Saturday, May 23, 2015

Lấy chồng ngoại quốc: Khi đi thì còn tỉnh táo, khi về trỡ thành điên loạn


 Lấy chồng ngoại quốc: Khi đi thì còn tỉnh táo, khi về trỡ thành điên loạn

Dân trí Thời gian qua, nhiều cô gái ở ĐBSCL xuất ngoại lấy chồng với hy vọng sẽ có cuộc sống giàu có, hạnh phúc, nhưng thực tế hành trình làm dâu xứ người không như mong muốn; nhiều cô gái khi trở về đã bấn loạn tâm thần.
Đang cố gắng giữ cho cô con gái không đập phá, chửi bới những người xung quanh, bà Hồ Thị The (59 tuổi) ở thị trấn Kinh Cùng, Hậu Giang quệt ngang hai hàng nước mắt rồi năn nỉ con gái đừng chửi nữa.
Bà The tiếp xúc với PV Dân trí  tại Bệnh viện Tâm thần Cần Thơ
Bà The tiếp xúc với PV Dân trí  tại Bệnh viện Tâm thần Cần Thơ
Gặp PV ở Bệnh viện Tâm thần Cần Thơ, bà The buồn rầu nói, bà có 7 đứa con đều đã lập gia đình, chỉ có Chị Nguyễn Thị P.(sinh năm 1982) là xinh xắn dễ thương nhất. Cách đây 10 năm, qua mai mối, P. kết hôn với một người đàn ông Đài Loan. 
Theo lời bà The, do gia đình đông anh em, ai cũng nghèo, chọ P. muốn đổi đời nên mới lấy chồng Đài Loan. Sống ở xứ người cuộc sống khổ sở, chồng vũ phu, mẹ chồng hà khắc nên sau một thời gian làm dâu, P. phát điên. Nhà chồng tìm mọi cách trả chị về nhà mẹ đẻ. 3 năm nay, từ ngày về Việt Nam, thời gian chị P. sống ở bệnh viện tâm thần nhiều hơn ở nhà.

“Khổ lắm cô ơi, khi đi tỉnh táo, bây giờ về điên khùng, ở trong nhà có thứ đồ gì giá trị nó đập phá hết, thậm chí còn bộ đồ nào lành lặn nó cũng đốt sạch. Bây giờ tui ăn rồi đi trông coi nó, nhưng khi cơn điên nó lên nó đánh đập tui, nó không cho tui vào nhà, suốt đêm tui phải ở ngoài đường”, bà The nghẹn ngào nói.
Bà The cũng cho biết, chị P. đã có 2 mặt con với người chồng Đài Loan, một trai, một gái. “Những lúc tỉnh nó nhớ con, lấy điện thoại gọi qua bên đó, gọi hoài không được nó lại ngồi khóc một mình. Nhìn con khổ sở mình cũng đau lòng, thương con thương cháu nhưng không có cách nào để mẹ con nó được đoàn tụ cả”, bà The cho biết.
Tương tự hoàn cảnh của chị P. là chị Nguyễn Thị Thúy L. (24 tuổi) ở huyện Phong Điền, Cần Thơ. Chị L. là bệnh nhân tâm thần đang ở tại Trung tâm Bảo trợ xã hội. Lúc tỉnh táo, chị L. kể, ngày còn trẻ, vì nhà đông anh em, gia cảnh nghèo khó nên chị phải nghỉ học sớm để đi làm thuê giúp đỡ gia đình. Thông qua mai mối, chị L. theo người chồng ngoại quốc tới cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh), sau đó vượt biên trái phép sang Trung Quốc, rồi đi tàu sang Đài Loan. Những ngày sau đó, sướng đâu không thấy, chị L. phải làm việc cực khổ để phục tùng bố mẹ chồng.]

Từ đây, chuỗi ngày dài tủi nhục với chị thực sự bắt đầu. Suốt một năm ròng, hằng ngày ngoài việc hầu hạ gia đình chồng như nô lệ, chị L. còn phải làm thêm ở xưởng may. Tiền bạc chị làm ra bị gia đình chồng thu hết. Nếu chị không làm việc nhà chồng sẽ bỏ đói.
Cũng theo lời chị L., chị có với người chồng 1 con trai. Mới vừa sinh con được 15 ngày, thân xác còn rã rời nhưng ông chồng liên tục đòi quan hệ thân xác. “Do ban ngày phải làm việc vất vả, chiều về lại lao đầu vào việc nhà, mệt lả người, thế mà hễ nhìn thấy mặt là người chồng  lại đòi hỏi, bắt tôi phải phục vụ tới bến với những tư thế kì quái khiếp đảm mà ông ta “sưu tập” được. Mặc cho mình nài nỉ, van xin thì ông ta cũng bỏ ngoài tai”- chị L. chia sẻ.

Do phải trải qua một thời gian dài bị khủng hoảng và thường xuyên đau đầu trầm trọng, bi kịch đã xảy ra, chị trở thành một người điên thật sự! “Một ngày cuối tháng 5/2014, gia đình chồng đã tìm cách đưa tôi đến biên giới Trung Quốc rồi đón xe cho tôi trở về nhà. Còn đứa con trai thì họ giữ lại. Mẹ tôi đã ngất lên ngất xuống khi nghe tin này, bà ngậm ngùi ôm tôi và khóc. Còn tôi phải vào  bệnh viện tâm thần cho đến nay”, chị L. cay đắng kể lại.
Chị T. đang chữa bệnh tại Bệnh viện Tâm thần Cần Thơ
Chị T. đang chữa bệnh tại Bệnh viện Tâm thần Cần Thơ
Thường xuyên phải đến Bệnh viện Tâm thần TP Cần Thơ chữa trị định kỳ còn có chị Lê Thị T. (33 tuổi) - ngụ quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ. Chị cho biết bản thân cũng từng rơi vào cảnh bị người chồng Hàn Quốc bạo hành tình dục, cùng áp lực phải sinh con trai. Chị chiêm nghiệm, cuộc hôn nhân không tình yêu rủi ro như một canh bạc!
Kể từ khi xuất ngoại, chị T. không phụ giúp được cho gia đình thêm đồng nào ngoài số tiền người chồng cho trong ngày cưới. Chị T. mâu thuẫn với chồng về chuyện tiền bạc rồi dẫn đến gây gổ, đánh nhau. Sau khi chị T. đòi ly hôn, người chồng không chịu và thường xuyên hành hạ chị… Khi bị trả về quê nhà với căn bệnh tâm thần cùng 2 đứa con gái, trong người chị không còn tài sản gì quý giá. Gia đình chị phải bán đi căn nhà đang ở để lo chữa chạy cho chị T. và nuôi dưỡng 2 đứa cháu.

Theo các bác sĩ ỡ Bệnh viện Tâm thần TP Cần Thơ, bệnh viện này đã và đang điều trị cho nhiều bệnh nhân phát bệnh điên sau khi lấy chồng nước ngoài. Chủ yếu là những trường hợp vừa sinh con xong. Cũng có những trường hợp bị ngược đãi quá mức trong hôn nhân khiến người mẹ mắc bệnh tâm thần và bị trả về nước. Cũng theo các bác sĩ, những ca này điều trị rất khó lành dứt điểm vì chấn động tâm lý quá lớn.

Ông Dương Văn Khương - Giám đốc Trung tâm Bảo trợ bệnh nhân tâm thần và người vô gia cư (thuộc Sở LĐ-TB&XH TP Cần Thơ) chia sẻ: “Trung tâm đang nuôi dưỡng và điều trị cho một số bệnh nhân nữ sau khi lấy chồng ngoại quốc mắc bệnh tâm thần bị gia đình phía người chồng trả về nước, trong đó, có 2 trường hợp bị gia đình bỏ rơi vì quá nghèo, số còn lại là người lang thang ngoài đường không nơi nương tựa được đưa về nuôi dưỡng.

Trung tâm Bảo trợ bệnh nhân tâm thần cũng từng tiếp nhận những trường hợp mẹ bị tâm thần ôm theo con cùng vào nương tựa như những người “tứ cố vô thân”. Ở đây họ được đặt tên,  mua bảo hiểm và được điều trị mỗi khi họ ốm đau nhập viện. Và còn biết bao hoàn cảnh bị kịch, đáng thương hơn, chấp nhận sống ở đây cho đến khi chết mà cũng không có người thân nào đến nhận!”.
Phạm Tâm

       


__._,_.___


Posted by: <vneagle_11@yahoo.com

Những đưá con hoang hãy trở về đất mẹ phương Bắc

Những đưá con hoang hãy trở về đất mẹ phương Bắc
Lê Hải Lăng



Dân đi biểu tình chống Trung cộng cướp biển giành đất ngang ngược. Đảng nhận lệnh “đảng lạ” chụp mũ dân là tay sai thù địch , phản động rồi dùng công an nhân dân, quân đội nhân dân, toà án nhân dân trong tay đảng lãnh đạo bắt người yêu nước bỏ tù. Đảng lấy cớ là đừng làm thêm rối reng để đảng một mình tự lo. Khác với Phi Luật Tân chính phủ khuyến khích dân chúng đứng lên phản đối quân xâm lược chứ không như lũ người rừng dùng luật rừng đàn áp bắt bớ đồng bào cuả mình. Xem ra cái nhà nước độc tài đảng trị dễ âm mưu thông đồng với kẻ thù để bán nước lấy tiền bỏ túi cho đảng. Còn cái chính phủ có tam quyền phân lập dân chủ tự do hẳn hòi không có lập lờ đánh lận con đen mà quả quyết đứng về phía dân tộc để cùng lòng bảo vệ quê hương xứ sở khi đối diện ngoại xâm.


Lộ chân tướng việc trọng hệ nào cũng để đảng lo rồi nhé.. Dân không có quyền tự ứng cử, bầu cử mà bao lâu nay chỉ có cái cánh tay nối dài Mặt trận Tổ quốc cùng đảng hoạch định chỉ định người trong đảng tự ứng tự bầu. Vì thế chuyện để đảng lo người dân không có quyền thắc mắc chia phần lo là phải . Vì đảng muốn tuỳ tiện đưa dân tộc từ gông cùm nô lệ đảng tới hoạ diệt vong trong bàn tay cha mẹ đảng là Trung cộng.

Trong khi Trung quốc ra lệnh cấm toàn bộ các hoạt động đánh bắt cá trên biển từ 12h ngày 16/5 đến 12h ngày 1/8 trong phạm vi vùng biển từ 12 độ vĩ Bắc đến đường giao giới của vùng biển tỉnh Quảng Đông với tỉnh Phúc Kiến (bao gồm vịnh Bắc Bộ). Người phát ngôn Lê Hải Bình cuả cái nhà nước CHXHCNVN nêu rõ: “Chúng tôi kiên quyết phản đối quyết định vô giá trị này.”

Thế mà cách Hà Nội không bao xa. Báo đảng đưa tin : “Đứng tại phân mốc ranh giới Việt-Trung trên cầu Cốc Lếu (cửa khẩu Lào Cai), Bộ trưởng Quốc phòng hai nước Việt-Trung bắt tay nhau thật chặt.”

“Lần đầu trong lịch sử 65 năm quan hệ ngoại giao, hai Bộ trưởng Quốc phòng gặp nhau tại biên giới hai nước.”
“Sau cuộc hội đàm giữa hai đoàn đại biểu quốc phòng hai nước trưa 15/5, Bộ trưởng Quốc phòng TQ đã trao món quà cho Đại tướng Phùng Quang Thanh.

Đó là một chiếc bình gốm đặc trưng phong cách Trung Hoa. Bộ trưởng Phùng Quang Thanh đã nhận món quà với sự trọng thị, vui vẻ và cảm ơn chân thành”

Người ta không lạ gì gần đây thôi ông Thanh tỏ rõ thái độ, khuynh hướng bênh vực quan thầy : “Tôi thấy lo lắng lắm, không biết tuyên truyền thế nào, chứ từ trẻ con đến người già có xu thế ghét Trung Quốc. Ai nói tích cực cho Trung Quốc là ngại. Tôi cho rằng, cái đó là nguy hiểm cho dân tộc.”.

Đây cũng là luận điệu cả quyết ai chống Trung cộng bành trướng là nguy hiểm cho dân tộc Trung cộng như họ Phùng diễn nghĩa Tam quốc chí. Lâu nay taị sao xử dụng quân đội đi cưỡng chế đất tạo thêm làn sóng dân oan trong lúc Chủ tịch Sang lại kêu gọi ngư dân bám biển tự đương đầu chống chọi lại với bọn cướp Bắc Kinh.

Báo QĐND dưới trướng Phùng Quang Thanh đã viết hàng trăm bài về chiến thắng người Việt giết người Việt kể lại những vụ ám sát ,những cách tự chế mìn phá sập cầu làm nỗ xe đò, những trận mưa pháo trên đầu vợ con gia đình lính “ngụy” triệt thoái trên tỉnh lộ số 7 Pleiku-Tuy Hoà , trận đánh nhà hàng Mỹ cảnh với Huỳnh Phi Long…vân vân. Nhưng không thấy xuất hiện những tít lớn kể lại những trận đánh mà Tàu Đặng Tiểu Bình dạy bài học 79,trận chiến Vị Xuyên 84, trận 64 người lính không có quyền nổ súng tự vệ đảo gạc ma 88…

Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới là đòn phép tẩu hỏa nhập ma , đánh lừa mà Trung cộng ru ngủ tập đoàn bán nước để rảnh tay thâu tóm biển Đông. Ôm gọn các vị trí quân sự xây trên đảo coi như khống chế toàn bộ đất liền Việt Nam trong đó có các căn cứ địa lập xóm lập phố hổ trợ nổi dậy tấn công tiêu biểu như là Vũng Áng, vùng khai thác Bô Xít Tây Nguyên , Bình Dương, Cưả Việt, Hải Vân Đà Nẵng …

Theo Vietnamnet : Tại cuộc tiếp xúc của Chủ tịch nước với cử tri quận 4, TP.HCM sáng nay, nhiều ý kiến lo lắng trước những hành vi của TQ trên Biển Đông. Người đứng đầu Nhà nước nhấn mạnh: “TQ làm như vậy thì sao mà giữ được hòa hiếu giữa 2 nước? Sao mà giữ được niềm tin giữa láng giềng với nhau?”

Hoà hiếu cái gì khi lãnh đạo đảng , nhà nước đã cúi đầu làm thân phận đưá con hoang trở về với cha mẹ Bắc Kinh.
Trọng Lú đã có lần ví Trung cộng  “người bạn láng giềng lớn, muốn hay không cũng phải ăn đời ở kiếp với nhau, có ai chọn được láng giềng đâu”.

Những đứa con hoang cuả bè lũ Dương Khiết Trì, Tập Cận Bình hãy mang cục bướu 4 tốt 16 chữ vàng về ăn đời ở kiếp với cha mẹ phương Bắc. Đất nước Việt Nam không có chỗ cho bọn bán nước làm trò khỉ để đưa toàn bộ dân tộc thành tỉnh lẻ của giặc Đại Hán.

Posted by: ly vanxuan 

Máu người oan đang nhuộm mặt đường


Máu người oan đang nhuộm mặt đường

Nhà văn Võ Thị Hảo
2015-05-21
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
9458bbbc-b725-4975-b8dc-6635b978861c.jpeg
Nhà hoạt động Đinh Quang Tuyến (Tuyến Xích Lô) bi một số người giả danh côn đồ tấn công lúc hơn 7 giờ sáng ngày 19/5 ở khu vực Đồng Diều, quận 8, TpHCM
Courtesy photo/Danluan
Đừng quên máu của những nhà đấu tranh vì nhân quyền vẫn đang đổ dưới bàn tay đàn áp của nhà cầm quyền VN…

Con trong tay mẹ
Nồng ấm mắt cười
Con đi bên cha
Rạng rỡ dưới mặt trời

Bỗng những bóng hắc ám lẻn ra từ ngõ hẻm
Đâm xé thân cha
Quằn quại cha đổ máu trên đường bụi đỏ

Con và mẹ đứt ruột trên mình cha rách nát
Vì sao mặt trời đang mọc
Mà  máu cha vẫn đổ oan khiên ?

Mặt trời vẫn mọc mà tay mẹ bưng mặt
Nước mắt mẹ hòa máu cha
Máu cha dòng máu hiền lương ướt đẫm mặt đường

Kìa nhìn xem nước Việt bao người đổ máu oan bao nhiêu người khóc
Những lễ cầu siêu những nén nhang đã trở thành giả trá
Những xác thân bị tra tấn đến chết trong đồn công an
Vì sao dân phải lết đến công đường phẫn uất tự thiêu?
Không còn đường sống chờ công lý đã bị chôn vùi dưới ba tầng bia mộ

Ai đã cướp máu của cha?

Chúng vừa bước xuống từ những hàng ghế quan chức hôi tanh
Cởi áo mão lộ diện trộm cướp
Lũ ma cà rồng  lừa gạt  cả ánh ngày
Ngang nhiên ra đường hút máu dân oan

Lũ tham nhũng ma cà rồng mượn áo côn đồ
Lũ bán nước mượn áo côn đồ
Lũ đao phủ môi trường mượn áo côn đồ…

Đất nước bị cưỡng đoạt trong phép bùa cộng sản
Thịt dân đen bị lũ bán nước dọn tiệc cho Đại Hán hung tàn

Này con, hãy lau nước mắt đứng dậy
Không chỉ ta đâu,
Kìa đất Việt cựa quậy giữa trùng trùng dối lừa thảm khốc

Đứng dậy
Cùng triệu bàn chân Việt
Trên mặt đường thấm máu người oan
Cùng dội vang  triệu tiếng thét uất nghẹn giữa trời xanh
Tiếng sét xé toang mặt đất
Triệu bàn tay giơ cao đốt lửa trời cháy sáng
Trả lũ ma cà rồng về hầm mộ
Để Việt Nam mình giành lại tự do.

Kìa đất Việt cựa quậy giữa trùng trùng dối lừa thảm khốc…

Võ Thị Hảo, Hà Nội 21/05/2015
*Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA.

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Friday, May 22, 2015

KẺ TRÊN TRĂM TÊN


  Trích Tạp Chí Cách Mạng Số 72 của Đại Việt Cách Mạng Đảng

KẺ TRÊN TRĂM TÊN  

                        Trần Gia Phụng
           
Người xưa thường có tên húy do cha mẹ đặt, tên tục, tên thường dùng, tên thụy (sau khi chết).  Nhiều người có thêm tên tự (tên chữ), tên hiệu, biệt hiệu.  Ngày nay, các văn nghệ sĩ có bút danh, nghệ danh, biệt hiệu, nhà buôn có thương hiệu, tu sĩ có pháp danh (Phật giáo), tên thánh (Ky-Tô giáo), hướng đạo sinh có tên rừng ...

Trong ngành tình báo, kể cả trong tiểu thuyết gián điệp, các điệp viên thường có nhiều tên hoặc bí danh, bí số khi hoạt động để tự giấu mình và đánh lừa kẻ khác.  Ngoài ra, còn có nhiều người thay tên đổi họ để lừa bịp, lừa tiền hoặc lừa tình. 

KẺ TRÊN TRĂM TÊN

Dầu là ngày xưa hay ngày nay, dầu thực tế hay tiểu thuyết, dầu là giới tình báo hay những kẻ lừa bịp, trên cõi đời nầy, có lẽ không ai có nhiều tên bằng Hồ Chí Minh (HCM), chủ tịch nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tức Bắc Việt Nam trước năm 1975. 

Theo thống kê chính thức của nhà cầm quyền cộng sản hiện nay ở trong nước, trong sách Những tên gọi, bí danh, bút danh của chủ tịch Hồ Chí Minh, do Bảo tàng Hồ Chí Minh biên soạn, Nxb. Chính Trị Quốc Gia ấn hành năm 2001 ở Hà Nội, thì HCM có tất cả 169 bí danh, mà CS gọi là bút hiệu, bút danh, vừa để hoạt động, vừa để viết báo.  Sách nầy còn ghi thêm một số bí danh nghi ngờ là của HCM mà người CS còn đang tìm hiểu thêm. 

Hồ Chí Minh sống khoảng 80 tuổi.  Từ khi sinh ra cho đến khi chết, HCM dùng 169 bí danh, tính trung bình mỗi năm HCM có hai bí danh.  Cũng theo thống kê trên đây, trong 169 bí danh nầy, từ khi sinh ra cho đến năm 1954 (64 năm), HCM dùng 133 bí danh, nghĩa là trung bình một năm cũng hai bí danh.  Từ 1954, làm chủ tịch Bắc Việt Nam cho đến khi chết năm 1969 (15 năm), HCM có 36 bí danh.  Vậy trung bình một năm, HCM dùng hơn hai bí danh.

Trong bài nầy, chúng ta không nhắc lại tất cả những tên và bí danh của HCM, chỉ xin nói đến một vài cái tên và bí danh đặc biệt mà thôi. 

NGUYỄN TẤT THÀNH, HY VỌNG THÀNH ĐẠT

Đầu tiên, tên khai sinh của HCM là Nguyễn Sinh Cung.  Giọng địa phương nguyên quán Nghệ An của Nguyễn Sinh Cung, phát âm chữ Cung là Côông.  Vì vậy có tài liệu ghi tên cúng cơm của HCM là Nguyễn Sinh Côn. (Ví dụ: Trần Quốc Vượng, Trong cõi, Nxb. Trăm Hoa, California, 1993, bài "Lời truyền miệng dân gian về nỗi bất hạnh của một số nhà trí thức Nho gia (kinh nghiệm điền dã)".)

Điều đặc biệt là anh của Nguyễn Sinh Côn tên là Nguyễn Sinh Khiêm (1888-1950).  Giọng địa phương phát âm chữ “Khiêm” là “Khơm”.  Như thế, một người tên Khơm, một người tên Côn.  Tên hai anh em ghép lại đọc chung là “Khơm Côn”.  Đọc ngược hai chữ “Khơm Côn” nầy lại (nói lái) là “Khôn Cơm”.  Giọng địa phương (từ Nghệ An vào Thừa Thiên) “khôn” còn có nghĩa là “không”.  “Khôn cơm” nghĩa là không có cơm mà ăn.  Có người lý giải rằng vì tên của hai anh em nhà nầy “khôn cơm”, nên phụ thân là Nguyễn Sinh Sắc (sau đổi tên là Nguyễn Sinh Huy) nghèo mãi.  Người ta nói vì vậy mà ông Sắc đổi tên hai con.  Nguyễn Sinh Khiêm thành Nguyễn Tất Đạt.  Còn Nguyễn Sinh Cung (hay Nguyễn Sinh Côn) thành Nguyễn Tất Thành, hy vọng về sau gia đình sẽ thành đạt, giàu có. 

NGUYỄN ÁI QUỐC:  CHÔM TÊN CỦA NHIỀU NGƯỜI

Cái tên thứ hai đáng nói của HCM là Nguyễn Ái Quốc.  Nguyễn Tất Thành làm phụ bếp trên tàu Amiral Latouche-Tréville và theo tàu nầy rời Sài Gòn, đi Pháp ngày 5-6-1911.  Ông đặt chân đến Marseille, hải cảng miền Nam nước Pháp, ngày 6-7-1911.  Nguyễn Tất Thành làm đơn xin tổng thống Pháp được đặc ân vào học Trường Thuộc Địa Paris để ra làm quan cho Pháp, nhưng không được chấp thuận, nên Thành đành tiếp tục theo tàu hành nghề.  Sau thế chiến thứ nhứt (1914-1918), Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp giữa năm 1919. (Daniel Hémery, Ho Chi Minh, de l 'Indochine au Vietnam, Paris: Nxb. Gallimard, 1990, tr. 42.)  Tại đây Nguyễn Tất Thành gặp Phan Châu Trinh, đậu phó bảng tại Thừa Thiên (Huế) năm 1901, cùng khóa với Nguyễn Sinh Huy, phụ thân của Nguyễn Tất Thành.  Nhờ sự giới thiệu của Phan Châu Trinh, Thành quen với Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền.  Qua ba người nầy, Thành bắt đầu tiếp xúc với giới chính trị Paris, nhất là giới chính trị đối lập với chính phủ Pháp. 

Cả bốn ông (Trinh, Trường, Truyền, Thành) cùng dùng một bút hiệu chung là Nguyễn Ái Quốc (Daniel Hémery, sđd. tt. 44-45), đồng ký bản “Revendications du peuple annamite” [Thỉnh nguyện thư của dân tộc Việt], bằng Pháp văn, do Phan Văn Trường soạn, gởi cho các cường quốc trên thế giới, đang họp Hội nghị Versailles tại Paris sau thế chiến thứ nhứt, bắt đầu từ 18-1-1919.  Thỉnh nguyện thư của các ông xuất hiện lần đầu trên báo L'Humanité [Nhân Đạo] ngày 18-6-1919.

Trong bốn người cùng dùng chung bút hiệu (Nguyễn Ái Quốc), Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường đang bị mật thám Pháp theo dõi, không tiện ra mặt; Nguyễn Thế Truyền là sinh viên du học, đang hưởng học bỗng của Pháp để học ngành hóa học, nên không thể công khai chống Pháp; chỉ có Nguyễn Tất Thành là người mới đến, chưa bị mật thám Pháp chú ý.  Nguyễn Tất Thành thường đại diện cả nhóm, dùng tên Nguyễn Ái Quốc để liên lạc với báo giới và chính giới.  Dần dần Nguyễn Tất Thành dùng luôn bút hiệu Nguyễn Ái Quốc làm tên riêng của mình.  Từ nay, Nguyễn Tất Thành được gọi là Nguyễn Ái Quốc.

HỒ CHÍ MINH:  TIẾM DANH HAY TRỞ LẠI HỌ CŨ

Cái tên thứ ba đáng nói nữa là Hồ Chí Minh.  Cũng như tên Nguyễn Ái Quốc, tên Hồ Chí Minh không phải do Nguyễn Sinh Cung chọn, mà Cung cũng tiếm danh của người khác.

Nguyên hai nhà cách mạng Việt Nam ở Trung Hoa là Hồ Học Lãm và Nguyễn Hải Thần, được sự giúp đỡ của Trung Hoa Quốc Dân Đảng, thành lập Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội gọi tắt là Việt Minh tại Nam Kinh vào tháng 1-1936.  Ngoài Hồ Học Lãm và Nguyễn Hải Thần, các hội viên nòng cốt khác là Nguyễn Thức Canh, Đặng Nguyên Hùng, Hoàng Văn Hoan [bí danh là Lý Quang Hoa, thuộc chi bộ Vân Quý tức Vân Nam và Quý Châu (Guizhou) của đảng Cộng Sản Đông Dương (CSĐD).]

Năm 1937, Hồ Học Lãm đến hoạt động ở tỉnh Hồ Nam, và lấy tên là Hồ Chí Minh.  (Chính Đạo, Việt Nam niên biểu nhân vật chí, Houston: Nxb. Văn Hóa, 1997, tr. 168.)  Cũng trong năm nầy, trước hiểm họa xâm lăng của Nhật Bản, hai phe Quốc-Cộng Trung Hoa liên minh lần thứ hai ngày 22-9-1937. 

Do sự liên minh nầy, chính quyền Quốc Dân Đảng Trung Hoa cho phép đảng CS hoạt động công khai trở lại.  Vì vậy, vào mùa thu năm 1938, đảng Cộng Sản Liên Xô, qua danh nghĩa Đệ  tam Quốc tế Cộng sản, gởi Nguyễn Ái Quốc từ Liên Xô qua Trung Hoa hoạt động trở lại với tên mới là Hồ Quang.  Hồ Quang liền liên lạc và điều động nhóm đảng viên thuộc cơ sở hải ngoại đảng CSĐD.

Nhờ sự giới thiệu của Hồ Học Lãm, vào gần cuối năm 1940, một số đảng viên CSĐD, dưới vỏ bọc là thành viên Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội (Việt Minh), đến Quế Lâm (Guilin / Kweilin tỉnh Quảng Tây) gặp Lâm Uất, phó chủ nhiệm hành dinh tây nam của Tưởng Giới Thạch.  Lâm Uất đưa nhóm nầy đến gặp chủ nhiệm của ông ta là Lý Tế Thâm. (Hoàng Văn Hoan, Giọt nước trong biển cả, hồi ký.  Portland, Oregon: Nhóm tìm hiểu lịch sử, 1991, tr. 134.) 

Do tin cậy Hồ Học Lãm, cả Lâm Uất lẫn Lý Tế Thâm đã giúp đỡ họ, và không biết nhóm nầy là những đảng viên CSĐD.  Từ đó, những đảng viên CSĐD hoạt động ở Trung Hoa cũng như ở trong nước, đều sử dụng danh xưng Việt Minh, hay nói cách khác, đảng CSĐD đã chiếm dụng danh xưng tổ chức Việt Minh của Hồ Học Lãm, làm tên mặt trận chính trị của đảng CSĐD.  Trong khi đó, từ cuối năm 1940, Hồ Quang (Nguyễn Tất Thành) sử dụng thông hành khác mang tên là Hồ Chí Minh.  Tên nầy vốn là bí danh của Hồ Học Lãm.  Hồ Chí Minh mới (Hồ Quang, Nguyễn tất Thành) ngụy trang là ký giả của một tờ báo do Cộng Sản Trung Hoa điều khiển. (Chính Đạo, Việt Nam niên biểu nhân vật chí, sđd. tr. 161.) 

Với bí danh khác là Già Thu, Hồ Chí Minh (HCM) trở về Việt Nam ngày 28-1-1941, sống ở Pắc Bó (Cao Bằng), lập Mặt trận Việt Minh ở trong nước. Tại đây, thay mặt Quốc tế Cộng sản, Già Thu tổ chức Hội nghị Ban chấp hành Trung ương đảng CSĐD lần thứ 8 từ ngày 10-5 đến ngày 19-5-1941 tại Pắc Bó.  Sau đó, Già Thu tiếp tục qua Trung Hoa hoạt động khoảng từ tháng 8-1942, lấy luôn bí danh của Hồ Học Lãm là HCM, làm tên mới của mình.  Hồ Chí Minh bị bắt tại trấn Thiên Bảo (Quảng Tây) ngày 29-8-1942 và được tha ngày 10-9-1943. (Chính Đạo, Hồ Chí Minh, con người & huyền thoại, tập 2, sđd. tt. 278, 283.)

Từ đây, HCM trở thành tên chính thức của Nguyễn Sinh Cung, kể cả khi lên làm chủ tịch Bắc Việt Nam năm 1954, cho đến cuối đời.  Trần Quốc Vượng, một sử gia cộng sản ở trong nước, giải thích như sau về hiện tượng trên: "Nguyễn Ái Quốc sau cùng đã lấy lại họ Hồ vì cụ biết ông nội đích thực của mình là cụ Hồ Sĩ Tạo, chứ không phải là cụ Nguyễn Sinh Nhậm." (Trần Quốc Vượng, sđd. tr. 258.)

Trước sau vụ việc theo lời kể của Trần Quốc Vượng là như sau: Nguyễn Sinh Cung (Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh) là con của Nguyễn Sinh Sắc (Nguyễn Sinh Huy).  Nguyễn Sinh Sắc là con của Nguyễn Sinh Nhậm.  Trước khi đám cưới, bà vợ của Nguyễn Sinh Nhậm đã có mang với cử nhân Hồ Sĩ Tạo, cho nên Nguyễn Sinh Nhậm chỉ là người cha trên giấy tờ của Nguyễn Sinh Sắc mà thôi, còn người cha thực sự của Nguyễn Sinh Sắc là Hồ Sĩ Tạo, tức Hồ Sĩ Tạo là ông nội thực sự của Nguyễn Sinh Cung.  Vì vậy, Nguyễn Sinh Cung rất bằng lòng với danh xưng Hồ Chí Minh, là họ của ông nội ruột của ông.  Câu chuyện nầy, ngày nay ở quê của HCM, tức huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, ai cũng biết và ai cũng đều xác nhận là đúng sự thật.

C.B. LÀ “CỦA BÁC”, CHỨ CỦA AI VÔ ĐÓ

Ngày 20-4-1953, sắc lệnh Cải cách ruộng đất (CCRĐ) đợt thứ 3 được ban hành.  Nơi thực hiện đầu tiên là Thái Nguyên.  Người bị đấu tố đầu tiên là bà Nguyễn Thị Năm, chủ hiệu buôn Cát Hanh Long nên người ta quen gọi là bà Cát Hanh Long.  Bà Cát Hanh Long bị đem ra đấu tố ba lần và bị giết ngày 9-7-1953.

Bà Cát Hanh Long (bà Năm) là một quả phụ, nổi tiếng là nhà kinh doanh tài ba, hào hiệp, giúp đỡ nhiều người.  Từ 1945 đến 1951, bà Cát Hanh Long đã từng dùng nhà mình làm nơi hội họp, nghỉ ngơi, che giấu, ăn ở, nuôi dưỡng cán bộ CS, trong đó có những nhân vật cao cấp như Trường Chinh, Lê Đức Thọ, Hoàng Quốc Việt, Lê Văn Lương, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh, Lê Thanh Nghị, Lê Giản, Hoàng Tùng... Bà còn đóng góp nhiều tiền bạc cho VMCS, nên việc đấu tố và xử tử  bà Cát Hanh Long gây nhiều dư luận bất bình. 

Vì vậy, trên báo Nhân Dân ngày 21-7-1953, xuất hiện bài viết nhan đề là “Địa chủ ác ghê” của tác giả C.B. nhằm trấn an dư luận.  Bài báo lên án nặng nề địa chủ Cát Hanh Long (Nguyễn Thị Năm) cùng hai con là những địa chủ gian ác, bóc lột, dã man.  Bài báo còn tố cáo gia đình bà Cát Hanh Long vừa trực tiếp, vừa gián tiếp giết chết 260 người. (Xin xem bài báo nầy ở phía dưới.)

Theo hồi ký của Hoàng Tùng, từng là bí thư Trung ương đảng CSVN, khi nghe tin cố vấn Trung Quốc yêu cầu xử tử bà Cát Hanh Long, có người báo tin cho HCM biết.  Họp Bộ chính trị đảng CS, HCM nói: “Tôi đồng ý người có tội thì phải xử thôi, nhưng tôi cho là không phải đạo nếu phát súng đầu tiên lại nổ vào người đàn bà, mà người ấy lại giúp đỡ cho cách mạng.  Người Pháp nói không nên đánh vào đàn bà, dù chỉ đánh bằng một cành hoa.”  (Internet:  Hồi ký Hoàng Tùng, mục “Những kỷ niệm về Bác Hồ”.)  Hoàng Tùng còn cho biết rằng khi cố vấn Trung Quốc nhiều lần đề nghị, HCM nói rằng: “Thôi tôi theo đa số, chứ tôi vẫn cho là không phải.”

Theo một tài liệu mới xuất bản vào giữa năm 2014, tác giả là một người đã từng là ký giả báo Nhân Dân Hà Nội, có nhiệm vụ viết bài tường thuật vụ xử án bà Cát Hanh Long, khi xảy ra vụ án thì: 1) Hồ Chí Minh bịt râu, hóa trang để đến dự đấu tố. 2) Trường Chinh đeo kính đen để khỏi bị nhận diện khi tham gia cuộc đấu tố.   3) Sau khi bà Năm bị giết, cán bộ mua một cái hòm thật rẻ tiền để chôn địa chủ “gian ác”.  Vì rẻ tiền nên hòm nhỏ quá, bỏ xác người chết vào không lọt.  Cán bộ CS kết án bà Năm thêm lần nữa, là chết rồi mà còn phản động, không chịu chui vào hòm.  Cán bộ CS liền đứng lên đạp xác bà Năm xuống; xương gãy kêu răng rắc rất rợn người. (Trần Đĩnh, Đèn cù, Hoa Kỳ: Người Việt Books, 2014, tr. 86.) 

Sự hiện diện của HCM và Trường Chinh trong phiên tòa đấu tố nầy chứng tỏ tầm mức quan trọng của cuộc đấu tố bà Cát Hanh Long và cũng chứng tỏ cả hai đều quyết tâm giết bà Cát Hanh Long ngay khi mở đầu cuộc CCRĐ năm 1953.

Lúc đó, chỉ có giới cán bộ cao cấp và một số người trong báo Nhân Dân (trong đó có Trần Đĩnh) mới biết được C.B. đích thị là ai?  Còn đại đa số dân chúng, trong thời gian dài, không biết C.B. là ai?  Gần đây, trên Internet, có tài liệu phát hiện C.B. là bút hiệu của HCM dùng trên 147 bài đăng trên nhật báo Nhân Dân từ tháng 3-1951 đến tháng 3-1957.  Những người làm việc trong báo Nhân Dân giải thích rằng hai chữ C.B. là “của bác”, chứ còn ai vô đó nữa.  Ngày nay, bộ Hồ Chí Minh toàn tập đã được phổ biến rộng rãi.  Mọi người có thể vào từ tập 6 (1951-1952), sẽ thấy rất nhiều bài viết HCM ký tên C.B. đăng trên báo Nhân Dân, và đăng lại trong sách nầy; ví dụ các trang 186, 187, 188-190, 202-204, 209-212, 215-220... (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6, 1951-1952, in lần thứ hai, Hà Nội: Nxb. Chính Trị Quốc Gia, 2000.)  Hồ Chí Minh lên tiếng có thể nhắm cho đảng viên biết rằng vụ xử tử bà Cát Hanh Long là chủ trương của đảng để chấm dứt chuyện bàn tán, phê bình.

Như vậy có nghĩa là bên ngoài thì HCM tỏ ra rất đạo đức, thương tiếc nạn nhân, nhưng bên trong, chính HCM là người quyết định cái chết của ân nhân Nguyễn Thị Năm.  Đúng là “khẩu Phật tâm xà”, một kẻ đạo đức giả gian ác, nham hiểm như Nguyễn Du đã mô tả: “Bề ngoài thơn thớt nói cười,/ Mà trong nham hiểm giết người không dao.” (Truyện Kiều câu 1815-1816.)

TRẦN DÂN TIÊN, T. LAN: THỔI ỐNG ĐU ĐỦ

Thổi ống đu đủ là trò chơi của trẻ con Việt Nam, dùng cọng lá đu đủ làm ống, chấm nước xà phòng rồi thổi thành bong bóng bay lên trời.  Trong văn học, có hai tác giả chuyên thổi ông đu đủ hết sức tài ba là Trần Dân Tiên và T. Lan.  Trần Dân Tiên là tác giả sách Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch, và T. Lan là tác giả sách Vừa đi đường vừa kể chuyện.

Quyển sách thứ nhứt xuất hiện lần đầu ở Trung Quốc năm 1948, sau đó ấn hành ở Paris năm 1949.  Sau năm 1954, Nx, Văn Nghệ Hà Nội tái bản năm 1955, rồi Nxb. Sự Thật tái bản nhiều lần, và sau năm 1975, Nxb. Trẻ tái bản ở Sài Gòn.

Sách Vừa đi đường vưa kể chuyện được đăng lần đầu trên báo Nhân Dân năm 1961 và sau đó Nxb. Sự Thật tái bản nhiều lần.  Những tái bản sau cùng do Nxb. Trẻ ở Sài Gòn đảm trách.

Lúc đầu, người ta không biết hai tác giả Trần Dân Tiên và T. Lan là ai?  Người ta cũng không tìm ra hai người nầy ở đâu, vì chẳng ai có đứng ra nhận mình là Trần Dân Tiên hay T. Lan.  Tuy nhiên dần dần người ta cũng tìm được hai bút danh nầy đều là của HCM.  Trước hết, các phiếu sách trong thư viện nhà nước đề là: “Trần Dân Tiên, T. Lan: tìm HCM”.  Điều nầy cho người đọc tự động hiểu rằng Trần Dân Tiên và T. Lan chính là HCM.  Tuy nhà cầm quyền CS không chính thức xác nhận điều nầy, nhưng những nhà nghiên cứu trong nước hầu như đồng thừa nhận Trần Dân Tiên và T. Lan là HCM.  Có tài liệu cho biết bản gốc sách của T. Lan hiện còn được cất giữ ở Phủ chủ tịch Hà Nội.

Trong sách Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch, Trần Dân Tiên đã viết trong phần đầu sách: "Một người như Hồ Chủ tịch của chúng ta, với đức khiêm tốn nhường ấy và đương lúc bề bộn bao nhiêu công việc, làm sao có thể kể lại cho tôi nghe bình sinh của người được?” (Trần Dân Tiên, Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch, Nxb. Sự Thật, Hà Nội 1976, tr. 9.)  Một người dùng một cái tên khác viết sách, tự khen mình là khiêm tốn không muốn nói về mình, rồi sau đó, suốt trong quyển sách lại kể lể, tự đề cao sự nghiệp của mình, thì không biết nên xếp kẻ đó vào loại người gì đây?

Trong sách nầy, chẳng những HCM tự đề cao mình mà còn chê bai những anh hùng dân tộc như Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, hoặc đả kích các nhà đấu tranh khác như Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam, Vũ Hồng Khanh, hoặc triệt hạ tổ chức hay đảng phái khác

Cuối sách nầy, Trần Dân Tiên viết: "Nhân dân gọi Chủ tịch là cha già của dân tộc, vì Hồ Chủ tịch là người con trung thành nhất của Tổ quốc Việt Nam." (Trần Dân Tiên, sđd. tr. 149.)  Lời nầy cho thấy HCM muốn gợi ý để được người Việt Nam gọi ông là cha già của dân tộc, nhưng không được hưởng ứng, nên ông quay qua dùng chữ "bác".  Ở đây lại thấy HCM thậm khôn, vì trong cơ cấu gia tộc Việt Nam, bác là anh của cha, bác lớn hơn cha và đứng trước cha trong sinh hoạt đại gia đình, hoặc lễ nghi tế tự.

Sách Vừa đi đường vưa kể chuyện do HCM tự kể tự viết, nhưng dùng một cái tên khác là T. Lan, một cán bộ đi theo HCM trên bước đường công tác.  Câu chuyện bắt đầu từ khi HCM hoạt động ở Pháp từ năm 1919, rồi những năm hoạt động ở Nga, Trung Hoa, cho đến khi về nước và chiến dịch 1950.  Dĩ nhiên luôn luôn xen kẻ những lời xưng tụng HCM là người yêu nước, đầy sáng kiến, tài ba, khoan dung...

Hồ Chí Minh sáng tạo ra hai con rối Trần Dân Tiên và T. Lan trong hai quyển sách do HCM viết ra trên đây, nhắm thổi ồng đù đủ để ca tụng chính mình, tự quảng cáo mình, huyền thoại hóa tên mình, mà một người tự trọng bình thường không bao giờ làm thế.  Những người không biết Trần Dân Tiên và T. Lan là ai, nhất là các trẻ em ngây thơ, được học hai quyển sách nầy trong nhà trường, nên một thời lầm lẫn tôn sùng thần tượng HCM.  Tuy nhiên khi lớn lên, biết được sự thật là Trần Dân Tiên và T. Lan chỉ là HCM trá hình, thì chẳng những sẽ thất vọng mà còn khinh bỉ.  Thì ra HCM cũng có ngón nghề thổi ống đu đủ, tự bơm, tự nổ.  Khổ một điều, ai phát hiện kẻ đạo diễn của hai tên thổi ông đù đủ nầy, thì ngậm mà nghe chứ không dám nói ra, vì nói ra sẽ bị báo cáo và bị CS bắt bỏ tù.

TRÊN TRĂM TÊN ĐỂ LÀM GÌ?

Hồ Chí Minh có 169 tên, không ai có thể nhớ hết được.  Ngay cả HCM có thể cũng không nhớ hết được.  Một câu hỏi đặt ra là HCM dùng nhiều tên, nhiều bí danh để làm gì?

Thông thường, một người không dùng tên mình, mà dùng một tên khác trong công việc, vì sợ lộ bí mật, muốn giấu mặt, giấu lý lịch, nhất là trong những hành vi thiếu trong sáng, phi pháp, bất chính.  Càng nhiều tên càng muốn giấu mặt thật kỹ.  Ngay cả vua Bảo Đại (trị vì 1926-1945) cho đến tháng 8-1945 không biết HCM là ai? (Bảo Đại, Con rồng Việt Nam, California: Nxb. Xuân Thu, 1990, tr. 188.)

Hồ Chí Minh hầu như muốn “chôn” luôn tên do cha mẹ đặt ra tức tên Nguyễn Sinh Cung, dùng trên một trăm tên khác nhau tùy vào giai đoạn hoạt động trong cuộc đời của HCM:

Từ nhỏ cho đến khi đến Pháp năm 1919:  11 tên
Từ 1920 đến khi về nước năm 1941:             73 tên
Từ 1941 đến 1945 (cướp chính quyền):         13 tên
Từ 1946 đến 1954 (thời chiến tranh):             36 tên
Từ 1955 đến 1969 (chủ tịch nước)                36 tên        
                                                Cộng:        169 tên

Nhìn vào bảng thống kê trên đây, từ khi còn nhỏ cho đến năm 1919 (khoảng 30 năm), HCM có 11 tên, tuy là ít so với tổng số tên trong toàn cuộc đời HCM, nhưng có thể nói là đã nhiều so với cả đời người bình thường.  Lý do có thể là ngay từ  khi vừa mới lớn, HCM mặc cảm hay xấu hổ về nguồn gốc gia đình mình, vì vậy tránh dùng tên do gia đình đặt. 

Nguyên do là khi mới lớn ở nguyên quán (Nam Đàn, Nghệ An), chắc chắn HCM nghe được dân làng truyền miệng về nguồn gốc của cha mình.  Đó là Nguyễn Sinh Nhậm chỉ là cha hờ của Nguyễn Sinh Sắc (Huy), tức ông nội hờ của HCM, còn Hồ Sĩ Tạo mới là cha thật của Nguyễn Sinh Huy (Sắc) tức ông nội thật của HCM.  Đây là một điều rất xấu hổ trong xã hội nề nếp Việt Nam ngày xưa, nhất là ở nông thôn, nơi mà người người biết nhau, nhà nhà biết nhau.  Điều nầy có thể ám ảnh Nguyễn Sinh Cung và tạo ra tâm lý bất thường nơi người thanh niên từ khi mới lớn cho đến cuối đời, sợ người ta phát hiện cha mình là đứa con hoang. 

Hơn nữa, HCM lớn lên trong thời đại khoa bảng Hán học.  Con ông phó bảng, nghĩa là cũng con nhà có học, mà thanh niên nầy lại không có học vị, chẳng có bằng cấp gì, vì nếu có học vị, có bằng cấp giấy tờ, thì HCM không thay đổi tên tuổi vì thay đổi thì văn bằng hết giá trị. Vì những mặc cảm trên đây, HCM thay đổi tên họ nhiều lần ngay cả trước khi hoạt động chính trị và gián điệp.

Từ năm 1920 cho đến năm 1954, tức từ khi tham gia hoạt động chính trị ở Pháp, rồi gia nhập đảng CS Pháp, qua Nga (Liên Xô), qua Trung Hoa, về Việt Nam, đến khi lên làm chủ tịch Bắc Việt Nam, HCM có 122 tên. 

Cần chú ý là từ năm 1920 trở đi, xảy ra một khúc quanh quan trọng trong đời HCM.  Đó là HCM gia nhập đảng Xã Hội Pháp, rồi đảng Cộng Sản Pháp.  Vì vậy, HCM được Đệ tam Quốc tế Cộng sản (ĐTQTCS) chọn qua Liên Xô để huấn luyện năm 1923,  Tuy nhiên HCM không đủ trình độ văn hóa, nhất là ngôn ngữ và toán học để học chủ nghĩa Mác-xít, vì HCM chỉ mới học tới lớp 6 ở trường Quốc Học Huế, lại chưa biết tiếng Nga.  Do đó, tại Học Viện Thợ Thuyền Đông Phương ở Moscow, HCM chỉ học cấp tốc về nghề gián điệp, làm nhân viên tình báo cho ĐTQTCS để mưu sinh.  Nghề nầy phù hợp với khả năng ứng xử linh động mau lẹ  của một người giảo quyệt như HCM, vốn là một kẻ giang hồ, lăn lóc trên các bến tàu trong các chuyến hải hành quốc tế.

Vì là một gián điệp chuyên nghiệp, được đào tạo chính quy tại Học Viện Thợ Thuyền Đông Phương ở Moscow, HCM có thói quen thay họ đổi tên của một gián điệp, thường dùng tên giả để hoạt động.  Hơn nữa, những hoạt động của HCM là hoạt động chính trị tả phái khuynh đảo, phá hoại nên phải luôn luôn thay đổi tên họ để tránh bị theo dõi và bắt giam.

Trong thời gian hoạt động tranh đấu cướp chính quyền, cần phải ẩn trốn, cần phải tránh né, HCM dùng nhiều bí danh, có thể cho là bình thường,  Tuy nhiên, điều đặc biệt là trong giai đoạn từ 1955 đến khi chết (1969), tức thời kỳ làm chủ tịch nước, quyền uy tột đỉnh, không còn phải sợ ai cả, HCM vẫn sử dụng 36 tên giả trên báo chí, không đề tên thật. 

Đường đường là chủ tịch một nước độc tài toàn trị, chẳng còn sợ ai, tại sao lại phải dùng nhiều tên giả để viết báo?  Như thế phải có âm mưu gì?  Nếu những âm mưu nầy không gian trá, không bất chính, thì tại sao HCM phải giấu tên?  Điều nầy cho thấy HCM là một người bản chất xảo quyệt, mang não trạng bệnh hoạn của một tên đại bịp, chuyên lừa đảo người khác, ném đá giấu tay. 

Hơn nữa, HCM là con người hết sức tham vọng, chủ trương thổi tên HCM thành một huyền thoại cao quý, để cho dân chúng ngưỡng mộ HCM, không muốn ai nghĩ xấu về HCM, nên HCM đặt tên HCM riêng ra một bên.  Trong lúc đó, khi có nhu cầu tự ca tụng mình, hay tấn công người khác, ném đá giấu tay, thì HCM dùng đến bí danh, chứ không dùng tên mình, dù đang là chủ tịch nước, nhằm bảo vệ thanh danh riêng của HCM.  Đây là tâm lý của một người sùng bái cá nhân trong các chế độ độc tài.

KẾT LUẬN

Tóm lại, HCM có 169 cái tên, bí danh, bút danh, bút hiệu, vừa trong thời gian hành nghề gián điệp, hoạt động bí mật, và cả trong thời kỳ cầm quyền, làm chủ tịch nước.  Dầu chế độ CSVN có ca tụng gì đi nữa, có tung hê HCM đến đâu đi nữa, HCM dùng 169 tên để giấu mặt, là bằng chứng rõ ràng HCM là một kẻ xảo quyệt, gian trá, tráo trở, đạo đức giả, chuyên ném đá giấu tay, chứ chẳng hay ho gì việc ẩn danh đánh phá kẻ khác. 

Hồ Chí Minh không phải chỉ là “một kịch sĩ có biệt tài đánh lừa kẻ đối thoại" như Bernard Fall viết trong Les deux Viet-Nam (Nxb. Payot, Paris, 1967, tr. 102), mà HCM còn là tên lừa đảo muôn mặt, bịp bợm nhất trong lịch sử Việt Nam. (Trích: Một thế kỷ lừa đảo, sẽ xuất bản.)

TRẦN GIA PHỤNG
(Toronto, Canada)


__._,_.___

Posted by: irene2007us irene2007us 

Tản mạn chuyện xưa… “Tư cách mõ”


Tản mạn chuyện xưa… “Tư cách mõ”

Phạm Toàn

Câu chuyện và hình ảnh thằng Mõ do Nam Cao khắc họa từ năm 1943 cứ lởn vởn hiện ra trong đầu tôi khi hôm trước thì nghe tin nhóm bè bạn đi đón bạn bè ở Sân bay và bị cả lũ côn đồ xông vào đánh… thế rồi hôm nay lại nghe tin Huệ Chi cũng tại Sân bay bị ngăn cản xuất cảnh đi thăm con ở Mỹ, con người nho nhã này không bị đánh, nhưng bị thu giữ hộ chiếu – một cú đánh không vào phần xương thịt, mà đánh vào đầu, thế mới… khốn kiếp lũ “mõ” chứ!
Tại sao hệ thống Mõ lại sợ Nguyễn Huệ Chi qua thăm thú nước Hoa Kỳ? Chàng Mõ Tân Sơn Nhất bảo ra Hà Nội, tức Trung ương, mà hỏi lý do vì sao. Đành nghĩ một mình, nhưng nghĩ mãi cũng chỉ thấy có cái lý do này thôi: có anh Mõ nào đó sợ chạm trán Huệ Chi, vì phải đua tài cùng dịp ấy.
Rõ là sợ hão! Huệ Chi sang thăm con gái. Cháu về dự Hội thảo kỷ niệm 100 năm sinh ông nội nên nhân tiện muốn dẫn bố mẹ vi vu một chuyến sang xứ sở “giãy chết” mấy tháng hè cho thỏa lòng hiếu thảo. Dĩ nhiên, ngoài việc thăm con cháu, có ai mời thì cũng quá bộ tới thăm và trò chuyện chơi. Từ sau năm 1975, Nguyễn Huệ Chi từng vài lần là diễn giả ở vài Đại học – và tài diễn thuyết cũng không đến nỗi tồi. Cũng tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Hà Nội như ai, nhưng Huệ Chi có cả một kho vốn liếng văn học Cổ Cận đại, năm ngoái năm xưa in một phát cả nghìn trang.
Lại nữa, một diễn giả khi đứng trên bục thì cử tọa không chỉ nhìn thấy một ông già 77 tuổi nho nhã tươi tỉnh, người ta còn thấy sau lưng ông cả một hệ thống nhân vật không hề mang tư cách Mõ. Nguyễn Đổng Chi, người cha, được ông nội đặt tên, như dặn dò hãy sống cho xứng với Phù Đổng. Và Kinh Chi, nhắc nhở tới Kinh Dương Vương. Và Từ Chi, nhắc nhớ về Đào Duy Từ. Và Huệ Chi, nhắc nhớ về người anh hùng áo vải năm xưa…
Những diễn giả tiềm năng sắp qua Mỹ lo sợ phải “đấu nhau” với Huệ Chi chăng, khi sau lưng họ đếm đi đếm lại thấy rỗng không, cùng lắm là có một đống mối bọc đá đen mới xây bằng tiền lấy từ quỹ đen để cầu vận may cho gia đình và cho cả hệ thống đỏ đen đang vào vận xúi?
Hay là còn sợ cả chuyện đấu nhau về nhan sắc. Huệ Chi được ưu ái đến độ một văn phòng của một cái gọi tên là Quốc Hội đã gửi thư cho anh với danh xưng Bà GS Nguyễn Thị Huệ kia mà! Những anh chàng xấu giai, nói năng như ngậm hột thị, các cơ trên mặt căng thẳng không bao giờ thể hiện cảm xúc, chắc chắn sẽ dùng võ bẩn nhà Mõ để ngăn chặn đấu thủ, sao cho khi “ta đây, có thế nào mới được quy mã chứ” sẽ không có thế lực thù địch nào tầm cỡ Nguyễn Huệ cản phá nữa… Và ta thử hình dung trên đài thi đấu sẽ không sợ ai đấm nốc-ao, chỉ còn một mình một ngựa, như trẻ em nhà trẻ mẫu giáo, cưỡi ngựa gỗ, oách phết, oai hơn chàng kỵ sĩ mặt buồn là cái chắc.
Hệ thống Mõ sợ nhiều thứ quá! Sợ từ cái Điếu Cày sợ đi! Sợ cả một cô gái yếu đuối chỉ có một sức mạnh là biết tự giễu cợt mình là Ridiculous và do đó mà viết văn cực hay, phỏng vấn cực chuẩn. Sợ một anh cu Tuấn bé nhỏ lại dám có con nhỏ và dám đi mua sữa cho con, ai cho mày có quyền sống trong hạnh phúc thật sự, chỉ được quyền có hạnh phúc trên công văn giấy tờ thôi, nghe chưa? …
Và để đỡ sợ, hệ thống Mõ chỉ còn mấy miếng võ ăn vần với Mõ gọi tên là Võ Mõ. Kỳ này có ai qua Mỹ quảng cáo cho hệ thống Võ Mõ này, và thu hút sinh viên toàn cầu qua đây học những miếng Võ Mõ. Hệ thống giáo sư Mõ cứ gọi là đầy.
Vì thế, tôi đoán già đoán non, có lẽ vì thế mà phải triệt đường quy mã của Huệ Chi. Thôi, đừng buồn, chuẩn bị qua Mỹ Latin, sang Brazil chẳng hạn, ta sẽ ném hẳn một quả bom Văn Thơ Lý Trần mới in.
Thế, nhẻ?
P.T.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Thursday, May 21, 2015

KHÁI NIỆM VỀ DÂN CHỦ


  Trích Tạp Chí Cách Mạng Số 72 của Đại Việt Cách Mạng Đảng


KHÁI NIỆM VỀ DÂN CHỦ


Đỗ Hữu Long


Dân chủ, một hình thức chính quyền, một lối sống, môt mục tiêu hay là một lý tưởng. Dân chủ có nghĩa là do người dân tự cai trị. Tổng Thống Mỹ Abraham Lincoln (1809-1865) mô tả chính quyền tự quản như thế, là “chính quyền của dân, do dân, vì dân (government of the people, by the people, for the people)”.

Công dân của một nước dân chủ tham dự chính quyền một cách trực tiếp hay gián tiếp. Trong dân chủ trực tiếp hay dân chủ thuần túy (direct or pure democracy), người dân họp nhau ở một điạ điểm làm ra luật cho cộng đồng. Hình thức dân chủ nầy được thực thi ở Nhã Điển ngày xưa. Hầu hết dân chủ ngày nay là dân chủ đại diện (representative democracy). Trong những cộng đồng lớn như thành phố, tiểu bang, liên bang mọi người không thể nào gặp nhau hội họp, thảo luận, vì thế họ phải bầu chọn một số công dân thay mặt họ để quyết định về luật lệ và những vấn đề có ảnh hưởng đến cộng đồng. Hình thức nhóm họp của những người đại biểu được gọi là một hội đồng, một cơ quan lập pháp, một nghị viện hoặc một quốc hội.


Lối sống dân chủ nhìn nhận sự bình đẳng và nhân phẩm của tất cả mọi người, không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, phái tính, điạ vị xã hội. Dân chủ đối xử mọi người công bằng truớc toà án và những vấn đề pháp lý khác. Dân chủ tôn trọng tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tôn giáo… Mục đích của xã hội dân chủ là bảo đảm cho mọi người có cơ hội phát triển đẩy đủ những khả năng cá nhân.

Trong thực tế, việc thực thi dân chủ thường không đạt đến mức độ toàn hảo. Một số quốc gia hoặc chính quyền được xếp hạng tùy theo khoản cách với lý tưởng dân chủ. Hầu hết các chính quyền đều tuyên bố là dân chủ nhưng một số lại là toàn trị (totalitarian). Các quốc gia cộng sản còn lại ngày nay đều thi hành chính sách toàn trị, kiểm soát hầu hết những sinh hoạt của dân chúng.

Dân chủ, chế độ chính trị được hình thành từ thời cổ Hy Lạp vào khoảng 600 TCN. Từ ngữ dân chủ “democracy” theo nghĩa Hy Lạp, “demos” là nhân dân (people) và “kratos” là chính quyền (authority). Xã hội cổ thời La Mã cũng kinh qua dân chủ. Cicero (106 TCN - 43 TCN), một nhà hoạt động chính trị La Mã cũng là một triết gia, một luật gia hùng biện đã nêu lên ý tưởng rằng con người có những quyền tự nhiên (natural rights) mà bất cứ quốc gia nào cũng phải tôn trọng.

Từ đó chế độ dân chủ ngày càng phát triển và có những hình thái khác nhau theo thời gian và không gian, tuy nhiên những đặc tính căn bản đều giống nhau trong những quốc gia dân chủ:

NHỮNG NÉT ĐẶC TRƯNG CỦA DÂN CHỦ

1/ Tự Do Bày Tỏ (Freedom of Expression). Công dân của một chế độ dân chủ chọn lựa người lãnh đạo là người đại diện thật sự của quần chúng và tạo ảnh hưởng đến chính sách của chính quyền từ điạ phương đến trung ương. Vì lý do nầy sự thảo luận và hiểu biết những vấn đề công ích là điều cần thiết. Nhằm khuyến khích sự trao đổi tư tưởng, dân chủ phải bảo đảm tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp và thỉnh nguyện thư.

Công dân của một chế độ dân chủ có nhiều cơ hội tạo nên một chính quyền thật sự đại diện cho mình, nhất là cấp điạ phương. Trong xã hội dân chủ, chính quyền phải biết người dân cảm nhận như thế nào về những vấn đề công ích. Nếu có những hiểu lầm hoặc lập trường khác nhau, chính quyền phải giải thích, hoặc nếu muốn chuyển đổi ý kiến dân chúng phải thi hành bằng những phương cách giới hạn, vừa đủ. Chính quyền trong việc tìm kiếm bảo vệ ý kiến của mình, phải luôn luôn tôn trọng quyền bày tỏ của người khác.

2/ Tự Do Bầu Cử. Tự do bầu cử cho người dân có cơ hội chọn lựa người lãnh đạo và bày tỏ quan điểm của mình về những vấn đề khác nhau. Những cuộc bầu cử được tổ chức định kỳ để bảo đảm những viên chức đắc cử là đại diện chân chính của nhân dân. Hầu hết các quốc gia dân chủ đều dành những điều kiện pháp lý giản dị cho tư cách cử tri và ứng cử viên, thường chỉ gồm các hạng mục: mức tuổi, tình trạng cư trú, quyền công dân. Tự do bầu cử được nhìn nhận trong những điều kiện người dân bầu phiếu trong những phòng kín, không có cưỡng ép hoặc mua chuộc và kết quả bầu cử đã được bảo vệ chống lại sự gian trá, bất lương.

3/ Nguyên Tắc Đa Số và Quyền Thiêu Số (Majority Rule and Minority Rights). Những quyết định trong một xã hội dân chủ được lập nên do nguyên tắc đa số. Tuy nhiên, những quốc gia dân chủ luôn bảo đảm một số quyền của người dân không bao giờ bị tước đoạt, ngay cả khi bị chế ngự bởi tuyệt đại đa số (extremely large majority). Những quyền nầy gồm có những quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do thờ phượng tôn giáo. Đa số buộc phải lắng nghe những quan điểm của thiểu số. Đa số cũng phải chấp nhận quyền của thiểu số tích cực hoạt động bằng những phương tiện hợp pháp để chiếm vị trí đa số.


4/ Đảng Chính Trị. Đảng chính trị là yếu tố tối cần thiết trong một chế độ dân chủ. Những đảng đối lập làm cho các cuộc bầu cử có đầy đủ ý nghĩa vì cử tri dễ dàng chọn lựa những ứng cử viên đại diện những quyền lợi và chính kiến khác nhau. Thông thường các đảng chính trị có quyền lợi và khuynh hướng chính trị không quá khác biệt, cố gắng liên kết với nhau để mưu tìm chiến thắng trong cuộc tranh cử. Nước Mỹ và nước Anh có hệ thống lưỡng đảng đáp úng với nhu cầu kết hợp những quyền lợi khác nhau.

Trong những quốc gia dân chủ, đảng hoặc những đảng không nắm chính quyền thuờng giữ vai trò đối lập để phê phán chính sách và việc làm của đảng đang cầm quyền. Bằng cách nầy, đảng đang cầm quyền được nhắc nhở điều chỉnh hoạt động và chịu trách nhiệm với dân chúng. Trong chế độ toàn trị, chỉ có một đảng chính quyền được tồn tại, sự phê phán đảng cầm quyền bị kết tội phản loạn. Bầu cử trong chế độ toàn trị chỉ làm chiếu lệ, tượng trưng, dân chúng không có cơ hội chọn lựa ứng cử viên mong muốn và cũng không được phép bày tỏ sự bất mãn với chính quyền.

5/ Phân Quyền. Điều quan trọng trong xã hội dân chủ là phân chia và phân phối quyền lực chính trị một cách đồng đều. Những thế chế dân chủ đều có những cách thức sắp đặt khác nhau để tránh một cá nhân hay một ngành nào của chính quyền có quyền lực áp đảo. Thí dụ hiến pháp Hiệp Chúng Quốc phân chia quyền chính trị giữa chính quyển tiểu bang và chính quyền liên bang. Một số quyền chỉ thuộc tiểu bang, một số quyền chỉ thuộc chính phủ liên bang và một số quyền đuợc phân định cho cả tiểu bang và liên bang.

Ngoài ra hiến pháp Mỹ cũng thiết lập một chính quyền trung ương cân đối bằng cách phân chia quyền lực giữa ba ngành hành pháp, lập pháp và tư pháp độc lập với nhau. Ngành hành pháp thi hành luật pháp với Tổng Thống là đại diện chính quyền trung ương, ngành lập pháp tập trung tại Quốc Hội và làm ra luật pháp, ngành tư pháp giải thích luật pháp với Tối Cao Pháp Viện là toà án liên bang có thẩm quyền trên hết. Một người chỉ được phép phục vụ một ngành của chính quyền mà thôi trong cùng một thời gian. Quyền lực của mỗi ngành được qui định để kiểm tra hay cân bằng với quyền lực của ngành khác. Những quyền không được hiến pháp hoặc hiến chương xác nhận giao cho chính quyền, thường được dành riêng cho công dân.

6/ Chính Quyền Hiến Định (Constitutional Government). Chính quyền hiến định là chính quyền đặt căn bản trên hiến pháp. Hiến pháp qui định thẩm quyền và trách nhiệm của chính quyền, giới hạn những điều chính quyền được phép làm. Hiến pháp cũng nói đến luật pháp được thực thi và cưỡng hành như thế nào. Hầu hết các hiến pháp cũng bao gồm một luật chi tiết về các quyền gọi là Tuyên Ngôn Nhân Quyền mô tả các quyền tự do căn bản của nhân dân và ngăn cấm chính quyền vi phạm những quyền nầy.

Hiến pháp nước Mỹ và hầu hết các quốc gia trên thế giới, là một văn kiện chữ viết (written constitution). Hiến pháp nước Anh không viết thành văn bản mà chỉ gồm một số luật do Nghị Viện (Parliament) đã thông qua.

7/ Những Tổ Chức Tư Nhân (Private Organizations). Trong chế độ dân chủ, cá nhân và những tổ chức tư nhân điều khiển nhiều hoạt động kinh tế và xã hội không thuộc quyền kiểm soát của chính quyền. Thí dụ: nhật báo, tuần báo, đặc san … do tư nhân làm chủ và điều hành. Nghiệp đoàn hoạt động bênh vực quyền lợi cho người lao động chứ không vì nhà nước. Chính quyền dân chủ không can thiệp vào việc thờ phượng tôn giáo. Những trường tư thục mở lớp song song với các trường công lập. Trong xã hội dân chủ hầu hết các hoạt động thương mãi đều do tư nhân sở hữu và điều hành.
Trong xã hội toàn trị, duy chỉ chính quyền làm chủ, kiểm soát tất cả những hiệp hội, người dân không được thành lập hoặc gia nhập một nhóm nào nếu không có phép của chính quyền.

PHẢI CÓ DÂN CHỦ

1/ Bảo Vệ Nhân Quyền. Dân chủ nhằm bảo vệ tự do cá nhân và thăng tiến sự bình đẳng. Tuyên Ngôn Độc Lập của Hiệp Chúng Quốc (The U.S. Declaration of Independence) bày tỏ niềm tin rằng “tất cả mọi người sinh ra bình đẳng, họ được Tạo Hoá ban tặng những quyền hạn không thể chuyển nhượng như là Đời Sống, Tự Do và mưu cầu Hạnh Phúc. Tuyên ngôn cũng nói thêm rằng nhân dân có thể thay đổi hoặc xoá bỏ chính quyền nếu chính quyền cản trở những quyền nầy.

Lịch sử đã minh chứng một khi người dân nghĩ rằng những cản trở to lớn đối với tự do cá nhân và sự bình đẳng vì lý do chính trị thì công việc đơn giản là phải thay đổi chính quyền từ thể chế “vương quyền” sang chế độ cộng hoà, dân chủ. Trong những quốc gia dân chủ hiện nay, chính quyền giữ vai trò tích cực nhằm bãi bỏ những bất bình đẳng đồng thời thăng tiến các quyền tự do cho toàn dân. Các quốc gia dân chủ đều có những chương trình cung cấp an ninh kinh tế, giảm nghèo, và phát triển tiềm năng nhân lực bao gồm bảo hiểm thất nghiệp, qui định mức lương tối thiểu, hưu bổng, bảo hiểm sức khoẻ, luật dân quyền, trợ cấp giáo dục. Nhiều nước dân chủ cũng có mục tiêu cung cấp cho dân chúng một đỡi sống căn bản và bảo hiểm y tế đáp ứng nhu cầu.

2/ Bảo Đảm Hoà Bình Trong Những Chuyển Biến. Những người có tư tưởng dân chủ tin rằng những tiến trình làm chuyển biến xã hội bằng bạo lực cách mạng là không cần thiết. Họ khẳng định rằng dân chủ phải đáp ứng những đòi hỏi chính đáng của người dân một cách hữu hiệu hơn bất cứ một hình thức chính quyền nào khác. Những người ủng hộ dân chủ muốn nhắc đến những biến chuyển kinh tế, xã hội tại Hoa Kỳ và Anh Quốc trong những năm đầu thế kỷ 20 đã xảy ra một cách hoà bình trong khung cảnh những định chế chính trị thời bấy giờ. Đối với những lãnh đạo chính trị, dân chủ cũng tạo ra sự chuyển đổi và tiếp nối một cách trật tự. Những hiến pháp dân chủ đều qui định những cuộc tự do bầu cử định kỳ và dự liệu những thủ tục kế thừa trong trường hợp người lãnh đạo chính quyền tử vong hoặc không còn đủ năng lực thi hành nhiệm vụ.

THỰC THI DÂN CHỦ

1/ Sự Tham Gia của Người Dân. Nền dân chủ đòi hỏi sự tham gia rộng rải của người dân trong sinh hoạt chính trị. Đấy là bổn phận của tất cả công dân trưởng thành đi bầu phiếu trong các cuộc tuyển cử tại điạ phương, tiểu bang, liên bang. Những cá nhân có đủ điều kiện hợp lệ nên ra tranh cử vào những chức vụ công cử, phục vụ trong hội thẩm đoàn, góp phần vào an sinh xã hội với tất cả khả năng. Người công dân cũng nên dự phần hướng dẫn dư luận bằng cách nêu lên những đề tài quan trọng và giúp đỡ chọn lựa những chính đảng tốt. Một công dân tích cực là một người năng động chống tham nhũng và chống chính quyền không đủ năng lực.

2/ Giáo Dục và Dân Chủ. Sự tham gia chính trị rộng khắp chưa hẳn là điều cần thiết bảo đảm một chính quyền tốt. Phẩm chất của chính quyền lệ thuộc vào phẩm chất của sự tham gia. Những người công dân với đầy đủ kiến thức và học vấn mới có đủ khả năng đóng góp chính quyền một cách thông minh. Lịch sử chứng tỏ rằng dân chủ thường thành công trong những quốc gia có nền giáo dục tốt và dân chúng có nhiều cơ hội về học vấn. Với lý do nầy, những chính quyền dân chủ thường yểm trợ mạnh mẽ sự giáo dục cho toàn dân.

Nền dân chủ cần đến những công dân có học vấn vì họ có thể chia sẻ những vấn đề công ích, hiểu biết những vấn đề của quần chúng và bầu phiếu đúng theo nhu cầu. Từ đó, định chế dân chủ tạo nên những nhà cầm quyền có đủ khả năng thi hành trách nhiệm và được nhân dân tin tưởng.

Trong xã hội kỹ nghệ hiện đại, hầu hết mọi người đều có những kiến thức khoa học, kỹ thuật để hiểu biết, phán xét những vấn đề của chính quyền, ngoại trừ một số ít cử tri quá bận rộn không có đủ thời giờ hoặc thiếu những hiểu biết sâu xa chuyên ngành về những đề mục vượt quá tầm cỡ. Tuy nhiên, ngay cả những viên chức đắc cử cũng cần đến những chuyên gia góp ý, giúp đỡ. Do đó, nhiệm vụ của cử tri trong tầm giới hạn quyết định những chính sách và phương hướng. Cử tri chuyển những quan điểm của họ đến những đại biểu bằng cách bầu phiếu những ứng viên cùng chung một dòng suy nghĩ và được họ tin cậy.

3/ Dân Chủ và Phát Triển Kinh Tế. Lịch sử đã chứng minh rằng dân chủ là cơ hội tốt nhất để thành công trong những quốc gia ổn định, đang phát triển và sự giàu nghèo không quá chênh lệch. Một số học giả cho rằng dân chủ phát triển thích hợp trong những quốc gia thành phần trung lưu chiếm đa số.

Nhiều quốc gia dân chủ bị sụp đổ trong thời kỳ kinh tế suy thoái trầm trọng. Khi số đông dân chúng không tìm được việc làm, họ thường ủng hộ những nhóm lật đổ chính quyền. Một quốc gia đang bị nạn đói hoành hành, thực phẩm cúu trợ quan trọng hơn là quyền bầu cử và những quyền năng chính trị khác.

4/ Chuyển Đổi Giai Cấp. Điều cốt yếu của dân chủ là sự chuyển biến của con người hoặc của nhóm người từ giai cấp nầy qua giai cấp khác. Mỗi người đều có cơ hội hoàn toàn bình đẳng để gia tăng lợi tức, thăng tiến nghề nghiệp, nâng cao điạ vị xã hội. Xã hội với một hệ thống giai cấp chặc chẽ không cung cấp cơ hội cho cá nhân thăng tiến là phản dân chủ. Một quốc gia dân chủ không có bất cứ sự hạn chế nào đối với cá nhân vì lý do chủng tộc, tôn giáo, giai cấp xã hội.

5/ Đồng Thuận trên Những Nền Tảng (Agreement on Fundamentals). Đây là vấn đề trọng yếu của dân chủ. Đa số dân chúng trong một chế độ dân chủ phải tin vào phẩm giá căn bản và sự bình đẳng của tất cả mọi người. Mặc dù dân chủ nhấn mạnh đến sự quan trọng của cá nhân, tuy nhiên người công dân phải đặt sự an nguy của đất nước trên quyền lợi riêng tư của mỗi người. Người dân cũng phải thuận thảo tổng quát những muc tiêu của chính quyền. Họ phải phân tách, tìm kiếm cách tốt nhất để thành đạt các mục tiêu. Nếu những mục tiêu, chính nó không trong sáng, nền móng dân chủ sẽ không vững chắc.

DIỄN TIẾN PHÁT TRIỂN DÂN CHỦ

1/ Nguồn Gốc Dân Chủ. Dân chủ bắt đầu khai sinh từ Hy Lạp cổ thời, vào khoảng 600 năm TCN. Từ ngữ democracy phát sinh từ tiếng Hy Lạp demos có nghĩa là nhân dânkratos có nghĩa là cai trị hoặc chính quyền. Những nhà tư tưởng chính trị (political thinkers) Hy Lạp nhấn mạnh đến ý nghĩa cai trị bằng luật pháp. Họ chỉ trích chế độ độc tài như là hình thức chính quyền tồi tệ nhất. Nhã Điển và một số đô thị khác của Hy Lạp đã có chính quyền dân chủ ngay từ thời bấy giờ.

Dân chủ ngày xưa tại Nhã Điển là dân chủ trực tiếp khác với cung cách dân chủ ngày nay là dân chủ đại diện. Mỗi nam công dân có bổn phận phục vụ thường xuyên trong quốc hội để thông qua luật lệ và quyết định tất cả những chính sách quan trọng của chính phủ, tuy nhiên không có sự phân chia giữa hai ngành lập pháp và hành pháp trong chính quyền. Những người nô lệ chiếm một phần lớn dân số của Nhã Điển đều phài làm việc. Nô lệ và phụ nữ không được bầu phiếu.

Người La Mã cổ thời cũng kinh qua dân chủ nhưng thực hiện khác với cư dân Nhã Điển. Những nhà tư tưởng chính trị La Mã chỉ dạy rằng quyền lực chính trị phát xuất từ sự đồng thuận của dân chúng. Chính trị gia La Mã Cicero nêu lên ý tưởng rằng con người có những quyền tự nhiên mà tất cả chính quyền đều phải tôn trọng.

2/ Thời Trung Cổ. Cơ Đốc Giáo (Christianity) dạy rằng tất cả mọi người đều bình đẳng trước Thượng Đế. Lời giáo huấn nầy làm gia tăng lý tưởng dân chủ coi mọi người đều là huynh đệ. Cơ Đốc Giáo cũng khai mở thêm tư tưởng rằng tín đồ Cơ Đốc Giáo là công dân của hai vương quốc: vương quốc của Thiên Chúa và vương quốc của trần gian. Điều nầy giải thích rằng không một quốc gia nào đòi hỏi người dân phải trung thành tuyệt đối, vì lẽ người dân cũng phải tuân phục Thượng Đế và những Điều Răn Dạy. Trong suốt thời Trung Cổ (400-1500), sự tranh chấp giữa hai sự trung thành nầy là cơ hội tìm thấy nền tảng cho chính quyền dựa trên hiến pháp.
3/Thời Phục Hưng và Thời Cải Cách. Cuộc bùng nổ lớn về văn hoá được gọi là Thời Phục Hưng trải khắp Âu Châu trong suốt những thế kỷ 1300’s, 1400’s, 1500’s. Một tinh thần mới về tư tưởng cá nhân và độc lập được phát triển mạnh, ảnh hưởng đến tư duy chính trị và thúc đẩy dân chủ. Con người bắt đầu đòi hỏi tự do hơn nữa về tất cả những lĩnh vực trong đời sống.

Sự chuyển hướng mới mẻ của tư tưởng cá nhân độc lập được thể hiện trong giáo phái Tin Lành. Sự cải cách nhấn mạnh đến sự quan trọng của lương tâm cá nhân. Trong suốt thế kỷ 1500’s, cả Công Giáo và Tin Lành đều binh vực quyền chống lại nền quân chủ chuyên chế. Cả hai tôn giáo đều lý luận rằng quyền lực chính trị của những kẻ cầm quyển trên thế gian (political power of earthly rulers) phát sinh từ sự thoả thuận của con người.

4/ Dân Chủ ở Nước Anh. Năm 1215, quí tộc Anh ép buộc Vua John chấp thuận Bản Đại Hiến Chương (Magna Carta). Tài liệu lịch sử nầy là biểu tượng tự do của nhân loại được dùng để hỗ trợ cho những đòi hỏi việc xét xử trước toà án với bồi thẩm đoàn, chống lại việc bắt giam vi luật (unlawfull arrest) và không đóng thuế nếu không có đại diện.

Nền dân chủ Anh Quốc phát triển chậm chạp trải dài hơn bốn trăm năm tiếp theo. Năm 1628, Quốc Hội thông qua Thỉnh Nguyện Quyền (Petition of Right). Bản thỉnh nguyện đạo đạt lên Vua Charles I xin ngưng thu thuế vì không có sự đồng ý của Quốc Hội, đồng thời yêu cầu Quốc Hội nên họp định kỳ. Vua Charles không chấp thuận sự giới hạn vương quyền và nội chiến bùng nổ năm 1642. Tín đồ Thanh Giáo (Puritans) do Oliver Cromwell lãnh đạo đánh bại phe bảo hoàng và Vua Charles bị chém đầu năm 1649.

Cuối cùng, cuộc cách mạng ở nước Anh năm 1688 thiết lập thẩm quyền tối cao dành cho Quốc Hội. John Locke, một triết gia của cuộc cách mạng tuyên bố rằng quyền hạn trên hết của những vấn đề chính trị thuộc về nhân dân và mục tiêu chính của chính quyền là bảo vệ đời sống, tự do và tài sản của người dân. Quốc Hội thông qua Tuyên Ngôn Nhân Quyền năm 1689, bảo đảm những quyền dân sự căn bản.

Tuy nhiên tình trạng dân chủ vẫn còn phôi thai. Một số thành phố kỹ nghệ lớn không có đại diện trong Quốc Hội mãi đến sau khi ban hành Luật Cải Cách (Reform Bill) năm 1832. Định mức tài sản cho viêc bầu phiếu dần dần tan biến. Đến năm 1918, lần đầu tiên tất cả nam công dân được phép đi bầu và mãi đến 1928 bầu phiếu nới rộng đến tất cả nữ cử tri.

5/ Những Đóng Góp của Người Pháp đối với Dân Chủ. Những đóng góp của người Pháp đối với dân chủ được thể hiện trong những năm của thế kỷ 1700’s, xuất phát từ những tư tưởng chính trị của Montesquieu, Voltaire, và Jean Jacques Rousseau. Những bài viết của họ làm bùng lên cuộc Cách Mạng Pháp bắt đầu năm 1789. Montesquieu lý luận rằng tự do chính trị đòi hỏi phân cách riêng biệt ba ngành hành pháp, lập pháp, tư pháp. Voltaire hô hào chống lại chính quyền xâm nhập vào quyền lợi cá nhân và sự tự do. Rousseau tuyên bố trong tác phẫm Khế Ước Xã Hội (The Social Contract) năm 1762, rằng “người dân có bổn phận chỉ tuân theo những quyền lực hợp pháp (people have a duty to obey only legitimate powers)”. Ông cũng nói thêm rằng những nhà cầm quyền đúng đắng chính là những người được dân chúng tự do chọn lựa.

Cuộc Cách Mạng Pháp, một biến cố quan trọng trong lịch sử dân chủ, làm thăng tiến những tư tưởng về tự do và bình đẳng, tuy rằng chưa biến đồi nước Pháp thành một quốc gia dân chủ nhưng cũng ngăn cản, hạn chế những quyền lực của vương triều.

6/ Dân Chủ Mỹ Quốc. Nền dân chủ Hoa Kỳ bắt nguồn từ những truyền thống do những người Anh di dân đầu tiên mang đến vùng Bắc nuớc Mỹ. Những người đi tìm vùng đất hứa (Pilgrims) để tránh sự xung đột tôn giáo tại quê nhà, định cư lập nghiệp tại Massachusetts năm 1620, họp nhau ký kết Khế Ước Mayflower (Mayflower Compact) nhằm tuân chỉ “luật công bằng và bình đẳng (just and equal laws)”. Hơn 150 năm tiếp theo, cuộc Cách Mạng Mỹ (American Revolution) bắt đầu vào năm 1775. Những nguời di dân muốn tự trị và không muốn bị đóng thuế nếu không có đại diện. Tuyên Ngôn Độc Lập (The Declaration of Independence) được Quốc Hội Lục Điạ (Continental Congress) công bố năm 1776, là một tài liệu cổ điển về dân chủ, xây dựng nhân quyền như là một lý tưởng mà chính quyền phải noi theo.

Hầu hết những Quốc Phụ (Founding Fathers) thời bấy giờ không tin vào thể chế dân chủ trực tiếp kiểu Nhã Điển vì họ nghĩ rằng giao quyền cho dân chúng nhiều quá sẽ trở thành hỗn loạn và họ muốn thành lập chính thể cộng hoà. Vì lý do nầy, những người viết Hiến Pháp Mỹ tạo nên hệ thống phân quyền giữa liên bang và tiểu bang. Họ cũng phân chia quyền lực thành các ngành lập pháp, hành pháp, tư pháp. Ngoài ra Tổng Thống không phải bầu trực tiếp mà bầu qua cử tri đoàn.

Sau khi trở thành Tổng Thống Hiệp Chúng Quốc năm 1801, Thomas Jefferson đã tuyên bố rằng việc ông đắc cử là một cuộc cách mạng. Năm 1828, cuộc bầu cử Tổng Thống Andrew Jackson đẩy mạnh nền dân chủ Mỹ tiến xa hơn nữa. Tinh thần khai phá của những di dân tiến về Miền Tây lập nghiệp, thúc đẩy lòng tự tin, thăng tiến tự do cá nhân, và gia tăng đồng đều cơ hội.

Khuynh hướng trường kỳ của Hiệp Chúng Quốc là làm cho tất cả công dân Mỹ trưởng thành đều có quyền bầu cử. Năm 1850, những nam công dân da trắng trong các tiểu bang đều được bầu cử. Tu Chính Án thứ 15 ban hành năm 1870 cho đàn ông da đen quyền đầu phiếu. Năm 1920, Tu Chính Án thứ 19 cho phụ nữ quyền bầu cử.

7/ Dân Chủ Phát Triển và Trở Ngại. Dân chủ tiếp tục phát triển trong những năm của thế kỷ 1800’s tại những quốc gia theo gương nước Anh và nuớc Mỹ. Những định chế chính trị như là tuyển cử, lập pháp trở nên phổ biến. Các Vua vẫn trị vì nhưng họ mất nhiều quyền lực và thi hành những nhiệm vụ có thính cách nghi thức.

Cuộc Cách Mạng Kỹ Nghệ (Industrial Revolution) làm cho những thay đổi chính trị trở nên vô cùng quan trọng. Trong hậu bán thế kỷ 1800’s, giai cấp lao động đã đòi hỏi và nhận được những quyền lực chính trị nhiều hơn. Những luật lệ mới đem đến người dân quyền bầu cử. Những tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, tôn giáo, được mở rộng và lan tràn khắp nơi.

Tuy nhiên dân chủ cũng gặp trở ngại tại môt số lãnh thổ. Một số quốc gia sau khi mô phỏng mẫu mực hiến pháp Mỹ, lại trở nên toàn trị. Từ hiện tượng nầy, nhiều người nghĩ rằng chỉ với bản Hiến Pháp không đủ bảo đảm một xã hội yên vui trong một chế độ dân chủ. Tại Nga, một nhóm nổi loạn lập nên chính quyền độc tài cộng sản năm 1917, chận đứng tiến trình dân chủ. Nước Đức tuy đã hình thành được nền tảng dân chủ năm 1919, nhưng sau đó Adolf Hitler lại vùng lên nắm chính quyền dựng nên chế độ độc tài phát xít năm 1933.

Tất cả các nước trên thế giới hiện nay đều tự nhận là dân chủ, tuy nhiên những quyền tự do căn bản của một chế độ dân chủ vẫn bị hạn chế, lạm dụng tại một số quốc gia. Truớc đây, khi khối cộng sản đệ tam quốc tế chưa tan vỡ, hằng ngày từ MạcTư Khoa đến Bắc Kinh, Hà Nội đều lớn tiếng bênh vực một thể chế “dân chủ nhân dân”. Ngày nay, trong thế yếu với năm quốc gia còn lại, liên kết lỏng lẻo gồm Trung Cộng, Việt Nam, Bắc Hàn, Cu Ba, Lào, vẫn tiếp tục làm lệch hướng, bẻ cong những nguyên tắc dân chủ. Tại các quốc gia cộng sản nầy, đảng cộng sản là tồ chức chính trị duy nhất lãnh đạo đất nước, nắm trong tay ba quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Chính quyền cộng sản ngăn cấm các quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do lập hội, tù đày, giết chết những người chỉ trích những hành vi sai trái, tham nhũng của đảng cộng sản và nhà nuớc xã hội chủ nghĩa.

o0o

Trải qua nhiều thế kỷ tranh đấu quả cảm và chấp nhận hy sinh, người dân của các quốc gia Anh, Pháp, Mỹ, đã tạo được một mẫu mực chính quyển phù hợp với công đạo của nhân loại: Dân Chủ. Qua thời gian, thể chế dân chủ được bồi đắp, hoàn chỉnh từ lý thuyết đến thực hành, đuợc dân chúng khắp nơi hoan nghênh tiếp nhận để tạo lập một đời sống xứng đáng với nhân phẩm.


Tại Việt Nam từ đầu thế kỷ 20, một số sĩ phu tìm đường cứu nước đã đến Nhật Bản, Trung Hoa Dân Quốc, Pháp Quốc, nghiên cứu, học hỏi nề nếp sinh hoạt và lý thuyết dân chủ. Các bậc tiền bối đã nhận thấy rằng dân chủ là cơ hội nhằm khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh, gây dựng sức mạnh lâu dài cho dân tộc dành lại độc lập từ thực dân Pháp và xây dựng một nước Việt Nam văn minh, giàu mạnh. Cuộc Tổng Khởi Nghĩa Yên Bái năm 1930 là biểu tượng truyền thống dũng luợc của dân tộc từ lớp thanh niên nhiệt huyết, noi theo các cuộc cách mạng dân chủ Anh, Pháp.

Cũng vào đầu thập niên 1920, một thanh niên học vấn vài năm trung học, kiến văn non kém, không nghe lời khuyên bảo của những nhà cách mạng uyên bác và kinh nghiệm, lạc lối vào mê hồn trận của đệ tam quốc tế. Anh ta gia nhập đảng cộng sản và đuợc Mạc Tư Khoa huấn luyện thành một cán bộ hoạt động khu vực Đông Nam Á. Người thanh niên ấy có tên khai sinh Nguyễn Sinh Cung sau đổi thành Hồ chí Minh - kẻ sáng lập đảng Cộng Sản Việt Nam - được đệ tam quốc tế nhồi nhét “bạo lực cách mạng vô sản”, trở nên một cuồng nhân mất trí, dồn dập gây ra nhiều tai hoạ khốc liệt cho toàn khối dân tộc từ 1945 mãi đến ngày nay vẫn còn tiếp diễn.

Dân tộc Việt Nam đang trước vực thẳm diệt vong do tham vọng bành trướng cố hữu của Hán tộc hướng về Đông Nam Á! Từ một kẻ thù truyền kiếp của dân tộc, Trung cộng trở thành một đồng minh, một đối tác chiến lược “môi hở răng lạnh”, một người anh cả đầy quyền uy của đảng cộng sản Việt Nam. Việt cộng hiện nguyên hình một thế lực gian ác như một bầy rắn độc quấn quanh một lọ cổ quí, sẵn sàng đập vỡ báu vật nếu bị xua đuổi. Dân chúng và những nhà tranh đấu quốc nội, hải ngoại hiện nay đều dùng lý tưởng dân chủ, nhân quyền để giải quyết vấn đề sống còn của dân tộc. Công cuộc vận động dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam đuợc sự hỗ trợ của hầu hết các quốc gia trên thế giới, tuy nhiên loài thú bò sát có nọc độc vẫn ngoan cổ ôm giữ cả một giang sơn hoa gấm làm con tin, bao che quyền lợi riêng tư của đảng bán nuớc Việt cộng.

Dân chủ được xem là giải pháp thích hợp nhất cho vấn đề Việt Nam hiện tại. Những khó khăn trên đường xây dựng một nước Việt Nam dân chủ, cường thịnh và trường tồn sẽ được giải toả khi tất cả những con người, những tổ chức chống cộng đều trân quí trên hết bốn nghìn năm lịch sử dân tộc, thật sự yêu nước, thật sự đoàn kết và chấp nhận hy sinh.

Đỗ Hữu Long
















__._,_.___

Posted by: irene2007us irene2007us 

Featured Post

Bản Tin buổi sáng 12/3/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link