Saturday, December 15, 2012

TIN THE GIOI 12-13-2012


Subject: TIN THE GIOI 12-13-2012

Hacker tấn công hơn 400 trang web của chính quyền Trung Quốc


 Hơn 400 trang web của chính quyền tại thành phố Hứa Xương (Trung Quốc) đã bị một hacker của Pakistan “ghé thăm”, xóa nội dung hoặc thay đổi nội dung trên đó.

Theo thông tin được đăng tải trên trang web về bảo mật Hack Read, một hacker được biết đến với biệt danh “Code Cracker”, thành viên của nhóm hacker có nguồn gốc từ Pakistan “Pakistan Cyber Army” đã thực hiện cuộc tấn công nhằm vào trang web chính thức của Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hứa Xương, Trung Quốc. 



1 trang web của chính quyền Trung Quốc bị hacker “Code Cracker” ghé thăm và thay đổi nội dung


Sau đó hacker này tiếp tục thực hiện cuộc tấn công tương tự nhằm vào 437 trang web khác của chính quyền thành phố này rồi sau đó đăng tải danh sách “chiến tích” của mình lên trang web chia sẻ thông tinPasteBin. Ngoài ra, nhiều trang web thương mại của Trung Quốc cũng không nằm ngoài danh sách này.

Các trang web bị tấn công chủ yếu bị thay đổi nội dung trên trang chủ, thậm chí một vài trang web còn bị xóa sạch nội dung.

Hiện tại, các trang web bị “Code Cracker” ghé thăm đang được hạ xuống để sửa chữa và không thể truy cập được.

Đây không phải là lần đầu tiên trang web của Viện kiểm sát nhân dân Hứa Xương bị tấn công. Trước đó, vào tháng 9/2010, trang web này cũng đã bị một nhóm hacker người Indonesia tấn công và thay đổi nội dung, sau đó trang web lại tiếp tục bị tấn công vào ngày 29/11 vừa qua.

Theo Giám đốc của hãng bảo mật McAfee chia sẻ với trang công nghệZDNet, trang web của chính phủ các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt là tại Trung Quốc sẽ còn tiếp tục hứng chịu những đợt tấn công mới trong tương lai gần. Lý do chính là luật pháp quy định về xử lý các vụ tấn công chưa được ban bố nghiêm ngặt, trong khi đó việc tấn công các trang web của  chính phủ là một cách được sử dụng rộng rãi để bày tỏ sự phản đối một chính sách nào đó.

Vào đầu tuần này, 17 trang web của chính phủ Singapore cũng hứng chịu một cuộc tấn công của hacker và bị thay đổi nội dung trên đó.

Dân Ý bán vàng trang sức để trang trải cuộc sống


 

Tài sản của các gia đình Italia đã giảm hơn 40% trong 10 năm qua, theo một nghiên cứu được công bố vào ngày thứ 6 (7/12 vừa qua). Suy thoái kéo dài đã khiến cho tài sản của các hộ gia đình bị tổn thất nặng nề.

Thắt chặt hầu bao

Theo tổ chức nghiên cứu và cố vấn Censis tại Rome, giá trị tài chính ròng của mỗi gia đình giảm đến 40,5% về 15.600 euro (20.300 USD) vào năm 2011 từ mức 26.000 euro cách đây một thập kỷ.

Nghiên cứu cho thấy những thử thách lớn lao mà nước này phải đối mặt. Khó khăn vẫn còn đang đeo bám vì suy thoái sau một năm chính phủ mới được bổ nhiệm để cứu Italia thoát khỏi cuộc khủng hoảng nợ nghiêm trọng sau những năm chi tiêu mạnh tay và tăng trưởng kinh tế trì trệ.

Hầu hết những người tham gia khảo sát đều cho biết họ đã cắt giảm các khoản chi tiêu cho các mặt hàng cao cấp trong khi đó 73% nói họ đã tìm kiếm những cơ hội mua sắm giá rẻ trong đó có thực phẩm.

"Tôi đã cố gắng tiết kiệm trong việc mua quần áo và vật dụng gia đình. Giá cả cứ tiếp tục leo thang mà đồng lương thì vẫn vậy nên tôi phải cẩn trọng khi chi tiêu. Còn việc đi du lịch, chúng tôi không dám nghĩ tới", bà Clara Francetti- một người hưởng trợ cấp lương hưu cho biết.


Theo khảo sát, cứ 10 gia đình thì có tới 4 gia đình từ bỏ du lịch và cắt giảm chi tiêu quần áo trong khi đó 65,8% cho biết họ hạn chế sử dụng ô tô và xe máy để tiết kiệm nhiên liệu.

Chi phí tiêu dùng thấp đã trở thành một điểm yếu của nền kinh tế Italia, cộng với giá trị tiền lương ít ỏi sau những ảnh hưởng của tình trạng lạm phát trong 1 thập niên qua.

Bán vàng, trang sức để trang trải

Trong 2 năm qua, cứ 10 gia đình thì có 1 gia đình bán vàng và trang sức để có thêm tiền mặt. Và do đó, số lượng các cửa hàng thu mua vàng đã gia tăng nhanh chóng khi những người có hoàn cảnh khó khăn phải bán những thứ có giá trị để lấy tiền trang trải các hóa đơn.

Tuy nhiên báo cáo cũng cho biết, có dưới 18% các gia đình không thể trang trải các khoản chi tiêu với đồng lương của mình. Cô Selma- một người nội trợ 36 tuổi cho biết để tiết kiệm tiền, cô đã không còn ăn sáng ở hàng quán nữa.
“Thiếu thốn đã ảnh hưởng đến tất cả mọi thứ trong cuộc sống, từ việc mua sắm thực phẩm. Tôi phải tính toán rất cẩn thận. Tôi có hai con. Tôi phải hạn chế các nhu cầu của bản thân để đảm bảo cho bọn trẻ”, cô cho biết.

Nghiên cứu cũng nhấn mạnh, khoảng cách về sự bất bình đẳng trong tài sản dân cư ngày một gia tăng. Số lượng các gia đình có tài sản lớn hơn 500.000 euro tăng gần gấp đôi trong khi tổng tài sản của tầng lớp trung lưu lại giảm tới 18 phần trăm xuống chỉ còn 48,3%.

Bên cạnh đó có sự di chuyển về tài sản tới khu vực dân cư cao tuổi hơn. Tài sản của những hộ dân dưới độ tuổi 35 chỉ chiếm 5,2% vào năm 2011 so với mức 17,1% năm 1991.

Tỷ lệ thanh niên thất nghiệp cao gấp ba lần so với mức trung bình của cả nước với mức cao kỷ lục 36,5% vào tháng trước.

“Chúng ta đã sống trong một thập kỷ khủng hoảng kể từ năm 2001. Tình hình đã chỉ trầm trọng thêm vì thiếu những giải pháp hiệu quả chính phủ. Và đã tới lúc tìm ra con đường mới để giải quyết thực trạng đáng buồn trên.” ông Giuseppe Roma giám đốc Censis, cho biết. 

Silvio Berlusconi is an Italian politician and media tycoon who served three times as Prime Minister of Italy from 1994 to 1995, 2001 to 2006 and 2008 to 2011. Berlusconi is also the controlling shareholder of Mediaset and owner of A.C. Milan.

Pictures of Stripper Nuns at Silvio Berlusconi’s “bunga bunga” Party


A model testified Monday that female guests at Silvio Berlusconi’s “bunga bunga” parties dressed up like nuns in the “Sister Act” musical, and then stripped to their underwear.

State TV quoted witness Imane Fadil as telling the Milan court that two young women at the party wore black tunics, crosses, and white head coverings, danced like “Sister Act” characters, then stripped down to their underwear at Berlusconi the  former Italian premier’s  bunga bunga party.

stripper nuns at Silvio Berlusconi Bunga Bunga party

stripper nuns at Silvio Berlusconi Bunga Bunga party

stripper nuns at Silvio Berlusconi Bunga Bunga party





Trung Quốc đưa tàu ngư chính lớn nhất vào hoạt động xâm lược


Tàu ngư chính lớn nhất Trung Quốc hôm qua được đưa vào hoạt động, trong bối cảnh Bắc Kinh có căng thẳng với Tokyo về chủ quyền chuỗi đảo tranh chấp trên biển Hoa Đông.
>


Ảnh: Xinhua
Tàu Ngư chính 206 hôm qua rời cảng Thượng Hải, phía đông Trung Quốc để thực hiện tuần tra trên biển Hoa Đông. Ảnh: Xinhua

Theo Xinhua, tàu Ngư Chính 206, dài khoảng 130 m, hôm qua chạy lần đầu từ Thượng Hải để tuần tra chuỗi đảo Điếu Ngư. Với tải trọng 5.800 tấn, đây được cho là một trong những tàu ngư chính lớn nhất, hiện đại nhất của Trung Quốc hiện nay.

Dưới sự điều hành của Cơ quan Ngư chính Trung Quốc, tàu được đưa vào hoạt động nhằm nâng cao khả năng thực thi pháp luật và bảo vệ quyền của ngư dân Trung Quốc trên lãnh hải nước này ở biển Hoa Đông.

Ảnh: Xinhua
Tàu có trọng tải 5.800 tấn, dài khoảng 130 m. Ảnh: Xinhua

Sự kiện diễn ra trong bối cảnh đài truyền hình Nhật Bản NHK tuyên bố hai tàu tuần tra Trung Quốc xuất hiện trên vùng lãnh hải Nhật Bản, ngoài khơi quần đảo mà Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư, còn Nhật Bản gọi là Senkaku.

NHK dẫn lời các quan chức Cơ quan Phòng vệ Bờ biển Khu vực tại Naha, Okinawa cho biết hai tàu Trung Quốc xuất hiện cách quần đảo Senkaku/Điếu Ngư 22 km về phía bắc-đông bắc.

Tàu Trung Quốc được cho là đã ở trong và xung quanh vùng lãnh hải Nhật, quanh đảo Senkaku/Điếu Ngư gần như mỗi ngày, trong suốt hai tháng qua. Chủ quyền đối với các đảo này là nguồn cơn của những mâu thuẫn giữa hai nước Trung - Nhật hàng thập kỷ qua. Tuy nhiên, căng thẳng leo thang trong những tháng gần đây sau khi thị trưởng thành phố Tokyo bày tỏ mong muốn mua lại quần đảo cho thành phố, khiến chính phủ Nhật sau đó quốc hữu hóa những đảo này.

Triều Tiên chi bao nhiêu cho các vụ phóng tên lửa?


 Đây chính là con số ước tính được Bộ Thống nhất Hàn Quốc đưa ra. Theo đó vụ phóng thất bại hồi tháng 4 và đợt phóng thành công hôm nay (12/12) đã tiêu tốn của nước này 1,34 tỷ USD.

 


Chương trình tên lửa khiến Triều Tiên tốn hàng tỷ USD

 

Chương trình tên lửa khiến Triều Tiên tốn hàng tỷ USD

 

Sáng 12/12, Triều Tiên đã khiến cả thế giới “đứng ngồi không yên” khi tuyên bố đã thực hiện thành công vụ phóng tên lửa tầm xa Unha-3, để đưa một vệ tinh vào quỹ đạo. Về mặt công nghệ, thành công này rõ ràng cho thấy Bình Nhưỡng đã có bước tiến vượt bậc. Dù vậy cái giá phải trả cho nó không hề rẻ.

 

Theo ước tính được một quan chức Bộ Thống nhất Hàn Quốc đưa ra hồi cuối tuần trước, tổng chi phí cho hai đợt phóng tên lửa từ khi nhà lãnh đạo Kim Jong-Un lên cầm quyền hồi tháng 4 vừa qua đã lên tới 1,34 tỷ USD. “Số tiền này đủ để họ mua lương thực cho toàn dân trong một năm”, vị quan chức trên cho biết. 

 

Cụ thể, riêng chi phí xây dựng địa điểm phóng tên lửa tại làng Dongchang đã tiêu tốn 400 triệu USD. Thêm 600 triệu USD được chi cho hai đợt phóng. 300 triệu USD nữa để xây dựng các trang thiết bị tên lửa và phương tiện. Cuối cùng là khoảng 42 triệu USD chi cho các chiến dịch tuyên truyền. 

 

Những con số trên được đưa ra sau khi Bộ quốc phòng Hàn Quốc ước tính rằng Triều Tiên đã tiêu tốn 1,74 tỷ USD vào việc phát triển tên lửa và thêm từ 1,1 – 1,5 tỷ USD nữa cho chương trình phát triển hạt nhân. Điều đó có nghĩa là tổng chi phí nước này đã dành cho các chương trình trên vào khoảng 2,8 – 3,2 tỷ USD. 

 

Hiện nhu cầu lương thực hàng năm của Triều Tiên được ước tính tương đương 5,3 triệu tấn ngô, trị giá khoảng 1,5 tỷ USD theo giá thị trường thế giới hiện tại. Lượng lương thực nước này thiếu hụt hàng năm khoảng 1 triệu tấn, hay khoảng 300 triệu USD. Theo cách tính này, số tiền 1,34 tỷ USD gần đủ để mua lương thực cho người dân nước này trong một năm hoặc đủ để bù đắp lượng lương thực thiếu hụt trong 4-5 năm. 

 

Rõ ràng để đạt được tiến bộ về công nghệ tên lửa, Bình Nhưỡng đã phải chấp nhận đánh đổi rất lớn. 

“Việc đề nghị Triều Tiên dùng tiền chi cho phát triển tên lửa để nuôi sống dân chúng cũng giống như đề nghị Hàn Quốc dùng ngân sách chi cho các chiến đấu cơ thế hệ mới vào việc chăm sóc trẻ em miễn phí”, giáo sư Kim Yeon-chul tại đại học Inje nói. 

 

Tương tự, Chang Yong-seok, một nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện hòa bình và thống nhất, Đại học quốc gia Seoul nhận định: “Sẽ là không công bằng khi chỉ yêu cầu riêng Triều Tiên kiểm soát hoạt động vũ trang trong khi các chương trình phát triển hạt nhân và tên lửa của họ liên quan mật thiết tới căng thẳng quân sự với Hàn Quốc và tại Đông Bắc Á”. Ước tính chi tiêu quốc phòng năm 2011 của Hàn Quốc gần gấp 30 lần Triều Tiên. 

Vệ tinh Triều Tiên đang mất kiểm soát”


 Giới chức Mỹ hôm nay cho biết vật thể Triều Tiên phóng lên vũ trụ vào ngày hôm qua có vẻ như “đang mất kiểm soát”, làm dấy lên lo ngại nó có thể rơi trở lại trái đất.

 “Vệ tinh Triều Tiên đang mất kiểm soát”

Hình ảnh từ Trung tâm tổng chỉ huy phóng của Cơ quan không gian Triều Tiên cho thấy  tên lửa Unha-3 trên bệ phóng ngày 12/12.

Theo giới chức Mỹ tiết lộ với hãng tin NBC News, đúng là có vật thể giống như một phương tiện được phóng vào không gian, nhưng hiện họ vẫn chưa thể xác định chính xác vệ tinh này sẽ làm gì.

 

Trong khi đó, phản ứng sau vụ phóng tên lửa của Triều Tiên Nhà Trắng cho rằng vụ phóng là hành động khiêu khích cao độ, đe dọa an ninh khu vực và vi phạm các nghị quyến của Hội đồng bản an Liên hợp quốc. Và chính Hội đồng bảo an hôm qua cũng lên án vụ phóng, khẳng định vụ phóng “vi phạm rõ ràng” đối với các nghị quyết của LHQ.

 

Thông tin vệ tinh Triều Tiên có thể đang bị mất kiểm soát khiến nhiều người lo ngại vệ tinh có thể va chạm với các vệ tinh khác trong quỹ đạo trái đất.

 

Hồi năm 2009, một vệ tinh nặng 1 tấn của Nga chở theo một lò phản ứng hạt nhân đã va chạm với tàu bay quanh quỹ đạo của Mỹ trên bầu trời Siberia, khiến một mảnh vỡ lớn bằng chiếc xe buýt trường học tiến trở lại bầu khí quyển. Rất may sau đó nó đã rơi xuống Đại Tây Dương.

 

Vụ va chạm cũng khiến hơn 600 mảnh vỡ rơi rải rác xuống  Mexico  và Nam   Texas , song không gây thiệt hại và thương vong gì.

Hàn Quốc tìm cách trục vớt các mảnh tên lửa Triều Tiên


 Hải quân Hàn Quốc đã mở chiến dịch trục vớt ở Hoàng Hải, nhằm tìm các mảnh tên lửa tầm xa của Triều Tiên, tên lửa đã đưa thành công một vệ tinh vào quỹ đạo vào ngày hôm qua 12/12.


 

Thông tin trên được giới chức quân sự Hàn Quốc cho biết vào ngày hôm nay 13/12.

 

Tầng một của tên lửa Unha-3 của Triều Tiên đã rơi xuống vùng biển ngoài khơi bán đảo Triều Tiên, trong khi tầng hai rơi xuống vùng biển phía đông Philippines .

 

“Hải quân của chúng tôi đã phát hiện vật có vẻ như là một phần của tầng đầu của tên lửa Triều Tiên ở Hoàng Hải vào chiều ngày thứ tư”, một phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết với hãng thông tấn AFP.

 

 “Chiến dịch trục vớt hiện đang được tiến hành”, ông cho biết và từ chối cho biết thêm chi tiết.

 

Trong khi đó, hãng thông tấn Yonhap của Hàn quốc cho biết, một mảnh vỡ đã được tìm thấy ở lòng biển, cách tây cảng Gusan, tây nam hàn Quốc, khoảng 160km, ở độ sâu khoảng 80m.

 

Trước vụ phóng tên lửa hồi tháng 4, Bình Nhưỡng đã cảnh báo Nhật và Hàn Quốc rằng hành động trục vớt mảnh vỡ tên lửa của họ được xem là “hành động chiến tranh”.

 

Tuy nhiên Triều Tiên không đưa ra cảnh báo tương tự trước vụ phóng ngày hôm qua.

 

Bình Nhưỡng cho biết vụ phóng mới nhất của họ hoàn toàn là một sứ mệnh khoa học, nhằm đưa một vệ tinh quan trắc lên quỹ đạo. Trong khi đó, hầu hết các nước khác coi đây là một vụ thử tên lửa đạn đạo trá hình, vi phạm các nghị quyết của Liên hợp quốc áp đặt đối với Triều Tiên sau 2 vụ thử hạt nhân năm 2006 và 2009.

 

Hội đồng bản an Liên hợp quốc đã lên án vụ phóng và cảnh báo có thể đưa ra biện pháp trừng phạt đối với hành động “hiếu chiến cao độ” này, theo như bình luận của Mỹ.

 

Sức khoẻ Tổng thống Venezuela sau mổ diễn biến phức tạp


– Thông tin trên được Phó tổng thống Nicolas Maduro công bố trước báo giới ngày 12/12. Cùng lúc đó Bộ trưởng thông tin Venezuela nhận định ông Hugo Chavez có thể không kịp bình phục trước lễ nhậm chức ngày 10/1 tới.


Nhiều người Venezuela đang cầu nguyện cho ông Hugo Chavez

 

Tuyên bố trên được ông Nicolas Maduro đưa ra chỉ một ngày sau khi vị Tổng thống Venezuela được tiến hành phẫu thuật cắt bỏ các tế bào ác tính xuất hiện trở lại tại vị trí trước đây đã phẫu thuật. Ca mổ được tiến hành tại thủ đô La Havana của Cuba và được miêu tả là “thành công”.

 

Dù vậy hiện ông Chavez có vẻ sẽ phải đối diện với những ngày hồi phục hậu phẫu không mấy dễ dàng. “Đó là một ca mổ phức tạp, khó khăn và đòi hỏi sự khéo léo cao”, điều đó có nghĩa là “quá trình phục hồi hậu phẫu cũng sẽ phức tạp và khó khăn”, Phó tổng thống Maduro phát biểu với vẻ mặt nghiêm trang và giọng nói có lúc bị ngắt quãng. 

 

Ông Maduro đồng thời kêu gọi người Venezuela cầu nguyện cho vị Tổng thống 58 tuổi và đối diện “với những ngày khó khăn” phía trước một cách bình tĩnh. Cùng xuất hiện với ông Maduro trước công chúng còn có chủ tịch quốc hội Diosdado Cabello và Bộ trưởng dầu mỏ Rafael Ramirez, những người đã cùng Tổng thống Chavez sang Cuba.

 

Trong khi đó, cũng trong ngày 12/12, Bộ Trưởng thông tin Venezuela Ernesto Villegas cho biết rất có thể ông Chavez sẽ không kịp bình phục cho lễ nhậm chức ngày 10/1 tới. Nếu điều này xảy ra, ông Villegas cho rằng “người dân nên được chuẩn bị để thấu hiểu điều này”. 

