Friday, September 28, 2012

Số phận công nhân về nước trước thời hạn


Số phận công nhân về nước trước thời hạn


Tường An, thông tín viên RFA

2012-09-27

Công ty Topla High techt là một công ty làm màn hình của Nhật, có chi nhánh tại Ipoh, Mã Lai, bắt đầu hoạt động vào ngày 27/10/2011.


AFP photo

Công nhân xây dựng làm việc trên một dự án gần tháp đôi Petronas ở trung tâm thành phố Kuala Lumpur, ảnh minh họa.

 


 

Công ty phá sản


Tuy nhiên chưa đầy 1 năm sau thì công ty phá sản. 40 công nhân VN, 1 công nhân người Mã và 2 công nhân người Ấn lâm vào tình trạng thất nghiệp. Sau gần 9 tháng chờ đợi, họ nhận được  thông báo chính thức là chủ phá hợp đồng nửa chừng và họ bắt buộc phải trở về nước trước thời hạn.

Trước đó, 40 công nhân này được cho biết là họ chỉ được trả có 3 tháng lương mà thôi. Nhưng sau đó, gặp sự phản đối từ phiá công nhân nên cuối cùng chủ nhân đã nhượng bộ chấp nhận đền bồi từ 6 đến 8 tháng lương thay vì 3 tháng lương như lúc đầu. Một công nhân tên Mai cho biết kết quả như sau :

«Hôm qua tụi em đi đến có kết quả mọi cái rồi. Chủ cho 6 tháng lương cơ bản, mỗi người được 3970 Ringgit, tổng cộng được gần 4000 RM bên này. Những người nào sang được một năm thì chủ cho 8 tháng. Những người đó lãnh được hơn 5000 RM. Đã ký hết rồi chị ạ.»

Nhưng không phải ai cũng được bồi thường như nhau, có 1 số công nhân chỉ được bồi thường rất ít và sau khi trừ lại các chi phí thì công nhân không còn lại bao nhiêu. Họ đã ký hợp đồng 3 năm, nay chỉ làm có hơn 1 năm thì công ty phá sản thì họ muốn được bồi thường 2 năm còn lại:

«Công ty đền được 3900 RM, tính ra là 25 triệu tiền VN. Bọn em ký 3 năm, bây giờ còn lại 2 năm, bọn em muốn đòi lại gần 2 năm đó. Em cũng nói với bà đại diện Vinafor nhưng bà nói là trừ lệ phí vé máy bay, tiền visa mà tụi em đã sang đây, tiền thứ này, thứ nọ chắc cũng chẳng còn được bao nhiêu.»

Công ty môi giới hứa là khi công nhân trở về sẽ cho họ vào thẳng công ty Vinafor và sẽ cho họ đi trở lại với giá nửa chi phí. Tuy nhiên vài ngày sau, họ lại cho biết công nhân không vào thẳng Vinafor nữa mà trở về nhà chờ chỉ thị mới của công ty vào tháng 10, công nhân có vẻ không tin tưởng lắm vào những lời hứa hẹn của công ty môi giới :

«Họ bảo ai về mà đi lại, công ty sẽ hỗ trợ cho 1 nửa. Họ chỉ nói thế thôi chứ bọn em chưa về chưa biết được. Đại diện là bà Nguyễn thị Kim Thư sang đây để giải quyết các vấn đề công nhân. Bà bảo những ai muốn về công ty Vinafor thì đăng ký tên để xe từ công ty Vinafor ra phi trường đón về. Hai ngày sau bà gọi điện thoại lại bảo là công ty không ra đón nữa, trao đổi với bà giám đốc là bà Nguyễn thị Tâm rồi, nhà người nào về nhà người đó.»

Lúc trước tụi em qua là chắc nó đã bán em cho người môi giới rồi. Chúng em làm lương cao như thế nào, ông chủ tăng lương như thế nào, bọn này nó ăn hết mà.

Anh Lành, công nhân

Công ty Cung ứng Lao động và Dịch vụ VINAFOR số 171 Nguyễn Ngọc Nại, Thanh Xuân, Hà Nội đã ký hợp đồng 3 năm cho 40 công nhân này. Khi công ty phá sản, công nhân không tìm được chỗ dựa ở công ty để đòi quyền lợi  ngoài những lời dỗ ngọt và lời khuyên can không nên nghe lời bất cứ ai :

«Mới cách đây 2 hôm chị Tâm điện cho em hỏi có ai tên là Dung và Thương không. Em nói thật chị nhé. Hai tên Dung Thương này lên trên mạng liên lạc với người nước ngoài gọi về chị bắt chị phải đứng ra trả lời. Chính vì hai tên Thương Dung này rất là phức tạp, lằng nhằng cho nên bọn em bên đó cũng đừng điện đi chỗ nọ chỗ kia. Chị ấy nói là người công nhân tụi em rất là thiệt thòi. Chị ấy bảo em như thế. Ông Tùng, người của đại sứ quán nói là chuyện chuyển đi công ty rất là khó khăn, giấy tờ phức tạp lắm, bây giờ về thì công ty trả lương. Công ty nói như thế nào thì mọi người cũng cố gắng chấp hành. Anh ấy dỗ khéo lắm »

Công nhân chịu thiệt thòi


000_APH2003021733081(1)-250.jpg

Các công nhân nước ngoài làm việc tại Malaysia trong giờ nghỉ ngơi. AFP photo

Tuy nhiên, phần lớn công nhân không muốn trở về VN dù số tiền bồi thường có cao hơn lúc đầu, vì lẽ khi qua Mã Lai làm việc, họ đã phải trả 1200 Mỹ kim cho môi giới. Họ muốn đượcchuyển công ty khác làm việc cho hết hợp đồng 3 năm. Điều trớ trêu là những người muốn ở lại thì bị buộc phải về, và những người muốn về thì bị buộc phải ở lại:

«Cũng không may là chuyện xảy ra như thế, cũng không ai muốn. Mình cũng chỉ đòi hỏi được 4000 RM thôi chị ạ. Còn 4 công nhân ở công ty Vinafor này không được đền bù một cái gì hết. Có 1 anh xin về nước cùng với vợ bởi vì hai vợ chồng sang đây một lượt. Nếu anh ấy muốn về cùng 1 lượt với vợ thì ảnh phải đóng cho môi giới 1800 RM tiền nộp phạt để về. Còn 3 người kia cũng muốn về nhưng không có tiền nộp phạt nên đành phải ở lại.»

Ngoài 1 công nhân chịu đóng tiền phạt 1800 RM để về cùng với vợ. Ba công nhân bị buộc phải ở lại là anh Lành, anh Công và anh Minh qua Mã Lai làm việc được 1 năm 4 tháng. Anh Lành cho biết không muốn nhận cái «vinh hạnh» được ở lại mà chỉ muốn về :

«Có một người của Vinafor qua em hỏi vì sao không cho chúng em về. Bà bảo các em được chuyển công ty là niềm vinh  hạnh, em bảo đối với những người khác là niềm vinh hạnh, nhưng chúng em muốn về. Bà bảo chúng em không phải là người môi giới, em bảo nếu không là người môi giới sao em lại phải chuyển công ty. Bà ấy im lặng không nói gì hết.

Nếu như bọn em không chịu đi thì bọn nó giam giữ thế này thì cũng chẳng có tiền ăn gì cả. Bây giờ bọn em bắt buộc phải chuyển. Nhưng hôm nọ em điện về cho bà Tâm thì bà bảo em được chuyển đi Penang, lương cao, ký hợp đồng lương cơ bản là 950 RM. Vài ngày sau, nó lại chuyển cho chúng em đi công ty đối diện với công ty cũ của chúng em lương cơ bản là 530 RM. Em điện về thì bà không nói gì hết, hôm sau em điện về thì bà không bắt máy nữa. Bây giờ chúng em cũng chẳng biết thế nào.»

Theo như sự giải thích của công nhân, có 2 loại xuất khẩu lao động : 1 ký hợp đồng với công ty môi giới ở VN và được chuyển thẳng vào công ty ở Mã Lai làm việc. Còn nhóm thứ hai là họ chỉ ký hợp đồng với công ty môi giới ở VN, và công ty môi giới này sẽ bán họ lại cho các công ty môi giới khác ở Mã Lai, nếu công ty phá sản thì họ sẽ bị các công ty môi giới này bán cho các công ty khác. Anh Lành giải thích tiếp :

Ở chỗ bọn em có 40 người, nhưng có 4 người môi giới nữa. Bốn người này là phải chuyển đi công ty khác, kiểu họ làm việc qua môi giới mà. Còn ba mươi mấy người là bắt buộc phải về Việt Nam.

Cô Mai, công nhân

«Lúc trước tụi em qua là chắc nó đã bán em cho người môi giới rồi. Chúng em làm lương cao như thế nào, ông chủ tăng lương như thế nào, bọn này nó ăn hết mà. Hôm bữa em xuống, ông người Tàu bảo em đến ngày 3/1/2013 sẽ tăng lương cho tụi em 950 RM, nhưng mà không có giấy tờ ký kết gì hết, chỉ nói miệng không thế thôi.»

Cô Mai cũng khẳng định là các công ty môi giới đã bán công nhân từ công ty này qua công ty khác :

«Ở chỗ bọn em có 40 người, nhưng có 4 người môi giới nữa. Bốn người này là phải chuyển đi công ty khác, kiểu họ làm việc qua môi giới mà. Còn ba mươi mấy người là bắt buộc phải về Việt Nam.»

Công nhân lao động không biết tiếng, không biết luật lệ nên luôn luôn nắm phần thiệt thòi. Có những công ty môi giới nhân đạo nhưng cũng không ít công ty môi giới lợi dụng sụ kém hiểu biết của công nhân mà hành xử rất tùy tiện.

Ngày 26 cho đến 29 tháng 9, trên 30 công nhân  này sẽ chia ra làm 2 nhóm để về nước. Công ty Vinafor Lasco hứa  trong tháng 10 sẽ tìm việc làm cho họ với chi phí chỉ bằng phân nửa. Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi và gửi đến quý vị những thông tin mới nhất.

Theo dòng thời sự:



 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-20/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link