Thursday, November 1, 2012

Chính sách mới của Campuchia gây bất lợi cho doanh nghiệp VN?


Chính sách mới của Campuchia gây bất lợi cho doanh nghiệp VN?


Quốc Việt, thông tín viên RFA, Campuchia

2012-10-31

Chính phủ Campuchia vừa ban hành Sắc lệnh điều chỉnh một số chính sách đầu tư đất đai nước ngoài mới.


AFP

Một nhân viên gác rừng ở Campuchia (ảnh minh họa)

 


Những thay chính sách mới này có thể gây ảnh hưởng đến các nhà đầu tư Việt Nam khiến Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải tổ chức cuộc họp với các doanh nghiệp Việt Nam để quán triệt một số nội dung liên quan đến chính sách mới của Campuchia và Lào trong lĩnh vực trồng cây công nghiệp và khoáng sản. Từ Campuchia, thông tín viên Quốc Việt có bài tường trình sau đây:

Ảnh hưởng trực tiếp tới các dự án đầu tư của VN

Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam vừa có thông báo lưu ý các doanh nghiệp Việt Nam đang đầu tư tại Campuchia và Lào cần lưu ý đến những thay đổi chính sách quan trọng vừa được chính phủ hai nước ban hành.

Chính phủ Phnom Penh và Viêng Chăn đã điều chỉnh chính sách đầu tư nước ngoài liên quan vấn đề cấp đất tô nhượng kinh tế và khoáng sản. Các quy định mới này sẽ có tác động nhất định tới các dự án của doanh nghiệp Việt Nam.

Theo thông báo của Cục Đầu tư nước ngoài, Sắc lệnh số 01 của Thủ tướng Hun Sen có thể ảnh hưởng trực tiếp tới các dự án đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành liên quan tổ chức cuộc họp với các doanh nghiệp Việt Nam vào ngày 3/8/2012 nhằm đôn đốc, lưu ý một số nội dung liên quan đến Sắc lênh của chính phủ Campuchia và chính sách mới của Lào trong lĩnh vực trồng cây công nghiệp và khai thác khoáng sản.

Chính phủ Phnom Penh và Viêng Chăn đã điều chỉnh chính sách đầu tư nước ngoài liên quan vấn đề cấp đất tô nhượng kinh tế và khoáng sản. Các quy định mới này sẽ có tác động nhất định tới các dự án của doanh nghiệp Việt Nam

Theo Cục Đầu tư nước ngoài, để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các doanh nghiệp đầu tư, đồng thời phòng tránh những rủi ro pháp lý cho dự án thì các doanh nghiệp cần triển khai thực hiện dự án đúng theo tiến độ, mục tiêu quy định trong giấy phép chứng nhận đầu tư ra nước ngoài do Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam cấp và các giấy phép được chính quyền nước sở tại cấp cho nhà đầu tư.

Đối với dự án trồng cây công nghiệp, trong bối cảnh Campuchia và Lào đang hạn chế việc giao đất, nhà đầu tư Việt Nam cần chủ động rà sóat và nghiên cứu kỹ lưỡng các thủ tục giao đất theo quy định của nước sở tại để đảm bảo tính pháp lý chặt chẽ của dự án. Ngoài ra, nhà đầu tư Việt Nam cần lưu ý việc tập hợp và lưu lại các chứng từ liên quan đến các hoạt động chi phí vật tư, hàng hóa, nguyên liệu đưa từ Việt Nam sang Campuchia phục vụ

Người dân Campuchia biểu tình phản đối việc cưỡng chế đất cung cấp cho doanh nghiệp hôm 08/10/2012

Người dân Campuchia biểu tình phản đối việc cưỡng chế đất cung cấp cho doanh nghiệp hôm 08/10/2012. AFP

cho dự án để bảo đảm quyền lợi của mình.

Vẫn theo Cục Đầu tư nước ngoài, trong quá trình triển khai thực hiện dự án, trường hợp gặp khó khăn vướng mắc, các doanh nghiệp cần kịp thời báo cáo tới các Bộ, ngành để có phương án tháo gỡ, hỗ trợ cho doanh nghiệp.

Giám đốc Công ty Cổ phần Đồng Nai Kraties là ông Toàn cho hay công ty của ông nhận được diện tích 6.300 hécta. Hiện nay công ty đã trồng xong cây cao su. Ông nhận xét:

“Chính sách mới này, lâu dài sẽ có ảnh hưởng. Các công ty muốn được dự án rộng hơn nhưng không làm được. Như chúng ta biết, dự án càng lớn thì chi phí đầu tư càng nhỏ. Còn dự án càng nhỏ thì chi phí càng lớn. Những doanh nghiệp liên quan lĩnh vực trồng cây công nghiệp thì sẽ gặp ảnh hưởng rất nhiều. Ảnh hưởng vì không nhận được đất và rừng nữa. Còn doanh nghiệp làm trong lĩnh vực khác thì không có vấn đề.”