 

Vị Bộ trưởng khẳng định sẽ là vô trách nhiệm nếu giấu thông tin về “sự khó đoán định của tình hình hiện tại và trong những ngày sắp tới”. Ông đề nghị người dân hãy xem những sự trì hoãn nếu có của ông Chavez trong việc trở lại nhiệm sở như thể “khi chúng ta có một người cha bị ốm, đang trong tình trạng mong manh sau 4 ca phẫu thuật trong vòng một năm rưỡi”. 

Chủ tịch quốc hội Singapore từ chức vì bê bối tình ái


- Chủ tịch quốc hội Singapore hôm nay 12/12 đã tuyên bố từ chức sau khi thú nhận có mối quan hệ ngoài hôn nhân. Đây là vụ bê bối tình ái mới nhất làm rúng động quốc gia Đông Nam Á này.


Chủ tịch quốc hội Singapore Palmer (trái) trong cuộc họp báo tuyên bố từ chức.
 

Michael Palmer, 44 tuổi, đã kết hôn và có một con, tuyên thệ nhậm chức chủ tịch quốc hội vào tháng 10/2011. Ngoài từ chức chủ tịch quốc hội, ông cũng từ bỏ ghế trong quốc hội và ghế thành viên của đảng Hành động nhân dân cầm quyền (PAP).

 

“Tôi từ chức để nhận toàn bộ trách nhiệm cho lỗi lầm nghiêm trọng mà tôi đã phạm phải”, ông Palmer cho biết trong một cuộc họp báo. “Hành động của tôi không đúng mực và đây là một lỗi nghiêm trọng. Tôi từ chức để tránh làm ảnh hưởng thêm tới PAP và quốc hội”, ông cho hay.

 

Thừa nhận có mối quan hệ với một nhân viên của một tổ chức cộng đồng, tổ chức People's Association, ông Palmer cho biết “thành thật xin lỗi” những người ủng họ ông, PAP cùng gia đình.

 

Chủ tịch hiệp hội People's Association là Thủ tướng Lý Hiển Long, người cũng là tổng thư ký của PAP.

 

Thủ tướng Lý Hiển Long nhanh chóng chấp nhận đơn từ chức của ông Palmer, và cho biết các thành viên trong quốc hội phải luôn giữ lối sống mẫu mực nhất.

 

Phó thủ tướng Teo Chee Hean, người ở bên ông Palmer trong cuộc họp báo, đã xin lỗi người dân ở khu vực bầu cử của ông Palmer. “Tôi đảm bảo rằng chúng tôi sẽ làm tốt mọi thứ và tiếp tục bảo vệ các bạn”.

 

Hiện chưa có thông tin về cuộc bầu cử phụ để tìm người thay thế ông Palmer. Theo luật  Singapore , cuộc bầu cử phụ hoàn toàn do quyết định của Thủ tướng.

 

PAP, từ lâu luôn tạo dựng được hình ảnh đạo đức hơn hẳn phe đối lập, ngay lập tức đã phải hứng chịu búa rìu dư luận.

 

Đây là vụ bê bối liên quan đến quan chức cấp cao nhất ở  Singapore , đất nước thường đứng cao trong các cuộc khảo sát quốc tế về tính hiệu quả và minh bạch của chính phủ.

 

Cựu quan chức đứng đầu ngành cảnh sát chống ma túy hiện đang phải hầu tòa vì bị cáo buộc “ép tình” một nhà thầu. Một cựu lãnh đạo của cơ quan khác cũng dự kiến hầu tòa vào tháng 1 tới vì cáo buộc tương tự.

 

Ngoài ra phải kể đến vụ bê bối tình ái khác làm rúng động  Singapore  vào năm nay, đó là vụ 51 người, gồm các công chức, doanh nhân, cảnh sát thường phục bị cáo buộc đã tham gia vào mua bán sex đối với một gái mại dâm 17 tuổi. Một số đã bị giam giữ.

 

Mỹ sẽ tăng cường sự hiện diện quân sự tại Philippines


- Manila hôm nay 12/12 cho biết Mỹ sẽ tăng cường sự hiện diện quân sự tại Philippines, trong bối cảnh căng thẳng Biển Đông tăng cao và Mỹ đang hiện thực hóa chiến lược chuyển trọng tâm sang châu Á-Thái Bình Dương.

 Một tàu tuần duyên của Philippines bên cạnh hàng không mẫu hạm Mỹ George Washington tại cảng Manila

Một tàu tuần duyên của Philippines bên cạnh hàng không mẫu hạm Mỹ George Washington tại cảng Manila

 

Thông tin trên được đưa ra khi giới chức quân sự Mỹ và  Philippines  gặp gỡ tại  Manila , trong bối cảnh tình hình khu vực đang căng thẳng do các yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh tại Biển Đông.

 

Manila cho biết số tàu chiến, chiến đấu cơ và binh sỹ Hoa Kỳ tại Philippines  sẽ tăng thêm, trên cơ sở xoay vòng lực lượng, nhằm tăng thêm trợ giúp nhân đạo trong những lúc có thiên tai, như trận bão đã tàn phá nặng nề  Philippines  tuần vừa qua.

 

Bên cạnh đó, một hiệp định 5 năm về việc tiến hành các cuộc tập trận chung sẽ được thông qua vào cuối tuần.

 

Tuy nhiên, giới chức hai nhấn mạnh không có vấn đề tái lập các căn cứ quân sự thường xuyên của Mỹ trên lãnh thổ  Philippines . Căn cứ cuối cùng như vậy đã đóng cửa từ năm 1992.

Mỹ từng định đánh Liên Xô, TQ bằng hạt nhân


 0 0 12345

Chính phủ Mỹ từng lên những kế hoạch kỹ lưỡng để "đáp trả bằng hạt nhân" chống lại Trung Quốc và Liên Xô cũ trong thời kỳ đỉnh điểm của Chiến tranh lạnh, thông tin vừa được tiết lộ hôm nay (13/12) cho thấy. 


Theo một tài liệu tối mật chưa từng công bố trước đây thì Mỹ sẽ dùng vũ khí hạt nhân khẩn cấp nếu Tổng thống bị giết, mất tích hoặc Mỹ bị vây hãm. Chiến tranh sẽ được tiến hành chớp nhoáng, không có câu hỏi nào được đặt ra cho dù đó là một cuộc tấn công không chủ tâm vào nước Mỹ.

Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ Lyndon B.Johnson đã thay đổi chính sách trên vào tháng 10/1968 như cách làm giảm những rủi ro không thể khắc phục được nếu một cuộc chiến hạt nhân toàn diện nổ ra.

Tài liệu về kế hoạch đáp trả bằng vũ khí hạt nhân của Mỹ lần đầu tiên được Cơ quan lưu trữ an ninh quốc gia công bố. Nó cho thấy, những biện pháp quyết liệt mà Mỹ sẵn sàng thực hiện trong trường hợp tấn công xảy ra.

Theo tài liệu một thời là tối mật này, trước năm 1968, Mỹ chỉ có một kế hoạch đơn giản nếu bị tấn công: đó là đáp trả bằng hạt nhân. Tài liệu không phân biệt Liên Xô hay Trung Quốc, mà hai nước này sẽ bị tấn công tức thời bất chấp cuộc tấn công là do sơ suất hay thậm chí do lỗi của họ. Điều đó có nghĩa là, nếu Liên Xô tấn công Mỹ, nước này sẽ đánh trả không chỉ Liên Xô mà cả Trung Quốc bằng hạt nhân.

Ngày 4/10/1968, Johnson và nội các đã thảo luận ý tưởng dùng vũ khí hạt nhân trong trường hợp Tổng thống bị giết hoặc mất tích, nghĩa là giải pháp cuối để ngăn chặn việc phá vỡ chuỗi mệnh lệnh mật danh "Futherance". Cuộc họp diễn ra trong tháng cuối của nhiệm kỳ Tổng thống của Johnson, cho tới giờ hiện chưa rõ tại sao vị Tổng thống này lại chờ quá lâu mới chặn kế hoạch nguy hiểm như vậy.

Tài liệu trên được công bố 9 năm sau những đề xuất giải mật đầu tiên.

Năm 2010, Tổng thống Obama công bố chiến lược hạt nhân của riêng mình. Obama nói, ông hạn chế việc Mỹ có thể dùng vũ khí hạt nhân.

Chiến cơ Nhật - Trung vờn nhau trên đảo tranh chấp


 0 0 12345

 Nhật Bản đã tung chiến đấu cơ ra quần đảo đang tranh chấp với Trung Quốc ngay khi phát hiện ra một chiếc máy bay của Trung Quốc đi vào không phận các đảo này. 

Máy bay F-15 mà Nhật điều ra đảo tranh chấp khi máy bay Trung Quốc xuất hiện.

Trung Quốc và Nhật Bản đang có bất đồng về tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo trên biển Hoa Đông mà Tokyo gọi là Senkaku, còn Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư.

Nội các Nhật Bản Osamu Fujimura cho biết chiếc máy bay chiến đấu F-15 của Nhật đã được điều động sau khi một máy bay của Trung Quốc bay vào khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư vào lúc 11h (địa phương).

Các tàu của chính quyền Trung Quốc liên tục ra vào các vùng biển gần quần đảo tranh chấp suốt hơn hai tháng qua kể từ khi các cuộc biểu tình chống Nhật tại Trung Quốc nguôi dần. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên một chiếc máy bay của Bắc Kinh đi vào khu vực mà Tokyo gọi là lãnh thổ của Nhật Bản kể từ khi tranh cãi nổ ra.

Bốn tàu hải giám Trung Quốc đã tiến vào gần vùng biển có đảo tranh chấp đầu giờ sáng nay, các lực lượng tuần duyên của Nhật đã yêu cầu các tàu này rời đi.

Hãng tin Kyodo của Nhật dẫn lời ông Fujimura nói rằng chính phủ Nhật ngay lập tức phản đối Trung Quốc trước sự việc này.

Ông Fujimura nói rằng thật 'vô cùng tệ hại' khi mà Trung Quốc thâm nhập vào không phận của Nhật Bản bấp chấp các cảnh báo đã được nói đi nói lại khi mà các tàu hải giám của Trung Quốc xâm nhập vào vùng biển Nhật Bản sáng nay.

Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda đã yêu cầu các bên liên quan trong chính phủ phải cẩn trọng hơn khi có hành động cảnh báo và giám sát.

Các đối đầu như vậy trở nên thường xuyên hơn kể từ khi Nhật Bản quốc hữu hóa quần đảo tranh chấp ở biển Hoa Đông từ tháng Chín vừa qua.

Sau động thái này của Nhật là hàng loạt các cuộc biểu tình rầm rộ nổ ra trên khắp các thành phố Trung Quốc.

Cũng trong ngày hôm nay, Trung Quốc đã tổ chức lễ tưởng niệm 75 năm sự kiện thảm sát Nam Kinh khi quân đội Nhật tiến vào Trung Quốc năm 1937 trong bối cảnh quan hệ hai bên đang ngày một xấu đi.

 

Những dấu hiệu rạn nứt  quyền lực của Nga


- Không khó để nhận thấy rằng, ngay sau khi trở lại ngôi vị, Tổng thống Putin lập tức siết chặt và khôi phục một số luật mà Medvedev đã tự do hóa hoặc bãi bỏ.

Ngày 7/12, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev trả lời phỏng vấn trực tuyến của 5 kênh truyền hình lớn. Sự kiện này dường như đã thành truyền thống thường niên ở nước Nga mới, mỗi tháng 12 nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu nội các đều làm “báo cáo tổng kết công tác năm” trước báo giới và công chúng.

Năm nay, người ta đón chờ buổi giao lưu của Thủ tướng có vẻ hồi hộp hơn. Bởi nội tình nước Nga vừa có không ít biến cố trong cấu trúc nhân sự lãnh đạo cấp cao. Bởi không ít lời đồn đoán về quan hệ bộ đôi Putin-Medvedev…

Những dấu hiệu rạn nứt


Cách đây chưa lâu, tại cuộc họp về chiến lược ngân sách ở Sochi, Tổng thống Nga Putin "với sự thẳng thắn khác thường" đã khiển trách chính phủ Medvedev. Putin phê rằng dự thảo ngân sách cho ba năm tiếp theo bỏ qua nghị định mà Tổng thống ban hành ngay khi nhậm chức.

Bản thân Medvedev không có mặt tại cuộc họp và chính thức mà nói thì người có lỗi - như đã xướng danh - là hai vị Bộ trưởng, nhưng ai cũng hiểu đây là tín hiệu cảnh cáo Thủ tướng, bởi  Medvedev phải chịu trách nhiệm cao nhất về văn kiện tài chính chủ yếu của đất nước.

Lời phê bình chính phủ đáng chú ý chủ yếu bởi được Putin đưa ra trong sự hiện diện của công luận. Thông thường, nếu có khác biệt quan điểm Putin luôn ưa thảo luận với các đối tác chính trị của mình đằng sau cánh cửa đóng kín. Cách xử sự khác lạ ở trường hợp này chỉ ra rằng con người quyền lực nhất nước Nga có thể đang chuẩn bị để gạt bỏ đồng minh vốn được xem là trung thành là Medvedev.

Không khó để nhận thấy rằng ngay sau khi trở lại ngôi vị, Tổng thống Putin lập tức xiết chặt và khôi phục một số luật mà Medvedev đã tự do hóa hoặc bãi bỏ. Người ta nhận ra rằng lời chỉ trích ở Sochi không phải rạn nứt đầu tiên của “cặp đôi” thuở nào tưởng chừng luôn tung hứng hoán đổi rất ăn ý đồng thuận.

Ông Dmitry Medvedev mờ nhạt ở cương vị Thủ tướng chẳng những bị ông Vladimir Putin “mắng xéo” khi phê Chính phủ, mà còn khó có thể gọi là ngẫu nhiên cả chuyện thời gian gần đây ở Nga đã thay đổi hoặc nêu nghi ngờ với nhiều sáng kiến và thành quả của thời  Medvedev làm Tổng thống.

Kể cả những điều mà nhà luật học Dmitry Medvedev đặc biệt tự hào – thí dụ sửa đổi vị trí luật khi xét tội vu khống và phỉ báng cá nhân (người ta chưa quên rằng đây là ý tưởng do  đích thân ông Dmitry Medvedev khởi xướng). Bộ Luật hình sự Nga bây giờ một lần nữa nhắc khái niệm về tội vu khống và phỉ báng. Hay là, Medvedev muốn tha tù ba nữ thành viên ban nhạc Pussy Riot – “giam thế đủ rồi”, khác với Putin – cần trừng trị để làm gương cho những phần tử cả gan mạo phạm.

Tuy nhiên, đòn giáng mạnh nhất vào vẻ bền chặt của “bộ đôi” lại từ chỗ khá ít ngờ. Đầu tháng Tám, đúng vào dịp kỷ niệm chu niên cuộc "chiến tranh 5 ngày" với Gruzia, trên mạng Internet xuất hiện đoạn băng video chuyên nghiệp dưới tựa đề "Ngày luống cuống”, trong đó các sĩ quan Nga cao cấp chỉ trích Medvedev đã phản ứng quá chậm trước đòn tấn công bất ngờ của Tbilisi.

Các quân nhân này cho mọi người biết những chi tiết “thâm cung bí sử” là Nga chỉ quyết định phản công sau khi có sự can thiệp của Putin. Medvedev trông như vị Tổng Tư lệnh lúng túng thiếu quyết đoán: theo lời kể của một ông tướng, Tổng thống Medvedev đã trù trừ cho đến khi "suýt nhận một cú đá từ Vladimir Putin vào … “một chỗ”.

Có cả lời xác nhận gián tiếp của chính Putin, rằng lúc ấy ông đã gọi điện về hai lần - vào ngày 7 và 08 tháng 8 năm 2008, cả cho Dmitry Medvedev, cả cho người đứng đầu Bộ Quốc phòng. Dù đoạn băng không dài, nhưng ai xem cũng có thể hiểu rằng, có những thời điểm sinh tử mà sự do dự của cá nhân lãnh đạo sánh với bao mạng sống của binh sĩ và dân thường, chứ chưa nói đến những hệ quả chính trị về sau.

Tựu chung lại, tất cả những chi tiết ấy giống như cố gắng phủi sạch một trong những thành tựu chính của Medvedev trong “cuộc chiến tranh 5 ngày” 2008 buộc Gruzia vãn hồi hòa bình và Nga có thêm một nước Cộng hòa thân cận là Nam Osetya.

Kỳ II: Những giải pháp thời Medvedev bị thời Putin gạt bỏ

Tổng thống Nga đọc thông điệp liên bang


 

Tổng thống Nga Vladimir Putin. (Ảnh: AP)

 

Đây là bài phát biểu toàn liên bang đầu tiên của ông Putin kể từ khi ông trở lại điện Kremlin vào hồi tháng Ba năm nay.

Trong bài phát biểu chủ yếu tập trung vào các vấn đề xã hội, Tổng thống Putin hứa sẽ khuyến khích các gia đình có nhiều con, tạo ra 25 triệu việc làm mới và mang tới nhiều ưu đãi hơn cho các giáo viên, bác sĩ, kỹ sư và những ngành nghề khác.

Ông Putin cũng khẳng định Nga sẽ đi theo quan điểm của mình về xã hội dân chủ và gạt bỏ bất kỳ "tiêu chuẩn bắt buộc nào đối với chúng ta từ bên ngoài."

"Sự can thiệp trực tiếp hay gián tiếp từ bên ngoài vào tiến trình chính trị của chúng ta là không thể chấp nhận được," ông nói. "Những người nhận tiền từ nước ngoài để thực hiện các hoạt động chính trị của họ và phục vụ lợi ích của người nước ngoài không nên tham gia vào chính trị tại Nga."

Tổng thống Nga tuyên bố việc củng cố sức mạnh quân sự là để "đảm bảo độc lập và an ninh của đất nước". Nga sẽ tiếp tục thúc đẩy "nỗ lực phối hợp tập thể" trong việc đối phó với các vấn đề toàn cầu.

Ngoài ra, ông cũng đưa ra những hứa hẹn mới trong cuộc chiến chống tham nhũng.

"Tham nhũng đang phá hủy các nguồn lực của một quốc gia phát triển," Putin nói.

Ông kêu gọi trừng phạt các quan chức, những người sở hữu tài khoản ngân hàng ở nước ngoài hoặc cổ phiếu nước, đồng thời nói rằng họ sẽ phải giải thích về nguồn tài chính để mua những tài sản giá trị, bao gồm bất động sản.

Putin nhắc lại các cam kết giảm sự phụ thuộc quốc gia vào xuất khẩu dầu và các nguồn tài nguyên khoáng sản khác, bên cạnh đó khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao.

Bản thông điệp liên bang hàng năm được các vị Tổng thống Nga đọc thường kéo dài khoảng 1 tiếng đồng hồ, đề cập những vấn đề cấp bách của đất nước trong thời điểm hiện tại và những vấn đề cần giải quyết trong năm tới. Sự kiện này được truyền hình trực tiếp trên các kênh truyền hình lớn của Nga và một số quốc gia khác trên thế giới.

Putin quyết xây dựng quân đội mạnh


Tổng thống Nga hôm nay khẳng định mong muốn xây dựng một đội quân hùng mạnh, trong thông điệp đọc trước Quốc hội liên bang đầu tiên kể từ khi ông thắng cử hồi tháng ba.
Putin cam kết trấn áp tham nhũng


Ảnh: AFP
Vào 12 giờ trưa, ngày 12/12/2012, Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu trước hai viện của Quốc hội Liên bang. Ảnh: AFP

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm nay cho biết tăng cường sức mạnh quân sự sẽ "đảm bảo cho nền độc lập và an ninh quốc gia", và trong thời đại toàn cầu, nhiệm vụ của Nga là bảo toàn "bản sắc quốc gia và bản sắc tôn giáo". Tuyên bố này được đưa ra trong bài phát biểu toàn liên bang đầu tiên kể từ khi ông Putin thắng cử nhiệm kỳ tổng thống thứ ba hồi tháng ba.

Trong thông điệp chủ yếu tập trung vào các vấn đề xã hội, ông Putin động viên các gia đình có thêm con, đồng thời hứa tạo thêm 25 triệu việc làm mới. TheoAP, ông cam kết ủng hộ "các thể chế đại diện cho những giá trị tôn giáo truyền thống", ý nói sự hỗ trợ hơn nữa của nhà nước đối với Nhà thờ Chính thống giáo Nga.

Putin cũng cho rằng Nga sẽ đi theo lập trường riêng về dân chủ và rũ sạch bất cứ "tiêu chuẩn nào áp đặt lên chúng ta từ bên ngoài". "Sự can thiệp trực tiếp hay gián tiếp của nước ngoài vào quá trình chính trị của chúng ta là không thể chấp nhận được", ông nói. "Những kẻ nhận tiền từ nước ngoài để phục vụ quyền lợi ngoại quốc không nên can thiệp vào chính trị ở Nga".

Nga trước đó đã cho đóng cửa cơ quan phát triển quốc tế của Mỹ USAID vì cho rằng cơ quan này tài trợ những dự án ủng hộ dân chủ, can thiệp và các vấn đề nội bộ của nước Nga.

