Thursday, December 6, 2012

Kinh Tế VN Khủng Hoảng?


 

Kinh Tế VN Khủng Hoảng?

(12/04/2012)

Tác giả : Trần Khải

Có phải kinh tế Việt Nam mấp mé bờ khủng hoảng? Hay thực ra, VN đã rơi vào khủng hoảng kinh tế?

Trong khi một chuyên gia kinh tế VN tuyên bố ở Hà Nội rằng VN cần xây phòng tuyến chống khủng hoảng, ông Thủ Tướng lập tức tuyên bố sẽ 'Không để xảy ra đổ vỡ ngân hàng có hệ thống'...

Những đám mây u ám đang vây bọc VN, thực tế như thế.

Báo NDHMoney hôm 30-11-2012 đăng theo tin thông tấn TBNH nói:

“Việt Nam cần xây dựng phòng tuyến chống khủng hoảng

Phòng tuyến đầu tiên để chống khủng hoảng kinh tế mà các quốc gia áp dụng phải là chính sách kinh tế vĩ mô. Tôi cho rằng, chúng ta cũng phải theo mô hình tương tự như vậy để thành lập ra hệ thống quản lý khủng hoảng kinh tế và quản lý rủi ro cho toàn quốc gia.

Trao đổi với phóng viên bên lề Hội nghị Ổn định tài chính khu vực Đông Á, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu nhận định, Việt Nam cần chủ động đối phó với khủng hoảng kinh tế, bởi ngay cả nước Mỹ cách đây 5 năm họ không nghĩ sẽ đi vào khủng hoảng, thế mà họ đã đi vào khủng hoảng, họ đang ở trong khủng hoảng và xử lý khủng hoảng…”(hết trích)

Ghi nhận rằng, ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhảy ra trấn an dư luận.

Bản tin VnExpress hôm 1-12-2012 viết:

“Thủ tướng: 'Không để xảy ra đổ vỡ ngân hàng có hệ thống'

Trong cuộc trả lời phỏng vấn dành riêng cho Bloomberg hôm 28/11, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố lạm phát năm tới sẽ xuống 6%, dòng vốn nước ngoài tăng mạnh trở lại, hệ thống ngân hàng và doanh nghiệp lành mạnh hơn sau tái cấu trúc...”(hết trích)

Mặt khác, thông tấn VnEconomy hôm 3-12-2012 ghi nhận về Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) 2012, sáng 3/12.... trích:

“Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc cũng không mấy lạc quan khi nhắc lại con số từ Tổng cục Thống kê cho thấy trong năm 2011 và 2012 đến nay, số doanh nghiệp ngưng hoạt động, đóng cửa, giải thể đã lên tới gần 100.000, bằng 50% tổng số doanh nghiệp rời thị trường trong vòng 20 năm qua.

Đặc biệt, kết quả khảo sát mới nhất từ gần 8.200 doanh nghiệp dân doanh và hơn 1.500 doanh nghiệp nước ngoài tại 63 tỉnh, thành phố cho thấy các năm trước đây, số doanh nghiệp lạc quan về triển vọng kinh doanh luôn chiếm trên 70%. Năm 2011 tình hình dù khó khăn cũng nhưng vẫn còn 47%, đến năm nay, tỷ lệ này chỉ trên 33%.

“Kèm theo đó, là rủi ro tăng cao mà doanh nghiệp cảm nhận được, đặc biệt là rủi ro về mức độ ổn định của tình hình kinh tế vĩ mô và môi trường kinh doanh”, ông Lộc nói...”(hết trích)

Nghĩa là, nơi nào cũng bi quan.

Tình hình bi thảm tới mức, VEF nói rằng chứng khoán cạn kiệt tiền mặt. VEF viết:

“Nỗi đau cạn túi của chứng khoán...

Những phiên giao dịch với tổng giá trị mua-bán vài trăm tỷ đồng kéo dài triền miên, cổ phiếu xuống giá ở mức trà đá, rau thơm nhưng vẫn ế khách mua. Chưa bao giờ chứng khoán cạn kiệt tiền mặt như năm nay...

Thị trường không thể bật dậy cho dù HNX-Index đang ở vùng thấp lịch sử, còn VN-Index cũng ở mức thấp nhất trong nhiều tháng qua.

Điều đáng nói nhất là tính thanh khoản trên thị trường tiếp tục đứng ở mức rất thấp. Nó trái ngược với tình trạng sôi động hồi đầu tháng 4 vừa qua hay thời đỉnh cao những năm 2007, 2009 với những phiên giao dịch vài nghìn tỷ đồng và thực sự vẫn đang thử thách sự kiên nhẫn đã sắp cạn kiệt của nhà đầu tư...

Tính từ đầu năm tới giờ, TTCK chỉ sôi động được trong khoảng cuối tháng 3, nửa đầu tháng 4 với tổng giá trị giao dịch mỗi phiên lên tới 3.000-4.000 tỷ đồng, còn lại đều trong tình trạng mua bán cầm chừng. Ai cầm cổ muốn chuyển sang tiền buộc phải bán rẻ, thấp hơn giá tham chiếu....”(hết trích)

Trong khi đó, thông tấn VnEconomy cho biết ngành điện VN lỗ thê thảm,

Bản tin viết rằng Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN):

“Theo tính toán từ chênh lệch giá thành điện và giá bán điện trong năm 2011, EVN lỗ 5.297 tỷ đồng...”

Con số này tương đương 255 triệu đôla và do vậy, giá điện trong năm 2013 sẽ tăng. Nghĩa là, dân lại khổ.

Trong khi đó, báo Đại Đoàn Kết cho biết tình hình nợ xấu đang buộc nhiều ngân hàng cắt giảm nhân sự. Hiện tượng mà báo naỳ gọi là “vắt chanh bỏ vỏ.”

Báo ĐĐK viết hôm 1-12-2012:

“Nhân sự ngành ngân hàng: Đến thời “vắt chanh bỏ vỏ”

...các NH đang có chiến dịch thanh lọc nhân sự, tái cơ cấu nhân lực diễn ra khá "khốc liệt”. Có vài NH bước đầu giảm lương, giảm thu nhập sau đó đẩy mạnh chấm dứt nhân viên chưa nhiều kinh nghiệm. Có NH còn gián tiếp không phân công việc. Với các hợp đồng lao động ngắn hạn, việc kí tiếp là cả một vấn đề...

Ở một khía cạnh thông tin khác, NH TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) đã cắt giảm 605 nhân sự trong quý III/2012 và tính chung, so với tháng 9 năm ngoái, nhân sự của NH này đã giảm hơn 1.000 người...

...Chuyên gia ngành tài chính ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu khẳng định: khi NH vẫn phải đương đầu với nợ xấu thì lợi nhuận sụt giảm, kéo theo phần lương cũng phải giảm. Ông Hiếu cũng khẳng định với Đại Đoàn Kết: hiện nay, phần lớn các NH dành thời gian để bàn công tác đòi nợ.

Trong khi đó, lãnh đạo một NHTM (giấu tên) trao đổi với Đại Đoàn Kết vào sáng 30-11 tâm sự: cắt giảm nhân sự hay giảm lương cũng là những câu chuyện "đành lòng phải làm”. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, NH cũng khốn khổ, ngành khác cắt nhân sự thì NH cũng phải vậy...”(hết trích)

Bi quan, thê thảm... Cuối cuùg, chỉ dân là khổ, vì cán bộ có quyền lực, trong thời kinh tế suy thoáí vẫn có đủ cách để “xoay sở”...

Đất nước sẽ về đâu, trong khi kinh tế suy thoái, Trung Quốc lấn tới giành biển đảo, và lãnh đạo Hà Nội nhu nhược nín lặng. Tại sao CSVN nhu nhược? Chỉ vì sợ đứng về phía đồng bào để quyết liệt giữ biển, thì sẽ tới một lúc bị đồng bào áp lực đòi rời bỏ chế độ độc đảng?

Có phải, CSVN thà mất nước, mà giữ đươc quyền lực?

 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-21/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link