Friday, December 14, 2012

Máy bay chiến đấu Nhật Bản đối phó với máy bay Trung Quốc

 

Máy bay chiến đấu Nhật Bản đối phó với máy bay Trung Quốc
08:56:00 14/12/2012, cập nhật cách đây 2 giờ
 
Sáng 13/12, 8 máy bay chiến đấu F-15 của Nhật Bản đã được lệnh đuổi theo và chặn đường bay của một máy bay Trung Quốc đi vào không phận các hòn đảo đang là trung tâm tranh chấp giữa Tokyo và Bắc Kinh. Vụ việc được cho là sẽ làm gia tăng thêm căng thẳng trong quan hệ “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt” giữa Nhật Bản và Trung Quốc. 


 
Chiều cùng ngày, Bộ Ngoại giao Nhật Bản cũng đã ra tuyên bố phản đối việc Trung Quốc đưa máy bay tới khu vực đang tranh chấp trên biển Hoa Đông. Tuyên bố này cũng khẳng định việc quân đội Nhật Bản phải điều 8 chiến đấu cơ F-15 và máy bay Trung Quốc cuối cùng đã rời đi chỗ khác.
 
Trả lời câu hỏi của phóng viên, Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Osama Fujimura nói: “Bất chấp những cảnh báo của chúng tôi, các tàu thuyền của Trung Quốc trong 3 ngày qua vẫn tiến vào vùng biển tranh chấp. Hành động này là không thể chấp nhận được.
 
Họ lại tiếp tục tiến sâu vào vùng biển tranh chấp bằng đường hàng không”.
 
 
Ngày 13/12, lần đầu tiên máy bay Trung Quốc đi vào vùng không phận thuộc khu vực tranh chấp giữa hai nước.
 
Ông Osama Fujimura cũng cho biết, Tokyo sẽ sớm trao công hàm phản đối cho Đại sứ quán Trung Quốc tại Nhật Bản. Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho hay, đây là lần đầu tiên trong năm 2012, một máy bay Trung Quốc vi phạm không phận thuộc khu vực đang tranh chấp giữa hai nước.
 
Còn ở trên biển, trong hai tháng qua, nhiều tàu thuyền của Trung Quốc đã ra vào lãnh hải xung quanh quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.
 
Riêng trong ngày 13/12, lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản (JCG) đã phát hiện 4 tàu hải giám Trung Quốc đi vào vùng lãnh hải Nhật Bản, gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.    
 
Đây là ngày thứ 3 liên tiếp và là lần thứ 17 tàu Trung Quốc đi vào vùng biển này kể từ khi Chính phủ Nhật Bản hồi tháng 9 mua 3 hòn đảo thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư từ một chủ sở hữu tư nhân.
 
Theo Sở chỉ huy JCG khu vực 11 tại Naha, tỉnh Okinawa, sau khi tàu tuần tra của JCG ra lệnh cho các tàu này phải rời khỏi vùng biển của Nhật Bản, một tàu Trung Quốc đã trả lời “quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là lãnh thổ từ thời xa xưa của Trung Quốc”.
 
Tranh cãi giữa hai nước lại bắt đầu nổi lên sau khi Trung Quốc phản pháo lại rằng, máy bay và tàu hải giám nước này đi vào khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là “hoàn toàn bình thường”.
 
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi còn khẳng định, quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là “lãnh thổ không thể tách rời của Trung Quốc từ thời tiền sử”.
 
Khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà Nhật Bản - Trung Quốc đang tranh chấp.
 
Trước đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng phản đối việc Quốc hội Mỹ tái xác nhận quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là  đối tượng bảo vệ theo Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật và yêu cầu Washington tiếp tục giữ quan điểm không đứng về bên nào trong tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo này.
 
Một điểm đáng chú ý nữa là trong ngày 13/12, khi cho máy bay và tàu hải giám tiếp cận khu vực Senkaku/Điếu Ngư, trên đất liền, Trung Quốc cũng đã tổ chức lễ kỷ niệm 75 năm vụ thảm sát và cưỡng hiếp tập thể của quân đội Nhật Bản tại Nam Kinh.
 