Trước hai viện của Quốc hội Nga, ông Putin kêu gọi thực hiện những biện pháp cứng rắn hơn đối với nạn tham nhũng, và cấm các quan chức cấp cao sở hữu tài sản ở nước ngoài. "Những biện pháp chống tham nhũng có ý nghĩa hết sức quan trọng vì tham nhũng đang tàn phá tiềm năng phát triển của đất nước", ông nói.

Theo Voice of Russia, thông điệp thường niên của tổng thống Nga là truyền thống mới ở Nga. Đây là hình thức giao lưu của Hội đồng Liên bang (tức Thượng viện), Duma Quốc gia (tức Hạ viện). Thông điệp là văn kiện chính sách, trong đó nguyên thủ quốc gia vạch ra tầm nhìn, xu hướng phát triển của đất nước và xã hội trong triển vọng dài hạn. Thông điệp gửi Quốc hội liên bang lần thứ 9 của ông Putin được truyền hình trực tiếp từ điện Kremlin.

 

Cấy 1,38 kg cocaine vào ngực để buôn lậu


13/12/2012 16:55

Bơm 1, 38 kg cocaine vào ngực để buôn
 lậu
Hai túi cấy vào ngực Yeraldina chứa lượng ma túy có giá trên thị trường chợ đen là hơn 130.000 USD - Ảnh: Reuters

(TNO) Một phụ nữ người Panama đã bị bắt giữ khi đang tìm cách tuồn 1,38 kg cocaine vào Tây Ban Nha thông qua hình thức cấy loại ma túy này vào ngực. 


Chỉ được biết đến với tên gọi là Yeraldina, người phụ nữ 33 tuổi này đã bị cảnh sát Tây Ban Nha tóm cổ sau khi vừa đáp máy bay xuống thành phố Barcelona từ thủ đô Bogota của Colombia vào ngày 12.12.

Theo thông báo từ Bộ Nội vụ Tây Ban Nha, Yeraldina đã khiến lực lượng an ninh nghi ngờ sau khi đưa ra những câu trả lời mơ hồ về chuyến đi của cô ta đến Colombia.

Cảnh sát đã quyết định khám xét người Yeraldina tại sân bay và phát hiện cô ta có những vết sẹo mới và gạc dính máu trên ngực, Reuters đưa tin.

Yeraldina được đưa đến một bệnh viện gần đó để kiểm tra liệu có phải cô ta phẫu thuật cấy ghép ngực như lời khai trước đó hay không. Và bác sĩ đã hết sức sửng sốt khi phát hiện các túi nâng ngực chứa toàn cocaine.

Yeraldina khai với cảnh sát rằng cô ta đã bị những kẻ buôn ma túy ép phẫu thuật ngực để cất giấu chất cấm.

Tờ Telegraph dẫn một nguồn tin cảnh sát cho biết, việc bắt giữ trên gần như đã giúp cứu sinh mạng của Yeraldina.

“Cô ta đang ở trong tình trạng rất xấu khi đến đây. Cô ta nói không đau đớn nhưng các vết thương trông rất tệ”, theo đại diện cảnh sát địa phương.

Đây là lần đầu tiên cảnh sát phát hiện ra hình thức buôn lậu ma túy: cấy ghép ma túy vào ngực phụ nữ, Bộ Nội vụ Tây Ban Nha cho biết.

Bơm ma túy vào ngực để buôn lậu


Một phụ nữ vừa bị bắt tại sân bay Barcelona, Tây Ban Nha sau khi cố gắng buôn lậu 1,3 kg ma túy được bơm trong ngực.



Theo Telegraph, trong quá trình khám xét, cảnh sát phát hiện một tấm băng dính máu dán vào vết thương quanh ngực Yeraldina. Cô đã khai nhận những tên buôn ma túy đã ép cô phải phẫu thuật, cấy những gói ma túy vào ngực.Yeraldina, một phụ nữ 33 tuổi người Panama, Trung Mỹ, hồi đầu tháng này bị cảnh sát chặn lại khi đến sân bay El Prat, thành phố Barcelona, vì nghi ngờ câu trả lời của cô đối với những câu hỏi mang tính thủ tục.

Tại bệnh viện, cảnh sát phát hiện những túi ngực chứa tổng cộng 1,3 kg cocaine, có thể trị giá tới hơn 130.000 USD. "Người phụ nữ có hai túi ngực chứa cocaine. Cô ấy có hai vết cắt hở ở dưới ngực", cảnh sát cho biết và công bố một tấm ảnh chụp vết thương bị khâu lỏng. Cảnh sát cũng cho rằng chính việc bắt giữ đã giúp cứu mạng sống của người phụ nữ này. Họ cho hay cô có thể không sống được lâu với vật thể này trong cơ thể.

Đây là lần đầu tiên giới chức phát hiện một vụ buôn lậu ma túy bơm vào ngực phụ nữ, Bộ Nội vụ Tây Ban Nha cho hay. Cảnh sát nước này trước đây từng phát hiện những lô cocaine trong tấm bó bột chân, giày và tượng.

Thực hư chuyện gián điệp kền kền Israel


 1 0 12345

Một con kền kền bị các nhà chức trách Sudan bắt được thực chất là một gián điệp của Israel đang thực hiện sứ mệnh do thám bí mật, theo một tờ báo thân chính phủ ở đất nước đông Phi. 


 

Câu chuyện trên báo Alintibaha số ra ngày 8/12 cho biết, các nguồn tin chính phủ Sudan khẳng định con kền kền, bị phát hiện ở miền tây nước này, được đính một camera có GPS để chụp và gửi hình ảnh về Israel. Con chim này cũng đeo một nhãn ở chân có dòng chữ "Đại học Hebrew của Jerusalem" và "Cơ quan Tự nhiên Israel" cùng các thông tin liên lạc của một nhà sinh thái học về loài chim Israel.

Nhà sinh thái học này, Ohad Hatzofe thuộc Cơ quan Tự nhiên và Công viên Israel, phủ nhận các tuyên bố của chính phủ Sudan. Ông nói rằng con kền kền được gắn thiết bị GPS là để nghiên cứu phương hướng di trú.

"Các cáo buộc của Sudan là không đúng", Hatzofe nói với CNN. "Thiết bị GPS trên những con kền kền này chỉ có thể cho chúng ta biết nơi chúng đang ở chứ không gì khác".

"Đây là thiết bị thông thường được sử dụng quanh thế giới để tìm hiểu sự di chuyển của động vật hoang dã. Có hàng trăm nghiên cứu sử dụng công nghệ này trên mọi vật, từ bươm bướm, rùa biển tới cá mập và cá voi".

Hatzofe cũng bác bỏ nghi ngờ quanh việc sử dụng kền kền như các điệp vụ bí mật.

"Tôi không phải là một chuyên gia tình báo, nhưng điều gì sẽ được rút ra từ việc gắn một camera vào một con kền kền? Bạn không thể kiểm soát được nó. Nó không phải là một máy bay không người lái mà bạn có thể điều đi bất cứ nơi nào bạn muốn. Đâu sẽ là lợi ích của việc xem một con kền kền ăn nội tạng của một con lạc đà đã chết?".

Kền kền Griffon là loài đang bị đe dọa ở Trung Đông, theo giáo sư Ran Nathan của trường Đại học Hebrew. Các sinh viên của ông, Roi Harel và Orr Spiegel, đã gắn thiết bị cho hơn 100 con kền kền, với 25 con trong số chúng có hệ thống GPS, như một phần của dự án quan sát hành vi và sự di chuyển của kền kền non.

Hatzofe cho hay, dữ liệu từ GPS gắn ở chân kền kền không chỉ truyền về Israel mà còn truyền tới trang web theo dấu động vật Movebank, nơi các nhà khoa học khác có thể phân tích dữ liệu.

Kền kền Griffon không phải là chim di trú nhưng việc chúng di chuyển tới Bắc Phi không phải là điều hiếm thấy, theo Hatzofe. Ông cho biết, con chim có gắn một thông điệp yêu cầu bất cứ ai tìm thấy nó hãy liên lạc với ông hoặc trường đại học.

"Địa chỉ email của tôi có trên con kền kền, nhưng tôi chưa bao giờ nhận được một tin nhắn nào", ông nói.

Chính phủ Israel từ chối bình luận về câu chuyện này, trong khi các cuộc gọi liên tiếp tới các nhà chức trách Sudan không được trả lời.

Hatzofe nhận xét, nguy hiểm thực sự của việc tuyên bố rằng các con chim gắn GPS làm gián điệp là ở chỗ nó có thể khiến các quan chức chính phủ giết chết các con vật này khi bắt được chúng. 

Syria bắn tên lửa Scud vào quân nổi dậy?


13/12/2012 12:30

Lực lượng trung thành với chính phủ Syria hôm 12.12 đã dùng “tên lửa Scud” bắn vào quân nổi dậy, các phương tiện truyền thông dẫn nguồn từ giới chức Mỹ cho biết.


Reuters và AP cùng trích dẫn nguồn từ một quan chức Mỹ xác nhận việc sử dụng tên lửa loại Scud tại Syria.

Một loạt tên lửa đạn đạo đã được bắn từ khu vực Damascus vào quân nổi dậy ở miền bắc Syria, theo các quan chức Mỹ và NATO.

Syria bắn tên lửa Scud vào quân nổi dậy?
Một góc thành phố Homs của Syria bị nã pháo - Ảnh: Reuters

Theo BBC, Bộ Ngoại giao Mỹ chưa xác nhận được loại tên lửa nhưng khẳng định tên lửa đã được triển khai. Bộ này cho biết Syria đang dùng tới “các loại vũ khí nguy hiểm hơn”.

Scud là loại tên lửa đất đối đất của Liên Xô cũ có thể đánh trúng mục tiêu cách từ 300 - 500 km và có thể mang đầu đạn sinh học hoặc hóa học.

Cũng trong hôm 12.12, Mỹ đã công nhận liên minh đối lập Syria là đại diện hợp pháp duy nhất của người dân Syria.

Trong cuộc họp gồm đại diện của hơn 100 quốc gia ở Ma Rốc cùng ngày, nhóm “Những người bạn của Syria” cũng đã thống nhất công nhận liên minh đối lập Syria là đại diện của người dân Syria.

Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius cho biết việc công nhận kể trên sẽ mở đường cho các hỗ trợ nhân đạo lớn hơn cũng như khả năng hỗ trợ về quân sự cho các lực lượng tìm cách lật đổ Tổng thống Bashar al-Assad.

Anh, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ và các quốc gia vùng Vịnh cũng đã công nhận liên minh đối lập Syria.

 

Thủy thủ tàu ngầm Anh tiết lộ tài liệu mật cho Nga


13/12/2012 20:50

Tàu ngầm hạt nhân HMS Vigilant của Hải quân Hoàng gia Anh - Ảnh: Reuters

(TNO) Một thủy thủ tàu ngầm thuộc Hải quân Hoàng gia Anh ngày 12.12 đã lãnh án 8 năm tù vì tội âm mưu cung cấp tài liệu mật cho Nga.


Edward Devenney (30 tuổi) bị bắt hồi tháng 5.2012 trong lúc định trao tài liệu mật về tàu ngầm hạt nhân của Anh cho hai người đàn ông được cho là điệp viên Nga, theo tin tức từ Reuters.

“Bị cáo đã phản bội đất nước và đồng nghiệp của mình, sẽ phải nhận hình phạt thích đáng”, Reuters dẫn lời Thẩm phán John Saunders trong phiên xét xử.

Devenney, phục vụ cho Hải quân Hoàng gia Anh suốt 10 năm qua, đã không yêu cầu tiền bạc hay đổi chác gì khi cung cấp thông tin mật. Anh ta khai nhận trước tòa rằng mình đã rất bức xúc khi bị lỡ mất cơ hội thăng tiến và chỉ muốn trả đũa Hải quân Hoàng gia.

Theo Reuters, thông tin mật này nếu bị rò rỉ ra ngoài sẽ giúp cho đối thủ có thể dễ dàng phát hiện tàu ngầm hạt nhân HMS Vigilant.

Devenney làm việc trên các tàu ngầm của Anh, và chịu trách nhiệm bảo trì hệ thống thông tin liên lạc trên tàu ngầm.

Hồi năm 2010, Devenney từng bị tố hiếp dâm nhưng được xử trắng án. Anh ta bắt đầu bị trầm cảm và nghiện rượu.

Cấp trên đã rất lo ngại trước những hành vi bất thường của Devenney. Vào năm 2011, Devenney đã phải rút khỏi một khóa huấn luyện vốn có thể giúp Devenney thăng chức.

Ngày 17.11.2011, Devenney gọi đến đại sứ quán Nga ở Anh 11 lần vào giữa đêm.

Ngày 19.11.2011, Devenney lên HMS Vigilant, chụp ba tấm ảnh tài liệu hướng dẫn cách giải mã thông tin mật, rồi tải thông tin mật của tàu ngầm này vào máy tính cá nhân.

Sau đó, Devenney liên tục gọi điện thoại và nhắn tin cho hai người đàn ông được cho là điệp viên Nga.

Vào ngày 28.1 năm nay, Devenney gặp hai người này tại một viện bảo tàng ở London rồi đi đến một khách sạn, nhưng không hề biết mình bị cảnh sát theo dõi và ghi âm.

Để đảm bảo an ninh quốc gia, phiên tòa xét xử Devenney đã xử kín một số nội dung.

Tàu ngầm và trò chơi mèo vờn chuột


25/11/2012 3:10

Việc chống tàu ngầm được giới chuyên gia quân sự mô tả như trò chơi “mèo vờn chuột” gay cấn giữa lòng biển.


Đầu tháng này, CNN dẫn nguồn tin quân sự cho hay Lầu Năm Góc gần đây phát hiện một tàu ngầm hạt nhân Nga hiện diện cách bờ đông nước Mỹ chưa đầy 300 dặm (480 km). Vụ việc xảy ra giữa lúc một hạm đội tàu sân bay nước này đang tập trận gần Florida. Mặc dù, tàu ngầm hạt nhân trên chưa đi vào vùng lãnh hải của Mỹ nhưng vẫn khiến giới quân sự đặc biệt quan tâm. Đó là vì tàu ngầm ngày nay có sức tấn công mạnh mẽ với nhiều ưu thế trong hải chiến. Thông tin này một lần nữa hâm nóng những tranh luận về trò chơi “mèo vờn chuột” giữa các cường quốc trên biển.

Thời gian qua, vụ đụng độ giữa tàu hải quân Mỹ USNS Impeccable với tàu Trung Quốc hồi tháng 3.2009 ở biển Đông được xem như một sự cố ồn ào nhất liên quan đến cuộc chơi trên biển. Theo AP, lúc đó, khi tàu USNS Impeccable đang tiến hành các hoạt động dò tìm tàu ngầm tại vùng biển trên thì hộ tống hạm và máy bay do thám của Trung Quốc liên tục tiếp cận. Tiếp đến, một tàu Trung Quốc phát thông tin đến tàu Mỹ cáo buộc đối phương đang hoạt động trái phép nên yêu cầu rút đi.

 Tàu ngầm và trò
 chơi mèo vờn chuột
Tàu ngầm lớp Tấn của Trung Quốc - Ảnh: NCC

Tuy nhiên, chiếc USNS Impeccable khẳng định đang hoạt động theo đúng luật pháp quốc tế. Sau đó, 5 tàu công vụ Trung Quốc tiến sát USNS Impeccable và đỉnh điểm của vụ việc là tàu hải quân Mỹ dùng súng phun nước để chống lại việc tiếp cận quá gần của đối phương. Theo giới chuyên gia, việc yêu cầu tàu USNS Impeccable rời đi là cách để Bắc Kinh ngăn cản hải quân Mỹ nắm rõ hoạt động của tàu ngầm Trung Quốc. Nhất là khi biển Đông đóng vai trò trọng yếu đối với chiến lược phát triển tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo (SSBN) mà Trung Quốc theo đuổi. 

Vị thế biển Đông

Trong phần trình bày tham luận tại Hội thảo Quốc tế về biển Đông diễn ra hồi tuần qua, tướng (nghỉ hưu) Daniel Schaeffer thuộc Viện Nghiên cứu châu Á 21 (Pháp) cũng vừa đề cập vấn đề vừa nêu. Theo ông, đây chính là một trong những lý do quan trọng khiến Bắc Kinh vẽ ra bản đồ “đường lưỡi bò” thâu tóm gần trọn biển Đông. Tham luận của tướng Schaeffer nêu rõ: “Ngoài vấn đề dầu và cá, lý do chính là những tính toán chiến lược lâu dài của Trung Quốc. Và những tính toán chiến lược này liên quan đến nhu cầu cấp bách bảo đảm lối ra an toàn tuyệt đối cho các tàu ngầm hạt nhân chiến lược (SSBN) từ căn cứ Tam Á”. Đây cũng là cách bảo đảm những tuyến đường an toàn cho các tàu này đến khi chúng đến được khu vực tuần tra. Theo ông Schaeffer, vùng biển trên mép thềm lục địa giữa đảo Hải Nam và các điểm lõm của biển Đông không quá sâu. Tại cửa vịnh Tam Á, nơi có căn cứ tàu ngầm của Trung Quốc, độ sâu chỉ khoảng 20 m. Vì thế, tại khu vực trên, tàu ngầm Trung Quốc dễ dàng bị đối thủ phát hiện và theo dõi khi chưa thể lặn ở độ sâu dưới 200 m. Đặc biệt, các SSBN của Bắc Kinh có độ ồn lớn nên khả năng bị phát hiện càng cao. Cùng lý do trên, SSBN của Trung Quốc cũng khó lặn ở độ sâu an toàn để di chuyển từ căn cứ ở đảo Hải Nam đến vùng biển Hoa Đông ngay sát Nhật Bản. Vì thế, Trung Quốc càng có lý do để kiểm soát biển Đông nhằm tạo lối ra an toàn cho tàu ngầm hạt nhân của mình xuống Ấn Độ Dương cũng như ra Thái Bình Dương để tiếp cận Nhật Bản.

Trước đây, báo Asia Times Online (ATO) từng dẫn lời giới chuyên gia nhận định Bắc Kinh đang cố gắng tìm cách để tàu ngầm Trung Quốc thoát khỏi tầm bao phủ của hệ thống vệ tinh và các phương tiện dò tìm mà Washington triển khai. Theo đó, biển Đông là giải pháp khả thi nhất nên Trung Quốc rất muốn làm chủ hoàn toàn khu vực này. ATO dẫn nhận xét của Giáo sư Peter Dutton thuộc Trường Hải quân Mỹ cho biết các khu vực tại vùng biển Hoa Đông chỉ sâu từ 54 - 108 m. Trong khi đó, tại nhiều khu vực ở biển Đông, độ sâu lên đến hàng km. Vì thế, biển Đông trở thành lối đi cực kỳ an toàn cho tàu ngầm Trung Quốc nếu Bắc Kinh kiểm soát trọn vẹn vùng này.

Cũng tại Hội thảo Quốc tế về biển Đông mới đây, GS Carl Thayer thuộc Học viện quốc phòng Úc trình bày tham luận đề cập sự quan trọng của biển Đông đối với hạm đội Nam Hải của Trung Quốc. GS Thayer nhận định Bắc Kinh đang ra sức tăng cường lực lượng tàu chiến, đặc biệt là SSBN, cho hạm đội này. Cụ thể hơn, ông cho rằng Bắc Kinh đang đồn trú một số tàu nổi lớn, máy bay đổ bộ tiếp đất, một số tàu ngầm thông thường và tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân tại căn cứ Ngọc Lâm ở đảo Hải Nam. Tham luận của GS Thayer nhận định: “Việc xây dựng liên tục tại căn cứ hải quân Ngọc Lâm cho thấy đây sẽ là căn cứ quân sự quan trọng, cho phép Trung Quốc có khả năng thể hiện sức mạnh viễn chinh tới biển Đông và xa hơn nữa”.

SSBN chủ lực của Trung Quốc

Theo báo cáo mang tên “Trung Quốc hiện đại hóa hải quân: Gợi ý cho khả năng của hải quân Mỹ” do Lầu Năm Góc đưa ra hồi tháng 8, Bắc Kinh đang định hình tàu ngầm lớp Tấn (còn gọi là lớp 094) đóng vai trò SSBN chủ lực. Các chiến hạm lớp Tấn dần thay thế số tàu ngầm lớp 092 mà Trung Quốc cho về hưu. Theo Lầu Năm Góc, Bắc Kinh dự kiến sở hữu đến 6 chiếc lớp 094 vào năm 2016 và có thể tiếp tục bổ sung sau đó.

