Friday, January 8, 2016

BAHRAIN, SUDAN THEO ARAB SAUDI CẮT ĐỨT NGOẠI GIAO VỚI IRAN TRONG KHI HỒI GIÁO SHIA VÀ SUNNI RẠN NỨT TRẦM TRỌNG

 
Mời đọc tin Tổng hợp của Hạnh Dương với nhiều chi tiết có thể bạn chưa biết:

BAHRAIN, SUDAN THEO ARAB SAUDI CẮT ĐỨT NGOẠI GIAO VỚI IRAN TRONG KHI HỒI GIÁO SHIA VÀ SUNNI RẠN NỨT TRẦM TRỌNG

Monday, January 04, 2016
Phụ nữ Hồi giao Shia tại Iran biểu tình chống Arab Saudi ngày Thứ Hai 04-1-2015

Hồi giáo Iran biểu tình chống Arab Saudi vào ngày Thứ Hai 04-1-2016
VietPress USA (04-1-2016): Hôm nay Thứ Hai 04-1-2015, đã qua ngày thứ ba liên tiếp những người Hồi giáo Shia tại Iran xuống đường biểu tình hô hào quyết chiến chống lại vương quốc Hồi giáo Sunni Arab Saudi.


Tình hình giữa Iran và Arab Saudi trở nên căng thẳng và tạo ra hai phe đối lập chính về cả chính trị lẫn tôn giáo. Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc hôm Thứ Hai kêu gọi hai quốc gia nên tự chế, giảm bớt căng thẳng và không nên thổi bùng các bất ổn trong khu vực.


Hôm Thứ Bảy 02-1-2016, Arab Saudi (còn gọi là Saudi Arabia, tiếng Việt gọi là Ả-Rập Xê-Út) đã cho hành quyết bằng hình thức chặt đầu 47 người tù bị bắt trong thập niên vừa qua và bị Tòa án của vương quốc kết tội khủng bố tham gia các vụ giết người, đặt chất nổ, tấn công liên quan đến tổ chức khủng bố al-Qaeda. Trong số 47 người bị chặt đầu nầy, có 1 người Chad và 1 người Ai-Cập; còn tất cả là người gốc dân Arab Saudi mà đa số thuộc Hồi giáo Sunni.


Tuy nhiên, vấn đề trở nên nghiêm trọng vì trong số tử tù bị hành quyết nói trên, có một người làGiáo sĩ Sheikh Nimr al-Nimr nỗi tiếng thuộc Hồi giáo Shia (Shiite) là thiểu số tại Arab Saudi. Giáo sĩ Nimr al-Nimr đã bị bắt từ năm 2012 về các tội chống Hoàng gia Saud và chính quyền vương quốc Arab Saudi và tội xách động dân chúng Hồi giáo Shia xuống đường biểu tình theo phong trào "Mùa Xuân Ả-Rập" để tạo cuộc Cách Mạng Hoa Lài tại Arab Saudi.


Mùa xuân Ả Rập (Arab Spring) là làn sóng cách mạng với các cuộc nổi dậy, diễu hành và biểu tình phản đối chưa hề có tiền lệ tại các quốc gia ở thế giới Ả Rập gồm: Tunisia, Algeria, Ai Cập, Yemen, Jordan, Mauritanie, Ả Rập Saudi, Oman, Sudan, Syria, Iraq, Libya và Maroc. Các cuộc biểu tình phản đối có chung một cách sử dụng rộng rãi kỹ thuật chống đối dân sự trong các chiến dịch bao gồm đình công, biểu tình và các cách thức khác. Các cuộc biểu tình tại Tunisia và Ai Cập đã được đề cập với tên gọi là cuộc "Cách mạng Hoa Lài".


Biểu tình chống Arab Saudi chặt đầu Giáo sĩ Shia Nimr al-Nimr
Nhiều yếu tố dẫn đến các cuộc biểu tình phản đổi, bao gồm chống các nhà lãnh đạo tham nhũng, độc tài, gia đình trị; các vi phạm nhân quyền và tình trạng đầy dân chúng vào đói nghèo cùng cực. Các cuộc biểu tình bắt đầu vào ngày 18-12-2010 với một cuộc nổi dậy biến thành cuộc cách mạng tại Tunisia, sau vụ tự thiêu củasinh viên Mohamed Bouaziziđể phản đối tham nhũng và chống việc cảnh sát ngược đãi. Cái chết vì tự thiêu của sinh viên Mohamed Bouazizi đã làm bừng lên ngọn lửa chống đối khắp Tunisia và làm sụp đổ chế độ độc tài của Tổng thống Zine El Abidine Ben Ali cai trị Tunisia từ 02-4-1989 đến ngày đào thoát hôm 14-1-2011.


Cuộc nỗi dậy “Mùa Xuân Ả-Rập” lan qua các quốc gia trong thế giới Ả-Rập như Algeria, Jordan, Ai Cập, Yemen và ở mức độ yếu dần tại các quốc gia Ả Rập khác. Đã có 3 chính phủ độc tài bị lật đổ gồm Tunisia (vào ngày 14-1-2011), Ai Cập (ngày 11-2-2011) và Libya (ngày 20-10-2011).


Các cuộc biểu tình tập trung hằng vài trăm nghìn đến có khi hơn cả triệu người đã đòi hỏi Tổng thống Tunisia là Zine El Abidine Ben Ali phải từ chức nhưng ông vẫn ngoan cố. Sau đó sức mạnh của quần chúng buộc ông phải chạy lánh nạn và lưu vong sang vương quốc Arab Saudi cùng với vợ là Leïla Ben Ali và 3 đứa con kể từ ngày 14-01-2011. Tunisia thành lập nội các và truy tố Tổng thống lưu vong Zine El Abidine Ben Ali về nhiều tội khác nhau gồm biển thủ, sát nhân, rửa tiền, tội ác chiến tranh với các bản án tử hình, khổ sai chung thân, v.v.. trong các phiên Tòa ngày 20-6-2011, phiên tòa tháng 6-2012 và phiên tòa tháng 4-2013.


Trong thời gian Tổng thống đào tỵ Zine El Abidine Ben Ali và vợ con qua sống lưu vong tại Arab Saudi; chính quyền Sunni bảo vệ ông ta và vì thế phe Hồi giáo thiểu số Shia tại Arab Saudi phát động chiến dịch tố cáo nhà Vua và chính quyền Arab Saudi dung túng tội ác, chứa chấp tài sản của Zine El Abidine Ben Ali ăn cắp của dân Tunisia. Giáo sĩ Shia Sheikh Nimr al-Nimr kêu gọi cuộc Cách Mạng Hoa Lài trong phong trào “Mùa Xuân Ả-Rập” để lật đổ Nhà vua và chính phủ Arab Saudi.


Giáo sĩ Sheikh Nimr al-Nimr tên thật là Nimr Baqir al-Nimr sinh năm 1959 tại al-Awamiyah, tỉnh Miền Đông của Arab Saudi. Ông tranh đấu đòi bình đẳng tôn giáo và quyền lợi cho người Hồi giáo thiểu số tại Arab Saudi và tranh đấu đòi hỏi nhân quyền, tự do bầu cử để cải tiến Arab Saudi thành một quốc gia tự do, dân chủ.


Năm 2006 Giáo sĩ Sheikh Nimr al-Nimr đã bị bắt và ông tố cáo rằng đã bị cơ quan điều tra gọi là “Mabahith” tra khảo đánh đập. 


Năm 2006 Giáo sĩ Sheikh Nimr al-Nimr đã bị bắt và ông tố cáo rằng đã bị cơ quan điều tra gọi là “Mabahith” tra khảo đánh đập.

Năm 2009, ông chỉ trích chính quyền Arab Saudi và thách thức rằng nếu các đòi hỏi của Hồi giáo Shia không được tôn trọng thì vùng Tỉnh phía Đông sẽ ly khai. Chính quyền Arab Saudi đáp trả bằng cách bắt giữ Giáo sĩ Sheikh Nimr al-Nimr và 35 người shia khác; nhưng sau đó Nimr al-Nimr đã được trả tự do vì các cuộc biểu tình của dân Hồi giáo Shia.

Trong giai thời gian 2011 đến 2012 khi các cuộc biểu tình lật đổ các chế độ độc tài qua phong trào "Mùa Xuân Ả-Rập" và "Cách Mạng Hoa Lài", Giáo sĩ Nimr al-Nimr được báo chí Tây phương nói là Lãnh tụ biểu tình. Ngày 08-7-2012 Cảnh sát Arab Saudi đã bắn bị thương vào một chân của Giáo sĩ Sheikh Nimr al-Nimr và bắt giữ Giáo sĩ nầy. Hằng nghìn người Hồi giáo Shia biểu tình bao động chống lại Cảnh sát nên Cảnh sát Arab Saudi đã bắn vào đám biểu tình và làm cho 2 người đàn ông trúng đạn chết là Akbar al-Shakhouri và Mohamed al-Felfel. Giáo sĩ Sheikh Nimr al-Nimr bắt đầu tuyệt thực trong tù vào ngày 21-8-2012 và kêu gọi quốc tế can thiệp chống tra tấn và trả tự do cho Nimr al-Nimr.


Bie63i tình tại Bahrain cầm theo di ảnh của Giáo sĩ Shia Sheikh Nimr al-Nimr
Nhưng vô ích vì ngày 15-10-2014, Giáo sĩ Sheikh Nimr al-Nimr đã bị một Tòa án Đặc biệt kết án tử hình vì các tội móc nối với nước ngoài (Iran) tìm cách lật đổ chính quyền Arab Saudi; tội dùng vũ khí chống lại Cảnh sát; tội bất tuân chống lại nhà cầm quyền và xách động ly khai. Khi Arab Saudi công bố bản án tử hình đối với Giáo sĩ Shia Sheikh Nimr al-Nimr, nhiều quốc gia đã bày tỏ lo ngại và đề nghị hủy bỏ án tử hình nầy; nhưng vì các vấn đề an ninh và chính trị, Giáo sĩ Shia Sheikh Nimr al-Nimr đã bị hành quyết bằng hình thức chặt đầu vào rạng sáng ngày Thứ Bảy 02-1-2016 cùng với 46 người đàn ông khách bị kết tội khủng bố.


Vụ hành quyết Giáo sĩ Shia Sheikh Nimr al-Nimr đã tạo ra cả một sự khủng hoảng lớn và người ta lo ngại nếu không có các phương cách thu xếp ngoại giao thì có thể xảy ra thánh chiến giữa hai hệ phái Hồi giáo lớn nhất hiện nay là Shia và Sunni.


Tổng dân số thế giới tính vào ngày hôm nay Thứ Hai 04-1-2015 là 7.296.759.575 người, cứ cho là gần 7.3 tỷ người; trong đó tổng số tín đồ Hồi giáo gồm chung các hệ phái là1.619.314.000 tức hơn 1.619 Tỷ. Ngoại trừ Vatican là quốc gia không có bất cứ một tín đồ Hồi giáo nào, còn tất cả các quốc gia trên thế giới đều có người Hồi giáo. Hoa Kỳ có 2.595.000 người Hồi giáo, Việt Nam có 63.140 người Hồi giáo, Pháp có 4.704.000, Đức quốc có 4.119.000 Hồi giáo, Canada có 940.000, Bangladesh nhiều nhất có 145.607.000 Hồi giáo.. (Xin xem số Hồi giáo tại mỗi quốc gia theo Link: https://en.wikipedia.org/wiki/Islam_by_country )


Theo giáo điều của Hồi giáo thì thuật ngữ "Twelver" là chỉ về 12 nhà Thần linh được Thượng Đế là Chúa Trời Allah chọn gọi là Imam. Imam là vị Tiên tri biết thấu đáo mọi vấn đề, không sai lầm hay phạm tội, được Thượng Đế cho rao giảng Kinh Quran. Người Hồi giáo đều tin rằng vị Imam thứ 12 cuối cùng là Tiên tri Muhammad, người truyền giảng Kinh Quran và đã lập ra Hồi giáo. Đến khi ông mất vào năm 632 Sau Công nguyên (sau khi Chúa Jesus giáng thế) thì ông không chỉ định ai là người Imam kế tiếp.  Nhà Tiên Tri nói những lời cam hứa sẽ trở lại nên các môn đệ xem Ngài là Imam cuối cùng thứ 12 trong "Twelver" nên quyết định bầu chọn một vị Phó Vương của Thượng Đế để điều hành Hồi giáo.gọi là Caliph (hay Khalip). Một số người nói rằng phải chọn kẻ trong gia tộc huyết thống của Tiên Tri Muhammad giữ chức Caliph và đề nghị ông Ali ibn Abi Talib là con rễ nhà Tiên Tri. Nhưng đa số ý kiến đề nghị người bạn thân của nhà Tiên tri là Abu Bakr có uy tín và năng lực hơn giữ chức Caliph. 


Năm 661 Sau Công nguyên, ông Ali là Caliph thứ tư bị ám sát chết bởi người dị giáo. Phe ủng hộ ông Ali được gọi là Shi’at Ali đã vận động để giành sự ủng hộ cho người con trai của ông ta là Hussein lên thay thế; trong khi phe chống đối ủng hộ lời đề nghị của Mu’awiyah, người thống trị Sirya và con trai của ông là Yazid lên nắm quyền. Sự tranh giành nầy đã khiến hai phe đánh nhau ở mặt trận gần thành phố Karbala vào ngày 10-10-680 SCN, Hussein đã bị chém đầu.
Phát ngôn viên của Bộ Tư phápArab Saudi trả lời báo chí nói rằng
"Chúng tôi không quan tâm đến việc ai nói gì.. và chúng tôi sẽ
áp dụng Luật Sharia khi nào sự kiện chúng tôi thấy cần thiết
Từ đó Hồi giáo tách ra hai hệ phái chính là Shia (Shiite) và Sunni cùng tin Kinh Quran; cùng tôn thờ một Đấng Tiên tri; nhưng luôn có sự khác biệt và bên nào cũng muốn nhận Giáo phái của phe mình là bên được Tiên tri Muhammed chọn lựa.

Hồi giáo Shia và Hồi giáo Sunni là hai hệ phái cùng tôn giáo nhưng có một sự khác biệt về niềm tin và cách hành xử. Khắp vùng Vịnh Ba Tư, người Hồi giáo Shia chiếm đa số tại các quốc gia như Iran, Azerbaijan, Iraq, và Bahrain, Lebanon.

Trong khi Hồi giáo Sunni chiếm tới 85 đến 90% trên tổng số Hồi giáo toàn thế giới; đặc biệt Sunni nắm quyền lực tại các quốc gia như Kuwait, Ấn Độ, Pakistan, Afghanistan, Qatar, UAE và Ả Rập Saudi. Một số lượng Sunni ít hơn tại các quốc gia như Oman, Yemen, Ai Cập, và Uzbekistan. Sunni cũng chiếm đa số trong khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc, Nam Á, Châu Phi, và hầu hết trong thế giới Ả Rập. 


Trong những năm qua, quan hệ Sunni - Shia đã được đánh dấu bởi cả hai hợp tác và xung đột. Bạo lực sắc tộc vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay từ Pakistan đến Yemen và là một yếu tố chính của sự đối đầu khắp Trung Đông. Căng thẳng giữa các cộng đồng Hồi giáo đã được tăng cường trong cuộc tranh chấp quyền lực, chẳng hạn như các cuộc nổi dậy của Bahrain, Chiến tranh Iraq, và gần đây nhất Nội chiến Syria và mới mẻ nhưng nguy hiểm nhất là sự hình thành của khủng bố Quốc gia Hồi giáo ISIS (hay ISIL, Daesh) chiếm hầu hết lãnh thổ Iraq và Syria.


Từ sau khi Hoa Kỳ đánh tan chế độ Hồi giáo Sunni của Saddam Hussein tại Iraq thì thành phần theo Saddam Hussein đã chạy qua Syria và thành lập Quốc gia Hồi giáo ISIS. Điều nầy đã giúp cho Iran được Nga và Trung Quốc hỗ trợ vượt lên thành một sức mạnh của Hồi giáo Shia tại Trung Đông và đang muốn lật ngược mọi thế cờ bằng bạo lực tôn giáo và chính trị trong ván bài Syria và Yemen.


Việc Iran cho dân Hồi giáo Shia tấn công Tòa Đại sứ và lãnh sự quán của Arab Saudi liên tiếp từ Thứ Bảy 02-1 đến hôm nay Thứ Hai 04-1-2016 là giọt nước tràn ly. Nhưng các đồng minh của Arab Saudi đã lập tức đối phó bằng cách Bahrain là quốc gia có đa số dân theo Hồi giáo Shia nhưng được lãnh đạo bằng hoàng gia theo Sunni đã công bố cắt đứt ngoại giao với Iran. Tiếp theo là nước Sudan cũng cắt đứt ngoại giao với Iran và Liên Hiệp các Tiểu Vương Quốc Ả-Rập (United Arab Emirates - UAE) đã hạ thấp bang giao với Iran và các quốc gia nầy đều đưa ra cáo giác rằng Iran hỗ trợ khủng bố ISIS và có những âm mưu lật đổ tại các quốc gia vùng Vịnh Ba Tư.


Bahrain cáo buộc Iran là "can thiệp một cách ngày càng gia tăng, trắng trợn và nguy hiểm" vào các công việc nội bộ của các quốc gia vùng Vịnh và các nước Ả-rập.
Bahrain nói vụ tấn công vào Tòa đại sứ Ả-rập Saudi là một phần trong "mô thức vô cùng nguy hiểm về các chính sách giáo phái, điều cần phải bị ngăn chặn... nhằm đảm bảo an ninh và ổn định cho toàn khu vực".


Bahrain là quốc gia nơi Hạm đội thứ 5 của Hoa Kỳ đóng quân đã tố cáo rằng suốt từ năm 2011 đến nay, Iran tìm mọi cách xâm nhập quấy phá, điều mà Tehran luôn phủ nhận. Việc Hoa Kỳ triệt hạ chế độ Saddam Hussein là người luôn cầm chân chống lại Iran đã làm cho Iran phát triển mạnh. Tiếp theo là những nhân nhượng của Hoa Kỳ trong việc Thỏa Thuận vấn đề Nguyên tử với Iran đã làm cho Do Thái và các quốc gia vùng Vịnh trong thế giới Ả-Rập lo âu.


Hiện nay để giải quyết vấn đề chấm dứt nội chiến tại Syria và Yemen, cũng như tấn công Khủng bố Quốc gia Hồi giáo tại Iraq, Hoa Kỳ và các quốc gia Hồi giáo trong thế giới Ả-Rập cùng với Arab Saudi đứng chung một bênđối chọi lại với Iran, Nga, Trung QuốcTT Bashar al-Assad của Syria đứng chung phía đối nghịch. 


Hoa Kỳ hôm Thứ Hai 04-1-2016 đã cùng với Arab Saudi nâng cao giá dầu thô lên USD37.22 mỗi thùng Barrel và giá nầy sẽ giết chết mọi khả năng sản xuất, bán dầu thô của Iran và Nga; trong khi về mặt trận tài chánh để ngăn cản Trung Quốc nhảy vào hỗ trợ cho Iran đối đầu với Arab Saudi; hôm nay Thứ Hai 04-1-2015 thị trường chứng khoán của Trung Quốc đã bị tụt mất 7% và buộc Trung Quốc phải ngưng giao dịch. Vào cuối tháng 6 và đầu tháng 7-2015, khi Trung Quốc khai trương Ngân Hàng Đầu Tư Cơ Sở Hạ Tầng Á Châu (Asian Infrastructure Investment Bank - AIIB) thì đã bị đánh sập mất trắng 5.000 Tỷ USD; và ngày hôm nay sự sụt giá bất ngờ đã làm cho Thị trường Chứng Khoán của Trung Quốc coi như mất trắng những gì Trung Quốc kiếm được trong năm 2015.





image





BAHRAIN, SUDAN THEO ARAB SAUDI CT ĐT NGOI GIAO VI IRAN TRONG KHI HI GIÁO SHIA VÀ SUNNI RN NT TRM TRNG - description
Preview by Yahoo







__._,_.___

Posted by: VietPress USA News Agency 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥 Bản Tin Trong Ngày 13/4/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link