Saturday, December 3, 2016

Đất, một bài ca buồn của người Việt


Đất, một bài ca buồn của người Việt

Nhóm phóng viên tường trình từ VN
2016-12-01
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
RFA PHOTO
Đất, một bài ca buồn của người Việt
00:00/00:00
Phần âm thanhTải xuống âm thanh
Nếu như câu chuyện về anh Đoàn Văn Vươn ở Hải Phòng cùng gia đình nổ súng để bảo vệ quyền lợi chính đáng về đất đai của anh là câu chuyện nổi cộm về đất đai năm 2012, ở phía Bắc Việt Nam thì câu chuyện ông Đặng Văn Hiến nổ súng ở Đắc Nông làm chết ba người và 13 người bị thương trong tháng 10 năm 2016 lại là câu chuyện nổi cộm về tiếng kêu đau của người dân thấp cổ bé miệng, kêu trời không thấu, họ phải mang cả sự uất hận, nỗi sợ hãi và sự liều lĩnh để chiến đấu bảo vệ cho quyền lợi chính đáng của mình ở phía Nam. Câu chyện lại một lần nữa chạm đến đất. Có thể nói rằng hiện tại, đất như một bài ca buồn của người nông dân Việt Nam.

Người dân Việt Nam có quyền sở hữu đất hay không?

Một nhà nghiên cứu, hiện sống tại thành phố Sài Gòn, không muốn nêu tên, phân tích: “Cái vấn đề luật đất đai tại Việt Nam nó chưa bao giờ gọi là luật đất đai được. Tại vì khi nói về pháp luật thì phải có các yếu tố về quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt, nhưng Việt Nam thì không có mấy cái quyền ấy, thậm chí các ổng qui định chỉ có lợi cho mấy ổng mà làm cho dân thêm đau đầu. Nói về chuyện đất đai thì người dân Việt nam bao giờ cũng chịu thiệt và luôn có cơ hội đau đầu. Các ông luôn tạo cơ hội cho nhân dân đau đầu trên chính mảnh đất của mình”.
Lluật đất đai tại Việt Nam nó chưa bao giờ gọi là luật đất đai được. Tại vì khi nói về pháp luật thì phải có các yếu tố về quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt, nhưng Việt Nam thì không có mấy cái quyền ấy.
-Một nhà nghiên cứu tại Sài Gòn
Theo nhà nghiên cứu này, hiện tại người dân Việt Nam không có quyền sở hữu đất cho dù người dân phải bỏ ra một lượng tiền rất lớn để mua mảnh đất. Giả sử như hai mảnh đất cùng diện tích, một mảnh tại thành phố New York của nước Mỹ sẽ rẻ hơn rất nhiều so với mảnh đất tại thành phố Sài Gòn, Việt Nam. Trong khi đó, mảnh đất tại thành phố New York, khi trả đủ tiền, người dân sẽ có quyền sở hữu. Ngược lại, khi đã trả xong số tiền rất cao, người dân Việt Nam vẫn không được quyền sở hữu đất đai mà chỉ có quyền sử dụng lâu dài.
Trong khi đó, quyền sử dụng lâu dài chỉ là một phần ba của quyền sở hữu. Nghĩa là quyền sở hữu có ba thuộc tính căn bản gồm chiếm hữu, sử dụng và định đoạt. Nhưng người dân Việt Nam cho dù có bỏ ràng hàng tấn tiền đi nữa thì cũng chỉ có quyền sử dụng lâu dài chứ không có quyền chiếm dụng và định đoạt. Bởi thuộc tính chiếm dụng thuộc về nhà nước được đánh tráo bằng khái niệm sở hữu toàn dân, quyền định đoạt thuộc về đảng Cộng sản dưới lớp vỏ chủ trương lớn. Trong chủ trương lớn đó có các định hướng về phúc lợi xã hội, công trình công cộng… Và chính cái vỏ chủ trương lớn cùng với các loại công trình công cộng, do nhà nước quản lý đó đã trở thành thứ ngoa từ để người ta dễ dàng lấy đất của nhân dân với chiêu bài công trình phúc lợi xã hội.
Đất của nông dân Văn Giang, Hưng Yên, nông dân Hà Tĩnh, Nông dân Cồn Dầu, Đà Nẵng, nông dân Núi Pháo, Thái Nguyên và hàng ngàn địa điểm khác đã bị nhà nước dùng cái bẫy “công trình phúc lợi xã hội” để gài người dân giao nộp cho nhà nước một cách không thỏa đáng vào chỗ bế tắt, dẫn đến tình trạng dân oan càng ngày càng nhiều. Trong khi đó, các công trình mang danh nghĩa nước, phúc lợi xã hội này thực chất là miếng mồi béo bở của các nhóm lợi ích.
dat-2-622.jpg
Công an, cơ động, dân phòng cưỡng bức giải tỏa chợ Vĩnh Tân Đồng Nai. Hình do người dân cung cấp
Sở dĩ có chuyện đau lòng như vậy bởi vì luật Việt Nam không có quyền sở hữu đất cho người dân. Người dân chỉ được phép bỏ tiền ra mua hoặc tự khai hoang từ đời này qua đời khác để rồi khi thấy có lợi, các nhóm lợi ích sẽ mượn danh nghĩa “công trình phúc lợi xã hội” để đầy người dân ra khỏi mảnh đất họ đã sống lâu đời bằng cái giá đền bù rẻ mạt. Bởi người nông dân không có quyền chiếm dụng nên cácnhóm lợi ích ngang nhiên mượn đao nhà nước để chiếm dụng và người dân cũng không có quyền định đoạt trên mảnh đất lâu đời của mình nên cho dù thực giá của nó vài tỉ đồng nhưng các nhà đầu tư có thể áp giá chưa bằng 30% thực giá. Chính điều này tạo ra nhiều khuất tất và oan uổng.
Câu chuyện đấu tranh, sẳn sàng nổ súng để bảo vệ đất của ông Đoàn Văn Vươn ở Hải Phòng và gần đây là ông Đặng Văn Hiến ở Đắc Nông chỉ là một trong hàng triệu xung năng oan ức bùng nổ. Theo nhà nghiên cứu này, chuyện đất đai tại Việt Nam là một bài ca buồn được hát bởi một ca sĩ chuyên hát nhép nhưng khán giả phải tốn quá nhiều tiền để mua vé.

Người nông dân chịu thiệt thòi và bế tắt

Một tiểu thương không muốn nêu tên, nạn nhân của cưỡng bức lấy mặt bằng chợ Vĩnh Tân, Đồng Nai, chia sẻ: “Giờ nó rào hết chung quanh, nó cô lập hết, nó xuống, nó không đọc lệnh gì hết, nó rinh cái bảng Khu Vực Đang Thi Công, Vô Phận Sự Miễn Vào, xong rồi nó đọc loa yêu cầu bà con tránh ra để nó đập phá. Sau đó nó tiến hành phá sạch khu chợ, đồ đạt của mình trong đó nó rinh vứt ra ngoài. Hiện tại là mọi người ở đây đã mất trắng…”
Chị này cho biết thêm là hiện nay, hầu như bà con  tiểu thương chợ Vĩnh Tân đã hoàn toàn tuyệt vọng bởi lực lượng công an, quân đội, dân phòng và xã hội đen đã bố ráp, đã phá bỏ khu chợp của bà con. Mặc dù bà con tiểu thương dùng lý lẽ, đệ đơn thưa kiện đã nhiều lần, thậm chí kiện ra tới trung ương nhưng vẫn không có đơn vị nào giải quyết. Bà con kiện vì đất khu chợ thực tế không phải là đất công mà là đất tư được hoán đổi trước đây.
Nó rào hết chung quanh, nó cô lập hết, nó xuống, nó không đọc lệnh gì hết, nó rinh cái bảng Khu Vực Đang Thi Công, Vô Phận Sự Miễn Vào, xong rồi nó đọc loa yêu cầu bà con tránh ra để nó đập phá.
-Một tiểu thương
Trước đây, ủy ban nhân dân xã xây dựng trụ sở, không có mặt bằng lý tưởng nên đã thương lượng với các gia đình ở đây để đổi thổ cư. Và các khu thổ cư trước đây của bà con tiểu thương được dùng để xây dựng trụ sở ủy ban xã bây giờ. Diện tích chợ chính là diện tích hoán đổi từ thổ cư sang thổ cưu giữa ủy ban xã với các tiểu thương. Khi có diện tích mới, thấy thuận tiện, bà con đã tự thiết kế thành một khu chợ nhỏ và hoạt động đến bây giờ.
Đùng một cái, nhà cầm quyền huyện Vĩnh Cửu xây dựng chợ mới và bắt bà con phải giải tỏa khu chợ cũ theo diện đất công. Trong khi đó, giấy tờ chủ quyền đất của một số gia đình vẫn chưa được cấp suốt nhiều năm nay. Đây là cái cớ để nhà cầm quyền xã và huyện lật lọng, nói ngược và đẩy người dân vào thế không lối thoát.
Chị này giải thích thêm rằng sở dĩ đời sống của người dân càng ngày càng đau khổ và bất mãn bởi vấn đề đất đai, chỗ ở luôn là câu chuyện đau lòng. Nhà nước không những thiếu sòng phẵng với người dân mà các chính sách của họ càng cho thấy ý đồ gian lận về chủ quyền đất đai đối với nhân dân. Với danh nghĩa đất của toàn dân, do nhà nước quản lý và mặc dù người dân phải bỏ ra khoản tiền mua đất đắt gấp rưỡi giá cùng diện tích tại các nước khu vực, thậm chí tại Mỹ. Nhưng đổi lại, người mua đất chỉ có quyền sử dụng đất, chỉ có 1/3 quyền sở hữu thay vì có đầy đủ quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt. Và để có sổ đỏ sử dụng đất, người mua cũng tốn nhiều khoản chi phí vô lý, nhiêu khê.
Chị này chi sẻ thêm rằng hiện tại, câu chuyện đất đai tại Việt Nam đã đến giai đoạn hoại thư. Nó không những hoại thư về mặt diện tích, lợi ích nhóm xâm hại quyền lợi của người nông dân mà nó đã hoại thư ở cấp độ tinh thần, tư tưởng và đạo đức xã hội. Với chị, nhắc về chuyện đất đai tại Việt Nam, người nông dân chỉ có một trong hai đường để chọn, hoặc là chịu thiệt thòi, hoặc là đấu tranh cho đến cùng để cái đích có thể là ngồi tù, oan khiên chồng chất oan khiên. Thực sự, vấn đề đất đai tại Việt Nam là một bài ca buồn đối với người nông dân!
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.


Phía sau những cuộc đấu tranh giữ đất

2016-12-01
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Bà Cấn Thị Thêu tại tòa phúc thẩm ở Hà Nội hôm 30/11/2016.
Bà Cấn Thị Thêu tại tòa phúc thẩm ở Hà Nội hôm 30/11/2016.
AFP PHOTO
Phía sau những cuộc đấu tranh giữ đất
00:00/00:00
Phần âm thanhTải xuống âm thanh
Phiên toà phúc thẩm bà Cấn Thị Thêu, người kiên quyết đấu tranh chống thu hồi đất bất công và đòi công lý ở Việt Nam, diễn ra ngày 30/11 với kết quả y án 20 tháng tù giam.
Đây là phiên toà mà truyền thông xã hội gọi là ‘dân oan giữ đất’, còn toà án Việt Nam thì gọi là ‘gây rối trật tự công cộng’, theo luật Hình sự Việt Nam.
Lý do gì mà những bị cáo dân oan ấy chấp nhận đánh đổi tự do để giành lại? Lý do gì mà những người con của họ, là những thanh niên trẻ đã chọn hai chữ “dấn thân” để tiếp bước dù có phải chịu tù đày?

Từ sợ ‘công an’

“Xuất phát từ tình cảm tình làng xóm, cũng như cảm thấy là cái trách nhiệm, với sức trai trẻ thì có sức nào thì cũng mong muốn đóng góp làm cái việc có ích cho xã hội.”
Đó là lời của Trịnh Bá Phương, con trai của người tù dân oan Cấn Thị Thêu vừa bị kêu y án sơ thẩm 20 tháng tù giam ngày 30 thang 11 vừa qua.
Cuộc đấu tranh của bà cùng người dân Dương Nội không những không dừng lại từ ngày bà bị bắt giữ vào năm 2014 vì chống lại nhà cầm quyền cưỡng chế đất, mà ngược lại, ngôi làng Dương Nội ở ngoại thành thủ đô Hà Nội đã trở thành một trong những câu chuyện tiêu biểu cho cuộc đấu tranh chống cường quyền.
Đặc biệt, là hai người con của bà, Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư từ những cậu bé tự nhận là ‘sợ công an’ nay đã trở thành người lên tiếng cho hơn 300 hộ gia đình người dân Dương Nội sau khi bà Cấn Thị Thêu bị bắt lần đầu vào năm 2014:
“Em vẫn còn nhớ cảm giác ngày nhỏ, em thấy công an đến nhà rất đông. Có lúc họ đậu xe ở hai đầu đường rất xa, đến để gây áp lực cho mẹ em. Anh em tụi em khi ấy còn nhỏ vẫn còn sợ công an lắm.”
Theo lời Bá Phương kể lại, từ lúc nhỏ, ba anh em của họ đã được bố mẹ hướng theo con đường ăn học. Bá Tư tốt nghiệp trường Đại học thể dục thể thao Bắc Ninh chuyên về võ thuật Vovinam. Người em gái học Cao đẳng Điện lực. Riêng Bá Phương thì tự nhận mình thích hợp với việc kinh doanh, buôn bán.

Thành người tranh đấu

Từ những thanh niên với ước mơ và những đam mê hữu ích, khi nhìn thấy những bất công diễn ra với gia đình, thôn làng của mình, họ đã không thể ngồi yên. Trịnh Bá Tư cho biết ngày 25 tháng 4 năm 2014 là một bước ngoặc trong cuộc đời của anh:
“Ngày 25 tháng 4 là một bước ngoặc đối với em và gia đình em. Trong ngày 25 tháng 4 năm 2014 họ đã sử dụng lượng công an, dân phòng, côn đồbắt giữ người dân Dương Nội, đặc biệt là họ đánh đập mẹ em. Sau đó họ bỏ tù mẹ em. Rồi lại tiếp tục đánh đập gia đình em gồm anh trai em, em rể em và cả em nữa.
Với suy nghĩ của em thì em không thể nào chấp nhận để cho họ tự do đánh đập và bỏ tù người thân và bản thân em nữa. Em sẽ kiên quyết đấu tranh chống lại những sai trái, bất công của chế độ công sản này đến cùng.”
Trịnh Bá Phương thì tự nhận rằng ba anh em họ đã có rất nhiều thay đổi từ ngày bố mẹ đi tù. Khi tìm hiểu về con đường mà bố mẹ của họ đã chọn, về những người dân mà bố mẹ của họ đã đứng lên để bảo vệ, anh em của họ đã nhìn rõ hơn, thấu hiểu sâu hơn cuộc sống của người dân trong làng Dương Nội:
“Sau khi bố mẹ em bị bắt thì em thấy trách nhiệm của người con thì không muốn để cho sự hy sinh của bố mẹ em, con đường của bố mẹ em bị dang dở, nên anh em chúng em cùng đứng lên để nối tiếp con đường của bố mẹ em. Mặc dù bố mẹ ở trong tù, thì anh em bọn em ở bên ngoài cố gắng làm tất cả để cho những sự hy sinh của bố mẹ không vô ích.”
“Cá nhân em thì có suy nghĩ là những người dân oan như người dân ở Dương Nội rất khổ cực. Cuộc sống của họ vô cùng khó khăn, lâm vào cảnh bi đát do sự tàn bạo của nhà cầm quyền gây cho người dân, đã cướp bóc hết nguồn sống của người dân cũng như cướp đi cả tương lai của con em người dân Dương Nội.”
Nếu phía Bắc có anh em họ Trịnh thì miền Nam có em Nguyễn Mai Trung Tuấn ở thị trấn Thạnh Hoá, huyện Thạnh Hoá, Long An cũng đồng cảnh ngộ. Ngày 24 tháng 11 năm 2015, khi những thanh niên cùng lứa tuổi mới lớn đang trong tâm trạng háo hức đón chờ năm mới, thì Nguyễn Mai Trung Tuấn chỉ có một ước mơ đơn giản:
“Con muốn được trở về nhà để tiếp tục đi chăn vịt, lấy tiền nuôi em ăn học.”
Nguyễn Mai Trung Tuấn, mới 15 tuổi đã phải chịu bản án 4 năm 6 tháng tù giam vì tội “cố ý gây thương tích”. Cậu bé, ở cái tuổi ‘ăn chưa no, lo chưa tới’ bị cho là phạm tội trước toà vì có hành vi ‘chống lại đoàn cưỡng chế’, để “bảo vệ quyền tài sản hợp pháp của gia đình khi bị cưỡng chế.
Cô em gái 8 tuổi của “tội phạm bất đắc dĩ” Nguyễn Mai Trung Tuấn là Thảo Ly trả lời những người quan tâm đến vụ án của anh mình rằng:
“Mình không có tội, mình không được nhận tội, bởi vì cái việc làm đó là bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho gia đình mình, chứ mình không làm cái gì sai cả. Nếu tòa vẫn kết tội anh hai thì em nghĩ đó là họ (Tòa án) ép, họ xử không đúng luật.”

‘Sống cho có ý nghĩa’

Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư, hay anh em Nguyễn Mai Trung Tuấn hoàn toàn có quyền im lặng trước hành vi của nhà cầm quyền, nghĩa là chấp nhận sự bồi thường đổi lấy mảnh đất của họ để có cuộc sống yên bình.
Nếu như thế, Trịnh Bá Tư có thể sẽ trở thành một võ sư Vovinam tài ba? Trịnh Bá Phương có thể là một nhà kinh doanh như anh mong muốn? Hay cậu bé Nguyễn Mai Trung Tuấn sẽ tiếp tục những tháng ngày bình yên bên đàn vịt của mình?
Tất cả sẽ không khó khăn như cuộc sống hiện tại mà Trịnh Bá Phương kể lại cho chúng tôi:
“Từ năm 2014, sau khi ba mẹ ở tù thì ba anh em của em làm các công việc đồng áng, trồng các loại cây ăn quả và bán thêm 1 số loại cua đồng để kiếm thêm thu nhập tự mưu sinh cuộc sống và cũng là lo tiếp tế cho ba mẹ đang ở trong chốn lao tù.”
Và bà Cấn Thị Thêu cũng không phải lau những giọt nước mắt khi nghe luật sư biện hộ nhắc đến con trai của mình:
“Luật sư Ngô Tuấn có vào gặp mẹ em cùng với luật sư Lê Luân, có nói về tương lai của anh em bọn em như vậy…mẹ em đã gạt những giọt nước mắt. mẹ em rất thấu hiểu là ba anh  em tụi em gặp rất nhiều trở ngại về tương lai. Tuy nhiên đó là cảm xúc của 1 người mẹ. Quan điểm của mẹ em đã xác định là cuộc đấu tranh này không phải là đấu tranh với 1 hệ thống cường quyền cóp bóc, nó như 1 tổ chức mafia, nó có thể ám sát, thủ tiêu. Nó có thể gây cho mẹ em những sự khắc nghiệt nhất, cho cả những người con. Nhưng mẹ em chấp nhận. Từ nhỏ mẹ em luôn dạy cho anh em tụi em là sống ở đời cho có ý nghĩa. Và nếu như phải chết thì phải chọn cái chết có ý nghĩa nhất.”
Những lời chia sẻ của người trong cuộc cho thấy rằng, có phải nếu những câu chuyện buồn về đất vẫn còn diễn ra ở Việt Nam thì sẽ có thêm nhiều Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư, hay Nguyễn Mai Trung Tuấn? Những người đấu tranh không phải chỉ riêng cho giá trị của mảnh đất thân yêu của họ, mà vì cho sự công lý có vẻ vẫn còn rất xa vời.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Wednesday, November 30, 2016

Những chuyện tai tiếng về nghề dạy học tại VN


  Image result for Văn Quang - Viết từ Sài Gòn
     Văn Quang - Viết từ Sài Gòn ngày 28.11.2016

Những chuyện tai tiếng về nghề dạy học tại VN

Image result for Những chuyện tai tiếng về nghề dạy học tại VN

Nói đến chuyên “nghề dạy học” tôi nhớ đến thời mới lớn, nhà cửa ruộng vườn ờ quê nhà bỏ lại hết, tôi phải đi dạy học tại một trường tư ở Hải Phòng.
Hồi đó cũng có nhiều cô giáo trẻ cùng dạy với tôi. Các cô giáo trẻ đã có gia đình hay có người yêu đối với tôi rất tự nhiên như bạn bè thật sự. Nhưng vài cô giáo trẻ đẹp còn “non” lại nhìn tôi bẽn lẽn như muốn rời xa nhưng có lẽ đó là sự e ấp thường có của các cô gái đã được dạy dỗ trong một nền giáo dục cổ xưa thôi, các cô muốn tôi bắt chuyện trước. Tôi đã thử vài lần và đúng như thế, khi tôi tiến tới gần bắt đầu nói chuyện, các cô đều tươi cười tiếp chuyện. Và chỉ vài câu dường như có cô muốn tìm hiểu thêm tôi có gia đình hay có người yêu chưa. Các cô thường giữ gìn rất ý tứ và nhìn quanh xem có ai theo dõi không. Chúng tôi nói chuyện vui thôi, sự nghiêm trang của các cô khiến những anh có máu “Don Juan” không dám buông lời tán tỉnh xàm xỡ. Thầy hiệu trưởng cũng lớn tuổi và rất đạo mạo, nếu bị thưa rất có thể bị đuổi việc ngay.

Image result for Phòng Giáo Dục-Đào Tạo thị xã Hồng Lĩnh
Phòng Giáo Dục-Đào Tạo thị xã Hồng Lĩnh

Đó là chuyện ngày xưa, có thể kể là từ trước những năm 1975. Nhưng ngày nay mọi chuyện thay đổi hết rồi, không phải vì sự tiến bộ mà vì sự thoái hóa suy đồi của đạo đức. Trong thời buổi khó khăn, vàng thau lẫn lộn, người ta quá chú trọng đến việc kiếm tiền và quá sợ các quan trên kể cả các phòng giáo dục và thầy cô giáo. Bởi thế nên gần đây chuyện quan trên bắt các cô giáo trẻ đẹp đi tiếp khách mới ầm ỹ lên trên khắp các trang báo trong và ngoài nước. Chuyện bắt đầu từ một xã cỏn con tại một thị xã Hồng Lĩnh – Tỉnh Thanh Hóa vậy mà rùm beng gần như cả thế giới đều biết.

Điều động giáo viên nữ làm lễ tân ‘tiếp khách’ cấp trên

Quả thật đây là một chuyện rất lạ và rất “độc”. Gần đây nhất, UBND thị xã Hồng Lĩnh đã ra Thông báo số 77/TB - UBND*, điều động 21 giáo viên nữ từ bậc mầm non đến Trung Học Cơ Sở (THCS), tham gia phục vụ tại chương trình “Liên hoan Dân ca ví dm*.

Ban đầu, vì sự quan trọng của các buổi lễ, các giáo viên đã tham gia đầy trách nhiệm. Tuy nhiên, theo phản ánh của các nữ giáo viên: Sau đó, họ đã liên tục bị “điều động” vào các hoạt động sai mục đích ghi trong văn bản hẳn hoi.

Theo các cô giáo, sau khi nhận nhiệm vụ tiếp đón các đoàn khách, các cô tiếp tục phải đi ăn, uống rượu, rồi hát hò với quan khách. Một cô giáo Trung Học Cơ Sở chia sẻ:
"Việc phải đi tiếp khách khiến bọn em cảm thấy rất ái ngại. Bọn em buộc phải đi là vì nhiệm vụ được giao chứ trong lòng không hề muốn chút nào”.

Một giáo viên mầm non khác ngậm ngùi: “Trong bữa tiệc, khi chén bia chén rượu vào, sẽ không tránh khỏi những hành động như ôm vai, bá cổ. Tỏ thái độ thì không được, sợ mất lòng quan khách; thậm chí là bị cấp trên phê bình gay gắt. Nhưng nếu dễ dãi quá sẽ bị lấn lướt, lợi dụng…".

Theo các cô, việc thường xuyên phải đi tiếp khách đã khiến không ít lần vợ chồng, những người trong gia đình có xung đột, ghen tuông. Có những lần chồng bực tức, gay gắt, bắt vợ bỏ việc về buôn bán, chợ búa; nhất định phải từ bỏ nghề. Một cô giáo tâm sự: “Vì nhiệm vụ phải thực hiện thôi, chứ bọn em còn gia đình, chồng con và những người thân xung quanh nữa. Người ngoài nhìn vào họ bàn tán ghê lắm".

Liên quan sự việc này, ông Lê Bá Thiềm, Trưởng phòng Giáo Dục Đào Tạo (GD-ĐT) thị xã Hồng Lĩnh xác nhận: Có sự điều động này, có việc giáo viên nữ tham gia phục vụ tại các buổi lễ. Ông Trưởng Phòng GD - ĐT này cho biết quan điểm: "Chuyện đi tiếp khách là hoàn toàn trong sáng. Tuy nhiên, trong các bữa tiệc, rượu vô thì lời ra; ai đó có một hành động không đẹp thì cũng là chuyện bình thường trong cuộc sống. Không có gì đáng lo!”

- Thưa ông Trưởng Phòng Giáo Dục thị xã Hồng Lĩnh các cô giáo bị sờ mó, ôm ấp mà ông cho là chuyện bình thường và không có gì đáng lo được sao?! Nếu đó là vợ hay con gái ông thì ông nghĩ thế nào, ông có khuyến khích vợ con ông làm việc này không?

Đó cũng là câu chuyện đã làm dậy sóng dư luận những ngày qua. Có rất nhiều ý kiến gay gắt chỉ trích nặng nề lời tuyên bố này của ông Thiềm. Đáng chú ý là ý kiến của Bà Nguyễn Vân Anh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng khoa học về giới - gia đình - phụ nữ và vị thành niên (CSAGA). Bà nói:
Theo quan sát của tôi, và ý kiến của nhiều người trong cuộc thì chuyện này không hiếm. Vì khá phổ biến cho nên những người trong cuộc không nghĩ rằng mình có gì sai.
Thế nên, họ mới đưa ra khái niệm rất “hùng hồn”: Đây là vinh dự, là nhiệm vụ chính trị,v.v...

Tôi cảm thấy thương những người coi những hành vi sàm sỡ, khua khoắng tay chân - những hành vi không chuẩn - là chuyện bình thường", bởi kiến thức của họ về những điều tối thiểu là rất hạn chế…”

Phải ghép vào tội xúc phạm nhân phẩm con người

… “Điều tôi lo là những giáo viên trong cuộc. Họ sẽ phải đối mặt với sự bẽ bàng của sếp mình như thế nào? Bởi những người đó vẫn có quyền lực trong việc quyết  định các vị trí tồn tại, đồng lương của các cô giáo. Bây giờ, người ta sẽ xử lý như thế nào? Sẽ nhìn nhau như thế nào đây. Tôi có một cảm giác nữa là tất cả các nữ giáo viên, kể cả có chức quyền hay không đều sẽ cảm thấy bị tổn thương khi sự kiện này bùng phát.Tôi nghĩ những người tự trọng đều cảm thấy tổn thương và đau lòng”.

Và bà đã có một câu ví von rất hay. Cũng giống như câu ca dao:

                                                                                     “Thân em như cái giếng làng,
                                                          Người thanh rửa mặt, người phàm rửa chân”.

Người “thanh” thì cho rằng việc điều động giáo viên đi tiếp khách là chuyện không thể chấp nhận được nhưng với những kẻ phàm phu thì lại coi đấy là chuyện bình thường trong cuộc sống”.

Khi mà vẻ đẹp hình thức của phụ nữ đang được coi như là công cụ để giải trí hoặc mua bán, thì những hành vi lạm dụng mối quan hệ gần gũi để dùng nó để đạt được điều gì đó cũng cần được xếp vào hành vi xâm hại tình dục.

Một người tận dụng thân thể của bạn để cho người khác dù chỉ là ngắm thôi, đem bản thân bạn ra để làm vật trao đổi dù chỉ là để lấy sự hài lòng của cấp trên thì cũng là vị phạm quyền, xúc phạm nhân phẩm của con người.

Sự lo sợ của các cô giáo thời nay

Cô giáo Nguyễn Thị Bích Hạnh từ Nghệ An cho biết nhận xét của cô về nguyên nhân sâu xa để UBND cũng như các cơ quan toàn quyền điều động nhân viên, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục:
“Đối với người giáo viên khi họ phải chạy bằng chạy chức họ phải bỏ một khoản tiền rất lớn và khi bỏ khoản tiền lớn để xin việc vào biên chế thì họ muốn ở lại để làm việc. Chính vì muốn được ở lại để dạy học thì họ phải chấp nhận đánh đổi, chấp nhận điều kiện cấp trên đưa ra kể cả tiếp khách hay thậm chí có thể phải ngủ với quan chức thì họ vẫn phải chấp nhận đánh đổi. Đời sống đạo đức của mình nó băng hoại đến như thế và đấy là vấn nạn nhức nhối. Cái đau khổ của họ là đạo đức, họ không thể nào giữ được đạo đức”.

Điều nguy hại hơn nữa, bà Bà Nguyễn Vân Anh đã xác nhận: “Theo quan sát của tôi, và ý kiến của nhiều người trong cuộc thì chuyện này không hiếm. Vì khá phổ biến cho nên những người trong cuộc không nghĩ rằng mình có gì sai”.

Có hàng ngàn ý kiến rất gay gắt của bạn đọc khắp nơi. Tôi chỉ nêu vài ý kiến của độc giả đế thấy đây không còn là chuyên hiếm mà là chuyện xảy ra ở nhiều nơi:

- Bạn TỪ MINH HẢI Viết cho biết:
Không phải riêng Hà Tĩnh đâu. Rất nhiều nơi. Hà Tĩnh luôn nói thật và dám nói thật thôi. (Tôi cũng là cán bộ ngành Giáo dục mà).

- T.V.VŨ viết:
Ở nhiều nơi, việc này cũng diễn ra nhưng do họ sợ bị trù dập nên không dám lên tiếng mà thôi…

Chuyện khốn nạn này mà là chuyện ở rất nhiều nơi trên đất nước VN thì quả là quá nguy hiểm cho nền giáo dục ở đây. Không thể nói tất cả các cô giáo trẻ đẹp đều như thế nhưng cũng là quá nhiều bởi hệ thống quan liêu, sai phái cấp dưới bất kể họ là gì để làm vui lòng quan trên đã thành thứ bệnh dịch ở VN rồi. Thuốc gì mà chữa đây? Hầu như mọi gia đình ở VN đều lo cho tương lai con cháu mình ngày mai có thể trở thành những kẻ bất lương, không giúp ích gì cho xã hội.

Bộ trưởng Bộ Giáo Dục cũng bị tố tơi bời

Vào sáng ngày 14 tháng 11 bên hành lang quốc hội Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cho rằng việc UBND thị xã Hồng Lĩnh điều động giáo viên tiếp khách, rót rượu là sai nguyên tắc của cán bộ và ảnh hưởng uy tín của ngành vì những giáo viên này ngoài việc là các nhân viên chuyên môn còn là tấm gương xây dựng hình ảnh nhà giáo trong mắt phụ huynh và nhân dân.

Image result for Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ trả lời báo chí sáng 14/11.
"Lãnh đạo địa phương cứ ép thì mình phải kiến nghị lên, chứ mình thực hiện là vi phạm"
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ trả lời báo chí sáng 14/11.

Tuy nhiên, ông Nhạ sau đó lại nói rằng mức độ chưa đến nỗi trầm trọng và quan trọng hơn cả nếu các giáo viên ấy có thái độ im lặng đồng tình, không có kiến nghị, phản ứng gì thì trước tiên phải quy trách nhiệm cho các giáo viên này trước xong mới tính chuyện đến người ép buộc. Ông Bộ trưởng yêu cầu từng cô giáo trước tiên phải nghiêm túc trước đã.
Theo như ông Bộ trưởng trả lời lỗi này là lỗi của giáo viên trước.
Ông Đinh Kim Phúc, giảng viên Đại Hoc Mở, cũng là nhà nghiên cứu Biển Đông rất tức giận nói:

“Hà Tĩnh trong mấy ngày qua trong việc điều động các cô giáo phải đi phục vụ tiệc rượu và Karaoke không hề có trong tiền lệ của giáo dục Việt Nam. Thông qua bài phỏng vấn Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ mà VietnamNet phải rút bài rồi đưa lại bài khác, tất cả những gì trên báo chí nhất là báo Dân Trí đã đưa ra thì tôi nói với tư cách là một thầy giáo tất cả câu trả lời của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ tôi đánh giá là trả lời của một tên đầu gấu bảo vệ cho những tên ma cô trong giáo dục Việt Nam hiện nay”.

Ông Đinh Kim Phúc có vẻ nặng lời đối với phát biểu của ông Bộ Trưởng nhưng dư luận cũng đã um sùm rồi. Ở VN thời đại này có lắm chuyện “độc và lạ” thật. Còn nhiều chuyện “độc và lạ” nữa nhưng bài đã khá dài, tôi tường thuật vào một dịp khác.
Văn Quang
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~



Avast logo
This email has been checked for viruses by Avast antivirus software.
www.avast.com


__._,_.___

Posted by: "Nhat Lung

Tuesday, November 29, 2016

Mỹ Chống TC Vĩ Đại




 

Mỹ Chống TC Vĩ Đại

Vi Anh

trumpchina

Có thể nói trên thế giới này chỉ có TC là đối thủ, đối địch đáng gờm của Mỹ. TT Trump tranh cử với khẩu hiệu “Làm Cho Mỹ Vĩ Đại Lại”. Á châu Thái bình dương là diện, Biển Đông là điểm của đấu trường này. Nơi thử thách coi TT Trump có thực hiện được lời hứa làm cho Mỹ “vĩ đại” lại trước chiến lược Chủ Tịch Tập cận Bình bành trướng biến Biển Đông thành ao nhà của TC hay không. Một số dấu chỉ cho thấy TT Obama ra đi khỏi Á châu Thái bình dương và Biển Đông, TT Trump vẫn tiếp nối chiến lược chuyển trục quân sự về đây. Vì đó là chiến lược toàn cầu của Mỹ, vì Mỹ là một nước Á châu Thái bình dương, và thế kỷ 21 là thế kỷ của Á châu Thái bình dương.

Đài RFI của Pháp có thể nói gần đây là một đài phát thanh có chương trình tiếng Việt đi sát với tình hình Á châu Thái bình dương nhứt. Trong một ngày như 17 tháng 11 năm 2016, RFI đi 3 tin phân tích sâu sắc ở vùng này. Tin thứ nhứt, Đô đốc Harry Harris, tư lệnh các lực lượng Mỹ trong vùng châu Á – Thái Bình Dương ngày 15/11/2016, tuyên bố với báo chí tại thủ đô Mỹ, rằng “Hoa Kỳ không quay lưng lại với châu Á trong những năm tới.”

TT đắc cử Trump chưa cử xong bộ trưởng quốc phòng, hội đồng an ninh quốc gia, ngoại trưởng cho nên trong lúc này trừ TT Trump ra không ai biết rõ quân lực Mỹ ở Á châu Thái bình dương hơn Đô đốc Harry Harris, tư lệnh các lực lượng Mỹ trong vùng châu Á – Thái Bình Dương. Nên lời tuyên bố của Đô Đốc Harry Harris rất đáng tin cậy đối với công luận và các giới chức thẩm quyền của các nước đồng minh và đối tác của Mỹ.

Tin thứ hai, RFI ngày 16/11 loan tải, Ủy Ban đánh giá về Kinh Tế và An Ninh Mỹ - Trung của Quốc Hội Mỹ (U.S. – China Economics and Security Review Commission) phúc trình “Quốc Hội Mỹ: Trung Quốc vẫn đe dọa an ninh tại Biển Đông” và đề nghị chính quyền Mỹ «tiếp tục thường xuyên hơn các cuộc tuần tra cùng các đồng minh và đối tác» nhằm bảo vệ tự do hàng hải tại tuyến đường giao thông huyết mạch của thế giới.

Tin thứ ba của RFI, Ngày 16/11/2016, thủ tướng Malaysia Rajib Nazak đã hội đàm với đồng nhiệm Nhật Bản Shinzo Abe tại Tokyo…tuyên bố cả hai nước đều nhất trí trên tầm quan trọng của quyền tự do lưu thông trên biển và trên không ở Biển Đông. Hai vị cùng chứng kiến lễ ký kết hiệp định Nhựt cung cấp 2 tàu tuần duyên Nhật Bản cho Malaysia. Trước đó, Nhật Bản cũng đã cung cấp tàu tuần tra cho Indonesia, Philippines và Việt Nam nhằm giúp các nước này tăng cường năng lực bảo vệ an ninh hàng hải.”

Trở lại Mỹ, muốn hay không muốn Thái bình dương là một đại dương, nước Mỹ nằm trên bờ biển này. Và Mỹ có một tiểu bang Hawaii nhiều căn cứ hải quân, không quân ở giữa biển này. Ở miền đông bắc Bắc Á châu Thái bình dương, tại Nhựt Mỹ 54.000 quân Mỹ đang trú đóng từ sau Đệ Nhị Thế Chiến tới giờ. Hàn Quốc Mỹ có 28.500 quân Mỹ đang trú đóng từ sau Chiến tranh Triều Tiên tới giờ. Để bảo vệ an ninh cho hai nước Nhựt và Hàn Quốc chống lại mối nguy từ CS Trung Quốc và CS Bắc Hàn. 

