Saturday, September 29, 2012

TẠI SAO ÚT ANH LẠI CỨU BA DŨNG ?


 

          TẠI SAO ÚT ANH LẠI CỨU BA DŨNG ?
 
Gần đây, báo chí trong và ngoài nước, có người cho rằng « Út Anh đã cứu Ba Dũng « .
Vậy sự thể như thế nào ?
Chúng ta cùngg nhau xét vấn đề.
 
Cách đây ít lâu, Bộ Chính Trị Đảng Cộng sản Việt Nam họp bàn về vấn đề chống tham những, hơn thế nữa, chính «  Các Vị trong Bộ Chính trị phê và tự phê « , về những hành động của mình.
Nhưng ta còn nhớ cách đây năm sáu năm, khi lên chức vị Thủ tướng, chính Nguyễn tấn Dũng hứa là sẽ tiêu diêt tham nhũng, hối lộ. Thế mà từ đó đến nay, tham nhũng hối lộ không giảm mà còn lại tăng. Và chính gia đình, con cái, tay chân, bạn bè của « Ba Dũng «  lại là những người tham nhũng nhất.
Nên cuộc «  Phê bình và tự phê «, theo nhiều người là nhằm vào « Ba Dũng «.
Cuộc « Phê bình và tự phê này « đã lập thành biên bản, nhưng chính « Út Anh « đã yêu cầu sửa một vài điều nội dung trong biên bản, và nhất là thay vì do Bộ Chính trị quyết định, thì Út Anh đã đề nghị để cho Cuộc Họp toàn thể Ban Chấp hành trung Ương quyết định trong tương lai.
Hành động này của Út Anh, mà nhiều người cho rằng đã cứu Ba Dũng.
Tại sao vậy ? Và Út Anh là ai ?
 
Theo tai liệu chính thức của Đảng Cộng sản :
«  Lê hồng Anh, tên gọi khác : Út Anh, sinh ngày 12/11/1949, tại xã Vĩnh Bình Bắc, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang, Ủy viên Bộ Chính trị khóa 9,10,11, Bí thư Trung Ương đảng khóa 9,10, Thường trực Ban bí thư khóa 11, Đại tướng…. »
«  Ngày 2/8/2077 : tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa 12 phê chuẩn bổ nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Công An. »
Ngày hôm nay Trần đại Quang thay thế chức bộ trưởng bộ Công An ; theo nhiều nguồn tin bán chính thức, nhưng đáng tin cậy, thì người đứng trên để điều hành bộ này (Superviseur) vẫn là Lê hồng Anh. Hơn thế nữa với chức vụ Thường trực Ban Bí thư có nghĩa là giải quyết tất cả những vụ thường nhật, chức vụ này cho phép Út Anh giải quyết hàng ngày tất cả những vấn đề của đảng.
Vừa rồi, chúng ta nói đến tiểu sử Lê đức Anh, là tiểu sử chính thức do đảng đưa ra. Nhưng có nguồn tin nói rằng Lê đức Anh chính là cháu của Lê đức Thọ và Mai chí Thọ, con út của một người bác.
Sự bàn tán về thâm cung, bí sử của cộng sản thì rất nhiều, vì nó còn « thâm cung, bí sử «  và ác ôn côn đồ gấp cả trăm lần thời quân chủ, phong kiến với những ông vua độc tài.
Tuy nhiên người ta không chối cãi được, đó là Lê đức Thọ, Mai chí Thọ, Lê hồng Anh và ngay cả Nguyễn tấn Dũng đều dính dáng với công an.
Chính Nguyễn tấn Dũng là Thứ trưởng Bộ Công An, đã bắt Trần văn Bá năm 1983 và những người của Liên Đảng cách Mạng Việt Nam, những người như anh Phạm Anh Dũng, Phạm đức Hậu v.v.., vào năm 1993.
Cách cai trị dân của một chế độ độc tài, nhất là độc tài cộng sản, đều dựa trên ba công cụ : cái loa, cái còng và cái súng.(1)
Cái loa, đó là bộ máy thông tin, tuyên truyền, xuyên tạc sự thật, cho dân ăn bánh vẽ, mà người ta có thể nói ngày hôm nay, ở Việt Nam, chính là Nguyễn phú Trọng, vì hắn đã bao nhiêu năm làm Chủ nhiệm tờ báo Nhân Dân và Cộng sản.
Cái còng, đó là tuyên truyền mà còn những người không nghe, thì cho công an đến nhà bắt bỏ tù, mà tiêu biểu vẫn là Lê hồng Anh, mặc dầu không còn chính thức làm Bộ trưởng Bộ Công An.
Cái súng, đó là một khi bỏ tù, nhưng vẫn cứng đầu, thì đem ra bắn, mà tiêu biểu là Phùng quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng.
Nhưng thường, vào những giờ phút quan trọng, quyết định, thì vẫn là bộ công an, vì bộ này nắm tất cả hồ sơ, lý lịch, không những của những người chống đối, mà ngay tất cả những người trong đảng, đồng thời có công an theo dõi từng người, cử công an đi bắt, ngay cả những người trong đảng.
Người ta còn nhớ thời của Lê đức Thọ, mà tay em của ông là Trần quốc Hoàn, Bộ Trưởng Bộ Công An.
Trần quốc Hoàn dám ngang nhiên hiếp dâm người yêu của Hồ chí Minh, mặc dầu bà này đang mang dạ chửa đứa con thứ nhì với họ Hồ, rồi đập đầu giết bà ta, quẳng ra đường, ngụy tạo là bị đụng xe chết.
Nhưng trên đời này không có gì qua nổi sự thật, dưới ánh mặt trời, những ngụy tạo, giả dối, lừa bịp, sớm muộn cũng sẽ bị phơi bày.
Đối với Hồ chí Minh còn vậy, huống hồ ngày hôm nay đối với những người ngay trong Bộ Chính Trị và trung Ương đảng, kẻ nắm công an có thể dùng những thủ đoạn như mua chuộc, dọa nạt, khủng bố, chém giết, để bắt theo mình.
Dùng tiền bạc để mua chuộc thì là Nguyễn tấn Dũng, vì đây là trùm tham nhũng, có tiền bạc nhiều nhất.
Dọa nạt là Lê đức Anh, vì vẫn còn ảnh hưởng mạnh trong ngành công an, nuôi nhiều kẻ đâm thuê, chém mướn, đội lốt nhân dân tự phát, chuyên hành hung, gây thương tích, thậm chí còn đê hèn, tồi bại dùng phân ném vào nhà những thành phần tranh đấu cho Tự do, Dân chủ và Nhân quyền, vì chỉ nhìn bộ mặt Út Anh, chúng ta cũng thấy rõ, đó là bộ mặt « Trâu bò, côn đồ «.
Việc Bộ Chính Trị không dám lấy quyết định, mặc dù họp lâu ngày mà dành cho kỳ họp toàn thể Trung ương vào giữa tháng 10 lấy quyết định, đó là kế hoãn binh, hoặc câu giờ của Lê hồng Anh.
Đây là thủ đoạn của cặp bài trùng Nguyễn tấn Dũng và Lê hồng Anh.
Và nhiều người nói Út Anh cứu Ba Dũng là thế.
 
                           Paris ngày 29/9/2012
                                 Chu chi Nam
 
(1)              : Xin xem bài Chế độ của cái loa, cái còng và cái súng, trên http://perso.orange.fr/chuchinam/
 

Việc Moody's hạ điểm tín nhiệm gây lo ngại về hệ thống ngân hàng Việt Nam


 

 

Việc Moody's hạ điểm tín nhiệm gây lo ngại về hệ thống ngân hàng Việt Nam



Giao dịch tại một ngân hàng Việt Nam.

Reuters

Thanh Phương


Vào lúc hàng loạt lãnh đạo ngân hàng, trong đó có cả cựu bộ trưởng Trần Xuân Giá, bị khởi tố về vụ bê bối tài chính ở ngân hàng ACB, việc cơ quan xếp hạng tín nhiệm Moody's hạ điểm của Việt Nam gây thêm lo ngại về hệ thống ngân hàng nói riêng và kinh tế Việt Nam nói chung.


Hôm qua, Moody's đã hạ điểm tín nhiệm của Việt Nam từ « B1 » xuống thành « B2 », tức là mức thấp nhất từ trước đến nay đối với Việt Nam, đồng thời hạ điểm tín nhiệm của 8 ngân hàng Việt Nam, trong đó có ngân hàng ACB đang bị điều tra về những bê bối tài chính.

Thật ra, theo các nhà phân tích, việc Moody's hạ điểm chưa có nghĩa là hệ thống ngân hàng Việt Nam đã lâm vào khủng hoảng toàn diện và nếu chính phủ Hà Nội có những hành động kiên quyết thì nền kinh tế sẽ được hồi phục.

Thế nhưng, việc hạ điểm tín nhiệm nói trên phản ánh mối quan ngại ngày càng lớn về tình trạng nợ xấu của ngân hàng Việt Nam và về nhịp độ cải tổ kinh tế của Việt Nam. Điều đáng nói là Việt Nam bị hạ điểm tín nhiệm vào lúc mà các nước láng giềng Đông Nam Á đang trên con đường hồi phục kinh tế. Chẳng hạn như tháng 12 năm ngoái, Indonesia đã được tăng bậc điểm về mặt đầu tư và Philippines sắp tới đây sẽ đạt được quy chế giúp cho họ vay tiền với lãi suất thấp và mở cửa đón nhận thêm đầu tư ngoại quốc.

Hãng tin Reuters cho biết, chính phủ Việt Nam đã phản đối việc Moody's hạ điểm, khẳng định rằng cơ quan này đáng giá không giống như các cơ quan xếp hạng tín nhiệm khác như Standard & Poor’s và Fitch. Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Đối ngoại Bộ Tài chính, ông Nguyễn Thành Đô, nói rằng việc hạ điểm như vậy sẽ khiến cho chi phí vay tiền của Việt Nam cao hơn. Ông kêu gọi Moody's xét lại quan điểm của cơ quan này, tức là phải nhìn thấy cả những mặt « tích cực » của kinh tế Việt Nam. Theo ông Nguyễn Thành Đô, mức tăng tín dụng bị hạn chế và tăng trưởng kinh tế chậm lại, đó chính là do Việt Nam đã nỗ lực kềm chế lạm phát.

Nhưng ngoài lý do chính phủ siết chặt tín dụng để kềm chế lạm phát, chính các ngân hàng Việt Nam, mà hiện có tỉ lệ nợ xấu rất cao cũng đã phải giảm bớt vốn cho vay, khiến các doanh nghiệp thêm khó khăn trong việc tìm tín dụng để mở rộng hoặc duy trì hoạt động.

Theo nhận định của ông Jonathan Pincus, nguyên là một kinh tế gia chuyên về Việt Nam của Liên Hiệp Quốc, tuy rằng ít có nguy cơ khủng hoảng ngân hàng, việc Moody's hạ điểm chủ yếu sẽ tác động lên tăng trưởng kinh tế. Ông Pincus cho rằng « Việt Nam không thể tiếp tục tăng trưởng mà không giải quyết các vấn đề của hệ thống ngân hàng. Chính phủ cần phải có hành động và hành động sớm tốt hơn là trễ ».

Theo đánh giá của Moody's, kế hoạch cải tổ ngân hàng mà chính phủ đề ra là tích cực nếu nó được thực thi đầy đủ, nhưng vấn đề là thiếu tính minh bạch và quá chậm chạp trong việc cải tổ.

Hãng tin Reuters trích lời ông Matt Hilderbrant, kinh tế gia tại ngân hàng JPMorgan ở Singapore dự báo rằng trong vòng 6 hoặc 9 tháng nữa, Việt Nam có nguy cơ bị hạ bậc thêm nữa, lý do là vì có quá nhiều nợ xấu ngân hàng và chắc chắn phải cần có sự hỗ trợ của chính phủ.

Chính phủ Việt Nam đang có kế hoạch tái cơ cấu các thị trường tài chính và củng cố các doanh nghiệp Nhà nước và đầu tư công, nhưng do những quan hệ lợi ích chồng chéo lên nhau, kế hoạch này sẽ khó mà được thực hiện.

Mấu chốt của vấn đề cuối cùng vẫn là, cũng giống như Trung Quốc, kinh tế Việt Nam phần lớn dựa trên các doanh nghiệp Nhà nước, các doanh nghiệp này lại nằm dưới sự lãnh đạo của những quan chức yếu kém về năng lực quản lý, nhưng có quan hệ chặt chẽ với giới cầm quyền. Những vụ bắt giữ hay khởi tố các lãnh đạo doanh nghiệp Nhà nước hay lãnh đạo ngân hàng trong thời gian qua có vẻ như là hậu quả của các vụ thanh toán chính trị hơn là thể hiện quyết tâm làm trong sạch guồng máy kinh tế Việt Nam.

 

“VIỆN TRẦN NHÂN TÔNG”: LẠI THÊM MỘT CHIẾC CẦU SẼ GÃY NHỊP!


“VIỆN TRẦN NHÂN TÔNG”:
LẠI THÊM MỘT CHIẾC CẦU SẼ GÃY NHỊP!
 

 

 
 
NGUYỄN THIẾU NHẪN
 
Ngày 21 tháng 9 năm 2012 vừa qua,Viện Trần Nhân Tông (Tran Nhan Tong Academy) ở Boston vừa ra mắt và phát giải thưởng đầu tiên gọi là “Giải Trần Nhân Tông Hoà giải và Yêu thương”. Giám Đốc Điều Hành và người sáng lập “Viện TNT” là Nguyễn Anh Tuấn, một đảng viên VC, cán bộ Thông Tin &Tuyên Truyền của Hà Nội, nguyên là Tổng biên tập của báo Vienamnet.
                                                                                           
Ông này đã từng theo cựu Thủ Tướng VC Phan Văn Khải sang Mỹ cách đây 7, 8 năm đã bị cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản biểu tình phản đối mạnh mẽ.
 
Theo tuyên bố của Nguyễn Anh Tuấn thì các việc mà “Viện TNT” sẽ làm như sau:
 
-Sẽ in các bài viết của hội nghị ngày 21-9 về “Viện TNT”;
-Sẽ xây dựng một Viện bảo tàng TNT lớn có tầm vóc quốc tế ở Hà Nội;
-Sẽ có những hội nghị bàn tròn TNT về những giải pháp để giải quyết xung đột, ngăn ngừa xung đột. VN là vùng ưu tiên nghiên cứu.
 
Qua việc ra mắt cái gọi là Viện Trần Nhân Tông vào ngày 21 tháng 9 vừa qua, chúng ta thấy rõ là đảng CSVN sau khi “thua keo này lại bày keo khác.” Chúng tôi muốn nói đến cái gọi là chương trình Viện nghiên cứu cộng đồng hải ngoại mà William Joiner Center  đã giao cho Hoàng Ngọc Hiến (đã qua đời) và Nguyễn Huệ Chi qua tay “Mã Dám Sinh thời đại” Nguyễn Bá Chung.
 
Đây là một chiếc cầu giao lưu văn hoá hoàn toàn bị gãy nhịp sau khi bị ông Nguyễn Hữu Luyện dùng tố quyền tập thể để đưa WJC ra tòa.
 
Để độc giả thấy rõ đường đi, nước bước của những tên tay sai VC như Vũ Đức Vượng, Nguyễn Bá Chung… trong việc thi hành Nghị quyết 36. Và nay, đến phiên Nguyễn Anh Tuấn, một đảng viên VC với cái gọi là “Viện Trần Nhân Tông”, chúng tôi xin đăng tải lại bài viết “Khi những chiếc cầu giao lưu văn hóa gãy nhịp”, có nội dung như sau:
    
“Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là một tổ chức độc lập với Đảng Cộng sản Việt Nam!” Ở hải ngoại có ai dám tuyên bố một câu như thế không? Xin thưa có một người dám tuyên bố một câu xanh dờn như thế là ông Vũ Đức Vượng.
 
Ông này cũng giống như tên Việt gian Nguyễn Bá Chung, kẻ đã dắt mối, dẫn đường để hai tên Việt Cộng Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn Huệ Chi đếnTrung tâm William Joiner viết “tờ căn cước đỏ” cho 3 triệu người Việt tỵ nạn cộng sản trên toàn thế giới.
 
Cũng giống như tên Việt gian Nguyễn Bá Chung, Vũ Đức Vượng được đi du học tại Hoa Kỳ trong khi hàng vạn người cùng lứa tuổi với anh ta phải gia nhập Quân lực Việt Nam Cộng Hòa chiến đấu để bảo vệ nền tự do, dân chủ cho miền Nam và sau đó, khi miền Bắc cưỡng chiếm miền Nam, những người này đã phải chịu tù đày khổ sai nơi rừng thiêng, nước độc trong hàng chục năm trời. 
 
Vũ Đức Vượng nguyên là Giám đốc Trung tâm Tỵ nạn Đông Nam Á, Chủ tịch Phòng Thương Mại Đông Nam Á, trong một cuộc phỏng vấn của báo chí đã tuyên bố là Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh không có dính dáng gì tới đảng CSVN. Khi có người hỏi ông tiến sĩ này tại sao ông lại làm đại lý phát hành báo Thanh Niên, cơ quan ngôn luận chính thức của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, thì ông này nói rằng tờ báo này trực thuộc một tổ chức “độc lập” với nhà Nước CSVN.
 
Có ai trong chúng ta lại có thể tin rằng ông tiến sĩ này không hiểu biết gì về tổ chức của Cộng sản Hà Nội? Liệu Vũ Đức Vượng có thể ngờ nghệch đến nỗi không biết sự liên hệ ra sao giữa “Đảng” và “Nhà Nước”? Liệu Vũ Đức Vượng có thể ngờ nghệch đến nỗi không biết các cán bộ Đoàn đại đa số là đảng viên là lãnh lương từ quỹ “Hành chánh sự nghiệp” của Nhà Nước?
 
Khó ai có thể tin những điều như vậy. Vậy thì tại sao Vũ Đức Vượng lại đưa ra câu trả lời ngược đời như trên?
 
Câu trả lời có thể là: ông này đã giả mù sa mưa, che đậy chủ trương phát hành báo chí của Đảng và Nhà nước Cộng Sản Hà Nội một cách không lấy gì làm khéo léo cho lắm.
 
 
Hãy lấy một tờ báo Thanh Niên tiêu biểu, tờ Thanh Niên Xuân Bính Tý 1996 là “tiếng nói của Đoàn Thanh niên Cộng sản Việt Nam” là tờ báo mà cách đây 12 năm Vũ Đức Vượng đem qua Mỹ đế bán, xem thử tờ báo mà Vũ Đức Vượng cho rằng “độc lập với Nhà nước” này viết gì.
 
Bài được in chỗ trang trọng nhất là bài phỏng vấn (cố) Thủ Tướng Võ Văn Kiệt, với những câu hỏi và câu trả lời hao hao giống với các bài phỏng vấn các lãnh tụ Đảng và Nhà nước xưa nay; nghĩa là hỏi với một nghệ thuật “nâng bi” khá cao. Và trả lời thì là để khoác lác ca tụng trí tuệ của “Đảng ta.”
 
Kế đấy là bài viết của “cụ lớn” Tư Ánh Trần Bạch Đằng, một ông cai thầu chữ nghĩa có hạng của chế độ với tựa đề: “Trí tuệ Việt Nam” trong đó ca tụng Đảng đã sáng suốt đưa chế độ thoát khỏi thảm kịch Liên Xô và Đông Âu.
Tiếp theo là một bài ca tụng anh hùng Vũ Xuân Thiều lái máy bay Mig của Liên Sô đã “núp trong mây chờ đợi thời cơ thuận tiện” để lao vào tấn công B.52 Mỹ đêm 28-12-1972.
 
Một bài viết của Hồ Anh Thái phịa ra những chuyện đã gặp trong chuyến đi Mỹ để thực hiện tuyển tập “Phía Bên Kia Thiên Đường” (The Other Side of Heaven) tháng 11-1995, trong đó ông văn nô hạng C này kể chuyện cựu quân nhân Mỹ trong chiến tranh Việt Nam David O’Beirn đã “đứng lên thẳng thừng tố cáo tội ác của lính Mỹ.” (Cuộc hội thảo “Bể Dâu” này do Vũ Đức Vượng tổ chức – (ghi chú của tác giả). Chúng tôi đã có viết rõ trong bài “Máu nào đã đổ xuống, mực nào đã viết ra trong cuộc bể dâu này?!”)
 
Một bài tựa đề “Ra đi là để trở về” viết về ông Nguyễn Hùng Trương, chủ nhân nhà sách Khai Trí của chế độ Sàigòn. Nữ ký giả Thúy Nga viết về chuyện ông Nguyễn Hùng Trương hỏi nữ ký giả này: “Có quen biết ai xin dùm chuyện hồi hương.”
 
Một bài tựa đề “Đường về” nói về một Việt kiều từ nhỏ đến lớn ở Pháp, qua Hồng Kông làm việc để “có cơ hội gần Việt Nam và mong được về làm việc ở Việt Nam.”
Cộng với một số quảng cáo, đại đa số là của các công ty quốc doanh.
 
Đó là tóm lược tờ báo mà Vũ Đức Vượng trịnh trọng phán ra rằng là “độc lập với Nhà Nước”. Chừng nào mới đến các tờ báo “của nhà nước” và nội dung của những tờ này sẽ ra sao? Vũ Đức Vượng chắc đang có kế hoạch tiếp tục, nếu ông ta thấy công việc làm ăn trôi chảy. Sau tờ Thanh Niên đến các tờ Kinh Tế, Tiếp Thị, rồi sau các tờ báo này sẽ là cái gì nữa?
 
Sau chức Chủ tịch Phòng Thương mại Đông Nam Á là chức gì? Đại diện chính thức cho Bộ Thương mại Hà Nội chăng?
 
Các dự đoán này đều sai bét. Báo từ trong nước đem ra bán tại Mỹ ế nhệ tới nỗi Vũ Đức Vượng phải xin thêm tài trợ của CSVN. Vì bị người Việt Quốc Gia tỵ nạn cộng sản chống đối dữ dội, Vũ Đức Vượng đã bị mất chức giám đốc Trung tâm Định cư Đông Nam Á và mất luôn chức Chủ tịch Phòng Thương mại Đông Nam Á.
 
Theo báo chí thì ông Nguyễn Duy Tưởng, người kế nhiệm Vũ Đức Vượng đã phải cho người đem cả conex báo ế của Vũ Đức Vượng đem đi recycle!
*
Sau một thời gian dài dùng “fund” của Trung tâm Định cư Đông Nam Á để thi hành nhiệm vụ giao lưu văn hóa để tấn công người Việt tị nạn tại hải ngoại, sau khi mất chức Vũ Đức Vượng “được” Tôn nữ Thị Ninh “ban” cho nhiệm vụ đưa rước, làm bodyguard khi mụ này đến các trường đại học cộng đồng ở Bắc California để “giải độc”. Và, mấy năm trước đây, đã được thưởng công bằng cách ban cho trông coi việc đưa các du sinh từ VN sang Mỹ và từ Mỹ sang VN.
 
Những kẻ góp công trong việc tiếp tay Trung tâm William Joiner viết lại tờ căn cước đỏ cho 3 triệu người Việt tị nạn thì đều được “trả công bội hậu”. Hoàng Khởi Phong thì được “đại xá” tội “chạy trốn tổ quốc” để trở về nước sinh sống, Nguyễn Mộng Giác thì được VC cho phép in sách “Sông Côn Mùa Lũ” (Ông nhà văn này vừa mới qua đời vì bệnh), Nhật Tiến thì được phép xuất bản “Quê Nhà, Quê Người”. Nguyễn Hữu Liêm thì được đón tiếp bằng xe có còi hụ để dự Đại hội Việt kiều yêu nước khóc thút thít khi nghe bài “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”, lòng sôi máu căm thù Mỹ Ngụy khi nghe bài “Tiến Quân Ca” - dù rằng ông Tiến sĩ (TS) này đã từng là “Trung sĩ” (TS) của Quân lực VNCH!
 
