..Nhà ái quốc Phan Bội Châu mà còn bị chúng bán
cho mật vụ Pháp để lấy tiền thưởng, huống hồ gì quí vị. Hãy liệu lấy hồn đừng
mắc vào chiếc bẩy cũ mèm của cộng sản để rồi hối tiếc suốt đời.
Cái Chết Của Hồ Chí Mình: Một Phỉnh Gạt Kiệt Tác
Ts . Nguyễn ngọc Sẳng
Sau cuộc tấn công thảm bại năm Mậu Thân 1968, Hồ Chí Minh vô cùng thất vọng và đã qua đời năm 1969. Ông ta để lại tờ di chúc được các nhà lãnh đạo Hà Nội thêu dệt, thần thánh hóa như là một cha gìa của dân tộc, suốt đời hy sinh cho dân cho nước, suốt đời cần kiệm, liêm chính. Tới cuối cuộc đời còn dặn lại đảng và nhà nước không được lảng phí tài sản quốc gia cho dù trong đám tang của mình. Nhưng sự thật ra sao?
Tờ di chúc được cộng đảng phổ biến cho thấy ông ta từ chối mọi bia mộ và hình tượng, chỉ muốn được hỏa thiêu và đựng trong ba chiếc hủ sành và đem chôn đơn sơ tại ba miền Bắc, Trung và Nam của đất nước. Trước khi hắt hơi thở cuối cùng ông còn ráng dùng hết sức còn lại dặn Bộ Chính Trị là hãy miển thuế cho nông dân sau khi chiến tranh chấm dứt. Con người yêu nước đến thế là cùng! Lịch sử thế giới từ cổ chí kim chưa có vị hoàng đế, hay lãnh tụ nào thương dân, yêu quê hương, đất nuớc họ như ông Hồ Việt Nam mình!
Vào tháng Giêng năm 2000, tại Hà Nội một vài tin tức từ kẻ xấu am hiểu tình hình trong cung đình đỏ xì ra thì hai năm trước khi người “điếm gìa” về gặp cụ Mác, cụ Lê thì đảng cộng sản Việt Nam đã yêu cầu một nhóm chuyên viên lăng tẫm của Liên Sô sang để chuẩn bị ướp xác cho một xác chết hiện chưa có. Để bảo đảm cho công việc không bị trở ngại trong bất cứ tình huống nào, Hà Nội đã cử ba y sĩ Việt Nam được chọn lựa kỹ càng, sang Liên Sô để thực tập công tác nầy.
Khi ông ta qua đời, xác chết được đưa đến một hang sâu cách phía tây Hà Nội một trăm cây số về phía bờ sông Hác để ướp và giữ nơi đó vì trong lúc còn đang chiến tranh. Sở dĩ xác được cất trong hang sâu vì sợ Mỹ dội bom, và được canh giữ bởi một toán đặc nhiệm khoảng ba chục người.
Theo bác sĩ Nguyễn Ngọc Quý, chủ tịch Viện Đông Nam Á Châu ở Paris thì người ta không thể ngây thơ để tin tưởng rằng Hồ Chí Minh còn giữ được sang suốt cho đến ngày cuối đời, và đã không biết gì về sự chuẩn bị ướp xác mình từ trước. “Tôi nghĩ đây là sự đánh lừa cuối cùng của ông Hồ. Ông được thần thánh hoá từ lúc còn sống, nên ông ta không muốn được ướp xác nghịch lại ý muốn mình, mà ông muốn mình giống như Lenine, người mà ông tôn sùng, và giống như Staline, có một cái lăng lộng lẫy sau khi chết. Chỉ có một điều là để đóng vai trò gần với nhân dân và là một người khiêm nhường để tiếp tục lừa dối dân chúng và thế giới, ông để nguời khác (Bộ Chánh Trị) thay ông để thực hiện ước nguyện nầy.” (Nguyên Văn, trang 161).
Sự dối trá cuối cùng. Theo xác nhận y khoa thì ông Hồ chết vào ngày 2 tháng 9 năm 1969, và được loan báo ngày hôm sau vì không thể cho ông chết vào cái ngày kỷ niệm bản tuyên ngôn độc lập của Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Tương tự như trường hợp Phạm Văn Đồng, họ cho sống thêm một ngày nữa, vì không thể để ông chết vào ngày mà cả nước ăn mừng chiến thắng 30 tháng 4 lần thứ 25, đúng vào năm 2000. Sự thật ông Đồng từ trần vào ngày 30 tháng 4 năm 2000.
Còn tư tưởng Hồ Chí Minh là gì mà tất cả học sinh muốn vượt qua ngưởng cửa nhà trường từ trung học đến đại học đều phải thấu triệt. Thật ra từ người dạy đến người học đều biết với trình độ lớp ba trường làng của họ Hồ thì làm gì tạo ra được một nguồn tư tưởng, một triết lý sống và chiến đấu. Có chăng đó chỉ là những mảnh vụn của sự lừa đảo, gian trá mà Hồ áp dụng suốt cuộc đời mình, rồi bọn xu nịnh gọp lại, tô lên lớp son phấn rẽ tiền để đặt cho một tên gọi là tư tưởng Hồ.
