Tác giả Huy Lâm không biết cách tính âm
lịch nên viết ra những điều sai lầm : âm lịch căn cứ vào cung hoàng đạo của Mặt
Trời chứ không phải căn cứ vào chu kỳ của Mặt Trăng. Các nhà làm lịch cổ đại
của Trung Hoa thiết lập Nông Lịch (thời Vua Thần Nông) để dân chúng biết ngày
giờ mà cầy cấy. Thông thường một năm có 24 tiết (cứ 15 ngày đổi tiết một lần),
thực tế chỉ có 4 tiết chính, còn lại là khí (khí hậu tức là nói đến nhiệt độ và
mưa nắng). Vậy TIẾT là gì ? Tiết là một đại lượng trong môn Địa Lý Địa Cầu để chỉ
tình trạng số giờ chiếu sáng của Mặt Trời trên mặt Địa Cầu.
4 TIẾT chính là :
XUÂN PHÂN , HẠ CHÍ , THU PHÂN , ĐÔNG CHÍ . Tại vùng Bắc Bán Cầu, vào ngày Xuân
Phân ( 22 hay 23 tháng giêng ) và ngày Thu Phân ( 22 hay 23 tháng 9 ) là 2 mốc
mà người ta nhận thấy số giờ chiếu sáng = số giờ ban đêm. Ngày 23 tháng 6 là
ngày Hạ Chí là ngày số giờ chiếu sáng cao nhất . Ngày 23 tháng 12 là ngày Đông
Chí là ngày mà số giờ chiếu sáng thấp nhất. Do đó những năm nhuận của âm lịch,
nhà làm lịch sẽ thêm vào những tháng nhuận để vẫn giữ đúng ngày Hạ Chí và Đông
Chí.
Một vài thí dụ về KHÍ : Vũ Thủy (mưa
xuân), Kinh Trập (Kinh có nghĩa là động đậy, nhiệt độ tăng dần nên các trứng
sâu bọ bắt đầu nở), Cốc Vũ (mưa của các hạt ngũ cốc = nhà nông đã bắt đầu gieo
trồng các ngũ cốc) , Tiểu Mãn (các hạt ngũ cốc đã hút ẩm đầy đủ nước), Mang
Chủng (hạt lúa đã thấm nước, mọc mầm), Tiểu Thử (Thử là nóng, ngày nóng ít) ,
Đại Thử ( ngày nóng nhiều) , Sương Giáng (nhiệt độ bắt đầu giảm nên hơi nước
tại vùng miền Bắc VN tụ lại bay thành những sợi chỉ trắng như tơ trời), Tiểu
Hàn (ngày lạnh ít) , Đại Hàn ( ngày lạnh nhất ). Đa số người ta lầm ngày Đông
Chí là ngày lạnh nhất !
Ngày Tết Nguyên Đán của âm lịch xảy ra vào
ngày Lập Xuân - sau ngày Đại Hàn 15 ngày. Dương Lịch cũng chính thức coi ngày
Xuân Phân (22 hay 23 tháng giêng là ngày chính thức mở đầu cho mùa Xuân)
Nước Nhật không còn dùng âm lịch vì
từ thời Minh Trị Thiên Hoàng , văn minh cơ khí đã hoàn toàn thay thế văn minh
nông nghiệp. Trung Hoa, Đại Hàn, và Việt Nam vẫn còn đặt nền tảng trên văn minh
nông nghiệp nên các nhà cầm quyền không thấy có lợi khi dùng lịch Tây Phương
thay thế âm lịch.
Ngày Tết và các ngày
cưới hỏi được chọn vì lương thực dồi dào (sau mùa thu hoạch) và nhà nông rảnh
rỗi công việc đồng áng (trời lạnh, các hạt giống không thể đâm chồi nẩy lộc
được).Nếu nhà cầm quyền chỉ nhìn thấy cái lợi của việc đổi sang dương lịch, thì
có lẽ "lợi thì có lợi nhưng răng không còn" phải không quý vị ?
Trần Trung Chính - San
José
On Sunday, February 7, 2016 5:14 AM, "truc nguyen
Dù biết Tết là lệ thuộc từ Tàu
Khó mả thay đổi vi dân tộc Việt Nam lịch sử chứng minh là
dân tộc không có óc mạo hiểm không dám thay đổi
Người Nhật đã từ bỏ Tất âm lịch
Tết
Ta, Tết Tàu
Huy Lâm
ởng của văn hoá Trung Hoa nên người Việt mình ăn tết theo người
Tàu, hay còn gọi là Tết Âm lịch. Âm lịch là do người Tàu lập ra, nghe nói bắt
đầu từ đời nhà Thương vào thế kỷ 14 trước Tây lịch. Tuy nhiên, cấu trúc của bộ
lịch này cũng không nhất định, nó thay đổi tùy theo vị hoàng đế nào cầm quyền
và được sử dụng tùy theo từng vùng.
Không như Dương lịch đơn giản và dễ hiểu, cách tính của Âm lịch
khá phức tạp, ngày tháng được tính theo chu kỳ của tuần trăng, rồi còn có âm dương
điều khiển nữa. Thế nên, ngày đầu năm của Âm lịch mà chúng ta vẫn thường gọi là
Tết, nếu tính theo Dương lịch, lúc thì rơi vào cuối tháng Giêng, lúc lại rơi
vào giữa tháng Hai. Ngày Tết Bính Thân năm nay rơi vào ngày 8 tháng Hai. Vì
vậy, nếu không có cuốn lịch Tam tông miếu treo ở nhà thì có lẽ tới 90% người
Việt cũng không biết ngày Tết năm nay là ngày nào.
Dịp đón mừng năm mới Âm lịch ngày nay người Tàu gọi là Xuân Tiết –
dịch qua tiếng Anh là Spring Festival. Với người Việt cũng thế, nói đến Tết là
chúng ta liên tưởng tới mùa xuân – nào là đón xuân, mừng xuân, vui xuân, thưởng
xuân, chúc xuân v.v… Nhưng Tết Âm lịch đã thực sự bước vào xuân chưa? Xin thưa
là chưa. Tháng Hai, nhiều khu vực ở bắc bán cầu vẫn còn là mùa đông. Nước Việt
Nam chúng ta thuộc nhiệt đới nên không có hẳn mùa đông rõ ràng. Vậy mà năm nay,
chỉ hơn một tuần trước Tết, cơn lạnh bỗng nhiên kéo về, nhiều tỉnh thuộc biên
giới phía bắc nhiệt độ xuống số âm, riêng tại Hà Nội còn có tuyết rơi trắng cả
lề đường.
Đất nước Trung Quốc, vì nằm ở những đường vĩ tuyến cao nên có đủ
bốn mùa rõ rệt. Vào mùa đông, ngay ở khu vực miền nam như Quảng Châu cũng khá
lạnh. Nhớ lần trong một chuyến bay từ trại tị nạn Mã Lai qua Mỹ được cho dừng
chân nghỉ ở Hồng Kông ít ngày. Lúc đó vừa mới qua Giáng Sinh, những ngày đầu
năm ở Hồng Kông thời tiết lành lạnh. Dân tị nạn thời đó, vừa bước ra khỏi trại
thì hẳn là người vô sản chính hiệu. Thế nên, bước lên máy bay, tài sản duy nhất
của nhiều người chỉ độc chiếc giỏ sách được cao ủy phát, trong đó đựng vỏn vẹn
mấy bộ quần áo cũng của cao ủy cho. Vì không mang đủ áo ấm nên ai cũng ngại
bước ra đường. Đến bữa ăn thì dậy ăn, xong lại chui vào chăn nằm cho ấm. Do đó,
mang tiếng là đã từng ghé qua Hồng Kông mà lại chẳng biết phố xá Hồng Kông ra
làm sao.
Mùa Đông ở Trung Quốc kéo dài nhiều tháng, nhất là ở những vùng đất phía bắc nhiều khi phải chờ đến giữa tháng Ba tuyết đá mới bắt đầu tan. Vậy mà cả Ta lẫn Tàu, cứ Tết đến thì gọi là xuân, và điều này đã làm người Tây phương bối rối không ít.
Theo một số học giả giải thích, Âm lịch làm ra là để cho nông dân theo
để biết lúc nào mà trồng trọt, và khi xưa hầu hết dân chúng đều là nhà nông.
Nếu cho ăn Tết vào đúng mùa xuân thì có thể làm trễ nải việc đồng áng. Thế nên,
cuốn lịch bước qua năm mới mặc dù thời tiết vẫn còn giá lạnh của mùa đông,
nhưng là lúc người nông dân còn được thong thả nghỉ ngơi và là dịp để gia đình
xum họp. Người nông dân ăn Tết xong thì mùa xuân cũng vừa đến để kịp chuẩn bị
cho công việc đồng áng: cày, bừa, gieo hạt.
Những sinh hoạt này đã được thể hiện khá rõ nét qua ca dao Việt Nam:
Tháng giêng là tháng ăn chơi,
Tháng hai trồng đậu, trồng khoai, trồng cà.
Tháng ba thì đậu đã già,
Ta đi, ta hái về nhà phơi khô.
Tháng tư đi tậu trâu bò,
Để ta sắp sửa làm mùa tháng năm.
……
Bao giờ cho đến tháng mười,
Ta đem liềm hái ra ngoài ruộng ta.
Gặt hái ta đem về nhà,
Phơi khô quạt sạch ấy là xong công.
Và thế là xong một năm công việc đồng áng, nhà nông lại được dịp nghỉ ngơi để chờ… ăn Tết.
Phong tục ngày Tết của cả Ta và Tàu có thể nói gần giống như nhau. Trước Tết cũng có tục đưa ông Táo về trời. Trong ngày đầu năm, con cháu trong nhà xếp hàng cúi lạy chúc Tết ông bà rồi nhận phong bao lì xì. Hoa ngày Tết của người Tàu có đào và thủy tiên là chính, miền bắc nước ta có đào, miền nam có mai – đều là những màu tươi đẹp làm rực rỡ thêm cho ngày Tết. Món ăn ngày Tết truyền thống của Ta có bánh chưng bánh tét, người Tàu ăn bánh bao và sủi cảo.
Tháng hai trồng đậu, trồng khoai, trồng cà.
Tháng ba thì đậu đã già,
Ta đi, ta hái về nhà phơi khô.
Tháng tư đi tậu trâu bò,
Để ta sắp sửa làm mùa tháng năm.
……
Bao giờ cho đến tháng mười,
Ta đem liềm hái ra ngoài ruộng ta.
Gặt hái ta đem về nhà,
Phơi khô quạt sạch ấy là xong công.
Và thế là xong một năm công việc đồng áng, nhà nông lại được dịp nghỉ ngơi để chờ… ăn Tết.
Phong tục ngày Tết của cả Ta và Tàu có thể nói gần giống như nhau. Trước Tết cũng có tục đưa ông Táo về trời. Trong ngày đầu năm, con cháu trong nhà xếp hàng cúi lạy chúc Tết ông bà rồi nhận phong bao lì xì. Hoa ngày Tết của người Tàu có đào và thủy tiên là chính, miền bắc nước ta có đào, miền nam có mai – đều là những màu tươi đẹp làm rực rỡ thêm cho ngày Tết. Món ăn ngày Tết truyền thống của Ta có bánh chưng bánh tét, người Tàu ăn bánh bao và sủi cảo.
Những năm còn chiến tranh trước đây, mặc dù đất nước loạn lạc, hầu
như gia đình nào vào dịp đầu năm Âm lịch cũng cố gắng thu xếp để có chút hương
vị ngày Tết trong nhà và phần nào để duy trì những phong tục cổ truyền.
Mấy năm trước, một người bạn về Việt Nam vào dịp Tết khi trở lại Mỹ than: Tết ở Việt Nam bây giờ, nhất là ở thành phố, chán lắm. Cảnh buôn bán nhộn nhịp chỉ ở những ngày trước Tết, đến ngày mồng một Tết thì đường phố vắng hoe, lý do là vì số đông người dân sống và làm việc ở thành phố đến dịp Tết thì thường bỏ thành phố về quê ăn Tết với gia đình họ hàng. Nhiều phong tục truyền thống vào dịp Tết trong nhiều gia đình đến nay cũng không còn.
Mà hiện tượng này không chỉ xảy ra ở Việt Nam. Ở Trung Quốc, đặc biệt là ở những thành phố lớn, những phong tục truyền thống ngày Tết của người Tàu cũng không còn.
Mấy năm trước, một người bạn về Việt Nam vào dịp Tết khi trở lại Mỹ than: Tết ở Việt Nam bây giờ, nhất là ở thành phố, chán lắm. Cảnh buôn bán nhộn nhịp chỉ ở những ngày trước Tết, đến ngày mồng một Tết thì đường phố vắng hoe, lý do là vì số đông người dân sống và làm việc ở thành phố đến dịp Tết thì thường bỏ thành phố về quê ăn Tết với gia đình họ hàng. Nhiều phong tục truyền thống vào dịp Tết trong nhiều gia đình đến nay cũng không còn.
Mà hiện tượng này không chỉ xảy ra ở Việt Nam. Ở Trung Quốc, đặc biệt là ở những thành phố lớn, những phong tục truyền thống ngày Tết của người Tàu cũng không còn.
Theo lời một nhà báo Mỹ kể lại, trong những dịp Tết, ở những phố
Tàu lớn từ Úc đến Âu châu qua tới Bắc Mỹ, đâu đâu cũng có những cuộc diễn hành
đón Tết rầm rộ, nhưng với người dân thị thành của nước Cộng hoà Nhân dân Trung
Hoa thì đón Tết trước cái máy truyền hình. Trong suốt nhiều thập niên qua,
những truyền thống gắn liền với ngày Tết đã bị chính quyền cộng sản cấm đoán
gần hết, cho đến cái tên của ngày lễ cũng đã bị đổi thành “Xuân Tiết” như đã
nói ở trên. Đối với hầu hết những gia đình sống ở thành thị hiện nay, đón mừng
Tết chỉ còn lại là gia đình quây quần ăn sủi cảo, đốt vài phong pháo, và coi
chương trình đón Tết trên truyền hình.
Hết rồi những phong tục tốt đẹp như vái lạy ông bà cha mẹ và tiễn đưa
ông Táo về trời. Nhà báo Mỹ chua chát nói rằng những cuộc diễn hành đón Tết rầm
rộ ở những thành phố lớn như San Francisco chỉ là những sản phẩm “phát minh”
bởi thế giới phương Tây, người dân Hoa Lục sống ở thành thị không được cái diễm
phúc đó.
Thực ra, phong tục truyền thống đón Tết bên Tàu bắt đầu từ từ biến
mất từ năm 1912, khi chính phủ dân quốc mới lên cầm quyền và đã đổi tên ngày
Tết Âm lịch thành “Xuân Tiết” để khuyến khích người dân chuyển qua mừng năm mới
theo lịch Gregorian của Tây phương. Sau đó, đến năm 1928, chính phủ chính thức
dời đổi ngày lễ cho trùng hợp với dịp đón năm mới của người Tây phương, giống
như nước Nhật đã làm trước đó nửa thế kỷ và cho đến ngày nay vẫn mừng năm mới
vào ngày 1 tháng Giêng Tây lịch. Chính phủ dân quốc cấm đốt pháo và cấm luôn
việc thờ cúng trong ngày Tết, và chuyển ngày lễ nghỉ sang đầu năm Dương lịch để
buộc người dân phải thay đổi, nhưng việc làm này đã không thành công – và chỉ
một năm sau, việc đón Tết lại được trở lại bình thường theo Âm lịch như trước.
Sau cuộc Cách mạng Cộng sản Trung Hoa năm 1949, Đảng Cộng sản học đòi
theo thuyết của Karl Marx cho rằng tôn giáo là thứ thuốc phiện ru ngủ quần
chúng và xem những việc cúng tế, hay những phong tục trong ngày Tết có từ ngàn
đời trước là hình thức của tôn giáo. Và vì vậy, Mao Trạch Đông ra lệnh diệt trừ
tôn giáo bằng cách bắt bớ sư sãi và những người tu hành, cấm đoán tụ tập tại
những nơi thờ tự, không cho trưng bày những ngẫu tượng, và mở những chiến dịch
tuyên truyền gọi việc sùng bái là thứ “mê tín dị đoan.”
Trong những năm hỗn
loạn nhất của cuộc Cách mạng Văn hoá, không có đón mừng Tết trên toàn cõi Trung
Quốc. Câu đối viết trên giấy điều, một nét văn hoá đặc trưng có từ ngàn năm
trước trong những dịp Tết, cũng bị thay bằng những khẩu hiệu ca tụng Mao. Lễ hội
biến mất. Những màn múa lân múa rồng bị miệt thị và bị liệt vào danh sách “Bốn
cái cũ” (Tứ cổ hủ) cần phải dẹp bỏ: tư tưởng cũ, văn hoá cũ, phong tục cũ và
thói quen cũ. Thày cô ở trường được lệnh dặn học trò phải từ chối không được
nhận tiền lì xì từ cha mẹ, vì tiền kiếm được phải do mồ hôi và sức lao động.
Nhưng triệt để hơn cả là nhà nước cộng sản Trung Quốc cấm hẳn tục tiễn
ông Táo về trời. Trong khi đây đó người ta vẫn còn lén lút thờ những thần khác
thì ông Táo hoàn toàn bị cấm đoán, đến nỗi ngày nay nhiều người trẻ sống ở Bắc
Kinh được hỏi thì không một ai biết ông Táo là ông nào. Những ngày Tết mà không
có ông Táo thì cũng gần giống như Lễ Giáng sinh thiếu ông già Noel vậy, và
người dân phần nào mất đi ý niệm của việc đón chờ Tết.
Một tục khác là đốt pháo trong ngày Tết mà người Việt cũng như người Tàu tin là để xua đuổi ma quỷ trong dịp đầu năm. Gần đây chính phủ Trung Quốc cho phép người dân đốt pháo lại, mặc dù được phép nhưng cũng không mấy người đốt vì sợ đốt vào giờ giao thừa lại làm thức giấc và làm phiền người hàng xóm. Riêng tại Việt Nam đến nay vẫn còn cấm đốt pháo trong ngày Tết. Không biết có phải vì vậy mà ở Việt Nam ngày càng có nhiều “ám khí”. Mà hình như ám khí tụ lại nhiều nhất ở thủ đô Hà Nội trong lúc đang có Đại hội Đảng lần thứ XII.
Tết Ta hay Tết Tàu thì nay cũng không còn như trước nữa, không còn
sự thảnh thơi và nghỉ ngơi đón Tết như người nông dân xưa kia trước khi chuẩn
bị cho vụ mùa mới. Nếu có chăng còn giữ lại được chút tinh thần của ngày Tết
thì đó là sự đoàn tụ gia đình. Đặc biệt là những người phải đi làm ăn xa nhà,
mỗi năm cứ vào dịp này lại háo hức tìm đường về quê để xum họp với gia đình
trong ít ngày.
Cứ mỗi năm vào dịp Tết, ở Trung Quốc có khoảng 200 triệu người
chen chúc nhau tại các bến ga để về quê, có người phải đứng (vì không có chỗ
ngồi) trên toa xe lửa suốt 40 tiếng đồng hồ. Ở Việt Nam cũng thế, tại các bến
xe đò chật kín người, ai cũng cố tìm cho được một vé xe về quê, người may mắn
mua được vé thì còn được dịp gặp lại người thân, người không may mắn thì đành ở
lại thành phố đón một cái Tết xa nhà.
Chỉ trong mấy thập niên mà cuộc đời đã có quá nhiều thay đổi, biết
bao nhiêu những truyền thống tốt đẹp cũ đã mất. Nhưng rồi tập quán mới xuất
hiện – đó là cảnh người ta chen nhau tìm đường về quê ăn Tết mỗi dịp đầu năm.
Mà tập quán mới này có lẽ cũng thiêng liêng không thua kém những truyền thống
xưa.
Huy Lâm
__
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment