Lại
bàn về từ Dân Chủ
Tô Văn Trường
Làm công tác khoa học kỹ thuật nhưng tôi hay viết báo, nên được
nhiều người, đặc biệt là nhà báo Kim Dung/Kỳ Duyên (TuanVN-VNN) chốt cho cái
danh là “nhà báo công dân”! Hay nói cách khác là người chuyên viết phản biện
thì dễ tiếp thu những phản biện.
Gần đây, khi luận bàn
về bài viết “Bài học lịch sử và sự cần thiết của dân chủ” (tác giả Tô Văn
Trường), người bạn thế hệ đàn anh bảo rằng đại ý bài viết hay nhưng xã hội ta
đang ở trong thời kỳ nhiễu nhương, tham luận kiểu này, phe “chày cối” hoặc“ăn
theo, nói leo” sẽ “vòng vo Tam Quốc” và … thế
là huề cả làng, xí xóa, như ném đá ao bèo, để rồi bất phân thắng bại!
Ngẫm suy, trong binh
pháp có kế vu hồi, luồn vào sau và tấn vào chỗ này để đối phương phải tự phơi
lưng ra ở nhiều chỗ khác và thế là xoay chuyển cả mặt trận như người xưa thường
bảo là cùng kỳ lý. Bàn về dân chủ, tưởng rằng “xưa như trái đất” mà
thực ra chưa mấy người thông tỏ ngõ ngàng, đó là từ DÂN CHỦ.
Có ý kiến rất đáng suy
ngẫm là tán thành quan điểm trong bài viết nói trên về qui chế bầu cử, ứng cử
nếu thiếu dân chủ trầm trọng sẽ tác động tiêu cực đến việc lựa chọn nhân sự tới
đây. Xem ra con đường dân chủ hoá còn nhiều khúc khuỷu gập ghềnh, buồn thay cho
đất nước. Tuy nhiên, đoạn phân tích về dân chủ tập trung hay tập trung dân chủ,
vấn đề không phải là hiểu sai hay không thực hiện đúng chủ nghĩa Lênin mà ở chỗ
chọn chủ nghĩa Lênin là sai lầm. Đi theo chủ nghĩa Lênin là từ bỏ Đệ nhị quốc
tế, để theo Đệ tam quốc tế, và thực tế là theo chủ nghĩa Lênin-Stalin với những
hệ luỵ độc tài, toàn trị tai hại. Mấy thập kỷ qua cho thấy các nước xây dựng
chủ nghĩa xã hội theo xu hướng Đệ nhị quốc tế tức là trên nền tảng dân chủ như
Thụy Điển thì trái lại đều thành công.
Ngẫm suy, tôi nhận
thấy nói theo ngôn ngữ của giới vật lý là phân tách cái gì cũng phải có cả hai
phía, ngoài vĩ mô mênh mông vô cùng tận ra còn phải xét nét đến cả vi mô, nghĩa
là chuẩn định tới cỡ phân tử, nguyên tử, hạt nhân và thậm chí đến cả “hạt của
chúa”! Tất nhiên, đề cập tới điều này còn ăn thua ở cách diễn đạt vấn đề. Có
những vấn đề do những chuyên gia rất giỏi trình bày nhưng diễn đạt quá “hàn
lâm” thì đối tượng lĩnh hội sẽ rất hạn hẹp. Đặt ra những vấn đề cao siêu để bàn
bạc với cả những đối tượng ít chữ nghĩa, học hành hoàn toàn không dễ.
Đảng đang nắm quyền và
độc quyền, trên lý thuyết thì vẫn nhất mực nói rằng “sứ mệnh” –
tức là Tổ quốc mà Tổ quốc hữu hình chính là DÂN: dân ủy thác, giao quyền. Vậy,
cái thực thể ủy thác và giao quyền đó (DÂN) phải là tối thượng, có quyền phát
ngôn, thẩm định, giám sát chứ không phải là đối tượng để dạy bảo – “chăn
dân” (!?)
Ở đây có hai thành tố:
DÂN và CHỦ. Chắc có lẽ từ CHỦ có vẻ dễ hiểu hơn vì CHỦ là quyền, là sở hữu – ít
nhiều ai cũng có đôi chút và hiểu khá tường tận. Còn DÂN thì quả thật ai cũng
là dân cả, nhưng hiểu thật thấu đáo thì thật là đếm lá trên rừng!
Quả vậy, DÂN là thứ
quá đỗi giản đơn và mộc mạc, thô thiển như bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia
trong số học mà những người mua bán ở chợ vẫn ngày ngày lẩm nhẩm. Vậy mà các
thuật toán cao cấp, cao siêu như đại số, vi phân, tích phân, v.v… đố có loại
nào mà không phải dùng đến nó! Ở phạm trù cá nhân hay quốc gia cũng vẫn đúng,
có nơi cộng lia chia, có chỗ trừ lia lịa
(Việt Nam ta đang ở đám này), có chốnnhân khủng khiếp và vài nơi họ
giỏi làm tính chia.