Ngay cã việc quan trọng nhất của cuộc đời Hồ là chiến đấu mà ông ta không biết được mục tiêu của nó là gì!. Lúc để lừa dối những người quốc gia ông tuyên bố mục tiêu của ông là vì nền độc lập của dân tộc. Nhưng rất nhiều lần ông tuyên lại bố: “Chủ nghĩa Mác Lê không những chỉ xây dựng một cái túi thần và một kim chỉ nam, mà còn thực sự là một mặt trời soi sáng con đường đi đến chiến thắng cuối cùng, đến xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa” (Nguyên Văn, trang 159). Rành rành ông đã là tên lính xung kích mang chủ thuyết ngoại lai Mác Lê áp đặt lên quê hương dân tộc bằng phương tiện bạo lực, bạo tàn nhất trong lịch sử loài người.
Nói đến sự lừa dối
không thể không đề cập đến những kẻ bị lừa, những nạn nhân của sự lừa dối không
tiền khoáng hậu đuợc đa số người Việt Nam biết đó là triết gia Trần Đức Thảo,
xuất thân từ Đường Ulm (1), là bạn học cũng là bạn thân của triết gia lừng danh
Pháp là Jean Paul Sartre. Ông Trần Đức Thảo đã từng được Sartre bày tỏ sự khâm
phục trong khi tranh luận và đã tạo được hình ảnh tốt cho Việt Nam trong văn giới
Pháp. Hồ cho người sang mời thỉnh ông Thảo về để phục vụ quê hương.
Một số không nhỏ
những người Việt thành công ở hải ngoại đều nghĩ đến sự cống hiến khả năng của
mình cho đất nước. Ông Thảo là một trí thức không ngoại lệ. Sau khi về nước, rất
nhanh chóng ông nhận ra bộ mặt thật của cộng sản, ông không ngần ngại trình bày
quan điểm mình trong vấn đề văn học, nghệ thuật và tức thời những chế độ ưu đải
của ông đều bị cắt hết. Ông trở thành tù nhân không song sắt. Sự đói khổ vằn vặt
khiến nhà trí thức khoa bảng nầy bán hết sách vở, bàn ghế, rồi đến những bộ quần
áo mà còn có người mua. Vậy mà vẫn không được buông tha, ông cuối cùng bị đày
vào một miền quê hẻo lánh mà theo ông Trương Như Tảng viết trong hồi ký, ông Thảo
giống như một người trên cung trăng, một tên khật khùng. Năm 1993, vì biết ông
không còn sống sót được bao lâu, người cộng sản tống ông sang Paris, nơi mà thời
sinh viên ông được ái mộ, khâm phục. Ông qua đời tại đây trong nghèo đói và vô
thừa nhận. Người cộng sản hủy hoại tài năng trí tuệ của đất nước một cách quá
thô bạo.
Người thứ hai là
luật gia Nguyễn Mạnh Tường, chủ tịch luật sư đoàn ở Hà Nội và cũng được đào tạo
tại Pháp. Nghe lời kêu gọi của ông Hồ, ông Tường về để góp phần xây dựng đất nước.
Vào khoảng năm 1956, phấn chấn trước phong Trào Trăm Hoa Đua Nở của Trung Quốc,
giới văn nghệ sĩ, trí thức Việt Nam cảm thấy luồng gió tự do dân chủ đã thổi đến.
Họ tung ra một số tác phẩm đế cao tự do, dân chủ. Hà Nội chờ cho các đoá hoa
xuân nầy nở rộ để rối tất cả đều bị tóm gọn và đưa vào trại tập trung cải tạo,
trong đó có vị cha để của bản quốc thiều Lưu Hữu Phước, và Nguyễn Mạnh Tường
cũng cùng số phận với khoảng năm ngàn văn nghệ sĩ, trí thức vì đã bày tỏ quan
điểm phong kiến và tiểu tư sản.
Ba mươi bảy năm
sau, 1992, ông vẫn bị bạc đải. Tất cả nhu cầu sinh sống bị cắt bỏ kể cả trợ cấp
y tế lúc đau yếu, ông Tường gởi bản Hồi Ký của mình đến Ủy Ban Việt Nam Tranh Đấu
Cho Nhân Quyền ở Paris. Ông lên án sự dã man tột cùng của chế độ đối với trí thức
vì muốn có tự do dân chủ, và ông không tỏ ra hối hận vì ông đã làm tròn bổn phận
của một trí thức đối với dân tộc và trước lịch sử. Ông chết trong sự đói khổ
vào năm 1996. Và tài sản duy nhất của ông còn để lại, đó là một con gà mái mà
ông cùng vợ và đứa con gái lượm trứng để sống thoi thóp từng ngày.
Đây là một vài việc
trong muôn ngàn lấn lừa dối mà người cộng sản đã làm trong suốt thời gian họ giấy
loạn cho đến lúc họ hoàn toàn chiếm được miền Nam. Đây là bài học quí gía cho
những ai còn lăm le hòa hợp, hoà giải với cộng sản để hòng kiếm địa vị.
Nhà ái quốc
Phan Bội Châu mà còn bị chúng bán cho mật vụ Pháp để lấy tiền thưởng, huống hồ
gì quí vị. Hãy liệu lấy hồn đừng mắc vào chiếc bẩy cũ mèm của cộng sản để rồi hối
tiếc suốt đời.
Ts . Nguyễn ngọc Sẳng
Ts . Nguyễn ngọc Sẳng
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment