Saturday, December 8, 2012

Nghệ thuật ...đái đường dành cho dàn ông & dàn bà


Subject: Fwd: Nghệ thuật ...đái đườn dành cho dàn ông & dàn bà

Nghệ thuật ...đái đường dành cho dàn ông 
- http://www.youtube.com/embed/2MsEaRbVuzs?feature=player_embedded



 

Nghệ thuật ...đái đường dành cho dàn bà 


       




Lý Tưởng, Lý Thuyết và Thực Tế Trong Công Cuộc Đấu Tranh Giải Thể Cộng Sản


 

Lý Tưởng, Lý Thuyết và Thực Tế Trong Công Cuộc Đấu Tranh Giải Thể Cộng Sản

(12/07/2012)

Tác giả : Nguyễn Quang Duy

Hai bài viết trứơc người viết đã ứng dụng lý thuyết trò chơi để phân tích một số sự việc đang xẩy ra, bài đầu phân tích trận đánh “đồng chí X” và bài kế là việc công an cộng sản bắt bạn trẻ Nguyễn Phương Uyên. Cả hai bài nhận được rất nhiều góp ý từ bạn đọc, bài viết này mong trả lời một số góp ý về lý thuyết trò chơi bằng cách ứng dụng lý thuyết này phân tích một sự việc mà tất cả mọi thành viên tham dự đều hưởng lợi, không kẻ thắng người thua.

Lý Tưởng Tự Do

Trong một bài diễn văn phát biểu trước cộng đồng, ông Nguyễn văn Bon chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại Victoria cho rằng chính trị và trò chơi không thể đi chung với nhau và đưa ra nhận xét đại ý như sau: lý thuyết trò chơi chỉ là một phương cách lý giải của các học giả Tây Phương còn người Việt chúng ta đấu tranh giải thể cộng sản phải dựa trên lý tưởng tự do.

Một người trẻ sinh sau 30-4-1975 lớn lên tại Úc như ông Bon nếu không tràn đầy lý tưởng thì đã không đứng ra nhận lãnh vai trò đại diện cho một cộng đồng đang trong thời kỳ khủng hỏang: hai lần bị đưa ra tòa. Nếu không có một lý tưởng cụ thể ông Bon đã không đứng ra kêu gọi cộng đồng biểu tình nêu đích danh bọn Việt gian và có thể bị chúng đưa ra tòa, hay biểu tình ủng hộ đồng bào quốc nội đứng lên giải thể cộng sản. Nếu không có một lý tưởng cụ thể ông Bon cũng khó có vượt qua muôn vàn khó khăn thường gọi “ăn cơm nhà vác ngà voi” phục vụ cộng đồng. Và nếu không có một lý tưởng ông Bon khó có thể “làm dâu trăm họ” dung hòa được quá nhiều các khuynh hướng khác nhau trong một cộng đồng.

Nhìn rộng hơn, từ 1945 đến nay nhiều thế hệ Việt Nam đã hy sinh trong cuộc đấu tranh chống độc tài cộng sản, nếu không có một lý tưởng vững chắc chúng ta đã không một quốc gia Việt Nam, một miền Nam tự do và một hải ngọai nhiệt tình đấu tranh cho tự do và dân chủ. Lý tưởng và niềm tin tất thắng của người Việt tự do luôn gắn liền với tình cảm yêu chuộng tự do và thương yêu đất nước dân tộc.

Lý Trí và Lý Thuyết

Trong khi ấy người Tây Phương, và nhất là người Mỹ hành xử theo lý trí ít xử dụng tình cảm. Lý thuyết trò chơi lại được phát triển tại Hoa Kỳ, nên phương pháp vận dụng chính yếu là dựa trên khoa học và lý trí.

Quan sát cuộc tranh cử Tổng thống Hoa Kỳ các ứng cử viên ra tranh cử đều tràn đầy lý tưởng tự do, họ đều hãnh diện và đều đặt quyền lợi của Hoa Kỳ lên trên. Nhưng quan niệm về tự do của mỗi ứng cử viên mỗi khác, vì thế mỗi người lại đề ra chính sách khác nhau cạnh tranh với nhau nhằm đưa đất nước Hoa Kỳ tiến lên. Qua những cuộc tranh luận công khai và công bằng của những người tranh cử, người dân Hoa Kỳ có điều kiện chọn lựa ứng cử viên thích hợp nhất đại diện cho mình.

Điều đặt biệt là ngay khi có kết quả sơ khởi, biết mình thất cử, Thượng Nghị Sĩ Romney đã long trọng gởi lời chúc mừng đến Tổng Thống Obama và ngược lại ông Obama lại mời ông Rommey cộng tác để cùng quản trị quốc gia. Trong kỳ tranh cử trước, bà Clinton là đối thủ quan trọng nhất của ông Obama, nhưng ngay sau khi đắc cử ông Obama đã mời bà Clinton giữ vai trò Ngọai Trưởng và bà đã luôn sát cánh bên ông trong 4 năm qua. Đây là phương cách suy nghĩ (way of thinking) vô cùng thực tế của người Hoa Kỳ, người viết tin rằng chúng ta nên học hỏi.

Như đã thảo luận trong bài trước mỗi ứng cử viên tranh cử Tổng Thống đều có một Ban Tham mưu, Ban Tham mưu này dựa trên tin tức thâu nhặt từ đôi bên, họ phân tích đối phương, họ nhận định chính mình và ứng dụng lý thuyết trò chơi để đưa ra những quyết định đúng đắn nhất giúp ứng viên thắng cử. Người Hoa Kỳ ít dùng tình cảm không phải vì họ thiếu tình cảm với nhau, mà bởi vì họ sinh họat và cạnh tranh với nhau dựa trên Hiến Pháp và Luật Pháp quốc gia.

Thực Tế

Trên thực tế mỗi ngày mỗi người chúng ta đều chỉ có 24 tiếng, vừa lo kiếm sống, vừa lo gia đình, vừa lo phục hồi sức khỏe, vừa có những khuynh hướng đóng góp xã hội khác nhau, công việc cộng đồng hay đấu tranh chính trị lại là những công việc thiện nguyện.

Mỗi ngừơi thì lại có quá nhiều khác biệt từ tính tình, trình độ, khả năng,… đến tuổi tác, đức tin, … Mỗi người mỗi khác không ai giống ai. Việc giả sử mọi người đều chung một lý tưởng, một tình cảm và mong muốn người khác đóng góp như mình là một điều thiếu thực tế, dễ giam mình trong một khuôn khổ chật hẹp, dễ trở thành độc đóan hay tự cô lập chính mình. Trong sinh họat chính trị những người như vậy một đôi khi còn bị xem là độc quyền chính trị hay độc quyền chống cộng.

Nói tóm lại khi một tập thể, một xã hội, một quốc gia, một thế giới càng phát triển thì lý tưởng và tình cảm chỉ là những yếu tố cần nhưng không đủ. Mỗi người cũng cần có một nguyên tắc làm việc riêng, mỗi tổ chức cần phải có một nội quy hay một cương lĩnh, mỗi quốc gia cần Hiến Pháp và Luật Pháp để mọi người tuân hành. Còn thế giới thì cần có những giá trị chung để mọi quốc gia có thể sống hài hòa cùng chia sẻ những thành quả nhân lọai tạo ra.

Trở lại với bài phát biểu, ông chủ tịch Cộng đồng Nguyễn văn Bon nhìn nhận sự khác biệt giữa các cá nhân và tổ chức bên trong Cộng đồng là chuyện thường tình nhưng theo ông trong công cuộc đấu tranh giải thể cộng sản mọi người cần phải đặt quyền lợi chung lên trên và đóng góp trong hòan cảnh mình có được. Khó có thể phản đối được ý kiến của ông Bon, thế thì tại sao đã hơn 37 năm chúng ta vẫn chưa thể thực hiện được điều này ? Có phải vì chúng ta đấu tranh dựa trên lý tưởng và tình cảm là chính, chúng ta đã bỏ quên nhiều yếu tố khác quan trọng hơn ?

Ông Bon cũng cho rằng chính trị và trò chơi không thể đi chung với nhau. Trong năm nay người viết đã chia sẻ với bạn đọc nhiều góc cạnh khác nhau của hai chữ chính trị: từ việc Khối 8406 không phải là một tổ chức chính trị, đến tư tưởng tòan dân chính trị của Đức Thầy Hùynh Phủ Sổ … Nếu chúng ta xem chính trị như một cách để quản lý quốc gia thì Bản Hiến Pháp chính là giá trị chung để mọi người trong một quốc gia đặt quyền lợi chung lên trên cùng đóng góp trong điều kiện và hòan cảnh cho phép.

Còn trong một cộng đồng muốn đặt quyền lợi chung lên trên chúng ta cần phải tôn trọng những giá trị chung. Giá trị chung đó chính là Bản Nội Quy. Chủ Nhật 25-11-2012 vừa qua, sau hơn ba năm làm việc Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại Victoria vừa biểu quyết thông qua một bản nội quy mới. Là một thành viên trong Ban Tu Chính Nội Quy, người viết xin tiếp tục dựa trên năm yếu tố cơ bản của Lý thuyết trò chơi để chỉ thấy sự quan trọng của một bản Nội Quy trong sinh họat dân chủ. Nội quy chính là nền tảng cho một “trò chơi” mà tất cả mọi thành viên cộng đồng tham dự đều hưởng lợi ích.

Bài này sẽ không đi vào chi tiết của bản Nội Quy mới hay thủ tục để được trên 80 phần trăm đồng hương và đại diện các Hội Đòan tham dự Đại Hội biểu quyết thông qua.

