Saturday, November 3, 2012

CS sẽ sụp vì Kinh Tế hay vì Chính Trị và sụp như thế nào ????


Sent: Saturday, 3 November 2012 9:58 PM
Subject: CXN_CS sẽ sụp vì Kinh Tế hay vì Chính Trị và sụp như thế nào ????

Xin phổ biến rộng rãi vế VN

Đăng ngày 2012/11/03 lúc 18:57
 
Chú Châu ơi dạo này CS chúng nó đang sợ các bài viết về Kinh Tế của Chú đó.
Bằng chứng là chúng tăng cấp độ tường lửa vào trang Chú rồi, dạo này vào trang của Chú rất khó. Chắc là chúng đã thấy được ngày tàn của chúng rồi, kinh tế của chúng giết chính chúng nó, chỉ khổ dân đen phải chịu cảnh nghèo đói do chính chúng gây ra.
 
 
 
 
 
 


CXN_110312_1906_CS sẽ sụp vì Kinh Tế hay vì Chính Trị và sụp như thế nào ????



 
Thiên đường CS là đây, chúng nó đánh bom Tòa Đại Sứ Mỹ tại Saigon, biết bao nhiêu người vô tội phải chết vì bọn quỷ đỏ, loài Vượn của Đỉnh cao trí tuệ

—————————————————-

Châu Xuân Nguyễn
Lần này thì Kinh Tế suy sụp qua mặt sụp đổ chính trị cái vèo vì nó diễn biến rất nhanh, không chậm lại được thì đừng nói gì đến ngăn chặn.
CXN_110312_1905_Sợi dây thừng thứ 6 cho 3 Dũng và Đảng Cộng Sản để tự thắt cổ chúng

1. Đứng trước tình hình như thế, DN BDS phá sản, DNNVV  cùng NH phá sản, hàng triệu người thất nghiệp thì nếu bạn là Trọng lú bạn sẽ làm gì ??? Kêu gọi họp Đảng, BCH TW, BBT, BCT. Sẽ nói gì trong những buổi họp này ??? Lần này thì phải đuổi việc 3D hy vọng là 90 triệu người dân bớt giận. Rồi ai lên thay 3D ?? Sinh Hùng ư ?? Xuân Phúc ư ??? Vũ văn Ninh ư ??? Những tay này có kiến thức kinh tế là những con số zero to tướng, đưa chúng nó lên thì sụp rất nhanh. Vũ Đình Đạm, Vương Đình Huệ, Bình cứt ruồi, Bùi quang Vinh ư ??? Những thằng này còn quá trẻ để có đủ uy lực “vá đầu nầy và đắp đầu kia” trong cơn lửa đạn này.

2. Vậy thì phải mời một tay ở ngoài Đảng, Lê Đăng Doanh hay Nguyễn văn A ư ??? Khi những tay này biết thực sự nợ xấu NH là bao nhiêu, nợ của tập đoàn và Tcty là bao nhiêu và tiền ngân sách còn bao nhiêu thì chừng 2 tháng sau 2 tay này sẽ chạy, vì tổng nợ là 215 tỉ usd, ngân sách không còn tới 20 tỉ usd.

3. Khi 2 tay này chạy rồi thì họ làm gì ??? Lúc đó ĐCS có 2 sự lựa chọn. Một là ĐCS sẽ xin toàn dân quản lý tạm trong 6 hay 12 tháng và sẽ tổ chức bầu cử sau đó. Lúc đó các đảng phái sẽ tự do hoạt động, báo chí tự do một phần vì cả nước không còn tiền nữa. Sự lựa chọn thứ 2 là DCS sẽ từ nhiệm (để rảnh tay tẩu tán tài sản) và mời một tổ chức trong hay ngoài nước làm Chánh phủ lâm thời để có bầu cử 6 hay 12 tháng sau.

———————–
Càng ngày chúng ta càng thấy tại sao Trọng Lú (TL) khóc sau HN6. Đó là vì TL biết tỏng rằng người dân chỉ muốn 3D rời chức TT và TL nghĩ rằng đó là phương cách tốt nhất để giữ sự lãnh đạo của DCS. Nhưng vì 175 UVBCHTW ăn đô la của 3D nên chúng nó nghĩ để 3D lại sẽ ít bất ổn chính trị hơn. TL từ đó thấy sự sụp đổ của DCS là không tránh khỏi nếu 3D còn tại vị.
Ngay khi HN6 gần kết thúc, tôi nói với bạn bè rằng 3D ở lại cũng chết, đi cũng chết, ở lại trói tay trói chân bit65 miệng DCS cũng chết. Không thể nào tồn tại với KT què quặt như thế này mãi được.
Cái khó là không biết trong 3 trường hợp này, trường hợp nào sẽ làm DCS sụp nhanh hơn, cả 3 trường hợp đều ở trong sai số + hay – 6 tháng hay 12 tháng.

Hãy phân tích 3 bối cảnh này:
1. Nếu 3D ra đi ngay sau HN6: Điều này chứng tỏ rõ ràng, không bưng bít được là chính sách KT 3D thất bại nặng nề. Đưa Sinh Hùng hay bất cứ ai lên sẽ làm tình hình tệ thêm và từ đó sẽ suy sụp lòng tin nhanh chóng

2. Nếu 3D ở lại với quyền lực như cũ: Điều này sẽ gửi thông điệp cho phe tham nhũng là cứ bình chân như vạy, tiếp tục tham nhũng, không bị trừng phạt đâu. Còn về chính sách để cứu KT thì 3D đã cạn hết ý tưởng, KT ngày càng lâm vào khó khăn, phá sản DN BDS và NH rồi tập đoàn mà thôi. Nói chung tình hình sẽ kết thúc nhanh chóng và thảm hại.

3. 3D ở lại nhưng trói tay, trói chân và bịt mồm như hiện nay. Cũng rất tệ là hoàn toàn không lãnh đạo, không phương hướng, tất cả đều đánh cục bộ nhưng không giải quyết gì được như Bộ Xây Dựng đòi giải quyết BDS, 3D thời hưng thịnh còn
botay.com thì Trịnh Đình Bình làm được gì (3D lúc đó tự do in tiền, tự do bơm tiền nhưng vẫn không cứ nỗi vì niềm tin không còn). Tình hình nợ xấu thì ngày càng thất bại, cả QH và NgNguyen6Ba Thanh bây giờ nói thẳng thằng Bình ruoi62 là thằng xạo và chỉ khi nào nói thật về số nợ xấu thì mới giải quyết được.
 
Bá Thanh còn nói chử “kinh tế sụp đổ” thi biet nó nguy hiểm tới bậc nào. Về sát nhập nhà băng thì hoàn toàn mất phương hướng NDNNVV bất thình lình bị tăng lãi suất từ 15% lên thành 21% và rất nhiều DN hoàn toàn không vay được vì khối nhà băng phải dùng tiền huy động để trả lãi cho nợ xấu. TTCK hiện rõ dấu hiệu tháo chạy, xuyên thủng số 390 và Sacombank bị mất 1.5 tỉ usd khi Đặng Văn Thành và con bị bắt. Tình hình hệ thống nhà băng là rất nguy hiểm.

Tập đoàn và DNNN thì hiện nay như rắn mất đầu, không ai biết ai sẽ quản lý bọn đầu gấu này…Tình hình này không sụp đổ nhanh chóng mới là lạ.

Melbourne
03.11.2012
Châu Xuân Nguyễn


Tổng thống Yudhoyono nói về Biển Đông


 

Tổng thống Yudhoyono nói về Biển Đông


Cập nhật: 15:55 GMT - thứ sáu, 2 tháng 11, 2012



Nữ hoàng Anh đã đón Tổng thống Indonesia tại Điện Buckingham hôm 1/11

Phát biểu tại trụ sở Bộ Ngoại giao Anh ở London hôm 2/11, Tổng thống Indonesia nhấn mạnh về nhu cầu phải có “tiêu chuẩn và nguyên tắc” cho quá trình giải quyết tranh chấp ở Biển Đông.

Ông Susilo Bambang Yudhoyono đã đọc bài diễn văn về vai trò khu vực và toàn cầu của Indonesia tại buổi lễ do cơ quan nghiên cứu và vận động môi trường Wilton Park tổ chức tại Bộ Ngoại giao Anh, đề cập đến các chủ đề từ Biển Đông, Trung Quốc, Syria đến đối thoại tôn giáo.

Các bài liên quan



Chủ đề liên quan



Trả lời câu hỏi từ cử tọa gồm các nhà ngoại giao, báo chí và giới kinh doanh, ông Yudhoyono nhắc lại ý nêu trong bài diễn văn của ông rằng Biển Đông cần “các tiêu chuẩn và nguyên tắc” (norms and principles) để giữ ổn định.

'Đã từng đồng ý'


Trước câu hỏi Indonesia, trong cương vị nước hàng đầu ở Asean cần làm gì nếu Trung Quốc không chia sẻ quan điểm đó, Tổng thống Indonesia, người ở thăm chính thức Anh Quốc tuần này, nhắc lại nhu cầu đối thoại về “quy tắc ứng xử” giữa Asean và Trung Quốc.

