Đảng sẽ lại bịt miệng các góp ý về Hiến pháp
Phạm Nhật Bình
Các bài liên hệ
- Dự thảo Hiến Pháp Việt Nam
trên quan điểm Dân Chủ Hiến Định, Pháp Trị và Đa Nguyên
- Sửa đổi hiến pháp: vừa vô ích
vừa hữu ích
- Hiến pháp không đến từ dân chỉ
là món đồ mã
Cùng tác giả:
- CSVN sẽ đưa Ts. Nguyễn Quốc
Quân ra tòa 22/1
- Hội nghị Trung ương để bàn
chuyện cá lòng tong?
- Tư Bản Đỏ xốn xang tìm bãi đáp
Đọc
văn bản đề ngày 7/2/2013 của ông Phan Trung Lý, đại diện Ủy ban Dự thảo sửa đổi
Hiến pháp thuộc Quốc Hội, trả lời các vị đứng tên trong bản Kiến Nghị 72, nhiều
người đã lắc đầu ngao ngán. Có người nhận xét: "Lại trò Bô-xít tái diễn!"
Đó
là thủ thuật mà giới lãnh đạo đảng và nhà nước dùng năm 2010 để đối phó với làn
sóng phản đối cao độ của công chúng trước việc khai thác Bô-xít quá nguy hiểm về
nhiều mặt tại Tây Nguyên. Để hạ nhiệt cấp tốc, họ thông báo tạm ngưng thi công
để xem xét các kết quả thử nghiệm và nhất là lắng nghe góp ý của công chúng, đặc
biệt là các chuyên gia. Nhưng liền sau đó là sự ra đời của các qui định kỳ quặc
về người và cách góp ý; rồi đến các quyết định cấm góp ý; và thế là tiến trình
khai thác, giao khoán những vùng chiến lược cho "công nhân" Trung Quốc
vẫn diễn ra như chưa hề có các phản đối, can gián của người dân Việt.
Vụ
sửa đổi hiến pháp hiện nay cũng đang đi cùng tiến trình. Màn kịch cho dân góp ý
đã bắt đầu, nhưng chỉ trong vòng 3 tháng mặc dù đối với một văn bản mang tính
cơ bản hàng thập niên của đất nước. Và bước thứ nhì cũng vừa được tung ra với
kiểu bắt bẻ nguyên tắc rất vô lý và vô lối về nhân sự lẫn cách thức góp ý.
Chính vì vậy, mà nhiều người tin rằng sẽ có quyết định bịt miệng thẳng thừng.
Tuy
không mấy tin vào thiện chí đặt nền tảng hiến pháp mới của người cầm quyền, các
nhà trí thức trong và ngoài nước vẫn nắm lấy một cơ hội, đưa tâm huyết của mình
vào Bản Kiến Nghị Về Sửa Đổi Hiến Pháp ngày 19/1/2013 với chữ ký của 72 người
tiên phong. Bản kiến nghị bao gồm 7 điểm nhận xét và đề nghị sửa đổi cụ thể như
sau.
- Thứ nhất, đề nghị bỏ “Lời nói đầu” của Bản Dự thảo
Hiến pháp của nhà nước vì lý do nó “không làm rõ mục tiêu của hiến pháp
và chủ thể quy định hiến pháp”. Bản đề nghị cũng khẳng định “lời nói đầu
không phải là chỗ để tuyên dương công trạng của bất kỳ tổ chức hay cá
nhân nào”.
- Thứ hai, về quyền con người; “yêu cầu sửa Dự thảo theo
đúng tinh thần của Tuyên ngôn về Quyền Con người năm 1948 và các Công ước
quốc tế mà Việt Nam đã tham gia”. Bản kiến nghị cũng “Yêu cầu Hiến pháp
quy định thành lập một Ủy ban Quốc gia về Quyền Con người hoạt động độc
lập”.
- Thứ ba, về sở hữu đất đai; kiến nghị công nhận quyền
sở hữu tư nhân bên cạnh sở hữu nhà nước.
- Thứ tư, về tổ chức Nhà nước; bản kiến nghị nêu rõ “Tổ
chức bộ máy Nhà nước phải phân biệt rạch ròi các nhánh lập pháp, hành
pháp và tư pháp cũng như các cơ quan hiến định khác”. Tức một bộ máy nhà
nước tam quyền phân lập, trong đó “Tất cả các cơ quan nhà nước phải tuân
thủ Hiến pháp và luật pháp”.