Được giới thiệu hồi tháng 7.2004, tàu ngầm lớp Tấn có độ choán nước khoảng 8.000 tấn, dài 133 m, tốc độ đạt 20 hải lý/giờ (39 km/giờ), tầm hoạt động không giới hạn nhờ động cơ sử dụng năng lượng hạt nhân. Ngoài việc trang bị 6 ống phóng ngư lôi cỡ 533 mm, loại tàu ngầm này còn mang theo từ 12 - 20 tên lửa đạn đạo Ngưu Lang 2 (JL-2) có thể mang theo nhiều đầu đạn hạt nhân và tầm bắn lên đến 8.000 km. Vì thế, tàu ngầm lớp Tấn được nhìn nhận như một biểu tượng mang tính răn đe hạt nhân. Ngoài ra, Trung Quốc còn đang xúc tiến chế tạo tàu ngầm lớp Đường (còn gọi là lớp 096) như một thế hệ kế tiếp của lớp Tấn. 

Syria ra lệnh bắt giữ hai nghị sĩ Li Băng


13/12/2012 20:50

(TNO) Chính quyền Syria đã ra lệnh bắt giữ hai nghị sĩ Li Băng về tội cung cấp vũ khí cho quân nổi dậy Syria, tin tứctừ Tân Hoa xã ngày 13.12.


Ông Mohammed Marwan al-Loji, Tổng chưởng lý thứ nhất ở thủ đô Syria Damascus, ngày 12.12, đã tống đạt ba trát bắt đối với hai nghị sĩ Li Băng Saad al-Hariri và Oqab Saqr, cùng một người người Syria là Loai al-Mikdad, phát ngôn viên của nhóm Quân đội Syria tự do đối lập.

Nhà lập pháp Li Băng Saad al-Hariri
Nhà lập pháp Li Băng Saad al-Hariri - Ảnh: AFP

Ông al-Loji nói thêm rằng cơ quan công tố Syria đã nắm được những bằng chứng về sự dính líu của hai ông al-Hariri và Saqr trong việc cung cấp tiền và vũ khí cho các tay súng chống đối ở Syria.

Trong một tuyên bố được hãng thông tấn nhà nước Syria SANA phát đi, ông al-Loji nói rằng “các tội ác mà những người này đã phạm là có tính chất khủng bố và những người dính líu là các phần tử khủng bố, vốn khiến họ chịu sự chế tài của luật pháp quốc tế về chủ nghĩa khủng bố”.

Ông kêu gọi Li Băng giao những người nói trên để chính quyền Syria tiến hành khởi tố.

Ông nói cơ quan công tố Syria sẽ tiếp tục thu thập thêm bằng chứng và theo dõi những thông tin đã bị tiết lộ liên quan đến những tuyên bố và các cuộc điện đàm được ghi âm.

Ấn Độ khẳng định không “dính” linh kiện quốc phòng Trung Quốc


13/12/2012 17:45

Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã phủ nhận thông tin cho rằng nước này mua máy bay Mỹ có chứa linh kiện Trung Quốc, theo hãng tin UPI ngày 12.12.


UPI dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ A.K. Antony phát biểu tại quốc hội Ấn Độ: “Không quân Ấn Độ đã nhận được danh sách các nhà cung cấp từ chính phủ Mỹ liên quan đến các máy bay mua của nước này, và không nhà cung cấp nào được phát hiện là các hãng chế tạo Trung Quốc”.

Máy bay vận tải Hercules của Lockheed
Máy bay vận tải Hercules của Lockheed - Ảnh: AFP

Những máy bay bị nghi ngờ là các máy bay vận tải Hercules C-130J của tập đoàn Lockheed và máy bay do thám Poseidon P-8 do tập đoàn Boeing chế tạo.

“Dù chính phủ biết có một số bản tin truyền thông nói về việc sử dụng các linh kiện điện tử dỏm của Trung Quốc trong những máy bay quân sự được sản xuất tại Mỹ, cho đến nay chưa có máy bay P8I (tức Poseidon P-8I) nào được chuyển giao cho Ấn Độ”, ông Antony nói.

“Hơn nữa, trong bốn năm vận hành các thiết bị quốc phòng của Mỹ vừa qua, bao gồm các máy bay vận tải C-130J, Không quân Ấn Độ đã không gặp phải bất kỳ linh kiện rời hoặc thiết bị bị lỗi nào”, ông cho biết thêm.

Ấn Độ đã mua các máy bay Hercules C-130J và Poseidon P-8 theo chương trình Mua bán Quân sự Nước ngoài với Mỹ.

 

Cận cảnh hầm vàng hàng nghìn tấn bị lãng quên


 0 0345

Nằm sâu dưới những đường phố của London, Anh, ẩn trong các căn hầm bí mật của Ngân hàng Anh là 4.600 tấn "vàng bị lãng quên". Tại đây, những dãy vàng thỏi san sát nhau nằm im lìm, người ngoài hiếm được thấy.  


Trị giá 197 tỷ bảng, những thỏi vàng được cất giữ ở một nơi được canh phòng cẩn mật. Tuy nhiên, mới đây, những thỏi kim loại dự trữ quý báu của Ngân hàng Anh, mỗi thỏi trị giá 35 triệu bảng, đã được giới thiệu cho công chúng biết qua những thước phim của Đại học Nottingham dưới nhan đề The Periodic Table of Videos.


Giáo sư hóa học Martyn Poliakoff đã nhận được sự cho phép đặc biệt để tham quan kho vàng này. Tháp tùng ông là nhà quay phim Brady Haran. Giáo sư Martyn nói, từng dãy từng dãy kệ chứa các thỏi vàng được trưng bày như những thay socola tại quầy miễn thuế của sân bay.

"Trong đời tôi chưa bao giờ nhìn thấy nhiều vàng như vậy", giáo sư trên cho biết và nói thêm, ông cùng đội quay phim đã phải đi qua nhiều cửa an ninh trước khi tiếp cận hầm vàng. 



Theo đó, mọi khoản tiền mặt đều phải để bên ngoài vì không ai được phép mang tiền vào hầm vàng.

Theo giáo sư Martyn: "Phản ứng đầu tiên của một người đó là những gì trước mắt là không có thật vì thông thường bạn chưa bao giờ nhìn thấy cái gì như vậy. Nó giống như socola xếp ở các quầy miễn thuế sân bay. Tuy nhiên, nó là những thỏi vàng thật và thật phi thường. Không có một tý mùi gì vì kim loại không có mùi, thêm nữa, mọi thứ xung quanh đều tĩnh lặng vì các bức tường dầy đảm bảo cho mọi thứ an toàn. Trong hầm rất lạnh và tôi đã sẵn sàng để run rẩy nhưng thật ra xung quanh rất tuyệt và ấm áp, tôi cho rằng màu vàng tạo cho bạn cảm giác ấm áp đó".


Dù Anh chỉ sở hữu 310 tấn vàng song các tổ chức khác vẫn sử dụng hầm vàng này để cất giữ các thỏi vàng của họ. Thậm chí là khi các thỏi vàng được đem bán, nó cũng không phải di dời khỏi hầm ngầm này. Thay vào đó, từng thỏi vàng có số riêng và chỉ cần chuyển nó sang sở hữu của người mua.

Thỏi vàng lâu đời nhất có mặt tại hầm ngầm này từ năm 1916.

Giáo sư Martyn cho hay, "vẻ đẹp của vàng không có gì thay đổi. Nó vẫn như vậy kể từ năm 1916. Nó không bị xỉn, không bị phủ những lớp ô xít trên bề mặt".

Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ đến Afghanistan gặp Tổng Thống Karzai 

KABUL, Afghanistan (AP) - Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ, ông Leon Panetta, đã bay đến Afghanistan để họp với Tổng Thống Hamid Karzai và cho hay Tổng Thống Mỹ Barack Obama trong vài tuần nữa sẽ quyết định là để lại bao nhiêu quân ở quốc gia này khi nhiệm vụ chiến đấu chấm dứt vào cuối năm 2014.



Bộ Trưởng Leon Panetta bước xuống máy bay tại phi trường Kabul. (Hình: Susan Walsh - Pool/Getty Images)

Ông Panetta đến Kabul hôm Thứ Tư trong chuyến viếng thăm không được loan báo trước, để thảo luận với các tướng lãnh cao cấp và cũng để họp với ông Karzai.

Chuyến đi này diễn ra vào một thời điểm khó khăn cho nỗ lực của liên quân đồng minh nhằm chuyển giao trách nhiệm bảo vệ an ninh cho quân đội chính phủ Afghanistan để có thể chấm dứt nhiệm vụ chiến đấu vào Tháng Mười Hai, 2014.

Tuy tình hình an ninh nói chung đã được cải thiện, khả năng của chính phủ Afghanistan trong việc điều hành hiệu quả đất nước này và diệt trừ tình trạng tham nhũng tràn lan vẫn là điều làm nhiều quan sát viên nghi ngại.

Trước đó, tại Kuwait, ông Panetta không cho báo chí hay là Tổng Thống Obama hiện đang xem xét những giải pháp nào. Tuy nhiên, giới hữu trách từng nói rằng ông có thể quyết định để lại từ 6,000 đến 10,000 quân. Hiện có chừng 66,000 quân Mỹ chiến đấu tại Afghanistan.

 

Honda thu hồi hơn 870,000 xe minivan và SUV 

DETROIT (AP) Công ty xe Honda vừa thông báo việc thu hồi hơn 870,000 xe loại minivan và SUV trên toàn thế giới vì có thể tiếp tục chạy ngay cả khi người lái rút chìa ra khỏi ổ khóa.

Ông Takeo Fukui, chủ tịch công ty Honda tại Nhật, đứng trước một chiếc xe minivan Odyssey, loại xe nằm trong đợt bị thu hồi kỳ này. (Hình: Toru Yamanaka/AFP/Getty Images)

Quyết định thu hồi được loan báo hôm Thứ Tư liên quan đến các xe đời cũ, phần lớn được bán ở Mỹ. Ðây là các loại xe được nhiều gia đình ưa thích vì rộng rãi và có tiếng là bền bỉ. Công ty Honda từng nhiều lần gặp trở ngại với chìa khóa công tắc xe. Công ty này phải thu hồi hơn 2.3 triệu chiếc xe vì các vấn đề tương tự từ năm 2003 đến nay.

Trong lần thu hồi mới nhất, có khoảng 347,000 chiếc minivan Odyssey và 277,000 chiếc Pilot SUV đời 2003 và 2004 bị ảnh hưởng. Ngoài ra, có khoảng 247,000 chiếc Acura MDX SUV từ năm 2003 đến 2006 cũng trong danh sách thu hồi. Tất cả các xe này đều có bộ phận sang số tự động. Hơn 807,000 chiếc trong số này được bán tại Mỹ.

Cơ quan kiểm soát an toàn giao thông ở Mỹ mở cuộc điều tra hồi Tháng Mười sau khi giới chủ xe báo cáo có 43 trường hợp liên quan đến chìa khóa công tắc xe. Có 16 vụ đụng xe xảy ra vì vấn đề này.