Tuy nhiên, chiếc cầu giao lưu văn hóa do 2 tay dắt mối Vũ Đức Vượng, Nguyễn Bá Chung đến nay, thì đã gãy nhịp!
 
*
“William Joiner Center (WJC) thuộc đại học Massachussetts Boston, mang tên một cựu chiến binh Mỹ, thành lập từ năm 1992, cũng do 1 cưụ chiến binh Mỹ trong chiến tranh VN (1968-1969) làm giám đốc, đó là Tiến sĩ Kevin J. Bowen. Trung tâm này tuy mang danh là 1 trung tâm nghiên cứu về hậu quả xã hội của chiến tranh, nhưng hoạt động rõ ràng thiên vị nhà cầm quyền CSVN, mà quên hẳn thảm khốc của chính sách trả thù trá hình bằng các trại tù cải tạo, và hàng trăm ngàn người chết trên biển cả, là cuộc tị nạn đau thương nhất trong lịch sử dân Việt mà kẻ sống sót hiện có mặt hàng triệu người trên đất Mỹ. WJC đã có những qua lại thường xuyên với quốc nội (VN), tổ chức các cuộc thăm viếng , trao đổi văn hóa, dịch sách của cán bộ VHCS sang Anh văn, tham gia các lớp dạy hang năm tại Huế, mở lớp dạy về chiến tranh VN cho giáo chức người Mỹ mà họ quan niệm chiến tranh VN là cuộc chiến tranh VN-Mỹ (the Vietnam-American War), họ cho Hồ Chí Minh là người có tinh thần Quốc Gia và miền Nam chỉ là kế thừa của thực dân.
   
Có lẽ cũng như chính sách bang giao qua thể thao Mỹ-Hoa mấy chục năm về trước, ông Kevin Boowen viết quyển “Playing Basketball with the VC” bắt chước “chính sách pingpong”, dọn đường cho chính sách Mỹ tại VN.Chế độ CS tại VN khôn ngoan đã biết lợi dụng “chiếc cầu nối trí thức” này trong việc trao đổi văn học. Đúng như nhận xét của nhà văn Trần Đăng Khoa: "Có thể nói WJC là một nhịp cầu quan trọng để văn học VN đổ bộ vào đất Mỹ.”
 
Một mặt hội Nhà văn CSVN ưu ái đón tiếp nhân viên WJC sang VN, mặt khác qua cầu nối này, chế độ CSVN đưa hàng loạt nhà văn, nhà thơ sang Mỹ như Lê Lựu, Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Duy, Thu Bồn, Tô Nhuận Vỹ, Bảo Ninh, Ma Văn Kháng, Trần Đăng Khoa v.v… Các nhà thơ Ý Nhi, Nguyễn Khoa Điềm, 1 nhân vật cao cấp phụ trách tư tuởng văn hóa của Đảng CS, Lâm Mỹ Dạ, Nguyễn Đức Mậu, Xuân Quỳnh, Phạm Tiến Duật đã được WJC giới thiệu, dịch thơ sang Anh ngữ.
 
Tác phong của những nhà văn “đổ bộ” này ra sao? Xin đọc nhận xét của nhà thơ Xuân Sách, nguyên Chủ tịch Hội Văn nghệ Vũng Tàu-Côn Đảo, trong tập “Chân dung Nhà Văn”, do nhà xuất bản Văn Học Hà Nội ấn hành vào năm 1992 nhưng bị thâu hồi:
 
“Khi tôi tìm hiểu được những ứng xử, những tính cách nhà văn, ngoài những tác phẩm
Mà tôi thường ngưỡng mộ, tôi cứ băn khoăn tự hỏi: "Sao thế nhỉ? Với bề dày tác phẩm như thế, với vị trí trong xã hội như thế, trong lòng người đọc như thế. Sao họ còn ham muốn những thứ phù phiếm đến thế…, một chức vụ, một quyền lực, một chuyến đi nước ngoài… Mà đã ham muốn thì phải mưu mẹo, phải dối trá và nhất là phải sợ hãi.”
 
Mà chuyến đi như thế nào? Trần Đăng Khoa viết:
 
“Vui. Một cuộc du hí vui vẻ. Bây giờ thì tôi hiểu thế nào là hội thảo quốc tế rồi. Nó tương tự như ta đi hát Karaokê!”
 
(Trích Phạm Hữu TrácChính sách của chế độ CSVN đối với người Việt hải ngoại).
 
*
Như đã biết, ông Nguyễn Hữu Luyện và 11 nguyên đơn đã kiện WJC. Vụ kiện nhắm vào mặt pháp lý đã vạch rõ ra cái gọi là chương trình nghiên cứu “Tái Xây Dựng Diện Mạo và Quê Hương Người Việt Ở Nước Ngoài” (Reconstructing Identify and Place in the Vietanamese Diaspora” chỉ là “một con chuột bệnh hoạn” của những tên Mã Dám Sinh, Sở Khanh tân thời!
 
Giới trí thức khoa học nhân bản quốc tế sẽ chẳng bao giờ coi chương trình này như một tài liệu nghiên cứu giá trị.
 
Đó chính là lý do chiếc cầu giao lưu văn hóa để văn học Việt Nam đổ bộ vào đất Mỹ - theo cách nói của Trần Đăng Khoa - đã gãy nhịp
 
Và những tên Mã Dám Sinh, Sở Khanh thời đại đã hiện nguyên hình!
 
*
Theo bác sĩ Trần Xuân Ninh trong chương trình “Bàn Chuyện Thời Sự” thì “Mục tiêu  rõ ràng của “Viện TNT” là trí vận và tuyên vận cho VC. Trần Nhân Tông là một cái tên tốt vì dùng nó thì xoá mờ được thành tích vô tổ quốc của Hồ Chí Minh và đảng CSVN”.
 
“Không thể nói như ông Patterson, Chủ tịch “Viện TNT” khi trả lời phỏng vấn báo diện tử Tuần Việt Nam, rằng “Cuộc đời Trần Nhân Tông có sự thu nhỏ của sự hoà giải, và điều này phù hợp với giải thưởng mang tên ông”.
 
Cũng theo bác sĩ Trần Xuân Ninh thì, “Nhà vua có tha tội những kẻ tôn thất theo quân Nguyên, như Trần Ích Tắc và bỏ qua những kẻ khác a dua không là tội mà thôi, chứ không có sự hoà giải nào cả”.
 
Chúng ta hãy nghe ông Thomas Patterson, giáo sư về Chính trị và Báo chí tại Trường Quản lý Nhà nước John F. Kennedy thuộc trường đại học Harvard, cũng là Chủ tịch của “Viện TNT” mà Nguyễn Anh Tuấn, là Giám Đốc Điều Hành, trả lời báo điện tử Tuần Việt Nam về Vua Trần Nhân Tông: “Đó là nơi tôi bắt đầu ngưỡng mộ sự hy sinh không chút vị kỷ của ông đối với đất nước. Đó là sự hy sinh vô tư không vị kỷ, sự khiêm tốn và chúng ta tìm thấy ở cuộc đời Hồ Chí Minh hay George Washington.
 
Đây rõ ràng là lời tuyên bố có mục đích chính trị của ông giáo sư Patterson.
 
Và điều này càng chứng tỏ Nguyễn Anh Tuấn, một đảng viên VC đã được “phái khiển” đến “nằm vùng” tại đại học Harvard để móc nối với Thomas Patterson để lập ra cái gọi là “Viện Trần Nhân Tông” (Viện TNT) và cái gọi là “Giải thuởng Trần Nhân Tông: Hoà giải và Yêu Thương” để tiếp tục thi hành nghị quyết 36 tấn công vào cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản tại hải ngoại.
 
