Ảnh chụp ông Tập Cận Bình trong một cuộc họp tại
Canberra, Úc, ngày 17/11/2014.Reuters
Báo chi Pháp ngày 15/12/2014 chú ý đến nhiều sự kiện quốc tế : Hồ
sơ di dân nhập cư làm rung chuyển châu Âu, tại sao di dân chọn nước Pháp ?
Thánh chiến Hồi giáo độc ác và dối trá ra sao ?
Tây phương buộc phải bố trí lục
quân ở Irak . Liệu cựu tổng thống Mỹ George Bush phải ra tòa án hình sự quốc tế
? Về châu Á, ngoài việc Thủ tướng Shinzo Abe thắng lớn tại Nhật, Le Monde rất
quan tâm đến Trung Quốc với sự kiện Tập Cận Bình mưu đồ làm sống lại chế độ Mao
nhưng không Mao.
Không khí lễ hội của những ngày cuối năm không làm tình hình thế
giới hạ nhiệt. Trong bài phân tích gởi đi từ Bắc Kinh, thông tín viên của Le
Monde Brice Pedroletti phác họa hình ảnh nước Trung Hoa của Tập Cận Bình sau
hai năm nắm hết quyền lực. Được mệnh danh là « bác Mao tân thời », chủ tịch
Trung Quốc sử dụng chính sách chống tham nhũng làm công cụ thanh trừng đối thủ
trong quân đội và trong đảng Cộng sản.
Giấc mơ của Mao Trạch Đông là bắt kịp nước Mỹ vào năm 1970 và để
thực hiện mục tiêu này Mao đã thi hành chính sách đại nhảy vọt « điên cuồng »
với kết quả mà mọi người đều thấy. Mao thất bại nhưng Tập Cận Bình đã đưa GDP
Trung Quốc vượt hơn Hoa Kỳ. Giấc mơ biến Trung Quốc thành một quốc gia hùng
mạnh dường như đang thành hiện thực mặc dù còn đầy rủi ro.
Theo giáo sư Willy Lam
của Hồng Kông thì ông Tập tự cho mình là « Mao tân thời » : trật tự xã hội của
Mao đặt « giai cấp công nông » lên trên đỉnh đã bị Tập thay thế bằng huyền
thoại « lãnh đạo anh minh ».
Để thực hiện kế hoạch mà thực chất là để củng cố quyền lực ? Tập
Cận Bình gom hết mọi chức vụ quan trọng vào trong tay, tổ chức một mạng lưới dư
luận viên khuynh đảo hệ thống internet, phương tiện tuyên truyền của thế kỷ,
được hệ thống báo chí nhà nước phụ họa theo.
« Chống tham nhũng là chiêu bài để thanh trường đối thủ »
Bên trong đảng, Tập Cận Bình phá bỏ truyền thống bất thành văn «
không đụng vào các lãnh đạo cao cấp ». Lấy chiêu bài triệt tham nhũng từ « ruồi
đến hổ », Tập Cận Bình bắt giam một cựu ủy viên thường trực bộ chính trị Chu
Vĩnh Khang sau hơn một năm quản chế. Theo nhận định của một chuyên gia Pháp
Jean Philippe Beja, Tập tự tạo hình ảnh một người trong sạch. Như thời Mao,
muốn bắt ai thì bắt một cách không do dự để đe dọa rằng không một lãnh đạo nào
được an toàn.
Lãnh đạo số một của Hoa lục tuy thiếu tư thế chính đáng, không do
Đặng Tiểu Bình chọn lựa như Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào, nhưng ông không quên
lời dạy của Mao : chính quyền trên đầu mũi súng. Ngay sau khi lên nắm chức Tổng
bí thư, Tập Cận Bình đã đọc một bài tham luận trước các đảng viên cao cấp, phân
tích vì sao Liên Xô sụp đổ. Tập nhận mạnh đến vai trò của Hồng quân Liên xô, bị
Gorbachev loại qua một bên nên Yeltsin mới thành công làm tan rã Liên Xô.
Để kiểm soát quân đội Trung Quốc, Tập Cận Bình sử dụng chiêu bài
chống tham nhũng để loại trừ những đối thủ từ Từ Tài Hậu đến Cốc Tuấn Sơn. Với
chức vụ Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương, uy quyền của Từ Tài Hậu chỉ kém Tập
Cận Bình có một cấp. Chính sách chống tham nhũng được họ Tập sử dụng đúng theo
thủ đoạn của Mao Trạch Đông ngày trước : « khủng bố có tính toán phối hợp với
bạo lực toàn diện ».
« Ban kỷ luật trung ương : toàn quyền sinh sát »
Để thi hành thủ đoạn này, Tập Cận Bình sử dụng cánh tay thép của
ông là Ban kỷ luật trung ương mà chỉ nghe đến tên là đủ rét. Ủy ban này có toàn
quyền sinh sát, muốn bắt giam cán bộ nào cũng được mà không một ai có quyền đặt
vấn đề.
Nếu Tập Cận Bình thành công, theo chuyên gia Elisabeth Economy của
tạp chí Foreign Affairs, thì Hoa lục sẽ trở thành một quốc gia độc đảng, trong
sạch, đồng nhất, hùng mạnh kinh tế. Một Singapore khổng lồ được nuôi dưỡng bằng
chất kích thích.
Tuy nhiên, cũng theo bà Elisabeth Economy, thì chiến lược của họ
Tập có nhiều hạn chế. Chủ tịch Trung Quốc đã tạo ra nhiều bất mãn bên trong lẫn
bên ngoài. Đàn áp đã làm chế độ mất đi sự hậu thuẫn của đông đảo công dân có
tài năng thay vì khuyến khích thành phần này tham gia việc nước. Vì muốn cứu
đảng , ông Tập Cận Bình bịt miệng những con người có tinh thần phê phán, những
người phổ biến giá trị Tây phương đến nhân dân Trung hoa.
Gây thù chuốc oán
Bên ngoài, những kẻ thù cũ của Mỹ như Việt Nam cũng hướng về
Washington để đối phó với tham vọng của Bắc Kinh.
Theo Le Monde, Tập Cận Bình đã tự mâu thuẫn khi vừa muốn đem lại
cho nhân dân một tương lai tươi sáng nhưng lại không cho người dân hấp thụ văn
minh tây phương. Giáo sư Willy Lam lật tẩy đồng chí Mao tân thời : "Tập
Cận Bình không có sáng kiến mới, mục tiêu chính của ông ta là thiết lập một chế
độ độc tài đúng nghĩa và hiệu quả ».
Hiệp hội đọc sách « Liren » đã gặp bài học đau thương : vì khẩu
hiệu « giúp thiếu niên nông thôn trở thành công dân bình thường, hữu dụng và
tân tiến » hàng chục thành viên của hiệp hội trong đó có nhà báo của tạp chí
Tài Kinh đã bị bắt giam trong tháng 8, gây xôn xao trong giới trí thức Bắc
Kinh. Bị áp lực của an ninh, Hiệp hội phải giải tán hồi tháng 9.
Trung Quốc của Tập Cận Bình đáng ngại nhưng vẫn hấp dẫn giới tư
bản quốc tế. Điển hình là tin trên trang nhất của nhật báo kinh tế Les Echos :
Tập đoàn khách sạn số một Pháp Accor liên kết với Hoa Trú một đối tác Trung
Quốc, đang làm chủ hơn 200.000 phòng hạng sang , để phát triển thị phần chiến
lược tại Hoa lục.
Nhật báo kinh tế Pháp cũng dành hai trang để tường thuật và phỏng
vấn chuyên gia châu Á về đợt chống tham nhũng hiện nay tại Trung Quốc với nhận
định : tùy tiện ở tính chất và đấu đá nội bộ trong thực chất.
