Monday, December 15, 2014

Hạ viện Mỹ đòi Washington xét lại quan hệ quân sự với Bắc Kinh


Hạ viện Mỹ đòi Washington xét lại quan hệ quân sự với Bắc Kinh

Nhạc Giáng Sinh Trường Vũ ( Album Bài Thánh Ca Buồn )

media
Ủy ban Quân sự Hạ viện Mỹ yêu cầu Lầu năm góc xét lại chính sách "giao lưu" với quân đội Trung Quốc (Wikimedia)

Chiều hướng cứng rắn của Mỹ đối với các hành vi quyết đoán của Bắc Kinh tại các vùng biển châu Á-Thái Bình Dương càng lúc càng rõ nét. Dấu hiệu mới nhất là yêu cầu hôm 10/12/2014 của một dân biểu đầy thế lực, đòi Lầu Năm Góc xét lại chính sách đối thoại quân sự với Trung Quốc.
Theo dân biểu này, lý do là vì chính sách của Washington mang lại cho Bắc Kinh quá nhiều lợi ích, nhưng không thuyết phục được quân đội Trung Quốc chấm dứt các hành động hiếu chiến ở châu Á-Thái Bình Dương. 

Trong một bức thư dài ba trang gởi đến Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel và Thứ trưởng Quốc phòng Robert Work, Dân biểu Đảng Cộng hòa Randy Forbes, Chủ tịch Tiểu ban Hải lực thuộc Ủy ban Quân sự Hạ viện Mỹ đã yêu cầu « xem xét lại chính sách "giao lưu" hiện hành với quân đội Trung Quốc… trong khuôn khổ một chủ trương rộng lớn hơn (của Lầu Năm Góc) nhằm rà soát lại các mục tiêu an ninh của Mỹ trong khu vực. » 

Đối với ông Randy Forbes, chủ trương giao lưu để khuyến khích quân đội Trung Quốc hòa hoãn hơn đã mang lại kết quả ngược lại với mong đợi của Mỹ. Ông viết : « Vào lúc chúng ta tăng cường việc phát triển quan hệ giữa hai quân đội trong hai năm qua, các hành động của quân đội Trung Quốc lại chỉ trở nên hung hãn hơn. (…) Các sự cố liều lĩnh trên biển và trên không đã liên tục xẩy ra và Trung Quốc đã sử dụng nhiều hình thức cưỡng bức mới nhắm vào các láng giềng của họ ở Biển Hoa Đông và Biển Đông ». 

Trang mạng tờ báo Mỹ Washington Free Beacon vào hôm qua đã nêu bật nhiều sự cố đã khiến cho vị chủ tịch Tiểu ban Hải lực của Hạ viện Mỹ phải lên tiếng. Tờ báo đã nhắc lại các hành vi ngày càng hung hăng của Trung Quốc trong việc đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, xây dựng cơ sở trên các đảo đá đang tranh chấp, cho máy bay và tàu quân sự cản mũi phi cơ hay chiến hạm Mỹ trong vùng, những hành vi đã từng bị Lầu Năm Góc mô tả là « nguy hiểm » và « khiêu khích ». 

Một cách kín đáo hơn, Bắc Kinh cũng lợi dụng giao lưu quân sự để « học lóm » công nghệ hay kỹ thuật của Mỹ. Tờ Washington Free Beacon đã nêu lên vụ Tướng Trung Quốc Phòng Phong Huy (Fang Fenghui) được mời lên tham quan tàu sân bay USS Ronald Reagan ở San Diego vào tháng năm vừa qua. Ít lâu sau, một đô đốc hải quân Trung Quốc đã về hưu đã xác nhận với thông tấn nhà nước Trung Quốc là Tướng Phòng Phong Huy đã thu thập được các thông tin có giá trị về năng lực của chiếc USS Reagan. 

Ngoài ra, vào tháng 11 vừa qua, Trung Quốc đã cho chiến đấu cơ tàng hình đời mới nhất của họ bay thử. Chiếc J-31 của Trung Quốc tuy nhiên đã được cho là sử dụng công nghệ của loại phi cơ Mỹ F-35 mà Quân đội Trung Quốc bị tình nghi là đã đánh cắp được thông qua các cuộc tấn công tin học nhắm vào một nhà thầu phụ của tập đoàn chế tạo máy bay Lockheed Martin của Mỹ. 

Theo giới quan sát, thái độ nghi ngại Trung Quốc của Dân Biểu Mỹ Randy Forbes không phải là cá biệt, mà phản ánh một phản ứng chung của dư luận Mỹ trước những hành vi thái quá của Trung Quốc, không chỉ đối với Hoa Kỳ, mà cả đối với các láng giềng của Trung Quốc. 

Mới đây, trong một động thái hiếm hoi, Hạ viện Mỹ ngày 03/12 vừa qua, đã thông qua Nghị quyết H. Res-714 lên án các hành vi cưỡng chế hoặc sử dụng vũ lực để ngăn cản việc thực thi quyền tự do sử dụng vùng biển hay không phận quốc tế trên các vùng Biển Đông và Biển Hoa Đông, mà tác giả là Trung Quốc.

Trung Quốc hứa hẹn nhiều với các nước Trung và Đông Âu
media
Hội nghị hợp tác kinh tế Trung Quốc và một số nước Trung-Đông Âu tại tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, từ 07-09/07/2014.Ảnh : chính phủ Serbia

« Trung Quốc sẽ có những biện pháp uyển chuyển, đặc biệt là đối với các chính sách đầu tư để đẩy mạnh các dự án hợp tác với Đông Âu ». Thứ trưởng thương mại Trung Quốc Vương Siêu (Wang Chao) đã tuyên bố như trên nhân cuộc họp báo hôm nay 14/12/2014 tại Bắc Kinh.

Thông báo trên được đưa ra trong bối cảnh, vào ngày 16/12/2014 ông Lý Khắc Cường sẽ có mặt tại Beograd (Serbia). Tại đây lãnh đạo Trung Quốc sẽ tiếp xúc với thủ tướng và quan chức cao cấp của 16 quốc gia trong vùng Trung và Đông Âu. Đây là một khu vực đang ráo riết tìm kiếm vốn đầu tư nước ngoài để phát triển.

Theo bản tin của AFP khu vực Trung và Đông Âu được coi là một khu vực ổn định và có tiềm lực tăng trưởng cao, với nhu cầu lớn về đầu tư vào hạ tầng cơ sở, vào năng lượng nông và công nghiệp.
Trong số các quốc gia trong vùng, Hungary được coi là một địa điểm thuận lợi. 

Năm 2013 Trung Quốc đã đầu tư 2,4 tỷ euro vào quốc gia này. Về phần mình, Budapest luôn khẳng định mục tiêu về lâu dài, muốn trở thành gạch nối giữa Liên Hiệp Châu Âu với Bắc Kinh. Trong hai năm qua, các nhà đầu tư Trung Quốc đã liên tục mở chi nhánh tại thủ đô Hungary, đặc biệt là trong các lĩnh vực công nghệ cao cấp và tài chính.

Đối với Beograd, Bắc Kinh đã ký một thỏa thuận trị giá 1 tỷ đô la để xây dựng nhà máy nhiệt điện cho Serbia đặt tại Obrenovac và Kostolac.

Vẫn theo AFP, bên lề hội nghị giữa Trung Quốc với các nước Đông và Trung Âu, thủ tướng Lý Khắc Cường sẽ cắt băng khánh thành một cây cầu bắc ngang qua con sông Danube. Chi phí xây dựng lên tới 136,5 triệu euro và đây là dự án xây dựng cơ sở hạ tầng đầu tiên của Trung Quốc tại châu Âu.
Ngoài ra thủ tướng Trung Quốc cũng sẽ chứng kiến lễ ký kết thỏa thuận xây dựng đường xe lửa cao tốc nối liền Beograd của Serbia với thủ đô Budapest ở Hungary. Dự án nói trên sẽ được hoàn tất trước năm 2017. Toàn bộ công trình do một tập đoàn Trung Quốc đảm nhiệm.

Trong bối cảnh Nga đang bị quốc tế trừng phạt kinh tế vì hồ sơ Ukraina, nhiều nước Đông Âu trông chờ vào Trung Quốc như là trường hợp của Ba Lan chẳng hạn. Tổng kim ngạch trao đổi mậu dịch giữa Trung Quốc với Trung và Đông Âu trong năm 2014 lên tới 48 tỷ euro, và cán cân thương mại luôn nghiêng về phía Trung Quốc.

Bầu cử Nhật : đảng Tự do Dân chủ của Thủ tướng Abe thắng lớn
media
Trước một phòng bỏ phiếu bầu Quốc hội, thủ đô Tokyo, ngày 14/12/2014REUTERS/Yuya Shino
Đảng bảo thủ của thủ tướng Nhật Shinzo Abe sẽ thắng lớn trong cuộc bầu cử quốc hội trước kỳ hạn vào hôm nay 14/12. Theo đánh giá ban đầu của kênh truyền hình công NHK, đảng Tự do Dân chủ có thể giành được từ 275 đến 306 ghế trên tổng sống 475 ghế dân biểu, và có thể giữ được 2 phần 3 số ghế trong Hạ viện, cùng với đảng đồng minh trung hữu Tân Komeito.

Các địa điểm bỏ phiếu mở cửa từ 7 giờ sáng nay, giờ địa phương trên toàn quốc. Các kết quả thăm dò ý kiến trước phòng phiếu được công bố vào 20 giờ.
Theo tính toán cũ thủ tướng Abe, bầu cử trước kỳ hạn hai năm là chiến thuật để đặt cử tri trước một sự lựa chọn : hoặc ủng hộ chính sách cải cách do ông đề ra hay phản đối. Với khẩu hiệu « chỉ có con đường này mà thôi », ông hy vọng nhân cơ hội đảng đối lập Xã hội suy yếu, dân chúng Nhật sẽ dồn phiếu cho phe bảo thủ .
Để tìm hiểu thêm, RFI đặt câu hỏi với một cử tri tại Tokyo vì sao thủ tướng Abe vẫn được nhiều người tín nhiệm.

Bà Tuyết Minh (Tokyo)14/12/2014Nghe
Bà Tuyết Minh, vừa từ phòng phiếu về nhà, giải thích :« … cách nay ba năm khi đảng Dân Chủ lên thì kinh tế Nhật đi xuống, công việc của tôi không đều đặn…, nhưng từ khi đảng Tự Dân (tên gọi tắt của đảng Tự do Dân chủ) của ông Abe lên thì công việc của tôi trôi chảy hơn…». 

Ẩn số duy nhất trong cuộc bầu cử này là tỷ lệ cử tri vắng mặt, phản ánh tâm lý vừa bất bình liên đảng cầm quyền, vừa không tin cậy vào khả năng của đối lập.
Trong Hạ viện giải tán để bầu lại, liên minh cánh hữu có đến 295 dân biểu và đồng minh Tân Công Minh Komeito 31 ghế.

Bị Nga đe dọa, các nước Baltic gia tăng chi tiêu quân sự
media
Máy bay của Nato tập trận trên bầu trời vùng Baltic hôm 20/11/2014.REUTERS/Ints Kalnins

 Hành động xâm lấn của Nga ở Ukraina, khiến các nước vùng Baltic, từng bị Liên Xô chiếm đóng suốt nữa thế kỹ, phải gia tăng chi tiêu quân sự, vì sợ những tham vọng chủ quyền của Matxcơva.
 Dĩ nhiên là trước một lực lượng áp đảo như quân đội Nga, quân đội các nước vùng Baltic không thể nào chống cự lại được trong trường hợp bị tấn công. Thế nhưng, theo lời một nhà phân tích Litva, Aleksandras Matonis, thật ra các nước Baltic chỉ làm sao có đủ khả năng đẩy lùi cuộc tấn công đầu tiên và chứng tỏ quyết tâm kháng cự, trong khi chờ Liên minh Bắc Đại Tây Dương NATO đến ứng cứu.

Theo nhà phân tích này, trong kịch bản tồi tệ nhất, nếu các nước Baltic bị tấn công và NATO khởi động các kế hoạch phòng thủ, cũng phải mất một thời gian trước khi Liên minh có thể can thiệp. Các nước Baltic phải chống đỡ và đẩy lui đợt tấn công đầu tiên bằng chính phương tiện của riêng mình.
Ba nước Estonia, Latvi và Litva đã mua thêm nhiều vũ khí và gia tăng ngân sách quân sự sau khi Nga sát nhập vùng Crimée và yểm trợ phiến quân ly khai ở miền Đông Ukraina.

Vào đầu tuần này, thủ tướng Estonia Taavi Roivas đã so sánh những sự kiện nói trên như là một sự « biến đổi khí hậu », tức là trong nhiều năm nữa, tình trạng an ninh sẽ giống như hiện nay.

Sau khi giành lại độc lập vào năm 1991, ba nước vùng Baltic đã gia nhập Liên hiệp châu Âu và khối NATO vào năm 2004 để bám rễ chắc hơn vào Tây Âu. Đặc biệt, khối NATO đã cam kết là bất cứ cuộc tấn công nào vào một nước thành viên đều sẽ bị xem là tấn công vào toàn bộ Liên minh.

Trong chuyến viếng thăm Hoa Kỳ gần đây, thủ tướng Estonia đã cho rằng sự hiện diện của khối NATO ở vùng Baltic phải được gia tăng. Nhưng bản thân ba nước Baltic cũng đã cụ thể hóa quyết tâm gia tăng chi tiêu quân sự.

Ngày 09/12 vừa qua, bộ trưởng Quốc phòng Estonia đã ký với Hà Lan hợp đồng quân sự lớn nhất trong lịch sử nước này, mua 44 xe chiến đấu CV90 và 6 xe tăng Leopard. Trước đó một tháng, Estonia cũng đã mua của Mỹ 40 dàn phóng tên lửa địa đối không Stinger, trị giá tổng cộng 40 triệu euro.
Về phần Latvi tháng 8 vừa qua đã mua 123 xe chiến đấu của Anh quốc, với tổng trị giá 48 triệu euro. Tháng 11, họ cũng ký một hiệp định với Na Uy về việc mua 800 hệ thống chống tăng Carl Gustav và 100 xe tải.

Riêng Litva thì quay sang nước láng giềng Ba Lan để đặt mua hệ thống phòng không GROM trị giá 34 triệu euro và dự tính bỏ ra thêm 20 triệu để mua tên lửa Javelin của Hoa Kỳ.
Như vậy là chỉ trong vòng 6 tháng, ba quốc gia vùng Baltic, với dân số tổng cộng chỉ có hơn 6 triệu người, đã chi ra 300 triệu euro cho các thiết bị quân sự. Chi tiêu quân sự trong cả năm 2014 của ba nước này lên tới 1,2 tỷ euro. Nhưng dĩ nhiên là số tiền đó chẳng thấm vào đâu so với con số khổng lồ 60 tỷ euro chi tiêu quân sự của Nga ( 3,4% GDP ).

Mối lo của ba nước Baltic càng tăng thêm với những hoạt động của quân đội Nga ở sát biên giới của họ. Hiện nay, ngày nào phi cơ quân sự của Nga cũng bay gần đó. Trong hai ngày cuối tuần 06 và 07/12, phi cơ của khối NATO đã nhiều lần cất cánh để « hộ tống » các oanh tạc cơ của Nga.
Ngày 08/12 vừa qua, Litva đã nâng cấp độ báo động sau khi thấy có một đội chiến hạm Nga 22 gồm 22 chiếc đi vào vùng biển Baltic, trong đó có một hộ tống hạm, chỉ cách lãnh hải Litva có 5 km.

Bắc Kinh “chấn động” vì bạo động chống Trung Quốc tại Madagascar
media
Madagascar, quốc đảo miền Đông Châu Phi. (DR)

Qua Đại sứ quán Trung Quốc tại Antanananariva, Bắc Kinh cho biết “rất xúc động” vì tình hình xung đột bạo lực tại một nhà máy làm đường mía của Trung Quốc ở tỉnh Morondava, miền tây Madagascar (Mã Đảo), Ấn Độ dương. Bạo động làm 4 người chết.

Một cuộc tranh đấu đòi tăng lương kéo dài nhiều tháng biến thành bạo loạn. Vụ việc xảy ra từ hôm thứ tư 10/12/2014 tại một công ty đường ở Morondava, miền tây Mã Đảo (Ấn Độ Dương) nhưng cho đến hôm thứ sáu văn phòng chính phủ Antananarivo mới thông báo.

Tất cả ban lãnh đạo người Trung Quốc đã được cảnh sát địa phương bảo vệ sơ tán. Xung đột giữa hiến binh Madagascar và nhân công nhà máy khi hai lãnh đạo công nhân bị bắt, làm hai người Mã Đảo tử vong và 9 công nhân bị thương.

Ngày hôm sau, 11/12, một bảo vệ và một hiến binh bị đâm chết trong khuôn viên nhà máy đường do người Trung Quốc điều hành.

Một vụ tương tự xảy ra cách nay hai tháng làm hai người Trung Quốc bị thương.
Trong thông cáo, Đại sứ quán Trung Quốc chỉ trích chính quyền Madagascar không tôn trọng lời hứa bảo đảm an ninh cho nhân viên và cơ sở công nghiệp của Trung Quốc.

Phía công nhân lên án chủ Trung Quốc bóc lột.












No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Lisa Pham Vlog -22/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link