Ông Yudhoyono nói ông tin rằng việc chia sẻ các giá trị và xác nhận có nhu cầu làm giảm căng thẳng trong vùng “Biển Nam Trung Hoa” giữa Trung Quốc và một số quốc gia Asean nêu chủ quyền là rất quan trọng.

Nhưng ông Yudhoyono tỏ ra băn khoăn về chuyện các Bộ trưởng Ngoại giao Asean hồi tháng 7 năm nay đã “không đồng ý được” về tiến trình xây dựng bộ quy tắc đó.

"Cả Thủ tướng Ôn Gia Bảo và Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đều đã đồng ý tiếp tục nói chuyện để định hình quy tắc ứng xử"

Tổng thống Indonesia

Tuy không nhắc rõ về Trung Quốc hay Campuchia, ông nhắc lại đối thoại trước đó với lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc về Biển Đông.

Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono kể lại rằng tại một hội nghị thượng đỉnh ở Bali, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo và sau đó, tại một cuộc gặp ở Bắc Kinh, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã “đồng ý tiếp tục nói chuyện để định hình quy tắc ứng xử” nhằm giải quyết các tranh chấp mà lãnh đạo Indonesia nói là “dễ bùng cháy” tại vùng biển này.

Cùng đi sang Anh lần này với Tổng thống Yudhoyono có Ngoại trưởng Marty Natalegawa, người cùng được cử sang Phnom Penh nhằm "hàn gắn" sự bất đồng trong Asean về Biển Đông sau hội nghị hồi tháng 7 và giới quan sát cho là do Trung Quốc gây ra.

Ông Yudhoyono nói kể từ đó, Indonesia đã cố gắng hết sức nhằm đem lại đồng thuận cho Asean và xác tín lại nguyên tắc đồng thuận dựa trên sự chia sẻ giá trị của các nước Đông Nam Á.

Về chủ đề ‘vai trò toàn cầu’ của Indonesia, ông Yudhoyono nói dù G20 không đại diện cho cả thế giới nhưng Indonesia, một nước thành viên của nhóm, luôn đề nghị G20 cần nêu ra tiếng nói của các nước khác, nhất là các quốc gia đang phát triển.

Ông cũng nói về nhu cầu để sự ủy nhiệm mạnh hơn từ Hội đồng Bảo an cho các đặc sứ về Syria nhằm giải quyết cuộc xung đột.


Thủ tướng Anh đón lãnh đạo Indonesia để ủng hộ Jakarta có một vai trò toàn cầu mạnh mẽ hơn

Tổng thống Yudhoyono, hiện cầm quyền nhiệm kỳ thứ nhì ở quốc gia Hồi giáo đông dân nhất thế giới, cũng trả lời câu hỏi về đối thoại giữa Hồi giáo và các quốc gia khác.

Ông nêu ví dụ Indonesia và Anh Quốc đã lập ra cơ chế đối thoại liên tôn giáo để các học giả Hồi giáo Indonesia có thể đối thoại với các giáo sỹ Hồi giáo và tăng lữ các tôn giáo khác ở Anh.

Năm nay, ông Yudhoyono là vị nguyên thủ quốc gia đầu tiên Nữ hoàng Elizabeth II mời thăm Anh Quốc trong năm Kim cương, kỷ niệm sáu thập niên trị vì của bà.

Hôm qua 1/11/2012, ông Yudhoyono đã hội đàm với Thủ tướng Anh, David Cameron tại Phủ Thủ tướng ở Downing Street trước khi dự quốc yến ở Điện Buckingham do Nữ hoàng Elizabeth II chiêu đãi.

Mỗi năm Nữ hoàng Anh chỉ mời hai nguyên thủ quốc gia đến thăm cấp nhà nước.

Cũng hôm thứ Năm, Thủ tướng Anh đã đón lãnh đạo Indonesia để ủng hộ Jakarta có một vai trò toàn cầu mạnh mẽ hơn.

Hiện Indonesia đóng góp hơn 1.000 quân gìn giữ hoà bình cho Liên Hiệp Quốc.

London cũng đang xem xét việc bán thêm vũ khí cho Jakarta dù hiện một số giới phê phán rằng hồ sơ nhân quyền của Indonesia vẫn còn phải cải thiện.

 
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2012/11/121102_indonesia_southchinasea.shtml

Những ảnh hưởng ngầm phía sau những kiến nghị


 

Những ảnh hưởng ngầm phía sau những kiến nghị

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2012-11-03
Lá thư khẩn gửi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang mang 144 chữ ký của nhân sĩ trí thức yêu cầu trả tự do cho sinh viên Phương Uyên đang là đề tài được nhiều người chú ý hiện nay.
Photo courtesy of Danlambao
Sinh viên Nguyễn Phương Uyên
Khi thông tin về bức thư khẩn mang 144 chữ ký của nhiều giới gửi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang xuất hiện trên nhiều trang blog trong và ngoài nước thì dư luận phản ứng rất khác nhau. Người thì cho rằng sự kiên nhẫn của trí thức Việt Nam thật vô hạn, người nghi ngờ kết quả của bức thư này sẽ va vào bức tường im lặng muôn thuở, người thì phẫn nộ vì sự vô cảm của nhà nước trước những bức xúc chính đáng của người dân, người thì ưu tư về sự an nguy đối với những trí thức ký trong bức thư, con số tuy ít ỏi so với hơn ba chục ngàn giáo sư tiến sĩ nhưng họ là những tiếng nói tiên phong, vượt qua nỗi sợ hãi đang bao trùm cả xã hội hiện nay.
Nội dung bức thư khẩn lần này yêu cầu Chủ tịch nước Trương Tấn Sang xem xét và ra lệnh tha ngay cô nữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên bị bắt giữ một cách bí mật với tội danh mơ hồ "tuyên truyền chống phá nhà nước".
Bức thư kể lại sự tình em Nguyễn Phương Uyên bị bắt với nguyên nhân chính là "ghét Trung Quốc". Chính sự bắt giữ phi pháp này là nguồn cội cho một loạt chống đối và nghi ngờ tính vô tư của luật pháp khi cho phép công an tùy tiện bắt giữ, cáo buộc tội danh và toàn quyền giữ im lặng khi dư luận đòi hỏi phải công khai sự bắt giữ này.

Từ những kiến nghị này tới thư ngỏ khác...

pu250.jpg
Cô Nguyễn Phương Uyên tại lớp học ở Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TPHCM, ảnh chụp trước đây. Hình do Bạn cô cung cấp.
Bức thư khẩn với 144 chữ ký này không phải là điều gì lớn lao nếu so với "Kiến nghị về quy hoạch và các dự án khai thác Bauxite tại Việt Nam" đã tập trung 2746 chữ ký vào tháng Tư năm 2009. Ngày 9 tháng 4 năm 2011 một kiến nghị đòi trả tự do cho TS Cù Huy Hà Vũ với 1889 chữ ký. Ngày 10 tháng 7 năm 2011 thư ngỏ mang tên "Bảo vệ và phát triển đất nước trong tình hình hiện nay" quy tụ 1219 chữ ký.
Tháng 9 năm 2011, 14 giáo sư, học giả trí thức hải ngoại soạn thảo một văn bản chi tiết đưa ra những đề nghị tâm huyết mang tên "Cải cách toàn diện để phát triển đất nước". Trong lời nói đầu nhóm chủ trương khẳng định
"Văn bản này không phải là một bản kiến nghị, cũng không phải đưa ra để lấy chữ ký, mà cốt chia sẻ suy nghĩ về cải cách toàn diện để phát triển đất nước. Văn bản đã được gửi đến các ủy viên trong Bộ Chính trị cách đây khoảng một tháng và đến Quốc hội cùng Chính phủ gần đây hơn."
Ngày 27 tháng Bảy năm 2012, 42 trí thức đã ký vào bản kiến nghị yêu cầu nhà cầm quyền thành phố HCM tổ chức biểu tình chống Trung Quốc.
Mới đây nhất, ngày 20 tháng Mười năm 2012 một thư cầu cứu khẩn cấp của 109 sinh viên trường Đại học Công Nghiệp Thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh gửi cho Chủ tịch nước Trương Tấn Sang kêu cứu cho sinh viên Nguyễn Phương Uyên bị bắt giữ không minh bạch. Cũng từ bức thư cảm động này đã tác động mạnh mẽ đến lương tâm người nghe câu chuyện và 10 ngày sau, ngày 30 tháng Mười năm 2012, lá thư khẩn gửi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang có chữ ký của 144 người đa số là trí thức với mục đích hỗ trợ cho cho những người trẻ có tấm lòng với mệnh nước như sinh viên Phương Uyên.

Tiếp sức sinh viên qua kiến nghị

chi-tieu-2012-9-250.jpg
Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm, nơi SV Nguyễn Phương Uyên đang học. Photo courtesy of diadiem.com
Giáo sư Tương Lai cho biết nguyên nhân ông tham gia vào việc ký tên như sau:
“Tôi không tính đến chuyện cô tham gia cái gì, làm cái gì tôi không biết nhưng qua hình ảnh của cô ấy, một nữ sinh viên rất hiền dịu qua lời kể của bạn bè cô cho biết thì cô là một ủy viên Ban chấp hành chi đoàn. Một người sống rất hiền lành và rất hòa nhã. Cô tham gia vào hoạt động chống Trung Quốc vậy thì chuyện ấy là logic và tất yếu. Có thể về mặt này mặt nọ cô có thể bị gài bẫy, tôi không biết, nhưng về cơ bản thì hình ảnh đó nó gây xúc động và đó là lý do khiến chúng tôi ký tên vào bức thư gửi Chủ tịch nước. Mở đầu bức thư đó đã nói rất rõ: chúng tôi ký sau khi thư của sinh viên trường Đại học công nghiệp thực phẩm gửi cho Chủ tịch nước thì bức thư này là tiếp sức cho sinh viên.”
Giám mục Phao lô Nguyễn Thái Hợp, giám mục giáo phận Vinh cũng ký tên vào thư khẩn này, ngài cho biết lý do như sau:
“Đây không phải lần đầu tiên tôi ký bức thư kiến nghị bênh vực những người yếu đuối, những người trong các vụ khiếu kiện không rõ rệt. Đặc biệt trường hợp em Phương Uyên thì tôi rất bức xúc. Khi tôi đọc thư của các bạn Phương Uyên thì chúng tôi một nhóm nhân sĩ cũng ngồi lại với nhau ký vào thư ấy với tính cách con người với nhau. Hơn nữa tôi cũng có một vai trò trong xã hội. Có vị thế để suy nghĩ vấn đề bảo vệ, vấn đề công bằng xã hội chúng ta nên tôi đã ký vào đó.”
Mở đầu bức thư đó đã nói rất rõ: chúng tôi ký sau khi thư của sinh viên trường Đại học công nghiệp thực phẩm gửi cho Chủ tịch nước thì bức thư này là tiếp sức cho sinh viên.
GS Tương Lai
Nhạc sĩ Tuấn Khanh, tác giả bài viết mới nhất: "Án tù cho nghệ sĩ, có sợ không?" cũng ký tên vào thư kiến nghị này. Anh cho biết cảm giác của mình trước sự bắt giữ âm thầm đối với sinh viên Phương Uyên:
“Việc ký tên xảy đến khi tôi nhận thư mời của một nhóm trí thức trong thư ngỏ kêu gọi những người có tấm lòng quan tâm đến trường hợp của bé Phương Uyên. Bên cạnh đó mẹ của Phương Uyên đang đi tìm cũng gây xúc động và người ta không biết tình trạng của bé như thế nào. Việc của nhà nước thì nhà nước làm, công việc của những người tổ chức lá thư ngỏ này người ta chỉ muốn sự rõ ràng để gia đình người ta yên tâm và mọi thứ cần phải cụ thể hơn. Tất cả bạn bè và xã hội đều lo cho bé Phương Uyên và không ai biết chuyện gì xảy ra. Tuấn Khanh nghĩ rằng sự ký tên như vậy là cách bày tỏ tấm lòng của mình với giới trẻ và có thể nó sẽ mang lại sự quan tâm nào đó của xã hội.”
Đứng thứ hai trong bản danh sách kiến nghị là Giáo sư Ngô Bảo Châu, người được xem là niềm tự hào của tuổi trẻ và trí thức Việt Nam. Đây là lần thứ hai ông tham gia góp tiếng nói của mình vào một vấn đề thời sự. Lần thứ nhất ông đã ký vào kiến nghị trả tự do cho TS Cù Huy Hà Vũ. Trước đó GS Ngô Bảo Châu ông đã gửi một bức thư dài cho Quốc hội phân tích tại sao không thể khai thác Bauxite tại Tây Nguyên.
Giáo sư Tương Lai nhấn mạnh đến hình ảnh đã làm ông xúc động khi chứng kiến những cô gái như Phương Uyên kiên cường trước bạo lực như thế nào, ông nói:
“Mắt tôi đã chứng kiến trong một cuộc biểu tình khi cô Thục Vy cùng với người chồng chưa cưới bị đàn áp trước mắt tôi chỉ một mét rưỡi thôi. Với tôi thì hình ảnh các cháu thanh niên, nhất là nữ thanh niên nữa mà nó dám xông pha vào chốn mạo hiểm như thế nó có sức lay động rất ghê gớm. Nó làm cho mình tin hơn ở dân tộc mình, sức sống của dân tộc mình. Nếu lịch sử nói hình ảnh Bà Trưng Bà Triệu thì dù sao nó cũng là chuyện lịch sử.
Nhưng trước mắt tôi là những tấm gương bằng xương bằng thịt của những cô thanh nữ rất nhỏ nhoi trước bạo lực nhưng họ rất kiên cường. Cái hình ảnh ấy nó đập vào trong tim tôi và khi tôi đi biểu tình cùng với họ tôi được động viên bằng những hình ảnh đó. Vì sao? Vì chính họ là niềm tin của chúng tôi hiện nay.”
Hôm 1 tháng 7, 2012  cô Huỳnh Thục Vy cũng đã bị an ninh bắt một cách thô bạo khi cô ôn hoà tham gia cuộc biểu tình chống TQ
Hôm 1 tháng 7, 2012 cô Huỳnh Thục Vy cũng đã bị an ninh bắt một cách thô bạo khi cô ôn hoà tham gia cuộc biểu tình chống TQ. TTCCT/danlambao
Một người khác cũng có tên trong danh sách là ông Cao Lập, một sinh viên tranh đấu trong thời gian trước năm 1975 và bị giam tại nhà tù Côn Đảo, nguyên là giám đốc trung tâm du lịch Bình Quới đưa nhận xét:
“Các cháu nó ở tuổi trưởng thành và tự quyết định vấn đề bản thân khi những vấn đề ấy liên quan đến đất nước dân tộc. Những thái độ dấn thân vì lợi ích dân tộc đất nước thì tôi trân trọng. Tôi chưa biết vấn đề bên trong là gì nhưng tôi ký vì muốn có một thái độ minh bạch từ phía nhà nước. Tôi thấy trước kia những vụ bắt bớ đều được thông báo cho gia đình được biết còn bây giờ khi bắt xong thì chẳng ai báo ai, chẳng công bố điều gì. Những việc như vậy nó sẽ không tốt và tôi thấy không có lý do gì để mà không minh bạch.
Trong những lúc tình hình đất nước đang như thế này lại có những vụ xử án nặng nề với những người bày tỏ chính kiến nào đó thì không nên đối với nhà nước này. Điều đáng sợ nhất trong đất nước chúng ta là sự im lặng đáng sợ! Những tiếng nói có lương tâm dân tộc như vấn đề Bauxite hay các vấn đề lớn khác đều rơi vào vô vọng hết mà điều này tôi nghĩ là đáng sợ nhất của đất nước mình bây giờ. Khi tôi ký vào bản kiến nghị thì tôi nghĩ đây là cách bày tỏ thái độ chứ còn chờ kết quả thì thật lòng tôi không nghĩ một kết quả tích cực nào.”
Trước câu hỏi từ xưa nay kiến nghị gửi đi quá nhiều nhưng không có một thư ngỏ kiến nghị nào được trả lời như vậy có phí công hay không, luật gia Lê Hiếu Đằng chia sẻ:
“Kiến nghị, thư ngỏ chỉ là hình thức đấu tranh, phía chính quyền trả lời hay không trả lời thì đó là trách nhiệm của họ. Nếu họ không trả lời thì dân người ta càng thấy thôi. Khi tôi làm bản kiến nghị này thì nhiều anh chị em cũng nói rằng sao cứ làm thư ngỏ hoài? Nhưng đây là tiếng nói lương tâm cho người ta thấy phải bảo vệ em sinh viên đó. Cái nội dung là bảo vệ các em sinh viên và nói với nhân dân chứ đâu phải chỉ nhắm đến chính quyền? Và thông qua bức thư ấy mình cho xã hội thấy hiện nay cũng có nhiều người đang phản đối với hình thức như vậy.”

Chỉ là hạ sách

clip_image001-250.jpg
Sinh viên Nguyễn Phương Uyên
Trong khi Chủ tịch nước chưa đưa ra một ý kiến gì thì các sinh viên trường Đại học Công Nghiệp Thực phẩm thành phố HCM từng ký tên gửi thư cho Chủ tịch nước lại kêu cứu một lần nữa. Đại diện 109 sinh viên này cho biết vào chiều ngày 2 tháng 11 Thành đoàn TPHCM, phòng công tác học sinh sinh viên ĐHCNTP, Trưởng khoa CNTP, Bí thư đoàn trường, Bí Thư đoàn Khoa, và một số thầy cô đã tới lớp các em tạo áp lực và yêu cầu những sinh viên có tên trong danh sách ký tên gởi thư cho Chủ tịch nước mỗi  bạn phải viết cam kết là chưa bao giờ viết lá thư gởi cho chủ tịch nước và cũng không ký tên. Sau đó nộp lại danh sách các sinh viên này cho nhà trường, và nhà trường sẽ cử đại diện giao lại các bản cam kết đó cho Chủ tịch nước.
Hành động qua mặt cả Chủ tịch nước như vậy chắc chắn không từ lệnh của ông Trương Tấn Sang mà là của những người từng tham gia trong việc bắt giữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên. Các bạn sinh viên cũng cho biết hiện nay nhà trường theo dõi, tạo áp lực với sinh viên bằng cách các hàng quán chung quanh trường đều có công an thường phục theo dõi động tĩnh từ phía sinh viên.
Từ một sinh viên Phương Uyên vẫn chưa giải quyết, thành đoàn thành phố đã lôi thêm 109 sinh viên khác vào lò lửa phản kháng này liệu họ có đủ sức để lấp tất cả những tiếng nói khác của giới trẻ hay không?
Mặc dù ai cũng biết bản kiến nghị 144 chữ ký rồi cũng chung số phận với bao kiến nghị khác, thế nhưng người ta tin rằng trong nhân dân và cả cán bộ công chức đã dấy lên làn sóng âm ỉ đánh thức tâm can của rất nhiều người. Hiện tượng hù dọa, bắt buộc sinh viên làm điều gian dối chứng tỏ nhà cầm quyền đang sợ hãi và cố trấn tĩnh bằng một phương cách rất hạ sách.
Dư luận nghi ngờ rằng đã có dấu hiệu của một hiện tượng nổi dậy quy mô trong giới sinh viên để tự vệ và chống lại áp bức. Câu hỏi đặt ra cho thành phố Hồ Chí Minh: Sau trường Đại học Công nghệ Thực phẩm sẽ là trường nào đang được thế lực thù địch bên ngoài nhắm tới?

Theo dòng thời sự:

 

LỄ GIỖ LẦN THỨ 49 CỐ TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM


 




 

LỄ GIỖ LẦN THỨ 49 CỐ TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM

TrúcGiang/CaoGia

Lễ Giỗ Tưởng Niệm Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm Lần Thứ 49 tại Westminster, Thứ Bảy, ngày 27-10-2012 để tưởng nhớ công đức vị Khai Sáng Nền Đệ I Cộng Hòa (VNCH 1954- 1963) suốt 9 năm thanh bình, thịnh trị, chủ quyền quốc gia dân tộc có kỷ cương.

 

Do vận nước đi vào chu kỳ bất hạnh của lịch sử, hay do bọn con buôn chính trị tại Whashington, cố tranh chiếc ghế tổng thống nhiệm kỳ hai của Kennedy. Đã bất chấp những những đạo đức, những gía trị nhân bản thiêng liêng đi ngược lại cái chân lý của những vị Tổng Thống Mỹ tiên khởi khai sinh nền dân chủ ưu việt nhất thế giới. TT Kennedy người hành xữ một việc làm phi đạo đức, phi nhân bản, một sai phạm lớn lao trên chủ quyền của giới lãnh đạo những nước đồng minh trong tầm ảnh hưởng; thế nên TT Kennedy không thoát khỏi cái chết sau đó 23 ngày bởi bàn tay vấy người công chính vô tội theo quy luật "Thiện, ác đáo đầu chung hữu báo" vậy !

 

Do tham vọng lợi danh, tham tiền, hay do tinh thần vô thức dân tộc của cái đám hèn tướng xuất xứ từ bọn lính thực dân Pháp, là nguồn gốc của những tên đánh thuê vô Tổ Quốc? Đã cam tâm làm tay sai, làm những tên Việt gian, những tên đồ tể giết người, thảm sát vị Tổng Thống hợp hiến, anh minh, liêm khiết có một không hai của dân tộc; không vợ không con. Suốt đời tận tụy với dân, với nước, không có một tài khoản nào cất giấu trong các ngân hàng nước ngoài như các tổng thống đương thời tại Á Châu.

 

Sở dĩ, vì tinh thần yêu nướ, vì chủ quyền quốc gia và lý tưởng dân tộc, đất nước vừa thoát ách thực dân Pháp, TT Ngô Đình Diệm cương quyết chống lại bất cứ những thế lực nào của thực dân, đế quốc xen vào nội bộ để áp đặt và thao túng. Đó là nguyên ủy chính khiến những bàn tay lông lá vấy máu của bọn ngoại nhân với sự đồng loã tiếp tay của bọn phản tướng tay sai đưa tới cuộc lật đổ TT Diệm và các bào đệ Ngô Đình Nhu và Ngô Đình Cẩn cùng những vị tư lịnh tài ba của quân đội. Những tấm gương dũng liệt tận trung báo quốc như Đại Tá Nguyễn Quang Tung tư lịnh lực lượng Đặc Biệt và bào đệ Nguyễn Quang Triệu tham mưu trưởng LLĐB, Đại Tá Hồ Tấn Quyền tư lịnh Hải Quân cùng nhiều quân dân chính đã vị quốc vong thân. Cuộc chính biến đó, đưa dân tộc vào vực thẩm kể từ cái ngày 1-11-1963, chúng mệnh danh là cách mạng, và tiếp theo sau là những cuộc đổ quân ào ạt của Mỹ. Sự kiện nầy giúp tập đoàn CS Hồ Chính Minh trương cờ chính nghĩa chống Mỹ cứu nước. kết quả tang thương đó trút xuống đầu dân tộc là bọn CSHN vô thần nhuộm đỏ miền Nam vào ngày 30-4-1975. Cũng chính tên Việt gian Dương Văn Minh nầy đạo diễn thêm một lần nữa.

 

Cố TT Ngô Đình Diệm, một ấm gương phi thường, sáng chói đến thiên thu trên trang sử Việt. Dù những thế lực ngoại nhân cùng bọn Việt gian uốn cong, bóp méo, ngụy trá bịp bợm, vu cáo để chạy tội, thì ánh sánh mặt trời công lý đã vén lên, hàng ngàn bức văn kiện mật tại tòa Bạch Ốc đã bạch hóa. Chẳng những dân tộc Việt Nam tiếc thương kính ngưỡng TT Diệm, mà các giáo sư sử học khắp thế giới tại các Đại Học lừng danh thẫm định như sau:

 

- TS FX. Winter là Gs Đại Học Goergia đã dày công biên khảo... . và đặt ngay nghi vấn: “Tại sao TT Kennedy lại lật đổ TT Ngô Đình Diệm, một người bạn, đồng minh của Hoa Kỳ từ chín năm, là một Tổng Thống hợp hiến? Ông tự hỏi: lý do nào đã thúc đẩy Kennedy lấy một quyết định “ô danh” và “điên rồ” như vậy?

 

- Sử gia TS Eward Miller viết: Ngô Đình Diệm là một nhà yêu nước có hoài bảo. Nhà lãnh đạo miền Nam từ năm 1954 – 1963, thế giới đã nhận ra rằng là người lãnh đạo hàng đầu trong việc xây dựng một chính quyền quốc gia thoát khỏi ảnh hưởng thực dân Pháp, khác với Bảo Đại. Ông đã tìm ra một đường lối khác biệt và hơn hẵn con đường mà Hồ Chí Minh và ĐCS Việt Nam theo đuổi... .

 

- Giáo sư TS. Henry Fairbanks tóm tắt bối cảnh lịch sử nầy bằng lời lẽ khách quan rằng: Ông Diệm tìm kiếm và khôi phục những giá trị tinh hoa cổ truyền của dân tộc, kết hợp với văn minh phương Tây làm nền tảng cho con đường canh tân xứ sở, trong khi đó Hồ Chí Minh lại đi tìm và du nhập những học thuyết ngoại lai phi chính nghĩa. Và nhà sử học kết luận: Dưới ánh sáng công lý và cái nhìn khách quan của lịch sử thì cả thế giới nầy đều yêu mến các chiến sĩ yêu nước và lòng dũng cảm như ông Diệm ai ai cũng phải nễ trọng... .

 

Trở lại buổi Lễ Tưởng Niệm: Năm nay cụ Cao Xuân Vỹ tổ chức sớm hơn một tuần tại nhà thờ Westminster do ĐGM Mai Thanh Lương, Giám Mục Phó giáo phận Orange County chủ tế, cùng nhiều LM đồng tế. Sở dĩ cụ Vĩ tổ chức sớm để tuần kế các Tổ Chức Cộng Đồng và các đoàn thể Quốc Gia tổ chức Lễ Tưởng Niệm cố TT Ngô Đình Diệm và Bào Đệ tại Tượng Đài Việt Mỹ.




A GODDAM BUNCH OF THUGS

 

Trong nghi thức rước di ảnh từ dưới lên, những vị thân hào vận quốc phục, có trống, chiêng ngân vang hoà lẫn làm tăng vẻ trang nghiêm cho buổi lễ. Điều khiến cho mọi người chú ý và xúc động là hai toán rước Quân Kỳ dàn chào danh dự di ảnh cố TT Ngô Đình Diệm là toán Hải Quân, với quân phục trắng và toán lực lượng Đặc Biệt với quân phục xanh màu lá rừng; biểu tượng hình ảnh của hai vị tư lịnh “tận trung báo quốc” đó là Đại Tá Hồ Tấn Quyền tư lịnh Hải Quân đã từng bắn hạ máy bay của bọn phản loạn âm mưu đảo chánh năm 1961 thả bom dinh Độc Lập, và Đại Tá Nguyễn Quang Tung, tư lịnh lực lượng Đặc Biệt đã thể hiện cái khí phách con nhà tướng “uy vũ bất năng khuất” đã lớn tiếng quát mắng vào mặt loạn tướng Dương Văn Minh, Trần Văn Đôn, Tôn Thất Đính, Mai Hữu Xuân, Nguyễn Văn Thiệu, Trần Tử Oai, Lê Văn Kim, Nguyễn Hữu Có ... cùng lũ tay sai trong buổi họp của cái gọi là “hội đồng quân nhân cách mạng”. Lời mắng vào mặt lũ phản quốc của ĐT Tung đi và lịch sử: “Chúng bây đeo lon, mặc áo, thụ hưởng phú qúy, lạy lục để được Tổng Thống ban ơn, mà nay lại dỡ trò bất nhân, bất nghĩa thế sao...!”. lấy cái chết kiêu dũng của bậc làm tướng để lưu danh quân sử và thiên thu cho hậu thế soi chung.

 


A GODDAM BUNCH OF THUGS

 

Mọi người đặc biệt xúc động; cụ Cao Xuân Vỹ năm nay 96 tuổi, thiếu 4 năm là tròn một thế kỷ, con người của chứng nhân lịch sử. (Ngài từng là phó thủ lãnh thanh niên nền Đệ Nhất Cộng Hòa được TT Diệm tín cẩn. Do đó, khi bắt đầu tiếng súng của quân đảo chánh thì cụ Cao Xuân Vỹ đã vội đưa xe đến rước TT Diệm và bào đệ Ngô Đình Nhu ở cửa hậu Dinh Gia Long đến nhà Mã Tuyên ở Chợ Lớn một cách an toàn.

 

Mặc dù tuổi cao, nhưng tinh thần rất mẫn cảm, tinh anh trên thể xác lão hóa bỡi ngọn gió thời gian tàn phá. Những bước đi khập khễnh, cần phải có người dìu. Ngài rất yếu, nhưng cố gắng qùy trước di ảnh cố TT Ngô Đình Diệm, những cái bái, lạy thật sâu (vì Ngài là đạo gia tiên) bày tỏ lòng cung kính, và nghẹn ngào trong nước mắt, những tiếng nói đứt quảng vì xúc động trong tiếng khóc. Cử chỉ nầy cũng khiến cho hàng ngàn con tim của quan khách và giáo dân cảm xúc đến ứa lệ.

 

TrúcGiang/CaoGia  

                                                                        

Bài Thơ NỖI LÒNG (Ngô Đình Diệm)

(Bài thơ này được trích trong sách "Hồn Non Nước" của Nữ sĩ Lê Bạch Lựu, xuất bản năm 1994, trang 43 và cũng được đăng trong cuốn "Ngô Đình Diệm và Chủ Nghĩa Dân Tộc" của Minh Võ, trang 47 với bài họa của Tôn Thất Tuệ).


Gươm đàn nửa gánh quảy sang sông,

Hỏi bến: thuyền không, lái cũng không.

Xe muối (*) nặng nề thương vó ký,

Đường mây rộng rãi tiếc chim hồng.

Vá trời lấp biển, người đâu tá?

Bán lợi mua danh, chợ vẫn đông!

Lần lữa nắng mưa theo cuộc thế,

Cắm sào đợi nước, thuở nào trong?

 

            Ngô Đình Diệm(1953)

 

 




 

 

 

 

Dân Âu châu lo lắng về cuộc bầu cử ở Mỹ


 

 

Dân Âu châu lo lắng về cuộc bầu cử ở Mỹ


 

LONDON — Dân chúng Âu châu đang chăm chú theo dõi giai đoạn chót của cuộc vận động bầu cử ở Mỹ, và nhiều người quan tâm tới vấn đề là kết quả cuộc bầu cử này sẽ ảnh hưởng như thế nào tới các vấn đề toàn cầu.

Dân Âu châu không thể đi bầu trong cuộc bầu cử ở Mỹ, nhưng cũng giống như dân chúng ở những nơi khác, kết quả cuộc bầu cử này sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới họ. Từ các vấn đề kinh tế cho tới Iran và cuộc chiến ở Afghanistan, tương lai của Âu châu gắn kết chặt chẽ với Hoa Kỳ.

Và hai ứng cử viên đang tranh nhau để giành quyền lãnh đạo nước Mỹ trong 4 năm tới dường như có những cái nhìn rất khác nhau về Âu châu.

Ông Mitt Romney, ứng cử viên của đảng Cộng hòa, có một cái nhìn tương đối bi quan:

"Tôi nghĩ rằng Tổng thống Obama muốn biến đất nước chúng ta thành một quốc gia phúc lợi xã hội kiểu Âu châu, một nước mà dân chúng có quyền hưởng thụ nhiều phúc lợi từ chính phủ. Mô thức đó đã không có hiệu quả ở bất cứ nơi nào trên thế giới."

Trong khi đó, Tổng thống Barack Obama có một cái nhìn lạc quan hơn về Âu châu:

"Mỗi một bước đều nêu rõ sự thật là Âu châu đang tiến tới chỗ hội nhập nhiều hơn nữa, chứ không phải tan rã, và những vấn đề này có thể được giải quyết và nó cho thấy sức mạnh nền tảng của các nền kinh tế ở Âu châu."

Bà Xenia Dormandy, một nhà nghiên cứu cấp cao của tổ chức Chatham House ở London, cho biết sự khác biệt về lời lẽ của hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ đã được dân chúng ở bờ bên này của Đại Tây Dương chú ý tới. Bà nhận định:

"Ông Romney nói tới một nước Mỹ hùng mạnh, có đặc tính ngoại lệ – một nước Mỹ nắm giữ vai trò lãnh đạo. Và ông ấy nói tới việc gia tăng chi tiêu quốc phòng. Tất cả những điều đó là những điều làm cho người Âu châu cảm thấy lo lắng đôi chút. Ngược lại, ông Obama là người mà tôi gọi là một nhà lãnh đạo Âu châu. Ông ấy là người chú trọng tới sự đồng thuận. Ông ấy muốn làm việc trong những định chế đa phương, muốn có sự hợp tác. Tất cả những điều này được đón nhận một cách rất tốt đẹp ở Âu châu."

Đó cũng chính là lý do tại sao các cuộc thăm dò ý kiến cho thấy số người Âu châu thích ông Obama cao hơn số người thích ông Romney tới 75%.

Bà Dormandy nói rằng quan điểm của dân chúng Âu châu đối với hai ứng cử viên tổng thống Mỹ sẽ có một tác động cụ thể:

"Điều này rất hệ trọng. Nó sẽ mang lại sự tự do cho các nhà lãnh đạo Âu châu để họ có thể làm việc chung với ông Obama trong một cách thức mà họ sẽ không thể có được khi họ làm việc với ông Romney."

Bà Dormandy nói thêm rằng chắc chắn sẽ có một tác động như vậy, mặc dù chính sách đối ngoại của ông Obama và ông Romney dường như không khác nhau nhiều lắm.

Giáo sư James Boys của Trường King’s College của Đại học Cambridge tán đồng nhận định vừa kể. Ông cho biết tình hình sẽ không thay đổi nhiều, tuy ông Romney đã có những lời lẽ rất mạnh mẽ về các vấn đề đối ngoại, trong đó có các vấn đề liên quan tới Iran, Nga, và Trung Quốc. Ông nói tiếp như sau:

"Nói “tôi sẽ làm khác” thì dễ, nhưng lịch sử cho chúng ta thấy rằng có một sự khác biệt rất lớn giữa những gì được nói trong chiến dịch vận động tranh cử, khi các ứng cử viên hô hào cho sự thay đổi, với một sự cảm nhận về tính chất liên tục một khi họ lên nhậm chức. Cuộc bầu cử này đã làm cho đường hướng tương lai của chính sách đối ngoại của Mỹ tạm dừng lại. Và tôi nghĩ rằng nhiều người ở Âu châu chúng tôi đang nóng lòng muốn biết điều gì sẽ xảy ra trong năm mới dưới một chính phủ mới, bất kể là chính phủ đó nằm dưới sự lãnh đạo của ông Romney hay ông Obama."

Kết quả cuộc bầu cử ở Mỹ sẽ được loan báo vào tối thứ 3 trong lúc hầu hết người dân ở Âu châu chìm trong giấc ngủ. Khi thức dậy vào sáng thứ tư, họ có thể sẽ đối mặt với một nhân vật quen thuộc và tương đối dễ làm việc chung với nhau. Nhưng cũng có thể họ sẽ đối mặt với một người mới, một người mà họ không được biết gì nhiều và từng có những tuyên bố đã gây ra những mối lo ngại vào lúc đầu.

 

 

 

Báo Công An TP. HCM tấn công Ngô Kỷ& Lý Tống


 

 

 

  Anh Ngô Ky và Nguoi Hung Ly Tông hay  can dam và tiêp tuc vi Ly Tuong Quôc Gia Dân Tôc .
  Nguoi Viêt Quôc Gia Tu Do không bao gio doc cac to bao" tuyên truyên re tiên" trên mang cua bon vgcs nam vung & tai sai .
                   Chiên si VNCH
                          MT

 

 

 

Kính gởi để kính tường và tùy nghi.
Kính
Ngô Kỷ

 

 

 xs9.jpg

Ngô Kỷ dự Lễ Kỷ Niệm 61 Năm

Ngày Thành Lập Trường Bộ Binh 

Thủ Đức Oct 21, 2012

 

 

Kính thưa Quý Đồng Hương,

 

Trong gần 10 năm qua,  Bắc Bộ Phủ đã dồn mọi nỗ lực, công sức và tiền bạc để thực hiện cho được Nghị Quyết 36, nhưng chúng đã bị thất bại nặng nề. Chính vì vậy mà nhà cầm quyền cộng sản trở nên điên cuồng và tức tối trước sự tỉnh táo, khôn ngoan, sáng suốt và chống cộng triệt để của tập thể người Việt tỵ nạn hải ngoại. Không còn bình tỉnh và tự chủ, Việt cộng trở thành những con chó điên cắn càn, dở trò "thua me gỡ bài cào," đi tấn công những cá nhân mà chúng cho là có tội với "đảng," trong số đó có tôi và anh Lý Tống.

 

Chẳng những thế, chúng còn áp dụng cái trò đê tiện, thô bỉ, là cố tình tạo kế "ly gián" giữa tôi và anh Lý Tống bèn cách viết bài với tựa đề "cạnh tranh giữa hai chí phèo," sự kiện này chứng tỏ bọn cộng sản vô cùng hèn hạ. Vì các cơ quan truyền thông ngoại vi của chúng như nhật báo Người Việt, mạng KBC Hải Ngoại ... đã không đủ khả năng và uy tín để có thể bảo vệ "đảng" nên báo Công An Thành Phố Hồ Chí Minh phải vươn cánh tay dài qua tận Mỹ, với bài viết mới nhất vào ngày 2 tháng 11 năm 2012 là "Cặp bài trùng thối tha." 

 

Như đã trình bày nhiều lần, tôi quyết liệt chống Việt cộng diệt Việt gian, trong đấu tranh tôi không ngại ngùng xử dụng bất cứ hành động nào, thái độ nào, ngôn ngữ nào đối với kẻ thù, trái lại đối với những người Quốc Gia cùng chiến tuyến chống cộng, dù mỗi người mỗi việc và mỗi người có đời sống riêng tư, tôi luôn cảm kích hành động đấu tranh chống cộng của họ, và tôi sẵn sàng tiếp tay trong công việc chung.

 

Để quý đồng hương thấy rõ bộ mặt bỉ ổi của Việt cộng, tôi xin in lại ra đây 2 bài báo trong nhiều bài báo mà Việt cộng đã nhục mạ và lên án tôi. Đánh con chó điên thì bị nó sủa lại hay cắn lại là một điều bình thường, do đó cái chuyện mấy con chó Việt cộng này có viết báo tấn công tôi hay những người Quốc Gia là chuyện chẳng có gì đáng ngạc nhiên, cộng sản thì chẳng bao giờ biết xấu hổ khi trơ trẻn bịa đặt ra những dữ kiện tào lao, lãng xẹt.

 

Kính chúc quý vị một ngày vui và thành công.

 

Trân trọng

Ngô Kỷ 

 

 

 
Cặp bài trùng thối tha
 
Thứ sáu, 02/11/2012 08:58
 
 
Trong cộng đồng người Việt ở Mỹ có một “quái nhân” bị báo chí Việt ngữ và bà con Việt kiều ghê tởm, đặt cho các biệt danh: “Chí Phèo Bolsa”, “côn đồ chính trị”, “heo hủi”, “dòi bọ”… Nhân vật này có tên cúng cơm là Ngô Kỷ, cầm đầu nhóm cực đoan lưu manh xưng danh “bảo vệ cờ vàng”, có “số má” ngang ngửa Lý Tống trong các trò du côn, chửi mướn. Đây là hai gương mặt mốc không vợ con, vô gia cư, không nghề nghiệp, chuyên sống bằng “nghề” biểu tình, xin đểu, ăn vạ…, là “rác rưởi” của cộng đồng người Việt sống xa Tổ quốc, nhưng lại là “người hùng sáng chói” của các tổ chức phản động lưu vong chống phá đất nước, chống phá tự do và cuộc sống yên lành của bà con Việt kiều suốt mấy mươi năm qua.

Kỳ 1: CẠNH TRANH GIỮA HAI “CHÍ PHÈO”

Ngô Kỷ SN 1952 (nhỏ hơn Lý Tống 4 tuổi), quê quán tại xã Phú Phong - Quế Sơn - Quảng Nam, béo ục ịch, to mồm, đanh đá và mặt rất trơ. Trước năm 1975, Kỷ trốn lính vào Sài Gòn ghi danh học trường Luật. Ngày 27-4-1975, khi Sài Gòn sắp giải phóng, Kỷ nhờ người chị ruột là tu sĩ Thiên Chúa giáo xin cho đi ké máy bay chở trẻ mồ côi sang Hoa Kỳ. Cũng như rất nhiều tên bịp bợm khác, khi được nhập cư vào Mỹ, Ngô Kỷ luôn hò hét mình “chống Cộng chính hiệu” để được hòa nhập vào các băng nhóm phản động cực đoan chống phá đất nước, bức ép đồng hương đóng góp để “đấu tranh”. Nếu ai không đóng “phí biểu tình”, chúng sẽ chụp mũ là “Việt cộng nằm vùng” và gây nhiều trò từ thô bỉ đến tàn ác để tống tiền họ. 
                                                          cvbn2.jpg
Báo Việt Weekly "phản biểu tình" tại show Kỹ Nghệ Lấy Tây
BIỂU TÌNH ĐỂ... KIẾM ĐÔ LA!

Ngày nay trên các trang web tiếng Việt tại Mỹ có không ít lời than phiền, chỉ trích về những cuộc “quyên góp cho đấu tranh” do những kẻ cực đoan bày trò hề để kiếm tiền mua dâm, cờ bạc, nhậu nhẹt... Hôm nay chúng đến xin tiền để “mua cờ vàng”, vài hôm sau lại đến xin tiếp cũng với lý do ấy... Ai thắc mắc thì chúng bảo: “Cờ hôm trước cũ rồi, mua cờ mới cho trang trọng...”. Ngoài việc này, các chi phí khác cho biểu tình như: ăn uống, tàu xe, in biểu ngữ, mua loa, trống, thậm chí đóng học phí, viện phí của cá nhân..., chúng đều bắt các chủ cửa hàng, chủ cơ sở kinh doanh người Việt phải “đài thọ”. Tháng 2-2008, gã khùng Lý Tống tuyệt thực ăn vạ gần một tháng trước Tòa thị chính thành phố San Jose, bang California để phản đối việc đổi tên khu thương mại Little Saigon thành “Saigon business district”. Vừa nhịn đói vừa gào rống liên tục nhiều ngày, Lý Tống kiệt sức phải nhập viện. Đến khi ra, Lý Tống không có 58.000 USD trả viện phí nên nhờ Nguyễn Xuân Ngãi viết thư cho giám đốc bệnh viện với nội dung (nguyên văn): “Bệnh nhân này (Lý Tống) đang thất nghiệp và vô gia cư nên ông ấy nhờ tôi cầu khẩn sự rộng lượng ở ông (giám đốc)”...  Nhưng bệnh viện vẫn không thí cho hết số tiền này nên Lý Tống đành viết thư tung lên mạng, xin các đồng hương rủ lòng thương, mỗi người cho vài đồng góp lại trả viện phí... Trước hành vi làm nhục cộng đồng Việt của Lý Tống, tác giả Võ Tử Đản đã viết bài phanh phui trên nhiều trang web tiếng Việt tại Mỹ. Ông Đản còn cho biết: “Năm 1998 và vài năm sau đó, Lý Tống hai lần khủng bố cướp máy bay nên bị bắt, đi tù dài ngày ở Thái Lan về. Các tổ chức phản động cực đoan đã tổ chức một bữa tiệc ở TP. San Jose để “vinh danh”, sau đó kêu gọi quyên góp để Lý Tống tiếp tục “đấu tranh”. Lý Tống đã thu được mấy chục ngàn đô la để ăn chơi phè phỡn và trả nợ học phí từ hồi theo học ở Louisiana... Mấy ngày gần đây, sau khi bị tòa án Mỹ phạt tù về tội cải trang làm đàn bà xịt chất bẩn vào ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, Lý Tống lại giở trò tuyệt thực để ăn vạ và các đồng bọn của y lại thống thiết kêu gào quyên góp giúp đỡ cho “người hùng mặc váy” này! Tháng 2-1999, ông Trần Trường treo cờ Tổ quốc và ảnh Bác Hồ trong tiệm cho thuê băng video trên đường Bolsa, TP. Westminster, bang California. Lập tức các nhóm phản động cực đoan kích động nhiều người kéo đến biểu tình gây rối an ninh trật tự suốt nhiều ngày liền. Sau sự kiện này, uy tín của cộng đồng người Việt tổn thất không nhỏ trong mắt các sắc dân khác, nhà chức trách và truyền thông Mỹ. Thế nhưng sau này, Ngô Kỷ lên truyền hình vẫn hí hửng khoe: “Cuộc biểu tình này được bà con ủng hộ hơn 600 ngàn đô la” (clip phỏng vấn vẫn còn trên mạng). Ngày 4-4-2012 vừa qua, khi đài Little Saigon hỏi: “Không thấy ông làm việc gì cả, ngày nào cũng đi biểu tình, lấy tiền đâu sống?”, Ngô Kỷ trâng tráo gài độ: “Ông cho tiền thì tôi mới trả lời câu này”... Nói xong biết mình hớ, Kỷ vờ vịt giải thích: “Bà con thương thì ủng hộ cho chúng tôi thôi”. Ngày 16-9-2012 khi nghệ sĩ Hồng Vân cùng đoàn nghệ sĩ trong nước sang Mỹ biểu diễn vở kịch Kỹ nghệ lấy Tây (chuyển thể từ tác phẩm của nhà văn Vũ Trọng Phụng), bọn côn đồ chính trị cũng tổ chức biểu tình trước rạp hát Saigon Performing Arts Center, thành phố Foutain Valley. Do đám đông cố tình gây hỗn loạn trước rạp hát nên khá đông cảnh sát Mỹ được điều đến vãn hồi trật tự. Khi biểu tình kết thúc, cảnh sát thành phố này đã ra lệnh cho đoàn biểu tình phải nộp phí giữ trật tự. Lập tức những kẻ cầm đầu như Phan Kỳ Nhơn, Lê Xuân Nghĩa vận động bà con Việt kiều đóng góp 100.000USD để nộp phí, trong lúc số tiền phía cảnh sát đưa ra chỉ là 36.000USD! Điều đó cho thấy vận động biểu tình cũng là “nghề” để các tên phản động cực đoan “bóp cổ” bà con đồng hương nhằm tư túi, trục lợi...
NHỮNG TRÒ HẠ CẤP