- Thứ năm, về lực lượng vũ trang; bản kiến nghị khẳng
định “Mọi hoạt động của các lực lượng vũ trang chỉ để bảo vệ sự toàn vẹn
của lãnh thổ quốc gia và phục vụ nhân dân. Lực lượng vũ trang phải trung
thành với Tổ quốc và nhân dân chứ không phải trung thành với bất kỳ tổ
chức nào, như quy định tại Điều 70 của Dự thảo. Chúng tôi yêu cầu bỏ quy
định lực lượng vũ trang phải trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam”.
- Thứ sáu, về trưng cầu dân ý đối với Hiến pháp; đề xuất
phải quy định trong Hiến pháp: “Bảo đảm quyền phúc quyết của nhân dân đối
với Hiến pháp, thông qua trưng cầu dân ý được tổ chức thật sự minh bạch
và dân chủ với sự giám sát của người dân và báo giới.”
- Thứ bảy, về thời hạn góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp;
kiến nghị “gia hạn thời gian lấy ý kiến của nhân dân đến hết năm 2013,
đồng thời khuyến khích đề xuất các dự thảo khác để Quốc hội, Ủy ban Dự
thảo sửa đổi Hiến pháp cùng toàn thể đồng bào tham khảo, so sánh, thảo
luận nhằm xây dựng một bản hiến pháp phù hợp nhất cho quốc gia”.
Cuối
cùng kiến nghị cũng nói “Sửa Hiến pháp theo tinh thần của các kiến nghị nêu
trên sẽ phát huy dân chủ và hoà hợp dân tộc - những đòi hỏi hết sức bức xúc của
nhân dân trong giai đoạn trước mắt, cũng như cho sự phát triển bền vững lâu dài
của đất nước”. Tính đến nay, bản kiến nghị sửa đổi hiến pháp đã có trên 3000
người ký tên ủng hộ.
Bên
cạnh bản kiến nghị nói trên, các nhà trí thức trong ngoài nước còn góp phần thảo
hẳn ra một Bản Dự Thảo Hiến Pháp mới gồm 81 điều. Bản dự thảo này tuy ngắn gọn
nhưng nếu được khai triển thêm, chắc chắn sẽ là nền tảng của một sự thay đổi tận
gốc rễ - chấm dứt tình trạng độc tài đang gông xiềng dân tộc và bắt đầu thời kỳ
lành mạnh hóa mọi mặt của đất nước.
Ngay
từ khi ra đời, bản Kiến Nghị 72 đã làm rung động hàng triệu tấm lòng người Việt
đang lo âu về tương lai đất nước. Nhưng cùng lúc, bản văn này cũng làm xuất hiện
hàng loạt những cây bút được lệnh xông ra hung hăng nói bừa trên báo đài lề phải
để mong hăm dọa công luận.
Từ
một Đỗ Phú Thọ cố cãi không có chuyện “Đảng Cộng sản Việt Nam đã độc đoán sửa đổi
Hiến pháp … và việc lấy ý kiến nhân dân chỉ là hình thức”; đến một Nguyễn Tiến
Bình nhất quyết trong hiến pháp mới phải có “Sự lãnh đạo của Đảng - nhân tố chủ
yếu quyết định thắng lợi sự nghiệp quốc phòng” như thể không hề biết thái độ
hèn kém của lãnh đạo Hà Nội trước các cú tát tai và cướp chủ quyền liên tục của
Trung Quốc suốt từ hội nghị Thành Đô 1990 tới tận ngày nay; v.v. Dài đến bài
báo lẽ ra thuộc về 20 năm trước của Nguyễn Thanh Tú đang bị công luận đem ra
làm đề tài diễu cợt.
Nhưng
nếu lại ra tay bịt miệng các góp ý và phản biện lần này, thì giới lãnh đạo đảng
CSVN có mất gì không?
Ít
nhất và nhẹ nhất, thì hành động này cũng sẽ dẫn đến các hậu quả sau:
- Bàn tay bịt miệng công luận chỉ góp phần làm xấu xa
thêm bộ mặt của Đảng. Cái gọi là “uy tín” vốn đã rất èo uột của Đảng đối
với dân chúng càng bị soi mòn vì bằng chứng hiển nhiên về sự tham lam
quyền lực, giữ ghế bằng mọi giá dù giá đó là sự nhẫn tâm tiếp tục làm suy
bại đất nước. Lãnh đạo Đảng ngày càng trở thành kẻ thù của các nguyện
vọng chân chính của người dân. Và vì thế ngày càng thêm các đảng viên hối
hận và xấu hổ về Đảng và lãnh đạo của họ.
- Hành động bịt miệng công luận cũng là sự thừa nhận Ban
Tuyên giáo Trung ương với hàng ngàn chức danh giáo sư, tiến sĩ, tướng tá
đã không tranh luận nổi với chỉ 72 trái tim yêu nước, 72 khát vọng dân
chủ, nhân quyền và tiến bộ cho đất nước. Thật vậy, làm sao những cây bút
viết bừa như trung tá Nguyễn Thanh Tú đối đáp nổi với những lập luận vững
chắc như của Giáo sư Tương Lai tại văn phòng Quốc Hội ngày 4/2/2013: “Và
như vậy thì không thể có khái niệm về chuyên chính vô sản được, cho nên
cái đó phải loại trừ ra khỏi đời sống tinh thần của đất nước thì mới có
thể bàn tới chuyện Hiến pháp. Chừng nào còn giữ cái tư duy ấy, chừng ấy
không thể có Hiến pháp và mọi cái sự sửa đổi vụn vặt đều trở nên vô
nghĩa”.
- Việc bịt miệng công luận không cho bàn tới điều 4 hiến
pháp còn là sự thừa nhận lãnh đạo Đảng biết mình không còn chút niềm tin
hay sự ủy thác nào từ nhân dân nữa. Họ biết rõ nhân dân sẽ không chọn họ
nếu tranh cử công bằng trong thể chế dân chủ. Và vì vậy họ cố bám bằng
mọi giá vào độc tài đảng trị và các công cụ bạo lực.
- Việc bịt miệng công luận không cho bàn đến vai trò
đúng đắn và lành mạnh của công an và quân đội đối với quốc gia cũng cho
thấy sự lo âu về khả năng cầm giữ mong manh của lãnh đạo Đảng đối với 2
tập thể này, đặc biệt là quân đội. Họ biết Đảng chẳng còn yếu tố lý tưởng
để giữ ai cả mà chỉ còn cách đem lợi lộc ra mua chuộc và những xuyên tạc
về "viễn cảnh dân chúng trả thù nếu đổi đời" ra hăm dọa. Nhìn
vào Bắc Phi họ biết công an sẽ bỏ chạy khi dân xuống đường quá đông. Họ
cũng biết làn sóng phẫn nộ ngầm trong quân đội trước thái độ phản bội của
lãnh đạo đối với những chiến sĩ đã xả thân chống Trung Quốc xâm lược ngày
xưa và chính sách cho phép Bắc Kinh liên tục làm nhục Việt Nam ngày nay.
- v.v.
Hơn
thế nữa, đối với thế giới bên ngoài:
- Việc hùng hổ bịt miệng công chúng là sự thừa nhận chế
độ hiện nay thuần túy là một chế độ độc tài hung bạo không khác gì những
chế độ độc tài vừa qua tại Libya, Syria, Ai Cập v.v… Rõ ràng chế độ CSVN
chỉ còn khả năng tồn tại dựa trên hai công cụ bạo lực là Công an và Quân
Đội như tại các quốc gia nêu trên.
- Việc bịt miệng công luận cũng là sự thừa nhận khả năng
trí tuệ cực kỳ yếu kém và lạc hậu của toàn bộ bộ phận lãnh đạo Đảng. Nhân
loại đã bước vào thế kỷ 21 nhưng giới lãnh đạo CSVN vẫn không dám rời bỏ
mô thức cai trị chuyên chính vô sản được sáng chế gần 100 năm trước và đã
bị sa thải tại chính nơi sinh ra nó.
- Và vì thế, việc bịt miệng công luận không dám để dân
bàn thảo hiến pháp mới cũng là sự thừa nhận trước thế giới rằng chế độ
hiện tại không có cơ sở pháp quyền bền vững, không có sự ổn định thực sự
ở lòng dân và vì thế không phải là môi trường bền vững để đầu tư lâu dài.
Thế
mới biết, trong số các chế độ độc tài trong suốt cả trăm năm qua, hiện tượng
còn đủ trí khôn để thức tỉnh như lãnh đạo Miến Điện quá hiếm quí. Liệu lãnh đạo
Hà Nội có tạm gạt được lòng tham qua bên trong phút chốc để thấy con đường mà
72 ngọn đuốc vừa chỉ ra không?
Khai
thác bauxite tại Tây Nguyên - Trách nhiệm thuộc về ai?
Mẹ Nấm
Hôm qua hàng loạt báo chạy tin về dự án bauxite Tân Rai, Nhân Cơ.
Tuy không đề cập thẳng đến vấn đề an ninh quốc gia và lợi ích kinh tế một cách trực tiếp, nhưng cách đưa tin rõ ràng là chỉ ra tính bất khả thi của dự án khai thác bauxite tại Tây Nguyên.
