Saturday, December 20, 2014

Chúng ta hãy là nhân chứng cho lịch sử và là bồi thẩm đoàn của phiên tòa xử người yêu nước

 

Chúng ta hãy là nhân chứng cho lịch sử và là bồi thẩm đoàn của phiên tòa xử người yêu nước





Danlambao - Cho dù bản án phúc thẩm xử 3 công dân yêu nước Bùi Minh Hằng, Nguyễn Văn Minh, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh đã được bỏ sẵn trong túi của quan tòa để làm hài lòng Bắc Kinh, chúng ta vẫn còn có một phiên tòa khác: đó là phiên tòa của dư luận để phán xét ai thực sự là những người yêu nước và những kẻ nào mới đúng là tội đồ của dân tộc.

 

Cho dù nhiều năm sau, khi lịch sử được viết lại có ghi vào thời kỳ Bắc thuộc mớicó 3 công dân Việt Nam bị cộng sản kết án tù, nhưng những sử gia sẽ không quên viết rõ và đầy đủ rằng - đây là một phiên tòa mà hàng trăm ngàn người đã lên tiếng, bày tỏ thái độ: Bùi Minh Hằng, Nguyễn Văn Minh, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh vô tội, họ là những người yêu nước.

 

Chúng ta phải là nhân chứng, phải là "dữ kiện" cho những trang sử mai sau.

 

Hãy cất lên tiếng nói của bạn.

 

Điều mà mỗi người chúng ta có thể làm và phải làm vì lương tâm và tình người, vì sự cảm kích lẫn quý trọng những người quên bản thân mình để dấn thân mưu tìm hạnh phúc chung của toàn dân tộc là hành động dành cho Bùi Hằng, Nguyễn Văn Minh và Thúy Quỳnh: Tôi lên tiếng thay cho các bạn đang ở trong tù để cả thế giới hôm nay và lịch sử ngày mai biết rõ - các bạn vô tội, các bạn là những người yêu nước.

 

Hãy bày tỏ thái độ của bạn.

 

Chúng ta không phải chỉ tranh đấu cho những người này, cho ngày hôm nay mà còn tranh đấu cho những "người tù dự bị", cho ngày mai. Hãy gửi thông điệp của bạn đến với nhà cầm quyền để họ biết rằng những sai trái, bất công sẽ không trôi qua trong im lặng của bạn.

 

Dù bạn ở đâu, bị trói buộc trong hoàn cảnh nào, bạn vẫn có thể bày tỏ thái độ. Mỗi thái độ đều có những giá trị hơn hẳn sự im lặng. Im lặng là mong ước của nhà cầm quyền. Im lặng là để trắng và để trống trang sử của nhân dân, mặc cho bọn bồi bút của đảng ngụy tạo lịch sử cho các thế hệ mai sau.

 

Hãy viết một dòng chữ trên trang FB của bạn về họ, về thái độ của bạn.

 

Hãy chụp một tấm hình của bạn với hàng chữ Free Bùi Minh Hằng, Nguyễn Văn Minh, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và gửi khắp thế giới mạng.

 

Hãy trang trí một bình hoa với tờ giấy "Tôi không quên Hằng-Quỳnh-Minh" và để ở cửa sổ nhà bạn.

 

Hãy mặc áo Free Them Now!!! Bạn sẽ là người tự viết những hàng chữ này hay bất cứ ý tưởng nào của bạn lên áo.

 

Hãy viết bài, làm thơ, làm nhạc, treo avatar, viết phản hồi, status... vì không có chuyện gì là nhỏ và thừa.

 

Hãy ngồi, hãy đứng trước nhà, giữa chợ, công viên, đại sứ quán, bãi biển với hàng chữ tự do cho họ trên giấy, trên áo, trên tường, trên cát.

 

Hãy tìm cách có mặt tại Tòa án Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp để chia sẻ gánh nặng và áp suất của những người bị "lưu ý", đang bị an ninh ngày đêm canh gác ngăn chận.

 

Hãy gặp nhau cùng bạn bè vào buổi tối ngày mai cho một đêm dành hết cho 3 công dân yêu nước và bạn có thể có bất kỳ những sáng kiến gì trong đêm đó. Nhưng hãy gặp nhau.

 

Hãy làm tất cả những gì mà bạn có thể mà không cần phải là một thành viên của một đoàn thể, không cần phải nằm trong một phong trào có tổ chức. Tự chúng ta có thể tạo nên một phong trào tự phát.

 

Xin mỗi người hãy làm một điều gì đó cho Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Văn Minh, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh như sẽ làm đối với anh, chị, em ruột thịt của mình đang bị lâm vào cùng một cảnh ngộ.

 

Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Văn Minh, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh không đầu hàng. Chúng ta không để sự im lặng của chính mình trở thành sự tự đầu hàng của chính chúng ta.

 

Hãy lên tiếng.

 

Hãy bày tỏ thái độ.

 

Hãy cùng nhau tự mở phiên tòa dư luận để ủng hộ và góp phần bảo vệ 3 công dân yêu nước, phản đối bản án bỏ túi của bồi tòa, và lên án tập đoàn bán nước.

 

Banner gửi đến bạn để dùng, phổ biến cho nhiều người.

 

 

Danlambao

danlambaovn.blogspot.com

 

 

HRW lên án Hà Nội dùng các đạo luật vô lý để bỏ tù giới chỉ trích

·         In

·         Ý kiến

·         Chia sẻ:

·    

·    

·    

·  

Tin liên hệ

·         Viện nghiên cứu Lowy: Quan ngại gia tăng về phi đạo do TQ xây trên Biển Đông

·         Việt Nam, Nga đồng ý củng cố quan hệ đối tác chiến lược

·         Hai tàu chiến tối tân của Việt Nam thăm Philippines

·         Việt Nam cho phép người nước ngoài mua nhà

·         'Cần một loạt biện pháp để phát triển quan hệ Mỹ-Việt trong năm 2015'

·         Một nền báo chí tự do cho Việt Nam: Bài viết gây xôn xao dư luận

11.12.2014

Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch kêu gọi Việt Nam hãy thôi sử dụng những luật lệ phi lý để bỏ tù giới chỉ trích, sau khi một số bloggers hàng đầu bị bắt giữ và cáo buộc là “lạm dụng quyền tự do dân chủ.”

Vào ngày Quốc tế Nhân quyền 10 tháng 12, Human Rights Watch đăng trên trang mạng của tổ chức này một thông điệp gửi đến Hà nội,  nói rằng “những mưu toan nhằm bịt miệng các blogger đã khiến cho những cam kết của Việt Nam khi vận động một ghế trong Uỷ ban nhân quyền Liên Hiệp Quốc trở thành những lời giễu cợt.”

Human Rights Watch kêu gọi Việt Nam hãy tức khắc trả tự do cho các blogger Nguyễn Quang Lập và Hồng Lê Thọ, những người đã bị bắt giữ chỉ vì họ điều hành các trang blog độc lập.

Hai bloggers bị bắt dựa trên điều 258 của Bộ Luật Hình sự Việt Nam, cho rằng họ đã “lạm dụng quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.”

Tổ chức theo dõi nhân quyền quốc tế này đã dùng những lời lẽ gay gắt hiếm thấy khi cho rằng chính quyền Việt Nam chẳng khác nào một kẻ hiếp đáp kẻ yếu dưới con mắt của người dân trong nước cũng như của quốc tế, khi đàn áp những người không làm điều gì khác hơn là bày tỏ quan điểm của mình.

Ông Adams Giám đốc đặc trách Châu Á của Human Rights Watch, nói những lời cáo buộc còn phi lý hơn nữa, khi chúng xuất phát từ một nhà nước không dân chủ, và không tôn trọng các quyền tự do cá nhân.

Giám đốc Vận động/Ban Á Châu thuộc Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch, ông John Sifton sáng 11 tháng 12 trả lời câu hỏi của Ban Việt ngữ - VOA, vì sao thông cáo báo chí của tổ chức này dùng những lời lẽ gay gắt đến như vậy. Ông trả lời: 

“Human Rights Watch đã mất kiên nhẫn với chính quyền Việt Nam. Suốt nhiều năm rồi, Việt Nam đã nói rằng họ sẽ thực hiện cải cách, họ hứa với nhiều nước, như Hoa Kỳ, EU, Canada, Úc vv.. và các nước bạn trong khu vực, rằng họ sẽ cải cách luật pháp và cải thiện tình trạng nhân quyền. Việt Nam đã không giữ những lời hứa đó.”

Luật sư Sifton nói nếu Việt Nam thực lòng muốn thực hiện những cam kết của mình, thì họ đã tuyên bố ngưng áp dụng các đạo luật mơ hồ như điều 258, 88 và 79 của Bộ Luật Hình sự, vẫn được dùng để đàn áp giới bất đồng chính kiến ôn hoà. Thay vào đó, Việt Nam nên sử dụng luật pháp đúng chỗ để trừng phạt những kẻ phạm tội, có hành vi nguy hiểm cho xã hội và cộng đồng, hay gian lận, lừa gạt, gây nguy hại tới tính mạng các công dân khác.

Luật sư Sifton nói đã tới lúc Việt Nam bước vào thế kỷ 21:

“Đã tới lúc Việt Nam nên huỷ bỏ những điều khoản luật pháp hình sự hoá việc bày tỏ chính kiến. Điều 258 của Bộ Luật Hình sự là một ví dụ, điều 88 và điều 79 là những điều khoản khác nữa, đó là những luật không phù hợp với những nghĩa vụ của Việt Nam chiều theo luật quốc tế. Bây giờ là thế kỷ 21, thế giới không còn vận hành theo lối đó nữa, và Việt Nam nên bước  vào thế kỷ 21.”

Trước đó, Giám đốc đặc trách Châu Á của Human Rights Watch, Brad Adams nói “Khó có một điều khoản luật pháp nào có tính chất lố bịch, cho bằng điều khoản hình sự hoá hành vi gọi là- lạm dụng quyền tự do dân chủ để xâm hại lợi ích của nhà nước.”

Nội trong năm nay, Hà nội đã dùng điều 258 để kết án ít nhất 10 nhà đấu tranh cho các quyền căn bản, bắt giữ 4 người.

Ngoài ông Nguyễn Quang Lập, chủ Blog Quê Choa và ông Hồng Lê Thọ, chủ blog Người Lót Gạch, các nạn nhân khác của diều luật 258 còn có Anh Ba Sàm – tức ông Nguyễn Hữu Vinh, và cô Nguyễn thị Minh Thuý, người đã giúp điều hành trang blog Anh Ba Sàm. Cả hai bị bắt vào tháng năm 2014.

 

alt
 la Trng, Dũng vi Hùng, Sang,
M dy chúng mày l phép ngoan.
VITc hiên ngang lo cu nước,
NAM Trung Bác quyết dng giang san.
ĐANG làm vic ln tr loài ác,
Hti côn đ lũ Vit gian.
CÁC ch bun phin khi chúng gho,
CON hư phi đánh min ngăn can.
          December 18, 2014
          Lê Đc








Việt Nam: Hãy chấm dứt sử dụng các điều luật lố bịch để bỏ tù những người phê phán chính quyền


Ông Trương Văn Hưởng bị đánh đập dã man

LM Nguyễn Văn Khải & Giới Trẻ Hội Thoại Về Hiện Tình Đất Nước - P2


Nguyễn Tường Thụy - Sáng chủ nhật 07/12 ông vừa đi xe máy ra khỏi nhà đã bị 5-6 tên an ninh mật vụ của tỉnh Hà Nam bao vây, gây sự rồi đâm xe vào xe của ông. Vì ở gần nhà có người quen nên ông đã tránh được rồi quay về nhà.

Sáng 9/12 ông về quê ở xã Bắc Lý, Huyện Lý Nhân,Tỉnh Hà Nam để sáng nay tham dự đám ăn hỏi của đứa cháu.

4h chiều 10/12 sau khi xong việc, ông về nhà ở thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, Hà Nam. Khi ông Hưởng vừa đi xe máy rời khỏi cổng làng khoảng 1km thì bị 3 thanh niên mặc thường phục đi 2 xe máy không có biển số ép xe, chúng nhẩy xuống đánh đấm ông túi bụi. Khi ông hô lên, người dân ở đó chú ý thì bọn chúng bỏ chạy.

Ông Trương Minh Hưởng thành viên ban điều hành Hội Dân Oan Hà Nam, ông Hưởng là một người tích cực đấu tranh bảo vệ nhân quyền và chống tham nhũng.

Ngoài việc đấu tranh tố cáo tội ác và những việc làm sai trái của chính quyền địa phương đối với gia đình ông, ông còn giúp bà con dân oan tỉnh Hà Nam trong công cuộc đấu tranh đòi công lý, bảo vệ tài sản, ruộng vườn, nhà cửa đất đai và đặc biệt là những người bị công an, chính quyền địa phương bách hại.

Trước khi ông Hưởng về quê vào sáng 9/12 thì chiều 9/12 an ninh mật vụ bao vây nhà ông. Theo dõi không thấy ông ở nhà nên đến chiều tối chúng hỏi dò vợ con ông là ông đi đâu. Vợ con ông nghĩ là hỏi thăm bình thường nên cho chúng biết là ông về quê tham dự đám ăn hỏi của đứa cháu nên chúng đã mò về quê và chặn đánh ông bầm dập mặt và bụng.

Sáng nay, 11/12/2014, an ninh mật vụ bao vây nhà và đe dọa, gây chiến với ông Trương Minh Hưởng khi ông ra ghi lại hình ảnh.








Theo facebook Thuy Nga, Mạnh Hùng Vũ






HRW : Việt Nam phải ngưng lạm dụng luật bắt người chỉ trích
media
Hình minh họa ( Nguồn từ danlambao.com)
Tổ chức nhân quyền của Mỹ Human Rights Watch (HRW) yêu cầu Việt Nam hủy bỏ mọi cáo buộc và trả tự do ngay lập tức cho hai blogger Nguyễn Quang Lập và Hồng Lê Thọ, bị bắt giữ vì là chủ các trang blog độc lập.
Nhà văn Nguyễn Quang Lập bị bắt ngày 06/12/2014 và ông Hồng Lê Thọ bị bắt ngày 29/11/2014 tại Sài Gòn, với cùng tội danh « lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước », chiếu theo điều 258 Bộ Luật Hình sự Việt Nam.
Trong bản thông cáo đưa ra ngày hôm qua, 10/12/2014, giám đốc Ban châu Á của HRW, Brad Adams, nói : « Hiếm có một điều luật nào lại quái gở hơn điều luật hình sự hóa hành vi « lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước »Những cáo buộc đó còn phi lý hơn khi nó xuất phát từ một chính quyền phi dân chủ và không tôn trọng các quyền tự do cá nhân. »
Trong bản thông cáo, tổ chức Human Rights Watch nhắc lại rằng trong năm 2014, chính quyền Việt Nam đã dùng điều 258 này để kết án ít nhất 10 nhà hoạt động nhân quyền và bắt giữ 4 blogger, trong đó có blogger Nguyễn Hữu Vinh ( Ba Sàm ) và cộng sự viên của ông, cô Nguyễn Thị Minh Thúy. Cả hai đã bị bắt vào tháng 05/2014.
Tổ chức HRW nhắc lại rằng Việt Nam đã là thành viên của Hội đồng Nhân quyền trong năm nay, nhưng vẫn tiếp tục sử dụng các điều luật mơ hồ trong Luật Hình sự, như điều 258, để bịt miệng những người chỉ trích.
Ông Brad Adams cho rằng : “Các nỗ lực dập tắt tiếng nói của blogger chỉ khiến cho các cam kết của Việt Nam với Liên hiệp quốc khi ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền trở thành trò đùa. Khi truy tố những người chỉ bày tỏ ý kiến của mình, trong mắt của dư luận cả trong và ngoài nước, hình ảnh của chính quyền Việt Nam chẳng khác gì một kẻ chỉ chuyên bắt nạt”  kẻ yếu

Dân biểu Mỹ gửi thư cho Thủ tướng VN yêu cầu thả Anh Ba Sàm và trợ lý

Bức thư của dân biểu Hạ viện Mỹ Ed Royce vừa gửi  cho Thủ tướng Việt Nam yêu cầu phóng thích blogger Nguyễn Hữu Vinh, tức Anh Ba Sàm, và người trợ lý của ông là bà Nguyễn Thị Minh Thúy.
Bức thư của dân biểu Hạ viện Mỹ Ed Royce vừa gửi cho Thủ tướng Việt Nam yêu cầu phóng thích blogger Nguyễn Hữu Vinh, tức Anh Ba Sàm, và người trợ lý của ông là bà Nguyễn Thị Minh Thúy.
·    
·    
·    
·  

Tin liên hệ

12.12.2014
Dân biểu Hạ viện Mỹ Ed Royce vừa gửi một bức thưcho Thủ tướng Việt Nam yêu cầu phóng thích ngay lập tức blogger Nguyễn Hữu Vinh, tức Anh Ba Sàm, và người trợ lý của ông là bà Nguyễn Thị Minh Thúy.

Trong bức thư gửi đến Đại sứ quán Việt Nam ở Washington hôm 10 tháng 12, ông Ed Royce, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện, bày tỏ “lo ngại sâu sắc” về việc ông Nguyễn Hữu Vinh và bà Nguyễn Thị Minh Thúy tiếp tục bị giam cầm vì thực hành quyền tự do báo chí. Ông nói dù blogger Điếu Cày mới đây được phóng thích, việc giam cầm những blogger như Anh Ba Sàm vẫn gây nên nhiều lo ngại.

Ông cho biết không những blogger này không những không được phép bảo lãnh tại ngoại mà gia đình ông cũng bị từ chối quyền đến thăm. “Có thể hiểu được vì sao vợ Anh Ba Sàm hết sức lo ngại về tình trạng của chồng và lo lắng ông ấy có thể phải chịu đựng tình cảnh khắc nghiệt,” ông Royce nói.
Cuối thư, vị Dân biểu Mỹ hối thúc chính quyền Việt Nam phóng thích hai nhân vật này và “chấm dứt bắt bớ, giam giữ công dân vì thực hành những quyền con người cơ bản như quyền tự do biểu đạt.”

“Nếu hai nước chúng ta muốn xây dựng mối quan hệ mạnh mẽ hơn, Việt Nam phải tôn trọng những quyền con người cơ bản của công dân," ông Royce nói.
Anh Ba Sàm và bà Minh Thúy bị bắt hôm 5 tháng 5 vì bị cáo buộc là “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước” theo điều 258 của Bộ Luật Hình sự Việt Nam.

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói rằng việc Việt Nam bắt giữ các blogger và cáo buộc họ lạm dụng các quyền tự do dân chủ là một động thái “lố bịch và đáng sợ.”

Việt Nam: Hãy chấm dứt sử dụng các điều luật lố bịch để bỏ tù những người phê phán chính quyền

 HUMAN RIGHTS WATCH

Những blogger hàng đầu bị bắt và cáo buộc về tội “Lợi dụng quyền tự do dân chủ”


 (New York, ngày 11 tháng Mười Hai năm 2014) – Hôm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu rằng Việt Nam cần hủy bỏ mọi cáo buộc và trả tự do ngay lập tức cho các blogger Nguyễn Quang Lập và Hồng Lê Thọ, bị bắt vì trang blog độc lập.


Nguyễn Quang Lập bị bắt ngày mồng 6 tháng Mười Hai, còn Hồng Lê Thọ bị bắt ngày 29 tháng Mười Một ở Thành phố Hồ Chí Minh. Cả hai người đều bị cáo buộc về tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích nhà nước” theo điều 258 của Bộ Luật hình sự. Năm 2014, chính quyền Việt Nam đã áp dụng điều 258 để kết án ít nhất là 10 người vận động nhân quyền và bắt giữ bốn blogger.


“Hiếm có một điều luật nào lại quái gở hơn quy định hình sự hóa hành vi ‘lợi dụng quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích nhà nước”, ông Brad Adams, Giám đốc Ban Á châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói. “Những cáo buộc đó còn phi lý hơn, khi xuất phát từ một chính quyền phi dân chủ và không tôn trọng quyền tự do cá nhân”.


Nguyễn Quang Lập (thường gọi là “Bọ Lập” trên blog Quê Choa nổi tiếng của ông), 58 tuổi, là một nhà văn, nhà báo và blogger rất nổi tiếng. Sau khi tốt nghiệp Đại học Bách khoa, ông phục vụ trong quân ngũ năm năm vào đầu thập niên 1980. Ông Lập bắt đầu nghề viết với tư cách một nhà văn và nhà báo tự do. 


Ông giữ chức phó tổng biên tập của tạp chí Cửa Việt được nhiều người biết đến từ năm 1990 đến 1992. Chỉ sau mười bảy số, Cửa Việt (bộ cũ) bị chính quyền đóng cửa vì đăng tải những nội dung ủng hộ dân chủ.


Đầu thập niên 1990, ông Lập chuyển ra Hà Nội và làm việc cho nhiều cơ quan văn học như tờ báo Văn Nghệ Trẻ và Nhà Xuất bản Kim Đồng. Ông viết một số vở kịch được công diễn nhiều lần và được đánh giá cao, như các vở Những linh hồn sống và Mùa hạ cay đắng


Các kịch bản phim Thung lũng hoang vắng vàĐời cát của ông từng được giải quốc gia. Ngoài các kịch bản phim và sân khấu, ông còn là tác giả của một cuốn tiểu thuyết và nhiều tập truyện, truyện ngắn, và tản văn đã xuất bản. Năm 2001, Nguyễn Quang Lập bị một tai nạn xe máy khiến ông bị liệt một chân, một tay.


Nguyễn Quang Lập bắt đầu viết blog Quê Choa từ năm 2007. Blog của ông nhanh chóng trở thành một trong những blog thu hút được nhiều độc giả tiếng Việt nhất ở cả Việt Nam và hải ngoại. Tháng Năm năm 2013, quản lý tên miền .vn của blog Quê Choa yêu cầu ông gỡ bỏ những bài viết “nhạy cảm” và “có nội dung xấu” đăng trên blog này. Ông từ chối và blog bị dỡ khỏi máy chủ. Sau đó ông Lập chuyển blog sang dịch vụ có máy chủ đặt tại nước ngoài. Dù bị các đợt tấn công và chặn tường lửa, Quê Choa đã có hơn một trăm triệu lượt truy cập tính đến tháng Sáu năm 2014. 


Tháng Bảy năm 2014, tài khoản Facebook của Nguyễn Quang Lập bị báo cáo, buộc ông phải mở một tài khoản khác. Những nỗ lực buộc Nguyễn Quang Lập im tiếng chỉ làm ông thêm trực ngôn. Trong một bài đăng trên blog vào tháng Sáu, ông viết: “Bọ Lập từ trước đến nay không theo ai không chống ai, và sẽ không theo ai không chống ai, vì đó không phải việc của nhà văn. Trước sau bọ Lập xin làm một người lái đò nhỏ, chở con thuyền SỰ THẬT đến với dân, chỉ vậy thôi, không có gì khác”.


Hồng Lê Thọ (chủ blog Người Lót Gạch), 65 tuổi, là một sinh viên hoạt động trong phong trào phản chiến ở Nhật Bản những năm cuối thập kỷ 1960, đầu 1970. Sau năm 1975, được biết ông có làm việc cho Đại Sứ quán Việt Nam ở Nhật bốn năm trước khi về Việt Nam. Ông bắt đầu lập blog riêng, Người Lót Gạch, vào khoảng năm 2011. Ông chủ yếu dùng blog của mình để đăng lại các bài báo tập trung về các vấn đề chính trị, xã hội của Việt Nam. Ông Thọ được giới trí thức Việt Nam biết đến như một nhà nghiên cứu độc lập về các vấn đề liên quan đến chủ quyền Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa. Cả hai ông Hồng Lê Thọ và Nguyễn Quang Lập đã phản đối Trung Quốc rất mạnh mẽ trong việc tranh chấp chủ quyền ở hai quần đảo này.


Hồng Lê Thọ và Nguyễn Quang Lập không phải là những người duy nhất bị bắt và cáo buộc theo điều 258 trong năm nay. Trong số những nạn nhân khác của đợt đàn áp vẫn đang tiếp diễn này còn có Nguyễn Hữu Vinh (bút danh Anh Ba Sàm) và cộng sự của ông, Nguyễn Thị Minh Thúy, cả hai bị bắt vào tháng Năm năm 2014. Vào tháng Mười Một, Trại tạm giam B14 ở Hà Nội từ chối cấp phép cho luật sư Hà Huy Sơn gặp thân chủ Nguyễn Hữu Vinh, và luật sư Nguyễn Tiến Dũng gặp thân chủ Nguyễn Thị Minh Thúy của mình. Vào tháng Mười Hai, văn phòng Viện Kiểm sát thông báo với Hà Huy Sơn rằng hồ sơ đã được trả lại cơ quan điều tra của công an để yêu cầu điều tra bổ sung.


Việt Nam đã trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc vào năm 2014. Tuy nhiên, nhà nước này tiếp tục sử dụng các điều khoản mơ hồ trong bộ luật hình sự, như điều 258, để buộc những người phê phán phải im tiếng, theo Tổ chức Theo dõi Nhân quyền.


“Các nỗ lực dập tắt tiếng nói của blogger chỉ khiến cho các cam kết của Việt Nam với Liên hiệp quốc khi ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền trở thành trò đùa,” ông Adams nói. “Hình ảnh của chính quyền Việt Nam, trong mắt cả trong và ngoài nước, khi truy tố những người không làm gì hơn là bày tỏ ý kiến của mình, thật chẳng hơn gì một kẻ chỉ chuyên bắt nạt”.


Nguồn: http://www.hrw.org/vi/ news/2014/12/10/vi-t-nam-hay- ch-m-d-t-s-d-ng-cac-di-u-lu-t- l-b-ch-d-b-tu-nh-ng-ng-i-phe- phan-chinh-q

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-16/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link