Saturday, May 2, 2015

Tự do báo chí tại Việt Nam chỉ là bánh vẽ!

Tự do báo chí tại Việt Nam chỉ là bánh vẽ!

Bùi Xuân Nhã

Tự do báo chí là một quyền của công dân
Con người từ khi sinh ra đời đã biết khóc biết cười, biết phản ứng trước hoàn cảnh sống chung quanh. Tức là con người đã biết diễn đạt tư tưởng, tình cảm, suy nghĩ của mình một cách trung thực mà không bị ngăn cản. Từ đó theo thời gian, con người dần dà ý thức được cái quyền của mình trong cuộc sống càng ngày càng có nhiều thay đổi: quyền được nói.

Cùng với đà tiến bộ của xã hội, đặc biệt là từ thế kỷ 20 trở đi, báo chí nói chung trở thành một phương tiện để mọi công dân thực hiện quyền được nói, bằng cách lên tiếng một cách độc lập bên cạnh tiếng nói của nhà cầm quyền. Tự do ngôn luận, tự do báo chí giờ đây được coi như quyền lực thứ tư đứng sau ba quyền hành pháp, tư pháp, lập pháp trong một quốc gia.

Ngày nay quyền tự do báo chí trở thành một quyền căn bản nhất của con người, được hầu hết các quốc gia trên thế giới công nhận và long trọng ghi vào hiến pháp. Nó cũng được Liên Hiệp Quốc bảo vệ qua Điều 19 của Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị.

Tại Việt Nam, quyền tự do báo chí được minh định trong điều 25 của Hiến pháp 2013 qui định: “công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí…” Quyền này cũng được cụ thể hóa trong Điểm 3, điều 6 Luật sửa đổi, bổ sung Luật Báo chí đã ban hành.
Nhưng phải nói ngay rằng tự do báo chí cũng như bao nhiêu quyền công dân căn bản khác ở Việt Nam, chỉ là thứ quyền tồn tại trên giấy tờ. Hay nói khác chỉ là bánh vẽ!
Mới đây, ngày 24/4/2015, ông Nguyễn Bắc Son, Bộ trưởng Thông tin-Truyền thông, đã phát biểu trước một số cử tri xã Đại Đồng (Thạch Thất, Hà Nội) nhằm bác bỏ những cáo buộc của các tổ chức bảo vệ nhân quyền trên thế giới cho rằng Việt Nam không có tự do báo chí.
Ông Son khẳng định rằng: Việt Nam có nhân quyền và báo chí ở Việt Nam tự do hơn họ (các nước phương Tây) rất nhiều. Ông Son còn dẫn chứng thêm rằng: ‘Hiếm có nước nào có nhiều tờ báo và truyền hình như Việt Nam hiện nay; các hội, các ngành đều có một tờ báo riêng phục vụ nhu cầu độc giả mọi lứa tuổi”.
Đây là điều mà giới lãnh đạo Hà Nội luôn luôn khoe khoang: Việt Nam hiện có 838 cơ quan báo chí, 67 đài phát thanh, truyền hình với đội ngũ nhà báo lên tới 40.000 người! Theo ông Son, báo nhiều như thế, tất nhiên Việt Nam có tự do báo chí hơn hẳn các nước khác!

Có điều ông Son cũng đã thừa nhận “báo chí là phương tiện truyền thông của đảng, nhà nước” và trong 838 cơ quan báo chí đó, ông Son xác định hoàn toàn không có một tờ báo tư nhân nào.
Rõ ràng là qua phát biểu của ông Son cho thấy là lãnh đạo CSVN không hiểu thế nào là tự do báo chí. Ông Son và lãnh đạo CSVN chỉ nghĩ rằng tự do báo chí chính là số lượng đông đảo của báo chí.

Đây là điều trái ngược với một quốc gia tự nhận là “có tự do báo chí hơn nhiều nước khác”…Nếu đem so với thời thực dân Pháp đô hộ, Sài Gòn trong chế độ thuộc địa, chính những người cộng sản cũng xuất bản báo mà không cần xin phép trước căn cứ vào luật báo chí ở chính quốc, ban hành từ năm 1881 và áp dụng cho lãnh thổ Nam Kỳ.

CSVN sử dụng báo chí như thế nào?
Do độc quyền nắm trong tay một công cụ khổng lồ, nhà cầm quyền CSVN đã dùng nó như một phương tiện trung thành sẵn sàng bóp chết mọi biểu hiện tư tưởng trái chiều. Chiến thuật đánh hội đồng được sử dụng thường xuyên để tiêu diệt những đối tượng hay những nhóm, những phong trào mà nhà nước muốn họ im tiếng. Chẳng hạn gần đây trong sự kiện báo Người Cao Tuổi ở Hà Nội, nhiều tờ báo được nhà nước bật đèn xanh đồng loạt cáo buộc tổng biên tập Kim Quốc Hoa, trước khi ông này bị mất chức và truy tố ra tòa.

Một mặt đề cao tự do ngôn luận, tự do báo chí trong dư luận trong ngoài nước khi có dịp, mặt khác nhà nước Việt Nam tỏ ra sợ hải những tiếng nói ngược chiều từ một nền báo chí nằm ngoài sự kiểm soát của chính quyền. Điều này được thể hiện trong chỉ thị số 37 trước đây của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng "Tăng cường lãnh đạo, quản lý báo chí: kiên quyết không để tư nhân hóa báo chí dưới mọi hình thức; không để bất cứ tổ chức, cá nhân nào lợi dụng, chi phối báo chí phục vụ lợi ích riêng".

Nhiều lần, nhà nước CSVN khẳng định “báo chí là công cụ của đảng” vì thế cho tới nay, người dân Việt Nam vẫn không có được tiếng nói để bày tỏ ý kiến, hay sự suy nghĩ của mình trước tình hình đất nước. Lý do rất đơn giản là báo chí tư nhân chưa được chấp nhận như một quyền lực thứ tư trong nền chính trị Việt Nam hiện nay.

Dù vậy, trước sức áp đảo của truyền thông mạng xã hội, mỗi facebooker, blogger là một ngòi bút hàng ngày công phá thành trì độc tài. Ông Nguyễn Bắc Son cũng chỉ vớt vát lập lại những chủ trương cũ rích như tại Hội nghị tổng kết 15 năm thi hành Luật Báo chí tổ chức năm 2014 tại Hà Nội rằng “tư nhân hóa báo chí”, “thương mại hóa báo chí” là điều nhà nước này không chấp nhận.

Chính vì lề lối sử dụng báo chí để bịt miệng dư luận nên những tệ nạn xã hội thường là khu vực độc quyền cho những bài báo tô son trét phấn lên gương mặt lem luốc của đảng và nhà nước. Nạn tham ô nhũng lạm công khai từ trung ương tới địa phương diễn ra như một điều bình thường trong xã hội với sự làm ngơ của báo chí lề phải. Là những người ăn lương nhà nước, họ chọn sự an thân hơn sự phục vụ quần chúng. Thiếu sự quan sát, vạch trần của truyền thông tự do, tham nhũng được bao che, dung dưỡng và trở thành món hàng dành riêng cho Ủy ban phòng chống tham nhũng vô tích sự của một nhà nước mang bản chất gian trá luôn che giấu sự thật, bưng bít dư luận.

CSVN là một trong 10 nước đàn áp báo chí
Trong nhiều năm liền, do sự đàn áp liên tục những người bất đồng chính kiến ôn hòa và bắt giam khép tội các bloggers hoạt động trên mạng xã hội, Việt Nam luôn luôn bị xếp vào danh sách các nước đàn áp báo chí nặng nề nhất. Mới đây, tổ chức Ủy ban Bảo vệ Ký giả (CPJ: Committee to Protect Journalists) đưa CSVN vào danh sách 10 nước kiểm duyệt gắt gao nhất thế giới, nơi mà hoạt động báo chí bị hạn chế nhiều nhất.
Theo CPJ, trên các báo chính thống hay còn gọi là truyền thông quốc doanh, có nhiều chủ đề bị cấm đề cập như “hoạt động của các nhà bất đồng chính kiến, sự chia rẽ trong nội bộ Đảng Cộng sản hay vấn đề đòi hỏi nhân quyền” và vấn đề dân oan bị cướp đoạt đất đai.

Ngoài ra, tổ chức này còn cho rằng các bloggers hay các nhà báo độc lập viết về các vấn đề “nhạy cảm” khác như nạn tham nhũng trong chính quyền, tình trạng bất công trong xã hội luôn luôn đối mặt với tình trạng bị sách nhiễu nặng nề. Đó là các vụ hành hung theo kiểu côn đồ trên đường phố đối với các nhà đấu tranh dân chủ, các tu sĩ tôn giáo. Ngoải ra, họ còn bị bắt bớ bừa bãi, bị theo dõi và bị tống giam vô tội vạ.
CPJ cũng nói CSVN đã “chặn nhiều trang web chỉ trích chính phủ” cũng như sử dụng điều luật mơ hồ 258 trong Bộ Luật hình sự để truy tố và tống giam các bloggers về tội gọi là “chống phá nhà nước”. Trong danh sách của CPJ công bố hôm 27/4/2015, CSVN đứng vị trí thứ 6 trong 10 nước đứng đầu kiểm duyệt báo chí gắt gao nhất thế giới! Mặt khác, CPJ tố cáo CSVN nằm trong danh sách các quốc gia bỏ tù nhiều ký giả nhất trên thế giới, ít nhất có 16 người còn bị giam giữ trong năm 2013.

Cho dù CSVN đã từng phản bác các báo cáo tương tự của CPJ là “thiếu khách quan”, và “không phản ánh đúng thực tế ở Việt Nam”; nhưng trong thực tế Hà Nội đã không thể chối cãi về những sự thật đang diễn ra.
Mức độ tự do ngôn luận, tự do báo chí và tình trạng nhân quyền ở mỗi quốc gia có mối tương quan mật thiết với nhau không thể tách rời. Tình trạng tự do báo chí được ví như cái phong vũ biểu cho phép người ta đo lường được tương đối chính xác mức độ tôn trọng nhân quyền của chế độ cầm quyền. Do vậy tình hình nhân quyền Việt Nam dưới mắt các tổ chức nhân quyền quốc tế thường là những cái nhìn bi quan hay nói khác đi là ngày một tồi tệ.

Mới đây Tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền (Human Rights Watch) vừa đưa ra một bản báo cáo về tình hình vi phạm nhân quyền ở Việt Nam năm 2014. Theo đó, báo cáo cho biết Việt Nam vẫn kiểm soát chặt chẽ những người ủng hộ dân chủ, phê bình chính quyền và nhiều vấn đề vi phạm nhân quyền khác. Đại diện của Human Rights Watch là ông Brad Adams, giám đốc Châu Á của tổ chức này, đã chỉ ra rằng Việt Nam đang sống trong một thế giới hiện đại nhưng với một hệ thống chính trị cũ kỹ, một nhà nước độc đảng trong thế giới dân chủ đa đảng. Nhà nước này lấy việc ngăn cấm quyền căn bản về tự do ngôn luận và tụ tập hợp pháp là chính sách củng cố quyền thống trị lâu dài của mình.

Mặt khác, trong một phúc trình đặc biệt về nạn theo dõi các hoạt động trên mạng nhân Ngày Thế giới Chống Kiểm duyệt Internet hôm 12 tháng 3, Hội Nhà báo Không biên giới RSF (Reporters sans frontières) cũng xếp CSVN là một trong 5 nước “kẻ thù của internet”, chẳng những một mà trong nhiều năm liền.

Theo phúc trình này, CSVN đã tiến hành việc theo dõi có hệ thống các hoạt động trên mạng để thực hiện những vụ vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Những hoạt động theo dõi của nước này nhắm vào những người bất đồng chính kiến và đã gia tăng trong thời gian qua. CSVN cũng sử dụng những vụ tin tặc, kể cả việc sử dụng mã độc nhắm vào những mạng lưới của họ. Có ít nhất 31 công dân mạng ở Việt Nam đang bị cầm tù và các quán cà phê internet bị kiểm soát chặt chẽ.
*
Hàng năm, Liên Hiệp Quốc lấy ngày 3 Tháng 5 làm Ngày Tự do Báo chí Thế giới để khuyến khích và xiển dương cuộc tranh đấu kiên trì của các dân tộc nhằm đòi hỏi một quyền căn bản không thể bị tước đoạt bởi bất cứ ai, và vì bất cứ lý do gì.
Ngày này cũng nhằm nâng cao nhận thức của mọi người về tầm quan trọng của tự do báo chí và nhất là nhắc nhở các chính phủ về bổn phận phải tôn trọng và duy trì quyền tự do ngôn luận theo Điều 19 của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền. Nhưng cho tới nay - vì “báo chí là công cụ của đảng” - CSVN vẫn tiếp tục đi ngược giòng lịch sử, vẫn xếp quyền tự do báo chí chung với “các thế lực thù địch” và đặt vào tay lực lượng công an.

Bùi Xuân Nhã
Ngày 1/5/2015

__._,_.___

Posted by: ly vanxuan






Các zanh ngôn về đại họa CS 


 
 
 
 
 
 






__._,_.___

Posted by: <vneagle_1













Sài Gòn, nhắm mắt, níu lại.

Sài Gòn, nhắm mắt, níu lại.

Nhạc sĩ Tuấn Khanh
le-loi-nguyen-hue
30 tháng 4, 1975, đánh dấu một Sài Gòn đã rất khác. Như một cô gái đẹp buộc phải thay đổi mọi thứ quen thuộc của mình, ly thân với quá khứ vì thời thế.
30 tháng 4, 2015, giờ có đứng giữa Sài Gòn, hãy nhắm mắt lại, im lặng lắng nghe. Có thể ký ức sẽ đưa lối bạn về những điều đã mất, nhưng sống động khôn cùng, đặc biệt nếu bạn đã đã từng đến nơi này, trước khi có những đổi thay, những đổi thay mà không phải ai cũng mong muốn.

Người Sài Gòn gần đây hay tự giới thiệu mình với địa danh của thành phố. Danh từ “Người Sài Gòn” giờ đây được thốt ra như một kiểu “đặc sản” hiếm hoi. Nhưng đôi khi, không phải là do sinh trưởng ở nơi đây, mà do họ đã sống qua, đã thương nhớ. Những đổi thay của Sài Gòn bây giờ đã tạo nên một lớp người Sài Gòn kiêu hãnh và buồn bã khi độc quyền trong trí nhớ về những con đường, hàng cây, về phố nhỏ, cà phê, vỉa hè và bánh, về rạp hát, thương xá… Trong ngày đường Lê Lợi hạ gục những hàng cây, tôi nhìn thấy một cụ già ngồi yên lặng nhìn, lấy máy chụp hình ra ghi lại những hính ảnh cuối cùng quen thuộc ra đi. Ai biết trong trái tim của người già đó nghĩ gì? Ký ức bị ép uổng xoá đi, có thể là một nỗi buồn không bút mực nào tả xiết.

Khi tôi còn bé, cha tôi đưa đi chơi ở Sài Gòn. Đứng trước Toà Đô Chính (nay gọi là Uỷ ban Nhân dân TP). Ông nhờ một người thợ chụp hình dạo lấy cảnh 2 cha con đứng ở đó. Sau lưng tấm ảnh polaroid, ông ghi “Nhiều năm nữa, khi lớn lên, quay lại nơi này, con sẽ nhớ hôm nay”. Nhưng giờ thì tôi quay lại cũng sẽ không còn nhận ra nơi chốn cũ, với quá nhiều điều lạ lẫm. Cũng như cụ già chụp ảnh tiếc nuối hàng cây, trong trí nhớ tôi chỉ hiện lại tất cả khi đứng im, nhắm mắt và nhớ về một Sài Gòn thanh cảnh không ồn ào xe máy, những hàng kiosk bán đủ loại hàng trên đường Nguyễn Huệ, những gánh hàng rong dẫn đường về bến Bạch Đằng, những tiếng nói miền Nam chân chất… như một nơi tụ hội quen thuộc của những ai là “dân Sài Gòn”.

Không hiểu sao, những ngày đi xa, nhìn những kiosk ở downtown hay trong các thương xá lớn, tôi hay nhớ về những hàng kiosk ở Sài gòn. Có những con phố cổ chỉ hơn nửa thế kỷ nhưng con đường và các kiosk của người nước ngoài ở đây được bảo tồn một các thận trọng. Ký ức được thế giới văn minh mọi nơi giữ gìn như một niềm thương nhớ và tự hào chứ không là một gánh nặng tinh thần, vì lý do nào đó, của người cầm quyền.

Tuổi trẻ của tôi, hay cũng rất nhiều người Sài Gòn đã từng đi qua những con đường cũ, ngồi chờ lấy một tấm ảnh vừa phóng xong, hoặc dò tìm những bài hát hay, thuê sang ra băng cassette. nhà báo Mạnh Kim, Nguyễn Dũng kể rằng họ cũng một thời lê la nơi đó, chờ mướn những cuốn băng video phim mới nhất để viết bài cho báo. Chắc họ cũng kiêu hãnh khi nhớ Sài Gòn như tôi. Một quảng trường mới đập phá thênh thang đủ làm người ta lạc lối và quên lãng, nhưng một khung trời cũ dù nhỏ nhoi thì đủ để giam nhốt sự thương yêu đến hơi thở cuối.
Những ngày học trung học, mỗi khi góp được ít tiền, lũ bạn thường hay rủ nhau đạp xe ra đó, thèm muốn những băng cassette nhạc nước ngoài, nhập từ Thái Lan vào. Những ngày nghe Beatles, Smokie bị coi là bất hợp pháp với kiểm duyệt văn hóa hát vang con đường Huỳnh Thúc Kháng. Những ngày nghe Abba và Boney M rộn rã suốt cả một con đường dài, mua một cây kem mát lạnh ở Brodard vừa đi vừa ăn. Để nắng hực trên đầu rồi ra Hồ con rùa thả chân xuống nước cho mát hết một buổi chiều. Ngày ấy đạp xe ra Sài Gòn, đường thật lớn và những hàng cây thật cao, đời dẫu sao cũng thật đẹp và người Sài Gòn cũng còn lại một niềm an ủi.

Ngày trước, tôi vẫn nghe người lớn dỗ dành trẻ phải ngoan thì mới chở đi đi Sài Gòn. Chơi, là một vòng chạy qua các kiosk, ngó nhìn người ta mua bán, ăn một cái gì đó, chạy ra bến Bạch Đằng nghe tàu chạy tu tu. Rồi thì đợi đến chiều để xem xịt nước ở vòng xoay trước khi về. Hôm nay, Sài gòn rực sáng hơn xưa rất nhiều, nhiều nơi vui chơi hơn, nhưng dường đi khái niệm “đi Sài Gòn chơi” đã biến mất. Người ta chỉ kéo về trong những dịp như Giáng Sinh hay năm mới, đi loanh quanh – không có gì để níu lại. “Phố đi bộ Hồ Chủ Tịch”, như trong công văn của thành ủy căn dặn báo chí phải học thuộc để mô tả lễ khánh thành, chắc sẽ loanh quanh hơn và ít điều níu lại hơn nữa.

Đi qua nhiều thành phố, tôi thấy mình trôi tuột qua những đô thị mới mẻ, không có điểm bám. Phải sống rất lâu, người ta mới nhận ra những điều rất cũ lại vô cùng quyến rũ. Phố cũ Hà Nội, Hội An, Sa Đéc… luôn được nhắc đến là vậy. Nhắm mắt lại giữa Sài Gòn, tôi luôn thấy mình bị níu lại ở những hình ảnh rất cũ. Những điều mới mẻ có thể lộng lẫy nhưng biến Sài Gòn thành nơi để đi qua, chứ không phải để đến, để dừng chân. Sài Gòn hôm nay như Cần Thơ, Cà Mau, Long Xuyên… đô thị vùn vụt đi qua, bê tông hiện đại, như thiếu một hơi thở của đời sống nhân hậu của người xưa.

Sài Gòn càng thay đổi, lại càng nghe nhiều câu chuyện vãn, kể về Sài Gòn hôm qua. Cuốn phim hồi ức cũ hơn, càng kiêu hãnh hơn, càng quý giá hơn. Mọi thứ đã đi qua nhưng như không đành lòng rời bỏ thế giới này, cũng như lòng người miền Nam vẫn cứ muốn níu lại. Hôm qua, tuổi trẻ, tình yêu, tự do… được níu lại cùng một hình ảnh thành phố ngọc ngà quá khứ. Và những điều vô giá đó, chỉ khi là một con người, khi nhắm mắt, im lặng, mới có thể cảm nhận được.
Chào 30 tháng 4, 2015, chào một chương ký ức kiêu hãnh nữa lại ra đời.
https://nhacsituankhanh.wordpress.com

Friday, May 1, 2015

Trịch thượng, ban ơn… làm sao hòa giải?


Trịch thượng, ban ơn… làm sao hòa giải?

Nguyễn Ngọc Lanh

Bốn mươi năm nay, hễ có dịp là rộ lên chủ đề “hòa giải”. Năm nay, kỷ niệm ngày 30-4 là một dịp như vậy. Chỉ cần thế, đủ nói lên hòa giải chưa thành công. Tôi chú ý mấy bài viết liên quan, mới nhất, rất dễ tìm đọc:
– GS Nguyễn Đăng Hưng trả lời phỏng vấn báo “ta”, với nhận định Chính sách “hòa hợp” với Việt kiều chưa thành công. Rốt cuộc, bài không được đăng, đến nỗi GS tự công bố [Thực ra, việc này xảy ra từ năm 2013 – BVN] . Muốn hòa giải, mà còn phải kiêng khem như vậy, liệu có thực lòng hòa giải? Hơn nữa, đây là vị GS rất có công với nền giáo dục và khoa học Việt Nam, từng được chế độ này coi trọng công sức, chỉ không coi trọng ý kiến. Nay, GS nhận định bằng trực giác như vậy, đủ thấy chuyện “hòa giải” sẽ còn chật vật.
– Cụ Nguyễn Minh Triết Nguyên Chủ tịch nước trăn trở về hòa hợp dân tộc. Cụ nói cần “đại xá” nhưng không nói đại xá (tha tội) cho ai – dù ám chỉ rằng họ rất đông đảo (đại xá cơ mà) và vì sao họ có tội suốt 40 năm mà chưa chịu thay đổi, đến mức (thôi thì…) đại xá cho họ. Có điều cần lưu ý: “hòa giải” và “hòa hợp” là hai bước, phải thực hiện theo một thứ tự mà người bình thường cũng thấy ngay, nhưng cụ Minh Triết cứ đảo lộn, tùy tiện. Cụ sẽ phải trăn trở (và trở trăn) nhiều. Chỉ cần vậy, đủ thấy hòa giải còn gian khó.
– Nhiều, ngày càng nhiều bài viết nhận định rằng “cuộc kháng chiến chống Mỹ” thực chất là cuộc “nội chiến”, hoặc “chiến tranh hai miền“; do vậy cách hòa giải như hiện nay là không thích hợp. Chuyện hòa giải còn tắc nghẽn.
Xin làm rõ khái niệm “nội chiến” dùng ở đây. Dân là nạn nhân, khi hai phe trong một nước tranh chấp bằng vũ lực.

Bất hạnh lịch sử
Dù đã bước vào kỷ nguyên độc lập (năm 939) dân ta vẫn nhiều lần phải chống xâm lược. Ngoài ra, xương vẫn rơi, máu vẫn đổ… vì các cuộc nội chiến “nồi da xáo thịt” liên miên. So nội chiến với ngoại chiến, càng thấy sự bất hạnh:
Số lần nội chiến (lớn, nhỏ) nhiều gấp chục lần các cuộc “ngoại chiến”.
– Tổng số thời gian nội chiến dài gấp trăm lần thời gian tiến hành kháng chiến chống ngoại xâm. Liệu đây có phải là một khác biệt giữa hai loại chiến tranh?
– Nỗi đau do nội chiến thấm sâu gấp ngàn lần do quân xâm lược gây ra.
Từ các nhận định trên, liệu có thể rút ra ba nhận định “mang tính kết luận” như dưới đây:
1. Trong chống ngoại xâm, ngay sau chiến thắng, tổ tiên ta nhanh chóng hòa giải thành công với kẻ thù ngoại bang. Cũng vậy, hận thù nội bộ được giải quyết rất gọn gàng, êm đẹp. Ví dụ, khi chiến thắng quân Nguyên, ta thu được cả một hòm “đơn xin hàng” của các vị “Việt gian” gửi đến bản doanh Thoát Hoan, nhưng Thượng hoàng Thánh Tông ra lệnh đốt bỏ – để từ nay cả nước yên lòng xây đắp giang sơn. Té ra, hòa giải sau chiến thắng chống ngoại xâm thuận lợi bao nhiêu, thì hòa giải sau nội chiến khó khăn bấy nhiêu. Bởi vì, triệu người cứ vui (mà vẫn có thể nhẫn tâm không thèm biết đến) có triệu người buồn. Xấu hổ nhất là niềm vui cũng như nỗi buồn không thể chia sẻ giữa người thắng, kẻ bại (đồng bào).
2- Lượng xương máu dành cho chống ngoại xâm là không nhỏ, nhưng lại rất nhỏ nếu so với sự phung phí sinh mạng trong nội chiến. Ba lần xâm lược, nhưng thực ra quân Nguyên có mặt trên đất ta chưa tới 365 ngày; trong khi cuộc nội chiến Lê-Mạc kéo dài 60 năm, với hậu quả đúng nghĩa: “núi xương, sông máu”.
3- Trong nội chiến xưa ở Việt Nam, chưa bao giờ có hòa giải giữa phe “được” (là vua) và phe “thua” (là “ngụy”) – tuy cùng màu da, ngôn ngữ, chung tổ Hùng Vương. Thậm chí, sau chiến thắng, phe Lê-Trịnh còn truy lùng để tận diệt họ Mạc. Cũng như vậy, Gia Long lên ngôi đã tìm bắt để tru di Tây Sơn. Hy sinh trong nội chiến thật vô ích.
Liệu được phép rút ra kết luận thứ ba: Hòa giải sớm hoặc không thể hòa giải là tiêu chuẩn phân định “chống xâm lược” và “nội chiến” (?). Xin tùy ý kiến bạn đọc.

Cuộc chiến lớn nhất lịch sử đã kết thúc?
Cuộc chiến tranh lớn nhất lịch sử nước ta – gọi theo số máu đã đổ – đã kết thúc từ 40 năm trước. Cũng từ đó đến nay, hễ có dịp, lại ồn lên ngày càng nhiều lời bàn, thái độ càng gay gắt, về “hòa giải”. Dựa vào đó, có ý kiến nói: chiến tranh kết thúc ở chiến trường, nhưng chưa kết thúc trong lòng người. Liệu có đúng?
Số thương vong của lính Việt (cả hai phía) gấp 20 hoặc 30 lần con số này của lính ngoại bang (giúp hai phía). Số thương vong của dân (thuộc cả hai phía) còn nhiều gấp bội. Dựa vào thực trạng này, có ý kiến nói: Đây là nội chiến. Liệu có đúng? Tuy nhiên, sách Lịch sử hiện hành chính thức gọi đó là cuộc kháng chiến chống Mỹ – cùng bản chất và ý nghĩa với các cuộc kháng chiến chống Tống, Nguyên, Minh, Thanh… trước đây. Chỉ khác nhau ở chuyện hòa giải hậu chiến.
Bốn chục năm (1975-2015) đủ để bốn chục triệu người cao tuổi giã từ cuộc sống. Lúc ngừng tiếng súng, những người này còn tráng kiện. Chính mắt họ thấy sự giam giữ triền miên hàng chục vạn “ngụy”, và thấy hàng triệu “bọn phản bội” rời bỏ tổ quốc. Họ cũng thấy tận mắt (và tận hưởng) những thất bại do áp dụng những hiểu đúng, hiểu từ nguyên gốc, chủ nghĩa Mác-Lenin. Rồi cũng chính tai họ từng nghe, nghe mãi, nghe cho đến khi chết… cái chuyện “hòa giải, hòa hợp”. Đến nay, lớp người sót lại (80 tuổi – như tôi) liệu có thể hy vọng sẽ nhìn thấy cuộc hòa giải đúng nghĩa (?) để khỏi phải nghe tiếp, nghe phát chán về hòa giải – trước khi nhắm mắt?
Xin các cụ đứng chấp nê chuyện nhỏ
Có một bậc trí thức nói rằng “không có ngược đãi sau 30-4“, mà là nói vung thiên địa (quốc tế). Trong bối cảnh 2015, chuyện này không còn đủ lớn nữa. Cơm ngon, áo đẹp, chút danh vị hão, khiến – ở Việt Nam hiện nay – người ta còn nói bậy hơn nhiều. Xin hãy xem danh sách sản phẩm của bậc trí thức này, các cụ có thể hiểu thế nào là trí thức XHCN và ai vẫn cần mua giá cao loại sản phẩm này.

Sau nội chiến (1861-1865) hai phe ở Hoa Kỳ hòa giải lập tức
- Không mới, vì đã là nội chiến, dù ở Hoa Kỳ, ắt cũng “núi xương, sông máu”. Đâu có gì mới?
Chỉ trong 4 năm, 3,1 triệu trai tráng cả hai phía bị động viên (chiếm tới 10% dân số), có trường hợp tử sĩ mới 16 tuổi. Tàn cuộc, chỉ có 80% quân số trở về, trong đó tỷ lệ thương tích rất lớn. Số chết trận trong nội chiến Hoa Kỳ cao hơn tổng số hy sinh ở mọi cuộc chiến trước đó của nước này.
- Nhưng có một điều mới – cách đây (đúng) 150 năm – đến hôm nay vẫn mới: Đó là sự hòa giải giữa hai phía diễn ra ngay lập tức, kể từ khi “phe phản tiến bộ” xin hàng “phe tiến bộ”. Lạ một điều, cái phe phản tiến bộ (muốn duy trì chế độ nô lệ với người da đen) lại chủ động phát động chiến tranh. Phải chăng, đó là một đặc điểm của nội chiến?
- Tư liệu về nội chiến Hoa Kỳ phong phú hiếm thấy. Hàng triệu trang bằng tiếng Anh, đủ để các GS, TS chuyên ngành Chính trị, Xã hội, Lịch sử nước ta tha hồ nghiền ngẫm, nếu thật sự muốn hòa giải. Tư liệu bằng tiếng Việt cũng nhan nhản. Chỉ cần gõ “nội chiến Mỹ”, Google sẽ cho hàng triệu kết quả; nếu gõ thêm “hòa giải”, số kết quả vẫn nhiều không kém.

Hòa giải 40 năm không xong, tại sao “các vị” vẫn tỏ ra không thèm biết đến bài học hòa giải sau nội chiến ở Hoa Kỳ?

Sau hàng thế kỷ, chế độ ta mới sử dụng khái niệm “nhà nước của dân, do dân, vì dân” sáng tạo từ Hoa Kỳ, thì đâu có gì đáng xấu hổ khi tìm hiểu coi thử Mỹ hòa giải sau nội chiến ra sao. Cỡ như cụ Minh Triết, nếu không biết gì về hòa giải trong lịch sử Hoa Kỳ, thì thật đáng thất vọng cho mọi người. Chẳng thà, các cụ Phú Trọng, Thế Huynh, Huy Rứa… và Hội Đồng lý luận, cứ nói thẳng rằng: “chúng tôi biết, nhưng không sử dụng bài học đó” cho ra một nhẽ. Mọi người khỏi nghĩ rằng hệ thống “tai, mắt” của chế độ này có vấn đề.

Nguyên tắc sơ đẳng: Không theo được, xin đừng mơ…
1) Bên thắng, nhất là bên gây sự, cần chủ động và thành tâm hòa giải
Anh chồng phát động cuộc chiến, rồi thắng (đánh vợ chấn thương, rồi đuổi), không thể đòi vợ “xin” hòa giải. Thái độ anh chồng cho thấy cái nền văn hóa của anh ta trong xử sự.
Chật vật trong hòa giải: Lỗi của phía gây sự, chiến thắng.
Liệu có cần dài dòng thêm nữa?

2) Hòa giải trước, hòa hợp sau
Hòa giải bằng thảo luận (ngôn ngữ), còn hòa hợp bằng biện pháp (hành động). Liệu có cần dài dòng thêm? Hai vợ chồng (hoặc anh em) mâu thuẫn, trong đó chị vợ bị xúc phạm, đánh đập, phải “di tản”… Chỉ có ai “điên” mới khuyên chị vợ rằng cứ về nhà, cứ thành tâm “đóng góp” xây dựng gia đình đi, cứ trọn phận sự “làm vợ” đi (như phận sự công dân với tổ quốc), và đêm nay cứ “hòa hợp” đi… sáng mai sẽ “hòa giải”. Điên đảo thứ tự như vậy, tim đen là gì? Đọc Nghị Quyết 36, rất dễ thấy nó chỉ đưa ra các biện pháp hòa hợp, ban ơn mà chưa đề ra chuyện thảo luận hòa giải.

3) Ngôn ngữ hòa giải: phải lọt tai nhau
Phải thảo luận thẳng thắn và rộng rãi cả nước (quốc tế chứng kiến). Trong thảo luận cần bình đẳng, tôn trọng, ngôn ngữ phù hợp, cấm độc quyền phát biểu, cấm trịch thượng, cấm tỏ ra ban ơn. Cái cần, là mỗi bên tự nhận lỗi, chứ không phải là loay hoay kết tội bên kia. Tinh thần NQ 36 thể hiện, có chỗ khá rõ, có chỗ phảng phất sự trịch thượng, ban ơn. Cái từ “đại xá” của cụ Minh Triết khi trả lời phỏng vấn mà không trịch thượng ư? Khỏi dài dòng: Xin khẳng định 40 năm nay chưa có thảo luận rộng rãi để hòa giải.

4) Hòa hợp: bằng hành động, biện pháp
Nếu hòa giải (thảo luận) có kết quả, sẽ không thiếu những sáng tạo để có các biện pháp thích hợp thực hiện hòa hợp.
N.N.L.
Tác giả gửi BVN

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Đánh tư sản......Đảng Cộng Sản Hà Nội tới ngày nay vẫn chưa chính thức xin lỗi hai mươi mốt triệu người dân miền Nam về hành động cướp bóc phi pháp này.

 
      

Đánh tư sản

 Tú Hoa
Sài Gòn xưa
Sài Gòn xưa
I. ĐÁNH TƯ SẢN
ĐÁNH TƯ SẢN cũng là một sự kiện chấn động lịch sử Việt Nam ngang hàng sự kiện THUYỀN NHÂN VIỆT NAM và chỉ xảy ra sau ngày 30 tháng Tư năm 1975. Sự kiện ĐÁNH TƯ SẢN thể hiện quyết tâm cướp bóc thẳng tay của Cộng Sản Hà Nội trực tiếp lên đầu lên cổ người dân miền Nam Việt Nam.
Đặc biệt, Cộng Sản Hà Nội ban hành Quyết Định mang số 111/CP vào ngày tháng 4 năm 1977 do Phạm Hùng ký chỉ đặc biệt nhằm vào việc tịch thu nhà cửa đất đai của nhân dân miền Nam một cách công khai trắng trợn đại trà như Phát Xít Đức đã từng thi hành đối với các công dân Đức gốc Do Thái vào năm 1939.
Các đợt ĐÁNH TƯ SẢN cướp bóc người dân miền Nam được Cộng Sản Hà Nội cho ký số X1, X2 và X3.
Đợt cướp X1 được bắt đầu vào sáng ngày 11 tháng Chín năm 1975 xảy ra khắp 17 tỉnh thành miền Nam và thành phố Sài Gòn. Đợt cướp này chủ yếu nhắm vào nhà của các cư dân thành thị, tịch thu nhà và cưỡng bức toàn bộ những nạn nhân phải đi về vùng Kinh Tế Mới sống đói khổ như Phát Xít Đức đã từng làm khi tống cổ người Đức góc Do Thái vào trại tập trung.
Đợt cướp X1 này, những người dân Việt gốc Hoa vốn đã di dân vào miền Nam Việt Nam từ cuối triều Minh, đầu triều nhà Thanh, sanh sống thanh công tại miền Nam ngót nghét hơn 200 năm. Máu và nước mắt, oán hờn ngút trời cho một vùng đất hiền lành này phải chịu oan thiên tan nát.
Đợt cướp X2 được Cộng Sản Hà Nội tiến hành từ tháng Ba năm 1978 và được kéo dài cho đến sau Đổi Mới, tức là khoảng năm 1990 thì mới chấm dứt. Đợt cướp này chủ yếu nhắm vào tư thuơng, tiểu tư sản, các thành phần sản xuất nhỏ vốn rất đa dạng và phồn thịnh trong nền kinh tế tự do do chính phủ Việt Nam Cộng Hòa khuyến khích hậu thuẫn cho quốc dân từ bấy lâu.
Nền công nghiệp nhẹ, sản xuất đồ sài gia dụng trong nhà của Việt Nam đã hoàn toàn chính thức bị phá hũy. Người dân Việt Nam sẽ không còn thấy các sản phẫm tự hào của dân tộc như nồi nhôm hiệu Ba Cây Dừa , xà-bông (savon) hiệu cô Ba, xe hơi hiệu La Đalat, hiệu đèn trang trí Nguyễn Văn Mạnh, …etc…. Không những thế, các nhà máy nhỏ sản xuất nhu yếu phẫm như đường, bột giặt, giấy, …etc cũng bị tê liệt vì chủ nhân bị quốc hữu hóa và bị đẩy đi vào tù.
Riêng tại Sài Gòn, thì báo Tuổi Trẻ đã phải thừa nhận vuốt đuôi là đã có trên 10000 tiệm bán bị đóng chỉ qua một đêm, khiến một viên thuốc trụ sinh cũng không có mà mua, mà dùng. Nhà sách Khai Trí lừng lẫy, biểu tượng của cả Sài Gòn cũng bị báo đài tại Sài Gòn lúc bấy giờ rêu rao là tư bản chó đẻ và cần phải tịch thu. Nhà sách Khai Trí đã từ tâm giúp đỡ biết bao văn nghệ sĩ của miền Nam, âm thầm thực hiện đường lối khai dân trí của cụ Phan Chu Trinh cho dân tộc mà nay cũng bị cướp không từ bởi Cộng Sản.
Riêng về chỉ thị 43 của Bộ Chính Trị Cộng Sản Hà Nội vào tháng Năm năm 1978 đã quốc hữu hóa toàn bộ đát đai của nông dân miền Nam vào tay nhà nước thông qua hình thức “Tập Đoàn Sản Xuất” dẫn đến nạn đói năm 1979 ngay liền sau đó vì lúa gạo và các sản phẩm nông nghiệp bị sút giảm toàn diện tại miền Nam.
Tình trạng cướp bóc của Đảng Cộng Sản Hà nội ở nông thôn miền Nam càng kinh khiếp và dữ dội hơn ở Sài Gòn dù không ồn ào bằng.
Tổng số lúa mà nông dân miền Nam Đảng Cộng Sản Hà Nội bị cướp đoạt để chở ra ngoài Bắc không thông qua quy chế thu mua được loan truyền là khoảng 4 triệu tấn gạo vào đầu năm 1978 trên đài phát thanh Hà Nội khi ca ngợi thành tích ĐÁNH TƯ SẢN của các đảng bộ địa phương miền Nam. Đương nhiên, con số chính thức được các nông dân kêu ca là lớn hơn nhiều.
Sang đến năm 1979, Võ Văn Kiệt đã phải phỉnh lừa, làm bộ giả nhân giả nghĩa loan báo thu mua lúa từ nông dân với giá cao gấp cả ngàn lần giá quy định của Nhà Nước (!) để cứu vãn tình thế bất mãn không còn dằn được nữa từ nông dân miền Nam trước những đợt cướp lúa từ năm 1977 trở đi.
Song song với chiến dịch X2 là chiến dịch X3 đặc biệt tập trung tại Sài Gòn với một âm mưu kín đáo từ Bộ Chính Trị là trục xuất toàn bộ người Sài Gòn củ ra khỏi nơi ở để “Bắc Kỳ hóa” thành phố Sài Gòn. Sau chiến dịch X3, hàng ngàn gia đình cán bộ miền Bắc đã vào Sài gòn sanh sống trong những ngôi nhà bị tịch thu. Theo thừa nhận ngắn ngủi từ báo SGGP và báo Công An khi bàn đến vấn đề trả lại nhà cho những “đối tượng” bị đánh tư sản oan ức vào tháng 9 năm 1989, ước tính lên đến khoảng 150 ngàn người thuộc gia đình cán bộ gốc miền Bắc vào Sài Gòn sanh sống trong những ngôi nhà bị tịch thu.
Đỗ Mười, sau này là Tổng Bí Thư Đảng, lúc bấy giờ thay thế ông Nguyễn Văn Linh làm trưởng ban cải tạo TW Vào ngày 16 tháng Hai năm 1976 là người chỉ huy trực tiếp cuộc cướp bóc này lên đầu lên cổ người dân Sài Gòn.
Trong chiến dịch này, số lượng người Sài Gòn phải bị mất hết tài sản và bị cưỡng bức đi KINH TẾ MỚI là khoảng SÁU TRĂM NGÀN NGƯỜI, tạo ra một sự hoảng sợ hoang man chưa từng có trong lịch sử phát triển Sài Gòn qua các triều đại. Cuối đợt X3 , ghi nhận của Cộng Sản Hà Nội là có khoảng 950 ngàn người Sài Gòn bị cưỡng bức đi KINH TẾ MỚI, không hoàn thành chỉ tiêu đề ra là một triệu hai người!
Sức mạnh kinh tế Sài Gòn tự nhiên bị phá hoại đi đến kiết quệ hoàn toàn sau chiến dịch X3 do Đổ Mười trực tiếp chỉ huy. Hơn 14 NGÀN cơ sở tiểu thủ công nghiệp tại Sài Gòn rất cần cho nền kinh tế quốc dân, với khoảng 270 ngàn nhân công hoàn toàn bị cướp trắng, đóng cửa với tổng số thiệt hại tài sản trước mắt lên đế gần chín đến hai mươi mốt tỷ Mỹ kim và tiến trình phát triển công nghệ của đất nước trong tự cường hoàn toàn KHÔNG CÒN HY VỌNG để phục hồi.
Riêng về tổng số vàng, nữ trang mà Cộng Sản Hà Nội thẳng tay cướp bÓc người dân miền Nam được các báo đài của Đảng thừa nhận lên đến 4000 lượng vàng- nhưng đây chỉ là con số tượng trựng tính riêng ở Sài Gòn từ tháng Năm năm 1977 qua tháng Hai năm 1978 mà thôi. Cộng Sản Hà Nội đã cướp cả thảy trên dưới gần 35 ngàn lượng vàng, tính luôn cả nử trang và kim cương trong những đợt ĐÁNH TƯ SẢN cướp bóc thẳng tay lên lên đầu lên cổ nhân dân miền Nam.
Xin được ghi chú thêm là chỉ nội vụ lừa đảo mà Đảng Cộng Sản Hà Nội tiến hành cho phép người Việt gốc Hoa ra đi bán chính thức nếu đóng khoảng 120 lượng vàng đã góp vào gần 10 ngàn lượng vàng tổng cộng.
Trung bình , mổi người dân miền Nam nằm trong đối tượng bị ĐÁNH TƯ SẢN mất trắng khoảng 9 lượng vàng không tính đất đai , nhà cửa , phụ tùng thiết bị , đồ cổ , và các tài sản khác. Trữ lượng vàng của toàn bộ người dân miền Nam có thể lên đến 250 ngàn lượng vàng tính đến năm 1975 nhưng Cộng Sản đã không thể cướp sạch nổi do đồng bào khôn khéo giấu đi và phản kháng cũng như đem theo khi di tản.
II. KINH TẾ MỚI:
Tất cả những ai tại Sài Gòn bị đảng Cộng Sản Hà Nội cướp nhà , tịch thu tài sản điều phải đi về vùng KINH TẾ MỚI, là những nơi mà cơ sở hạ tầng cho sanh hoạt chưa được xây dựng, trong đó có cả điện nước, trường học và bệnh Xá. HƠN SÁU TRĂM NGÀN nạn nhân bị cưỡng bức qua đêm phải rời Sài Gòn để về những vùng KINH TẾ MỚI và bỏ lại hết toàn bộ tài sản của mình từ nhà ở , của cải , đồ đạc cho Đảng Cộng Sản quản lý.
Những người bị cướp bóc, tịch thu nhà và sau đó dồn lên vùng kinh tế mới
Những người bị cướp bóc, tịch thu nhà và sau đó dồn lên vùng kinh tế mới
Chỉ tiêu đề ra là phải đưa cưỡng bức khoảng gần một triệu người Sài Gòn ra các Vùng KINH TẾ MỚI và buộc họ phải bỏ hết tài sản nhà cửa lại cho Đảng Cộng Sản Hà Nội quản lý. Tổng kết từ các báo cáo thành tích cải tạo XHCN của Đảng, số người bị cưỡng bức đi Kinh Tế Mới từ Sài Gòn qua mười năm Quá Độ- ĐÁNH TƯ SẢN như sau:

THỜI KỲ
CHỈ TIÊU
KẾT QUẢ THỰC HIỆN

 GHI CHÚ
1976- 1979
4 triệu người
1,5 triệu người
95% là từ Sài Gòn
1979-1984
1 triệu người
1,3 triệu người
50% là từ Sài Gòn

Khi đến vùng KINH TẾ MỚI để sống tham gia các tập đoàn sản xuất hay còn gọi tắt là Hợp Tác Xã, “thành quả lao động” của các nạn nhân này được phân phối chia ra như sau:
30% trả thuế
25% góp cho chính phủ theo giá thu mua của nhà nước;
15% trả lương cho cán bộ quản lý ;
30% còn lại chia cho các thành viên tính theo số điểm thuế lao động
Như vậy là sản phẩm nông nghiệp từ các nông trường vùng Kinh tế Mới đã bị Đảng tịch thu hết 70 % và chỉ còn 30% là chia lại cho các thành viên, vốn là các nạn nhân bị tịch thu nhà cửa các nạn nhân sống trong vùng Kinh Tế Mới.
Thế là cả triệu người dân Sài Gòn đột nhiên lâm vào cảnh đói kém trầm trọng như là đòn trả thù hữu hiệu của chế độ Cộng Sản Hà Nội đối với những bị liệt vào thành phần không phải “Cách Mạng”, ngụy quân ngụy quyền và tiểu tư sản.
Ước tính có khoảng 300 ngàn trẻ em bị thất học vì sống ở các vùng Kinh Tế Mới này. Nhân dân miền Nam- cả triệu người đang sống sung túc bổng lao vào chịu đói kém khổ sở chưa từng có. Nạn đói kém lan tràn khắp mọi nơi, mọi nhà trước thảm cảnh cướp bóc này của Cộng Sản Hà Nội.
Hàng vạn người dân Sài Gòn đã phải bỏ trốn khỏi các vùng Kinh Tế Mới, đi ăn xin trên đường Về Sài Gòn, đói rách khổ sở. Đây là thời kỳ khốn khổ bi đát nhất trong lịch sử phát triển Sài Gòn.
III. Nguyên văn toàn bộ Quyết Định 111/CP của Cộng Sản Hà Nội trong quyết tâm cướp bóc tài sản người dân miền Nam Việt Nam
Quyết định 111/CP của Cộng Sản Hà Nội là một tài liệu chứng quan trọng đối với sử học cho tội ác cướp bóc của Cộng Sản đối với nhân dân miền Nam Việt Nam.
Quyết định này là nguồn gốc của mọi khổ đau, nghèo khó của người dân miền Nam Việt Nam sau ngày 30 tháng Tư năm 1975 và là lý do Việt Nam bị tụt hậu về mọi mặt , đứng hàng thứ ba nghèo nhất thế giới theo tuyên bố của Liên Hiệp Quốc vào năm 1985.
Sau đây là nguyên bản của quyết định:
HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
Số: 111/CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 14 tháng 04 năm 1977
QUYẾT ĐỊNH
CỦA HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ SỐ 111/CP NGÀY 14 THÁNG 4 NĂM 1977
VỀ VIỆC BAN HÀNH CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ VÀ CẢI TẠO XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA ĐỐI VỚI NHÀ, ĐẤT CHO THUÊ Ở CÁC ĐÔ THỊ
CỦA CÁC TỈNH PHÍA NAM
HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
Tiếp theo bản tuyên bố của Chính phủ về chính sách đối với công thương nghiệp tư bản tư doanh ở miền Nam hiện nay;
Để tăng cường quản lý nhà đất và đẩy mạnh cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với công thương nghiệp tư nhân ở các tỉnh phía Nam;
Theo đề nghị của đồng chí Bộ trưởng Bộ Xây dựng và của đồng chí Trưởng Ban Cải tạo Công thương nghiệp tư doanh Trung ương trong phiên họp Hội đồng Chính phủ ngày 25/2/1977;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1.- Nay ban hành kèm theo quyết định này bản chính sách quản lý và cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nhà đất cho thuê ở các đô thị các tỉnh phía Nam.
Điều 2.- Các đồng chí Thủ trưởng các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Hội đồng Chính phủ và các đồng chí chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ở phía Nam có trách nhiệm thi hành quyết định này, các đồng chí Bộ trưởng các Bộ Xây dựng, Nội vụ, Ngoại giao và các đồng chí Trưởng ban Cải tạo Công thương nghiệp tư doanh Trung ương có trách nhiệm hướng dẫn các ngành, các cấp thi hành quyết định này, tuỳ theo chức năng quản lý và những vấn đề có liên quan đến ngành mình.
CHÍNH SÁCH
QUẢN LÝ VÀ CẢI TẠO XÃ HỘI CHỦ NGHĨA ĐỐI VỚI NHÀ, ĐẤT
CHO THUÊ Ở CÁC ĐÔ THỊ CÁC TỈNH PHÍA NAM
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Việc quản lý và cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nhà, đất cho thuê ở các đô thị, các tỉnh phía Nam cần đạt được mục đích, yêu cầu sau đây:
- Xoá bỏ kinh doanh bóc lột về nhà đất; thực hiện thống nhất quản lý của Nhà nước về nhà đất ở đô thị.
- Cải tạo đến đâu, quản lý tốt đến đó, đồng thời tiến hành quy hoạch, bố trí, sắp xếp điều chỉnh lại những khu vực sản xuất, khu vực hành chính, sự nghiệp, khu vực ở và các cơ sở phúc lợi công cộng… sao cho công bằng; hợp lý và có lợi nhất, trên tinh thần tận dụng cơ sở sẵn có, kết hợp với xây dựng mới; từng bước giải quyết chỗ làm việc cho cơ quan Nhà nước và chỗ ở cho công nhân, nhân viên và nhân dân lao động chưa có chỗ ở hoặc ở quá chật, cải thiện từng bước điều kiện nhà ở của nhân dân góp phần ổn định và phát triển sản xuất.
- Tăng cường việc bảo quản, sửa chữa nhà cửa và từng bước cải tạo và xây dựng thành thị theo hướng xã hội chủ nghĩa.
I. CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NHÀ ĐẤT,
CHO THUÊ:
1. Nhà nước quốc hữu hoá toàn bộ nhà cho thuê, không kể diện tích cho thuê nhiều hay ít của tư sản mại bản, của địa chủ, của tư sản gian thương lớn, của những người phạm tội nặng về chính trị và kinh tế của các tổ chức phản động.
2. Nhà nước trực tiếp quản lý toàn bộ nhà cho thuê của các chủ là cá nhân, công ty, đoàn hội, tôn giáo v.v… trừ trường hợp nhân dân lao động có ít diện tích cho nhau thuê để ở hoặc cho ở nhờ.
Tuỳ theo chất lượng, công dụng của từng ngôi nhà, tuỳ theo diện tích cho thuê nhiều hay ít, tuỳ theo thu nhập của chủ nhà cao hay thấp, Nhà nước để cho những chủ nhà là cá nhân được hưởng một phần tiền thuê nhà. Phần chủ nhà được hưởng sẽ do Bộ Xây dựng quy định cụ thể, nhiều nhất không quá 25% tiền thuê nhà.
Riêng đối với những chủ nhà là cá nhân có ít nhà cho thuê để ở, diện tích cho thuê dưới 150 m2 ở các tỉnh, dưới 200 m2 ở thành phố Hồ Chí Minh, hoặc thu tiền cho thuê nhà (không kể tiền đặt cọc) hàng năm dưới 600 đồng ở các tỉnh và 800 đồng ở thành phố Hồ Chí Minh thì trước mắt chủ nhà vẫn được tạm thời cho thuê nhưng phải chấp hành đầy đủ những quy định thống nhất về đăng ký, hợp đồng giá cho thuê, điều lệ bảo quản sửa chữa, quyền lưu trú của người thuê.
3. Nhà nước trực tiếp quản lý tất cả các biệt thự cho thuê (không kể diện tích nhiều hay ít) và toàn bộ diện tích nhà cho thuê không phải để ở mà để làm cửa hàng, bệnh viện, trường học (không kể diện tích cho thuê nhiều hay ít). Nhà nước trực tiếp quản lý tất cả các cư xá công và tư, không kể là cư xá cho thuê hay ở không mất tiền. Đối với những căn hộ mà người ở đã mua đứt và có giấy tờ hợp lệ thì coi như của riêng, nếu không phải là đối tượng bị tịch thu trưng thu thì người đã mua nhà được Nhà nước thừa nhận quyền sở hữu.
4. Đối với thần sĩ trí thức, gia đình có công với cách mạng có nhà cho thuê thì vận động họ hiến. Công nhân, viên chức Nhà nước và Đảng viên có nhà cho thuê hoặc đang quản lý nhà cho thuê thì giao những nhà đó cho Nhà nước quản lý.
5. Những chủ có nhà cho thuê mà không có chỗ ở được giữ lại một diện tích để ở tương đương với bình quân diện tích chung ngoài xã hội hoặc có thể rộng hơn một ít tuỳ theo cấu trúc của ngôi nhà.
6. Nhà nước trực tiếp quản lý toàn bộ đất cho thuê không phân biệt diện tích nhiều hay ít và nói chung không bồi hoàn, trừ trường hợp đặc biệt.
7. Người đang thuê đất được phép sử dụng mà không được mua bán, chuyển dịch và phải tuân theo những quy định về quản lý nhà đất ở đô thị.
II. ĐỐI VỚI NHÀ, ĐẤT VẮNG CHỦ
1. Tất cả những nhà, đất và tài sản vắng chủ của người Việt nam và ngoại kiều đều do Nhà nước trực tiếp quản lý. Khi người chủ về, Nhà nước sẽ giải quyết với họ. Không ai được chiếm dụng, tự ý chuyển nhượng, mua bán nhà cửa, tài sản vắng chủ khi không được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
2. Nhà nước quản lý sử dụng những nhà, đất và tài sản vắng chủ cho thuê theo chính sách cải tạo nhà cho thuê.
3. Nhà nước quản lý sử dụng những nhà, đất và tài sản vắng chủ của những người đã ra nước ngoài làm ăn buôn bán, hành nghề từ trước ngày giải phóng, khi họ trở về sẽ tuỳ từng trường hợp mà nghiên cứu giải quyết sau.
Riêng đối với những người sau đây, khi họ trở về, Nhà nước sẽ xét từng trường hợp cụ thể mà trả lại nhà cửa, tài sản cho họ:
a. Những người làm ăn lương thiện đi chữa bệnh, đi thăm viếng bà con, đi học ở nước ngoài.
b. Những người đi tham gia cách mạng, tham gia kháng chiến.
c. Những người là nhân dân lao động vì hoang mang sợ hãi bỏ chạy đi các nơi trước và trong những ngày giải phóng.
4. Những nhà, đất và tài sản mà trước khi vắng, chủ nhà đã uỷ quyền hợp pháp cho những người là con đẻ, vợ hoặc chồng hợp pháp của mình quản lý thì những người ấy được tiếp tục quản lý và phải chấp hành những chính sách quản lý nhà, đất của Nhà nước; trường hợp chưa kịp uỷ quyền hợp pháp thì Nhà nước cho phép những người là cha mẹ, con đẻ, vợ hoặc chồng hợp pháp của họ trước đây đã ở trong những nhà ấy, nay được tiếp tục ở nhưng không được bán, chuyển dịch bất động sản.
Đối với thân nhân không phải là cha mẹ, vợ chống, con của các chủ vắng mặt mà trước đây cùng ở chung với chủ nhà, nếu nay còn ở lại thì sẽ được thu xếp cho ở một chỗ trong nhà hoặc xếp ở nơi khác.
5. Những trường hợp xin thừa kế, xin hiến nhà, đất và tài sản vắng chủ sẽ được nghiên cứu giải quyết từng trường hợp cụ thể theo chính sách.
6. Uỷ ban nhân dân thành phố, tỉnh thống nhất quản lý những nhà đất và tài sản vắng chủ tại địa phương.
Cơ quan quản lý nhà đất và cơ quan tài chính chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng, kiểm kê định giá, xử lý và thanh toán với chủ nhà khi họ trở về theo đúng các chính sách chế độ và thống nhất quản lý nhà đất và tài sản vắng chủ của Nhà nước.
III. ĐỐI VỚI NHÀ, ĐẤT CỦA CÁC ĐOÀN HỘI TÔN GIÁO
Để bảo đảm thống nhất quản lý nhà cửa, bảo đảm tôn trọng tự do tín ngưỡng và căn cứ vào các chế độ, chính sách khác của Nhà nước, việc quản lý của các đoàn, hội tôn giáo ở các tỉnh phía Nam được quy định như sau:
1. Nhà nước bảo hộ mọi nhà thờ, chùa chiền, miếu mạc, thánh thất được thực sự và thuần tuý dùng vào việc thờ cúng hành đạo.
2. Nhà nước tịch thu toàn bộ nhà đất của các Đoàn Hội các tổ chức không được Nhà nước thừa nhận và cho phép hoạt động.
3. Nhà, đất của các đoàn, hội, các tổ chức khác và của các tôn giáo hiện đang cho thuê được giải quyết theo chính sách chung về nhà, đất cho thuê. Riêng đối với các nhà tập trung của các tổ chức, các tôn giáo đã cho hội viên, giáo dân của mình nhờ, hoặc ở thuê với giá rất rẻ mà không nằm trong phạm vi nơi thờ cúng, hành đạo thì Nhà nước có thể xét cấp hẳn cho người đang sử dụng.
4. Những nhà cửa đất đai khác còn bỏ trống hoặc dùng vào mục đích không phải thờ cúng, hành đạo, thì Nhà nước vận động thuyết phục giáo dân giao cho Nhà nước dùng vào việc phục vụ lợi ích chung.
IV. ĐỐI VỚI NHÀ, ĐẤT CỦA CÁC TỔ CHỨC VÀ CÁ NHÂN THUỘC BỘ MÁY CAI TRỊ CỦA NGUỴ QUÂN NGUỴ QUYỀN VÀ ĐẢNG PHÁI PHẢN ĐỘNG
1. Mọi loại nhà cửa, đất đai trước ngày Giải phóng do chính quyền Mỹ nguỵ quản lý hoặc dành cho những tổ chức hay cá nhân, thuộc nguỵ quân nguỵ quyền và các tổ chức đảng phái phản động sử dụng, nay đều là tài sản công cộng, do Nhà nước trực tiếp quản lý.
2. Nhà cửa, đất đai của những người sau đây đều do Nhà nước trực tiếp quản lý:
- Sĩ quan nguỵ quân cấp từ thiếu tá trở lên.
- Sĩ quan cảnh sát từ cấp trung uý trở lên.
- Cán bộ thuộc bộ máy cai trị của nguỵ quyền đã giữ chức vụ, từ Chủ sự phòng cơ quan Trung ương, Ty phó, Quận phó trở lên.
- Các phần tử ác ôn, mật vụ, tình báo, chiêu hồi cố tình phản cách mạng.
3. Những người có nhà cho thuê và nhà thuộc diện Nhà nước trực tiếp quản lý, tuỳ theo chức vụ cấp bậc, quá trình hoạt động dưới thời Mỹ nguỵ và thái độ chính trị hiện nay của đương sự mà có thể chiếu cố dành cho một diện tích ở thích đáng, nếu chưa có chỗ ở.
V. ĐỐI VỚI NHÀ ĐẤT CỦA NGOẠI KIỀU
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam không thừa nhận mọi cam kết của chính quyền Mỹ nguỵ với các nước và các tổ chức quốc tế có cơ quan ở miền Nam Việt Nam.
Nhà nước không thừa nhận quyền sở hữu về bất động sản đã có của các nước và của ngoại kiều trên lãnh thổ Việt Nam từ trước ngày Giải phóng. Chính phủ sẽ giải quyết các vấn đề tồn tại về các loại nhà, đất này theo hướng sau đây:
1. Quốc hữu hoá không bồi hoàn toàn bộ đất đai, nhà cho thuê của chính phủ nước ngoài và ngoại kiều. Xét trường hợp cụ thể có hình thức xử lý đích đáng; không bồi hoàn, bồi hoàn tượng trưng, bồi hoàn một phần tuỳ theo quan hệ ngoại giao giữa nước ta với nước hữu quan nếu là nhà thuộc quyền sở hữu của Nhà nước hữu quan, và tuỳ theo tính chất kinh doanh bóc lột của ngoại kiều nếu là nhà thuộc quyền sở hữu của ngoại kiều.
2. Tịch thu toàn bộ tài sản:
a. Của nước trực tiếp tham gia chiến tranh xâm lược Việt Nam.
b. Của ngoại kiều trực tiếp phục vụ cho cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
c. Của nước ngoài đã được sử dụng vào mục đích của cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
3. Đối với nhà làm việc và nhà ở của các Chính phủ nước ngoài khác và của các tổ chức quốc tế thì giải quyết như sau:
Nếu là nhà mua hoặc tự xây cất hợp pháp, căn cứ vào quy hoạch của đô thị mà có thể cho họ giữ lại một số nhà cần thiết để làm cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan nghiệp vụ được Nhà nước ta chấp nhận. Những nhà không dùng vào công việc trên thì phải nhượng lại.
Đối với những nhà không mua hoặc xây cất không hợp pháp thì Nhà nước quản lý không bồi hoàn.
4. Nhà của ngoại kiều:
- Đối với những ngoại kiều được ở lại nước ta làm ăn sinh sống, có nhà tự xây dựng hợp pháp thì được thừa nhận quyền sử dụng để ở.
- Đối với ngoại kiều được phép xuất cảnh:
Nếu là người lao động, thì Nhà nước cho phép bán nhà mà họ đang ở hoặc tự xây cất hợp pháp.
Nếu có cha mẹ, vợ chồng hợp pháp, con đẻ được ở lại và đã cùng ở chung một hộ thì có thể được xét cho nhận uỷ quyền quản lý.
Đối với nhà của ngoại kiều không phải là nhân dân lao động thì trước khi xuất cảnh đều phải giao lại cho Nhà nước quản lý, và tuỳ từng trường hợp, Nhà nước sẽ không bồi hoàn, bồi hoàn tượng trưng, hoặc bồi hoàn một phần.
HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
PHÓ THỦ TƯỚNG
(Đã ký)
Phạm Hùng
Điều IV của QĐ 111/CP đã cho thấy rõ gia đình thân nhân của các anh em quân lực Việt Nam Cộng Hòa phải chịu mất nhà mất cửa rất thê thảm. Mọi quy chụp là phản động hay Ngụy quyền thì coi như là bị tịch thu nhà cửa.
Dòng chữ cuối cùng của khoản 2 điều IV của QĐ 111/CP có ghi rõ là nhà cửa đất đai của các thành phần sau đây bị tịch thu: “Các phần tử ác ôn, mật vụ, tình báo, chiêu hồi cố tình phản cách mạng.” Bởi không có định nghĩa rõ ràng thế nào là thành phần ác ôn nên các viên chức cán bộ Cộng Sản tha hồ kết tội thuờng dân vô tôi vạ là thành phần ác ôn của “Ngụy quyền” để tư lợi cướp bóc nhà cửa cho riêng mình, không cần tòa án nào xét xử cả. Ai ai cũng có thể là điệp viên CIA, hay là có lý lịch ba đời liên quan đến Ngụy quân, và điều có tư tưởng phản động và cần phải tịch thu nhà cửa dựa trên điều khoản này của Q Đ 111/CP.
Không khí hoảng sợ , đau thuơng oán hận lan tràn khắp cả miền Nam.
IV. Hậu quả ĐÁNH TƯ SẢN của Cộng Sản Hà Nội:
Theo các chuyên gia của Liên Hiệp Quốc về kinh tế, Việt Nam tụt hậu hơn 50 năm về kinh tế vì các chính sách đánh tư sản này của Cộng Sản Hà Nội lên đầu người dân miền Nam. Việt Nam là quốc gia nghèo đứng hàng thứ ba trên thế giới vào năm 1985.
Cho đến giờ phút này , người dân Việt Nam vẫn chưa thực sự có quyền TƯ HỮU mà chỉ có quyền SỬ DỤNG, nghĩa là thảm họa bị ĐÁNH TƯ SẢN trong quá khứ vẫn treo lơ lửng trên đầu người dân Việt Nam bất cứ lúc nào cũng có thể xảy ra chiếu theo luật pháp hiện hành của Cộng Sản Hà Nội.
Kinh tế của Việt Nam mãi đến năm 1997 mới thực sự khắc phục được một phần hâu quả của 10 năm Quá Độ, ĐÁNH TƯ SẢN mang đầy cướp bóc ngu xuẫn do Cộng Sản Hà Nội tiến hành từ năm 1976 đến năm 1987.
Từ năm 1987 đến năm 1997, Hoa Kỳ đã nhắm mắt làm ngơ cho những người Việt di tản hay Vượt Biên định cư tại Mỹ gởi tiền hàng ồ ạt về cứu đói thân nhân mình và vực dậy sự sinh động về kinh tế vốn có ngày nào của miền Nam.Tổng số ngoại tệ gởi về lên đến 8 đến 15 tỷ Mỹ kim mỗi năm trong suốt 10 năm đó.
Sang đến năm 1989, báo SGGP từ hào Sài Gòn chịu 90 % ngân sách của cả nước và bắt đầu tiến hành trả lại nhà cho một số nạn nhân bao năm trời khổ ải đói rách, cũng như bắt đầu bàn tới vấn đề cho phép các sĩ quan quân lực Việt Nam Cộng Hòa được bán nhà vốn hầu hết đã bị tịch thu nếu ra đi theo chương trình HO-Special Release Reeducation Center Detainee Resettlement Program (Chương trình tái định cư phóng thích đặc biệt tù nhân trung tâm cải tạo)
Chỉ số nghèo đói của Việt Nam đứng hàng thứ ba trên thế giới và chỉ mới có những tiến bộ cải thiện mà thôi trong dạo gần đây khi World Bank và USAID tăng tốc trợ giúp.
Mọi tài liệu, hình ảnh ca ngợi ĐÁNH TƯ SẢN từ các báo chí đài phát thanh của Đảng cũng bị dẹp dần đi.
Đảng Cộng Sản Hà Nội tới ngày nay vẫn chưa chính thức xin lỗi hai mươi mốt triệu người dân miền Nam về hành động cướp bóc phi pháp này.


__._,_.___

Posted by: truc nguyen 

Featured Post

Bản Tin buổi sáng 12/3/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link