Sunday, April 26, 2015

VNCH chết nhưng chưa chôn.... CSVN chôn nhưng chưa chết



Lễ 100 Years of ANZAC: Quốc Kỳ, Quân Kỳ VNCH ngạo nghễ tung bay!

Lễ 100 Years of ANZAC: Quốc Kỳ, Quân Kỳ VNCH ngạo nghễ tung bay!

Hữu Nguyên (huunguyen@saigontimes.org)

ÚC CHÂU: Hôm nay, 25.4.2015, ngày Quốc Lễ vinh danh 100 Năm Ngày ANZAC được tổ chức trọng thể tại hầu hết các thành phố trên toàn nước Úc và Tân Tây Lan, với sự tham dự đông đảo của các chính khách, quan khách Úc và ngoại quốc, cùng hàng trăm ngàn cựu chiến binh Úc và các quốc gia Đồng Minh, trong đó có các cựu quân nhân QLVNCH. Quốc Kỳ, Quân Kỳ VNCH đã tung bay ngạo nghễ cùng Quốc Kỳ, Quân Kỳ của Úc và các quốc gia Đồng Minh, trên các đường phố của Sydney, Brisbane, Melbourn, Adelaide, Perth… Ngoài ra, Lễ 100 Years of ANZAC còn được tổ chức trọng thể tại Gallipoli (Thổ Nhĩ Kỳ), Villers-Bretonneux (Pháp), và nhiều nơi khác, cùng hầu hết tại các toà Đại Sứ Úc trên thế giới. Riêng tại Thủ Đô Canberra, 120,000 người tham dự Lễ ANZAC.




Thủ Tướng Úc Tony Abbott


Tại Lone Pine, Thổ Nhĩ Kỳ, nơi đã diễn ra cuộc giao chiến ác liệt cách đây đúng 100 năm, Lễ ANZAC đã được tổ chức trọng thể, đích thân Thái Tử Charles và Thủ Tướng Tony Abbott đã  đặt vòng hoa tại Đài Chiến Sĩ Trận Vong. Sau đó, mọi người đã xúc động nghe Thủ Tướng Tony Abbott tuyên bố: “100 năm trước,ngay tại những giao thông hào ngang dọc nghĩa trang này, chỉ trong 4 ngày giao tranh, 800 lính Úc đã hy sinh và 1,500 người bị thương. Về phía Thổ Nhĩ Kỳ, số tử vong nhiều gấp ba lần. Những hy sinh to lớn đó tuy không giành được một kết quả cụ thể nào, nhưng chúng không hề uổng phí. Trái lại, những hy sinh tuyệt vời đó đã phụng sự cho tinh thần ái quốc của một nước Úc non trẻ, sự hùng cường của thế giới tự do, sự thịnh vượng cho nhân loại. Những hy sinh cao cả đó là biểu tượng tuyệt vời của tinh thần Tổ Quốc Danh Dự Trách Nhiệm và tình chiến hữu của người lính Úc - Tân Tây Lan.”
Tiếp theo là những lời vinh danh, tưởng nhớ và biết ơn các chiến binh Úc, Tân Tây Lan đã hy sinh qua diễn văn của Thái Tử Charles, lãnh tụ đối lập Bill Shorten và Bộ Trưởng Cựu Chiến Binh Michael Ronaldson.
Đặc biệt, tham dự Lễ 100 Years of ANZAC và diễn hành còn có đông đảo Cựu Quân Nhân thuộc các Hội Cựu Quân Nhân QLVNCH tại các tiểu bang, lãnh thổ và Wollongong (một thành phố thuộc tiểu bang NSW).




Riêng tại Brisbane, như thường lệ hàng năm, Hội Cựu Quân Nhân QLVNCH/QLD, dưới sự lãnh đạo của Chủ Tịch Huỳnh Bá Phụng, đã tham dự diễn hành với đầy đủ Quốc Kỳ, Quân Kỳ. Khi diễn hành, tuy đoàn diễn hành của Cựu Quân Nhân QLVNCH/QLD đi cuối (vì xếp theo thứ tự ABC), nhưng luôn luôn lôi cuốn sự chú ý của Ban Tổ Chức và đông đảo người xem. Được vậy là nhờ sự tổ chức chu đáo, tinh thần khí thế của mỗi CQN bao giờ cũng cao ngất dưới bóng Cờ Vàng bay phấp phới, và sự tham dự của thế hệ hậu duệ VNCH, những thiếu nữ VN với tà áo dài tha thướt và duyên dáng, đậm đà bản sắc Việt Nam. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên, nhiều người Úc tại Brisbane, mỗi khi nhắc đến Việt Nam, họ chỉ biết đến Cờ Vàng, và đinh ninh cờ máu VC là cờ của Trung Cộng.




Tưởng cũng nên nhắc lại, ANZAC, viết tắt của Australian and New Zealand Army Corps (Quân Đoàn Úc và Tân Tây Lan), được thành lập khi Đệ Nhất Thế Chiến bùng nổ. Khi đó, Úc mới lập quốc được 15 tuổi. Nhận sự điều động của quân đội Đồng Minh, đứng đầu là Anh, ngày 25 tháng 4 năm 2015, lực lượng ANZAC đổ bộ lên Gallipoli, Thổ Nhĩ Kỳ, với sự mạng tiến chiếm và bảo vệ eo biển vô Hắc Hải cho hải quân Đồng Minh, đồng thời tiến chiếm thủ đô Istalbul của đế quốc Ottoma (Thổ Nhĩ Kỳ), đồng minh của Đức. Tuy nhiên, vì sự chống cự quyết liệt của quân Thổ trong suốt 8 tháng, ANZAC đã không hoàn thành sứ mạng, nên phải rút lui vào cuối năm 1915, sau khi hy sinh 8000 lính Úc và 2700 lính Tân Tây Lan. Năm 1916, chính phủ Úc chọn 25.4 làm ngày kỷ niệm ANZAC, để tưởng niệm những người lính Úc đã hy sinh, đồng thời coi tinh thần ANZAC là nền tảng khởi đầu và bất biến cho tinh thần ái quốc non trẻ của Úc.
Là Đồng Minh của VNCH trong cuộc chiến chống CSVN và bè lũ CS quốc tế xâm lăng, bảo vệ Miền Nam và Thế Giới Tự Do; và nhờ sự đấu tranh thẳng thắn, không khoan nhượng của những cựu quân nhân QLVNCH đầu tiên đến Úc, nên Úc đã chính thức công nhận Quân Lực VNCH là quân đội Đồng Minh, được quyền tham dự diễn hành với Quốc Kỳ, Quân Kỳ VNCH trong những ngày Quốc Lễ như ANZAC, LONG TAN…

Hữu Nguyên

__._,_.___

Posted by: Tuan Hoang 

====

---------- Forwarded message ----------
From: Van-Nghe 
VNCH chết nhưng chưa chôn
CSBV chôn nhưng chưa chết
---
Ngày 30 tháng 4 có 1 triệu (đảng viên) vui nhưng có 90 triệu người buồn
---

Mời nghe BBC phỏng vấn người lính VNCH năm xưa về ngày 30 tháng 4:

---

Một cựu lính biệt kích của Việt Nam Cộng hòa trước 1975 nói với BBC rằng sự phủi tay của đồng minh là lý do dẫn tới Sài Gòn sụp đổ.

Ông Phạm Hòa là lính biết kích gia nhập quân đội vào mùa hè đỏ lửa năm 1972.

"Đó là khoảng thời gian rất ngắn và đầy biến động trong cuộc đời tôi,” ông Hòa kể và cho biết đơn vị của ông không hề biết là đang được di tản khi nhận được lệnh lên tàu ra Phú Quốc vào ngày 29/4.

Về biến cố 30/4, ông Hòa cho biết những người được di tản ‘gần như là bấn loạn’.

“Đi ra nước ngoài không biết mình làm gì. Không biết ngôn ngữ. Không có người giúp đỡ. Ngay cả quốc gia mình cũng không còn. Ngay cả quốc tịch mình cũng không còn. Mất toàn diện.”

Ông cho biết trước đó đa số các sỹ quan trẻ như ông đều ‘không nghĩ miền Nam sẽ mất ngay cả khi tiếp tế của người Mỹ không còn’.

Khi được hỏi vì sao quân đội miền Nam thua miền Bắc, ông Hòa nói: “Ngày nay ai cũng biết đó là sự phủi tay của đồng minh. Bên kia có cộng sản Trung Quốc, Nga Xô, Tiệp Khắc, Đông Âu, Đông Đức – tất cả các nước cộng sản đi vào chiến trường Việt Nam đánh Mỹ thì khi Mỹ rút thì làm sao một mình Việt Nam Cộng hòa có thể đương đầu với khối cộng sản thế giới?”

Khi được hỏi về kỷ niệm mà ông nhớ nhất thời còn chiến đấu, ông nói đó là khi ông đọc được lá thư của một người bộ đội Bắc Việt đã bỏ mạng sau khi chạm trán với đơn vị của ông vào năm 1974.

“Anh bộ đội ấy biết trước anh sẽ chết nên viết thư về cho mẹ nhắn cho mẹ thế này thế kia và nhắn cô người yêu cùng làng,” ông kể, “Cho đến khoảng đời sau này tôi cũng không thể nào quên tâm tư bộ đội Bắc Việt.”

“Người miền Nam, miền Bắc chúng ta đều trả giá và trả giá rất là đắt. Thành thử đó là đau thương cho cả đất nước Việt Nam,” ông nói và cho biết nếu gặp lại bộ đội Bắc Việt thì ông ‘cũng không có lý do thù hận’ vì ‘người chiến sỹ chỉ làm tròn bổn phận của họ mà thôi’.

“Anh em bên quân lực Việt Nam Cộng hòa chúng tôi không có gì thù hận người chiến binh bộ đội,” ông nói, “Họ cũng hy sinh như người miền Nam để tranh đấu cho Việt Nam sau này thôi.”

Tuy nhiên theo lời ông Hòa thì nước Việt Nam hiện nay ‘không như Việt Nam Cộng hòa mong muốn mà cũng không như bộ đội miền Bắc mong muốn’.

-----------------------
Reader comments:

Nham Hoang:  Tôi sinh ra và lớn lên tại miền Bắc . Tôi còn nhớ giai đoạn những năm bao cấp cuộc sống cơ cực vô cùng .
Những năm 1982 - 1983 rất nhiều người xung quanh tôi đều cố gắng góp tiền vàng để vượt biên chạy trốn khỏi cuộc sống bế tắc và nghèo khổ dưới triều đại CS.
Cô giáo dạy tôi cấp hai cũng bán gần như toàn bộ " Gia tài " và vay mượn khắp nơi để cho chồng cô vượt biên.  Nhưng mọi sự không như mong muốn của cô . Chuyến tàu chồng cô đã bị bắt và toàn bộ tài sản mang theo đã bị lột sạch.

Quá bế tắc vì nợ nần cô đã cho thuốc chuột vào nồi cháo để cả gia đình cô cùng chết , Khi hàng xóm phát hiện ra đưa cả nhà đi cấp cứu thì chồng cô và một cậu con trai lớn đã chết , cô và con trai thứ hai được cứu sống.
Tôi vẫn nhớ hôm đó vào giữa buổi trưa hè , tôi cũng chạy đến đó để chứng kiến , nhà cô ở trên tầng 4 khu tập thể tôi nhìn vào trong nhà cô thấy nồi cháo nấu với tiết lợn đổ lênh láng trên nền nhà cạnh những bãi nôn mửa vẫn chưa được dọn dẹp , Tôi không dám nhìn nữa và quay mặt ra ban công .
Tôi vẫn nhớ cảm giác của mình khi đó tôi thấy bầu trời giữa trưa hè oi ả dường như đen sạm lại , mắt tôi hoa lên , thương cô và gia đình cô quá.
Sau cú sốc quá nặng đó cô như người tâm thần không còn khả năng dạy học được nữa . Một thời gian sau khoảng 1 năm mỗi chiều đi học về tôi thấy cô già hẳn đi ngồi trước một cái mẹt trên có bày vài thứ lặt vặt như gương , lược bàn chải đánh răng , kim chỉ . VV
Tất cả mọi người trong khu chợ đó đều biết câu chuyện và hoàn cảnh của cô nên cũng mua hàng giúp cô . Nhưng sự nghèo khổ và suy sụp tinh thần đã làm cô suy kiệt và cô đã mất khoảng một năm sau đó.
Đám tang cô học sinh lớp tôi cũng đi dự . Hình ảnh gầy gò sơ xác của cô khi cắp cái mẹt hàng xén ra chợ vẫn ám ảnh tôi tới tận bây giờ. 
Vĩnh biệt cô giáo dạy môn lịch sử . Em luôn cầu chúc cô và chồng cô cùng cậu con trai đã mất của cô được hạnh phúc nơi thiên đàng !




__._,_.___

Posted by: truc nguyen 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin buổi sáng-12/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link