Còn nếu so sánh theo kiểu như ngành vật lý và
hóa học thì DÂN là những phần tử vô cùng nhỏ bé (như phân tử, nguyên tử) cấu
tạo nên vạn vật ở đời. Tùy thuộc ở kết cấu mà nó trở thành thiên biến vạn hóa
và quyết định hay/dở khôn lường. Nhưng, vì nó quá nhỏ nhoi, tới mức phải
soi kính hiển vi mới thấy cho nên những “cặp mắt to” (như các
yếu nhân hay đại phú) thường… không nhìn thấy! Khi cần xét đoán
điều gì có người nói: dân dã biết cái gì!
Ấy chết, xin lỗi “nó
lú nhưng chú nó khôn”, trong cái đám có vẻ tù mù đó có biết bao nhiêu trí
tuệ thông thái, cho nên cụ Nguyễn Trãi mới phải thốt lên “khi chìm
thuyền mới biết dân là nước”, chí lý và uyên thâm biết nhường nào! Mấy bà
lão nhai trầu bỏm bẻm, một chữ bẻ làm đôi không biết mà cứ vanh vách “quan
nhất thời, dân vạn đại”, quả là tài tình hết chỗ nói!
Trên đây, chỉ mới tỉa
tách được vài ví dụ cỏn con để minh dẫn cho chữ DÂN mênh mông, kỳ vĩ, không bút
nào tả xiết, không cái đầu nào suy đoán được cho tới tận cùng. Suốt chiều dài
lịch sử văn hóa của nhân loại, người ta đã, đang và sẽ còn tiếp tục ghi lại hành
trạng của những con dân của hành tinh này, vô cùng và vô tận.
Đã luận bàn để thấy
được sự kỳ vĩ và quyền năng của từ DÂN là vậy thì muốn giải đáp cho câu hỏi “liệu
từ DÂN có xứng khi cho nó làm CHỦ không?” – dễ ợt!
Các đảng phái, các
chính khách, kể cả nguyên thủ của bất kỳ quốc gia nào cũng nhất thiết phải thấy
trong DÂN có biết nhiêu người đáng bậc cha chú theo luân thường đạo lý và biết
bao người đáng bậc thầy về nhiều mặt. Có lần ngồi đàm đạo riêng với ông Võ Văn
Kiệt, tôi rất thấm thía vì sao ông lấy bí danh là Sáu Dân, đơn giản chỉ vì ông
luôn biết lắng nghe, suy ngẫm và tôn trọng Dân.
Tiêu chí của nước Pháp
là “tự do – bình đẳng – bác ái” mà sao họ có cả dân chủ – liệu
có phải dân chủ nằm trong tự do và bình đẳng chăng? Câu trả lời cũng đơn giản vì
tùy theo nhận thức và góc nhìn của mỗi người.
Tôi mới xem video clip
“Tôm hùm lột vỏ” cứ nghĩ miên man tại sao lại có “loài” luôn hậm hực muốn lớn
lên và luôn lải nhải, xoen xoét ra vẻ rất uyên bác “lượng đổi thì chất đổi”
nhưng cứ nhất quyết… giữ cái vỏ cũ mèm đã quá ư chật hẹp và chai cứng! Không
chịu theo quy luật thì… chỉ còn nước “vào nồi” thôi!
Trong bất kỳ một cuộc
lột xác thay đổi nào đều không tránh khỏi nỗi đau đớn về thể xác và tinh thần.
Mục tiêu tối thượng phải tránh được đổ máu làm hao tổn hiền tài và nguyên khí
quốc gia. Muốn tránh được điều này, phải thay đổi thể chế, đoàn kết dân tộc và
thực hiện dân chủ.
Quản trị một quốc gia,
thực ra có yếu kém, bê bết thì mới “sợ dân chủ” – người cha
trong gia đình khi không còn có thể tương thích với con cái bằng lời thì sẽ
dùng roi vọt – khác nào là đã “tự thú” về sự bất lực của mình!
T.V.T.
Ủy viên Bộ chính trị hãy
công khai tài sản
Nhân vụ việc Tổng Thanh tra Chính phủ Việt Nam
bị tuyên bố vi phạm, mắc khuyết điểm về “chính sách nhà, đất” khi “sở hữu quá
nhiều ”bất động sản có giá trị”, một nhà quan sát trong nước kêu gọi các lãnh
đạo cao cấp trong Bộ Chính trị, Chính phủ, Quốc hội ”công khai tài sản” ra toàn
dân.
Trao đổi với BBC hôm 22/11/2014 từ Sài Gòn,
Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực Văn phòng Quốc hội
Việt Nam, nói:
“Tôi hy vọng sau vụ ông Truyền thì có thể Đảng
và Nhà nước sẽ đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng và đặc biệt trên
Facebook, trên Internet, người ta sẽ có dịp đưa hình ảnh những người có tài sản
lớn lên. Cái đó cũng là việc đấu tranh chống tham nhũng và góp phần xây dựng
nhà nước này trong sạch, vững mạnh. Cái đó là điều tốt”.