Lào và Campuchia tạm ngừng cấp đất tô nhượng

Ngày 7/5/2012, Thủ tướng Hun Sen ban hành Sắc lệnh số 01 về việc chính phủ tạm ngưng giao đất tô nhượng kinh tế. Ông Hun Sen khẳng định sẽ không giao đất thêm cho các dự án mới trong thời gian dài hoặc đến khi về hưu.

Như chúng ta biết, dự án càng lớn thì chi phí đầu tư càng nhỏ. Còn dự án càng nhỏ thì chi phí càng lớn. Những doanh nghiệp liên quan lĩnh vực trồng cây công nghiệp thì sẽ gặp ảnh hưởng rất nhiều

ông Toàn GĐ.CTy.Đồng Nai

Theo đó, ngày 11/6/2012, Thủ tướng Lào cũng ký ban hành Chỉ thị số 13 về việc xem xét và cấp phép dự án đầu tư mới trong lĩnh vực tìm kiếm và khảo sát khoáng sản, dự án trồng cao su và bạch đàn trong toàn quốc nhằm để kiểm tra, đánh giá lại việc tổ chức thực hiện và thúc đẩy các dự án đã được chính phủ cấp phép, nghiêm chỉnh tiến hành các bước theo quy định của pháp luật và hợp đồng.

Ngày 4/9/2012, Bộ Kinh tế và Tài chính Campuchia cũng ra thông báo đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam tạm ngưng việc khai thác gỗ tại tất cả các khu vực đất tô nhượng kinh tế có diện tích rừng già hoặc khu vực bảo tồn và khu vực rừng giữ lại.

Cơ quan chức năng Campuchia nhấn mạnh rằng gỗ được khai thác trong khu vực đất tô nhượng kinh tế vừa qua, có loại gỗ quý và nhiều loại gỗ khác nằm ngoài danh sách cho phép khai thác.

Ông Tith Sothea, Cố vấn Thủ tướng Hun Sen nói sự quyết định trên là do một số do doanh nghiệp không tuân thủ và thực hiện không đúng theo quy định của hợp đồng. Nhiều công ty không phát triển dự án, chỉ trập trung khai thác gỗ. Sắc lệnh 01 sẽ chấm dứt các hoạt động sử dụng đất trái quy định của pháp luật và hợp đồng.

Ông Tith Sothea: “Chúng ta hãy xét về khía cảnh luật để bảo đảm sự tin cậy của các nhà đầu tư nước ngoài. Sắc lệnh 01 sẽ tạo điều kiện cho nhà đầu tư khác có nhiều cơ hội sang đầu tư. Campuchia không phải chỉ tập trung chủ yếu vào việc giao đất tô nhượng hay trồng cây công nghiệp.”

Sự quyết định trên là do một số do doanh nghiệp không tuân thủ và thực hiện không đúng theo quy định của hợp đồng. Nhiều công ty không phát triển dự án, chỉ trập trung khai thác gỗ

Ông Tith Sothea

Tuy nhiên, Giám đốc Công ty Cổ phần Đồng Nai Kraties nói rằng việc chính phủ Campuchia điều chỉnh chính sách mới này, một phần sẽ gây khó dễ đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Mặt khác, xứ chùa Tháp cũng sẽ gặp không ít thiệt thòi như ông phát biểu:

“Các doanh nghiệp của cao su đã tạo công ăn việc làm cho bà con; đường sá, giao thông điện nước sẽ giúp bà con có công ăn việc làm ổn định. Chính sách mới này cũng có thiệt thòi đối với chính phủ vì khi nông nghiệp không thể phát triển thì sẽ không mở rộng công ăn việc làm cho dân. Dự án đầu tư giảm, lợi nhuận thu được giảm…Ít hay nhiều sẽ bị ảnh hưởng.”

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, tính đến hết tháng 9/2012, Việt Nam có 120 dự án đầu tư được cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài sang xứ chùa Tháp với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 2,64 tỷ USD, tập trung nhiều nhất trong lĩnh vực nông lâm nghiệp, sản xuất điện, tài chính, ngân hàng…

Việt Nam có 214 dự án đầu tư được cấp giấy phép chứng nhận đầu tư sang Lào với tổng vốn đầu tư đăng ký của các nhà đầu tư Việt Nam đạt 3,45 tỷ USD, tập trung chủ yêu vào lĩnh vực năng lượng, dịch vụ, hạ tầng, nông lâm nghiệp, khai khoáng và công nghiệp chế biến…

Tính đến năm 2011, chính phủ Campuchia đã cấp đất tô nhượng kinh tế khoảng 2.276.349 hécta cho 225 công ty tư nhân ở 16 tỉnh thành. Các công ty từ Việt Nam nhận được đất trồng cây công nghiệp hơn 500 ngàn hécta với thời hạn là 99 năm.

Theo dòng thời sự:


Việt Nam – Cambodia hợp tác phát triển các tỉnh biên giới

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-10/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link