Buổi lễ được tổ chức tại bảo tàng Thảm sát Nam Kinh có 9.000 người tham dự.
 
Giới quan sát lo ngại, lễ kỷ niệm sẽ khiến quan hệ Nhật-Trung đang đóng băng, lại càng thêm lạnh nhạt.
 
Đó là chưa kể đến tác động của những sự kiện này tới cuộc bầu cử Hạ viện ở Nhật Bản dự kiến diễn ra vào ngày 16/12.
 
Theo kết quả thăm dò do hãng tin Kyodo tiến hành, đảng đối lập lớn nhất ở Nhật Bản là đảng Dân chủ Tự do (LDP) của cựu Thủ tướng Shinzo Abe và đồng minh là đảng Công minh Mới (NKP) hiện dẫn đầu về tỷ lệ ủng hộ và có thể giành xấp xỉ 300 ghế trong cuộc bầu cử Hạ viện (480 ghế).
 
Trong khi đó, đảng Dân chủ Nhật Bản (DPJ) cầm quyền của Thủ tướng Yosihiko Noda đang gặp bất lợi nên có thể chỉ được 60 ghế, thấp hơn rất nhiều so với 230 ghế mà DPJ đang nắm giữ.
 
Xu hướng này, theo các nhà phân tích, không có nghĩa các cử tri đang chuyển sang tư tưởng cánh hữu. Nhưng vấn đề mà cử tri Nhật Bản quan tâm nhất hiện nay là kinh tế, việc làm, an sinh xã hội và ngoại giao, an ninh



 

Trung Quốc đưa máy bay đến Senkaku/Điếu Ngư

* Tổng bí thư Trung Quốc chỉ thị tăng cường thực tế chiến đấu trong quân đội

TT - Chủ động leo thang căng thẳng trên biển Hoa Đông, ngày 13-12 lần đầu tiên Trung Quốc đưa máy bay xâm nhập không phận quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hiện do Nhật kiểm soát.

Tổng bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình (thứ tư từ trái qua) thăm tàu khu trục Hải Khẩu thuộc hạm đội - Nam Hải Ảnh: News.cn

Theo Kyodo, Bộ Quốc phòng Nhật cho biết lúc 11g, Lực lượng tuần duyên Nhật (JCG) phát hiện một máy bay cánh quạt Y-12 mang cờ Trung Quốc bay vào khu vực cách đảo Uotsuri, thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, khoảng 15km.
 
“Tàu tuần tra JCG phát lệnh yêu cầu máy bay rời khỏi vùng không phận của Nhật Bản. Họ đáp trả rằng đây là không phận của Trung Quốc” - đại diện JCG cho biết.

Đây là lần đầu tiên máy bay Trung Quốc xâm nhập vùng trời Senkaku/Điếu Ngư. Lập tức tám máy bay chiến đấu F-15 và một máy bay cảnh báo E2C đã được lệnh cất cánh và bay đến nơi nhằm xua đuổi chiếc máy bay của Trung Quốc khỏi khu vực.
 
Cuộc đối đầu giữa máy bay Nhật và Trung Quốc đã không xảy ra, bởi máy bay Trung Quốc đã rời vùng không phận Senkaku/Điếu Ngư.

Tạo ra “thông lệ mới”!

Bộ Ngoại giao Nhật đã lên tiếng phản đối Trung Quốc về hành động xâm phạm bầu trời của Nhật Bản. Chánh văn phòng nội các Nhật Osama Fujimura cũng cho biết Tokyo đã chính thức gửi công hàm phản đối Bắc Kinh về vụ việc này.

“Tàu của Trung Quốc đi vào vùng biển thuộc chủ quyền của Nhật. Giờ họ đưa cả máy bay đến. Chúng tôi sẽ xử lý bất kỳ hành động nào xâm phạm chủ quyền của Nhật” - báo Asahi dẫn lời ông Fujimura cảnh cáo.