Người Chơi (Players)

Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu - Tiểu bang Victoria gọi tắc là Cộng đồng được thành lập từ cuối thập niên 1970, cả về pháp lý lẫn trên tinh thần là đại diện chính thức và duy nhất cho toàn thể người Việt tự do sinh sống tại tiểu bang Victoria. Ban Chấp Hành Cộng đồng được đồng hương cư ngụ tại Victoria bầu ra trong những cuộc bầu cử theo thể thức phổ thông đầu phiếu. Họ điều hành cộng đồng, họ chịu trách nhiệm trước đồng hương (cộng đồng) và trước pháp luật.

Có lúc họ cần điều động đến cả ngàn người phụ giúp hay vài chục ngàn người tham dự như Hội Chợ Tết hay các cuộc biểu tình lên đến vài ngàn người tham dự. Nhưng cũng có những sinh họat chỉ cần vài người trong Ban Chấp Hành đứng ra đại diện cho tòan thể cộng đồng.

Một Ban Chấp Hành được đồng bào tiếp tục ủng hộ khi họ có lý tưởng, có đạo đức, có trách nhiệm và có khả năng để điều hành công việc cộng đồng. Muốn công việc được hòan thành tốt đẹp họ phải luôn luôn mở cửa mời gọi thêm người tiếp tay đóng góp. Nói theo lý thuyết trò chơi, tất cả những người có tham gia các sinh họat đều là những người chơi. Nhưng lẽ đương nhiên nếu thiếu một bản Nội Quy tốt mỗi người sẽ tìm cách chơi theo phương cách có lợi nhất cho mình và cho những người ủng hộ.

Quy tắc hay luật chơi

Ban Chấp Hành có trách nhiệm thì họ phải có quyền. Quyền của họ phải được ghi rõ trong bản Nội Quy và bản Nội quy này phải được chính phủ tiểu bang Victoria nhìn nhận.

Bên cạnh Ban Chấp Hành là một Hội Đồng Cố vấn và Giám Sát do các Hội đòan sinh họat trong Cộng đồng bầu ra, và một số các Ủy Ban do các thành viên tham dự các Đại Hội bầu chọn. Hội Đồng Cố vấn - Giám Sát, các Ủy Ban, các thành viên chỉ giữ vai trò trợ giúp cho Ban Chấp Hành thực hiện các trách nhiệm được người dân giao phó. Mô hình cộng đồng khác với mô hình tam quyền phân lập của một quốc gia, Ban Chấp Hành do dân trực tiếp bầu ra, họ chịu trách nhiệm trước cộng đồng và trước pháp luật, thế nên Ban Chấp Hành là những người duy nhất nắm thực quyền.

Bản Nội Quy còn ghi rõ nguyên tắc, biểu tựơng cờ vàng ba sọc đỏ, mục đích, phương cách tổ chức và phát triển, … thủ tục để truất phế Ban Chấp Hành. Khi Ban Chấp Hành được trao thực quyền, cũng cần nêu rõ thủ tục để truất phế nếu chính Ban Chấp Hành vi phạm Nội Quy. Những thành viên càng sinh họat gắn bó với cơ cấu cộng đồng lại càng cần hiểu rõ những điều khỏan trong Bản Nội Quy để họ không vi phạm những quy ước đã được cộng đồng công nhận.

Bản Nội Quy cũng hướng đến việc trao quyền hành và trách nhiệm cho các thế hệ tương lai. Riêng về chính trị Việt Nam, vai trò của thế hệ đi trước và hôm nay là đấu tranh giành lại tự do cho Việt Nam, thì thế hệ tiếp nối cũng cần tiếp tục đấu tranh để xây dựng tự do và dân chủ cho Việt Nam.

Bản Nội Quy vì thế không phải chỉ là quy tắc mà còn là giá trị chung cho tòan thể cộng đồng.

Phạm vi của Trò Chơi (Scopes)

Như đã nói ở bên trên, về pháp lý và trên tinh thần (chính danh), Ban Chấp Hành Cộng đồng là đại diện chính thức cho toàn thể người Việt tự do sinh sống tại tiểu bang Victoria. Tiếng nói của họ không phải chỉ trong phạm vi tiểu bang Victoria hay nước Úc, tiếng nói của họ mang một tầm vóc quốc tế đại diện cho tòan thể người Việt tự do cư ngụ tại Victoria.

Bản Nội Quy chủ yếu để những người muốn tích cực tham gia sinh họat cộng đồng biết mà tôn trọng lẫn nhau. Bản Nội Quy cũng giúp những người Việt đang sống tại Victoria cũng như các thế hệ tiếp nối nhìn nhận và tham gia những sinh họat cộng đồng.

Chiến Thuật (Tactics)

Trong phạm vi bài này, chiến thuật là phương cách tham gia sinh họat cộng đồng. Thiếu một bản Nội Quy minh bạch, hợp tình và hợp lý là nguyên nhân của những bất ổn cộng đồng.

Bản Nội Quy cũ cũng chỉ vì có những điều khỏan không rõ mới dẫn đến việc một chủ tịch Hội Đồng Tư Vấn và Giám Sát (tên cũ) ra thông báo triệu tập Đại Hội Bất Thường để truất phế chủ tịch Cộng đồng.

Thêm vào đó là một số điều khỏan thiếu thực tế không thể áp dụng được khi cần tới. Thí dụ Ban Chấp Hành có quyền mua tài sản như đất xây Đền thờ Quốc Tổ nhưng Nội Quy không cho phép họ bán hay vay mựơn để tiếp tục phát triển cộng đồng.

Một bản nội quy như thế dễ dẫn đến việc thành viên thay vì cùng nhau đóng góp xây dựng và phát triển cộng đồng, cũng như liên kết đấu tranh cho dân chủ và tự do tại quê nhà, lại quay ra công kích lẫn nhau để đối phương lợi dụng và đồng hương xem thường. Thậm chí còn đưa nhau ra trước pháp luật như đã hai lần xẩy ra tại Victoria.

Một bản Nội Quy minh bạch, thuận tình, thuận lý, mọi thành viên sẽ không tìm cách tranh đua thắng thua mà đặt quyền lợi chung lên trên cùng gắn bó với nhau, người có công góp công, người có của góp của, người có tài góp sức để đưa cộng đồng càng ngày càng thăng tiến.

Giá trị gia tăng (Added values):

Sống trên đất khách quê người, người Việt nào cũng mong muốn có một cộng đồng hài hòa từng bước hội nhập vào xã hội Úc, nhưng vẫn duy trì những bản sắc văn hóa dân tộc và bản sắc của một cộng đồng tị nạn cộng sản. Mọi người đều mong muốn quê hương sớm có tự do dân chủ để hội nhập vào thế giới văn minh. Một bản Nội Quy minh bạch, có tình, có lý sẽ gia tăng giá trị cho mỗi người tham gia sinh họat cộng đồng và sẽ gia tăng giá trị cho tòan thể cộng đồng người Việt tự do. Mọi người sẽ đặt quyền lợi chung lên trên và đóng góp trong hòan cảnh mình có được để thực hiện các mục tiêu đã đề ra, trong đó có mục tiêu chính trị là mang nhân quyền dân chủ tự do đến cho dân tộc Việt Nam.

Lý thuyết trò chơi là phương cách suy nghĩ

Từ thời chiến quốc, Tôn Tử dạy cho người chỉ huy khi cầm quân phải biết vận dụng lý trí “biết người biết ta trăm trận trăm thắng”. Hiểu được binh pháp Tôn Tử bạn sẽ thấy Tôn Tử cũng xem việc điều binh khiển tướng như một phương cách, một “trò chơi” để nắm quyền và để cai trị đất nước. Đến nay tư tưởng Tôn Tử vẫn còn nguyên giá trị và đã trở thành tinh hoa tư tưởng của nhân lọai.

Nói rõ hơn lý thuyết trò chơi không phải là một sáng chế của người Tây Phương hay của người Hoa Kỳ. Nhưng người Mỹ rất thực tiễn nên đã hệ thống hóa những tinh hoa của nhân lọai thành những lý thuyết đem ra ứng dụng trên thực tế. Ngày nay người Mỹ đã biến lý thuyết trò chơi thành phương cách suy nghĩ (way of thinking) để ứng xử trong đời sống hằng ngày nhất là trong sinh họat chính trị. Phương cách suy nghĩ này đã trở thành phương cách suy nghĩ của những người đang tiếp xúc với nhau trong một nền văn minh dân chủ và khai phóng tòan cầu. Thay vì tranh giành thắng thua con người sẽ ứng xử với nhau theo nguyên tắc đôi bên cùng có lợi, mọi người đều có lợi.

Trở lại Hòan Cảnh Việt Nam

Tại Việt Nam đảng Cộng sản là đảng cai trị, Hiến Pháp và luật pháp chỉ là công cụ cai trị. Khi đảng Cộng sản còn thế, còn lực, còn thực quyền thì họ lấy Cương lĩnh và kỷ luật sắt để duy trì quyền lực. Thời và thế đã thay đổi, đảng cộng sản đã đưa đất nước lâm vào khủng hỏang tòan diện, họ đang cố gắng vùng vẫy thóat ra, nhưng càng vùng vẫy lại càng bế tắc, dẫn đến sự tan rã từ tư tưởng đến thực tế.

