Saturday, February 13, 2016

PHONG TRÀO TỰ ỨNG CỬ QH (NGUYỄN QUANG A) HAY PHONG TRÀO TỰ HIẾN LÀM ĐẦY TỚ CSVN KÉO DÀI ĐỘC TÀI




PHONG TRÀO TỰ ỨNG CỬ QH (NGUYỄN QUANG A)
HAY PHONG TRÀO
TỰ HIẾN LÀM ĐẦY TỚ CSVN KÉO DÀI ĐỘC TÀI

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 12.02.2016
Facebooks :  (1) Phuc Lien Nguyen  & (2) Tudan Tudodanchu

Inline image 1


Tôi đã có dịp dậy cho Ts Nguyễn Quang A về thái độ của Tiến sĩ khi lên mặt dậy bảo những cuộc biểu tình của Dân Oan không dược tự vệ bàng bắp thịt, mà phải quỳ xuống thưa với công an rằng "chúng tôi bất bạo động, xin cứ việc đánh đập nữa đi ! Chúng tôi ngồi yên mà không tự vệ !" Lời dậy bảo bất bạo động của Nguyễn Quang A ngu như bò !

Hôm nay, chúng tôi lại có dịp viết về Phong trào TỰ ỨNG CỬ Quốc Hội mà Tác giả Bài dưới đây coi như trò đùa, trò dỡn chơi khi hứng, thiếu lường trước những hệ quả tai hại đau đớn lên Dân Tộc Việt.

Thực vậy, Phong trào Tự Ứng Cử Quốc Hội dưới Điều 4 Hiến Pháp giữ nguyên vẹn có nghĩa là Phong trào chấp nhận phục vụ cho quyền lực độc tài độc đảng CSVN. Phong trào Tự Ứng Cử tất nhiên biến thành Phong trào Tự Hiến Minh thành đầy tớ phục vụ cho độc tài. CSVN sẽ sử dụng Phong trào như bồi bếp Dân chủ, để tuyên tzruyền bịp bợm Dân chúng và dối trá với quốc tế nhằm kéo dài cái Cơ chế độc tài CSVN hiện hành thêm mấy chục năm nữa !

Với tình trạng phá sản Kinh tế hiện nay, Cơ chế CSVN đang đi đến sụp đổ rất mau chóng, nhưng nhờ đám bồi bếp làm kiểng trang trí cho "Hòa Giải Hòa Hợp" giả tạo nhằm kéo dài thêm mấy chục năm nữa trên đầu Dân tộc Việt Nam.

Tự hiến mình cho CSVN lợi dụng kéo dài Cơ chế, Phong trào Nguyễn Quang A có thể coi là tòng phạm với tội ác CSVN vì mỗi một ngày Cơ chế CSVN kéo dài, là mỗi một ngày Xã hội Việt Nam đi vào tha hóa đến thác loạn và Kinh tế quốc dân Việt Nam càng tụt hậu sánh với những quốc gia trong vùng.

Chúng tôi sẽ tuần tự khai triển những hệ quả tai hại cho Dân tộc từ việc Phong trào Tự Ứng Cử này vô hình chung biến thành Phong trào tự hiến mình làm bồi bếp phục vụ cho độc tài độc đảng CSVN.


Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 12.02.2011.
Facebooks :  (1) Phuc Lien Nguyen  & (2) Tudan Tudodanchu
Chú thích :Một số người vì phe nhóm, đã cố tình viết lệch lạc về Lý Lịch của tôi, nên tôi xin phép cho ở đây cái Link Lý Lịch NGUYỄN PHÚC LIÊN như sau :  http://www.viettudan.net/36984/index.html


===================

PHONG TRÀO TỰ ỨNG CỬ QUỐC HỘI

Mấy suy nghĩ vụn về phong trào tự ứng cử
Đăng bởi BTV VANEWS vào Thứ Sáu, ngày 12 tháng 2 năm 2016 | 12.2.16

"...Đấu tranh chính trị không phải chỉ là câu like, không phải chỉ cuộc vui, chuyện phiếm. Đấu tranh chính trị, mà ở đây cụ thể là tranh cử dân biểu cần một bộ máy vận hành chuyên nghiệp..."

Ngày 2/2/2016, luật sư Phạm Quốc Bình đã thông báo trên FB của ông về quyết định ra ứng cử Quốc Hội. Ngày 5/2/2016, Tiến sỹ Nguyễn Quang A, tuyên bố ứng cử đại biểu Quốc Hội. Tiếp đó Luật sư Lê Luân cũng tuyên bố ra tranh cử.

Là một trong những thủ lĩnh của phong trào Xã hội Dân Sự, Tiến sỹ Nguyễn Quang A đã ra lời kêu gọi công dân tự ứng cử như một bước đi trong việc khẳng định quyền công dân của mình và cũng là để phá vỡ dần đi cơ chế độc quyền Đảng cử - Dân bầu. Hưởng ứng lời kêu gọi này một loạt cá nhân đã tuyên bố và kêu gọi cộng đồng ủng hộ mình tranh cử Đại biểu Quốc Hội.

Nhưng...

Nguyên tắc bất di bất dịch Trọng thị cử tri - thực hành dân chủ

Đấu tranh chính trị không phải chỉ là câu like, không phải chỉ cuộc vui, chuyện phiếm. Đấu tranh chính trị, mà ở đây cụ thể là tranh cử dân biểu cần một bộ máy vận hành chuyên nghiệp, từ bước vận động xã hội, đến cương lĩnh hành động và thậm chí cả các giải pháp cụ thể đối với chính quyền hiện tại (nếu bị làm khó dễ).

Đấu tranh chính trị hay tranh cử cần nghiêm túc, khoa học không phải là trò đùa, trò diễu nhại sử dụng trí khôn Trạng Quỳnh. Cần nhớ cho rằng trí khôn Trạng Quỳnh, thực chất chỉ là các trò tiểu xảo lặt vặt của dân làng xã, cái trí khôn ấy không thể dẫn dắt con người đến với sự trưởng thành về mặt tư duy, diễu nhại tuy vui nhất thời nhưng chỉ mua lấy sự thất bại chung cuộc.

Nếu anh không nghiêm túc với công cuộc đấu tranh của mình thì người dân cũng nhìn thấy ở anh sự thiếu nghiêm túc với họ; nếu anh đem cuộc đấu tranh của mình ra làm trò đùa thì cũng có nghĩa rằng anh đang đùa với người dân - những cử tri thực sự. Đó là sự ngu xuẩn, lố bịch!

Hiện giờ công bằng nhìn nhận, các nhóm xã hội dân sự đều có thực lực yếu ớt, cương lĩnh không có gì, phần đa chạy theo sự kiện. Hơn thế, giữa các nhóm này đôi khi xuất hiện các mâu thuẫn, công kích lẫn nhau. Đem cái thực lực như vậy bước vào cuộc tranh đấu chính trị trước mắt mà nghĩ rằng mình thành công được ấy là ảo tưởng.