Tokyo, như báo Asahi cho biết, cũng đã triển khai thêm nhiều tàu tuần tra thuộc JCG đến gần Senkaku/Điếu Ngư để phản ứng trước hành vi leo thang của Trung Quốc. Ngoài ra, 40-50 trong số 120 tàu lớn của Lực lượng phòng vệ Nhật (SDF) cũng đã tập trung ở cảng nước sâu Ishigaki, cách quần đảo Senkaku/Điếu Ngư khoảng 180km, sẵn sàng đến khu vực này.

“Trung Quốc yêu cầu Nhật Bản ngừng các hành động bất hợp pháp của mình trong vùng biển và bầu trời quần đảo Senkaku/Điếu Ngư” - người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi tuyên bố và với giọng điệu cố hữu, ông giải thích rằng việc máy bay tuần tra biển của Trung Quốc bay trên không phận này là “hoàn toàn bình thường”. Ông Hồng Lỗi cũng không quên nhắc lại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư “thuộc chủ quyền của Trung Quốc từ ngàn xưa”.
 
 Sự kiện này diễn ra đúng vào ngày Trung Quốc kỷ niệm 75 năm cuộc thảm sát Nam Kinh (13-12-1937 - 13-12-2012) mà Trung Quốc cáo buộc quân đội Nhật đã sát hại hàng chục ngàn thường dân và binh lính Trung Quốc.

Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đã là sân khấu cho các bước leo thang căng thẳng từ phía Bắc Kinh từ tháng 9-2012, và từ đó đến nay Trung Quốc đã 16 lần liên tục đưa tàu ngư chính và hải giám xâm nhập vùng biển quanh Senkaku/Điếu Ngư. Gần đây nhất là ngày 12-12, Trung Quốc đưa bốn tàu tuần tra tiến sát quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Cục Hải dương Trung Quốc cũng xác nhận Bắc Kinh đã triển khai hải quân và không quân tuần tra quanh khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
 
Sáng 13-12, Bắc Kinh đưa máy bay B-3837 cùng các tàu hải giám 50, 46, 66 và 137 tiến vào vùng biển này. Ngoài ra, tàu hải giám lớn nhất Trung Quốc vừa được hạ thủy với trọng tải trên 5.000 tấn cũng đã đến tuần tra tại khu vực enkaku/Điếu Ngư.

Giới chuyên gia phương Tây nhận định việc xâm nhập không phận là “bất thường”, còn việc xâm nhập vùng biển “ngày càng ngang ngược”. Với động thái này, một lần nữa Trung Quốc cho thấy họ đang áp dụng chiến dịch khiêu khích nhằm tạo ra “thông lệ mới”.
 
Bắc Kinh muốn tung hỏa mù để cộng đồng quốc tế tin rằng lực lượng Trung Quốc đang làm chủ khu vực biển quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. “Trung Quốc sẽ tiếp tục triển khai tàu và máy bay đến nhằm thách thức quyền kiểm soát Senkaku/Điếu Ngư của Nhật - chuyên gia Mitsuyuki Kagami thuộc Đại học Aichi nhận định - Sẽ là đáng báo động nếu Trung Quốc đưa tàu hoặc máy bay quân sự đến Senkaku/Điếu Ngư”.

Máy bay của Trung Quốc bay trên không phận quần đảo Senkaku/Điếu Ngư  - Ảnh: AFP

“Hãy bỏ cái tâm lý nạn nhân”

Xã luận báo Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng (SCMP) của Hong Kong đã gọi ra đúng tên cái “tâm lý nạn nhân” của Trung Quốc trong các tranh chấp biển đảo với các nước láng giềng và nhấn mạnh Bắc Kinh cần từ bỏ luận điệu đã cũ rích và lỗi thời này.
 
Kể từ cuộc chiến nha phiến đầu tiên (1839-1842), Trung Quốc bị các cường quốc phương Tây và Nhật đàn áp hơn 100 năm. Và dù hiện tại Trung Quốc đã trở thành một cường quốc, chính quyền và người dân nước này vẫn chưa bỏ được “tâm lý nạn nhân”, đặc biệt khi đối đầu với Nhật.

“Nếu chúng ta không vượt qua được rào cản này và luôn cư xử như một đứa trẻ dỗi hờn thì chúng ta sẽ không thể giành được sự tôn trọng của thế giới - xã luận SCMP nhấn mạnh - Tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là một điển hình. Các vụ đập phá cửa hàng, siêu thị Nhật và đe dọa tính mạng của các công dân Nhật không phải là tinh thần yêu nước mà là hành vi của bọn kẻ cướp”.

Báo này viết tiếp: “Trên mặt trận chính trị, thay vì đòi chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư qua các kênh pháp lý phù hợp, Bắc Kinh lại triển khai tàu bè tuần tra tại đây như thể đó là lãnh thổ của Trung Quốc. Không thể hiểu nổi tại sao Trung Quốc dù muốn trở thành một cường quốc lại nghĩ rằng mình có thể tự tạo ra các quy định và buộc thế giới phải tuân thủ.
 
Thái độ của Bắc Kinh đối với tranh chấp trên biển Nam Trung Hoa (cách Trung Quốc gọi biển Đông) còn tồi tệ hơn. Dường như Trung Quốc chỉ muốn sử dụng vũ lực để buộc các nước phải tuân theo các đòi hỏi của Bắc Kinh”.

“Bắc Kinh cần tiếp cận với các quốc gia láng giềng có tranh chấp với lý lẽ và sự tôn trọng. Việc chính quyền khoe khoang sức mạnh quân sự cộng với chủ nghĩa dân tộc mù quáng và tâm lý nạn nhân sẽ chẳng đưa chúng ta đến đâu” - báo này kết luận.

Tổng bí thư Tập Cận Bình chỉ thị tăng cường thực tế chiến đấu trong quân đội
 
Trong chuyến thị sát quân khu Quảng Châu từ ngày 8 đến 10-12-2012, Tổng bí thư - chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc Tập Cận Bình đã chỉ thị cho quân đội (PLA) áp dụng các tiêu chuẩn chiến đấu thực tế trong các cuộc tập trận và tăng cường nhận thức này trong toàn binh sĩ để sẵn sàng chiến đấu.
 
Cụ thể là phối hợp giữa các lực lượng hải lục không quân để giành chiến thắng trong các cuộc chiến tranh ở khu vực trong thời đại thông tin và thực hiện các hoạt động quân sự đa dạng.
 
 
“Phải ghi nhớ rằng linh hồn của quân đội là phục tùng vô điều kiện mệnh lệnh của Đảng, đó là ưu tiên hàng đầu của quân đội để chiến đấu và chiến thắng. Và nguyên tắc cơ bản để củng cố việc đó là điều hành đội quân một cách nghiêm khắc và có kỷ luật” - Tân Hoa xã dẫn lời ông Tập nói với các quan chức lãnh đạo quân sự tại Quảng Châu.
 
Giáo sư Lý Kiệt thuộc Viện Nghiên cứu quân sự hải quân Trung Quốc cho rằng việc ông Tập yêu cầu PLA nâng cao nhận thức chiến đấu thực tế là trong bối cảnh Bắc Kinh đang phải đối mặt với nhiều thách thức, nhất là những căng thẳng trên biển. “Hiện đang có nhiều nhân tố bất ổn tại các vùng biển.
 
Chúng tôi phải đảm bảo rằng quân đội đã chuẩn bị sẵn sàng cho mọi tình huống” - ông Lý nhấn mạnh và nêu rõ PLA đã không chiến đấu từ hơn 20 năm qua nên cường độ huấn luyện của quân đội Trung Quốc đang tụt lại phía sau so với quân đội Mỹ.

MỸ LOAN - SƠN HÀ

__._,_.___

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày26/4/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link