Thời sự Trung Quốc xem như tạm đủ. Một nước châu Á khác chiếm chổ
quan trọng là Nhật bản. Les Echos đưa tin chiến thắng của đảng bảo thủ Nhật
Bản.
Tuy nhiên, do tỷ lệ cử tri vắng mặt khá lớn với gần 48%, phần đông
là giới trẻ, thủ tướng Shinzo Abe mà Les Echos mô tả là nhà chính trị sáng giá
nhất của nước Nhật hiện đại, sẽ phải chứng minh với mọi thành phần dân chúng là
con đường cải cách đớn đau của ông là con đường duy nhất phục hồi kinh tế Nhật.
Thánh chiến Hồi giáo : phản bội giáo lý và man rợ với đồng loại
Bước sang một địa bàn khác : vùng Trung Đông. Nhật báo Le Figaro loan tin Pháp có thể đưa quân sang Irak để « huấn luyện» cho quân đội Irak và lực lượng tự vệ Kurdistan. Trái với những tuyên bố chính thức, chiến thuật oanh kích không hiệu quả như mong muốn, do vậy liên minh quốc tế chống thánh chiến phải bố trí lục quân đề phòng chiến sự leo thang.
Bước sang một địa bàn khác : vùng Trung Đông. Nhật báo Le Figaro loan tin Pháp có thể đưa quân sang Irak để « huấn luyện» cho quân đội Irak và lực lượng tự vệ Kurdistan. Trái với những tuyên bố chính thức, chiến thuật oanh kích không hiệu quả như mong muốn, do vậy liên minh quốc tế chống thánh chiến phải bố trí lục quân đề phòng chiến sự leo thang.
Để giúp công chúng hiểu thêm về mối đe dọa của tổ chức cực đoan
mệnh danh là Nhà nước Hồi giáo đang kiểm soát một phần lãnh thổ Irak và Syria,
hai nhật báo Libération và Le Monde nêu lên hai vấn đề đáng sợ. Le Monde dành
hai trang để tường thuật « tân hôn man rợ » của chiến binh thánh chiến Daesh,
tên tiếng Ả Rập của Nhà nước Hồi giáo. Sau khi chiếm được miền bắc Irak, phe
này đã bắt hơn 4000 phụ nữ sắc tộc Yezidy, hãm hiếp và bắt làm nô lệ tình dục.
Chỉ cần vài tờ giấy bạc là một chiến binh thánh chiến, nhất là
những kẻ đến từ các nước ngoài, có thể mua một cô gái trẻ. Trong số các câu
chuyện thương tâm do chính nạn nhân thoát nạn kể lại : một chiến binh Hồi giáo
người Úc, không rõ có phải còn chút tình người đã phải nói với nạn nhân mà anh
ta vừa mua : đừng phản đối vì bọn Daesh này là súc vật. Họ sẽ giết cô. Không ít
nạn nhân đã tự tử để tìm lối thoát.
Lời kể của một số nhân chứng sống sót sẽ làm người đọc suy nghĩ vì
sao thể kỷ 21 còn có sự man rợ như thế, theo như nhận định của một viên chức
Kurdistan. Lời giải đáp có thể tìm thấy trên Libération : Thánh chiến Hồi giáo
phủ nhận lịch sử để dễ bề lừa đảo.
Tác giả Asiem El- Difraoui, nhà chính trị học chuyên gia nghiên
cứu thánh chiến cho biết những đoạn giáo lý của kinh Coran như : những kẻ giết
người vô tội bị xem là phạm tội ác giết cả nhân loại. Ai cứu một mạng người sẽ
được trời xem là cứu cả nhân loại ». Những giáo huấn này bị những kẻ chủ trương
khủng bố dẹp sang một bên. Giáo lý đạo Hồi cũng cấm tự sát, thế nhưng những
người ôm bom tự sát không biết họ làm trái với đạo Hồi.
Điều « quả tang phạm giáo luật » là trên mạng tuyên truyền, Nhà
nước Hồi giáo đưua hình ảnh thiên đường, với kẻ tử đạo đầu chiếu hào quang, đó
là những điều mà giáo luật cấm triệt để. Sự dối trá có thể nói khủng khiếp nhất
là Thánh chiến là « cuộc chiến nội tâm » là nỗ lực tín ngưỡng để làm biến đổi
xã hội và chính trị thì phe khủng bố lại hiểu là « chiến đấu bằng súng đạn ».
Thời Tiên tri Mohamed còn sống, không một đệ tử nào của Ngài đi
tìm cái chết. Trong khi đó thì Ben Laden hay Al Baghdadi, thủ lãnh Nhà nước Hồi
giáo, kêu gọi dùng bạo lực để làm sống lại thời huy hoàng của Tiên tri. Theo
tác giả thì Thánh chiến hiện nay mang tính chất của Phát-xít.
« Bush phải ra tòa vì cho lệnh tra tấn tù binh taliban ? »
Tuy lên án hành động khủng bố nhưng Libération trên trang bìa đặt
vấn đề : nhiều tiếng nói đòi truy tố cự tổng thống Mỹ George Bush và phó tổng
thống Dick Cheney ra tòa án hình sự vì tội tra tấn.Hai nhà cựu lãnh đạo này bị
xem là có trách nhiệm trong vụ CIA bị tố cáo tra tấn tù binh sau khủng bố
9/11/2001.
Theo Libération, luật của Mỹ ghi rất rõ : Cấm triệt để công dân Mỹ
tra tấn người bất cứ là ở nơi nào trên trái đất.
Libération nhắc lại phản ứng của Phó tổng thống Dick Cheney về bản
báo cáo của Thượng viện : bản phúc trình này là chuyện bậy bạ. Để truy tìm tông
tích kẻ chủ mưu khủng bố tòa tháp đôi, chúng tôi phải hôn vào má của kẻ này và
lễ phép hỏi : xin ông cho biết thông tin hay sao ?
Theo Libération, đành rằng những tù binh này là kẻ khủng bố nhưng
họ được pháp luật bảo vệ và thêm vào đó, thực tế cho thấy là một phần tư tù
nhân bị bắt là những kẻ vô can với Taliban hay Al Qaida.
Khi bật đèn xanh cho CIA tra tấn tù binh, tổng thống Bush đã quên
câu nói bất hủ làm sáng danh quân đội Hoa Kỳ thời Đệ nhị Thế chiến : Vì lý
tưởng nào mà chúng ta chiến đấu ?
Công luận Mỹ tỏ ra rất nghiêm khắc với chính quyền của họ. Luật sư
Alka Pradhan nhận định « Tâm trí của chính quyền Obama hiện nay không khác gì
chính quyền Bush trước đây »
Trung Quốc tránh giải quyết bằng pháp luật các tranh chấp tại Biển
Đông
Bãi đá ngầm Scarborough, nơi tranh chấp chủ
quyền giữa Philippines va Trung Quốc. Trong ảnh, các nghị sĩ Philippines ra
thăm bãi đá ngầm, ảnh chụp ngày 17/05/1997.Reuters
Hôm nay, 15/12/2014, là hạn chót để Trung Quốc đệ trình lên Tòa án
Trọng tài Liên Hiệp Quốc, có trụ sở tại La Haye, Hà Lan, các lập luận pháp lý
phản bác đơn kiện của Philippines, liên quan đến các tranh chấp ở Biển Đông.
Ngay từ khi Manila nộp đơn kiện, Bắc Kinh đã cho biết không tham
gia vụ này và không thừa nhận vai trò của Tòa án Trọng tài. Có nhiều lý do giải
thích vì sao Trung Quốc không muốn ra tòa : Các đòi hỏi của Bắc Kinh không có
cơ sở pháp lý vững chắc. Mặt khác, Trung Quốc lo ngại tạo « tiền lệ », bởi vì Bắc
Kinh có tranh chấp lãnh thổ với nhiều quốc gia, ở trên bộ cũng như trên biển.
Cuối cùng, Trung Quốc muốn khai thác thế mạnh của mình trong khuôn khổ đàm phán
song phương.
Mặc dù tuyên bố không tham gia kiện tụng, nhưng theo giới quan
sát, Trung Quốc vẫn theo dõi sát vụ này và ngày 07/12 vừa qua, Bắc Kinh đã cho
công bố tài liệu về lập trường của Trung Quốc. Đây là một cách tham gia gián
tiếp vụ kiện, đồng thời về mặt chính thức, lại không thừa nhận vai trò của Tòa
án Trọng tài. Trên website Opiniojuris.org, một diễn đàn trao đổi không chính
thức của giới chuyên gia về luật pháp và quan hệ quốc tế, giáo sư Cổ Cử Luân
(Julian Ku), đại học Hofstra, Long Island, New York, Hoa Kỳ, ngày 08/12, nhận
định :« Đây là giải pháp
kép tốt nhất cho Trung Quốc, bởi vì nếu tài liệu về lập trường (của Bắc Kinh)
chi phối Tòa án thì đó là điều tốt cho Trung Quốc. Nếu Tòa án bác bỏ lập luận
pháp lý về lập trường và đòi hỏi của Trung Quốc, thì Bắc Kinh có thể nói là họ
chưa hề tham gia vào vụ kiện tại Tòa án ».
Về phần mình, bà Jessica Tang, thành viên Chương trình nghiên cứu
Đông Á của Viện Lowy, Úc, trên website lowyinterpreter.org, ngày 12/12/2014,
cho rằng việc công bố tài liệu về lập trường cho phép Trung Quốc duy trì các
quan điểm pháp lý, mà không bị ràng buộc bởi quyết định của Tòa án, đồng thời,
Bắc Kinh muốn tránh tạo ra «
một tiền lệ phải xuất hiện trong các vụ kiện trong tương lai tại Tòa án »,
bởi vì các nước khác đang có tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông có thể đi
theo con đường của Philippines.
Vẫn theo chuyên gia này, Trung Quốc còn có một ý đồ khác không kém
phần quan trọng : Khi công bố tài liệu về lập trường, Bắc Kinh muốn «
củng cố luận điểm cốt yếu của Trung Quốc là các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông
phải được giải quyết thông qua các biện pháp không đối kháng. Được nhắc đi nhắc
lại trong suốt tài liệu này và trong các phần bình luận, Trung Quốc luôn luôn
khẳng định là các bên liên quan cần tìm kiếm các cách thức và phương tiện giải
quyết phù hợp thông qua tham khảo và đàm phán… tất cả các bên liên quan cần
tiến hành đối thoại và hợp tác ».
Việc Trung Quốc thiên về một giải pháp ngoại giao phản ánh các lo
ngại về giá trị pháp lý của các đòi hỏi của Bắc Kinh tại Biển Đông – được gọi
là đường chín đoạn. Nhận định này dường như được khẳng định qua việc Bộ Ngoại
giao Mỹ vừa qua, vào thời điểm thuận lợi, đã công bố tài liệu nghiên cứu về Các
Ranh giới trên Biển.
Chính vì thế, Bắc Kinh đã có phản ứng tức tối. Trong cuộc
họp báo ngày 11/12, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố : « Chủ quyền của Trung Quốc đối với
Biển Đông và các đòi hỏi về các quyền liên quan được hình thành trong suốt
chiều dài lịch sử… Báo cáo của Mỹ đã nhắm mắt trước các chứng cứ cơ bản và
án lệ quốc tế.
Đây là một sự vi phạm cam kết của Mỹ là không có lập trường hoặc
không đứng về bên nào trong hồ sơ Biển Đông và sẽ không giúp gì cho việc giải
quyết các tranh chấp ở Biển Đông hoặc đóng góp cho hòa bình, ổn định ở Biển
Đông. Trung Quốc yêu cầu phía Hoa Kỳ nghiêm chỉnh thực hiện các cam kết của
mình và thận trọng trong phát biểu và hành động và có cách tiếp cận, xử lý các
vấn đề liên quan một cách khách quan và không thiên vị ».
Tài liệu về lập trường của Trung Quốc và bản nghiên cứu về « Các Ranh giới trên Biển » của
Hoa Kỳ, cho thấy, Bắc Kinh dường như biết trước là các lập luận của họ không
thể được chấp nhận, chiếu theo luật pháp quốc tế. Chính vì thế, Trung Quốc tiếp
tục tránh giải quyết các tranh chấp bằng pháp lý và theo đuổi phương cách « đàm phán trực tiếp và tham
khảo hữu nghị », và qua đó, Trung Quốc có thể sử dụng được sức mạnh
chính trị của mình.
Thủ
tướng Nhật Shinzo Abe trả lời hợp báo ngày 15/12/2014.REUTERS/Toru Hanai
Với thắng lợi rộng rãi
trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày 14/12/2014, thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe dễ
dàng tiếp tục cải tổ kinh tế và sửa đổi Hiến pháp, mở rộng hợp tác quân sự với
các nước đồng minh. Quan hệ giữa Nhật Bản với Trung Quốc và Hàn Quốc chưa có
dấu hiệu được xoa dịu trong nhiệm kỳ 4 năm sắp tới của thủ tướng Abe.
Phân tích của thông tín
viên đài RFI Việt Ngữ, Đỗ Thông Minh từ Tokyo.
Thông tín viên Đổ Thông
Minh từ Tokyo15/12/2014Nghe
·
·
Cảnh giải tán người chiếm đóng khu thương mại
Causeway Bay, ngày 15/12/2014.Reuters
Sau khi điều cảnh sát đến giải tỏa nốt khu lều trại cuối cùng của
người biểu tình, hôm nay 15/12/2014, lãnh đạo Hồng Kông tuyên bố các hoạt động
chiếm đóng thành phố của phong trào đòi dân chủ kéo dài hơn 11 tuần đã chấm
dứt.
Sáng hôm nay, cảnh sát đã vào giải tỏa khu trại còn lại trong khu
Causeway Bay và cưỡng chế khoảng gần hai chục người biểu tình lớn tuổi còn chốt
giữ tại đây mà không gặp sự kháng cự nào. Đây là điểm chiếm đóng nhỏ nhất trong
số các vị trí mà người biểu tình chiếm đóng tại Hồng Kông từ hôm 28/9, nằm
trong khu thương mại ở phía đông của hòn đảo.
Lãnh đạo Hồng Kông, Lương Chấn Anh đã tuyên bố với báo chí : « sau
khi giải tỏa địa điểm chiếm đóng Causeway Bay, như vậy là hoạt động chiếm đóng
bất hợp pháp trong hơn hai tháng qua đã chấm dứt ». Ông Lương cũng nhắc lại các
cuộc biểu tình vừa qua đã gây thiệt hại nghiêm trọng trong các lĩnh vực du lịch
và bán lẻ của thành phố. Ông nói thêm là : « Ngoài những tổn thất về kinh tế
thì thiệt hại lớn nhất mà xã hội Hồng Kông phải hứng chịu đó là thiệt hại về
mặt kỷ cương pháp luật do một nhóm người gây ra ».
Trong phong trào biểu tình đòi bầu cử tự do dân chủ cho Hồng Kông
vừa qua, người biểu tình đã nhiều lần đòi ông Lương Chấn Anh phải từ chức.
Tuy nhiên trong suốt thời gian nổ ra phóng trào chiếm đóng, Bắc
Kinh vẫn ủng hộ chính quyền đặc khu.
Trong cuộc giải tỏa sáng nay, một số người chiếm đóng đã tự dọn
dẹp đồ đạc lều trại, nhưng có một ông cụ tên Won, 90 tuổi ngồi trên xe lăn nói,
« tôi để cho họ đến bắt tôi ». Trong lúc nhân viên công lực tiến hành giải tỏa,
nhiều nhà hoạt động tụ tập xung quanh khu vực giương các khẩu hiệu « chúng tôi
muốn có bầu cử phổ thông đầu phiếu thực sự ».
Tuần trước chính quyền đã cho giải tỏa địa điểm chiếm đóng chính
trong khu Admiralty, nằm gần khu vực trụ sở chính quyền. Hơn 200 người đã bị
câu lưu. Cuối tháng 11 khu Mongkok, nơi trước đó đã xảy ra nhiều vụ xô xát bạo
lực, cũng bị cưỡng chế giải tỏa.
Lên đến đỉnh điểm hôm 28/9, phong trào phản kháng Hồng Kông đã lôi
cuốn được hàng trăm nghìn người xuống đường đòi dân chủ. Đây là cuộc khủng
hoảng chính trị nghiệm trọng nhất tại vùng đất thuộc địa cũ của Anh kể từ khi
được trả lại cho Trung Quốc vào năm 1997.
Cảnh sát Úc tấn công,
giải cứu con tin tại Sydney
Cảnh sát Úc trong đợt tấn công giải cứu con tin
Sydney. Ảnh ngày 16/12/2014.REUTERS/David Gray
Cảnh sát Úc thông báo vụ bắt giữ con tin tại Sydney đã kết thúc
sau đợt tấn công vào lúc 2 giờ 30 sáng ngày 16/12/2014, giờ địa phương. Các con
tin đã bị bắt giữ trong 16 giờ đồng hồ tại một quán cà phê của hãng sô cô la
Lindt ở quảng trường Martin Place, trung tâm thành phố Sydney. Hung thủ bị bắn
chết.
Đài truyền hình Mỹ CNN đưa tin có ít nhất hai người thiệt mạng,
một trong hai người chết là hung thủ vụ bắt giữ các con tin tại Sydney. Theo
một đài truyền hình Úc, 7News, có ít nhất 4 con tin bị thương, đồng thời nhiều
con tin đã chạy thoát khỏi quán cà phê Lindt. Bản tin của Reuters cho biết
nhiều tiếng nổ đã xảy ra tại hiện trường. Trước khi mở chiến dịch tấn công giải
cứu cho các con tin, cảnh sát Úc thả robot dò mìn vào trong quán cà phê. Đây là
nơi cả chục con tin đã bị bắt giữ từ 9 giờ 30 sáng ngày 15/12/2014.
Cảnh sát Úc vừa xác nhận tin có hai người thiệt mạng, trong đó có
thủ phạm vụ bắt giữ con tin ở quán cà phê tại Martin Place.
Về danh tánh hung thủ, bản tin của Reuters và AFP trích dẫn nhiều
nguồn tin từ báo chí địa phương, theo đó, người đàn ông đã bắt giữ hơn một chục
con tin Úc trong quán cà phê ở khu Martin Place sáng nay là một người Iran tỵ
nạn tại Úc. Nhân vật này mang tên là Man Haron Monis, 49 tuổi, theo đạo Hồi.
Monis đã nhiều lần vị buộc tội tấn công tình dục và gửi thư nặc danh với nội
dung đầy hận thù đến gia đình những người lính Úc tử trận trên chiến trường
Afghanistan.
Nhiều nhà phân tích bắt đầu chú ý tới khả năng nước Úc bị khủng
bố. Sát cánh với Hoa Kỳ, Úc tham gia liên minh quốc tế chống tổ chức Hồi giáo
cực đoan Daesh tự xưng là Nhà nước Hồi giáo đang hoành hành tại Irak và Syria.
Từ tháng 9/2014 chính quyền Canberra đã nâng cao mức độ báo động đề phòng khủng
bố.
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment