Thursday, July 30, 2015

Cái mặt bị từ khước cũa Việt Nam!


Tôi còn nhớ có lần Đức Cố Tỗng Giám Mục Hànội Ngô Quang Kiệt tuyên bố: Mang cái thông hành Việtnam ra nước ngoài là một sự sĩ nhục.

MT 


Cái mặt bị từ khước cũa Việt Nam!

Tạp ghi Huy Phương
Đã có lần bạn là người khách quý đến Honolulu, tại phi trường được một thiếu nữ xinh đẹp tươi tắn, choàng cho một vòng hoa sứ với câu chào Aloha cùng một nụ cười thân thiện. Nhưng không phải du khách nào trên thế giới cũng được sự chào đón như thế!


 
Tuần trước, báo chí lại loan tin, những người Việt Nam, đồng bào của chúng ta, từ Sài Gòn đến phi trường Changi, Singapore, bị từ chối nhập cảnh, nói rõ ra là bị đuổi về.
Singapore là một trong 48 quốc gia mà người mang visa Việt Nam vào không cần thị thực, nhưng lần này mặc dù có đầy đủ giấy tờ tùy thân, nhiều hành khách Việt Nam, phần lớn là phụ nữ, vẫn bị nhà chức trách Singapore từ chối cho vào xứ của họ. Những người Việt này bị đối xử như tội phạm, bị đưa vào phòng riêng, kiểm soát chặt chẽ giấy tờ, bị phỏng vấn và bắt tự đếm số tiền mang theo trước mặt nhân viên sân bay. Những người khách này buộc phải trở lại Việt Nam trên các chuyến bay đưa họ đến, hay lưu lại những khách sạn gần phi trường mà hãng hàng không Việt Nam phải đài thọ chi phí.
Lối hành xử này của Singapore cũng na ná như lối đối xử của chính quyền Việt Nam đối với những nhà hoạt động chính trị, nghi ngờ có hoạt động chính trị hay bất đồng chính kiến về Việt Nam lâu nay, mà không hề nói lý do.
Chính quyền Singapore cũng không hề nói lý do họ không cho những người Việt này vào nước họ, nhưng cái lý do này thì những người trong cuộc, hay toàn thể “khúc ruột ngàn dặm” trên khắp thế giới đều biết rõ, đều cảm thấy xấu hổ và đau lòng.
Hãng Jetstar Pacific, một trong hai hãng máy bay rẻ tiền có những đường bay ngắn cho biết, khi hành khách bị nhà chức trách từ chối nhập cảnh Singapore, người đó sẽ phải trả tiền ăn ở, tại sân bay. Phía Singapore thường buộc hãng hàng không phải ứng trước chi phí sau đó sẽ tính lại với hành khách. Chi phí cho mỗi khách bị từ chối nhập cảnh là khoảng hơn $200, chưa kể vé máy bay trở lại Việt Nam. Mỗi tháng, hãng này phải trả khoảng $20,000 cho những hành khách bị từ chối nhập cảnh tại Singapore.
Hãng Vietjet Air có hai chuyến bay Sài Gòn đi Singapore mỗi ngày. Trung bình mỗi tháng có 200 nữ hành khách bị Singapore yêu cầu quay về nước. Như vậy mỗi tháng Vietjet Air phải chi ra phí khoảng $750,000 cho những hành khách này mà không bao giờ đòi lại được tiền.
Phía Việt Nam mong phía Singapore cho họ biết danh sách những người Việt không được nhập cảnh vào Singapore để tiện việc ngăn chận, tránh sự tổn thất như trên, nhưng những người này đâu phải như những người làm chính trị có sổ đen của công an Việt Nam, mà chỉ là những cô gái, một ngày đẹp trời nào đó được rủ rê hay móc nối sang đây để... “đứng đường!” Trên các trang net, và ngay cả một phóng sự trên báo Thanh Niên trong nước, cũng công nhận rằng phần đông những cô gái đến với nghề này là hoàn toàn tự nguyện.
Chuyện không phải bây giờ mà cách đây vài năm Singapore đã loan tin cảnh sát tổng càn quét vào khu mại dâm Việt ở Geylang và Joo Chiat, bắt giữ hàng chục gái mại dâm người Việt lẫn bảo kê. Liên tục trong vòng một tuần, chỉ riêng tại khu Joo Chiat, 52 cô gái Việt đã bị bắt giữ. Các cô trang điểm diêm dúa, ăn mặc hở hang đón xe buýt hoặc xe taxi đến quán karaoke, vô từng bàn khách, ăn uống, rượu bia, lả lơi, ôm ấp, bán dâm tại bàn rượu hoặc đi ngủ đêm với khách, cố moi tiền bằng đủ mọi cách. Dân Singapore cho biết gái mại dâm Việt đã câu kéo khách bằng cách không mặc đồ lót và cho phép khách thoải mái sờ soạng. Sang Singapore là một nghề kiên trì, lần này bị đuổi lần sau lại lên máy bay sang nữa. Một cô gái cho biết cô đến rồi về nhiều lần, mỗi lần ở Singapore kiếm vài nghìn đô la.
Lối cấm cửa phụ nữ Việt Nam ở Singapore rõ ràng là nỗi đau đớn, nhục nhã. Rồi liệu, Bộ Ngoại Giao Việt Nam như lời yêu cầu có dám gửi công hàm đến Singapore để xin làm rõ trắng đen chuyện này không, hay nói ra chỉ thêm mất mặt! Làm người khác mất mặt cũng là một thứ làm nhục nhau. Ngày xưa làm nhục nhau thì kẻ sĩ thách nhau đấu súng hay rút gươm ra khỏi vỏ. Ngày nay, bị nhục thì đành ráng ngậm miệng mà đi.
Thể diện cũng có nghĩa là danh dự, ai làm mình mất thể diện là làm mất danh dự mình.
Nếu danh dự phụ nữ Việt Nam bị coi thường hay chà đạp là danh dự của cả dân tộc cũng bị coi thường. Ai có trách nhiệm trong việc đàn bà con gái Việt Nam bị cấm cửa và cái mặt Việt Nam trong thời gian gần đây, có thể nói xa hơn là dưới chế độ xã hội chủ nghĩa đã bị lấm lem đến mức tồi tệ.
Cái mặt Việt Nam ở Nhật mà đại diện là phi công, tiếp viên hàng không, người mẫu, du học sinh ăn cắp... không kể hết tên.
Cái mặt Việt Nam ở Thụy Điển rồi Anh, mà đại diện là Kiều Trinh, kẻ ăn cắp, đã rao giảng văn hóa trên truyền hình nhà nước, con cán bộ Trung Ương Đảng, đã được Bộ Y Tế Việt Nam chứng nhận là tâm thần và Tòa Đại Sứ Việt Nam can thiệp.
Cái mặt Việt Nam ở Phi Châu mà đại diện là nhân viên ngoại giao Vũ Mộc Anh, bí thư thứ nhất của Đại Sứ Quán Việt Nam tại Nam Phi, buôn lậu sừng tê giác.
Cái mặt Việt Nam ở Thụy Sĩ, ở Thái Lan mà đại diện là du khách ăn cắp.
Cái mặt Việt Nam ở Đài Loan mà đại diện là công nhân “xuất khẩu” ăn trộm chó làm thịt.
Cái mặt Việt Nam ở Nhật mà người Việt trộm dê làm thịt.
Cái mặt Việt Nam ở Malaysia: Khám phá một lần mà tống xuất 150 phụ nữ mại dâm về nước.
Cái mặt Việt Nam ở Nga, Tiệp Khắc, Ba Lan, Đông Đức với những nhóm băng đảng, buôn người có các tòa đại sứ Việt Cộng... chống lưng.
Chuyện mất mặt, bẽ mặt, xấu mặt hay mất thể diện thì cũng một nghĩa.
Hãnh diện thì ngẩng mặt, xấu hổ thì cúi mặt, vuốt mặt, quay mặt, giấu mặt đi.
Cái mặt chai lì, tê cứng, không biết xấu hổ, vô cảm là cái mặt mo, mặt mẹt, mặt trơ.
Những cái mặt... Việt Nam nên che đi là những cái mặt của Đặng Xuân Hợp, Vũ Mộc Anh, Kiều Trinh, vì họ đại diện cho chính quyền Việt Nam. Cái mặt đáng thương những người phụ nữ vì xấu hổ cũng phải che đi, tủi thân vì số kiếp phụ nữ Việt Nam, nhưng quả đáng thương hơn những đảng viên luôn luôn trơ mặt làm liều.
Quá đẹp là cái tên Việt Nam, hôm nay vang lừng khắp bốn biển năm châu.
Cờ đỏ sao vàng được minh họa cho hai chữ “ăn cắp.” (*)
Tiếng Việt được dùng để viết những thông báo răn đe người Việt chớ... ăn cắp.
Ai đã sáng tác ra cái câu nói dối trá, “Tôi mơ ước một buổi sáng thức dậy, thấy mình là người Việt Nam?” sẽ phải ân hận suốt đời.
Phần tôi, mỗi khi soi gương, tôi vẫn nhớ, “Tôi là người Việt Nam!” và cảm thấy thương cho tôi và thù ghét những con người đã làm cho hình ảnh Việt Nam xấu xa đi như hôm nay.
Cám ơn ký giả Xuân Dương ở trong nước với câu viết, “Một người, một gia đình, một dòng họ hay một dân tộc, khi sự xấu hổ bị đánh cắp thì không còn gì để mất!”






__._,_.___

Posted by: <vneagle_11@yahoo.com

Nạn đưa trẻ VN vào Anh trồng cần sa

 

Nạn đưa trẻ VN vào Anh trồng cần sa

  • 29 tháng 7 2015

Bà Chloe Setter nói tình trạng đưa lậu người lớn và trẻ em từ Việt Nam vào Anh là một vấn đề lớn

Sang thăm Việt Nam, ngoài bàn thảo về hợp tác an ninh, quốc phòng, thúc đẩy thương mại, Thủ tướng Anh, David Cameron còn muốn đề cập đến chủ đề hợp tác trong nỗ lực chống nạn buôn người vào Anh.

Trang web của Phủ Thủ tướng Anh ở Downing Street ngày 29/07 nói trong chuyến thăm tới Việt Nam, Thủ tướng David Cameron sẽ nói về nỗ lực chống nạn buôn người:
"Thủ tướng sẽ tìm cách tăng cường hợp tác đã có với phía Việt Nam để chống nạn buôn người..."

"Một phần nỗ lực của chính phủ Anh nhằm dẫn đầu cuộc chiến ngăn chặn nạn nô lệ thời hiện đại, Anh Quốc muốn làm nhiều hơn cùng Việt Nam - nước hàng đầu về nguồn ra đi - để ngăn chặn các cá nhân khỏi bị khai thác, và cùng hỗ trợ nạn nhân."
"Điều này sẽ được xây dựng trên nền tảng đã có là hợp tác giữa Cơ quan chống tội phạm quốc gia Anh và cơ quan hành pháp Việt Nam để phá các đường dây buôn bán tệ nạn khủng khiếp này."

Trang này cũng cho hay Cao ủy chống nạn nô lệ ở Anh Kevin Hyland, sẽ dẫn đầu một phái đoàn tìm hiểu tình hình sang Việt Nam vào mùa thu này để xác định Anh Quốc có thể làm gì hơn nữa trong việc tăng cường hợp tác.
Trả lời BBC Tiếng Việt ở London, Chloe Setter, từ tổ chức từ thiện giúp đỡ nạn nhân buôn người ECPAT UK, nói đây là vấn đề lớn.
Chloe Setter: Tình trạng đưa lậu người lớn và trẻ em từ Việt Nam vào Anh là một vấn đề lớn. Việt Nam là một trong những nước hàng đầu mà trẻ em và thanh niên được đưa lậu vào Anh. Đây là nước đứng thứ hai về con số trẻ em đưa lậu vào Anh. Chúng ta nói tới con số hàng ngàn trẻ em.
BBC: Vậy đã có những gì được làm trước trình trạng này?
Gần đây chúng tôi đã có Luật về Nô lệ hiện đại sẽ bắt đầu có hiệu lực từ cuối tháng này mà theo đó có một số điều khoản về bảo vệ trẻ em một khi được xác định là nạn nhân. Ngoài ra cũng có một số điều khoản nhằm chấm dứt việc khởi tố và buộc tội những trẻ em bị phát hiện trong bối cảnh tội phạm.

Tuy nhiên vẫn còn chưa làm được nhiều trong việc phòng tránh, ngăn chặn và giải quyết vấn đề tận gốc rễ nguyên nhân tại sao xảy ra tình trạng này và giải quyết đối với các băng đảng tội phạm có tổ chức đứng đằng sau các hoạt động trồng cần sa. Chúng ta thấy rằng rất nhiều trẻ em được đưa lậu vào để trồng cần sa tại Anh.
BBC: Chính phủ Anh và Việt Nam đã làm gì để giải quyết vấn đề này?

Anh Quốc muốn ngăn chặn nạn buôn người

Tôi có biết là có một số chương trình nhưng tôi cho rằng chưa có những hành động nhắm đúng mục tiêu mà tôi cho rằng đó chính là vấn đề.
Tuyên bố hôm nay của ông David Cameron rằng ông muốn chấm dứt hoàn toàn tình trạng buôn lậu trẻ em vào Anh và ông xác định Việt Nam là một trong những nước mà rất nhiều nạn nhân xuất phát từ đó.
Tuy nhiên điều mà ông Cameron nói hôm nay liên quan tới dây chuyền cung ứng cho các công ty lớn, rằng mà các công ty này phải báo cáo liệu họ có nhân công thuộc diện lao động cưỡng bức trong dây chuyên cung ứng của họ hay không, thì tôi cho rằng nó hoàn toàn chẳng có liên quan gì tình trạng buôn lậu trẻ em vào Anh để làm trong các nông trại trồng cần sa.
Những chủ nhân của các trại cần sa, các tổ chức tội phạm có tổ chức sẽ chẳng bao giờ đi báo cáo về sự minh bạch trong dây chuyên cung ứng nhân công của họ. Chính những hành động bất hợp pháp mới là điều chúng ta cần phải làm, phải giải quyết.

Tờ rơi của chính phủ Anh kêu gọi người nhập cư lậu ra khai báo - bản dịch bị sai vì gọi The Salvation Army - một tổ chức từ thiện, là 'Doanh trại Quân đội'.

Tuy nhiên, một thành viên cộng đồng người Việt ở Anh Quốc nói rằng thực sự tỷ lệ trẻ vị thành niên người Việt được đưa vào Anh chỉ chiếm một lượng rất nhỏ, và những người nhập cư lậu đa phần 'đồng lõa' với các đường dây buôn người.
Nói với BBC Tiếng Việt ngày 29/07 với điều kiện ẩn danh, người này nhận xét: "[Đa phần] người Việt sang đây thậm chí 25, 30 tuổi vẫn khai dưới [18] tuổi bởi mặt người Việt nhìn non hơn mặt người bản xứ."
"Theo quan sát và kinh nghiệm của tôi, ở độ tuổi đó thì ở Việt Nam họ cũng đã làm đủ thứ nghề. Họ sang đây thực ra có sự đồng lõa của hai bên, giữa người đưa người và người đi. Họ đã có những khế ước với nhau từ ban đầu. Khó có thể nói ai là nạn nhân, ai là thủ phạm."


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Người Việt xấu xí – Vì sao nên nỗi?

 



Người Việt xấu xí – Vì sao nên nỗi?

·         In
·         Ý kiến (115)
·         Chia sẻ:
 VOA
·          
·          
·          
·        
·          
 VOA : 28.07.2015
Trong những ngày qua, thông tin về hình ảnh người Việt xấu xí xuất hiện dày đặc. Không chỉ truyền thông trong nước mà báo chí nước ngoài cũng đã đăng tải.
Lệ Quyên, một ca sĩ nổi tiếng của Việt Nam là tâm điểm chỉ trích khi cho con trai mình đi tiểu vào túi dành cho hành khách say máy bay trên một chuyến bay của hãng Vietnam Airlines.
Nữ ca sĩ đi trên máy bay Airbus A350-900 mới chỉ vừa được đưa vào khai thác tuyến Hà Nội – Sài Gòn.
Một hành khách cùng chuyến bay đã chụp ảnh và chia sẻ trên Facebook cá nhân của mình, và bức ảnh đã lan truyền trên mạng xã hội với tốc độ chóng mặt, dẫn tới nhiều lời chỉ trích cũng như không ít sự cảm thông.
Về phía ca sĩ Lệ Quyên, cô chưa có phản hồi chính thức nào mà chỉ có một chia sẻ trên Facebook cùng một bức ảnh được cho là ám chỉ về vụ việc vừa xảy ra khiến dư luận vốn đã không có thiện cảm với hành động của cô nay lại tiếp tục ‘dậy sóng’.
Một vụ việc khác cũng khiến dư luận xôn xao là hai khách du lịch Việt Nam đã ăn trộm kính hàng hiệu trong một cửa hàng tại Zurich, Thụy Sĩ.
Qua máy quay giám sát, nhân viên cửa hàng đã phát hiện hai du khách tìm cách lấy trộm 3 chiếc kính trị giá 300 euro/chiếc và đem ra khỏi cửa hàng.
Hai vị khách này đã bị cảnh sát bắt sau khi nhận được tin báo từ nhân viên của cửa hàng.

Cả hai phải nộp phạt 2.000 franc (khoảng 2.200 USD) để được thả và đoàn khách du lịch có thể về Việt Nam vào sáng hôm sau theo đúng lịch trình.
Hướng dẫn viên của đoàn cho biết thêm về hai vị khách: “Nhỏ tuổi nhất trong đoàn, ngồi chỗ đẹp nhất trên xe, ăn nói ngang ngược nhất, luôn trễ giờ bắt cả đoàn phải đợi. Tôi biết là họ nhiều tiền và tiêu tiền nhiều nhất cả đoàn. Tôi và hướng dẫn viên địa phương cũng đã cảnh báo không được tắt mắt nhưng không vào tai họ”.
Ông Nguyễn Văn Tuấn, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam, nói: “Đó thực sự là hành động mà bất kỳ ai có lòng tự trọng cũng đều thấy xấu hổ!”
Theo ông Tuấn, Tổng cục Du lịch sẽ yêu cầu doanh nghiệp đưa đoàn khách này báo cáo cụ thể về vụ việc, đồng thời sẽ có công văn yêu cầu các doanh nghiệp khi đưa khách đi du lịch nước ngoài phải khuyến cáo tuân thủ pháp luật, không có các hành vi gây phương hại đến đất nước, văn hóa và hình ảnh quốc gia.
Nguồn : VOA 

Ca sĩ VN bị phạt vì 'cho con tè vào túi nôn'

·           BBC :9 giờ trước

Một ca sĩ Việt Nam, Lệ Quyên, bị phạt 4 triệu đồng vì 'vi phạm trật tự kỷ luật' trên máy bay.

The Vietnamese singer has previously posted selfie shots of herself as she travels around
+4
Khoản phạt trên liên quan đến việc ca sỹ này cho con trai đi tiểu vào túi nôn trên chuyến bay từ TP.HCM ra Hà Nội hôm 16/7, báo VnExpress đưa tin.
Báo này dẫn thông tin từ Vietnam Airlines cho biết tiếp viên trưởng chuyến bay đã nhắc nhở Lệ Quyên và đề nghị đưa bé trai vào phòng vệ sinh, nhưng không nhận được câu trả lời từ ca sỹ này.
Vụ việc cũng đã được các trang mạng nước ngoài như Yahoo News và báo Daily Mail của Anh đăng tải.
Hai vợ chồng ca sĩ Lệ Quyên bị Thanh tra Cục Hàng không phạt mỗi người 4 triệu đồng.
Hai người bị phạt vì đã cho con, sinh năm 2011, tè vào túi nôn được trang bị trên tàu bay ngày 16/7.
Nguồn : BBC on line


__._,_.___

Posted by: tuong pham 

Wednesday, July 29, 2015

Cả nước phì cười


   Văn Quang - Viết từ Sài Gòn ngày 27.7.2015  
                                        Cả nước phì cười

Vụ Giang Kim Đạt chỉ với chức vụ nhỏ, trong thời gian ngắn và với vài dự án mà đã có thể kiếm chác hơn 18,6 triệu USD của nhà nước vừa bị bắt và khui ra trước công luận khiến dư luận tại VN nổi sóng ba đào. Báo chí lề phải, lề trái cùng người dân bàn tán rôm rả những đề tài xung quanh câu chuyện này.

Nhưng có một chuyện cũng được mang ra công bố trong thời gian này đó là báo cáo của Thanh tra Chính phủ. Theo báo cáo này tính đến ngày 31/5/2015 trong tổng số 995.383 người kê khai tài sản thu nhập thì chỉ có 4 người kê khai không trung thực. Một con số quá lý tưởng. Nó cho dư luận thấy việc kê khai tài sản thu nhập rất “nghiêm túc”, 4 người gian dối so với gần một triệu người kê khai thì tỉ lệ coi như không có. 

Chỉ cần đọc đến đây thôi bất cứ người dân lương thiện nào cũng phải phì cười. Tất nhiên các quan tham còn đương chức đương quyền và những quan đã “hạ cánh an toàn” thấy khoái chí vì sự làm việc “cần mẫn” của các ông Thanh Tra Chính Phủ. Bởi các ông ấy đã chịu khó lục lọi hàng triệu hồ sơ kê khai tài sản vốn rất lôi thôi, phức tạp của hầu hết các quan chức từ cấp phó trưởng phòng trở lên cho đến các quan chức trong chính phủ. Đúng là một công việc quá khó, quá mệt với hàng đống hồ sơ cao như trái núi. Thế mà chỉ tìm ra có 4 ông kê khai không trung thực và 2 ông đã bị kỷ luật, chả biết là kỷ luật như thế nào.

Chắc cũng lại “phê bình, kiểm điểm, rút kinh nghiệm” là xong. Làm thế cho nó nhàn chứ khép các ông này vào tội gì bây giờ? Chỉ là kê khai “nhầm” thôi mà có gì chứng minh là tham nhũng đâu.

Báo cáo tiếp tay cho tham nhũng lộng hành

Vậy là việc kê khai tài sản thu nhập của các quan chức năng như thế là thành công. Như thế tham nhũng sẽ bị diệt hết trơn, bởi tài sản đã được kê “trung thực” rồi. Thế mà theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) công bố xếp hạng thường niên về tham nhũng trên thế giới thì Việt Nam đứng ở vị trí thứ 116/177 quốc gia được xếp hạng. Theo Trace International, một cơ quan nghiên cứu và theo dõi nạn hối lộ thì cuộc khảo sát năm 2014 chấm điểm 197 quốc gia trên thế giới thì Việt Nam đứng hạng 188 với 82/100 điểm, thuộc nhóm 10 quốc gia tham nhũng nhất thế giới.

Báo cáo của Thanh tra Chính phủ (TTCP) chẳng khác nào bênh vực cho tham nhũng lộng hành. Nếu hỏi bất cứ người dân VN nào về con số 4 người không trung thực trên một triệu người kê khai tài sản có đáng tin cậy không? Chắc chắn sẽ có 99,9% người lắc đầu quầy quậy “Thế mà cũng báo cáo, báo cầy được!” Vậy ai tham nhũng, tham nhũng ở đâu? Có một phản tác dụng thấy rõ là người dân hoang mang bởi những bản kê khai tham nhũng của những “thế lực thù địch” nào là ông này có hàng tỉ đô la ở Thụy Sĩ, ông kia có năm bảy trăm triệu đô la đứng tên ai, ở đâu… Người dân tin vào đâu bây giờ? Thế nên chuyện đó cứ âm thầm lan truyền trong dân chúng. Tại sao không công khai bản kê khai tài sản của quan chức cho người dân biết?

Nhân dân chẳng thấy mặt mũi bản kê khai của ông nào

Thật ra, cũng theo báo cáo của TTCP, 98,4% bản kê khai đã được công khai bằng các hình thức niêm yết hoặc công bố. Không rõ niêm yết, công bố ở đâu chứ dân thường chúng tôi quả thực chưa hề thấy mặt mũi cái bản kê khai của các quan chức như thế nào (theo báo Kiến Thức). Quả thật vậy, tôi ở VN bao nhiêu năm mà chưa từng thấy mặt mũi cái bản kê khai ấy ra sao chứ đừng nói đến bản kê khai của mấy ông ngay trong phường, trong quận, trong thành phố Sài Gòn, nơi tôi cư ngụ.  

Dân chỉ thấy nhà cửa, đất đai, biệt thự của họ cứ mọc lên ngày một nhiều, chình ình ra đấy, nếu quy ra tiền thì giá trị phải bằng vài trăm năm tiền lương của một công chức. Tài sản khủng ấy ở đâu ra? Câu trả lời lại cùng một kiểu nguồn gốc: Vợ con làm ra, ông bà để lại, người nhà ở nước ngoài gửi về! Kê xong rồi nội bộ các ông tự thông qua với nhau, chẳng ai dại vạch áo cho người xem lưng. Những tài sản khổng lồ đó cứ nghiễm nhiên thách thức dư luận.

Nhịn cười không nổi

Trường hợp đầu tiên phải nhắc đến là ông nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền có khối tài sản khủng trị giá khoảng vài chục triệu USD, không biết khi đương chức đương quyền ông kê khai thế nào, có trung thực hay không? 

Ông Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Ngô Văn Khánh cũng có một khối tài sản khổng lồ mà đến lương Bộ trưởng còm cọm tích lũy cả đời cũng khó mà có được.

Rồi là ông Lê Thanh Cung, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương có tới trên 100ha đất rừng cao su, tài sản dinh thự lộng lẫy và đất rừng trị giá hàng trăm tỷ đồng, thu nhập từ rừng hàng chục tỷ đồng/năm liệu có kê khai đầy đủ không, có trung thực không?
Ở tỉnh Hà Giang cũng có những trường hợp Chủ tịch UBND, Phó Bí thư Tỉnh ủy, lãnh đạo ban ngành của tỉnh cũng ôm một khối tài sản nhà cửa có giá trị lớn, nguyên liệu làm nhà toàn bằng gỗ quý, loại bị cấm khai thác không biết có trung thực, có nhớ để kê khai hay không? 

Vậy những con số mà ông Phó Tổng Thanh tra Chính phủ đưa ra làm sao có sức thuyết phục, làm sao mà dân tin được? Người dân có quyền đặt ra câu hỏi còn bao nhiêu ông kê khai tài sản không trung thực nữa, tất nhiên con số đó nhắm vào hơn 90% ông đã kê khai tài sản mà người dân hoàn toàn mù tịt. Nếu các ông đưa ra con số tạm chấp nhận được như khoảng 20-30% còn đỡ buồn cười chứ đưa ra những con số “quá đẹp” là 04/1 triệu như vậy, dân nhịn cười làm sao được!

Chính vì người dân tố cáo kê khai tài sản gian dối nên mới có vụ Giang Kim Đạt

Một cán bộ cấp trưởng phòng, trong vòng 2 năm tham ô của nhà nước 18,6 triệu USD nhưng không bị phát hiện. Tại sao Giang Kim Đạt có thể thực hiện trót lọt hành vi của mình dễ dàng. Theo Nghị định của Chính phủ về minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, ở doanh nghiệp có vốn nhà nước, cán bộ cấp phó trưởng phòng trở lên buộc phải kê khai tài sản. Như vậy, là trưởng phòng, Giang Kim Đạt cũng thuộc diện phải kê khai tài sản và thu nhập. Thế nhưng, những gì đã diễn ra cho thấy quy định này không được thực thi hoặc được thực thi qua loa cho có thôi.

Theo luật sư Nguyễn Văn Đức: “Hệ thống quản lý, theo dõi của chúng ta dày đặc, tầng tầng lớp lớp mà tại sao không biết? Buôn lậu, làm hàng giả, đánh bạc, mại dâm, ma túy, nghiện hút, tham nhũng…, việc gì dân ta cũng biết nhưng chưa được tạo cơ chế, điều kiện để tham gia phòng chống tham nhũng, thậm chí có khi còn bị vô hiệu hóa. Tiền mặt, kim cương, vàng bạc thì có thể giấu giếm, lén lút, chứ nhà đất và tài khoản thì quá dễ phát hiện. Nhiều vụ như thế rồi thì phải xem xét và sửa lại lỗi hệ thống, cốt lõi, gốc rễ, chứ đừng loay hoay với cái lá, cái ngọn”.

Từ vụ tham nhũng lớn nhất nước Vinashin

Rất nhiều chi tiết trong vụ Giang Kim Đạt bỏ túi hơn 16 triệu đô la, ở đây, tôi chỉ tóm tắt những sự kiện chính:
Vụ án Vinashin đã từng gây rúng động trong thời gian mấy năm vừa qua, không một người dân VN nào không biết. Vụ án đã làm thiệt hại của dân ít nhất 550 tỉ đồng.

                                    
                                         Tập đoàn Vinashin một thời dậy sóng vì đã làm hại dân hại nước 550 tỉ đồng

Tài sản có giá trị hơn 1.000 tỉ đồng, đầu tư gốc 1.600 tỉ nhưng hiện nhiều con tàu của Vinashinlines đang đứng trước khả năng phải bán với giá sắt vụn. Cụ thể, do không còn nguồn thu để duy trì tình trạng an toàn tối thiểu nên các giấy chứng nhận an toàn sẽ hết hiệu lực. Khi đó, chỉ có thể bán với giá sắt vụn chứ không thể bán với giá tàu còn khai thác.

                                    
                                     Tàu Hoa Sen của Vinashin ế khách, nợ lương nhân viên hàng tỷ đồng

Ngoài ra, riêng tiền trông coi bảo quản tối thiểu cho mỗi con tàu cũng đã ngốn thêm trên dưới 400 triệu đồng mỗi tháng và 7 tàu có nguy cơ thành sắt vụn của Vinashinlines như tàu Lash, Tàu Green Sea, Tàu Vinashin Liner 1 và 2, Tàu Cái Lân 4, Tàu New Energy,Tàu New Sun.

                                    
                                                               9 ông lớn Vinashin ra trước tòa lãnh án

Hầu hết 9 ông lớn của Vinashin bị bắt và bị truy tố, nhưng Giang Kim Đạt nhanh chân trốn thoát. Cựu Chủ tịch Vinashin bị thu hồi 500 tỉ đồng nhưng chưa thi hành án được đồng nào. Xác minh tài sản thì coi như tay trắng, muốn thu hồi cũng không biết lấy gì để thu hồi.

Giang Kim Đạt là ai?

Giang Kim Đạt (SN 1977, quê quán huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình), nguyên quyền trưởng phòng Kinh doanh của Công ty Vận tải Viễn Dương Vinashin (Vinashinlines), là đối tượng chính trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam (Vinashin).

Vụ án này được Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an khởi tố ngày 23-8-2010. Trước khi khởi tố vụ án, Giang Kim Đạt đã bỏ trốn ra nước ngoài. Ngay sau đó, Cơ quan An ninh điều tra đã phát lệnh truy nã đặc biệt. Bộ Công an đã phối hợp với Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế (Interpol) và cơ quan thực thi pháp luật các nước liên quan để truy bắt.

Giang Kim Đạt sống cực kỳ sang trọng ở Singapore

Theo xác minh của Cục An ninh kinh tế, gia đình Đạt có tới 40 biệt thự, căn nhà cao cấp, đất đai vị trí “vàng” trên khắp cả nước cùng nhiều xe hơi đắt tiền. Khối tài sản lớn đứng tên gia đình Đạt đều có từ sau thời gian Đạt làm việc tại Vinashinlines, đảm nhận cương vị trưởng phòng kinh doanh.

                                                     
                                Giang Kim Đạt bị bắt ngày 7-7 tại Singapore sau hơn 1.800 ngày trốn truy nã

Đầu năm 2015, sau nhiều ngày xác minh, truy xét, cơ quan điều tra đã biết được Đạt đang lẩn trốn ở nước ngoài. Lần theo dấu vết của Đạt, cơ quan điều tra đã xác định được Đạt đã bỏ trốn sang Singapore, Thái Lan, Trung Quốc và một số nước khác. Vốn có sẵn tiền trong nhiều tài khoản nước ngoài, khi bỏ trốn, Đạt vung tay tiêu xài như đi du lịch. Sang Singapore không lâu, Đạt đã mạnh tay mua một căn nhà cao cấp với giá 3,6 triệu USD. Thậm chí, trong thời gian này, Đạt có quan hệ tình cảm với một số người... (chắc là toàn người đẹp cẳng dài).

Khởi tố và bắt giam Giang Văn Hiền - cha của Giang Kim Đạt

Sau khi bỏ trốn ra nước ngoài, Đạt yêu cầu các công ty “đối tác” mà Đạt là đại diện Vinashinlines ký kết hợp đồng phải chuyển toàn bộ số ngoại tệ như đã thoả thuận trước đó vào nhiều tài khoản mang tên bố đẻ của  Đạt là Giang Văn Hiển, 65 tuổi, ở tại quận 2, TP Sài Gòn, cán bộ hưu trí. Sau đó, ông Hiển rút tiền để mua bán bất động sản và nhiều tài sản khác. 

Cơ quan An ninh điều tra đã khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với Giang Văn Hiển về tội “chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có”. 

Đến nay, cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an đã xác minh, kê biên khoảng 30 bất động sản, bao gồm: nhà ở, biệt thự, đất đai chủ yếu ở TP Sài Gòn; Hà Nội; TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà… Đây là những bất động sản đứng tên ông Hiển và người thân trong gia đình, hoặc nhờ người khác đứng tên, thu hồi tài sản cho nhà nước.

Người dân có quyền đặt ra nghi vấn: Còn bao nhiêu Giang Kim Đạt và bố Đạt cùng anh chị em họ hàng nhà Đạt nữa đang sống ung dung trên đầu trên cổ dân nghèo rớt mồng tơi với những thuế phí và cuộc sống đầy bất an?
Văn Quang
 ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~


                                                                              ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

__._,_.___

Posted by: Tran Van Long

Monday, July 27, 2015

Kiev sắp mở bảo tàng về « thời Xô Viết chiếm đóng »


Kiev sp m bo tàng v « thi Xô Viết chiếm đóng »

RFI
media
Tượng Lenin b lt đ ti Kiev, 08/12/2013.REUTERS/Gleb Garanich

Ngày 23/07/2015, Hi đng thành ph Kiev đã thông qua quyết đnh thành lp mt vin bo tàng ngoài tri, « thi Xô Viết chiếm đóng ». Quyết đnh này có nguy cơ gây thêm căng thng mi vi Matxcơva.

Theo AFP dn li thông tin t truyn thông Ukraina, đa s đi biu thành ph, 78 trên tng s 120 người, đã b phiếu thông qua quyết đnh trên, sau khi Ngh vin Ukraina đã thông qua mt lot đo lut v vic bãi b tàn dư ca chế đng cng sn trên toàn quc được.
Chính quyn thành ph đã đưa ra xem xét ba v trí có th xây dng bo tàng mi này, trong đó có c khu vc xung quanh bc tượng khng l « Mu Quc ». Được xây dng t thi Liên Xô trên mt ngn đi ti trung tâm lch s Kiev, bc tượng th hin mt người ph n cm mt thanh gươm vi mt tm lá chn. Di tích này cũng nm trong qun th tưởng nim Thế Chiến th hai.

Bn thông cáo ca thành ph nêu rõ « Bo tàng thi Xô Viết chiếm đóng » s tiếp nhn nhng công trình và tác phm tượng trưng thi Liên Xô cũ sp được tháo d khi các khu vc công cng, chiu theo các lut v bãi b tàn dư chế đ cng sn được thông qua tháng Tư va qua.
Đi biu thành ph Oleg Gariaga nhn mnh, cn phi thn trng trong quá trình tháo d các di tích trên vì rt nhiu công trình có giá tr kiến trúc và văn hóa.
Vào tháng Tư va qua, B trưởng Văn hóa Ukraina đã đ xut thành lp « mt bo tàng v chế đ chuyên chế quy t các di tích thi cng sn sau khi tháo d. Trong bn thông cáo, ông viết : « Cn phi cho mi khách tham quan hiu rõ v quy mô ti ác ca chế đ cng sn đc tài toàn tr chng li dân tc Ukraina ».

Là quc gia thành viên Liên Bang Xô Viết và nm ca ngõ vi Liên Hip Châu Âu, hàng triu dân thường Ukraina đã chết trong thi k Xô Viết, trong đó phi k ti đi nn đói nhng năm 1932-1933.

T khi chính quyn thân phương Tây lên nm quyn, Ukraina c gng rũ b quá kh Xô Viết vi kết qu là mt cuc xung đt vũ trang vi các phe ly khai thân Nga ti min Đông nước này. Trước đó, vào tháng 03/2015, Matxcơva đã sáp nhp bán đo Crimée vào lãnh th Nga.
Vi 2,8 triu dân, Kiev đã có mt bo tng nh v thi k chiếm đóng Xô Viết do chi nhánh ca mt t chc phi chính ph bo v nhân quyn. Tuy nhiên, bo tng này không nhn được s h tr tài chính ca Nhà nước. Khi khai trương vào năm 2007, chính quyn Matxcơva đã đánh giá hành đng này là mt li « s v ».

Ân xá Quc tế t cáo Iran gia tăng t hình

Trng Thành


Tha thun ht nhân gia Teheran và các thành viên thường trc Hi đng Bo An Liên Hip Quc và Đc va được ký kết, cho phép hy vng gim căng thng ti Trung Cn Đông. Tuy nhiên, tình trng nhân quyn ti Iran tiếp tc gây lo ngi ln. T chc Ân xá Quc tế (Amnesty International) hôm qua, 23/07/2015, thông báo gn 700 người b hành quyết ti quc gia Hi giáo này ch riêng t đu năm đến nay.

Amnesty International, có tr s ti Luân Đôn, khng đnh : « Chính quyn Iran đã hành quyết 694 người, trong khong thi gian t ngày 01/01/2015 đến ngày 15/07/2015 », s lượng người b t hình ti quc gia này là nhiu chưa tng có. Theo Ân xá Quc tế, vi tc đ kinh hoàng này, chng bao lâu, s người b t hình năm 2015 ti Iran s vượt quá s lượng năm 2014. Ông Said Boumedouha, tr lý chương trình Trung Đông và Bc Phi ca Ân xá Quc tế, nhn xét, thông tin nói trên cho th« hình nh ghê s ca mt b máy nhà nước giết người quy mô ln ».

V phn mình, t chc bo v nhân quyn Human Rights Watch, có tr s ti New York, lên án Rp Xê Út tiến hành « mt chiến dch giết chóc », vi hơn 100 người b hành quyết trong sáu tháng đu năm nay, vượt quá tng s người b thi hành án trong năm ngoái.

Vn theo Ân xá Quc tế, Cng hòa Hi giáo Iran thm chí không ngng thi hành án t hình ngay c trong tháng Ramadan thiêng liêng ca người theo đo Hi. 

Ít nht bn người b hành quyết trong thi gian này. T chc bo v nhân quyn t cáo tình trng xét x hết sc ti t ti Iran, khi nhiu tòa á« không h đc lp và thiếu khách quan » đưa ra các phán quyết t hình. Theo Amnesty International, vi các thông tin mà t chc này có được, thì đa s nhng người b hành quyết, liên quan đến các v buôn bán ma túy.

Featured Post

🔥 Bản Tin Trong Ngày-23/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link