben Ali về nhiều tội khác nhau gồm biển thủ, sát nhân, rửa tiền, tội ác chiến tranh với các bản án tử hình, khổ sai chung thân, v.v.. trong các phiên Tòa ngày 20-6-2011, phiên tòa tháng 6-2012 và phiên tòa tháng 4-2013.


Trong thời gian Tổng thống đào tỵ Zine El Abidine Ben Ali và vợ con qua sống lưu vong tại Arab Saudi; chính quyền Sunni bảo vệ ông ta và vì thế phe Hồi giáo thiểu số Shia tại Arab Saudi phát động chiến dịch tố cáo nhà Vua và chính quyền Arab Saudi dung túng tội ác, chứa chấp tài sản của Zine El Abidine Ben Ali ăn cắp của dân Tunisia. Giáo sĩ Shia Sheikh Nimr al-Nimr kêu gọi cuộc Cách Mạng Hoa Lài trong phong trào “Mùa Xuân Ả-Rập” để lật đổ Nhà vua và chính phủ Arab Saudi.


Giáo sĩ Sheikh Nimr al-Nimr tên thật là Nimr Baqir al-Nimr sinh năm 1959 tại al-Awamiyah, tỉnh Miền Đông của Arab Saudi. Ông tranh đấu đòi bình đẳng tôn giáo và quyền lợi cho người Hồi giáo thiểu số tại Arab Saudi và tranh đấu đòi hỏi nhân quyền, tự do bầu cử để cải tiến Arab Saudi thành một quốc gia tự do, dân chủ.


Năm 2006 Giáo sĩ Sheikh Nimr al-Nimr đã bị bắt và ông tố cáo rằng đã bị cơ quan điều tra gọi là “Mabahith” tra khảo đánh đập. 


Năm 2006 Giáo sĩ Sheikh Nimr al-Nimr đã bị bắt và ông tố cáo rằng đã bị cơ quan điều tra gọi là “Mabahith” tra khảo đánh đập.

Năm 2009, ông chỉ trích chính quyền Arab Saudi và thách thức rằng nếu các đòi hỏi của Hồi giáo Shia không được tôn trọng thì vùng Tỉnh phía Đông sẽ ly khai. Chính quyền Arab Saudi đáp trả bằng cách bắt giữ Giáo sĩ Sheikh Nimr al-Nimr và 35 người shia khác; nhưng sau đó Nimr al-Nimr đã được trả tự do vì các cuộc biểu tình của dân Hồi giáo Shia.

Trong giai thời gian 2011 đến 2012 khi các cuộc biểu tình lật đổ các chế độ độc tài qua phong trào "Mùa Xuân Ả-Rập" và "Cách Mạng Hoa Lài", Giáo sĩ Nimr al-Nimr được báo chí Tây phương nói là Lãnh tụ biểu tình. Ngày 08-7-2012 Cảnh sát Arab Saudi đã bắn bị thương vào một chân của Giáo sĩ Sheikh Nimr al-Nimr và bắt giữ Giáo sĩ nầy. Hằng nghìn người Hồi giáo Shia biểu tình bao động chống lại Cảnh sát nên Cảnh sát Arab Saudi đã bắn vào đám biểu tình và làm cho 2 người đàn ông trúng đạn chết là Akbar al-Shakhouri và Mohamed al-Felfel. Giáo sĩ Sheikh Nimr al-Nimr bắt đầu tuyệt thực trong tù vào ngày 21-8-2012 và kêu gọi quốc tế can thiệp chống tra tấn và trả tự do cho Nimr al-Nimr.


Bie63i tình tại Bahrain cầm theo di ảnh của Giáo sĩ Shia Sheikh Nimr al-Nimr
Nhưng vô ích vì ngày 15-10-2014, Giáo sĩ Sheikh Nimr al-Nimr đã bị một Tòa án Đặc biệt kết án tử hình vì các tội móc nối với nước ngoài (Iran) tìm cách lật đổ chính quyền Arab Saudi; tội dùng vũ khí chống lại Cảnh sát; tội bất tuân chống lại nhà cầm quyền và xách động ly khai. Khi Arab Saudi công bố bản án tử hình đối với Giáo sĩ Shia Sheikh Nimr al-Nimr, nhiều quốc gia đã bày tỏ lo ngại và đề nghị hủy bỏ án tử hình nầy; nhưng vì các vấn đề an ninh và chính trị, Giáo sĩ Shia Sheikh Nimr al-Nimr đã bị hành quyết bằng hình thức chặt đầu vào rạng sáng ngày Thứ Bảy 02-1-2016 cùng với 46 người đàn ông khách bị kết tội khủng bố.


Vụ hành quyết Giáo sĩ Shia Sheikh Nimr al-Nimr đã tạo ra cả một sự khủng hoảng lớn và người ta lo ngại nếu không có các phương cách thu xếp ngoại giao thì có thể xảy ra thánh chiến giữa hai hệ phái Hồi giáo lớn nhất hiện nay là Shia và Sunni.


Tổng dân số thế giới tính vào ngày hôm nay Thứ Hai 04-1-2015 là 7.296.759.575 người, cứ cho là gần 7.3 tỷ người; trong đó tổng số tín đồ Hồi giáo gồm chung các hệ phái là1.619.314.000 tức hơn 1.619 Tỷ. Ngoại trừ Vatican là quốc gia không có bất cứ một tín đồ Hồi giáo nào, còn tất cả các quốc gia trên thế giới đều có người Hồi giáo. Hoa Kỳ có 2.595.000 người Hồi giáo, Việt Nam có 63.140 người Hồi giáo, Pháp có 4.704.000, Đức quốc có 4.119.000 Hồi giáo, Canada có 940.000, Bangladesh nhiều nhất có 145.607.000 Hồi giáo.. (Xin xem số Hồi giáo tại mỗi quốc gia theo Link: https://en.wikipedia.org/wiki/Islam_by_country )


Theo giáo điều của Hồi giáo thì thuật ngữ "Twelver" là chỉ về 12 nhà Thần linh được Thượng Đế là Chúa Trời Allah chọn gọi là Imam. Imam là vị Tiên tri biết thấu đáo mọi vấn đề, không sai lầm hay phạm tội, được Thượng Đế cho rao giảng Kinh Quran. Người Hồi giáo đều tin rằng vị Imam thứ 12 cuối cùng là Tiên tri Muhammad, người truyền giảng Kinh Quran và đã lập ra Hồi giáo. Đến khi ông mất vào năm 632 Sau Công nguyên (sau khi Chúa Jesus giáng thế) thì ông không chỉ định ai là người Imam kế tiếp.  Nhà Tiên Tri nói những lời cam hứa sẽ trở lại nên các môn đệ xem Ngài là Imam cuối cùng thứ 12 trong "Twelver" nên quyết định bầu chọn một vị Phó Vương của Thượng Đế để điều hành Hồi giáo.gọi là Caliph (hay Khalip). Một số người nói rằng phải chọn kẻ trong gia tộc huyết thống của Tiên Tri Muhammad giữ chức Caliph và đề nghị ông Ali ibn Abi Talib là con rễ nhà Tiên Tri. Nhưng đa số ý kiến đề nghị người bạn thân của nhà Tiên tri là Abu Bakr có uy tín và năng lực hơn giữ chức Caliph. 


Năm 661 Sau Công nguyên, ông Ali là Caliph thứ tư bị ám sát chết bởi người dị giáo. Phe ủng hộ ông Ali được gọi là Shi’at Ali đã vận động để giành sự ủng hộ cho người con trai của ông ta là Hussein lên thay thế; trong khi phe chống đối ủng hộ lời đề nghị của Mu’awiyah, người thống trị Sirya và con trai của ông là Yazid lên nắm quyền. Sự tranh giành nầy đã khiến hai phe đánh nhau ở mặt trận gần thành phố Karbala vào ngày 10-10-680 SCN, Hussein đã bị chém đầu.
Phát ngôn viên của Bộ Tư phápArab Saudi trả lời báo chí nói rằng
"Chúng tôi không quan tâm đến việc ai nói gì.. và chúng tôi sẽ
áp dụng Luật Sharia khi nào sự kiện chúng tôi thấy cần thiết
Từ đó Hồi giáo tách ra hai hệ phái chính là Shia (Shiite) và Sunni cùng tin Kinh Quran; cùng tôn thờ một Đấng Tiên tri; nhưng luôn có sự khác biệt và bên nào cũng muốn nhận Giáo phái của phe mình là bên được Tiên tri Muhammed chọn lựa.

Hồi giáo Shia và Hồi giáo Sunni là hai hệ phái cùng tôn giáo nhưng có một sự khác biệt về niềm tin và cách hành xử. Khắp vùng Vịnh Ba Tư, người Hồi giáo Shia chiếm đa số tại các quốc gia như Iran, Azerbaijan, Iraq, và Bahrain, Lebanon.

Trong khi Hồi giáo Sunni chiếm tới 85 đến 90% trên tổng số Hồi giáo toàn thế giới; đặc biệt Sunni nắm quyền lực tại các quốc gia như Kuwait, Ấn Độ, Pakistan, Afghanistan, Qatar, UAE và Ả Rập Saudi. Một số lượng Sunni ít hơn tại các quốc gia như Oman, Yemen, Ai Cập, và Uzbekistan. Sunni cũng chiếm đa số trong khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc, Nam Á, Châu Phi, và hầu hết trong thế giới Ả Rập. 


Trong những năm qua, quan hệ Sunni - Shia đã được đánh dấu bởi cả hai hợp tác và xung đột. Bạo lực sắc tộc vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay từ Pakistan đến Yemen và là một yếu tố chính của sự đối đầu khắp Trung Đông. Căng thẳng giữa các cộng đồng Hồi giáo đã được tăng cường trong cuộc tranh chấp quyền lực, chẳng hạn như các cuộc nổi dậy của Bahrain, Chiến tranh Iraq, và gần đây nhất Nội chiến Syria và mới mẻ nhưng nguy hiểm nhất là sự hình thành của khủng bố Quốc gia Hồi giáo ISIS (hay ISIL, Daesh) chiếm hầu hết lãnh thổ Iraq và Syria.


Từ sau khi Hoa Kỳ đánh tan chế độ Hồi giáo Sunni của Saddam Hussein tại Iraq thì thành phần theo Saddam Hussein đã chạy qua Syria và thành lập Quốc gia Hồi giáo ISIS. Điều nầy đã giúp cho Iran được Nga và Trung Quốc hỗ trợ vượt lên thành một sức mạnh của Hồi giáo Shia tại Trung Đông và đang muốn lật ngược mọi thế cờ bằng bạo lực tôn giáo và chính trị trong ván bài Syria và Yemen.


Việc Iran cho dân Hồi giáo Shia tấn công Tòa Đại sứ và lãnh sự quán của Arab Saudi liên tiếp từ Thứ Bảy 02-1 đến hôm nay Thứ Hai 04-1-2016 là giọt nước tràn ly. Nhưng các đồng minh của Arab Saudi đã lập tức đối phó bằng cách Bahrain là quốc gia có đa số dân theo Hồi giáo Shia nhưng được lãnh đạo bằng hoàng gia theo Sunni đã công bố cắt đứt ngoại giao với Iran. Tiếp theo là nước Sudan cũng cắt đứt ngoại giao với Iran và Liên Hiệp các Tiểu Vương Quốc Ả-Rập (United Arab Emirates - UAE) đã hạ thấp bang giao với Iran và các quốc gia nầy đều đưa ra cáo giác rằng Iran hỗ trợ khủng bố ISIS và có những âm mưu lật đổ tại các quốc gia vùng Vịnh Ba Tư.


Bahrain cáo buộc Iran là "can thiệp một cách ngày càng gia tăng, trắng trợn và nguy hiểm" vào các công việc nội bộ của các quốc gia vùng Vịnh và các nước Ả-rập.
Bahrain nói vụ tấn công vào Tòa đại sứ Ả-rập Saudi là một phần trong "mô thức vô cùng nguy hiểm về các chính sách giáo phái, điều cần phải bị ngăn chặn... nhằm đảm bảo an ninh và ổn định cho toàn khu vực".


Bahrain là quốc gia nơi Hạm đội thứ 5 của Hoa Kỳ đóng quân đã tố cáo rằng suốt từ năm 2011 đến nay, Iran tìm mọi cách xâm nhập quấy phá, điều mà Tehran luôn phủ nhận. Việc Hoa Kỳ triệt hạ chế độ Saddam Hussein là người luôn cầm chân chống lại Iran đã làm cho Iran phát triển mạnh. Tiếp theo là những nhân nhượng của Hoa Kỳ trong việc Thỏa Thuận vấn đề Nguyên tử với Iran đã làm cho Do Thái và các quốc gia vùng Vịnh trong thế giới Ả-Rập lo âu.


Hiện nay để giải quyết vấn đề chấm dứt nội chiến tại Syria và Yemen, cũng như tấn công Khủng bố Quốc gia Hồi giáo tại Iraq, Hoa Kỳ và các quốc gia Hồi giáo trong thế giới Ả-Rập cùng với Arab Saudi đứng chung một bênđối chọi lại với Iran, Nga, Trung QuốcTT Bashar al-Assad của Syria đứng chung phía đối nghịch. 


Hoa Kỳ hôm Thứ Hai 04-1-2016 đã cùng với Arab Saudi nâng cao giá dầu thô lên USD37.22 mỗi thùng Barrel và giá nầy sẽ giết chết mọi khả năng sản xuất, bán dầu thô của Iran và Nga; trong khi về mặt trận tài chánh để ngăn cản Trung Quốc nhảy vào hỗ trợ cho Iran đối đầu với Arab Saudi; hôm nay Thứ Hai 04-1-2015 thị trường chứng khoán của Trung Quốc đã bị tụt mất 7% và buộc Trung Quốc phải ngưng giao dịch. Vào cuối tháng 6 và đầu tháng 7-2015, khi Trung Quốc khai trương Ngân Hàng Đầu Tư Cơ Sở Hạ Tầng Á Châu (Asian Infrastructure Investment Bank - AIIB) thì đã bị đánh sập mất trắng 5.000 Tỷ USD; và ngày hôm nay sự sụt giá bất ngờ đã làm cho Thị trường Chứng Khoán của Trung Quốc coi như mất trắng những gì Trung Quốc kiếm được trong năm 2015.





image





BAHRAIN, SUDAN THEO ARAB SAUDI CT ĐT NGOI GIAO VI IRAN TRONG KHI HI GIÁO SHIA VÀ SUNNI RN NT TRM TRNG - description
Preview by Yahoo







__._,_.___

Posted by: VietPress USA News Agency 

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-16/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link