 

Tổng đài 911 giảm giờ từ 24 xuống 8 tiếng mỗi ngày 

LOS ANGELES - Giới chức Los Angeles đang áp lực để cắt giảm chi phí ở trung tâm tiếp nhận những cuộc gọi 911 thuộc Fire Department, mặc dù một lãnh đạo cao cấp cảnh cáo rằng, quyết định đó là quá liều lĩnh, đồng thời có hại cho an toàn công cộng, theo tường thuật của LA Times.

Thị trưởng Washington DC nói chuyện với tổng đài viên 911 trong khi thăm viếng trung tâm mới hồi Tháng Giêng, 2008. (Hình: Tim Sloan/AFP/Getty Images)

Kế hoạch đổi giờ làm việc của nhân viên tổng đài 911 từ 24 tiếng mỗi ngày xuống còn 8 tiếng, được sự hậu thuẫn của Thị Trưởng Antonio Villaraigosa, hội đồng thành phố LA, và Giám Ðốc Sở Cứu Hỏa Brian Cummings, giúp tiết kiệm $3.2 triệu, tiền trả cho giờ làm phụ trội.

Sự thay đổi làm giảm từ 20% đến 40% lực lượng nhân viên trực đài. Thị Trưởng Villaraigosa và các giới chức cao cấp mở cuộc thảo luận kín vào hôm Thứ Ba và dự trù đem áp dụng sớm nhất là vào tháng tới.

Lương căn bản của nhân viên tổng đài 911 là $95,700 mỗi năm và được hưởng thêm tiền phụ trội khi làm 56 giờ mỗi tuần. Các giới chức cho biết, đề nghị thay đổi lực lượng nhân viên được đưa ra để đáp lại một phán quyết của tòa hồi năm ngoái, khiến thành phố phải chịu trách nhiệm phải thanh toán số tiền $8 triệu còn thiếu của nhân viên làm thêm giờ phụ trội. 

Tập Cận Bình ra lệnh tăng cường tập trận cảnh giác 'giao tranh thật' 

BẮC KINH Ông Tập Cận Bình, tổng bí thư Ðảng Cộng Sản Trung Quốc, vừa ra lệnh cho lực lượng quân sự của nước này tăng cường tập trận trong tinh thần đề cao cảnh giác “giao tranh thật” để sẵn sàng chiến đấu khi cần.

Tập Cận Bình, chủ tịch Trung Quốc, tới thăm một đơn vị thiết giáp đang tập trận. (Hình: Tân Hoa Xã)

Theo bản tin Tân Hoa Xã loan ngày 8 tháng 12, 2012, ông Tập Cận Bình đã đến thăm các đơn vị quân đội ở Quảng Châu, tập luyện hành quân phối hợp tất cả các lực lượng khác nhau gồm cả Không Quân, Bộ Binh và Hải Quân.

Ngoài chức vụ đứng đầu đảng, ông Tập Cận Bình còn là chủ tịch Ủy Ban Quân Ủy Trung Ương, tức là tư lệnh tối cao của các lực lượng quân sự Trung Quốc, gồm khoảng 2.3 triệu người, được coi là lớn nhất thế giới.

Tân Hoa Xã nói, tại cuộc tập trận, ông Tập Cận Bình đã đòi hỏi các cấp sĩ quan chỉ huy phải “đạt tiêu chuẩn chiến đấu thật trong các chương trình huấn luyện và phải tăng cường nhận thức đó trong hàng binh sĩ.”

Cuộc thăm viếng và lời kêu gọi của ông diễn ra trong bối cảnh căng thẳng trên Biển Ðông với Việt Nam và Philippines ngày càng nghiêm trọng hơn. Tham vọng muốn chiếm trọn Biển Ðông của Bắc Kinh biểu lộ rất rõ qua bản đồ Biển Ðông có 9 đoạn hình “Lưỡi Bò” in trên hộ chiếu trong khi đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa đánh chiếm của Việt Nam năm 1974 đang được xây dựng gấp rút mọi mặt, biến thành trung tâm chỉ huy và hành quân khống chế toàn bộ Biển Ðông.

Sau khi cắt cáp tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam và bị phản ứng, tờ Hoàn Cầu Thời Báo ngày 10 tháng 12 thay mặt Bắc Kinh đe dọa Việt Nam đừng coi nhẹ phản ứng của Trung Quốc, đồng thời vu cáo Việt Nam “ăn cắp” dầu khí của Trung Quốc trên Biển Ðông.

Cùng ngày này, ông Hồng Lỗi, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, đưa lời ve vuốt “Trung Quốc hy vọng các bên liên quan lấy hòa bình và ổn định khu vực làm ưu tiên và đưa ra nỗ lực tăng cường niềm tin lẫn nhau và hợp tác.”

Trước chủ trương bá quyền của Bắc Kinh, bốn nước ASEAN gồm Philippines, Việt Nam, Brunei và Malaysia dự trù mở cuộc họp bốn bên ở Manila để hy vọng đạt đến lập trường chung đối với vấn đề tranh chấp Biển Ðông. Cuộc họp dự trù diễn ra ngày 12 tháng 12, 2012 đã không diễn ra mà nước tổ chức là Philippines không cho biết lý do đình hoãn cũng như bao giờ sẽ họp lại.

Ngày 12 tháng 12, 2012, Tân Hoa Xã thuật lời ông Hồng Lỗi thanh minh, “Trung Quốc, trước sau như một, theo đuổi đường lối phát triển hòa bình, thay vì chèn ép các nước khác hay cố giành giật thống trị thế giới.” Lời nói nhằm trấn an dư luận thế giới sau một bản tường trình của cơ quan tình báo Hoa Kỳ phỏng định Trung Quốc sẽ vượt qua Hoa Kỳ và trở thành nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới trước năm 2030.

Nhiều bản phúc trình đã nói nhiều đến sự gấp rút tối tân hóa về mọi mặt lực lượng quân sự khổng lồ của Trung Quốc với những khoản tiền đầu tư lớn lao.

 

Trung Quốc tưởng niệm thảm sát Nam Kinh, quên chuyện Mao giết trên 32 triệu người trong cuộc "bước tiến nhảy vọt" 


Trung Quốc hôm nay tưởng niệm 75 năm vụ thảm sát và cưỡng hiếp mà lính Nhật từng gây ra ở thành phố Nam Kinh, trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền lãnh thổ giữa hai nước vẫn căng thẳng. 


Ảnh: AFP
Binh lính Trung Quốc mang vòng hoa qua bảo tàng tưởng niệm cuộc thảm sát Nam Kinh. Ảnh: AFP

9.000 người hôm nay tham dự buổi lễ diễn ra tại Bảo tàng tưởng niệm cuộc thảm sát Nam Kinh. Lễ tưởng niệm bắt đầu bằng màn hát quốc ca Trung Quốc, khi quân lính mặc đồng phục, mang những vòng hoa lớn qua sân khấu.

Hai quốc gia, nền kinh tế lớn thứ hai và thứ ba thế giới, có những bước tiến lớn trong quan hệ kinh tế và thương mại kể từ sau chiến tranh, nhưng yếu tố lịch sử vẫn là gánh nặng.

Trung Quốc cho biết đã có 300.000 dân thường và binh lính thiệt mạng trong vụ cưỡng hiếp, sát hại và tàn phá suốt 6 tuần, khi quân đội Nhật đổ vào Nam Kinh, thủ đô thời đó, vào ngày 13/12/1937. Một số học giả nước ngoài thì cho rằng số người thiệt mạng thấp hơn thế. Sử gia về Trung Quốc, ông Jonathan Spence, ước tính khoảng 42.000 lính và dân thường thiệt mạng, và 20.000 phụ nữ bị cưỡng hiếp và nhiều trong số này chết sau đó.

Tại lễ tưởng niệm, một cụ già bật khóc khi bà đặt hoa bên cạnh những dòng tên của thành viên gia đình, nạn nhân vụ thảm sát, trên bức tường đá màu xám. Một nhóm nhà sư người Nhật và Trung Quốc tụng kinh để cầu nguyện cho hòa bình thế giới.

Kai Satoru, con trai một lính Nhật từng xâm lược Trung Quốc, là một trong những người tham dự sự kiện hôm nay. "Tôi ở đây để thừa nhận về những tội ác. Họ (lính Nhật) đã thi nhau giết người", ông nói.

Ảnh: AFP
Kai Satoru, con trai một lính Nhật từng đánh nhau ở Trung Quốc, cúi mình trước một người sống sót sau vụ thảm sát. Ảnh: AFP

Chưa đến 200 người sống sót sau vụ thảm sát, theo thống kê của Trung Quốc. Một trong số đó, ông Li Zhong, 87 tuổi, cho biết ông sẽ không bao giờ tha thứ khi nhớ lại cảnh giết chóc. "Số người sống sót còn lại ngày càng ít dần sau mỗi năm", ông nói. "Chúng tôi không bao giờ được quên lịch sử".

Lễ kỷ niệm lần thứ 75 diễn ra trong bối cảnh quan hệ song phương Trung - Nhật đang xấu đi. Những cuộc biểu tình chống Nhật hồi tháng 8 và 9 nổ ra ở các thành phố lớn tại Trung Quốc, gây thiệt hại khoảng 100 triệu USD cho các công ty Nhật, sau khi Tokyo quốc hữu hóa chuỗi đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.

Một nhà ngoại giao Nhật giấu tên cho biết nước ông hy vọng sẽ cải thiện quan hệ với Trung Quốc, sau khi Nhật Bản tổ chức tổng tuyển cử vài ngày nữa, còn cuộc chuyển giao thế hệ lãnh đạo của Trung Quốc hoàn tất đầu năm tới.

Nhật Bản cho biết nước này từng xin lỗi các nước châu Á, trích lại lời tuyên bố năm 2005 của thủ tướng bấy giờ là Junichiro Koizumi. Ông bày tỏ "sự hối tiếc sâu sắc và lời xin lỗi từ đáy lòng", nhắc lại những gì đã được nói trong một phát biểu khác vào năm 1995.

Trong một nghiên cứu chung không đi đến kết luận cuối cùng cách đây hai năm, phía Nhật đưa ra một số ước tính khác về số người thiệt mạng tại Nam Kinh, dao động trong khoảng từ 20.000 đến 200.000.

Ảnh: AFP
Các sư thầy Nhật Bản đến tụng kinh tại Bảo tàng tưởng niệm vụ thảm sát Nam Kinh. Ảnh:AFP

Featured Post

Bản Tin buổi sáng 12/3/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link