Tiến sỹ Nguyễn Quang A ra lời kêu gọi công dân tự ứng cử, tuy là sáng kiến hay giúp hình thành nên một phong trào tự ứng cử nhưng lại pha loãng vấn đề, tiếp tục xẻ nhó thêm các tiềm lực ít ỏi của các nhóm xã hội dân sự. Đó là sáng kiến bất cập thời và tùy hứng.

Việc ra ứng cử Đại biểu Quốc hội không cứ là thắng cử hay bại, cái thành công là ở chỗ người dân nhận thức thế nào về anh, nhận thức thế nào về giá trị dân chủ. Thắng lợi nhằm vào chỗ nói với người dân thế nào là quyền của công dân và đưa lại một cơ hội công bình hơn cho người dân sử dụng quyền ấy.

Vậy tại sao các nhóm xã hội dân sự không liên hiệp lại với nhau, tạo nên sức mạnh tổng thể? Bó đũa chọn ra cột cờ rồi dồn sức cho ngọn cờ đó? Việc liên hiệp có thể công khai, có thể bán công khai, hoặc các nhóm chỉ cần thông nhất tinh thần chung, không cần hình thành một tổ chức hợp nhất.

Pháp lý và truyền thông!

Việc thứ hai là những người ra ứng cử cần có ít nhất một luật sư để bảo vệ chính mình hoặc đấu lý lẽ pháp luật khi cần thiết; tiến hành các thủ tục pháp lý theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Có luật sư là để những người tranh cử ủy nhiệm các vấn đề pháp lý cho vị luật sư đó, tiến hành phòng vệ về mặt pháp luật.

Xây dựng một bộ máy truyền thông hữu hiệu bao gồm cả chính thống, báo nước ngoài mạng xã hội và cả các tổ chức quốc tế quan tâm. Người tranh cử cần có cố vấn hay người phụ trách truyền thông để xác định rõ lộ trình cho chiến dịch truyền thông xã hội, sử dụng minh bạch thông tin để tranh đấu và bảo vệ chính mình.

Những cá nhân, nhóm nào nếu tự xét mình không đủ sức để hình thành những điều kiện hạ tầng trên thì tự nguyện lui đi, dồn sức cho người có tiềm lực mạnh hơn.

Sau khi xác định được như vậy, những người ra tranh cử kỳ này cần tuyên bố cụ thể rành mạch lý do mình tranh cử mà rõ ràng xác quyết nhất là quyền công dân đã được Hiến Pháp và Pháp Luật bảo hộ. Tuyệt đối không nên post một cái hình, giới thiệu sơ lược ba dòng tiểu sử rồi kêu gọi mọi người ủng hộ. Tuy rằng cái hình cô gái xinh, hay một nhà hoạt động dân chủ lâu năm thu hút được vài nghìn like nhưng hiệu quả đấu tranh là rezo.

Tuyên bố lý do tranh cử thì cũng phải tuyên bố cương lĩnh hay những việc anh làm nếu anh thắng cử. Đấy là cái lời hứa của nhà vận động chính trị với cử tri của mình, tuyệt đối không thể thiếu được, không thể mơ hồ được. Không cần đem những thứ quá to tát vào cương lĩnh tranh cử, sự hấp dẫn nhất với quần chúng hiện thời là bảo vệ các giá trị dân sinh. Ai bảo vệ miếng ăn của người dân người đó được dân ủng hộ.

Và điều cuối cùng, mỗi đại biểu ra tranh cử nên chuẩn bị hai khả năng cả khi thắng cử hay thất bại và gởi lời tri ân tới cử tri những người đã quan tâm tới công cuộc vận động tranh cử của mình. Kết lại cái nguyên do mình ra tranh cử, đánh giá khách quan và công bằng với thành bại của chính mình,

Đã xác định ra tranh cử đại biểu Quốc Hội thì anh phải làm việc nghiêm túc, thực sự; tuyệt đối không thể bông đùa, mua like hay là kết quả của thói ngẫu hứng nhất thời. Không nên kỳ vọng quá lớn vào triển vọng thắng cử, chỉ cần dốc sức để đem lại một cơ hội hiện thực giúp thực hành dân chủ, đấy là cái thành công lớn nhất rồi.

Sự nghiêm túc là thước đo thành bại!

Quang Phan
Theo FB Quang Phan


__._,_.___

Posted by: NGUYEN PHUC LIEN <

HUẾ TẾT MẬU THÂN 1968 CHẾT OAN: 40 NĂM, 3 LẦN BỊ CHÔN SỐNG



HUẾ TẾT MẬU THÂN 1968 CHẾT OAN:
40 NĂM, 3 LẦN BỊ CHÔN SỐNG
                                                     Nhà văn Nhã Ca - Jan 12, 2016


Đúng vậy. Hàng ngàn người chết oan. Họ bị chôn sống tới ba lần. Lần thứ nhất chôn trong đất Huế. Lần thứ hai chôn ngay tại Hoa Kỳ. Và lần thứ ba, đang tiếp tục bị chôn tại Việt Nam. Những người chết oan nhắc tôi phải nói vậy.

Họ đã bị chôn sống lần thứ nhất tại Huế Tết Mậu Thân.
Bị chôn ở Thành Nội, ở Gia Hội, ở Bãi Dâu, ở Phú Thứ, ở khe Đá Mài… Không chỉ trong núi trong rừng, nơi họ bị chôn còn là đất chùa, đất nhà thờ, đất trường học, và ngay tại vườn nhà…Trong số những người bị chôn có (Tâm Tuý,) cô bạn trường Đồng Khánh của tôi. Khi xác được đào lên, thấy tóc mọc dài hơn, móng tay mọc dài hơn. Bạn tôi bị chôn sống khi còn đầy sức sống, như nhiều nạn nhân khác. Họ bị chôn ra sao, chôn bằng cách nào?

Chỉ riêng 4 khu tại Gia Hội cộng lại đã là 473 người. Chính con cháu những người bị chôn - gồm toàn các thiếu niên 14, 15, 16 tuổi, học trò trường Nguyễn Du - bị buộc phải đào hố.
Những nạn nhân bị cột trói bằng dây điện dính nhau xếp hàng bên hố. Một vài người bị đập đầu. Cả dây người đang sống bị đạp xuống hố đè lên nhau. Cái đầu nào ngóc lên bị đập bằng cuốc.
Rồi báng súng AK và lưỡi lê buộc các thiếu niên phải lấp đất chôn sống cha anh chúng. Mười mấy em trong toán thiếu niên sau đó bị giết hết, chỉ ba em chạy thoát.

Một trong ba thiếu niên, nay là ông Tuấn, 56 tuổi, đang sống ở Úc.
Sau 40 năm câm nín, mới đây ông Tuấn đã bật khóc khi kể về những người chết oan: Dòi bọ trong hốc mắt. Dòi trong lỗ tai. Dòi trong mũi. Và ông vừa khóc vừa la là hôm nay tụi khốn nạn cầm quyền nó ăn mừng đại thắng Mậu Thân, tôi không chịu nổi nữa. Không chịu nổi nữa…


Đúng là ông Tuấn không thể chịu nổi, khi những người chết oan tiếp tục bị chôn sống bằng nhiều hình thức khác.

Huế Tết Mậu Thân bị chôn sống lần thứ hai.
Không ở đâu xa, mà ngay trên đất Hoa Kỳ này. Họ bị chôn không phải bằng cuốc, bằng xẻng mà bằng sự im lặng đồng loã của giới truyền thông Mỹ.
Vào thời điểm ấy, truyền thông khuynh tả tại Mỹ đang cổ võ phong trào phản chiến trong dân chúng, để buộc chính phủ Hoa Kỳ phải rút quân, tháo chạy khỏi Việt Nam. Trận chiến Mậu Thân, cộng quân thảm bại, báo chí truyền hình Mỹ vẫn ca lên mây xanh. Tấm hình Tướng Nguyễn Ngọc Loan bắn một đặc công cộng sản giữa trận địa liên tục bị phóng lớn để bôi bẩn, xoá nhoà mọi chiến thắng của quân dân miền Nam. Trong khi ấy, mọi tin tức hình ảnh cuộc thảm sát tại Huế Tết Mậu Thân bị cố ý dẹp bỏ. Truyền thông Mỹ tiếp tay, chôn sống vụ thảm sát.
Dân Mỹ bị che mắt. Kết quả là kẻ ác không đáng thắng đã thắng.
Và rồi,..

Huế Tết Mậu Thân đang bị chôn sống lần thứ ba.
Những ngày trước tết, nhà nước cộng sản đã tổ chức đủ kiểu lễ mừng “chiến công”. Mít tinh, diễn binh ở Saigon. Rồi tổ chức ngay tại Huế cái gọi là “Hội Thảo Khoa Học về cuộc tổng tấn công – tổng nổi dậy Tết Mậu Thân”
Khoa học kiểu gì vậy?

Chỉ là thứ khoa học “khủng bố đào hố chôn người” đang được “đổi mới” để tái diễn. Mục đích là bằng mọi giá, phải đánh tráo hồ sơ thảm sát Huế Tết Mậu Thân bằng cái hồ sơ khoa học giả tưởng về chiến công Tết Mậu Thân của họ. Nói gọn là ngụy tạo một chiến công giả để lấp liếm một tội ác thật.
Tại Huế hiện nay đang có những con đường được đặt tên là đường Mậu Thân, đường 68 để mừng chiến thắng. Đài tưởng niệm nạn nhân tết Mậu Thân thời trước 75 đã bị phá bỏ.

Những gia đình có thân nhân chết oan đều bị công an gọi lên, hoặc cho người đến tận nhà, ra lệnh “muốn sống yên thì im miệng.” Gia đình nào có người liên quan xa gần tới sách Giải Khăn Sô Cho Huế và Nhã Ca còn được thêm lệnh phải nói là họ bị xuyên tạc. Nhiều nhân vật cộng sản từng thú nhận là có giết oan ở Huế thời Mậu Thân đều bị bịt miệng..

Ngoài nước, đặc biệt là tại Mỹ, sách vở báo chí phim ảnh cộng sản tuyên truyền về chiến công tết Mậu Thân sẽ từng bước xâm nhập các thư viện, trường học, nhà sách, truyền hình…
Bốn mươi năm. Hai thế hệ rồi.
Chỉ ít năm nữa thôi, còn ai nhớ chuyện cũ.

Nhà nước cộng sản tính vậy, và đang mở chiến dịch “chôn sống vĩnh viễn hồ sơ thảm sát Tết Mậu Thân.”

Thưa quí vị, thưa các bạn,
Hôm nay tại đây, chúng ta đang cùng nhau trân trọng tưởng niệm.
Hồn thiêng những nạn nhân bị tàn sát, đang ở cùng chúng ta.

Là một người sống sót sau trận tàn sát Tết Mậu Thân, như nhiều người Huế sống sót khác, tôi luôn cảm thấy như con mắt của những người chết oan đang nhìn theo mình, tiếng kêu lấp trong đất của người bị chôn sống vẫn âm ỉ, nhắc nhở.
Với chúng tôi, điều được nhắc nhở lúc này là không cho phép lịch sử tiếp tục bị đánh tráo. Không để con em chúng ta phải học, phải đọc những điều gian dối về cha anh của họ. Không thể để tương lai tiếp tục bị phỉnh gạt.

Muốn vậy, ngay năm nay, năm thứ 40 sau biến cố Mậu Thân, phải làm sao cùng nhau tổ chức tới nơi tới chốn việc sưu tập mọi tài liệu, hình ảnh liên quan tới hồ sơ Tết Mậu Thân, kêu gọi những nhân chứng Mậu Thân còn sống kể ra từng chi tiết sự việc, ghi chép bằng âm thanh, hình ảnh, chữ nghĩa, thành lập một thư khố về vụ thảm sát Mậu Thân. Sau đó là tổng hợp, nghiên cứu mọi yếu tố lịch sử, pháp lý, thực hiện công trình phiên dịch, biên tập và ấn loát đúng mức. Công trình ấy sẽ thành những cuốn sách đủ tầm vóc, Việt ngữ, Anh ngữ và dành lại vị trí xứng đáng cho sự thật lịch sử.

Để làm được những việc trên đây, cần mời gọi mọi người tâm huyết ngồi lại với nhau, cùng bàn bạc, hoạch định, cần góp công góp của. Chính vì mục đích này, sách mới Giải Khăn Sô Cho Huế hôm nay đang trình diện quí vị tại đây. Toàn bộ số tác quyền thu được từ sách sẽ được góp vào quĩ khởi đầu cho dự án kể trên.
Cách đây 40 năm, cũng từ những nhắc nhở của Huế Tết Mậu Thân, tôi đã cầm bút viết. Và sách “Giải Khăn Sô Cho Huế” được in lần đầu tại Việt Nam năm 1969. Toàn bộ tác quyền từ sách này được góp vào việc trùng tu thư viện trường Đồng Khánh và lập giải thưởng hàng năm “Luận án Tiến Sỹ Y Khoa xuất sắc nhất” tại Đại Học Y Khoa Huế.

Ngay sau ngày Saigon bị đổi tên đổi đời, cuốn “Giải Khăn Sô Cho Huế” đã được treo trong cái gọi là “Nhà Trưng Bầy Tội Ác Mỹ Nguỵ”. Bản thân tác giả cùng ông chồng và các bạn nhà văn Saigon thì đi tù, nhà cửa bị tịch thu, con thơ bị đuổi nhà, đuổi trường…

Số phận mỉa mai của cuốn sách sang được tới Mỹ vẫn chưa yên, mà còn bị “cắm cờ oan khiên.” Hồi tháng Năm năm 2007 vừa qua, phim “Đất Khổ” cuốn phim đặc biệt về Huế Mậu Thân, dựng theo một phần “Giải Khăn Sô Cho Huế” và do chính Nhã Ca viết đối thoại, lại được công ty sản xuất phim Mỹ ra DVD mang bán cho dân Hoa Kỳ với bao phim có nền (cờ) đỏ sao vàng. Sách mới “Giải Khăn Sô Ra Mắt” và báo xuân Việt Báo năm nay có lên tiếng than phiền vụ “cắm cờ oan khiên” này. Điều an ủi là sau khi vấn đề được nêu lên, hãng Mỹ đã nhanh chóng dẹp bỏ cái bao bìa có hình là cờ máu, để thay bằng bao bìa mới có hình cờ vàng và bản đồ Việt Nam. Có bạn bảo tôi, dù sao tư bản Mỹ sửa sai cũng nhanh hơn Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa. Khi dự án dành lại sự thật vụ thảm sát Huế Tết Mậu Thân tiến hành, chúng ta sẽ tiếp tục đòi họ sửa sai.

