Thursday, September 27, 2012

Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc khai mạc: Nổi cộm hồ sơ Syria, Iran và Mali


  Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc khai mạc: Nổi cộm hồ sơ Syria, Iran và Mali



Tổng thư ký Ban Ki Moon khai mạc khóa họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ngày 25/09/2012.

©Reuters.

Trọng Nghĩa


Khai mạc vào hôm qua, 25/09/2012 với diễn văn quan trọng của Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thống Pháp François Hollande, tập trung trên ba vấn đề nóng bỏng hiện nay là Syria, Iran và Mali, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc vào hôm nay sẽ phải chú ý theo dõi phản ứng của hai tác nhân thiết yếu tại vùng Trung Cận Đông là tổng thống Iran Mahmud Ahmadinejad và Ai Cập Mohamed Morsi.


Bài phát biểu của Tổng thống Iran sẽ rất được chú ý vào lúc đàm phán giữa chính quyền Teheran và cộng đồng quốc tế trên vấn đề hạt nhân Iran vẫn bế tắc. Phương Tây đang thúc đẩy việc ban hành các biện pháp trừng phạt mới nhắm vào Iran và liên tục nhắc lại rằng « không thể chấp nhận được » việc Teheran có bom nguyên tử.

Vào hôm qua, trên diễn đàn Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ; Tổng thống Mỹ Barack Obama đã khẳng định rằng nước ông sẽ làm « tất cả những gì cần làm » để ngăn không cho Iran có bom hạt nhân. Theo ông Obama : « Một nước Iran với vũ khí hạt nhân (...) sẽ đe dọa sự tồn tại của Israel, an ninh ở vùng Vịnh, và tình hình ổn định của kinh tế toàn cầu ».

Nhà nước Do Thái trong thời gian qua đã không ngần ngại bắn tin về khả năng « đánh phủ đầu » vào các cơ sở hạt nhân của Iran để ngăn ngừa hậu họa, điều không được Hoa Kỳ và quốc tế tán đồng. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki Moon hôm qua đã tỏ ý quan ngại về « giọng điệu hiếu chiến » giữa Iran và Israel. Theo ông, « các cuộc tấn công sẽ gây tác hại ghê gớm».

Ngoài ra, Teheran, đồng minh của chính quyền Damas cũng bị cáo buộc là đang tích cực hỗ trợ chế độ Bashar al-Assad. Tổng thống Pháp François Hollande đã không ngần ngại cho rằng hành động can thiệp của Iran vào Syria là «không thể chấp nhận được».

Trong diễn văn đầu tiên của ông trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, ông Hollande xác định rằng giải pháp cho Syria là ưu tiên số một của Pháp. Ông đồng thời nhắc lại các cam kết của Paris sẽ «công nhận chính phủ lâm thời, đại diện cho một nước Syria mới và tự do, một khi định chế này hình thành».

Trọng tâm của Pháp là vùng châu Phi – cụ thể là nước Mali mà một phần lãnh thổ đang bị phiến quân hồi giáo cực đoan thân cận Al Qaeda chiếm đóng - cũng được Tổng thống Pháp nhấn mạnh. Ông Hollande cam kết là Paris sẽ hậu thuẫn cho một nghị quyết của Hội đồng Bảo an «để giúp Mali để khôi phục sự toàn vẹn lãnh thổ».

Chính quyền Bamako và các láng giềng Tây Phi đang muốn Liên Hiệp Quốc bật đèn xanh cho can thiệp quân sự vào Mali để lấy lại một vùng rộng lớn ở miền bắc Mali, đang do các phần tử Hồi giáo cực đoan kiểm soát. Một cuộc họp về Mali sẽ được tổ chức hôm nay tại New York dưới sự chủ tọa của Tổng thư ký Ban Ki Moon.

 

__._,_.___

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-20/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link