Người Việt chúng ta vốn siêng năng, cần cù. Khi xa quê hương, họ càng nỗ lực để tìm chỗ đứng nơi đất khách quê người. Trên Báo CATP ra tháng 9-2012, chúng tôi đã giới thiệu nhiều tấm gương vượt khó, thành đạt của người Mỹ gốc Việt (loạt bài Thúy Nga Paris 99 làm bẽ mặt Trung tâm Asia). Họ luôn tự hào là người Việt Nam và làm vẻ vang cho cộng đồng Việt. Thế nhưng những kẻ siêng ăn nhác làm lại háo danh, hám lợi như Lý Tống, Ngô Kỷ lại chọn con đường sống bám vào cộng đồng. Không chỉ ăn bám, đám lưu manh đầu đường xó chợ với danh xưng “bảo vệ cờ vàng” còn muốn “làm cha thiên hạ”. Bà con Việt kiều nhiều phen nôn đến mật xanh, mật vàng khi gã điên Lý Tống tuyên bố hắn là “bảo vật quốc gia” và yêu cầu mọi người, các hội đoàn phải... chăm lo cho hắn! Gần đây - trước khi bị “nhập kho” qua vụ tấn công ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng bằng thủ đoạn đê hèn, Lý Tống còn lên báo Việt ngữ ở Mỹ khoe đã hưởng “hương lửa” với 326 phụ nữ. Và quý bà, quý cô nào muốn được “yêu” phải gởi hình cho hắn “duyệt” trước. Tên du côn vỉa hè này đã tự huyễn hoặc mình và xúc phạm phụ nữ. Gã oang oang kể luôn tên tuổi các nạn nhân (kể cả người là vợ cấp trên của hắn trước 1975) như một tên đĩ đực vô liêm sỉ! Một nhóm cựu sĩ quan, công chức chế độ Sài Gòn cũ (vẫn còn “thù dai”) hiện đang sống ở hải ngoại đã cùng nhau góp sức làm cuốn sách dày 314 trang, có tên “Sự thật về Lý Tống”, in xong phát miễn phí. Sách này ký tên tác giả là “Nhóm Sự Thật” được giới thiệu trên nhiều trang web tiếng Việt ở hải ngoại từ ngày 27-5-2012. Nhóm tác giả đã kỳ công sưu tầm tài liệu để chứng minh Lý Tống không chỉ “khùng” mà còn là một gã bịp bợm chuyên lừa gạt đồng hương, một kẻ lừa thầy phản bạn, một con “quỷ râu xanh”. Đáng ghê tởm hơn khi Lý Tống dụ dỗ con gái của các bạn thân đi khách sạn rồi tung ảnh nóng lên để... khoe “chiến tích”! Ngô Kỷ không thua Lý Tống ở khoản du côn, mặt dày và ăn vạ lầy lội, nhưng hơn hẳn ở “tài” chửi bới. Chỉ cần gõ hai chữ “Ngô Kỷ” vào Google, sẽ có vô số clip Ngô Kỷ chửi bới đanh đá, văng tục hoặc hùng hổ đòi đánh nhau với ai đó. Y có thể chửi người đáng tuổi cha, ông mình; chửi đàn bà, con nít; chửi người Mỹ lẫn đồng hương; chửi luôn những người vừa chết, khói nhang còn nghi ngút... Ngô Kỷ từng lên truyền hình Bolsa khoe (nguyên văn): “Đã có 208.964 lượt người vào youtube xem tôi chửi cái chết của tên hèn tướng N.C.K... Tôi cũng vừa chửi con Kỳ Duyên, Nguyễn Ngọc Ngạn với Tô Văn Lai... Sắp tới tôi sẽ “lột mặt nạ Khánh Ly”, bà con nhớ đón xem”... Bà Vũ Hoàng Mỹ - một nhà thơ và là người làm công việc xã hội cho TP. Westminster, bang California - kết luận: “Ngô Kỷ mở mồm là... phóng uế!”.

Khi Lý Tống tự xưng là “bảo vật quốc gia”, Ngô Kỷ sợ lép vế nên cũng vội vã lên truyền hình, báo chí “tiết lộ” cho cộng đồng biết mình là “người dị thường” (nguyên văn của Ngô Kỷ), từng được... chụp ảnh chung với Tổng thống Bush cha! Lúc Lý Tống khoe tuyệt thực ăn vạ trước Tòa thị chính San Jose 28 ngày, Ngô Kỷ cũng lật đật lên tivi phố Bolsa kể “công trạng”: “Tôi biểu tình chống Tony Lâm 400 ngày, biểu tình chống báo người Việt 4 năm, chống báo Viet Herald 18 tháng...”.

(Còn tiếp)

Những người Việt “phản biểu tình” đang chống lại bọn côn đồ “nhân danh cờ vàng” ngày 16-9-2012 
 
 
SONG HUY

 


 

 
37 năm bị “bịt miệng” trên “xứ sở tự do”
 
Thứ năm, 29/03/2012 00:53
 
 
(CATP) Trong nhiều năm liên tiếp, bà dân biểu Mỹ Loretta Sanchez và Tổ chức phóng viên không biên giới (Reporters Whithout Borders - RWB) cùng những thế lực cực đoan cứ hùng hổ ca mãi điệp khúc “Đấu tranh cho tự do báo chí ở Việt Nam”. Nhưng trớ trêu thay, ngay trên đất Mỹ, báo chí Việt ngữ - một bộ phận của báo chí Mỹ bị “bịt miệng”, khủng bố, đàn áp man rợ suốt 37 năm qua lại không thấy họ nhắc tới?! Sau hàng loạt nhà báo, chủ báo bị sát hại, thủ tiêu; đến nay nhiều nhà báo, cơ quan báo chí vẫn bị bọn “côn đồ chính trị” quậy phá triền miên, chửi bới hăm dọa, xúc phạm nhân phẩm...

KỲ 2: TRANG SỬ ĐEN TỐI

Theo tài liệu “Lịch sử bạo động của giới chống cộng tại Mỹ” được công bố trên rất nhiều phương tiện truyền thông tại Mỹ (và hiện rất dễ tìm trên Google) cho biết: “Từ năm 1987 đến 1990, có năm nhà báo người Việt bị giết hại tại Mỹ bởi các đội sát thủ mà nhà cầm quyền Mỹ nghi ngờ có liên hệ với các sĩ quan trong quân đội Sài Gòn cũ ở miền Nam Việt Nam đang cư ngụ tại vùng Sài Gòn nhỏ thuộc quận Cam.

HÀNG LOẠT NHÀ BÁO BỊ “TUYÊN ÁN TỬ HÌNH”

Năm 1994, Ủy ban bảo vệ phóng viên (Committee to protect jounalists) có trụ sở đặt tại New York, đã đưa ra một báo cáo cụ thể: Tháng 1-1980, văn phòng báo Văn nghệ tiền phong ở Arlington bang Virginia bị ném bom xăng. Nhà báo Nguyễn Thanh Hoàng và con gái 7 tuổi may mắn thoát nạn. Ngày 21-7-1981, Lam Trang Dương, một nhà báo khuynh tả và nhà bình luận về cuộc chiến Việt Nam bị bắn chết trên đường phố San Francisco. Nhóm khủng bố có tên Vietnammese Organization to Exterminate Communists and Restore the Nation (VOECRN - Tổ chức chống cộng và phục quốc) tuyên bố họ là thủ phạm vụ ám sát. Ngày 5-1-1982, Bach Huy Bong, chủ nhiệm một tờ tuần báo nhỏ ở Los Angeles đã bị rượt bắn sau khi rời nhà hàng ở khu China town. Ông bị bắn vì từng cho in bài lên án một nhóm du đãng có tên “Fogmen” (Người nhái) hoạt động ở quận Cam và cho rằng nhóm này là cựu lính hải quân miền Nam Việt Nam. Ngày 24-8-1982, nhà báo Đạm Phong bị bắn chết tại nhà riêng ở Houston. Ông là chủ nhiệm tuần báo Tự Do, đã đăng nhiều bài viết vạch trần thủ đoạn của các nhóm chống cộng lưu vong. Sau khi giết ông Phong, Tổ chức khủng bố VOECRN để lại một danh sách nhà báo bị chúng “tuyên án tử hình”. Ngày 7-8-1987, nhà báo Thinh Nguyen, chủ bút tờ Dân Việt, được “tặng quà” là xác một con chó berger cùng lá thư tuyên bố ông sẽ bị ám sát. Ngày 7-8-1987, Tổ chức khủng bố VOECRN tuyên bố đã giết Tap Van Pham (chủ bút tuần báo Mai ở quận Cam), đốt cháy văn phòng tờ báo vì chúng cho rằng ông đã “cộng tác với cộng sản” (tức đăng quảng cáo chuyển tiền về cho thân nhân ở Việt Nam). Ngày 3-8-1988, Nguyễn Tú A - chủ nhiệm tờ Viet press tại Westminter và hai nhà báo khác bị bọn khủng bố, chống cộng “tuyên án tử hình” vì về thăm quê hương. Ngày 22-11-1989, nhà báo Đỗ Trọng Nhân của tờ Văn nghệ tiền phong bị bắn chết trong ôtô ở quận Fairtax - Virginia. Ngày 22-9-1990, nhà báo Lê Triết bị bắn chết ở ngoại ô Bailey Crossroads - Virginia. Tên ông nằm trong danh sách mà Tổ chức VOECRN để lại trên xác nhà báo Đạm Phong tám năm trước. Ngày 21-7-2007, hàng trăm kẻ cực đoan đã biểu tình chống tờ Việt Weekly ở Garden Grove. Chủ nhiệm Lê Vũ cùng các phóng viên, nhân viên bị sách nhiễu, đe dọa qua điện thoại và email nặc danh. Bọn phản động, khủng bố còn “hứa” sẽ thiêu cháy tòa soạn Việt Weekly...

Ở xứ sở tự do báo chí như Mỹ, việc nhà báo bị cản trở hoặc giết hại trong khi làm nhiệm vụ là điều gây phẫn nộ trong công chúng. Năm 2002, ký giả Daniel Pearl của tờ Wall Street Journal bị quân khủng bố bắt và sát hại ở Afghanistan, đã gây xúc động sâu sắc trong xã hội Mỹ. Tám năm sau đó (2-2010), tổng thống Obama ký đạo luật ủng hộ tự do báo chí toàn cầu. Đạo luật này được đặt tên nhà báo “liệt sĩ” Daniel Pearl. Thế nhưng cũng ngay trên nước Mỹ, cả chục đồng nghiệp gốc Việt của Daniel Pearl bị bọn khủng bố trong các tổ chức chống cộng cực đoan giết hại lần lượt, dã man và thách thức pháp luật Mỹ như thế, nhưng... chẳng một ai phải chịu trách nhiệm, chẳng một tên sát nhân nào bị trừng trị?! Đó là điều khó hiểu và nỗi buồn lớn mà cộng đồng 2 triệu người Việt và giới làm báo Việt trên đất Mỹ phải chịu đựng suốt 37 năm qua!

BIỂU TÌNH - VŨ KHÍ ĐÀN ÁP BÁO CHÍ
 


Không chỉ thủ tiêu, ám sát các nhà báo, đốt cháy các văn phòng báo chí; bọn phản động cực đoan người Việt ở Mỹ còn bày ra nhiều trò đàn áp báo chí, phổ biến nhất là... biểu tình với nhiều trò nhố nhăng, dị hợm. Cách đây vài năm, khi Lý Tống (kẻ đã giả phụ nữ để lén tiếp cận, xịt hơi cay ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, khi Hưng sang Mỹ biểu diễn) thực hiện các “phi vụ điên khùng” - thuê máy bay rải truyền đơn chống phá Việt Nam và các nước xã hội chủ nghĩa, nhà báo Tú gàn (cựu thẩm phán chế độ cũ) đã viết trên tờ thời báo ở San Jose, gọi Lý Tống là “thảm họa hoang tưởng”. Lập tức đám cực đoan phản động đã kéo đến trước tòa soạn biểu tình... 86 lần, gọi Tú gàn là “đặc công cộng sản”... Năm 2006, tờ Việt Weekly cử phóng viên về Việt Nam viết bài về Hội nghị Apec, nhân đó làm bài phỏng vấn cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt. Sau khi các tin bài được đăng, những kẻ cực đoan đã mang cờ, loa, trống, biểu ngữ đến biểu tình trước tòa soạn Việt Weekly hơn... một năm trời! Đến ngày 16-6-2007, họ còn tổ chức “đấu tố” tờ báo này ở Westminister - Cali với hàng trăm người tham dự. Trên BBC tiếng Việt ra ngày 10-8-2007, luật sư gốc Việt Trịnh Hội bày tỏ: “Sau một tháng theo dõi sự việc, mỗi ngày tôi lại buồn sau đó là bực bội về bản chất và định kiến của một số người tự cho mình là đại diện cộng đồng, hô hào phải đánh cho tờ Việt Weekly đến chết...”. Tiếp đó là vụ báo Người Việt (một trong những tờ báo có “tuổi thọ” đứng đầu làng báo Việt ở Mỹ) đăng bức họa của nữ họa sĩ H.L.C về một cái chậu rửa chân được sơn hai màu đỏ, vàng. Đám phản động cực đoan lập tức gào thét, kích động cho rằng báo người Việt đã... “xúc phạm cờ vàng”. Từ năm 2008, hàng loạt các cuộc biểu tình đã nổ ra, cuộc nào cũng tràn ngập những lời chửi bới thiếu văn hóa với tờ báo đang gặp “khổ nạn” này. Buồn cười nhất là trong cuộc biểu tình ngày 18-4-2010 (vẫn còn clip trên mạng), một ông trong đám biểu tình đã nức nở, nghẹn ngào “tế”: “Kính thưa linh hồn của 58.000 ông lính Mỹ đã tử trận ở Việt Nam. Xin các ông mau mau hiển linh đem dùm tòa soạn báo Người Việt về nơi địa ngục”... Vui nhất là chuyện về “Vua biểu tình” Ngô Kỷ. Khi tờ Việt Herald đăng một bài viết chê bai cựu tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, Ngô Kỷ liền nổi giận đùng đùng. Ông ta hô hào nhiều người cùng đi biểu tình. Đi mãi, hô mãi, chửi mãi cũng chán; các “chiến hữu” của Ngô Kỷ lần lượt tan hàng. Ngô Kỷ bèn nghĩ ra kế sơn chiếc ôtô của mình theo màu cờ vàng rồi đem đậu ở góc đường Kramer - Moran - khu Bolsa - quận Cam, trước cửa tòa soạn báo Việt Herald. Theo luật ở đây, không được đậu xe một chỗ quá 72 giờ. Ngô Kỷ cứ canh sắp đến giờ hết hạn lại ra cho xe chạy nhích lên vài bước. “Nhà biểu tình lầy lội” này đã kiên trì thực hiện các trò dị hợm này suốt... 18 tháng. Ngày qua ngày, chiếc ôtô cờ vàng của Ngô Kỷ bị bụi bặm bám vào và vô số chim thi nhau bay đến “ị” lên nóc xe. Nhà báo Đông Duy liền đến quay cảnh này rồi hỏi Ngô Kỷ: “Có người nói ông làm vậy khác nào xúc phạm cờ vàng?”. Ngô Kỷ gân cổ cãi: “Tại mấy con chim không phân biệt chính tà. Tôi không thèm cãi với bọn Việt gian nhục mạ quốc gia”...
 
                                                                                                                                                                                                  TRỌNG LINH

 

VIDEO:

 

 

                                                          ck1_zps1b4fc780.jpg

 


Nếu Link trên trở ngại, xin dùng Link dưới:


 

 

VIDEO:

 

 

                                                          ck2_zpsba17cc52.jpg

 


Nếu Link trên trở ngại, xin dùng Link dưới:


 

 

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-16/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link