Saturday, April 23, 2016

FRIDAY, APRIL 22, 2016 Mùa Hè Hà Nội sẽ thiếu 60,000 khối nước mỗi ngày



 
FRIDAY, APRIL 22, 2016









Hết.


__._,_.___


Posted by: <vneagle_1

Friday, April 22, 2016

Dân biểu Mỹ thúc Obama áp lực nhân quyền khi đến Việt Nam

Dân biểu Mỹ thúc Obama áp lực nhân quyền khi đến Việt Nam 

20.04.2016, WASHINGTON (NV) - “Chúng tôi viết thư thúc giục ông nêu sự quan ngại về các vi phạm nhân quyền trầm trọng với các nhà lãnh đạo của họ trong chuyến thăm Việt Nam sắp diễn ra.”


Cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ biểu tình chống tổng bí thư đảng CSVN khi ông ta đến Tòa Bạch Ốc ngày 7 tháng 7, 2015. (Hình: Mladen Antonov/AFP/Getty Images)

Bức thư của 13 dân biểu thuộc cả hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ đề ngày 19 tháng 4, 2016 gửi Tổng Thống Barack Obama vào dịp thứ trưởng Ngoại Giao Anthony Blinken tới Hà Nội để chuẩn bị cho chuyến chính thức mà vị tổng thống đương nhiệm sẽ đến Việt Nam dự trù nửa cuối của tháng 5 năm 2016.

Bức thư viết rằng sau 20 năm hai nước thiết lập bang giao và hàng tỷ đô la của tư bản Mỹ đã đổ vào đầu tư tại Việt Nam trong khi mậu dịch hai chiều giữa hai nước lên hàng chục tỷ đô la hàng năm, nhà cầm quyền CSVN vẫn tiếp tục đối xử với công dân của họ, nhất là những người cùng chia sẻ quan điểm về giá trị nhân quyền như người Mỹ, theo cách thức (phản nhân quyền) mà chúng ta cần phải đề cập trực tiếp với họ.

Bức thư đề cập đến một số trường hợp vi phạm nhân quyền nổi bật thời gian gần đây như việc bắt giam Luật Sư Nguyễn Văn Đài và việc kết án tù nhà báo độc lập Nguyễn Hữu Vinh, chủ trang mạng thông tin Ba Sàm. Về mặt đàn áp tôn giáo, nhà cầm quyền CSVN đã tra tấn chết một số lãnh đạo tôn giáo người Thượng, ép buộc người dân phải từ bỏ niềm tin tôn giáo thuộc các đạo Tin Lành, Phật Giáo, Cao Đài.

Trong khi Hoa Kỳ và Việt Nam đang sửa soạn tiến xa hơn trong mối quan hệ giữa hai nước, các dân biểu Mỹ kêu gọi ông Obama đòi chế độ Hà Nội trả tự do vô điều kiện cho tất cả các tù nhân lương tâm hiện đang bị giam giữ. Danh sách đòi CSVN trả tự do thấy nêu tên Linh Mục Nguyễn Văn Lý, Mục Sư Nguyễn Công Chính, Bùi Văn Trung, Nguyễn Văn Minh, Bùi Thị Minh Hằng, Trần Huỳnh Duy Thức, Đoàn Huy Chương, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Nguyễn Hữu Vinh và Nguyễn Văn Đài.

Các dân biểu đòi ông Obama thúc giúc nhà cầm quyền Việt Nam bãi bỏ các luật và nghị định chối bỏ quyền tự do diễn đạt, lập hội và hội họp, như luật kết tội hình sự “tuyên truyền chống nhà nước,” và “lợi dụng quyền tự do dân chủ” “phá hoại chính sách đoàn kết.” Đồng thời thúc giục họ “xây dựng các luật bảo vệ các quyền căn bản của người dân hiện đang bị vi phạm một cách phổ biến.”

Bức thư kêu gọi tổng thống Mỹ thúc nhà cầm quyền CSVN cho phép tự do lập các hội đoàn mà hiện nay chỉ có các hội đoàn do nhà cầm quyền lập ra núp dưới cái dù “Mặt trận tổ quốc,” một tổ chức ngoại vi của đảng CSVN, chỉ để phục vụ các chủ đích chính trị và tuyên truyền cho chế độ.
“Nhà cầm quyền CSVN phải cho phép người công nhân lao động thành lập nghiệp đoàn thật sự độc lập chứ không phải do đảng CSVN kiểm soát. Nhà cầm quyền phải chấm dứt cưỡng bách lao động và phải truy tố những công ty quốc doanh liên quan tới hoạt động buôn người.” Bức thư nói trên viết.
Các dân biểu Mỹ cáo buộc chế độ Hà Nội liên quan đến buôn người qua cưỡng bách lao động trong các trại “cải tạo” (cai nghiện, trại phục hồi nhân phẩm phụ nữ), nhà tù, cũng như gửi người đi làm thuê ở nước ngoài thật sự chỉ là nô lệ thời đại mới.

“Chúng tôi hy vọng tổng thống nói rõ với nhà cầm quyền CSVN rằng để mở rộng mối quan hệ thương mại và an ninh với Hoa Kỳ, họ sẽ không được chính phủ, quốc hội và nhân dân Hoa Kỳ chấp nhận, cũng như tùy thuộc vào sự tiến bộ nhân quyền nổi bật, có thể kiểm chứng được và không thể đảo ngược,” bức thư được trích.

Bức thư của 13 dân biểu thuộc lưỡng đảng Hoa Kỳ kêu gọi Tổng Thống Obama khi đến Việt Nam nên gặp các nhà lãnh tụ tôn giáo độc lập, các nhà hoạt động nhân quyền, vận động dân chủ. Bởi vì hành động này “gửi thông điệp rõ rệt cho nhà cầm quyền về ý định của chính phủ Hoa Kỳ là không phải chỉ tiếp xúc với phía chính quyền mà cả với người dân của họ.” (TN)

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=226591&zoneid=1



Ai đào sâu khoảng cách giàu nghèo tại Việt Nam?

Ai đào sâu khoảng cách giàu nghèo tại Việt Nam?

Phạm Nhật Bình

        Cùng tác giả:

         xem tiếp
Giàu và nghèo là hai tình trạng kinh tế đối nghịch thông thường, chẳng những trong đời sống xã hội mà còn thể hiện trên bình diện quốc gia. Trong 193 quốc gia trên thế giới, có không ít những nước nghèo, chậm phát triển với đủ hạng người giàu, kẻ nghèo. Nhưng điều thông thường ấy ở đất nước Việt Nam lại trở thành một điều bất bình thường.

Không chỉ mới bây giờ mà đã 30 năm qua, trong suốt thời kỳ gọi là đổi mới, khoảng cách giàu nghèo tại Việt Nam càng ngày càng mở rộng trong sự thờ ơ của người cầm quyền. Kết quả cuộc khảo sát PAPI 2015 (Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh) của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) mới đưa ra cho thấy có đến 18,04% người dân được khảo sát nói đói nghèo là vấn đề đáng lo âu nhất đối với họ, sau đó mới đến việc làm, giao thông, tham nhũng...
Người ta cũng có thể tìm thấy một con số đáng buồn trong một cuộc khảo sát khác trong năm 2014 mang tên “Cảm nhận của người dân về Nhà nước và thị trường Việt Nam” (CAMS 2014), do Phòng Thương mại - Công nghiệp Việt Nam và Ngân hàng Thế giới công bố ngày 23/7.
Theo khảo sát này có tới 47% người dân được hỏi đều tỏ thái độ không hài lòng trước khoảng cách giàu nghèo tăng lên ở Việt Nam. Trong lúc đó những người hài lòng nhất là từ chính quyền địa phương và các cơ quan Quốc hội.

Đảng và nhà nước Hà Nội nghĩ gì về những con số biết nói này?
Người ta có thể tự hỏi, tại sao một đất nước có hơn 40 năm hòa bình và ở trong nhóm nước đang phát triển, nhận được hàng trăm tỷ đô-la viện trợ ưu đãi mà khoảng cách giàu nghèo chẳng những không giảm đi mà lại gia tăng quá nhanh?
Có hai hiện tượng nghịch lý trong xã hội hiện nay mà ai cũng nhìn thấy.

Thứ nhất, những kẻ giàu thì rất giàu và tiếp tục giàu lên, người nghèo thì thật nghèo và tiếp tục nghèo. Vậy ai giàu lên và ai nghèo tiếp tục? Câu trả lời có thể thật đơn giản.
Những kẻ phất lên nhanh chóng không phải là anh đạp xích lô hay chị bán hàng rong trên lề đường. Mà đó chính là những người đang giữ chặt quyền lực chính trị trong tay, độc quyền ban phát những thương vụ béo bở cho thân nhân, thân hữu hoặc tay chân thân tín đóng vai những cái sân sau không mấy kín đáo.

Nhờ độc quyền kinh tế, họ tạo thành một tầng lớp nhà giàu mang màu sắc cộng sản chủ nghĩa mà dư luận gọi là các “đại gia đỏ”. Nó đồng nghĩa với tầng lớp bóc lột mới, con đẻ của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Năm nào nhà nước Việt Nam cũng hãnh diện tuyên bố mức tăng trưởng kinh tế cao 7-8%, thu nhập bình quân đầu người hàng ngàn đô-la, nhưng thực tế hoàn toàn khác.
JPEG - 28.6 kb
Ông Đặng Hoàng Giang

Ông Đặng Hoàng Giang - Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu phát triển và hỗ trợ cộng đồng đã lý giải tình trạng giàu nghèo gia tăng ở Việt Nam là do thành tựu kinh tế đã không được phân phối đồng đều và bình đẳng cho tất cả mọi người. Đó là chuyện trong mơ và còn nằm mơ dài dài khi mọi tài nguyên đất nước tập trung trong tay đảng cộng sản.

Thực tế xã hội Việt Nam càng ngày càng tiến tới sự phân cực do mâu thuẫn quyền lợi sâu sắc. Một bên là nhóm thiểu số của những viên chức lãnh đạo trong đảng cộng sản và những thành phần có mối liên hệ thân tộc, thân hữu với nó đang cùng nhau chia chác những khu vực béo bở của nền kinh tế.

Điển hình như những thông tin về quy hoạch đất đai sẽ mang lại lợi nhuận khổng lồ mà không phải ai cũng biết được. Nó giúp cho cán bộ, đảng viên và gia đình họ dễ dàng tiếp cận những khu vực hái ra đô-la để tận tình khai thác.
Bên cạnh đó, đại đa số quần chúng hoàn toàn không có thực quyền gì trên đất nước của mình. Nông dân, lao động được đề cao là “làm chủ” nhưng là loại chủ không tài sản và quyền lực. Họ không có một chút quyền lực gì ngay cả những quyền tối thiểu của con người, cam tâm sống với đồng tiền ít ỏi kiếm được do bán sức lao động cho tư bản đỏ. Họ đứng bên lề xã hội như những người bị bỏ rơi trên chính đất nước mình.

Ngoài ra, nạn tham nhũng lan tràn trong giới cầm quyền từ trung ương tới địa phương hiện nay cũng là một trong những nguyên nhân làm gia tăng sự nghèo đói của người dân. Tham nhũng cũng đóng góp đắc lực làm vô hiệu hóa sự phát triển của đất nước. Tham nhũng lấy đi từng đồng bạc còm cõi của dân nghèo qua thuế khóa, phí và lệ phí, làm mất đi những cơ hội được giáo dục, được chăm sóc y tế, được an cư lạc nghiệp của họ.
Tham nhũng trong vòng 10 năm qua chẳng những không bị ngăn chận mà còn vững mạnh hơn, táo tợn hơn, trở thành bạn đồng hành sát cánh cùng chế độ độc tài. Thậm chí nó nằm ngay trong các cơ quan chống tham nhũng. Đó là lý do tại sao ông Cục trưởng Cục Chống tham nhũng Phạm Trọng Đạt nói “Tham nhũng là những người có chức vụ quyền hạn. Chúng tôi chống lại có khi ‘chết’ trước”.
JPEG - 26.3 kb

Thế nhưng các hội nghị tổng kết phòng chống tham nhũng vẫn đều đặn mở ra để các quan chức đọc cho nhau nghe những báo cáo vô tích sự. Người dân giờ đây tỏ ra kiên trì hơn với tham nhũng, có vẻ chấp nhận sống chung với tham nhũng như một chuyện bình thường. Hay đây là lúc người dân thực hành quan điểm “Thà nghèo nhưng yên bình còn hơn giàu mà không an toàn” của bí thư Hà Nội Hoàng Trung Hải?

Thứ hai, phải chăng chủ trương của đảng CSVN là không muốn và không cho dân giàu, vì đảng luôn sợ dân giàu lên sẽ không còn nghe lời đảng. Quay lại với kinh tế thị trường nhưng vẫn kềm chế đất nước trong “định hướng xã hội chủ nghĩa”, đảng đã làm được một công hai việc: làm giàu cho bản thân mình và tiếp tục bần cùng hóa nhân dân.
Từ đó vấn đề giàu nghèo tại Việt Nam cho đến bây giờ, thấy rõ không phải là do thiên tai, địch họa hay do sự lười biếng lao động của người dân.
Thủ phạm chính là do sự cố tình của các lãnh đạo đảng CSVN. Họ ban phát quyền lực và lợi ích cho một thiểu số tay chân thân tín để những người này tiếp tục phục tùng trung ương, tích cực bảo vệ quyền lợi đảng mà không ngó ngàng gì đến đời sống dân chúng. Thậm chí những dân nghèo mưu sinh vất vả bên lề đường còn bị công an xua đuổi, đánh đập tàn bạo.
JPEG - 21.9 kb
Anh bán hàng rong bị công an quật ngã gây chấn thương sọ não.
Công cuộc đổi mới nửa vời từ những năm 80 đến nay cho thấy không mang lại lợi ích căn bản cho người dân và sự phát triển cho đất nước. Trái với mong đợi, đổi mới chỉ mở ra con đường làm giàu bất chính cho triều đình Hà Nội, khiến hố cách biệt giàu nghèo càng bị đào sâu và thực sự kéo đất nước vào con đường tụt hậu so với các quốc gia lân cận cùng hoàn cảnh.

Đó là lý do vì sao Việt Nam phải gấp rút tiến hành một cuộc cách mạng toàn diện về chính trị lẫn kinh tế chứ không thể đổi mới hay thay đổi cầm chừng về kinh tế như CSVN đang làm. Nhưng những tiếng nói phản biện, những đóng góp chân chính đều bỏ qua, có khi còn bị gán cho hai chữ phản động.

Khi đảng CSVN không coi hạnh phúc của số đông quần chúng là mục tiêu phục vụ mà chỉ ban bỗng lộc cho thiểu số vây quanh giới quý tộc trong đảng thì chế độ này chẳng khác nào vương triều phong kiến kiểu mới.

Không thể nào nói khác hơn, chính đảng là người có công đào sâu hố cách biệt giàu nghèo, đẩy nông dân, nhân dân lao động xuống đáy bần cùng.


Lại nói "chuyện tử tế"



Lại nói Chuyện tử tế

- Trần Văn Thuỷ — cập nhật lần cuối 14/04/2016 16:44
Vì một sự cố kỹ thuật, Diễn Đàn từ hai tuần qua không có bài nào đưa hình ảnh lên được nên bài này, xuất bản ngày 2.4 cũng không ngoài ngoại lệ. Nay sự cố đã được khác phục, chúng tôi đăng lại với một tấm hình của đạo diễn do ông gửi theo bài.