Tân TT Trump đều xác nhận với thủ tướng và tổng thống hai nước này những cam kết đồng minh thân thiết từ lâu. Trong khi điện đàm TT Trump không hề nhắc lại lời yêu cầu Nhựt và Nam Hàn chia xẻ quân phí với Mỹ liên quan đến số quân Mỹ tăng phái bảo vệ hai nước này. Tin của Asia Foundation, hiện Nam Hàn đóng góp 860 triệu đôla/năm, và thêm 9,7 tỷ đôla cho việc di chuyển căn cứ quân sự Mỹ đi chỗ khác. 

Nhật Bản đóng góp 2 tỷ đôla/năm, phân nửa ngân quỹ cần để duy trì quân Mỹ ở đây. Nguyên thủ quốc gia TT Trump dành cho cuộc gặp mặt đầu trong nhiệm kỳ tổng thống của Ông là Thủ Tướng Nhựt Abe. Còn đối với Úc, nơi có lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ luân phiên trú đóng, thủ tướng Malcom Turnbull tin tưởng rằng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục là «một nền tảng cho hoà bình và ổn định».

TC là nước TT Trump chĩa mũi dùi mạnh và sâu vào. Trong chương trình hành động 100 ngày đầu nếu đắc cử tổng thống Mỹ, Ô Trump có tuyên hứa: liệt Trung Quốc vào nước thao túng tiền tệ; tăng 45% thuế hàng hoá TC nhập vào Mỹ, tăng cường thế đứng “quân đội của chúng ta” bằng việc xoá bỏ hiện trạng cô lập quốc phòng, tăng đầu tư quân sự, dự trù ngân sách mua hàng chục tàu chiến mới. TT Trump trông đợi Nhật đóng vai trò tích cực hơn tại châu Á, gửi thông điệp cho TQ và các đồng minh của Mỹ như Nhật, Hàn Quốc và các nước khác rằng Hoa Kỳ có ý định hiện diện ở châu Á lâu dài.

Chuyển trục quân sự về Á châu Thái bình dương là chiến lược toàn cầu dài hạn, bền vững của Mỹ. Cứu cánh là bảo vệ tự do hàng hải, hàng không là quyền lợi cốt yếu, cốt lõi của Mỹ. Tổng thống nào, Cộng Hoà hay Dân chủ đều cũng có nhiệm vụ thực hiện, bảo vệ. Tổng thống tuy là lãnh đạo quốc gia, chấp chưởng quyền hành pháp, tư lịnh tối cao quân lực Mỹ, cũng không tự chuyên quyết định theo ý kiến cá nhân, theo cảm hứng nhứt thời, mà thường phải có ý kiến, nghiên cứu của bộ tham mưu trong đó các cơ quan, các ngành liên quan đến an ninh, quốc phòng.

Những lời tuyên bố, những đề tài tranh cử không nhứt thiết là đường lối hành động, sách lược của chánh quyền khi làm tổng thống. Như TT Obama mạnh mẽ chống Chiến Tranh Afghanistan, nhưng khi lên làm tổng thống được tường trình đầy đủ từ các giới chức và cơ quan tham mưu, Ông tăng thêm 50.000 sang Afghanistan.

Nên TT Obama hết nhiệm kỳ ra đi khỏi chức vụ tổng thống, TT Trump nhận giao chánh quyền và làm tư lệnh tối cao quân lực Mỹ, quân lực Mỹ vẫn ở lại Á châu Thái bình dương, là chuyện quốc gia đại sự. Á châu Thái bình dương là vùng biển mỗi năm hàng hoá của Mỹ chuyển qua đây, trị giá 5.000 tỷ USA. Phía Bắc TBD Mỹ còn gần 100.000 quân đang trú đóng ở Nhựt và Nam Hàn. Nếu Mỹ để TC cắm chốt hai ngõ ra, chiếm giữ tam giác chiến lược Scarborough, Hoàng sa, Trường sa thì coi như TC đã khống chế Á châu Thái bình dương. 

Đó là điều không có bất cứ tổng thống nào, Tổng Tham Mưu Trưởng Liên quân, Lưỡng viện Quốc Hội Cộng hoà hay Dân chủ đa số nào có thế chấp nhận được. Còn để TC khống chế, phong toả đường tiếp liệu 100.000 quân Mỹ ở Nhựt và Nam Hàn thì chắc chắn Quốc Hội sẽ luận tội tổng thống kiêm và tư lịnh tối cao. Mà muốn giữ được an toàn cho quyền lợi của nước Mỹ, phải có quân đội Mỹ và cho đồng minh Mỹ phải chuẩn bị chiến tranh để bảo vệ hoà bình. Quân lực của Mỹ luôn được cơ cấu, đào tạo trong thế sẵn sàng hai hay ba mặt trận, hà cớ gì Mỹ phải rút quân ở Á châu Thái bình dương.

Mỹ có cứng mới đứng đầu sóng gió TC quậy sóng gió ở Á châu Thái bình dương, thì thiên hạ mới thấy Mỹ là đệ nhứt siêu cường vĩ đại lại, nhứt là ở Á châu, là châu dân số nhiều nhứt trên thế giới./.(Vi Anh)


__._,_.___

Posted by: <tntimnguyen0


Featured Post

Bản Tin buổi sáng 12/3/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link