Friday, September 28, 2012

Giá cả đè nặng lên vai người dân VN


 

Giá cả đè nặng lên vai người dân VN

Cập nhật: 03:35 GMT - thứ năm, 27 tháng 9, 2012
Một nông dân Hà Nội
Người dân Việt Nam đang vất vả mưu sinh trong điều kiện kinh tế khó khăn
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) Việt Nam trong tháng Chín vừa được chính quyền trong nước công bố cho thấy mức tăng cao nhất trong vòng hơn một năm qua.
Theo đó, chỉ số CPI của quốc gia này trong tháng Chín tăng 2,2% so với tháng liền trước đó – mức cao nhất kể từ tháng Sáu năm 2011.

Các bài liên quan

Chủ đề liên quan

Trước đó, Việt Nam đã chứng kiến hai tháng giảm phát liên tiếp trong tháng Sáu và tháng Bảy làm giảm sức ép tăng giá và làm nhẹ bớt phần nào gánh nặng cơm áo gạo tiền của người dân.
Tuy nhiên, chỉ số CPI đột ngột tăng mạnh đã dẫn đến lo ngại rằng lạm phát có khả năng trở lại tác động xấu đến cuộc sống của đại đa số người dân lao động Việt Nam vốn đang vất vả mưu sinh trong điều kiện kinh tế khó khăn.
BBC đã liên lạc với người dân trong nước để tìm hiểu vấn đề này.

‘Tăng hơn gấp đôi’

Bà Nguyễn Thị Nga, một tiểu thương buôn bán giày dép ở chợ Bình Khánh và hiện cư trú tại phường Thạnh Mỹ Lợi thuộc Quận 2, thành phố Hồ Chí Minh, cho BBC biết tình hình buôn bán cũng như cuộc sống của bà hiện tại rất vất vả.
Bà cho biết giá các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, điện, gas, nước đều tăng liên tục.
Bà nói sau mấy tháng ổn định và dừng tăng, thì hiện nay giá hàng hóa đã tăng trở lại.
Theo kinh nghiệm và cách lý giải của bà Nga thì hễ mỗi lần xăng dầu hay vàng tăng giá thì giá các mặt hàng khác cũng tăng theo.
Cách đây đúng một tháng, giá xăng trong nước đã tăng thêm 650 đồng lên 23.650 đồng/ lít.
"Trước đây mới 5h sáng chưa mở cửa đã có khách chờ. Giờ đây mở cửa ra từ sáng đến chiều ngồi chờ từng người khách."
Nguyễn Thị Nga, tiểu thương Quận 2, TPHCM
Chỉ tính riêng trong tháng Tám thì giá xăng đã tăng đến ba lần với mức tăng tổng cộng là 2.650 đồng/lít.
Còn giá vàng đã đạt mức 47.000 triệu đồng/ lượng, mức cao nhất từ trước đến nay.
Bà Nga đã đưa ví dụ cho thấy giá cả trong nước tăng phi mã như thế nào. Bà cho biết chỉ mới cách đây một năm một đôi dép mũ chỉ có giá là 12.000 đồng nhưng hiện giờ là 30.000 đồng.
Còn một đôi dép nhãn hiệu Bitis cũng tăng gần gấp đôi từ 145.000 lên 275.000 đồng chỉ sau một năm.
Bà cho biết các nhà cung cấp cứ gửi thông báo tăng giá bán liên tục do ‘giá nguyên liệu tăng’.
Trước tình cảnh đó, bà nói sức mua tại gian hàng của bà hiện nay ‘chỉ còn phân nửa’ so với trước.
“Trước đây mới 5h sáng chưa mở cửa đã có khách chờ,” bà nói, “Giờ đây mở cửa ra từ sáng đến chiều ngồi chờ từng người khách.”
Bà nói tình trạng ế ẩm ảnh hưởng đến toàn bộ các tiểu thương trong chợ chứ không riêng gì bà.

Cắt xén dè sẻn

Một ngôi chợ ở TPHCM
Các tiểu thương ở Việt Nam đang chịu cảnh ế ẩm do người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu
Với thu nhập mỗi ngày 300.000 đồng và là lao động chính trong nhà, bà nói bà phải dè sẻn hết mức mới đủ sống.
“Đi chợ thì cái gì cũng lên. Mỗi thứ lên chút chút,” bà nói và nói thêm cách đây hai tháng bà đi chợ cho gia đình ba người ăn chỉ có 100.000 đồng/ngày mà bây giờ phải 150.00 đồng/ngày mới đủ.
Bà cho biết gia đình bà hiện giờ không ăn sáng ở hàng quán bên ngoài như lúc trước nữa mà bà phải tự nấu cho chồng con mỗi buổi sáng.
“Hồi trước có 15.000 đồng tô hủ tíu bây giờ lên đến 25 hay 30.000 đồng,” bà than, “Tính ra ba người gần cả 100.000 đồng tiền ăn sáng.”
Bà nói khi đi chợ bà cũng phải ‘cắt xén’ nhiều thứ và canh lúc buổi sớm chợ bán sỉ mà mua đồ giá rẻ.
“Gia đình phải tiết kiệm điện tối đa, đi (ra ngoài) đến đâu tắt điện đến đó. Ngay cả sạp bán ngoài chợ cũng không xài đèn, xài quạt,” bà nói.
Chưa kể các chi phí khác, nhất là tiền học, cũng tăng vùn vụt, bà Nga cho biết.
Người con gái 18 tuổi của bà hiện học Cao đẳng Dược ‘một năm đóng gần 12 triệu đồng tiền học’, bà nói.
Bà kể lại có bạn hàng thân thiết than với bà có con nhỏ đi mẫu giáo mà tiền đồng phục, cơ sở vật chất cũng đã hơn 2 triệu/năm, tiền ăn mỗi tháng hơn triệu chưa kể tiền học.
Bà nói nhiều cư dân trước đây ở Thủ Thiêm bị giải tỏa bây giờ mua nhà chung cư phải chịu đủ thứ tiền: từ tiền gửi xe cho đến tiền rác, tiền bơm nước lên lầu…
“Mỗi chiếc xe gửi hàng tháng là 200.000. Nhà nhiều xe mỗi tháng cũng lên đến cả triệu,” bà nói.

‘Sẽ tiếp tục tăng’

"Hồi trước có 15.000 đồng tô hủ tíu bây giờ lên đến 25 hay 30.000 đồng. Tính ra ba người gần cả 100.000 đồng tiền ăn sáng"
Nguyễn Thị Nga, tiểu thương Quận 2, TPHCM
Trao đổi với BBC, ông Hà Huy Thành, nguyên viện phó Viện kinh tế Việt Nam, cho biết từ nay đến cuối năm giá tiêu dùng sẽ tiếp tục tăng.
Do đó, ông nói chính phủ sẽ phải rất cố gắng mới có thể giữ được lạm phát ở dưới mức hai con số như mục tiêu đề ra. Trước hết là làm sao để trong quý 3 giữ lạm phát ở mức xung quanh 8%.
Ông Thành dự đoán lạm phát cả năm 2012 có thể đến mức 9,5%.
Ông nói các biện pháp bình ổn giá cả của chính phủ, chẳng hạn như đưa hàng hóa về nông thôn hay quầy bán hành bình ổn ở các đô thị, cũng có phát huy tác dụng kìm giá.
Tuy nhiên một số mặt hàng chính phủ đưa vào chương trình bình ổn do doanh nghiệp lỗ lã nên không thể giữ được đúng giá như cam kết, ông cho biết.
Nhất là giá xăng, mặc dù không nằm trong các mặt hàng bình ổn mà điều hành theo giá thị trường nhưng do sự ‘điều hành không chặt chẽ’ cho nên từ trên xuống dưới ‘các đại lý lớn nhỏ đều tìm cách đẩy giá lên’.
Riêng giá xăng tăng liên tiếp đã đẩy giá thành vận tải hàng hóa, chi phí đánh bắt xa bờ của ngư dân và chi phí sản xuất của nông dân, ông giải thích.
Trong quý cuối năm do nhu cầu mua sắm của người dân trong dịp Tết tăng cao nên ông Thành dự đoán giá cả sẽ tiếp tục tăng.
 
 
 
http://taphongtan.files.wordpress.com/2011/04/tanggia.jpghttp://sphotos-b.xx.fbcdn.net/hphotos-ash4/s480x480/390924_103937696423423_22604998_n.jpg

__._,_.___

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Lisa Pham Vấn Đáp official-12/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link