Thư đạo diễn Trần Văn Thuỷ



Lại nói "chuyện tử tế"


LTS. Mới đây, nhân chuyện Thủ tướng nói với mình và các đồng sự sắp về hưu "ráng sống như chương trình “sống tử tế” bên truyền hình đang làm, làm người tử tế", chúng tôi đã giới thiệu lại (trong mục « Thấy trên mạng ») phim Chuyện tử tế của đạo diễn Trần Văn Thuỷ có trên Youtube. Được người quen cho biết thông tin này, đạo diễn Trần Văn Thuỷ viết cho chúng tôi vài dòng tâm sự dưới đây, xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc.


tvt
Cũng vui và cũng thật là buồn, trên 30 năm sau người ta nhắc đến CHUYỆN TỬ TẾ ngày càng nhiều hơn các anh chị ạ !
Thế hệ con cháu chúng ta, khi tôi làm bộ phim này, các cháu chưa ra đời thì ồ à, « comment » không ngớt.
Đơn giản thôi, chỉ vì xã hội ngày nay tệ hại hơn 30 năm trước rất, rất nhiều, không kể xiết. Cứ cái đà này thì Việt Nam sẽ đi về đâu ?

Thời gian qua ở Hà Nội, Nam Định, Đà Nẵng, Hội An… đã tổ chức hàng chục buổi kỷ niệm 30 năm ra đời Chuyện Tử Tế, rất đông người từ xa tớí tham dự một sinh hoạt tự phát chưa từng có trước đó với văn học nghệ thuật Việt Nam.
Người ta tìm đến không phải vì Nghệ thuật, không phải vì Tác giả, Tác phẩm, mà vì CUỘC ĐỜI. Lẽ ra người ta có thể ngồi nhà, trước computer, gõ 3 cái để xem, tội gì phải lặn lội, chen chúc trong những hội trường, rạp chiếu phim chật cứng người cho khổ.

Sắp tới, cuối tháng 4, đầu tháng 5 này sẽ tiếp tục chiếu lại phim CHUYỆN TỬ TẾ và giao lưu ở một số nơi khác chỉ vì cái câu ngẫu hứng của ông Ba Dũng. Vui thật ! Ông Ba Dũng mất chưa đầy 10 giây nói câu đó thì ngay lập tức được nhiều người khen, cổ xuý, cảm kích đến rơi lệ. Còn tôi mất hơn 30 năm « lên bờ xuống ruộng » vì CHUYỆN TỬ TẾ thì vẫn là nói vụng trong xó bếp và vẫn nơm nớp bị ăn đòn. Tủi thân cho cái kiếp « văn nô » của tôi quá !

Các cụ ngày xưa nói « Miệng nhà quan có gang có thép » thực chẳng sai tý nào.
Theo tôi, nếu còn chút liêm sỉ, tất cả những người có chức quyền ở đất nước này nên ý thức, nên TUYÊN THỆ điều đó khi họ bắt đầu nhậm chức chứ không phải khi chuẩn bị về hưu.

Nếu không bắt đầu từ những CON NGƯỜI TỬ TẾ cụ thể thì sẽ không có bất kỳ một mục đích nào, chủ nghĩa nào cứu được xã hội này, đất nước này.

Ngay từ đầu phim tôi đã nói rằng : « … Từ rất xa xưa cha bác có dạy rằng : TỬ TẾ luôn có trong mỗi con người, mỗi nhà, mỗi dòng họ, mỗi dân tộc. Hãy bền bỉ đánh thức sự TỬ TẾ, đặt nó lên bàn thờ tổ tiên hay trên lễ đài của Quốc Gia, bởi thiếu nó, một cộng đồng, một dân tộc dù có những nỗ lực tột bậc và chí hướng cao xa đến mấy thì cũng chỉ là những điều vớ vẩn. 

Hãy hướng con trẻ và cả người lớn đầu tiên vào việc học làm người, NGƯỜI TỬ TẾ, trước khi mong muốn và chăn dắt họ thành những người có quyền hành, giỏi giang hoặc siêu phàm… ». Nhưng họ đã không nghe tôi mà còn đầy ải tôi và cái phim tội nghiệp của tôi.

Cái thân phận con người ở cái thể chế này chỉ là trâu ngựa.

Cám ơn Diễn Đàn, bạn bè và thân chúc an bình !


Hà Nội ngày 1 tháng 4 – ngày nói dối của toàn thế giới – năm 2016.

Trần Văn Thuỷ

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

30-4 NGÀY QUỐC HẬN


30-4 NGÀY QUỐC HẬN

Hận giặc Cọng , hận mình  cứ phải hận
hận mình bởi đám tướng tá ruồi trâu
bồi cho Pháp , bồi cho Mỹ , giờ Cọng bồi Tầu
năm xưa quân đội nâng lên hàng “quân lực”
giờ thay bộ đội  “anh hùng”mà đứng đực
mặc Bắc phương chiếm Ải - đảo Hoàng Sa
đào bâu-xít đào mồ mả cướp cửa nhà
giết chí-sĩ anh minh của đất nước
giam ngục những người quên mình vì tổ quốc
áo cà sa, chuông mõ xuống đường hạ nhục Thần
phá tu viện nhà thờ đạp thập giá dưới chân
trí thức chồn lùi sĩ này sĩ kia đủ loại sĩ
nàng Tô Thị căm đứa bỏ chức vợ,mẹ đi làm đĩ
lập chính phủ ma đầu ngồi chồm hổm chổng mông
viết tuyên ngôn,thảo đơn xin xỏ viển vông
người dân chính sĩ nông công thương đâu hết cả
thiên thời địa lợi bốn muơi năm đã
vẫn bọn khỉ tam vô phi nhân tính chễm chệ ngồi
quốc thể,con rồng cháu tiên hạ bệ dưới ngoi
đến bao giờ có được Niềm Tin mới
cờ ba miền máu đỏ da vàng ngày nào bay phất phới
một khí thế mới mãi mỏi đợi mòn chờ
cứ chia rẽ cứ tư thù cứ ngẩn ngơ
thế thì sao bỏ ngày quốc hận !

Tố Nguyên
__._,_.___

Posted by: tuyen do <

Thursday, April 21, 2016

Một mặt trận hai kẻ thù Giặc cộng bán nước, giặc tầu xâm lăng



From: "MAN PHAN
To:
Sent: Tuesday, April 19, 2016 9:14 PM
Subject: [ChinhNghia] THƯ GỬI BẠN TA : Xâm mình

 

Một mặt trận hai kẻ thù
Giặc cộng bán nước, giặc tầu xâm lăng


Xâm mình
Bùi Bảo Trúc
Mấy chi tiết của một bài học lịch sử học từ hơn nửa thế kỷ đến nay vẫn còn nguyên trong trí nhớ của nhiều học sinh tiểu học thời của tôi, đó là từ thời cổ đại, người Việt đã có tục xâm mình để khi xuống biển đánh cá các loài thủy tộc sợ mà không dám tấn công. Không chỉ xâm mình mà trên mũi của những chiếc thuyền đánh cá của họ còn có vẽ những con mắt để loài giao long, thuồng luồng phải tránh xa không dám làm hại.

Thực ra thì chẳng phải chỉ người Việt Nam, mà luôn cả những dân tộc khác cũng có tục xâm mình. Người Nhật, người Polynesien, người Hạ Uy Di, người Fiji, người Samoa, người Maori... cũng biết xâm mình. Ngày nay xâm mình không còn là cách trang trí thân thể của các dân tộc bán khai, sơ khai nữa, mà luôn cả các dân tộc văn minh cũng thích xâm mình. Người Mỹ cũng xâm mình và xâm mình rất đẹp. 

Nhưng rất nhiều người vẫn còn có những thành kiến không đẹp về xâm mình. Nhiều người vẫn coi chuyện xâm mình là trò chơi của những thành phần bất hảo, những băng đảng sống ngoài vòng pháp luật. Một số người khi muốn trở về với xã hội và đời sống bình thường phải tìm cách xóa đi những hình xâm trên người, nhất là khi đi tìm việc làm, nhất là những thứ công việc vẫn còn mang nhiều định kiến không tốt về những hình xâm. Chuyện phá những hình xâm này không dễ và còn rất tốn tiền. Kỹ thuật laser được sử dụng để làm mờ đi được hình xâm.

Tôi nhận là vẫn chưa thoải mái với những hình xâm, với những người xâm mình. Nói là tôi không có thiện cảm với họ thì cũng đúng. Nhất là với những phụ nữ. Đàn ông xâm mình đã dễ sợ rồi, phụ nữ xâm mình thì lại càng dễ sợ hơn. Tôi viết định kiến hay thành kiến đó là không đúng và nên dẹp bỏ nhưng tôi vẫn chưa làm được.

Hồi đi trình diện nhập ngũ ở Trung Tâm 3 tôi được thấy rất nhiều hình xâm và những hàng chữ xâm không tiện nhắc ở đây. Rồi những lần ngồi ở một tiệm nước cho mấy chú bé đánh giầy thì lại đọc được trên tay của các chú những câu như “chim non xa tổ,” “xa quê hương nhớ mẹ hiền”, “ân đền oán trả,” “hận kẻ bạc tình,” “giận đời đen bạc”... Những chú bé đó đều có những câu chuyện kể về những câu xâm mình đó nghe rất tội nghiệp nhưng chuyện tôi không thích xâm mình thì vẫn còn nguyên.

Một bức tranh của Norman Rockwell vẽ một anh chàng thủy thủ có cuộc sống đâu cũng là nhà, mỗi bến một nàng, đang ngồi trong một tiệm tattoo để xâm thêm một cái tên phụ nữ (mới) cạnh mấy cái tên (cũng phụ nữ) khác vừa được xóa đi cũng chỉ lại càng làm tôi nghĩ là (nếu khôn ngoan một chút) (thì) không nên xâm mình chút nào.
Nhưng tuần trước, tôi thấy mình thay đổi hẳn suy nghĩ về chuyện xâm mình khi nhìn thấy những hàng chữ xâm trên cánh tay của một người thanh niên. Người này cũng đã từng vào tù ra khám một hai lần. Hệt như Mike Tyson vào tù thì chưa có cái hình xâm nào trên người nhưng khi ra khỏi tù thì người đàn ông vô địch quyền Anh hạng nặng này có một hình xâm dễ sợ trên mặt và một hình xâm Mao Trạch Đông trên ngực. Mike Tyson đã cho xâm những thứ ấy trong khi đang ở tù. Để nguyên Mike Tyson đã là một người dễ sợ rồi, nay thêm vài ba hình xâm trên người thì lại càng dễ sợ hơn.
Người thanh niên mà tôi vừa nhắc kể trên tên là Nguyễn Viết Dũng trong khi ở trong tù đã nhờ xâm một hàng chữ Anh và một hàng chữ Việt trên cánh tay trái. Hàng trên nguyên văn: Governments should be afraid of their people. 

Đây là câu của Alan Moore, một nhà văn người Anh: chính phủ phải sợ người dân. Người dân không nên sợ chính phủ. Chính phủ là công bộc, người dân là chủ. Đầy tớ thì phải sợ chủ. Chủ không phải sợ đầy tớ. Như vậy mới là dân chủ. Không có th dân chủ nào mà người dân phải sợ nhà nước. Nhưng ở Việt Nam thì nhà cầm quyền vẫn ngồi lên đầu lên cổ người dân. Nguyên tắc dân chủ được gói trong hàng chữ xâm trên tay của Nguyễn Viết Dũng, người thanh niên vừa ra khỏi nhà tù sau hơn một năm bị giam. 

Hàng chữ này được xâm trong khi Dũng đang ngồi tù. Đó là một việc làm can đảm của một thanh niên chủ trương rõ ràng: Nhà nước phải sợ người dân. Dũng đã không hề tỏ ra khiếp sợ nhà nước. Thích treo cờ Việt Nam Cộng Hòa thì Dũng treo một lá cờ ngay trên nóc nhà của mình. Thích quân lực Việt Nam Cộng Hòa thì anh kiếm cái field jacket của lính dù có đính cả phù hiệu của nhảy dù mặc vào xuống đường đi biểu tình ở Hà Nội. Thích cái phù hiệu của quân đội Việt Nam Cộng Hòa thì người thanh niên này kiếm mấy cái t-shirt gắn phù hiệu con ó có nền là cờ Việt Nam Cộng Hòa cùng mấy người bạn biểu tình ở bờ hồ Hoàn Kiếm.

Những việc làm ấy của Dũng đã thể hiện đúng ý nghĩa của câu tiếng Anh mà Dũng xâm trên cánh tay trong lúc đang ở tù.
Và dưới hàng chữ tiếng Anh là hai chữ SÁT CỘNG rất lớn, lớn hơn hàng chữ tiếng Anh. Hàng chữ lớn và dễ đọc, không thèm che dấu bất cứ ai. Muốn đọc thì đọc đi.
Mùa nực mặc chemisette ngắn tay hay chemise dài tay xắn lên một chút là để các anh công an đọc cho dễ.
Ôi sao mà trò xâm mình lại hay đến là như thế. Thành ngữ “xâm mình” lại càng rõ nghĩa trong trường hợp mấy dòng xâm trên cánh tay của Dũng: Liều mạng và không sợ bất cứ một thứ gì trên đời này. Đúng là ... xâm mình!


__._,_.___

Posted by: =?UTF-8?Q?NGUY=1AN_HO=C3

Wednesday, April 20, 2016

NGÀY 19-4-1975 PHAN THIẾT MẤT NGÀY 19-4-2016, PHẠM NGỌC CỬU ĐI TÌM ĐỒNG ĐỘI AI MẤT AI CÒN ?



-- Kính Chuyển
MG
NGÀY 19-4-1975 PHAN THIẾT MẤT
NGÀY 19-4-2016, PHẠM NGỌC CỬU
 ĐI TÌM ĐỒNG ĐỘI AI MẤT AI CÒN ?
Mường Giang (kbc 4508)


          Vậy mà cũng đã 41 năm rồi đó , thế nhưng thời gian gần nữa thế kỷ cũng không làm sao xóa mờ tận tuyệt những hình ảnh khắc đậm trên mỗi khuôn mặt đau thương của từng người mẹ, người vợ, người con và bạn bè chiến hữu, có thân quyến đã gục ngã trên quê hương hay trong các ngục tù của CSBV . Nhưng chính xương máu của các anh, mới là trường thành xây dựng một nước Việt Nam độc lập, tự do và hạnh phúc thật sự, chắc chắn phải có trong tương lai gần, giữa lúc cả nước và hải ngoại, muôn người như một đang đứng dậy, đối mặt ' tử chiến ' với kẻ thù của Dân Tộc VN : Đó là đế quốc Cộng Sản đang cai trị, nô lệ hóa dân tộc VN từ sau ngày non sông bị giặc cưởng chiếm, dầy xéo 1-5-1975.

          Sau 32 năm VNCH sụp đổ, ngày Chủ Nhật 15-4-2007 tại thủ đô tị nạn của người Việt Quốc Gia ở Miền Nam CA, lần đầu tiên sau ngày Trung Đoàn Bình Thuận rã ngủ tại Vũng Tàu vào trưa 30/4/75, theo lệnh đầu hàng của TT Dương Văn Minh, một Đại Hội được mang tên ' Ân Tình I ', được thể hiện với mục đích truy điệu, vinh danh và tưởng nhớ những người con thân yêu của Phan Thiết, Bình Thuận .. đã gục ngã trong cuộc chiến hay vẫn còn sau cuộc đổi đời, tuy nghi thức giản dị nhưng cũng đủ làm chảy nước mắt những người lính già hiện diện trong buổi lễ và đặc biệt là những tiếng khóc của những người vợ lính, có chồng chết trong các ngục tù CS, khi nghe bà Trương Đức Nghi, quả phụ cố Thiếu Tá Trinh Văn Bình, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 274 ĐP thuộc Tiểu khu Bình Thuận, khóc nhớ người chồng thân yêu, đã mất xác vào năm 1979 tại rừng núi Vĩnh Phú (Bắc Việt). Cùng bỏ thây trên đất Bắc còn có các vị Tỉnh Trưởng Bình Thuận Lưu Bá Châm, Đại Tá Nguyễn Khắc Tuân, Trung Tá Vương Đăng Phong (Tỉnh Trưởng Lâm Đồng, Tiểu Khu Phó Bình Thuận)..

          Hởi ôi con người đâu phải cây cỏ, thép đá, đâu phải cầm thú vô tình, nên đâu có ai nở ngoảnh mặt quay lưng với đồng đội mình. Ngày 19-4-1975 Phan Thiết mất vào tay đế quốc Cộng Sản Quốc Tế. Ngày 19-4-2007 giữa chốn quê người, tôi, tuy chỉ là một người lính già tàn phế, sau cuộc chiến chỉ còn trái tim cô đơn khô máu, mang một thân phận tũi buồn của kiếp lính quèn nhưng vẫn hiên ngang ngẫn mặt, vẫn đầy đủ tư cách của người lính ' VNCH ' , quỳ đây giữa trời đất mông mênh, cùng với sóng biển, đá núi và những cánh chim bạt ngàn, những sinh vật vô tình nhưng mang trái tim nhân thế, để dâng lên hương linh các anh hùng liệt nữ, trong đó có Những Người Con Thân Yêu Của Phan Thiết, Bình Thuận, vì đời, vì người, vì đại nghĩa dân tộc, nên đã ' VỊ QUỐC VONG THÂN ' . Đó là lòng tri ân thanh kính, mà chúng ta hôm nay, ngày mai và mãi mãi sẽ không bao giờ dám quên được.

          Cảm động biết bao những người lính còn sống sót của Bình Thuận sau ngày 19-4-1975, trong đó có cánh chim đầu đàn là Đại Tá Ngô Tấn Nghĩa và những Tiểu Đoàn Trưởng, Đại Đội Trưởng và quân nhân các cấp, có mặt tại Phan Thiết vào những giờ phút cuối cùng , đã ghi lại ' Thiên Hùng Ca Phan Thiết ' vào những ngày cuối tháng 4-1975.

' Tháng tư năm đó ta còn nhớ
Phan Thiết chìm trong lửa bạo tàn
Mười Chín giặc về gây khổ hận
Đạn tăng nghiền nát vạn con tim

Tháng tư hè tới ve rền hát
Hoa vẫn vô tư nhuộm đất trời
xác phượng nằm bên thây lính trận
Máu đào hòa lẫn cánh hoa tươi

Tháng tư mất nước ai quên được ?
Đồng đội năm nao xác ngập đường
Nơi bến, trên tàu trong xóm nhỏ
Những ngày tù ngục sống thê lương

Tháng ba giặc chiếm Ban Mê Thuột
Phan Thiết tháng tư xác ngập đường
Cả nước tháng năm thành địa ngục
Giờ đây sông núi vẫn đau thương .. ' '

          Phạm Ngọc Cửu sinh năm 1941 tại Ninh Hòa (Khánh Hòa), cựu học sinh và cầu thủ bòng tròn tại trường Trung Học Võ Tánh Nha Trang. Tốt nghiệp khóa 11 Đốc Sự Quốc Gia Hành Chánh (1963-1966), khóa 23 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức 1967 (cựu Trung Uý). Phục vụ tại Tòa Hành Chánh Bình Thuận từ 1967-1975, chức vụ cuối cùng là Phó Tỉnh Trưởng (1971-18/4/1975.

          Là một người có khả năng và tinh thần trách nhiệm nên khi giữ vai trò phó tỉnh, ông đã " quân sự hóa hành chánh " , bắt nhân viên đi làm hằng ngày mặc đồ đen kiểu cán bộ Xây dựng nông thôn và đưọc trang bị vũ khí cá nhân để tự vệ và phòng thủ đơn vị khi hữu sự..Sự thành công của Đại Tá Ngô Tấn Nghĩa trong việc làm Bình Thuận hồi sinh từ 1971-4/1975, một phần nhờ vào Phạm Ngọc Cửu đã giữ vững đưọc hậu phương an toàn.

          Sau ngày 1-5-1975 ông đi tù cộng sản, từ Nam ra Bắc (6 năm) rồi từ Bắc về Nam (7 năm), qua 7 trại tù tổng cộng là 13 năm, trong đó có 6 tháng bị biệt giam cùm chân tay trong xà lim vì cầm đầu tù nhân tại trại 5 Lý Bá Sơ (Thanh Hóa) chống lại cai tù VC.

          Tháng 2/1988 đưọc phóng thích, đến Mỹ qua diện HO -7 vào tháng 6/1991, sau mười bảy năm mới đoàn tụ gia đình tại thành phố Orlando (FL). Từ năm 2007 tới nay (2016), Ông là Hội Trưởng Hội Tương Trợ Cựu Chiến Binh Bình Thuận Hải Ngoại kiêm Trưởng Ban Tổ Chức các Đại Hội Ân Tình, mà lần thứ X sẽ khai mạc vào ngày Chủ Nhật (26-6-2016) tại thành phố Westminster California Hoa Kỳ.

          Năm nay, ngày 19-4-2016 ông Phạm Ngọc Cửu, một lần nữa thay mặt cho tỉnh/tiểu khu Bình Thuận, đi tìm đồng đội năm xưa, ai còn ai mất, để tất cả vào quán bên đường nới đất khách, mà tưởng tiếc lại những năm tháng đã buồn vui trên quê hương miền biển mân thân thương.

nơi quán khách, bên ngọn đèn hiu hắt
ta với hình sóng sánh chuyện mười phương
rồi bâng quơ nhớ tới chuyện sân trường
nhớ màu áo em yêu trong lớp học

tìm trên vách, tên bạn bè sống sót
moi giữa tim, dư ảnh kẻ thân sơ
loay hoay nhớ những bằng hửu vật vờ
xác đã mất nhưng hồn còn lẩn quẩn

kéo tất cả quây quần nơi quán vắng
đem tình người hàn gắn nỗi hờn căm
ta bao chục năm nhốt cuộc thăng trầm
cũng thả hết để hồn thơ mở hội

hỡi Phan Thiết, nơi đất người trôi nổi
hỡi em yêu, trong cổ mộ quê nhà
nhắc giùm ta kỷ niệm sắp phôi pha
để tiếp nối xót xa ngoài muôn dặm

ta sẽ giữ mối tình thơ nồng thắm
của trường xưa trên phím nhạc trơ vơ
ta sẽ cười vui trong lúc mỏi chờ
khi quán vắng qua đêm, buồn cô tịch

          20-4-1975, Bình ThuậnT coi như đã lọt vào tay CSBV, VC lập ra ủy ban quân quản thị xã, do thiếu tá VC Từ quảng Tuyên làm Chủ tịch, khắp nơi lập ra 16 địa điểm để các quân, công,cán,cảnhVNCH tới khai báo trình diện, để cùng nhau vào địa ngục trần gian tại Cà Tót, Huy Khiêm,Sông Mao và mọi nẽo đường tận tuyệt.

          Hởi ơi đời là vậy đó, lính khổ như thế đó nhưng có bao nhiêu người cần biết tới họ, ngoài những bà mẹ già một lần tiển con thơ lên đường nhập ngũ, những cô gái có người yêu là lính chiến, chỉ một lần và một lần thồi rồi trở thành nàng Tô Thị Vọng Phu trông chồng nơi biên tái như Trương Đức Nghi, Hồ Thị Ngọc Trai.. và muôn ngàn người yêu, người vợ của lính, nay chỉ biết âm thầm thay chồng nuôi con. Đó đời lính, đời phế binh, đời quả phụ cô nhi của VNCH thảm thê tận tuyệt, không phải chỉ xảy ra trong quá khứ mà tới bây giờ vẫn hận hờn tê tái, đó là chưa nói tới nổi đau bị chính bạn bè đồng đội ta vì đố kỵ mà nhẩn tâm đâm tan nát trái tim người.

          Cho nên nổi đau của lính trong quá khứ, tưởng đâu đã hóa đá theo nàng Tô Thị Vọng Phu.. nay bổng bừng lên ánh lửa hồng soi sáng những khuôn mặt đẹp của người chinh phụ VNCH, bên cạnh hình ảnh phi thường của người lính trận. Tất cả cùng đóng góp máu xương để tô bồi thêm dầy những trang Việt Sử. 19-4-1975 tuy Phan Thiết bị lọt vào tay giặc nhưng các Anh đã chiến đấu thật hào hùng cho tới giây phút cuối. Máu người lính trận thấm vào đá núi cây rừng, hòa chung trong giòng nưóc Mường Giang, trở thành bất tử như những địa danh Tà Dôn, Tà Cú, Tháp Nước, Ngôi trường.. để đời đời con cháu mai sau được xanh hạnh phúc. Các Anh đã viết tiếp những trang Sử Vàng Ba Trăm Năm Bình Thuận, làm chói lọi rực sáng thêm nòi giống Lạc Hồng, khiến cho người lính già, đang vất vưởng úa tàn ngoài biên tái mà cứ tưởng như mình đang cùng đồng đội trẩy bước quân hành, qua những con đường quê hương biển mặn, giữa hai hàng người hân hoan chào đón, trong đó có người em gái thơ ngây, mà tôi trót thương yêu năm nào.

          Đời lính như vậy, sao ta không buồn ?

Xóm Cồn  Hạ Uy Di
tháng 4-2016
Mường Giang


__._,_.___

Posted by: Ho Dinh 

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-16/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link