Chỉ một năm về trước Tổng Bí Thư đảng Cộng sản còn tự tin phát động phong trào “phê và tự phê”, nhưng bây giờ ông lại phải tự thú: "Kỷ luật mà không tính kỹ thì lại rối, mai kia là ân oán, thù oán, đối phó, thành phe phái, rối nội bộ."

Ông Trọng đã nhận ra đựơc bế tắc của một nhà nước không thượng tôn pháp luật nhưng ông lại quên rằng những người ông sợ gây thù truốt óan lại là những tội đồ của dân tộc. Cá nhân ông đã có tội vì đại diện cho tập thể vi phạm luật pháp, nay ông lại vứơng vào tội sợ mất “Đảng”, sợ thù óan mà thỏa hiệp với đàn sâu đục khóet quốc gia thì tội của ông càng ngày càng chồng chất.

Ông Trọng cần sáng suốt nhận rõ sự sụp đổ của chế độ cộng sản đã gần kề và để tránh sự đổ vỡ tòan diện con đường duy nhất là phải dân chủ hóa Việt Nam. Muốn thế, giới cầm quyền cộng sản phải chủ động và thực tâm cùng các tổ chức và cá nhân đấu tranh chính trị ngồi lại thảo luận về một lộ trình dân chủ mà mục tiêu chính là sọan một Hiến Pháp Dân Chủ cho Việt Nam.

Nếu giới cầm quyền cộng sản tiếp tục ngoan cố chống lại khuynh hướng dân chủ tòan cầu, chống lại đòi hỏi dân chủ ngày càng tăng của người dân, tiếp tục đàn áp người đấu tranh và cấu kết với ngọai bang bán nước thì bánh xe lịch sử sẽ nghiền nát họ và gia đình. Quay về với dân tộc, dân chủ hóa Việt Nam là con đường duy nhất để cứu sống họ và gia đình.

Về phía những người đấu tranh, lý tưởng và tình cảm chỉ là những điều kiện cần cho việc đấu tranh chính trị với cộng sản. Nắm được lý thuyết và ứng dụng được lý thuyết vào thực tế đấu tranh là điều kiện đủ để Việt Nam có dân chủ tự do.

Kết Luận

Lý thuyết “trò chơi” chỉ là tên gọi của một lý thuyết có thể ứng dụng phân tích mọi vấn đề xã hội. Nếu ta quá nặng chữ “trò chơi” chúng ta sẽ không thể nào hiểu được và ứng dụng vào thực tiễn.

Lý thuyết trò chơi dựa trên lý trí, người tham dự cuộc chơi vẫn giữ được sự khác biệt và sự độc lập cá nhân nhưng hành xử thích nghi với hòan cảnh thực tế. Lý thuyết trò chơi trở thành phương cách suy nghĩ thực tế để mọi người tham dự đồng có lợi. Thời đại hiện tại không còn phải thời đại thắng thua mà là thời đại của mỗi người và mọi người đặt mọi quyền lợi của cộng đồng, của dân tộc, của nhân lọai lên trên để tối đa lợi ích cho mình và cho nhân quần xã hội.

Cuối năm nay Cộng đồng Người Việt Tự Do tại Victoria đã biểu quyết thông qua một Nội Quy nhằm gắn bó mọi người Việt tự do sinh sống tại Victoria. Hy vọng năm tới Việt Nam sẽ có một Hiến Pháp Tự Do Dân Chủ gắn bó mọi người, trong và ngòai nước, để đồng lòng vượt qua khủng hỏang đưa đất nước đi lên hòa nhập cùng văn minh nhân lọai.

Nguyễn Quang Duy
Melbourne, Úc Đại Lợi
6/12/2012

 

 

 

 

 

 
 dangnguoivietyeunguoiviet.org

Đảng Cúi Mãi Dân Sao Ngóc Lên Được?


 

Đảng Cúi Mãi Dân Sao Ngóc Lên Được?

(12/07/2012)

Tác giả : Phạm Trần

Nếu Lãnh đạo đảng và nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam cứ mãi cúi trước người Trung Quốc thì đến bao giờ dân mới ngóc đầu lên được?

Câu hỏi này đang sôi sục trong đầu người dân ở Việt Nam vào cuối năm 2012 khi Trung Cộng đã chứng minh bằng hành động sẽ chiếm vĩnh viễn chủ quyền ở Biển Đông.

Hãy kể ra một số việc điển hình:

-Bắc Kinh đã công khai đem hàng ngàn thuyền cá bao vây đánh bắt tự do trên vùng biển của Việt Nam, sau khi đã thường xuyên bắn giết, bắt giam, tích thu tài sản ngư dân Việt Nam rồi bắt chuộc tiền, buộc ký giấy đã xâm phạm lãnh thổ của Trung Cộng.

-Họ ngang nhiên khai thác dầu khí ngay trong vùng Vịnh Bắc Bộ và đang chuẩn bị đào dầu ở vùng Hòang Sa mà họ đã chiếm từ tay Việt Nam Cộng Hòa năm 1974 và Trường Sa, nơi họ cũng đã chiếm mất 8 đảo đá ngầm từ tay quân đội CSVN năm 1988.

-Tổng công ty Dầu khí hải dương Trung Quốc (China National Offshore Oil Corp – CNOOC) còn khoanh vùng để gọi đấu thầu quốc tế ngay trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

-Thành lập Bộ Chỉ huy quân sự, cơ quan hành chính, tổ chức chính quyền cho Thành phố Tam Sa thành lập từ ngày 24/07/2012. Họ cũng đang tổ chức du lịch, nghiên cứu đáy biển, thăm dò tài nguyên trên tòan vùng Tam Sa chiếm từ 80 đến 85% diện tích trên 3,000 cây số vuông bao gồm Hòang Sa-Trường Sa và Trung Sa (bãi Macclesfield và bãi cạn Scarborough hay còn gọi là Bãi Cỏ Rong có tranh chấp giữa Trung Cộng và Phi Luật Tân).

Nếu Bắc Kinh nắm Tam Sa, chỉ còn lại từ 20 đến 25% diện tích Biển Đông dành cho 4 nước có tranh chấp trực tiếp với họ gồm Việt Nam, Phi Luật Tân, Mã Lai Á và Brunei. Bắc Kinh sẽ tự do hòanh hành trong vùng “ao nhà” của họ, gây nguy hiểm cho an ninh tòan khu vực và đe dọa an ninh hàng hải của Thế giới từ Ấn Độ Dương qua Bắc Đại Tây Dương.

Một cuộc chiến trên Biển Đông với Trung Cộng có thể đến từ những nước trong khối ASEAN có tranh chấp, Nhật Bản hay Hoa Kỳ là điều không viễn vông.

Ấy là chưa kể Đài Loan đang chiếm giữ đảo Ba Bình, lớn nhất trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam từ Đệ nhị Thế chiến. Đảo này có chiều dài 1,360 mét và chiều rộng 350 mét.

-Ngày 15/5/2012, Trung Quốc phát hành Hộ chiếu có hình Lưỡi Bò, một bước xâm lược mới vi phạm chủ quyền Việt Nam.

-Ngày 30-11-012, các thuyền đánh cá của Trung Cộng đã cố tình quấy phá và cắt cáp tầu khảo sát địa chấn Bình Minh 2 của Tập đòan Dầu khí Việt Nam ở khu vực đảo Cồn Cỏ trong vùng Vịnh Bắc Bộ (nhìn từ Huế ra biển).

Đây là lần thứ hai tầu Bình Mình 2 bị phiá Trung Cộng cắt cáp. Lần thứ nhất xẩy ra vào ngày 26-5-011 khi con tầu này bị 2 tầu Hải Giám Trung Cộng đe dọa rồi cắt cáp trong vùng biển Phú Yên.

LÊ KHẢ PHIÊU VÀ LÃNH ĐẠO TẦU

Tất cả những sự việc nghiêm trọng này xẩy ra nhịp nhàng với những “lời ca xướng họa” của Lãnh đạo Việt-Trung lúc nào cũng “vừa là đồng chí vừa là anh em”. Hay luôn luôn kẻ tung người hứng sống chung hòa bình theo phương châm “16 chữ vàng” và “tinh thần 4 tốt” của Tuyên bố chung 1999 giữa Tổng bí thư đảng CSVN Lê Khả Phiêu và Tổng Bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc Giang Trạch Dân.

Nhưng phương châm 16 chữ do ông Giang Trạch Dân tạo ra rồi giao cho phía Việt Nam chấp hành, theo đó hai nước thống nhất chủ trương “Ổn định lâu dài, hướng tới tương lai, láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện” và lúc nào cũng phải là "láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt".

Nghe qua thì người Việt Nam nào không yên lòng mở cờ trong bụng, nhưng cũng vào thời điểm này, ông Lê Khả Phiêu đã phải đồng ý Bản đồ phân chia lại Biên giới dành phần hơn cho Trung Quốc qua chứng minh mất phần đẹp nhất của thác Bản Giốc và Nam Quan.

Việt Nam cũng “đương nhiên” mất luôn những phần đất bị lính Tầu chiếm trong cuộc chiến tranh Biên giới năm 1979 và nhiều khu vực đất của Việt Nam cho người Trung Hoa mượn để chon mồ mả tổ tiên ở các bản, làng dọc biên giới hai nước.

Bằng chứng cắt đất cho Trung Cộng của ông Lê Khả Phiêu trong “Hiệp ước biên giới trên đất liền”, ký ngày 30 tháng 12 năm 1999 đã được Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên Đại sứ của CSVN tại Bắc Kinh từ 1974 đến 1989 cho biết :

“Đánh ta năm 1979 một mặt gạt bỏ sự hàm ơn của ta đối với những giúp đỡ trước đây của nhân dân Trung Quốc, mặt khác tự phơi bày ý đồ vụ lợi trong sự viện trợ cho ta. Khi không đạt được thì trở mặt….Năm 1984, Trung Quốc huy động một Trung đoàn với hỏa lực mạnh liên tục tấn công bắn giết phân đội quân ta đóng giữ cao điểm 1.502 ở huyện Vị Xuyên, cuối cùng chiếm lấy cao điểm ấy làm điểm quan sát từ xa, nhòm vào nội địa ta. Ở biên giới phía Bắc nước ta từ trước đến nay, dân hai bên đã có những việc xâm canh, xâm cư, dân ta cũng có một số điểm xâm canh sang đất Trung Quốc, diện tích không đáng kể, dân Trung Quốc xâm canh, xâm cư sang nước ta tại rất nhiều điểm, tổng diện tích khá lớn. Trong đàm phán phân định biên giới, Trung Quốc luôn nêu lên “phân định theo hiện trạng”, tranh luận qua lại, Trung Quốc luôn nêu “nhân nhượng lẫn nhau vì đại cục (?), cuối cùng Trung Quốc vẫn ăn hơn thì mới chịu. Thác Bản Giốc vốn của ta nay họ chiếm đứt được một nửa. Xưa Nguyễn Trãi tiễn cha đến tận ải Nam Quan, trước nay ta vẫn nói đất nước ta từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau, sau đàm phán, biên giới nước ta tụt lùi xuống mãi đến chợ Tân Thanh, đối diện đã là trụ sở hải quan của Trung Quốc….”

(17-03-2010, Bauxite Viet Nam)

Một năm sau, ngày 25 tháng 12 năm 2000, cũng vẫn dưới thời Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, đảng Công sản Việt Nam lại ký với Trung Cộng “Hiệp định về phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của hai nước trong vịnh Bắc Bộ” và “Hiệp định hợp tác nghề cá ở Vịnh Bắc Bộ” gây thiệt hại không những chủ quyền trên biển mà còn mất cả tài nguyên, vựa cá truyền thống của ngư dân Việt Nam.

Quốc hội Việt Nam không hề được đảng tham khảo hay được đọc các văn kiện lịch sử này mà vẫn “nhắm mắt” chấp thuận.

Sau ông Phiêu đến phiên Tổng Bí thư đảng Nông Đức Mạnh, liên tục hai khoá đảng IX và X (từ 2001-2010) nhận tiếp áp lực từ Trung Cộng do ông Phiêu chuyển sang để phải đồng ý cho Bắc Kinh vào khai thác Bauxite trên Tây Nguyên.

Dự án Bauxite ở Tân Rai (Lâm Đồng) và Nhân Cơ (Đắk Nông), cơ bản đồng ý với Trung Cộng từ năm 2001 và thực hiện từ năm 2007, đã bị dư luận, đa số trong giới trí thức, chuyên viên, kể cả Đại tướng Võ Nguyên Giáp phản đối nhưng đảng không làm sao thoát khỏi gọng kìm của Bắc Kinh.

Cho đến cuối năm 2012, dù đã bỏ ra không biết bao nhiêu ngàn tỷ bạc của dân, vẫn chưa thu về được một đồng xu mà viễn ảnh có lời thì mù mịt. Nguy cơ “trái bom bùn đỏ” thập tử nhất sinh và nền an ninh quốc gia bị người Tầu ngồi trên Tây Nguyên đe dọa vẫn đang treo trên đầu người dân.

Đã có nhiều lời khuyên tâm huyết nên “đình chỉ” để tránh họa cho dân nhưng đảng cứ cố đấm ăn xôi “bong bóng” của Trung Cộng!

Từ 4 bài học thỏa hiệp Biên giới, vịnh Bắc Bộ, Nghề cá và Bauxite sang áp lực ở Biển Đông, dường như Lãnh đạo Việt Nam vẫn còn “lạnh cảm” khiến trong dư luận người ta đã râm ran nghĩ đến lời cảnh giác “cõng rắn cắn gà nhà” của Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang đưa ra trong Bài viết của ông dịp Lê Quốc khánh 2/9/2012.

Ấy là chưa kể nhiều ngàn mẫu rừng chiến lược và vùng ven biển “hái ra bạc, khạc ra tiền” cũng đã nằm trong tay các Công ty trúng thầu “khó hiểu” với lý do khai thác không minh bạch của người Tầu!

Nhưng ai là người đã hay sẽ mang tội “phản quốc” này thì sẽ có Lịch sử làm chứng. Bây giờ, vào thời điểm cuối năm 2012, mọi người phải suy nghĩ tiếp về thái độ tiếp tục cúi đầu trước Trung Cộng của nhiều người trong hàng ngũ Lãnh đạo đảng, Quân đội và Nhà nước.

VAI TRÒ NGUYỄN PHÚ TRỌNG

Chẳng hạn như trong ngày 2/12 (2012) tại cuộc tiếp Đòan đại biểu Trung Hoa do ông Lý Kiến Quốc, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Uỷ viên trưởng Uỷ ban Thường vụ kiêm Tổng Thư ký Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc, dẫn đầu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói: “Quan hệ hai Đảng, hai nước do Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Mao Trạch Đông và các thế hệ lãnh đạo hai Đảng, hai nước dày công vun đắp, nay đã trở thành quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện. Những năm qua, quan hệ hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước đã không ngừng phát triển, đó là cơ sở quan trọng để hai bên tăng cường giao lưu, hợp tác trên mọi lĩnh vực, đồng thời giải quyết thoả đáng các vấn đề còn tồn tại, trong đó có vấn đề trên biển, qua đó không ngừng thúc đẩy quan hệ láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện Việt - Trung phát triển một cách lành mạnh, ổn định, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.” (Theo Thông tấn xã Việt Nam,TTXVN)

Ông Lý sang Việt Nam có mục đích thông báo cho phía Việt Nam biết kết qủa Đại hội đảng Cộng Sản Trung Quốc (CSTQ) kỳ thứ 18, theo đó ông Tập Cận Bình, người đã họp với ông Trọng và một số Lãnh đạo khác của Việt Nam nhiều lần đã lên chức Tổng Bí thư và sẽ nhận chức Chủ tịch Nhà nước vào tháng 3/2013.

Nhưng không phải Ông Lý tử tế gì đâu, hay ông Tập “yêu qúy” ông Trọng mà làm như thế. Sự thật là ông Trọng trước đó đã gửi đặc sứ ông Hoàng Bình Quân, Uỷ viên Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương sang Bắc Kinh chúc mừng ông Tập từ hôm 17/11 (2012) rồi.

Vì vậy, mà ông Lý mới nói với ông Trọng những điều ngọt lịm rằng : “Đảng, Chính phủ Trung Quốc và Tổng Bí thư Tập Cận Bình hết sức coi trọng phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa Trung Quốc và Việt Nam, coi đó là tài sản quý báu của hai Đảng, hai nước; nguyện cùng với Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam làm hết sức mình để vun đắp, thúc đẩy quan Trung - Việt trong giai đoạn mới phát triển ổn định đi vào chiều sâu, lên tầm cao mới.”

Úi cha ơi, nghe sao mà êm tai, thắm thiết sướng qúa!

Chả thế mà khi đến lượt mình tiếp ông Lý, Bà Tòng Thị Phóng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội cũng phấn chấn như mở cờ trong bụng:” “Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam trước sau như một, hết sức coi trọng quan hệ với Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc.”

Ông Lý Kiến Quốc cũng lại ca bài con cá tiếp tục “khẳng định quan hệ hữu nghị truyền thống Trung Quốc - Việt Nam là tài sản quý báu chung, cần được hai bên gìn giữ và phát huy” khi gặp bà Phóng.

Như vậy, có lẽ cả ông Trọng và Bà Phóng đều đã quên hay không dám hé răng than phiên với Lý Kiến Quốc về tai nạn mà tầu đánh cá của Trung Cộng không những đã trắng trợn xâm lăng lãnh hải Việt Nam để đánh bắt cá của Việt Nam trong vịnh Bắc Bộ mà còn cắt cáp tầu khảo sát Bình Minh 2 ngày 30/11/2012.

Trước đó vào ngày 24/10/2012, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiếp Mạnh Kiến Trụ, Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Bộ Công an Trung Cộng

Theo báo điện tử đảng CSVN Mạnh Kiến Trụ đã nói với ông Trọng rằng : “Vấn đề Nam Hải (Biển Đông) không phải là toàn bộ của quan hệ Trung – Việt, nhưng xử lý không thoả đáng sẽ ảnh hướng đến toàn cục của quan hệ hai nước.”

Ông Trọng đáp lại : “ Tình hữu nghị truyền thống hai nước Việt Nam – Trung Quốc nồng thắm. Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam sẽ mãi mãi không quên sự giúp đỡ quý báu, chân thành của Trung Quốc dành cho Việt Nam lâu nay. Việt Nam sẵn sàng duy trì giao lưu cấp cao với Trung Quốc, tăng cường sự tin cậy chính trị, tăng cường đoàn kết và hợp tác, xử lý thoả đáng vấn đề trên biển thông qua hiệp thương hữu nghị trên tinh thần "vừa là đồng chí vừa là anh em".

Theo bài viết của TTXVN thì trong cuộc họp này, ông Mạnh còn : “ Khẳng định chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước Trung Quốc là coi trọng quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống với Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam và nỗ lực cùng nhau thúc đẩy mối quan hệ đó không ngừng phát triển.”

Và ông Trọng cũng nói : “Mặc dù thời gian qua gặp một số khó khăn, nhưng quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống giữa hai Đảng, hai nước Việt Nam - Trung Quốc tiếp tục được duy trì và phát triển. Tổng Bí thư nhấn mạnh, chỉ cần hai bên cùng nhau nỗ lực, tăng cường phối hợp, quán triệt nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, thực hiện nghiêm túc những thỏa thuận đã đạt được, thì quan hệ Việt - Trung nhất định phát triển đúng theo phương hướng đã định, đáp ứng lợi ích căn bản và nguyện vọng chính đáng của nhân dân hai nước, góp phần gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực và trên thế giới.”

CÁI THÒNG LỌNG THÀNH ĐÔ

Nhưng đó là ước mơ của ông Trọng còn người Trung Quốc thì không viển vông mà họ chỉ hành động theo sách lược đã thống nhất từ lâu. Trong trường hợp Việt Nam, chủ trương của Trung Cộng như đã chứng minh từ khi hai nước tái lập quan hệ ngọai giao năm 1991, là phải “cột cứng” lãnh đạo đảng CSVN vào rọ để không còn đường chạy thóat như họ đã thành công ở Bauxite Tây Nguyên và trên Biển Đông.

Vì vậy có ai tin Tổng Bí thư đảng CSTQ Tập Cận Bình, mới lên chức ngày 14/11/2012, không biết chuyện Hộ chiếu Lưỡi Bò đã phát hành từ ngày 15/5/2012, trước 6 tháng Việt Nam bắt đầu không đóng dấu qua cửa khẩu?

Và có ai đã buột miệng hỏi : Tại sao ông Tổng Bí thư khóa đảng VI Nguyễn Văn Linh, trong cuộc họp với Lãnh đạo Trung Cộng Giang Trạch Dân tại Thành Đô (Tứ Xuyên, Trung Cộng) tháng 09/1990, đã phải đồng ý với Trung Cộng 2 điều kiện để được bình thường hoá ngọai giao với Bắc Kinh, đó là : 1) Rút quân Việt Nam khỏi Cao Miên. 2) Lọai Bộ trưởng Ngọai giao Nguyễn Cơ Thạch ra khỏi Chính phủ?

Sự nhượng bộ mà theo nhiều chuyên viên Việt Nam ở trong nước là một sai lầm lịch sử nghiêm trọng đã mang hệ lụy nhục nhã cho phía Việt Nam và sẽ còn kéo dài cho đến ngày nào lãnh đạo Việt Nam biết ngẩng đầu lên ngang hàng với lãnh đạo Trung Cộng.

Tiếc rằng từ ông Linh đến ông Nguyễn Phú Trọng đã qua 5 đời Tổng Bí thư mà thời gian dài đằng đẵng 26 năm qua, cái cúi đầu của ông Linh, có sự chứng kiến của hai ông Đỗ Mười và Phạm Văn Đồng ở Thành Đô, cứ thấp xuống mãi khiến cho Việt Nam lúc nào cũng bị đảng và nhà nước Tầu coi khinh.

Nhưng nếu lãnh đạo Việt Nam cứ cúi mãi xuống thì đến bao giờ dân tộc Việt Nam mới ngẩng cái đầu lên được, nói chi đến giấc mơ hão huyền “ngang tầm thời đại” với Thế giới?

Phạm Trần
(12/012)



  

 

 

 

 
 dangnguoivietyeunguoiviet.org

Cũng Chỉ Là Một Niềm Vui


 

Cũng Chỉ Là Một Niềm Vui

(12/08/2012)


Tôi không biết cái gì thôi thúc tôi gõ báo. Phải chăng đây là một cái nghiệp trong cuộc đời?

Tôi chỉ là một nhà gõ

Tôi gõ để chia sẻ với bà con cô bác khắp mọi nơi những hiểu biết khiêm tốn của mình về khoa học và về cuộc sống, v.v..?

Nói rõ, tôi không phải là một nhà văn hay một nhà báo gì cả. Tôi chỉ là một nhà gõ. Tôi chỉ gõ laptop mà thôi.

Tôi gõ chùa, không vì tiền nhưng gõ cho vui, để tự mình trau dồi thêm kiến thức, để tự học hỏi, để tự mình giải khuây, để khỏi nghĩ quẩn, để khỏi bị bệnh Alzeihmer, để thoát ly và cũng để giảm bớt stress trong cuộc sống, v.v...

Thế cho nên tôi gõ cho người đọc nhưng thật sự ra là tôi cũng đồng thời gõ cho chính tôi, cho cuộc sống của mình được thêm phần ý nghĩa hơn.

Tôi rất vui sướng vì ít nhứt mình cũng có được tự do làm một cái gì mình ưa thích.

Chuyện viết báo chùa tại hải ngoại
http://lytuongnguoiviet.com/index.php/baivietbinhluan/6675-nguyn-thng-chanh-chuyn-vit-bao-chua-ti-hi-ngoi

Cơ duyên đưa đẩy

Năm 2000, anh Võ Bá Thiện lúc đó là đại diện Thời Báo tại Montréal có nhã ý mời tôi gõ bài cho Thời Báo. Tôi đón nhận đề nghị nầy với một tâm trạng nửa mừng nửa lo. Mừng vì tôi có thể thực hiện hoài bảo của mình, lo vì không biết mình có làm được không?

Tôi chưa từng gõ báo bao giờ vì tôi ý thức rằng vốn liếng Việt ngữ của tôi rất giới hạn.

Nó thuộc loại tự học, tự biên tự diễn, chữ nghĩa còn rất lạng quạng lắm. Nhưng thử làm gan một lần xem sao.?

Lúc đầu tính gõ chơi cho vui nhưng sau thành gõ thiệt.

Hết bài nầy nối tiếp bài khác thường được Thời Báo Canada, bây giờ là Thời Báo Bắc Mỹ phổ biến đến người đọc.

Tính đến năm 2012, sau 12 năm, tôi đã gõ được trên dưới vài ba trăm bài rồi.

Ngoài tờ Thời Báo Bắc Mỹ ra, các bài viết của tôi cũng xuất hiện hầu như thường xuyên trên các trang website:

http://vietbao.com/
http://khoahocnet.com/
http://www.thoibao.com/index.php/en/
http://nguoivietboston.com/
http://www.vietnamdaily.com/
http://thnlscantho-3.page.tl/


Nguyễn Thượng Chánh tại Tòa soạn Việt Báo Westminster Cali 2007(ảnh Việt Báo).

Đó là chưa kể một số trang nhà, blogs và một vài tờ báo viết tại hải ngoại lẫn bên nhà cũng đôi khi đã trích đăng lại những bài của tôi.

Báo Quốc Nội Copy Hải Ngoại Xóa Tên Tác Giả, Ghi Tên Khác

Tác giả : Phan Tấn Hải
http://vietbao.com/D_1-2_2-282_4-184341/

Chanh Nguyen Thuong se fait communicateur auprès de la communauté vietnamienne
Par Rhonda Wilson, Affaires publiques, ACIA
http://www.advite.com/ChanhNguyen.htm

Gõ bài như chạy bộ

Tôi gõ bài cũng như lúc tôi chạy bộ jogging, gõ chậm nhưng gõ đều đặn.

Tuy đã gõ được khá bộn rồi nhưng tôi vẫn chưa mấy hài lòng với chính mình.Tôi biết tôi còn cần phải học hỏi thêm nhiều hơn nữa ở các bậc đàn anh để gõ khá hơn nữa và để khỏi phụ lòng mong đợi của quý bạn đọc.

Tôi hoan hỉ đón nhận với một tấm lòng rộng mở những lời khen tặng cũng như những lời chỉ trích và phê phán có tính xây dựng từ độc giả và từ bạn bè khắp bốn phương.

Gõ bài cũng lắm công phu

Gõ một đề tài về khoa học để quảng bá thông tin đến đại chúng cũng không đơn giản chút nào hết. Mình phải gõ sao cho dễ hiểu bằng cách tránh tối đa những khía cạnh quá chuyên môn, quá kỹ thuật technicité, làm cho bài gõ trở nên khó hiểu, quá khô khan nhàm chán mà không có mấy người muốn đọc.

Đối tượng của tôi là người Việt trung bình bất luận đang sanh sống tại đâu.

Tôi phải phối kiểm đi phối kiểm lại các số liệu cũng như các sự kiện đang gõ, tuy vậy đôi lúc vì vô tình, sơ ý hay vì xớn xác nên tôi cũng bị tổ trát bị hố như thường.

Đối với tôi sử dụng đúng danh từ khoa học là một trở ngại chính yếu, bởi lý do nầy mà tôi thường chêm thêm tiếng Tây hoặc tiếng U cho rõ nghĩa và cho chắc ăn hơn.

Tôi quan niệm gõ có sách mách có chứng nên tôi thường kèm theo các link quan trọng để bạn nào thích thì có thể tham khảo thêm.

Tôi nghĩ sao thì tôi gõ vậy, không cần màu mè, giống như tôi đang nói chuyện thẳng với các bạn. Đó là văn phong của tôi.

Tôi cố ý sử dụng những chữ thật bình dân, dí dỏm, tếu, và thường là những từ hoặc cụm từ rặc chảy miền Nam vì tôi là dân vùng Cần Thơ, Cái Răng , Cái Khế, cây xanh trái ngọt.


Quốc vương Thái Lan Bhumibol trao bằng Bs Thú y cho Nguyễn Thượng Chánh tại, BangKok 1973 (photo NTC).

Nghề nghiệp kiếm cơm

Sau khi ra trường CĐNLS Sài Gòn năm 1967, tôi liền xuống đầu quân làm giảng nghiệm viên với équipe Viện Đại Học Cần Thơ do Gs Phạm Hoàng Hộ làm Viện Trưởng thời đó.

Trường sở, nhân sự, và phương tiện giảng dạy đều rất thiếu thốn. Đúng là vạn sự khởi đầu nan.

Thêm nữa, tình hình miền Nam lúc đó thật bất ổn và rối ren vì chiến cuộc CS.

Một số không ít người trong ban giảng huấn nòng cốt đều là giáo sư thỉnh giảng từ các bộ sở quan và từ Viện Đại Học Sài Gòn. Họ chỉ đi lên đi xuống Cần Thơ dạy trong năm mười ngày rồi lấy Air Việt Nam bay trở về Sài Gòn. Đó là tình hình của mấy năm đầu.

Chịu đấm ăn xôi, nằm luôn tại chỗ là các thầy cô trẻ vừa mới ra trường từ các đại học Sài Gon.

Tất cả đều một lòng một dạ, hăng say, xắn tay áo lên, chung sức với thầy Hộ để đặt những viên gạch làm nền mống xây dựng một đại học đầu tiên cho bà con miền Tây Nam phần.

Người gõ nằm bên bộ môn chăn nuôi thú y của trường Cao đẳng Nông nghiệp. Đến năm 70, tôi được cử đi du học về thú y tại đại học Chulalongkorn BangKok, Thái Lan.

Sau khi tốt nghiệp năm 1973, tôi trở về lại nhiệm sở Cần Thơ, nhưng không được bao lâu sau thì tình hình thay đổi hết.

Khi đổi đời, cũng như hằng triệu đồng bào miền Nam tôi và gia đình đã nhập vào làn sóng người đi tìm tự do.

Sau bao nhiêu năm thăng trầm, bầm dập, và sống trong cảnh nín thở qua sông, gia đình tôi mới vượt thoát được đến Canada, xứ lạnh tình nồng. Đó là tháng sáu năm 1980.

+ Vượt thoát
http://quanvan.net/index.php?view=story&subjectid=27804#.ULqOJoOCl48

+ Bước chân Việt Nam http://quanvan.net/index.php?view=story&subjectid=27804&chapter=2#.ULqOroOCl48

Qua đến bên nầy, cái bằng DVM do chính tay Quốc vương Bhumibol, của Thái Lan trao cho tôi tại Chulalongkorn University Bangkok năm 1973 không dược nhìn nhận nên bắt buộc tôi đành phải đi học lại mà thôi.

Lúc đó nghĩ phải đi học lại trong lúc tuổi đời 37 sao tôi ớn quá. Ai lo cho gia đình đây? Lấy gì để sống đây? không biết học có nổi không đây?

Nhưng tôi nghĩ chuyện vượt biên mấy lần, chết sống mình còn dám làm thì không lẽ ba cái chuyện nhỏ nhen lẻ tẽ khác mình lại ngán sao.

Cũng may là Canada có chánh sách nâng đở các người tị nạn, nên cả tôi và nhà tôi đều cố gắng đi học lại và phải học ngay lập tức.

Thôi phải ráng vậy...

Thế rồi 4 năm sau hai đứa cũng xong.


Dược sĩ Nguyễn Ngọc Lan 2007 (photo NTC).

Năm 1985 tôi lấy lại bằng bác sĩ thú y DVM tại Université de Montréal và đầu quân vào làm việc kiếm cơm cho cơ quan Canadian Food Inspection Agency thuộc chánh phủ liên bang Canada.

Tôi đã đặt chân vào hầu hết các nhà máy giết mổ thú tại khắp tỉnh bang Quebec, New Brunswick, Nova Scotia và Prince Edward Island thuộc miền Đông Canada.

Trong 23 năm ngụp lặn trong nghề đâm heo thuốc chó tại quê người. Làm việc ở ngay tuyến đầu của ngành thịt, hằng ngày tôi phải chứng kiến biết bao là cảnh máu đổ thịt rơi, cũng như những âm thanh la rống hãi hùng của các sanh linh khốn khổ trước giờ bị hành quyết.

Thủ phạm chánh của các sự độc ác vẫn là con người.

Tôi cũng là nhân chứng của bao nhiêu là đổi thay thăng trầm hỉ nộ ái ố trong kỹ nghệ thực phẩm nói chung và kỹ nghệ thịt nói riêng.

Bởi lý do nầy, những đề tài tôi viết thường xoáy quanh những mối ưu tư của bà con mình trong vấn đề dinh dưỡng sức khỏe, vệ sinh phòng bệnh thịt thà cá mắm rau cải, v.v...?

Đó là chuyện cũ. Nay tôi đã nghỉ hưu rồi.

Đổi thực đơn để bạn đọc đỡ ngán

Đôi khi tôi cũng đánh bạo đổi món đề cập đến tâm lý học, đến những vấn đề nhân sinh chẳng hạn như chuyện sống chết, đàn ông và đàn bà, chuyện đàn ông sơ vợ, chuyện tứ khoái ANDI và chuyện canh ba gà gáy ó o...

Đôi lúc kẹt đề tài, bí quá tôi phải liều mạng gõ các mẩu chuyện thời sự, chuyện ma quỷ, chuyện coi bói, chuyện tào lao tào tháo, tầm phào, ba phải chẳng hạn như 1001 chuyện ăn, 1001 chuyện tò mò, cái tên cúng cơm, chuyện huề vốn, chuyện dê, chuyện thằng nhỏ khó dạy, chuyện homo, lại đực lại cái…?

Mục đích là giúp quý bạn tìm được giây phút thoải mái đọc chơi cho vui sau biết thêm được thêm đôi điều hửu ích cũng tốt.

Gần đây tôi còn bạo gan, dám len lỏi cả vào trong lãnh vực Phật giáo nữa. Thật ra đó là những bài tôi đọc lóm được từ sách báo ngoại quốc, thấy hay hay, thấy hữu ích nên cố gắng dịch ra để chia sẻ với mọi người vậy thôi.

http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-44_10-52_12-1/

Tôi chưa phải là thầy tu, hay cư sĩ gì hết vì mình còn hàm vui, còn quá nhiều sân si và tham ái.

Tôi chưa tu nổi đâu vì căn duyên chưa tới.

Thường hay gõ về vấn đề gì?

Nói rõ là cốt lõi của các bài tôi gõ thường được rút ra từ các tạp chí chuyên môn và tôi chỉ thêm mắm thêm muối bỏ tiêu cho ngọt bỏ hành cho thơm mà thôi.

Một cách nhìn khác là, có thể xem như tôi đọc báo dùm các bạn vậy. Đây là những thông tin mới nhất lấy từ những nguồn đáng tin cậy, hoặc từ những tạp chí khảo cứu khoa học có uy tín quốc tế của các đại học Âu Mỹ.

Tôi né những vấn đề có thể gây sự chia rẽ, gây nghi kỵ, tạo sự ngộ nhận hoặc làm cho đọc giả nuôi dưỡng một hy vọng hão huyền nào đó.

Khoa học, dặc biệt là khoa sinh vật học và y học, là những môn học không chính xác. Chúng biến đổi không ngừng theo thời gian và theo đà những khám phá mới.

Bỡi lý do nầy, thỉnh thoảng tôi phải điều chỉnh lại, update lại những bài cũ tôi đã viết từ nhiều năm trước để cho chính xác và phù hợp thời gian tính hơn.

Là người Việt Nam sống tại hải ngoại mình có lợi điểm là có tự do, được thấy cái hay và cái dở của cả hai nền văn hóa vừa Việt Nam và vừa Tây phương.

Niềm vui tinh thần.

Là người vừa cầm chuột và vừa gõ bài, không gì sung sướng hơn và hạnh phúc hơn khi thấy bài vở của mình được chiếu cố đến, có người để ý đến, có người đọc, dù khen hay dù chê cũng đều tốt hết cả.

Xin cám ơn tất cả

Có được kết quả ngày nay như thế cũng nhờ vào sự đống góp công sức vô cùng quý báu và sự giúp đở trong bóng tối của rất nhiều người.

Cám ơn bạn đọc.

Cám ơn bè bạn khắp nơi đã góp ý và gởi tài liệu.

Cám ơn cư sĩ Nguyên Giác Phan Tấn Hải đã giúp ý và cung cấp tài liệu về Phật giáo.

Cám ơn thầy cò và cô cò trong các ban biên tập đã bỏ công hiệu đính, sửa các lỗi chánh tả.

Cám ơn các webmaster đã khó nhọc layout, trình bày và post các bài viết một cách quá ư là chuyên nghiệp cho nên chúng ta mới thường xuyên có được những trang web vô cùng trang nhã và đẹp mắt.

Và tôi cũng không bao giờ quên được một người đã mắc nợ tôi từ kiếp trước, ngày đêm phải chịu đựng tánh gàn của tôi, để chia sẻ vui buồn, luôn luôn sát cánh bên tôi để ủng hộ tôi, để giúp tôi giữ cho đúng lề, để cố vấn và đồng thời cũng để tiếp sức tôi trong cái đam mê rẻ tiền nầy.

Đó chính là má sắp nhỏ, Ds Nguyễn Ngọc Lan, người đã cùng tôi chung bước, chung mền từ suốt 37 năm qua.

Tôi cũng không quên ơn hai đứa con tôi đã kiên nhẫn, chịu khó hướng dẫn và chỉ bảo tôi từng ly từng bước để ông già tía quá chậm chạp và cù lần của chúng làm quen với cái computer và Internet, một kỹ thuật còn quá mới mẻ mà tôi mù tịt và rất sợ cho đến bây giờ...

Tôi xin ghi nhận và thành thật cảm ơn tất cả./.

Montréal, ngày 09 tháng 12 năm 2012

  

 

 

 

 
 dangnguoivietyeunguoiviet.org

Dân Sài Gòn được kêu gọi tham gia phản đối Trung Quốc


Thứbảy 08 Tháng Mười Hai 2012

Dân Sài Gòn được kêu gọi tham gia phản đối Trung Quốc

Biểu ngữ của những người biểu tình trong năm 2012 : Trung Quốc đừng đụng vào Việt Nam (Reuters)
Biểu ngữ của những người biểu tình trong năm 2012 : Trung Quốc đừng đụng vào Việt Nam (Reuters)

Thanh Phương / Thụy My

Trong một thông báo đề ngày 07/12/2012, 42 nhân sĩ trí thức ở Sài Gòn kêu gọi người dân thành phố tham dự cuộc mít tinh vào ngày mai để phản đối những hành động gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông.
Một buổi mít tinh lớn sẽ được tổ chức tại Nhà hát lớn Thành phố vào lúc 8 giờ 30 sáng Chủ nhật 09/12/2012.
 
 
Bản thông cáo có chữ ký của 5 người đại diện cho nhóm 42 nhân sĩ trí thức, đó là các ông Huỳnh Tấn Mẫm (nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn trước 1975 ), Hồ Ngọc Nhuận ( Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hồ Chí Minh ), Lê Công Giàu ( nguyên Phó Bí thư thường trựcĐoàn Thanh niên Cộng sản Thành phố Hồ Chí Minh ), luật gia Lê Hiếu Đằng ( nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hồ Chí Minh ) và Giáo sưTương Lai ( nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học).

Bản thông cáo nhắc lại những hành động « gây hấn, khiêu khích trắng trợn » của Bắc Kinh : lập thành phố Tam Sa quản lý luôn cả Hoàng Sa và Trường Sa ; in bản đồ đường lưỡi bò lên hộ chiếu ; đe dọa chận bắt, kiểm soát tàu bè trên Biển Đông, kể cả trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam và gần đây nhất là cắt đứt cáp tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam ngày 30/11.

Trước những hành động đó của Trung Quốc, 42 công dân của Sài Gòn cho biết sẽ tổ chức mít tinh lớn tại Nhà hát lớn Thành phốvào lúc 8 giờ 30 sáng Chủ nhật 09/12 « để biểu thị ý chí và thái độ » của nhân dân Thành phố, đồng thời kêu gọi đồng bào, nhân sĩ, trí thức, thanh niên, sinh viên, học sinh tham gia cuộc mít tinh này. Đây sẽ là lần đầu tiên có một cuộc mít tinh như vậy ở Sài Gòn.

Trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ hôm qua, nhà thơ Đỗ Trung Quân, một trong 42 người ký tên vào bản thông cáo, đã bày tỏ suy nghĩ của ông về thái độ của chính quyền Việt Nam trước những hành động của Trung Quốc :
Nhà thơ Đỗ Trung Quân
08/12/2012
by Thụy My
More
« Tôi xin trả lời với tư cách là một công dân Việt Nam. Trước những hình thái ngày càng ngạo mạn, lộ liễu, đối với dư luận, với thế giới thì họ vẫn bảo rằng họ không có mưu đồ ở Biển Đông. Nhưng tất cảnhững điều họ làm thì tôi thấy ngược lại với điều họ nói, thì điều này hầu hết những người có hiểu biết cũng đã thấy.
Là một công dân Việt Nam, tôi phẫn nộ và phản ứng trước thái độ không thiện chí, không hữu hảo như họ nói đối với Việt Nam. Quan điểm của tôi là thế này. Nếu có mắc mứu ở cấp ngoại giao Việt Nam thìđó là đối ngoại, nhưng đối nội thì nhà nước nên dựa vào dân. Nếu không có dân thì xưa nay không một quốc gia nào đủ ưu thế mà đối thoại ngay trên bàn ngoại giao cả - với hiểu biết kém cỏi của tôi là như thế. Người ta vừa ngoại giao vừa phải dựa vào dân nữa.
Tôi thấy rằng là nhà nước Việt Nam hình như không phát huy sức mạnh người dân, không tin và không dựa vào dân. Tôi hoàn toàn phản đối việc đàn áp khi người dân biểu lộ thái độ chống những hình thái khiêu khích - mà mỗi ngày ở cường độ tăng lên chứ không giảm xuống, và với nhiều hình thái mới sâu xa hơn, thâm hiểm hơn, chiến lược hơn.
Tôi buồn, vì người dân cảm thấy biểu lộthái độ với đất nước mà trong tâm trạng lo âu nhiều hơn, mặc dù họ phải làm. Như tôi, với tư cách một công dân Việt Nam, tôi phải làm.
Nếu để cho Nhà nước làm thì chúng tôi thấy rằng, lâu nay Nhà nước càng bảo để cho Đảng và Nhà nước lo thì ngược lại chúng ta cứ bị lấn tới, và mất dần cái phản xạ. Tôi rất sợ mất dần phản ứng, lo nhất là thái độ mệt mỏi và thờ ơ của một Nhà nước không tin dân, và vẫn còn những hình thái trấn áp với người dân.
Khi người ta biểu lộ chống ngoại xâm –tôi xin nhắc lại, chống ngoại xâm - ở đây tôi vẫn có những lời kêu gọi những anh chị em trẻ, khác chính kiến, trong điều kiện tổ quốc lâm nguy, bị uy hiếp chúng ta có thể gác lại những chính kiến khác nhau. Đừng tranh cãi những vấn đềxưa nay chúng ta tranh cãi kéo dài, tạm gác lại để có một thái độ chung. Tôi biết tôi bước xuống đường Nhà nước không hài lòng, một số người không hài lòng nhưng tôi khẳng định tôi chống ngoại xâm trước đã. Không phải tôi sợ, nhưng cái gì ra cái nấy.
Có một lần người dân Sài Gòn cũng đã xuống đường rẩt là đông đảo để phản kháng hành động của nhà cầm quyền Trung Quốc. Thưa anh lần này có lời kêu gọi mít tinh, theo như kiến nghị của 42 công dân thành phốcách đây hơn bốn tháng…
Tôi thấy là các anh, những người đứng ra gởi lời hiệu triệu này, họ làm đúng điều họ nói là sẽ thông báo cho chính quyền Sài Gòn biết địa điểm, ngày giờ. Nếu Nhà nước không trả lời, thái độ vẫn im lặng thì họ vẫn phải thực hiện nghĩa vụ quyền được xuống đường biểu tình trong Hiến pháp, quyền của người dân trước nạn ngoại xâm. Tôi thấy đến giờ này hình nhưkhông có một động thái trả lời nào. Khi tôi biết những nơi được nhận ở thành phốnày, đã được đề ở dưới bản thông báo đó, thì tôi cũng không ngạc nhiên bởi vì sẽkhông có trả lời đâu!
Chúng tôi vẫn nói ngay trong lần này cũng như lần trước, thái độ là 50/50. Chính quyền có thể đàn áp, có thể không, tùy vào diễn biến và tùy vào đánh giá của chính quyền như thế nào đối với thái độ của người dân thôi. Chúng tôi có bao giờ có được tâm trạng xuống đường một cách không âu lo đâu, nhưng vẫn phải làm.
RFI: Thưa ông lúc nãy ông có nói, nếu không để người dân biểu lộ quan điểm bằng cách biểu tình phản kháng Trung Quốc chẳng hạn, thì sẽ mất dần phản xạ. Và cái nguy cơ người ta thờ ơ trước thời cuộc có lẽ còn đáng lo hơn việc biểu tình phản đối?
Khi tôi nói thờ ơ, không phải là tất cảnhưng số đông. Tôi cho rằng là hiện tại số người - không phân biệt tuổi tác, nghề nghiệp - quan tâm đến tình hình đất nước ít hơn là một đám đông khác. Tất nhiên tôi không hề kết luận họ sai. Tôi chỉ nói rằng là, một người có lý do riêng để quan tâm hoặc thờ ơ, nhưng sự thờ ơ lâu ngày khiến cho mọi phản xạ, hoặc chậm chạp đi, hoặc biến mất.
Thờ ơ và dửng dưng là thái độ rất là nguy hiểm của một đất nước mà không bình an. Tôi xin nói là đất nước chúng ta đang trong giai đoạn không bình yên, thì nếu sự thờ ơ và dửng dưng đối với vận mệnh của đất nước nhiều hơn, đó là điều đáng lo ngại. Và lẽ ra chính quyền hơn ai hết là người phải hiểu điều này. Còn nếu chính quyền muốn như thế thì tôi cũng không lý giải được
Tôi nói thật, đàn áp ai chả sợ - tôi cũng sợ nữa này! Thành ra câu chuyện này nằm ở thái độ của chính quyền đối với người dân. Nếu chính quyền tin cậy, biết dựa vào họ, không sợ hãi, không suy diễn thành cái khác, thì tôi nghĩ vấn đề đã khác.
RFI: Xin rất cám ơn nhà thơ Đỗ Trung Quân ở Thành phố HồChí Minh.»
Trong khi đó theo thông báo của trang mạng Bauxite Việt Nam hôm nay, bản tuyên bố phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc in bảnđồ đường lưỡi bò trên hộ chiếu, cho đến nay đã thu được 860 chữ ký của người Việt trong và ngoài nước.
Cũng liên quan đến Biển Đông, báo chí Việt Nam hôm nay loan tin là, theo tổng kết của Bộ đội Biên phòng Đà Nẳng, từ năm 2004 đến nay, đã có hơn 4.500 lượt tàu thuyền nước ngoài ( mà dĩ nhiên hầu hết là tàu Trung Quốc ) vi phạm chủ quyền lãnh hải Việt Nam dưới các hình thức như: khảo sát dầu khí, khai thác hải sản, tranh lấn ngư trường.
dangnguoivietyeunguoiviet.org

Quyền biểu tình, quyền yêu nước bị trắng trợn chà đạp tại Việt Nam


Tin Nhanh Số 13
Ngày Nhân Quyền 2012

RadioCTM

Quyền biểu tình, quyền yêu nước
bị trắng trợn chà đạp tại Việt Nam

 

Sau đây là lời tường thuật của một đồng bào tham gia biểu tình tại Sài Gòn:

http2://soundcloud.com/user359966868/bieutinh_sg


Bất kể tình trạng công an bao vây rất nhiều nhà yêu nước từ mấy ngày trước, cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược vẫn diễn ra tại Sài Gòn và Hà Nội. Công an đang bắt giữ nhiều người.

(Hình ảnh tổng hợp từ nhiều nguồn)


 


 





 Công an giật xé các biểu ngữ chống Trung Quốc xâm lược.

 



 

Công an đang dùng xe buýt bắt người biểu tình


 


http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=bElSlMcDpuc

Dân Miến Điện bất bình trước sự hiện diện quá đông đảo của Trung Quốc


 

Thứ sáu 07 Tháng Mười Hai 2012

Dân Miến Điện bất bình trước sự hiện diện quá đông đảo của Trung Quốc


Mỏ đồng Monywa mà Miến Điện giao cho công ty Trung Quốc khai thác.

Mỏ đồng Monywa mà Miến Điện giao cho công ty Trung Quốc khai thác.

DR

Mai Vân


Cuối tháng 11/2012, cảnh sát Miến Điện đã đàn áp dữ dội dân làng và tu sĩ Phật giáo bám trụ tại vùng đất xung quanh một mỏ đồng ở Monywa miền bắc đất nước. Hàng chục người đã bị thương, trong đó có cả các nhà sư, bị lựu đạn gây cháy làm phỏng nặng. Người biểu tình phản đối tác hại môi trường của mỏ và chống việc đất đai bị chính quyền tịch thu để giao cho công ty điều hành mỏ đồng : Myanmar Vạn Bảo (Wanbao), liên doanh giữa một công ty Trung Quốc và quân đội Miến Điện.

Sự hiện diện kinh tế của Trung Quốc ở Miến Điện, đặc biệt là ở miền Bắc, đã làm cho phần lớn người dân Miến Điện uất ức. Đặc phái viên Arnaud Dubus của RFI hiện đang ở trong khu vực này, chính xác là tại thành phố Mandalay, đã cho biết thêm về sự hiện diện của Trung Quốc tại Miến Điện.

Đặc phái viên Arnaud Dubus tại Mandalay (Miến Điện)
07/12/2012
by Mai Vân
More

Arnaud :

Quan hệ giữa Miến Điện và Trung Quốc luôn luôn tế nhị. Cần phải nhớ rằng trong nhiều thập kỷ, và ngay cả trong những năm 80, Trung Quốc đã hỗ trợ quân du kích của Đảng Cộng sản Miến Điện, vốn là mối đe dọa quân sự ghê gớm nhất chống lại chính quyền quân sự.

Ngoài ra, sau khi đàn áp bằng bạo lực các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ vào năm 1988, và bị các nước phương Tây và cả một số nước châu Á như Ấn Độ và Nhật Bản trừng phạt kinh tế, chế độ quân sự Miến Điện đã phải quay sang Trung Quốc để cố gắng duy trì nền kinh tế của mình.

Về phần mình, Bắc Kinh rất muốn có một liên minh chặt chẽ với Miến Điện, một mặt vì tỉnh Vân Nam của Trung Quốc sẽ có một thị trường tăng trưởng mới, nơi mà các công ty không quá quan tâm về tác động đối với môi trường, nhân quyền, và một mặt khác sẽ cho phép Trung Quốc mở đường ra Ấn Độ Dương.

RFI : Về tâm lý phẫn uất của người dân Miến Điện, cụ thể họ bất bình trước những điều gì ?

Arnaud : Các doanh nghiệp Trung Quốc đã tràn vào miền Bắc Miến Điện, khai thác tài nguyên thiên nhiên, mà không quan tâm về những hậu quả đối với môi trường. Họ cũng lợi dụng quan hệ với quân đội để có được nhiều lợi thế hơn các doanh nhân Miến Điện, và đôi khi được hưởng giá đất đai rẻ mạt tịch thu được của các dân làng Miến Điện.

Ngoài ra còn có sự hiện diện quá đông đảo của người Trung Quốc trên đất Miến Điện. Tại một thành phố như Mandalay này, vốn là cố đô của Miến Điện, trung tâm thành phố chủ yếu có cư dân là người Trung Quốc. Họ là người Miến gốc Hoa, người Shan gốc Hoa hoặc là người mới từ Trung Quốc qua Miến Điện trong thời gian gần đây.

Đặc biệt là giới thuộc thành phần thứ ba này đã phô trương một cách xấc xược sự giàu có của họ. Họ sống trong những biệt thự xinh đẹp nằm trong những khu phố được dành riêng, nơi có rất ít người Miến Điện cư ngụ. Thành phố Mandalay chẳng hạn, đang ngày càng giống các thành phố ở miền nam Trung Quốc, với giao thông hỗn loạn và các tòa nhà không theo phong cách nào.

Trong những cuộc trò chuyện, người Miến Điện thường xuyên đề cập đến thái độ bất bình của họ đối với những người Trung Quốc mới nhập cư đó, cho dù hiện nay, các cuộc biểu tình công khai chống lại họ rất hiếm.

RFI : Kể từ khi Miến Điện bắt đầu mở cửa cách đây hai năm, sự hiện diện của Trung Quốc gia tăng hay là giảm bớt ?

Arnaud : Trong thực tế, sự hiện diện này có phần giảm bớt đi. Từ năm 1988 đến năm 2011, Trung Quốc đã vươn lên thành đối tác thương mại lớn nhất của Miến Điện và một trong các nhà đầu tư nước ngoài hàng đầu. Nhưng đã có một sự thay đổi trong xu hướng đó kể từ khi Tổng thống Thein Sein lên cầm quyền vào tháng Tư năm 2011.

Sự kiện nổi bật là việc hủy bỏ dự án đập khổng lồ Myitsone tại Bang Kachin ở phía đông của đất nước - một dự án được một công ty Trung Quốc tài trợ đến mức 3 tỷ euro. Về mặt chính thức, chính phủ Miến Điện đã hủy bỏ dự án vì các cuộc biểu tình của người dân vốn lo ngại về tác động của đập đối với môi trường.

Căng thẳng xung quanh mỏ đồng Monywa hiện nay đã nêu bật trở lại phong trào chống lại sự hiện diện kinh tế của Trung Quốc. Nhưng lần này, chính phủ Thein Sein có vẻ đứng về phía các nhà đầu tư chú không phải là về phía người dân địa phương, có lẽ bởi vì có một tập đoàn quân đội Miến Điện tham gia vào dự án này.

RFI : Chính quyền Trung Quốc phản ứng như thế nào trước những sự kiện và những thay đổi đó ?

Arnaud : Việc hủy bỏ dự án đập Myitsone đã làm cho chính quyền Trung Quốc bất ngờ. Họ rõ ràng là đã không hiểu được tầm quan trọng của sự thay đổi chính trị ở trên thượng tâng chính phủ Miến Điện. Họ không hề nghĩ rằng chính quyền Miến Điện lại có thể không báo trước cho họ biết về một quyết định quan trọng như vậy.

Bức xúc sau vụ Myitsone, Bắc Kinh lần này đã tỏ ngay thái độ quan ngại về các cuộc biểu tình chống lại dự án mở rộng mỏ đồng Monywa. Một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng tất cả các khía cạnh xã hội và môi trường của dự án đã được đàm phán với chính quyền Miến Điện, và các công ty Trung Quốc đã trả tiền bồi thường đất đai bị trưng thu cho các dân làng địa phương Miến Điện thông qua chính phủ Miến Điện.

Bắc Kinh thậm chí còn hàm ý đe dọa, nói rằng nếu dự án mỏ đồng bị hủy bỏ, điều đó sẽ gây ra một tình hình bất lợi cho cả Trung Quốc lẫn Miến Điện.

Về phần mình, chính quyền Miến Điện đang phải đối mặt với một tình thế tiến thoái lưỡng nan : Làm Trung Quốc bất bình thêm hay sử dụng biện pháp mạnh chống lại người biểu tình, bất chấp luật lệ mới cho phép loại hoạt động này, và qua đó làm sứt mẻ hình ảnh cải cách của họ.

Việc dùng sức mạnh đàn áp người biểu tình ở Monywa cuối tháng 11/2012 dường như cho thấy là chính phủ Miến Điện đã chọn giải pháp bạo lực.



  

 

 

 

 
 dangnguoivietyeunguoiviet.org

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-16/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link