“Cảnh báo của các nhà khoa học về dự án Bôxít ở Tây Nguyên đang dần đúng. Dự án vẫn được thải bằng công nghệ rẻ tiền, nhiều rủi ro... Nếu làm đến cùng thì bôxít sẽ trở thành gánh nặng kinh tế!”. - Đó là khẳng định của Tiến sĩ Nguyễn Thành Sơn, Giám đốc Ban quản lý các dự án than đồng bằng sông Hồng thuộc Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) về việc thử nghiệm 2 dự án Bôxít Tân Rai và Nhân Cơ. Tiến sĩ Sơn kiến nghị lãnh đạo Vinacomin xin Chính phủ cho dừng ngay dự án Nhân Cơ, chờ khi nào Tân Rai có hiệu quả sẽ làm tiếp.
Sau chuyến khảo sát thực tế hai dự án trên ở Tây Nguyên, Tiến sĩ Sơn cho biết, đến nay dự án chẳng có gì mới so với những điều đã được cảnh báo từ 4 năm trước. Bùn đỏ - vấn đề được nhiều nhà khoa học quan tâm, vẫn được thải bằng công nghệ nghệ “ướt” rẻ tiền và nhiều rủi ro. (Theo Dân Trí)
Chợt nhớ 4 năm trước, trong rất nhiều buổi làm việc với Pa38 – phòng an ninh Chính trị nội bộ tỉnh Khánh Hòa và hai anh an ninh trẻ đến từ Bộ Công An, ngoài việc dò hỏi vì sao in câu “Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam” lên mặt trước của áo bên cạnh dòng chữ “Stop bauxite – No China” thì quan điểm mà họ luôn nhắc đi nhắc lại với tôi như thế này:
- Dự án khai thác bauxite là chủ trương lớn của đảng, nhận được sự đồng thuận và nhất trí cao của rất nhiều người. Chỉ có những người thiếu thông tin mới phản đối nó. Em chỉ đọc thông tin trên mạng làm sao biết được hết tính toán của chính phủ. Em phải biết việc em phản đối như thế này là đi ngược lại với đường lối và chính sách của nhà nước”
Tôi còn nhớ rất rõ, mình bị bắt vì tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích quốc gia”.
Năm 2011, trong các phiên họp của Quốc hội người ta lại nhắc đến dự án bauxite nhưng không đề cập đến các cảnh báo về an ninh quốc gia, lợi ích kinh tế mà chuyển sang việc vận chuyển quặng đã khai thác có thể gây hại cho cầu đường vì tải quá nặng. (Theo Dân Trí)
4 năm sau, khi đã bỏ ngoài tai toàn bộ ý kiến và các lời cảnh báo từ các nhà khoa học, người ta lại nhắc đến dự án bauxite vì sợ “lỗ”.
Vấn đề đặt ra ở đây là ai sẽ chịu trách nhiệm cho tất cả những việc trên?
Câu trả lời như mọi lần sẽ là không có một ai hết.
Bởi không ai có thể túm đầu đảng để bắt đảng chịu trách nhiệm về chủ trương, đường lối của mình.
Cũng năm 2009, Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ nộp đơn khởi kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vì đã ban hành quyết định số 167/2007/QĐ -TTg ngày 01/11/2007 "phê duyệt quy hoạch, phân vùng, thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng bauxite giai đoạn 2007-2015."
Theo một chuyên gia luật ẩn danh phân tích việc Tiến sĩ Vũ kiện Thủ tường thì thủ tướng không có trách nhiệm cá nhân trong vụ này:
"Trách nhiệm là từ phía chính phủ, và thủ tướng chỉ là người đại diện đứng ra thực hiện các chính sách của chính phủ."
Chính cách lập luận trên đã khiến cả dân tộc này phải lao đao khốn đốn sau nhiều lần chính phủ Việt Nam cải cách, và sửa sai sau khi đã ban hành hàng loạt quyết định bất hợp lý với toàn xã hội.
Ông Thủ tướng không chịu trách nhiệm, thì đương nhiên sẽ không có chuyện chính phủ chịu trách nhiệm.
Cá nhân tôi cho rằng với tuyên bố ‘khai thác bauxite là chủ trương lớn của Đảng” của nhiều vị lãnh đạo Việt Nam thì việc phải chịu trách nhiệm trước toàn dân tộc về hậu quả của dự án này là trách nhiệm chung của toàn thể các đảng viên đảng Cộng Sản đã nhắm mắt làm ngơ với tuyên bố trên.
Theo blog Mẹ Nấm