Chúng tôi hoàn đồng ý với ý kiến của bác sĩ Trần Xuân Ninh:
 
“Số phận của ‘Viện Trần Nhân Tông’ của Thomas Patterson và Nguyễn Anh Tuấn sẽ không khác bao nhiêu số phận Viện nghiên cứu cộng đồng hải ngoại mà William Joiner Center đã giao cho Nguyễn Huệ Chi”.
 
NGUYỄN THIẾU NHẪN
  
 
 
 
 

Thanh Sang: Một giọng ca “trời sầu đất thảm”


Thanh Sang: Một giọng ca “trời sầu đất thảm”   

Nghệ sĩ Thanh Sang trong vở "Tình anh bán chiếu".

Nghệ sĩ Thanh Sang trong vở "Tình anh bán chiếu".

DR

Lê Phước

Các giọng nam ca mùi thì có rất nhiều, nhưng giọng thiên phú mà khi cất lên là “trời sầu đất thảm” thì có lẽ giọng ca Thanh Sang phải được xếp hàng số một. Bên cạnh giọng ca trời cho, Thanh Sang còn để đời với nhiều vai diễn thuộc hàng kinh điển của sân khấu cải lương.

Trong làng cải lương, không ai không biết đến nghệ sĩ Út Bạch Lan với giọng ca được mệnh danh là “Sầu nữ". Không phải những giọng ca nữ khác không u buồn, nhưng nói về độ mùi mẫn bi ai thì rõ ràng không ai vượt qua được Sầu nữ Út Bạch Lan. Còn nếu nhìn vào các giọng ca nam, ca mùi thì có rất nhiều, nhưng giọng thiên phú mà khi cất lên là “trời sầu đất thảm” thì có lẽ giọng ca Thanh Sang phải được xếp hàng số một. Bên cạnh giọng ca trời cho, Thanh Sang còn để đời với nhiều vai diễn thuộc hàng kinh điển của sân khấu cải lương.Bỏ đời ngư phủ theo nghiệp cầm ca

Nghệ sĩ Thanh Sang tên thật Nguyễn Văn Thu, sinh năm 1943 tại xã Phước Hải, tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu. Gia đình ông làm nghề chài lưới, rất nghèo khổ, lại đông con, mà ông lại là con trai một, nên cái gánh nặng gia đình tự nhiên trở thành một áp lực vô hình đè nặng lên ông, để phải tìm mọi cách đổi đời cho gia đình bớt khổ.

Nếu ai có dịp về Phước Hải sẽ không khỏi ngậm ngùi khi nói tiếng chia tay với vùng duyên hải thơ mộng này. Núi non hùng vĩ đứng bên bờ biển bao la của vùng Phước Hải đã kết tinh thành một giọng ca buồn miên man nhưng đầy khí khái của cậu bé tên Thu.

Thuở nhỏ, Thanh Sang học ca vọng cổ theo tiếng đờn của danh cầm Văn Vĩ trên đài phát thanh, 12 giờ khuya hằng đêm mà ông nghe ké được từ nhà hàng xóm. Khi biết ca rồi, ông bèn năn nỉ mấy thầy đờn tập giùm những lúc họ rỗi rảnh. Về diễn xuất cũng vậy, vẫn theo đà của thế hệ vàng, nghề ca hátđược truyền theo kiểu nghề dạy nghề, Thanh Sang ngồi cánh gà coi riết rồi thuộc hết thảy các vai tuồng, kể cả vai nữ. Để rồi lại “trông mong” có nghệ sĩ nào bị đau ốm để được lên đóng thế.

Mới hơn 14 tuổi ông đã bắt đầu theo nghiệp tổ. Cái áp lực khi ấy đối với ông nặng lắm, bởi đã bỏ nghề cá và bỏ xứ theo nghiệp hát ca thì phải làm sao có chút đỉnh thành công, nếu không thì còn mặt mũi nào dám trởlại nhìn mặt xóm làng. Áp lực nặng đến mức mà Thanh Sang từng ví chuyến đi của mình như : “Kinh Kha qua sông Dịch”.

Con đường khởi nghiệp của Thanh Sang cũng lắm gian nan. Ông kể, chờ hoài mà mấy anh kép chánh không chịu bệnh, chỉ có kép phụ bị làm khó làm dễ rồi xin nghỉ để mới được cho đóng thế vai phụ. Những vai phụ đầu tiên của chàng trai tuổi đôi mươi lại là vai lão. Lúc trẻ tên tuổi Thanh Sang gắn với vai lão nhiều hơn.

Đúng như câu “Tái ông thất mã”, cuộc đời mà, trong cái rủi thì ắt hẳn có cái may, cũng chính nhờ đóng vai lão mà Thanh Sang đã đạt đến đỉnh cao vinh quang khi đoạt Huy chương vàng giải Thanh Tâm vào năm 1964, giải thưởng cải lương danh giá nhất tính đến hiện tại. Vai diễn đưa Thanh Sang đến với giải thưởng cao quí này là vai Tạ Tốn trong vở “Cô Gái Đồ Long”.

Đây là một vai diễn rất khó, vì người diễn bị mất đi một vũ khí diễn xuất lợi hại nhất của người nghệ sĩ trên sân khấu, đó là đôi mắt, do Tạ Tốn là một nhân vật mù. Hơn nữa đây là một nhân vật có tuổi, mà lại cùng với bao sóng gió của cuộc đời, Tạ Tốn lại càng trở nên già nua với ngổn ngang tâm sự. Như tổ nghiệp đã cố tình sắp đặt, giọng ca của Thanh Sang rất hợp với nhân vật Tạ Tốn này: giọng ca u buồn, đong đầy tâm sự, nhưng luôn có một xung lực phi thường, cách diễn của Thanh Sang lại rất chừng mực, nên đã thể hiện xuất sắc vai diễn này.

Có vẻ ban tổ chức của giải Thanh Tâm đã có lý khi quyết định trao huy chương vàng cho Thanh Sang, vì đến hiện tại vai Tạ Tốn vẫnđược xem là “vai của Thanh Sang”, bởi chưa thấy ai đóng qua được. Sự có lý của ban tổ chức giải Thanh Tâm còn được khẳng định thêm, khi năm 1964 cùng với Thanh Sang thì nữ nghệ sĩ Lệ Thủy cũng nhận giải thưởng cao quí này. Và đến hiện tại, hai nghệ sĩ này đã thật sự vượt mong đợi của những người trao giải với những thành công không thể nào rực rỡ hơn nữa trên sân khấu cải lương.

Thanh Sang -Thanh Nga: Đôi bạn diễn “xưa nay hiếm”

Thanh Sang từng tâm sự rằng, khi còn trẻ thì được giao đóng vai già, còn khi lớn tuổi lại được chọn đóng vai kép trẻ. Quả thật vậy, và sự chọn lựa này của các đạo diễn dành cho Thanh Sang không phải là không có lý, bởi cái vai già ông đóng khi trẻ cũng thành công, mà cái vai trẻ ông đóng khi già cũng lại rất thành công.

Nói về vai kép chính trẻ trung đầu tiên của Thanh Sang phải nhắc đến vai Đông Nhật trong vở Tuyết Phủ Chiều Đông. Đây cũng là một cơ duyên, bởi khi ấy ở đoàn Ngọc Kiều của ông bầu Hoàng Kinh, anh kép chánh Hùng Cường vừa đánh người phải đi hầu tòa, nên Thanh Sang được chọn thế vai cho Hùng Cường, và con đường kép chánh của Thanh Sang bắt đầu từ đó.

Thế nhưng,để gọi là thành công rực rỡ, tức tạo được dấu ấn trong lòng người mộ điệu cải lương, thì phải chờ đến khi Thanh Sang về đoàn Thanh Minh -Thanh Nga của bà Bầu Thơ, mẹ của cố nghệ sĩ Thanh Nga. Ở đó, tổ nghiệp dường như đã có ý đền đáp cho thái độ làm nghệ thuật nổi tiếng nghiêm túc của bà Bầu Thơ bằng cách ban cho đoàn hát của bà một đôi Kim Đồng Ngọc Nữ Thanh Sang -Thanh Nga.

Đôi bạn diễn thành công đến mức mà đến hiện tại, dù có bình luận thế nào, tranh cãi ra sao, thì hễ nhắc đến Thanh Sang người ta lập tức nghĩ ngay đến Thanh Nga, mà hễ bàn về Thanh Nga thì lại nghĩ ngay đến Thanh Sang. Cả hai đều có giọng trầm buồn, đầy nội lực, cách ca cách diễn rất chừng mực, cách làm nghệ thuật rất nghiêm túc, nên sự ăn ý trên sân khấu đã đạt đến mức hoàn hảo.

Năm 1978, Thanh Nga bất hạnh qua đời, sự ra đi này là một tổn thất không gì bù đắp nổi đối với sân khấu cải lương, bởi đó là sự ra đi của một nữ nghệ sĩ tài sắc lưỡng toàn được mệnh danh là Nữ hoàng sân khấu. Thế nhưng mất mát cho cải lương còn ở chỗ: sự ra đi của Thanh Nga cũng khiến cho sân khấu cải lương mất một đôi bạn diễn thuộc hàng “xưa nay hiếm”.

Trần Minh -Thanh Sang: Ca nội tâm, diễn chân phương

Vỡ tuồng Bên Cầu Dệt Lụa đã mang đến hai hình tượng thuộc hàng đẹp nhất cho sự thủy chung son sắt. Nếu Thanh Nga xuất sắc với vai nàng tiểu thư Quỳnh Nga dám vượt khuê môn đến chăn tằm dệt vải bên cầu để lấy tiền cho người chồng hứa hôn lên kinh ứng thí, thì Thanh Sang cũng đáp lại bằng vai diễn để đời với một hàn sĩ Trần Minh, bị nhạc trượng tương lai ruồng bỏ do chê gia thế bần hàn, đến độ mẹ ruột bị hành hạ đến uất ức mà mang bệnh chết.

Trong nghịch cảnh ấy, lòng thù hận của Trần Minh đối với nhạc trượng đã được hóa giải bằng tấm chân tình của người vợ hứa hôn Quỳnh Nga. Để rồi, khi đỗ trạng nguyên, bị vua dùng quyền uy tối thượng ép chàng phải cưới công chúa, Trần Minh đã từ chối cái ngôi phò mã cao sang, thậm chí sẵn sàng chấp nhận cái chết để giữ cho vẹn thủy toàn chung với người vợ tào khang Quỳnh Nga ở quê nhà.

Lớp diễn Trần Minh đối đáp với vua và công chúa giữa trào đình là một lớp diễn xuất thần của Thanh Sang. Nét khẳng khái, sự quyết liệt, cách đối đáp chân thật mà uyên bác, thâm thúy mà giản đơn đã được Thanh Sang thể hiện một cách nhẹ nhàng, tinh tế: nhẹ nhàng vì Thanh Sang có lối diễn chừng mực không phô trương, tinh tế vì Thanh Sang biết khai thác tối đa thế mạnh của giọng ca đầy nội tâm để biểu đạt hết cái thần của nhân vật.

Một nét đáng chú ý trong lớp diễn này, nhất là đoạn Trần Minh ca hai câu vọng cổ đối đáp với vua khi vua mang gươm lệnh ra dọa nếu Trần Minh từ chối ngôi phò mã thì sẽ phải mất đầu: đây là một lớp diễn rất khó. Khó trước tiên là về cách diễn xuất phải làm sao bộc lộ được sự quyết liệt từ chối nhưng phải giữ được đạo quân thần, chứ không phải từ chối của một kẻ bình dân, mà là từ chối của bậc trạng nguyên có ăn có học.

Cái khó thứ hai mà cũng là cái khó chính, đó là lời bài ca trong lớp diễn. Hai câu vọng cổ mà Trần Minh ca đối đáp với vua hàm chứa rất nhiều điển tích, mà phải chi điển tích là những câu chuyện dài thì còn có thể nắm cốt chuyện mà nhớ, đằng này lại liên quan đến một loạt các tên tuổi lấy từ Đông Chu Liệt Quốc bên Tàu. Chẳng hạn như đoạn đối thoại có những lời như sau:

“Muôn tâu, thánh như Ngũ đế, nhân như Tam Vương, mạnh như Ô Hoạch, dõng như Mạnh Bôn Hạ Dục mà còn phải chết, trên đời có ai thoát khỏi chết đâu mà thần phải sợ”.

Chúng ta thấy, dẫu là người có học cao, khi ca đoạn này cũng phải học thật kỹ, nếu không khi đang ca trong lòng bản vọng cổ, không có thời gian đâu mà suy nghĩ nhiều, nên việc nói nhanh mà nhầm lẫn tên là rất khả dĩ. Ấy thế nhưng ở Thanh Sang cách diễn xuất rất tự nhiên, cách ca rất trôi chảy, lời ca trong nét diễn, nét diễn trợ lời ca, cho thấy đó thật sự là một Trạng Nguyên thuộc lào kinh sử, chứ không phải là một anh kép hát đang vừa ca vừa vắt óc nhớ lời hoặc ca một cách vô hồn, không hiểu gì về tên những nhân vật mà minh đề cập.

Xuất thân hàn vi nên Thanh Sang không được ăn học nhiều, nhưng Thanh Sang luôn chịu khó tự trao dồi kiến thức, và khi ca diễn ông có thể hiểu trọn vẹn những tích tuồng mà mình tham gia đóng. Trong giới cải lương, Thanh Sang được mệnh danh là người có hiểu biết rộng, thông tuệ nhiều thứ. Thế mới thấy được sự phấn đấu phi thường đáng trân trọng của nghệ sĩ Thanh Sang, một sự phấn đấu mà không phải những ngườiđược xem là trí giả đôi khi còn không có. Thế mới thấy thế hệ nghệ sĩ trẻ sau này nên soi vào đó để tự trao dồi, trao dồi không chỉ kiến thức chuyên môn, mà còn cả những kiến thức sử xanh cần thiết.

Lớp diễn để đời khác trong tuồng Bên Cầu Dệt Lụa là đoạn Trần Minh đỗ trạng nguyên xong về lại quê xưa, nhưng xin phép vua không làm lễ vinh quy bái tổ rình rang như thông lệ, mà lại chọn cách xếp cờ êm trống, mặc áo cơ hàn mang bầu rượu nhạt đến tìm gặp người bạn tri giao là hàn sĩ Nhuận Điền. Nghệ sĩ Thanh Tú thủ vai Nhuận Điền đã cùng Trần Minh -Thanh Sangđể lại cho đời một tình bạn tri âm tri kỷ đúng nghĩa.

Đặc biệt, khi Nhuận Điền ngạc nhiên thấy Trần Minh đã là trạng nguyên mà còn mang rượu mua ở quán nghèo tại quê hương đến mời bạn, Nhuận Điền hỏi: “Giờ đã là trạng nguyên rồi mà còn uống được rượu quán nghèo nơi xóm cũ à?”,Trần Minh -Thanh Sang vô vọng cổ câu 5 để trả lời: “Uống chớ đại huynh, tuy rượu quán nghèo mà nồng nàn hương vị, xin kính cẩn nâng ly mời tri kỷ, mượn chén rượu ngày xưa cho tròn vẹn… thâm ….tình”. Giọng ca Thanh Sang trầm ấm, trữ tình, chứa đầy tâm sự, nên chỉ với bốn chữ: “Uống chớ đại huynh” thôi thì người nghe cũng có thể hiểu được trọn vẹn nổi lòng của nhân vật rồi. Chỉ bốn chữ đơn giản như thế mà đến giờ phút này, đã có không ít nghệ sĩ trích lại đoạn nói trên, nhưng chưa thấy ai đạt đến trình độ: “Bốn chữ nói lên tất cả” như Thanh Sang.

Thế nhưng, trong vở tuồng Bên Cầu Dệt Lụa, khi nhắc đến Quỳnh Nga -Trần Minh, người mộ điệu nghĩ ngay đến đoạn Quỳnh Nga đến tiễn Trần Minh lên đường lai kinh ứng thí. Nàng mang đến cho chàng gói hành trang, lộ phí, mà điều đáng quý là tất cả những thứ đó đều do tự tay nàng làm ra sau khi rời khỏi lầu son gác tía trong phủ quan huyện của cha nàng để đến dựng quán bán vải bên cầu. Ý nghĩa nhất lúc này đó là chiếc áo ngự hàn mà nàng đã thức suốt bao đêm để dệt bằng “tơ tâm sự”. Thanh Nga ca hai câu vọng cổ để trao gói hành trang, thì Thanh Sang sau đó cũng ca hai câu vọng cổ đáp tạ chân tình. Đoạn ca này cả hai đã thật sự đạt trình độ thượng thừa về ca diễn. Đặc biệt về ca, tất cả những tình cảm cần thể hiện đãđược đôi nghệ sĩ ngọc ngà này của sân khấu cải lương đưa hết vào trong lời ca.

Đáp lại Quỳnh Nga -Thanh Nga, Trần Minh -Thanh Sang đã ca như vầy: “Quỳnh Nga ơi nhận vật trao tay ta nghẹn ngào muốn khóc, rừng rực lửa yêu đương ta nguyện cùng ai thề giữ vẹn chữ …chung…tình”. Những chữ “Quỳnh Nga ơi nhận vật trao tay ta nghẹn ngào muốn khóc” được Thanh Sang đưa hết tình cảm vào đó. Với giọng ca đầy nội lực và nội tâm của Thanh Sang, chỉ với mấy chữ mở đầu này cũng đủ để khán giả cảm được sự rưng rung nước mắt trong lòng của bậc trượng phu Trần Minh, không cần phải xem thêm động tác gì nữa.

Giọng ca của Thanh Sang rất thích hợp cho những vai nội tâm cao, đây là một ưu thế của ông, nên ông đã triệt để khai thác, và khai thác một cách xuất sắc cho đoạn ca này. Nhiều nghệ sĩ thế hệ sau ca diễn lại đoạn này, nhưng do giọng ca thiếu nội lực, do không có được làn hơi đầy nội tâm như Thanh Sang, hoặc do diễn hơi bị lố, nên chưa thấy có ai thể hiện xuất thần đoạn này như Thanh Sang.

Thành công của Thanh Sang trong Bên Cầu Dệt Lụa đến mức mà khán giả miền Tây thường biết đến tuồng cải lương này qua tên Trần Minh Khố Chuối, và hình tượng một Trần Minh nghèo khổ hiếu học, vẹn thủy toàn chung đã đi vào đời sống thường nhật của người Nam Bộ, bởi rất thường khi gặp một người nam nghèo khổ có chí học hành thì nhiều người gọi ngay đó là “Trần Minh khố chuối”.

Thi Sách -Thanh Sang: Đỉnh cao của nét diễn bi hùng

Một vai diễn để đời nữa của Thanh Sang là vai Thi Sách trong vở Tiếng Trống Mê Linh cũng đóng cặp với Nữ hoàng sân khấu Thanh Nga. Nếu trong vai Trưng Trắc, Thanh Nga đã tạo ra những đỉnh cao nghệ thuật mà cho đến giờ này chưa nữ nghệ sĩ cải lương nào vượt qua, thì Thanh Sang cũng đã “gây khó dễ” cho thế hệ sau với vai Thi Sách, bởi đến hiện tại chưa thấy ai tiếp bước một cách xứng tầm cho vai diễn này. Và hễ nhắc đến Thi Sách trong Tiếng Trống Mê Linh là người mộ điệu nghĩ ngay đến Thanh Sang.

Lớp diễn để đời cho cả hai nghệ sĩ bậc thầy này là lớp Trưng Trắc -Thanh Nga tế sống Thi Sách -Thanh Sang trước cửa thành Luy Lâu. Số là Thi Sách bị Tô Định bắt đem lên giàn hỏa để uy hiếp buộc Trưng Trắc lui quân. Thế nhưng, vận mệnh non sông chỉ còn ở trận đánh đó thôi, chỉ còn ở thời cơ đó thôi. Nợ nước tình nhà đè nặng lên vai Trưng Trắc. Thanh Nga đã xuất thần trong lớp diễn tế sống chồng với hai câu vọng cổ thuộc hàng “quỷ khốc thần sầu”. Thi Sách -Thanh Sang cũng không hề lép vế với bạn diễn. Trên giàn hỏa, Thi Sách-Thanh Sang khảng khái khuyên vợ đặt việc nước trước tình nhà để tấn binh diệt giặc. Thanh Sang cũng đã ca hai câu vọng cổ thuộc hàng “thần sầu quỷ khốc”.

Cả hai đã gặp nhau ở một điểm, mà lại là điểm quyết định cho giá trị thật sự của vai diễn, đó là: sự bi hùng. Trưng Trắc -Thanh Nga tế sống chồng trước ba quân nên không thể “bi lụy” được, còn Thi Sách -Thanh Sang lên tiếng khuyên vợ trước ba quân cũng phải dằn niềm riêng mà quyết chí vì nghĩa lớn của dân tộc.

Như đã nói, thế mạnh của Thanh Sang là có một giọng ca biểu lộ nội tâm rất tốt, bởi vậy Thanh Sang đã vận dụng thế mạnh này một cách tuyệt vời cho vai Thi Sách và đặc biệt là cho đoạn trên giàn hỏa.

Trong đoạn ca kêu gọi Trưng Trắc-Thanh Nga tiến quân, Thi Sách -Thanh Sang ca như vầy: “Ta cám ơn tất cả đã tạm đình binh để kéo dài mạng sống cho ta dù trong phút giây ngắn ngủi. Nhưng nàng hãy ra lệnh cho nghĩa binh anh dũng hãy nổi trống đồng lên. Hãy nổi trống tấn công đi…”. Sáu chữ “Hãy nổi trống tấn công đi” của Thi Sách -Thanh Sang âm vang, uy vũ, nhưng lại rất chan chứa tâm tình. Uy vũ vì là lời ra lệnh với tư cách chủ tướng dành cho thuộc cấp, chan chứa thâm tình vì thuộc cấp chẳng ai khác là người vợ tào khang, bảo vợ tấn binh tức đồng nghĩa với việc âm dương hai ngã, nhưng biết làm sao hơn khi mà “Sống thác là chuyện đi về, hợp tan là trò dâu bể. Tất cả đều không có đáng kể. Mà điều đáng lo là sự trường tồn của dòng dõi Hùng Vương”.

Nội tâm bi hùng đó đã được thể hiện một cách trên cả tuyệt vời qua giọng ca đầy nội tâm của Thanh Sang. Và sáu chữ “Hãy nổi trống tấn công đi” thật đơn giản, dễ ca, nhưng mỗi khi nghe Thanh Sang ca sáu chữ này, người nghe ắt hẳn không khỏi giật mình về “độ bi hùng” trong giọng ca Thanh Sang. Để đạt được trình độ bi hùng thượng thừa như Thanh Sang trong vai Thi Sách thì đến hiện tại chưa thấy có ai.

Một giọng ca “trời sầu đất thảm”

Thanh Sang có giọng trầm, đầy nội lực, man mác u buồn nhưng không bi lụy. Như đã nói, đây là một giọng ca rất thích hợp cho các vai có nội tâm cao. Nói về ca vọng cổ, thì giọng ca này cũng đúng cái bản chất của bài ca vọng cổ: “Chân phương hoa lá”. Tức ca vọng cổ là phải ca chân phương, không điệu đà thái quá, không làm dáng dư thừa, mà phải có sao ca vậy, giống như câu hò lời ru Nam Bộ, mộc mạc mà ngọt ngào, ru hồn người nghe một cách dịu êm. Thế nhưng, chân phương không có nghĩa chết cứng, mà phải biết dùng giọng ca trời cho và sự điêu luyện trong nhịp nhàng, cùng với cách sắp chữ, nhấn nhá để tạo hoa lá cho bài hát, qua đó tạo dấu ấn riêng cho mình.

Đâu phải ngẫu nhiên mà giọng ca Út Trà Ôn đi vào huyền thoại. Nghe Út Trà Ôn ca, ta thấy ngay đó là một giọng ca chân phương, nhưng những cung bậc tình cảm đa dạng của cuộc đời đã được nghệ sĩ bậc thầy này đưa vào bài ca trọn vẹn. Bởi thế mà, đến hiện tại, cái mỹ danh Vua ca vọng cổ vẫn thuộc về Út Trà Ôn.

Lúc thiếu thời, Thanh Sang mê giọng ca Út Trà Ôn và thường bắt chước ca theo. Khi theo nghề, lối ca Thanh Sang bị ảnh hưởng nhiều bởi Út Trà Ôn, từ cách sắp chữ, đưa hơi, nói chung là rất chân phương và hoa lá. Thế nhưng, Thanh Sang được trời phú cho một giọng ca rất riêng, cùng với sự phấn đấu không ngừng, Thanh Sang đã tạo được nét riêng cho mình. Cũng như các nghệ sĩ thành danh thế hệ vàng của sân khấu cải lương, giọng ca của Thanh Sang không nhầm lẫn với ai được, không cần nhìn, chỉ cần nghe cất hơi là người mộ điệu biết ngay đó là Thanh Sang.

Giọng Thanh Sang trầm, buồn man mác, một cái buồn mà người nghe không cảm thấy bị ngột mà là bị lây từ từ, để rồi càng nghe càng thấy thấm, mà thấm từ từ, nói chung là buồn, buồn lắm. Đây là một điểm đáng chú ý nhất trong giọng ca Thanh Sang, mà thiết nghĩ trong giới nam nghệ sĩ, chỉ có Thanh Sang mới được trời phú cho một giọng ca đạt đến “độ sầu” như vậy. Nghe Thanh Sang ca vọng cổ ta dần cảm được cái gọi là “trời sầu đất thảm”.

Nếu nữ nghệ sĩ Út Bạch Lan được mệnh danh là“Sầu Nữ”, thì xin tặng cho Thanh Sang hai chữ: “Sầu nam”. Sầu nam ở đây không có nghĩa là Thanh Sang chuyên đóng vai bi, vai sầu, mà là giọng ca của Thanh Sang cũng giống như giọng ca Út Bạch Lan, dù rằng một nam một nữ, nhưng cả hai giọng ca đều có một “ma lực” gieo rắc u sầu để người nghe không sầu theo cũng không được.

Thanh Sang không ca lẻ vọng cổ nhiều, nhưng đã ca thì ca lấy chắc. Chúng ta chỉ cần nghe lại một số bài cũng đủ thấy được độ sầu của giọng ca Thanh Sang: Mồ em Phượng (Viễn Châu), Nhớ mẹ hiền (Viễn Châu), Người đánh đàn trên bắc Mỹ Thuận (Viễn Châu).

Năm 2001, Thanh Sang bị bệnh nặng tưởng không qua khỏi, sau đó phải vắng bóng trên sân khấu sáu bảy năm trời. Đến năm 2007, được bạn bè và đồng nghiệp cổ vũ, giúp đỡ, Thanh Sang đã tổ chức live show mang tên: “Năm mươi năm một tình yêu nghệ thuật” tại Nhà hát lớn thành phố Hồ Chí Minh, do Cải lương chi bảo Bạch Tuyết làm đạo diễn. Lần “tái xuất giang hồ này” của Kim Mao Sư Vương Tạ Tốn càng khẳng định tính nghiêm túc trong nghề nghiệp của Thanh Sang. Được biết, khi ấy dù mọi người lo lắng sức khỏe không cho phép ông hát được trọn vẹn trên sân khấu, nhưng ông kiên quyết không hát nhép, và tuyên bố ca trực tiếp thì dù có chết trên sân khấu cũng được.

Ôi đáng kính thay một tấm lòng vì nghệ thuật! Nếu tất cả nghệ sĩ đều có một tấm lòng như thế thì cải lương chắc hẳn sẽ không bị cho là khủng hoảng như bây giờ, bởi như không ít người thường nói, không phải khán giả bỏ cải lương, mà có nhiều nghệ sĩ đang bỏ và đang giết lần mòn cải lương vậy.

Liệu có tin nổi không ? 1 phụ nữ Phi Chau đẻ ra ngựa ???

Liệu có tin nổi không ? 1 phụ nữ Phi Chau  đẻ ra ngựa ???
 
   
PDF
Print
E-mail
 
Sunday, 16 September 2012 17:09
 
Ngày 11/9/2012, một phụ nữ ở Nigeria đã “đẻ” ra một sinh vật trông giống như một con ngựa.
 
Một người phụ nữ giấu tên đã đẻ ra sinh vật kỳ lạ có hình thù trông giống như ngựa tại một nhà thờ Tin lành ở Edo, Nigeria. Các nhân chứng cho biết, người phụ nữ này làm nghề buôn bán rau quả tại địa phương.
 
Sinh vật quái dị trông giống như con ngựa
Veronica Egiebor, y tá chứng kiến ca sinh nở này, kể lại: “Người phụ nữ cố gắng túm lấy chân của ai đó trong lúc đau đẻ.
 
 Sau đó, sinh vật kỳ dị ra đời và cô ấy ngất đi. Có người bảo sinh vật đó là con dê, có người nói nó giống một con ngựa hơn. Nó có cổ và tai khá dài. Tôi thì thấy nó đích thực là một con ngựa mặc dù trông bộ dạng khá giống một đứa trẻ”.
 
Mục sư Wealth cho hay “Tôi thực sự không biết miêu tả thế nào nữa, chúng tôi đã chứng kiến những cảnh tượng đáng sợ nhưng trường hợp như thế này thì chưa từng”.
 
Sau khi sinh vật hình dáng kỳ lạ này chào đời, mục sư yêu cầu mọi người theo ông để làm rõ sự việc nhưng nhiều người quá sợ hãi đã bỏ chạy khỏi nhà thờ.
 
Ngay sau đó, người phụ nữ được đưa đến cơ sở y tế còn quái thai vẫn nằm bê bết tại đó. Không ai làm gì giúp quái thai này và nó đã chết khi cơ quan báo chí địa phương đến chụp ảnh.
 
PDF
Print
E-mail
 
Sunday, 16 September 2012 17:09
Ngày 11/9/2012, một phụ nữ ở Nigeria đã “đẻ” ra một sinh vật trông giống như một con ngựa.
 
Một người phụ nữ giấu tên đã đẻ ra sinh vật kỳ lạ có hình thù trông giống như ngựa tại một nhà thờ Tin lành ở Edo, Nigeria. Các nhân chứng cho biết, người phụ nữ này làm nghề buôn bán rau quả tại địa phương.
 
Sinh vật quái dị trông giống như con ngựa
Veronica Egiebor, y tá chứng kiến ca sinh nở này, kể lại: “Người phụ nữ cố gắng túm lấy chân của ai đó trong lúc đau đẻ. Sau đó, sinh vật kỳ dị ra đời và cô ấy ngất đi.
 
Có người bảo sinh vật đó là con dê, có người nói nó giống một con ngựa hơn. Nó có cổ và tai khá dài. Tôi thì thấy nó đích thực là một con ngựa mặc dù trông bộ dạng khá giống một đứa trẻ”.
 
Mục sư Wealth cho hay “Tôi thực sự không biết miêu tả thế nào nữa, chúng tôi đã chứng kiến những cảnh tượng đáng sợ nhưng trường hợp như thế này thì chưa từng”.
 
Sau khi sinh vật hình dáng kỳ lạ này chào đời, mục sư yêu cầu mọi người theo ông để làm rõ sự việc nhưng nhiều người quá sợ hãi đã bỏ chạy khỏi nhà thờ.
 
Ngay sau đó, người phụ nữ được đưa đến cơ sở y tế còn thai nhi vẫn nằm bê bết tại đó. Không ai làm gì giúp thai nhi này và nó đã chết khi cơ quan báo chí địa phương đến chụp ảnh.
 

 

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-16/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link