Sách mới “Giải Khăn Sô Cho Huế” đang được trình diện quí vị hôm nay không chỉ là một cuốn bút ký như cũ mà là cả ba cuốn sách gom lại làm một, gồm tất cả chữ nghĩa Nhã Ca viết về Huế Tết Mậu Thân gồm nhiều bút ký, truyện ngắn và thêm truyện dài Tình Ca Trong Lửa Đỏ.

Dự án này sẽ được khởi sự bàn luận chính thức trong tuần lễ triển lãm Tưởng Niệm 40 Năm Huế Tết Mậu Thân, khai mạc tại Việt Báo Gallery tại Little Saigon, vào lúc 2 giờ trưa, Chủ Nhật 24 tháng 3 sắp tới.

"Huế Tết Mậu Thân 1968 Chết Oan: 40 năm, 3 lần bị chôn sống" là bài phát biểu của nhà văn Nhã Ca tại Lễ tưởng niệm 40 năm các nạn nhân bị thảm sát trong tết Mậu Thân, tổ chức tại Houston TX ngày 24 tháng 02 năm 2008.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Những tài liệu liên quan:
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

This email has been sent from a virus-free computer protected by Avast.
www.avast.com
__._,_.___

Posted by: "Nhat Lung" 

Friday, February 12, 2016

Bắc Kỳ 9 nút_Bắc Kỳ 2 nút

          CUNG CHÚC TÂN XUÂN, kính chuyển quývị baì giá trị phổ biến nhiều lần cuả T/g BuìTrọngNghiã, ht

From: Nghia Bui wrote
Date: 2016-02-11 7:13 GMT-08:00
Subject: Fwd: Fw: Bắc Kỳ 9 nút_Bắc Kỳ 2 nút



Đọc lại những bài viết cũ, nhưng ý nghĩa thì luôn luôn gần vơi hiện tại ngày hôm nay vì nó đã bóc trần sự thật về con người cộng sản.

Sự thật đã chứng minh “con người ít nhiều là sản phẩm của xã hội”, vậy thì xã hội man rợ tất nhiên sản xuất ra con người dã man. Từ cái bản chất dã man này, tự nó, sinh ra tệ trạng sinh hoạt đầy tính chất nguy hiểm, độc ác, gian manh, quỷ quyệt khó lường v.v. Đó là kết quả tất yếu không cần lý giải.

Bắc Kỳ 9 nút_Bắc Kỳ 2 nút

image
Bắc Kỳ 2 nút
“Anh hãy đi cho khuất mắt tôi, các anh đeo dai như con đỉa. Chúng tôi đã sợ các anh quá rồi! Hai mươi mốt năm trước, chúng tôi đã phải bỏ cả nhà cửa làng xóm để chạy xa các anh vào đây, vậy mà bây giờ các anh vẫn lại theo bám, không buông tha!”
Đó là lời người con gái ở Hố-Nai Biên-Hòa (bắc kỳ 9 nút) nói với tên bộ đội (bắc kỳ 2 nút) khi hắn theo tán tỉnh cô sau 30-4-1975. Cô là thế hệ thứ hai của một gia đình di cư vào Nam sau 20-7-1954. Tội nghiệp cô gái bắc kỳ! Chúng tôi, những người lính thời ấy, trách nhiệm thế nào với nỗi nghẹn ngào cay đắng này của cô?

image
Note: Một số hình ảnh trong bài viết này là hình minh họa
Ván bài thắng ngược! Tại sao con số 9 nút (1954) lại thua con số 2 nút (1975)? Cái gì khiến cô gái bắc kỳ này lại sợ tên bộ đội bắc kỳ kia? Trải nghiệm thực tế, đơn thuần trong sinh hoạt xã hội của “bác” Hồ trước và sau những năm 1975 để giải mã những nguyên nhân căn bản khiến con số 9 nút phải thua con số 2 nút:

image
Bắc Kỳ 9 nút
Ở năm thứ 5 của đời tù tội, lần đầu tiên mẹ tôi đi thăm tôi ở trại Ba-Sao Nam-Hà, quà cho tôi thật khiêm tốn, trong đó có hai hộp sữa đặc là đáng quý nhất. Tôi nói đường xá xa xôi, mẹ mang làm chi hai hộp sữa này cho nặng, thì mẹ tôi cho biết bà mua ở Hà-Nội khi đi ngang qua. Chia tay, tôi ôm hai hộp sữa vào lòng, nghĩ tới chiều nay có được cái “ngọt ngào của cuộc đời", cái ngọt ngào đã biến mất trong suốt hơn 5 năm trong đời tù đày, mà đôi chân tôi bước đi khấp khểnh, cao thấp như đang ở trên mây.

image
Thế nhưng, trời sập rồi! cái đinh vừa đâm lút vào hộp sữa thì một dòng bùn đen túa ra, tôi mềm người rũ gục như một tàu lá úa. Ngồi cạnh tôi, người bạn thân trong tù đang chờ được chia xẻ, đôi mắt trợn tròn rồi rủ xuống như muốn khóc! Bóc nhãn hiệu ra, thấy cạnh hộp sữa có một vết hàn. Như thế là người Hà-Nội đã tinh vi sáng tạo: rút ruột sữa ra, bơm bùn đen vào rồi hàn lại. Quả thật (mẹ tôi), Bắc Kỳ 9 nút đã thua Bắc kỳ 2 nút!

image
“Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất”. Tôi đã học cái văn hóa đó ở nhà trường. Ở nhà, trong hoàn cảnh nghèo, mẹ tôi thường nhắc nhở anh em chúng tôi phải luôn giữ cái chất “bần tiện bất năng di” ấy. Đó là cái nhân cách căn bản được giáo huấn ở học đường miền Nam Việt-Nam, ở cái đất nước mà con người hiền hòa, chân chất, đơn thuần, vô tư không ôm hận thù, không biết cướp bóc, lừa bịp, đểu cáng vv. Đó chính là cái đất nước ở phía sau vĩ tuyến 17 kia.

Còn ở miền Bắc, cái đất nước trước vĩ tuyến 17 thì sao? Người ta dạy nhau cái gì ở nhà trường và ngoài xã hội? Người ta dạy nhau rằng “bần cùng sinh đạo tặc”. Hậu quả là sau 30- 4-1975, người Bắc Kỳ, tay cầm dao, tay cầm súng, tràn vào miền Nam điên cuồng giết người cướp của, hành động của “kẻ dã man thắng người văn minh” mà nhà nữ văn sĩ C/S Hà-Nội  Dương Thu Hương đã nhận xét.
image
Sự thật đã chứng minh “con người ít nhiều là sản phẩm của xã hội”, vậy thì xã hội man rợ tất nhiên sản xuất ra con người dã man. Từ cái bản chất dã man này, tự nó, sinh ra tệ trạng sinh hoạt đầy tính chất nguy hiểm, độc ác, gian manh, quỷ quyệt khó lường v.v. Đó là kết quả tất yếu không cần lý giải.

Chỉ có một mẩu cá khô lấy trộm trong khi vận chuyển lương thực, ông chiến hữu của tôi miệng phải ngậm miếng cá đó, cổ đeo cái bảng viết hai chữ “ăn cắp”, đứng trước cổng trại suốt ba ngày! Miếng ăn quý hơn mạng người! Ông ngục sĩ Nguyễn-chí-Thiện khi còn sống đã nói rằng: “miền bắc thắng miền nam là do chế độ lương thực tem phiếu”. Ông đúng hay sai? Đây là câu trả lời: “Em xin anh, chúng em mà nói trên đài thì ở ngoài kia, cha mẹ và vợ con em sẽ bị cắt hộ khẩu, họ sẽ chết đói!”. Đó là lời của ba tên tù binh bị bắt trong trận đánh cuối cùng ở Long-Khánh.

image
Tôi còn nhớ, ngày 3/9/1978, ngày giỗ “bác” Hồ của nhân dân bắc kỳ (2 nút), tại trại giam ở Yên-Bái, địa danh có cái tên nghe rợn người: “Ma thiên lãnh!”, tù nhân được nghỉ một ngày để chuẩn bị làm giỗ “bác”. Bàn thờ được trải khăn đỏ, sau bàn treo lá cờ to, trên bàn có hình “bác”, trước “bác” đặc biệt có một mâm hoa quả bằng hình vẽ mà trước đó, nguyên một ngày, ông tù nhân Lê-Thanh, họa sĩ kiêm điêu khắc gia có tiếng trong quân đội miền Nam “thua cuộc”, đã phải vẽ trên cả chục bản để ông cai tù trưởng trại lựa chọn.

Sau khi đã nhuần nhuyễn nói về tài thao lược và đạo đức của “bác”, trưởng trại để ý thấy tù nhân xì xầm về bức họa trái cây kia, ông bèn rất là trân trọng và tự tin nói rằng: “bác thường dạy “trong đấu tranh gian khổ, tính chất khắc phục là quan trọng”, cho nên khả năng “biến không thành có, biến khó thành dễ” là thành tích luôn được biểu dương, khen thưởng”!

Giỗ “bác” hôm nay, “bác” được ăn hoa quả giấy. Quả nhiên gậy “bác” đập lưng “bác”! Phần tù nhân, nghe xong chỉ thấy họ lặng im. Tôi đoán họ đang nghĩ đến nhờ ngày giỗ “bác”, bữa ăn trưa nay được tăng thêm trọng lượng.

image
Ông chiến hữu (bắc kỳ 9 nút) nằm cạnh tôi kể chuyện anh: “Bọn công an (bắc kỳ 2 nút) cùng người giúp việc nhà anh, là chị đã xin nghỉ việc vài ngày sau 30/4/1975, đạp cửa bước vào và lớn tiếng hỏi anh: “lương lính, quân hàm thiếu tá, một tháng anh lãnh bao nhiêu? Anh trả lời chỉ vừa đủ sống cho hai vợ chồng và năm đứa con. Tên công an quát lớn: chỉ đủ sống thì làm sao anh có cái nhà to thế này? Đây là anh đã lấy của nhân dân, vậy bây giờ anh phải trả lại cho nhân dân. Anh có ba ngày để dọn ra khỏi căn nhà này.”

Một hơi thở dài, rồi một cơn ngủ thiếp của một ngày “chém tre, chặt gỗ trên ngàn, hữu thân, hữu khổ phàn nàn cùng ai” của ông chiến hữu (bắc kỳ 9 nút) đã thay cho phần kết của chuyện kể mà tôi thiển nghĩ, những người dân miền Nam, cái đất nước ở sau con sông Bến-Hải kia đều đã biết cái số phận căn nhà đó ra sao.
Inline image 1

Những ngày vừa qua, nhân lễ kỷ niệm 50 năm anh em Tổng Thống Ngô-đình-Diệm bị sát hại, vài đài truyền hình có chiếu lại hình ảnh của gần một triệu người bắc kỳ (9 nút) bồng bế, gồng gánh, mang theo những chổi cùn, rế rách, luộm thuộm dắt díu nhau lên con tàu “há mồm” xuôi nam. Sau đó họ được định cư ở những vùng xa, vùng xâu, hoang vu hẻo lánh, lập nghiệp. Mơ ước cư ngụ ở giữa thành phố ồn ào, xôn xao, đối với họ chỉ là hoài bão.

Thế còn 30-4-1975, bắc kỳ (2 nút) xuôi nam thì sao? Vai đeo súng, tay cầm dao, nghênh ngang tràn vào thành phố cướp của, lấy nhà, chiếm đoạt, chễm chệ ở trong những căn nhà lớn ngay giữa thị thành. Áp đẩy khổ chủ đến vùng xa, vùng sâu có tên gọi là “kinh tế mới”! Cái tư thế “chễm chệ” kể trên, mỗi ngày một phát triển lớn, tới độ, bây giờ 38 năm sau, gần như toàn thể những thành thị ở miền nam, trên những đường phố lớn, trong những căn nhà to, chủ nhân đều là bắc kỳ (2 nút). Như vậy, chẳng phải rõ ràng bắc kỳ (2 nút) không những chỉ thắng bắc kỳ (9 nút), mà còn thừa thắng xông lên, áp đảo luôn cả những nam kỳ chủ nhà, không nút nào hay sao?

image
Tên công an chính trị viên, phó trại giam, tốt nghiệp viện triết học Marx, trong đối thoại về chủ nghĩa Cộng-Sản, hỏi tôi rằng “chân lý có thay đổi không?” Tôi trả lời: “đã là chân lý thì không thay đổi”. Hắn cười.
Hôm nay, hắn đúng, tôi sai. Chân lý của Marx quả đã thay đổi. Thế giới C/S của Marx đã xây dựng gần một thế kỷ, hoàn toàn sụp đổ. Học trò của Marx đã chia tay ý thức hệ với Marx, lũ lượt bỏ chạy qua vùng đất tư bản, thấy của cải vật chất phong phú thừa thãi mà chóng mặt, hoa mắt nên làm càn làm loạn”. “Hy sinh đời bố, củng cố đời con”, thế hệ sau tiếp nối thế hệ trước, gia sức trấn lột, cướp bóc, lừa bịp, điên đảo, tham nhũng bừa bãi, trơ tráo tới độ vô văn hóa, vô nhân tính.

image
Trở lại con số 9 nút (1954) và con số 2 nút (1975) mà người ta mệnh danh là bắc kỳ cũ và bắc kỳ mới, với những chuyện xảy ra ở trên một đất nước xa Hà-Nội tới ngàn dậm này: Đất nước Hoa-Kỳ.
“Này chị kia, ở nước Mỹ chợ nào cũng có chỗ cất shopping- car, sao chị lại bỏ bừa sau xe của tôi?“ Cứ tự nhiên như ở Hà-Nội!, “Nhà tôi” (bắc kỳ 9 nút), bực mình la lớn. Hai bà (bắc kỳ 2 nút) tỉnh bơ, nổ máy xe biến mất. Còn lại là hai tôi, mỗi người đẩy một xe đưa vào chỗ cất.

image
Một lần khác, người bạn tôi kể rằng “Đi chợ, mua vội, tay chỉ cầm có hai gói cà-phê, đang xếp hàng chợt một chị bắc kỳ (2 nút) chen ngang vào đứng trước anh, anh phản đối thì chỉ hỏi lại: “xe của ông đâu?” Anh giận quá la lớn: “Đây là ở nước Mỹ, mua nhiều hay ít đều phải xếp hàng chứ không phải ở Hà-Nội của chị”.

Tại một nhà hàng, cháu gái của tôi cầm tờ biên lai tính tiền do bạn trai là người Mỹ trả, tới nói với người thâu ngân rằng: “chúng tôi gọi hai tô bún thịt nướng chứ đâu phải chả cá thăng-long mà tính nhiều thế này?” thì được thâu ngân viên buông gọn một chữ “nhầm”, rồi đếm tiền hoàn lại, không một lời xin lỗi. Tôi đoán chắc người Hà-Nội, chủ nhân (2 nút) tưởng Mỹ khờ khạo (đã bị bác và đảng đánh bại), nên mập mờ đánh lận con đen.

Trên đường về nhà, dọc hai bên đường, ở giữa lòng cái thủ đô có tên Little Saigon này, lác đác những căn nhà to như dinh thự mà người Hà-nội đã bỏ tiền triệu để sở hữu một cách ngạo nghễ, khiến tôi chợt nhớ đến ông chiến hữu bại trận của tôi năm xưa đã phải “trả nhà cho nhân dân” (nhân dân Hà-Nội), mà xót xa!

image
Tôi miên man tự hỏi, chẳng lẽ từ niềm tự hào “đánh thắng hai đế quốc lớn” của người Hà-Nội đang được thể hiện một cách ngang ngược, lỗ mãng, vô văn hóa ngay giữa cái thủ đô của người Việt tị nạn trên đất nước Hoa-Kỳ này đến vậy sao? Lý do gì họ có mặt nơi này? phần đất nơi cư ngụ cuối cùng, mà những người hoảng sợ đã phải bỏ nhà bỏ của để chạy xa họ? Tôi đang nghĩ đến người con gái bắc kỳ (9 nút) ở đất Hố-Nai Biên-Hòa năm xưa. Tôi ước ao được gặp lại cô ở nơi này, nơi cư ngụ cuối cùng của những người kinh hoàng, hoảng hốt bỏ lại quê hương, chạy trốn những kẻ bạo tàn! Tôi muốn lại được nghe cô nói rằng “Các anh hãy đi cho khuất mắt tôi, tôi đã sợ các anh quá rồi, chạy xa các anh tới nửa vòng trái đất mà các anh vẫn không buông tha!”

image
Ông nhà văn Hoàng-hải-Thủy của miền nam cũ, mới đây cay đắng than rằng “Nếu một ngày nào đó trên đất nước Hoa-Kỳ này, giữa nơi ở của những người Việt tị nạn có phất phới lá cờ đỏ sao vàng thì xin cho tôi được chết trước!” Nghe mà xót xa cay đắng quá! Mong là con bài 2 nút sẽ không thắng ngược 9 nút thêm lần nữa!



Bùi Trọng Nghĩa/K18-BBTĐ





__._,_.___

Posted by: Phu Van <

Thursday, February 11, 2016

Năm Bính Thân nghiêm túc bàn chuyện Khỉ


Năm Bính Thân nghiêm túc bàn chuyện Khỉ

Phát Thứ tư, ngày 10 tháng hai năm 2016
Năm Bính Thân nghiêm túc bàn chuyện Khỉ

REUTERS/Stringer

 Khỉ nối nghiệp Dê đưa thế giới vào năm Bính Thân kể từ ngày 08/02/2016. Tử vi và phong thủy cho rằng năm khỉ là năm của bất trắc của đòn ngầm, khủng hoảng nhưng cũng là thời cơ thuận lợi cho người dũng cảm chuyển đổi thời thế. Trong dân gian Việt nam, con Khỉ cũng mang nhiều tiếng xấu hơn là tốt.

Nhân dịp đầu năm Bính Thân, Giáo sư Nguyễn Dư, nhà nghiên cứu văn hóa, nguyên là giáo sư trường Kỹ sư Centrale de Lyon tìm hiểu và chia sẻ một vài câu chuyện về Khỉ và năm Thân.
Mời quý thính giả theo dõi bài phỏng vấn sau đây:
Giáo sư Nguyễn Dư : « với tôi có hai năm Thân và ba sự kiện quan trọng : Giáp Thân 1884, Mậu Thân 1968 với chiến tranh Việt nam và Mai 68, cuộc tranh đấu của sinh viên tại Pháp…. »
Nhà nghiên cứu Nguyễn Dư 10/02/2016 Nghe
 Để tìm hiểu thêm về con khỉ trong văn hóa dân gian Việt Nam mời quý vị tham khảo bài viết tại: vi.rfi.fr/chau-a/20160210-khi-gio%E2%80%A6-con-bu-du


Khỉ gió… con bú dù!

Đăng ngày 10-02-2016 Sửa đổi ngày 10-02-2016 17:04
mediaREUTERS/Bobby Yip
 Nhân dịp đầu năm Bính Thân 2016, RFI xin trích đăng bài viết của Giáo sư Nguyễn Dư tại Lyon, Pháp, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Việt Nam, về xuất xứ hình ảnh, ngôn ngữ liên quan đến con khỉ trong kho tàng văn hóa dân gian của Việt Nam.
Tết Bính Thân đi xông đất, nói chuyện Khỉ… Đừng làm trò khỉ. Không ai muốn bị giông cả năm đâu! Tết con khỉ mà không được nói đến khỉ thì nói gì bây giờ? Chẳng lẽ lại lải nhải những cái «biết rồi, khổ lắm, nói mãi»?
Thôi thì, một liều ba bảy cũng liều. Cứ nói chuyện Khỉ. Ai chửi người ấy nghe…
Khỉ Việt Nam…
Trong số 12 con giáp của lịch ta thì chỉ có Khỉ là bị mang nhiều tiếng xấu. Vì sao vậy? Vì khỉ… khỉ lắm. Nhưng… khỉ là cái gì?
Khỉ là tiếng Việt. Con khỉ có tên trong Từ điển Alexandre de Rhodes (1651).
Dĩ nhiên là Khỉ không có mặt trong các sách viết bằng chữ hán của ta. Khỉ chỉ xuất hiện trong văn bản viết bằng chữ nôm hay quốc ngữ.
Có hai cách viết chữ nôm Khỉ: 
1- Khỉ (nôm) = bộ Khuyển + chữ Khỉ (bộ Đậu).
(Maiorica (1646)(1), Tự vị Huỳnh Tịnh Của (1895), Tự điển Génibrel (1898), Tam thiên tự, Ngũ thiên tự v.v.).
2- Khỉ (nôm) = bộ Khuyển + chữ Khỉ (bộ Tẩu) (2), (3).
Khỉ (bộ Đậu) nghĩa là Há (nghi vấn từ, tỏ ý còn ngờ).
Khỉ (hay Khởi, bộ Tẩu) nghĩa là đứng lên, dấy lên, bắt đầu (khởi nghĩa, khởi công…).
Con vật biết đứng lên bằng hai chân được tiếng Việt gọi là con Khỉ hay con Khởi.
Dùng chữ Khỉ (bộ Đậu) để viết tên con Khỉ không khéo bằng dùng chữ Khỉ (bộ Tẩu).
Họ hàng nhà khỉ sinh sống tại Việt Nam khá đông đúc. Có Vượn (đến từ chữ hán Viên), có Tườu (Tiêu)… Thời Tây, vùng núi Hải Vân có con Voọc (biến âm của Vượn?), con Douc (khỉ Đột?), miền Bắc có con Bú dù…
Bú dù…
Vào khoảng những năm 1930, văn học Việt Nam bỗng xuất hiện một con khỉ mới lạ tên là bú dù.
Con «bú dù» vốn loài tinh quái,
Khi bỏ đời xuống dưới âm cung.
Đoạ đày mãn hạn lao lung,
Đầu đơn lên chốn bụi hồng tái sinh.
(…)
Diêm vương lại cho lên dương thế
Bắt làm anh thuyết sỹ nửa mùa
Đua đòi mỏ múa, môi khua
Bạ đâu cũng đọc «đít cua» tì tì
Miệng soen soét khác gì con vẹt
Bộ múa may lại hệt khỉ già
Thực là khỉ vẹt tinh hoa ?

(Tú Mỡ, Ba kiếp con bú dù, 1934)
Tháng 8 năm 1937, Đông Dương tạp chí đăng truyện ngắn Đi săn khỉ của Vũ Trọng Phụng. Truyện có con bú rù:
(…) Nửa giờ sau chiếc xe đế vương ấy đến động Khao Kỳ (Bắc Cạn). Anh chàng thổ, người gác am và gác đền, đã đón chúng tôi:
- Bẩm các quan, mời các quan hãy đi xem động đã, chứ bú rù thì chốc nữa chúng mới kéo nhau xuống ruộng.
Đoạn sau, Vũ Trọng Phụng lại viết:
Tôi hỏi anh chàng thổ thì hắn đáp:
- Bẩm quan, bây giờ thì khỉ nó xuống ăn trộm ngô rồi còn gì
! (4).
Tú Mỡ và Vũ Trọng Phụng nói rằng bú dù hay bú rù đều là con khỉ. Người miền Bắc phát âm không phân biệt dù và rù. Bú dù hay bú rù chỉ là một.
Tên bú dù từ đâu ra?
Tự vị Huỳnh Tịnh Của, Tự điển Génibrel xuất bản trong Sài Gòn hay Tự điển Hội Khai Trí Tiến Đức (1931) xuất bản ngoài Hà Nội đều không có bú dù.
Tạm cho rằng năm 1931, Việt Nam chưa có bú dù. Phải chờ đến năm 1937, Tự điển Gustave Hue mới có từ bu du. Hue chỉ viết bu du là biến âm (đúng hơn là ghi âm) của từ bouzou của tiếng Pháp. Tiếc rằng Hue không cho biết bu du nghĩa là gì.
Các từ điển của ta sau này (Đào Đăng Vỹ, Khai Trí, Văn Tân, Hoàng Phê) đều có bú dù, có nghĩa là con khỉ (macaque).
Bú dù có phải là bu du không? Bouzou của Hue là cái gì?
Tra tìm trong từ điển Larousse và Robert thì không thấy từ Bouzou. Cũng không thấy giống khỉ nào có tên phát âm gần giống Bouzou.
Tra tìm kĩ hơn nữa thì thấy Robert có từ Boubou (bu bu).
Theo Robert thì Boubou là tiếng malinké, một thổ âm của vùng xung quanh nước Guinée (châu Phi). Boubou du nhập vào tiếng Pháp vào cuối thế kỉ 19 và có nghĩa là «con khỉ, hay bộ da khỉ. Boubou còn có nghĩa (lóng?) là cái áo của người da đen Phi châu».
(Larousse cũng có từ Boubou nhưng Boubou của Larousse chỉ có nghĩa là áo của người da đen Phi châu).
Năm 1884, nước ta bị thực dân Pháp đô hộ. Cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20, Pháp đã đưa nhiều lính Phi châu sang Việt Nam. Mấy ông nhọ nồi, cột nhà cháy này đã dắt theo Boubou sang Viễn Đông. Kể từ ngày ấy, núi rừng Việt Nam bắt đầu có món boubou, đặc sản ẩm thực của lính Phi châu.
Boubou vốn là một thổ âm, rất có thể đã được đám lính Phi châu thuộc một bộ tộc nào đó phát âm thành Bouzou như Hue đã ghi. Bouzou (bu du) của Tự điển Gustave Hue là con khỉ Boubou của từ điển Robert. Bouzou đã được Việt hoá thành bú dù. Rốt cuộc, bú dù là con khỉ của… tây đen rạch mặt!
Trở lại truyện Đi săn khỉ (1937) của Vũ Trọng Phụng. Anh chàng người thổ sống ở Khao Kỳ (Bắc Cạn) cũng gọi khỉ là bú rù. Tên Bú rù đã được phổ biến rộng rãi đến các dân tộc thiểu số Việt Bắc hay Vũ Trọng Phụng đã cho người thổ dùng ngôn ngữ của người Hà Nội?
Khỉ của dân gian
Phong tục xưa của ta khá kì thị Khỉ.
- Người buôn bán kiêng nghe người ta nói tiếng «con khỉ» (5).
- Ngày Tết, kiêng nói «con khỉ» (6), e làm ăn xúi quẩy (7).
Tại sao vậy?
Tại mấy ông đồ đã đem rao giảng mớ chữ nghĩa nửa mùa cho dân quê.
Tự điển Thiều Chửu có chữ Khỉ (bộ Mịch) nghĩa là:
1- Các thứ the lụa có hoa bóng chằng chịt, không dùng sợi thẳng, đều gọi là khỉ.
2- Xiên xẹo, lầm lẫn. Khỉ đạo là đường lối ngoắt ngoéo như vằn tơ xiên xẹo vậy.
3- Tươi đẹp.
(Từ điển Đào Duy Anh đọc chữ Khỉ (bộ Mịch) là Ỷ và định nghĩa là : Tấm vải nhiều sắc. Đẹp đẽ).
Dân gian đã hiểu Khỉ là xiên xẹo, lầm lẫn, ngoắt ngoéo.
Người buôn bán không muốn nghe ai ám chỉ mình là xiên xẹo, ngoắt ngoéo hay lầm lẫn. Ngày Tết lại càng phải kiêng nói đến những tính xấu này. Sợ bị giông cả năm.
Đoàn Triển viết An Nam phong tục sách bằng chữ hán. Con Khỉ là Hầu.
Chữ Hầu không giải nghĩa được những cái «xiên xẹo, ngoắt ngoéo» như chữ Khỉ. Chỉ có Khỉ mới giải nghĩa được một phong tục lạ của Việt Nam.
Cầu khỉ…
Ngày xưa, nhiều làng quê (miền Nam) nước ta có cái cầu khỉ.
Có nhiều định nghĩa khác nhau.
- Cầu khỉ là cầu làm dối, bắc một hai cây sơ sài. (Huỳnh Tịnh Của).
- Cầu khỉ (pont de singes) là cầu khó đi. (Génibrel).
- Cầu khỉ là cầu làm bằng một hay hai cây tre, gỗ, v.v., bắc qua suối, lạch, thường có tay vịn. (Hoàng Phê).
Cầu khỉ của Génibrel có thể bị hiểu lầm là cầu của khỉ, được khỉ dùng để qua lại.
Đúc kết lại, có thể định nghĩa:
- Cầu khỉ là cầu tre sơ sài có tay vịn, khó đi, được bắc qua suối, lạch.
Tại sao lại gọi là cầu khỉ?
Tại cầu ngoắt ngoéo khó đi. Chân cầu là những ống tre cắm xiên xẹo (hình X). Nhìn từ xa giống như chân người (hay khỉ) đứng. Ngoắt ngoéo, xiên xẹo hay đứng lên đều là khỉ cả. Trông mặt đặt tên, gọi là cầu khỉ cho tiện.
Cầu khỉ là cầu của người. Từ xưa tới nay, nước ta chưa hề bắc cầu để cho khỉ qua lại. Génibrel dịch tên cái cầu «khó đi» của ta sang tiếng Pháp thành cầu của khỉ!
Khỉ khô, khỉ mốc, khỉ gió…
Khỉ khô, khỉ mốc là tiếng mắng, nói không có sự chi, không nên sự chi (Huỳnh Tịnh Của). Khỉ gió là tiếng rủa thân mật khi tức bực hoặc coi thường (Hoàng Phê).
Khô nghĩa là khô héo, khô ráo. Mốc là tình trạng bắt đầu hư hỏng, xuống cấp.
Con gà béo bán bên Ngô, con gà khô bán láng giềng.
Nghĩa rộng của khô là kém, là xấu.
Tại sao khỉ khô lại có nghĩa là không có gì?
Chữ Khỉ (bộ Mịch) cũng có nghĩa là tươi đẹp. Khỉ khô là cái tươi đẹp đã bị khô héo, hết đẹp rồi. Ví như hoa héo, người hết duyên.
Hỡi bạn đường xa. Hái hoa (ừ) cho khéo. Hoa nào heo héo, thì hái bỏ đi. Chớ để làm chi (ứ ư ừ) hoa tàn.
Khỉ khô bị coi như hết đẹp, không còn gì, «không có sự chi», «không nên sự chi».
Khỉ khô không phải là xác con khỉ phơi khô.
Khỉ gió (nói đủ là Khỉ phải gió) là thành ngữ của miền Bắc dùng để mắng, chửi.
Phải gió là bị trúng gió độc. Gà phải gió là gà sắp chết. Khỉ gió là cái tươi đẹp bị trúng gió độc. Hết đẹp, hết duyên.
Khỉ gió ngoài Bắc tương đương với Khỉ khô trong Nam.
Miền Trung cũng có Khỉ khô, Khỉ mốc như miền Nam. Ngoài ra, còn có thêm Khỉ họ, Khỉ gió. Khỉ họ là tiếng rủa thân mật. Khỉ gió là con cu li (8).
Thời Pháp, nước ta có thằng cu li. Không ngờ có cả con cu li.
Con cu li có phải là con courlis (cuốc li) của Pháp không ? (Courlis là chim chân dài, mỏ cong, sống ven bờ nước, đại khái như con cuốc của ta). Người Pháp đã đưa vào mấy thành phố lớn nước ta mốt làm trò khỉ (singer). Được giới thượng lưu «tân tiến» sốt sắng hưởng ứng.
Làm trò khỉ là làm trò cười, bắt chước một cách lố bịch.
Thành ngữ thường được dùng để phê bình mấy ông «nghị gật » bù nhìn thời Pháp, để chế giễu các cô gái tân thời mặc quần soóc (quần cụt) đánh ten nít, các cậu diện giầy đơ cu lơ (hai màu), phì phèo thuốc lá, đi bát phố (battre le pavé).
Nói gì thì nói, người làm trò khỉ khó mà vui nhộn bằng khỉ làm trò. Xem khỉ của bọn Sơn Đông mãi võ bán «thần dược trị bá bịnh» gánh nước, đẩy xe, đu giây… thích hơn nhiều.
Ngày nay, du khách có thể lấy tàu ra Đảo Khỉ (Khánh Hoà) xem khỉ làm trò, hát xiệc (cirque). Thư giãn. Sướng mắt.
Văn học có một con khỉ (vượn) nổi tiếng
Sưu thần ký kể rằng:
- Có người bắt được hai con vượn con, thường đem ra hiên đùa giỡn. Vượn mẹ ngày nào cũng đến ở trên cây gần đầu nhà, trông thấy kêu thảm thiết. Ít lâu sau vượn mẹ chết, xác rơi xuống gốc cây. Người ta đem mổ thì thấy ruột đứt ra từng đoạn.
Văn học cổ dùng từ đoạn trường (đứt ruột) để nói sự đau đớn, khổ não quá trong cuộc đời (9).
Điển hình là truyện Kiều của Nguyễn Du. Truyện có đến 19 tình cảnh đoạn trường.
Ví đem vào tập đoạn trường
Thì treo giải nhất chi nhường cho ai.
Truyện Kiều được người đời sau gọi là Đoạn trường tân thanh.
Ngày Tết nói toàn chuyện Khỉ vớ vẩn. Bị giông đừng có… nhăn như khỉ!
Nguyễn Dư
(Lyon, Tết Bính Thân, 2016)
(1)- Vũ Văn Kính, Bảng tra chữ nôm thế kỷ XVII, TP Hồ Chí Minh, 1992.
(2)- Vũ Văn Kính, Bảng tra chữ Nôm sau thế kỷ XVII,
Hội Ngôn Ngữ Học TP Hồ Chí Minh, 1994.
(3)- Trần Văn Kiệm, Giúp đọc Nôm và Hán Việt, Đà Nẵng, 2004.
(4)- Truyện ngắn Vũ Trọng Phụng, Thanh Niên, 2008, tr.223, 225.
(5)- Mai Viên Đoàn Triển, An Nam phong tục sách (1908), Hà Nội, 2008, tr. 99.
(6)- Nhất Thanh Vũ Văn Khiếu, Đất lề quê thói (1968), Đại Nam, tr. 308.
(7)- Toan Ánh, Phong tục Việt Nam qua Tết lễ, hội hè, Đại Nam, 1997, tr.44.
(8)- Đặng Thanh Hoà, Từ điển phương ngữ tiếng Việt, Đà Nẵng, 2005, tr.120.
(9)- Đinh Gia Khánh, Điển cố văn học, Khoa Học Xã Hội, 1977, tr.138.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-25/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link