Trước câu hỏi vì sao đợt này chỉ có một mình
ông Trần Văn Truyền bị đưa khuyết điểm, sai phạm ra công bố, mà không phải là
những quan chức lãnh đạo, cấp cao nào khác nữa, ông Thuận nói:
“Trước nhất là ông Trần Văn Truyền nghỉ hưu
rồi, mạng lưới quyền lực suy giảm rồi cho nên ông bị đưa ra, còn những người
đương đầy quyền lực thì việc đưa ra cũng không dễ. Hay nói một cách thẳng thắn
là không ai đưa ra chọc với những người đang ‘cầm gươm, cầm súng’, cho nên chưa
biết có đưa ra được không, họ lại bắn trước, họ lại chém trước”.
Hãy công khai, làm gương
Theo Luật sư Thuận, đã tới lúc các lãnh đạo
cao cấp của Việt Nam trong các cơ quan quyền lực đứng đầu của Đảng và Nhà nước
tỏ ra “gương mẫu”, ông nói:
“Cho nên vấn đề quan trọng là bây giờ phải
công khai tài sản của mấy ông ấy lên, mà trước hết là mấy ông lớn, các vị trong
Bộ Chính trị, các vị trong Chính phủ là phải công khai trước. Rồi tiếp tục là
các đồng chí Thường vụ Quốc hội là công khai hết đi, công khai in một cái đặc
san trong đó. Đặc san có thể bán vài triệu bạc người ta cũng mua. Và yêu cầu
nhân dân giám sát mà theo Hiến pháp mới là bây giờ Đảng phải theo sự giám sát
của nhân dân”.
Theo Luật sư Thuận, việc giám sát này tập
trung trọng tâm chính vào “tài sản, đạo đức và chủ trương”. Ông nói: “Giám sát
là tài sản là chính, giám sát đạo đức, rồi giám sát chủ trương làm việc – chủ
trương có sai, đúng hay không, những việc ông ban hành có sai, đúng, gây thiệt
hại hay không…”
“Từ việc ông Truyền, nên chăng, muốn lấy lòng
tin của nhân dân một cách rõ ràng thì công khai tài sản đăng trên báo hết, tất
cả các ông lãnh đạo cấp cao, rồi lần lần xuống các địa phương, làm gương trước,
cũng như Nghị quyết Trung ương IV là phải kiểm điểm từ trên kiểm điểm xuống”,
cựu quan chức Văn phòng Quốc hội Việt Nam nói với BBC.
Toạ đàm về Công
Lý và Hoà Bình P1 den P19 2705 2011 UBCLHBVN TTMVSaigon
Toạ đàm về Công Lý và Hoà Bình_P1
https://www.youtube.com/watch?v=EgeAhdetSkM
Toạ đàm về Công Lý và Hoà Bình_P2
https://www.youtube.com/watch?v=V_6mXbMZing
Toạ đàm về Công Lý và Hoà Bình_P3
https://www.youtube.com/watch?v=REofL3ZKYLY
Toạ đàm về Công Lý và Hoà Bình_P4
https://www.youtube.com/watch?v=gOmuh3l9gKo
Toạ đàm về Công Lý và Hoà Bình_P5
https://www.youtube.com/watch?v=2tYKbN9r2NU
Toạ đàm về Công Lý và Hoà Bình_P6
https://www.youtube.com/watch?v=LiVDgZxhXLw
Toạ đàm về Công Lý và Hoà Bình_P7
https://www.youtube.com/watch?v=wBeJ6ZJY2xY
Toạ đàm về Công Lý và Hoà Bình_P8
https://www.youtube.com/watch?v=5TzFqsMV7uA
Toạ đàm về Công Lý và Hoà Bình_P9
https://www.youtube.com/watch?v=pDNu7TBMOjs
Toạ đàm về Công Lý và Hoà Bình_P10 Ls Le Quoc Quean
Toạ đàm về Công Lý và Hoà Bình_P11
https://www.youtube.com/watch?v=vDXTv8CfKWY
Toạ đàm về Công Lý và Hoà Bình_P12
https://www.youtube.com/watch?v=gWusonXpKos
Toạ đàm về Công Lý và Hoà Bình_P13 Gioi thieu dai dien UBCL
18 giao phan
https://www.youtube.com/watch?v=TP4HLmwchXw
Toạ đàm về Công Lý và Hoà Bình_P14
https://www.youtube.com/watch?v=x4NRfi9oKUE
Toạ đàm về Công Lý và Hoà Bình_P15 HY Pham Minh Man
https://www.youtube.com/watch?v=yiUl5iglTO8
Toạ đàm về Công Lý và Hoà Bình_P16
https://www.youtube.com/watch?v=WV76zVdiEoA
Toạ đàm về Công Lý và Hoà Bình_P17
https://www.youtube.com/watch?v=blZu_jH6nLA
Toạ đàm về Công Lý và Hoà Bình_P18
https://www.youtube.com/watch?v=x8x7RDUQDds
Toạ đàm về Công Lý và Hoà Bình_P19
https://www.youtube.com/watch?v=dVWvtfwnkLg
Oakland,
CA Sun Oct 26 2014
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment