THỨ SÁU, NGÀY 02 THÁNG MƯỜI MỘT NĂM 2012
Việt Nam:Nguy cơ vỡ bong bóng bất động
sản
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2012-11-01
Tình hình bất động sản
Việt Nam đang đối diện với những thử thách mà giới kinh doanh cho rằng xấu nhất
từ trước tới nay.
RFA
Cao ốc xây dựng dở dang
ở Hà Nội
Liệu nguy cơ vỡ bong
bóng có thể xảy ra hay không và những nỗ lực cứu nguy của nhà nước hiệu quả đến
mức nào. Mặc Lâm phỏng vấn ông Nguyễn Văn Đực, giám đốc công ty bất động sản
Đất Lành để tìm hiểu thêm thực trạng của ngành này.
Cứu nguy bằng phương
pháp “chẻ nhỏ căn hộ”
Mặc Lâm : Thưa ông, là giám đốc một công ty mua
bán bất động sản lớn của thành phố, ông có nhận xét gì về tình hình khó khăn
đang xảy ra và nhất là vào thời gian sáu tháng gần đây của sinh hoạt bất động
sản?
Ông Nguyễn Văn Đực : Vâng. Bất động sản đang bị khó khăn lớn,
hàng tồn kho quá nhiều không bán được. Hàng tồn kho này phần đông rơi vào đơn
giá cao và diện tích lớn. Dưới tình hình đó rất nhiều đơn vị đã phải giảm giá,
kể cả giảm sâu. Ví dụ như có những đơn vị giảm còn khoảng 10 triệu, 12 triệu
một mét vuông. Tôi cho rằng giảm như vậy là sâu, có thể đưa tới lỗ từng đơn vị.
Tuy nhiên, vì để thoát
ra khỏi thị trường tệ hại hiện nay cũng như cần tiền mặt để trả nợ vay ngân
hàng để hoàn tất các công trình dở dang nên người ta chấp nhận lỗ để tồn tại.
Hướng thứ hai hiện nay là chẻ nhỏ căn hộ ra và rất nhiều đơn vị đã chọn những
căn hộ dưới chuẩn.
để thoát ra khỏi thị
trường tệ hại hiện nay cũng như cần tiền mặt để trả nợ vay ngân hàng để hoàn
tất các công trình dở dang nên người ta chấp nhận lỗ để tồn tại. Hướng thứ hai
hiện nay là chẻ nhỏ căn hộ ra và rất nhiều đơn vị đã chọn những căn hộ dưới
chuẩn
Ông Nguyễn Văn Đực
Chúng ta biết chuẩn của
căn hộ là 45 mét vuông, tuy nhiên thời nay rất nhiều đơn vị đã kiến nghị và đưa
vào kinh doanh không chính thức những căn hộ dưới 45 mét vuông, thí dụ 30 – 35
mét vuông chẳng hạn. Tôi nghĩ với những cố gắng như vậy của giới bất động sản
thì Bộ trưởng Bộ Xây Dựng cũng đã có những tháo gỡ tích cực là đồng ý với cái diện
căn hộ nhỏ. Bộ trưởng cũng sẽ trình Thủ tướng ban hành những hướng dẫn để thực
hiện những căn hộ nhỏ trên 25 mét vuông, tôi cho rằng đây là hướng rất tốt để
cứu doanh nghiệp qua khỏi khó khăn trong giai đoạn hiện tại.
Mặc Lâm : Thưa, chúng tôi đựơc biết Thủ tướng vừa
ký quyết định trợ giúp cho những người thuộc diện thu nhập thấp với chính sách
là họ được hỗ trợ trong việc mua các căn hộ giá rẻ. Ông có nghĩ rằng biện pháp
này sẽ thúc đẩy việc giải quýêt những căn hộ
Nhiều khu xây dựng xong
xuôi nay bỏ trống chờ khách. (cohoigiaothuong.com)
nằm chờ quá lâu từ trước
tới nay hay không?
Ông Nguyễn Văn Đực : Tôi không tin lắm vào biện pháp tài chính.
Bởi vì chúng ta biết hiện nay kinh tế khó khăn, chi phí công thì vượt trong khi
thu thuế lại không nhiều, do đó chuyện nhà nước hỗ trợ theo tôi được biết
khoảng một trăm ngàn tỷ gì đó, thì tôi không tin ở điều này, mà tôi chỉ tin ở
chuyện chính phủ cho phép làm căn hộ nhỏ. Bài toán hiện nay là không bán được
sản phẩm, mà không bán được sản phẩm trong đó có yếu tố quan trọng nhứt, đó là
diện tích quá lớn: bảy tám chục mét vuông. Nếu nhà nước cho phép làm căn hộ nhỏ
thì đó là giải pháp rất tốt, còn chuyện hỗ trợ, cứu bất động sản bằng trăm -
ngàn tỷ thì tôi không tin.
Nguyên nhân thị trường
bất động sản đóng băng
Mặc Lâm : Có những phản ứng trái chiều về việc
bán các căn hộ với giá rất thấp và nhiều người cho rằng đây là hành động phá
giá có thể bị kiện vì cạnh tranh không lành mạnh. Ông nghĩ gì về những cáo buộc
này ạ?
Ông Nguyễn Văn Đực : Chuyện bán phá giá hay không thì rất khó
nói được. Thí dụ như doanh nghiệp chúng tôi trước đây có lãi nhiều dự án, nay
chúng tôi thấy rằng cần chấp nhận lỗ để thoát khỏi khó khăn thì chúng tôi cũng
phải chịu lỗ. Còn những doanh nghiệp mà nói rằng người khác bán phá giá, thì
trước tiên những doanh nghiệp đó phải xem lại năng lực của mình. Tại sao chúng
ta làm những sản phẩm quá cao giá trong khi thị trường không sẵn sàng chấp
nhận? Thay vì chúng ta kêu gào những doanh nghiệp khác đừng bán phá giá thì
chúng ta hãy làm sao cho sản phẩm của chúng ta nhỏ hơn, rẻ hơn để được tới tay
người dân và chúng ta ít lỗ, chứ không nên nói rằng những doanh nghiệp bán giá
thấp là bán phá giá để kêu gọi chính phủ phải can thiệp.
Tôi nghĩ rằng với sự
lách luật này của doanh nghiệp thì nhà nước cũng phải hỗ trợ, ủng hộ, cho phép
họ làm những căn hộ nhỏ, thay vì họ phải lách luật đi làm chui
Ông Nguyễn Văn Đực
Các căn hộ xây lớn rất
khó bán. Vnmedia.vn
Tôi nghĩ chính phủ cũng
không thể can thiệp vào chuyện này, bởi vì đây là quyền kinh doanh của doanh
nghiệp. Rất nhiều người nói rằng người ta có thể làm căn hộ với 10 triệu đồng
một mét vuông vẫn có thể được thì tôi cho rằng cũng có cơ sở. Nếu doanh nghiệp
có kỹ thuật khoa học tốt để làm sao giảm giá thành. Biết thi công làm sao để
khỏi thất thoát, lãng phí. Có đồng vốn để không phải vay ngân hàng, thì những
yếu tố đó có thể cấu thành được căn hộ 10 triệu đồng một mét vuông và không lỗ.
Và như vậy cũng không thể nào chứng minh là họ bán phá giá để kiện họ ra tòa.
Mặc Lâm : Thưa, cuối cùng chúng tôi xin được hỏi
là theo kinh nghiệm của ông thì nguyên nhân nào làm cho thị trường bị đóng băng
lâu như vậy? Giá nhà quá cao, kinh tế tác động hay người dân không còn tiền
nữa, thưa ông?
Ông Nguyễn Văn Đực : Tôi cho rằng đơn giản nhứt là người dân
hiện nay không có nhiều tiền. Thị trường thì phần đông là trên 1 tỷ, thậm chí 2
– 3 tỷ, nhưng năng lực tài chính của người dân chỉ khoảng 4-5 trăm triệu, 6
trăm triệu, do đó tôi cho rằng những căn hộ 40 – 50 mét vuông thì bán rất tốt.
Có nhiều trường hợp hai chị em phải chung nhau mua một căn hộ 40 - 50 mét vuông
và họ tự động ngăn đôi căn hộ đó để ở chung với nhau. Về mặt luật pháp không
thể cấm được họ, bởi vì hai người chung nhau mua một căn hộ 50 mét vuông và họ
tự chia đôi căn hộ đó.
Qua câu chuyện này cho
chúng ta thấy khả năng và nhu cầu của người dân không lớn: 20 mét vuông, 30 mét
vuông vẫn ở được. Trong khi trước đây họ phải ở thuê trong những phòng trọ chật
hẹp mười, mười lăm, hai chục mét vuông trong những điều kiện sinh sống tù túng,
kém chất lượng, không an toàn về phòng chống cháy nổ, trộm cắp.
Như vậy thay vì họ sống
trong những phòng trọ đó, họ chỉ cần có 300 triệu đồng, hai chị em, hai anh em,
hai người bạn chung nhau mua một căn hộ năm sáu trăm triệu đồng và chia đôi,
thì tôi cho rằng đây là giải pháp mà người dân có thể tìm cách lách luật để mua
những căn hộ nhỏ và chẻ đôi căn hộ đó. Cũng có nhiều doanh nghiệp người
ta lách luật, thay vì căn hộ 70 mét vuông thì người chẻ đôi thành căn 35 mét
vuông. Tôi nghĩ rằng với sự lách luật này của doanh nghiệp thì nhà nước cũng
phải hỗ trợ, ủng hộ, cho phép họ làm những căn hộ nhỏ, thay vì họ phải lách
luật đi làm chui, vừa không vướng luật mà vừa tập một thói xấu là cứ lách luật
mãi.
Mặc Lâm : Một lần nữa xin được cảm ơn ông.
Theo dòng thời sự:
- Nợ xấu trong hệ thống ngân
hàng
- Nợ xấu về bất động sản lên tới
1 triệu tỷ đồng
- Bóng bể, ngân hàng kẹt vốn vì
nợ xấu
- Vấn đề phá sản của doanh
nghiệp
- Tiếng Việt >Ngân hàng che
dấu gần 100 ngàn tỷ đồng nợ xấu
- Kinh tế Việt Nam nửa năm:
Những gì đáng chú ý?
- Giảm Phát Rồi Lạm Phát
- “Sướng như lãnh đạo…doanh nghiệp
nhà nước”
- 31,000 doanh nghiệp giải thể-
93 ngàn DNNN "ma"
- Ông Nguyễn Bá Thanh chất vấn
thống đốc NHNN về nợ xấu
- VN không đủ sức cứu các doanh
nghiệp phá sản
- Lạm phát giảm mạnh trong tháng
6
- Việt Nam thâm hụt 685 triệu đô
la
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment