Saturday, February 23, 2013

Châu Chạy Đua Võ Trang


 

Châu Chạy Đua Võ Trang

(02/20/2013)

Tác giả : Vi Anh

Á châu Thái bình Dương đang trong tình trạng “hoà bình võ trang” (paix armée) như ở Âu châu trong những năm 1871- 1914, chuẩn bị cho Đệ Nhứt Thế Giới Đại Chiến. Chỉ trong hai ngày mà có tới hai tin chạy đua võ trang đáng ngại. Hoa kỳ, thông tấn xã AP dẫn thông cáo của Cơ Quan Phòng Thủ Hoả Tiễn Hoa Kỳ hôm Thứ Bảy 26-01cho biết, cuộc thử hoả tiễn đánh chận được tiến hành tại căn cứ không quân Vanderberg chiều 26/1, thành công tốt đẹp. Còn Trung Cộng, thông tấn xã của Đảng Nhà Nước TC là Tân Hoa Xã - cũng trong ngày Thứ Bảy, dẫn lời một quan chức Cục Thông Tin Bộ Quốc Phòng Trung Quốc, cho hay nước này vừa tiến hành một cuộc thử nghiệm đánh chặn hoả tiễn tầm trung, phóng đi từ mặt đất trong lãnh thổ quốc gia.

Và Nhựt, vào ngày Thứ Ba 29-01, Bộ Ngoại Giao cho biết Nhật đang thành lập một lực lượng đặc nhiệm tuần tra biển mới, bao gồm 10 tàu tuần cỡ lớn, với 600 binh sĩ bên cạnh hai tàu có bãi đậu trực thăng đang hoạt động. Đơn vị đặc nhiệm mới này của Nhựt sẽ đóng ở đảo Ishigaki, chì cách 175 km quần đảo Senkaku của Nhựt mà TC tranh chấp gọi là Điếu Ngư. Ngoài ra Nhựt sẽ tăng quân số từ 225.000 lên nhiều hơn nữa vào đầu từ tháng 4, cũng như tăng ngân sách quốc phóng lên 0,1%, tuy nhỏ nhưng quan trọng vì đã 10 năm rồi không tăng.

Từ khi tăng trưởng được kinh tế, Trung Cộng tăng ngân sách quốc phòng với hai con số, bành trướng, bá quyền quậy đục nước ở Á châu Thái Bình Dương khiến các nước trong vùng này phải chạy đua võ trang, giúp cho Mỹ và Nga hốt bạc trong việc bán võ khí và trang bị chiến tranh.

TC không tiếc tiền thuế của nhân dân, và tài nguyên của đất nước, mồ hôi của người dân đem bán rẻ cho ngoại quốc từ năm 2010, ngân sách quốc phòng chánh thức đã đến 119 tỷ Mỹ Kim, đứng hạng nhì trên thế giới, chỉ sau Mỹ một siêu cường kinh tế lâu đời với ngân sách quốc phòng là 698 tỷ USD. Đó là con số chánh thức của TC công bố, chớ con số thực tế bí mật ắt cao hơn nhiều. TC hiện đại hoá quân đội, đưa người lên không gian, mua sắm máy bay tàng hình, hàng không mẫu hạm, và tàu lặn tân kỳ. TC hành động ngang ngược, gây tranh chấp, xung đột lấn biển, chiếm đảo của các nước láng giềng, từ đông bắc dĩ chí đông nam Á châu Thái bình Dương.

TC đặt các nước láng giềng vào cái thế phải chạy đua võ trang để phòng thủ. Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Thế giới Stockholm (SIPRI), Á châu là khu vực nhập cảng võ trang lớn nhất từ năm 2007–2011: Ấn Độ là một nước từng có chiến tranh biên giới với TC mua vũ trang quốc tế nhiều nhất, chiếm 10% tổng số vũ khí thế giới bán ra. Tiếp theo là Nam Hàn 6%, TC và Pakistan 5%, và Singapore 4%. Ấn Độ mua nhiều vì là nước từng có chiến tranh biên giới với TC từ năm 1962 tới giờ vẫn chưa yên hẳn, lâu lâu lại tái diễn ở một vùng nào đó.

TC bây giờ lại “bung ra”, một mặt giương oai diệu võ ở phía đông là Thái bình Dương và mặt khác ở phía Tây đã bỏ tiền ra xây dựng một chuổi hải cảng ở Pakistan, Sri Lanka, Bangladesh và Myanmar để bao vây Ấn Độ.

Còn các nước trong vùng Á châu Thái Bình Dương thì tứ bắc chí nam hầu hết không an tâm với đà bành trướng của TC. Nên những nước dù nhược tiểu cũng phải tăng ngân sách quốc phòng, mua vũ khí, trang bị quân sự. Tính ra tổng số tiền ngân sách quốc phòng của những nước nhỏ này không bằng của TC. Nhưng nếu tính tỷ lệ tăng so với ngân sách khiêm tốn của nước nhược tiểu thì rất cao hơn tỷ lệ tăng ngân sách quốc phòng của TC.

Thống kê hàng năm của IISS, viện nghiên cứu chiến lược quốc tế tại Luân Đôn, vừa công bố cho biết Á châu có 10 nước chi cho quốc phòng nhiều nhất, trong đó có Singapore, Thái Lan và Indonesia nằm trong số 10 nước châu Á. Tài khoá 2010-2011 Thái Lan và Indonesia tăng ngân sách quốc phòng khoảng 5%, trong khi TC là là 6,8%. Singapore năm 1990, đã bắt đầu trang bị tàu lặn mua của Thụy Điển sản xuất, và hiện nay có 5 tàu lặn dành để tấn công. Malaysia cũng đã mua hai chiếc Scorpène của Pháp. Indonesia đã mua và đang sữ dụng hai tàu lặn của Nam Hàn làm ra.

Indonesia năm 2013, có thể tăng ngân sách quốc phòng lên đến 18%, khoảng 8,1 tỷ đô la. Philippines năm 2013, ngân sách quốc phòng nước này có thể lên đến 2,8 tỷ đô la, tăng 12,5% so với năm 2012. Cuối năm 2012, Phi đã ra luật hiện đại hóa quân đội trong 15 năm tới, trong đó ưu tiên dành cho hải quân và không quân. Phlippines dự định mua thêm nhiều khí tài, kể cả 12 máy bay chiến đấu, một tàu khu trục.

Còn VNCS bị mất đảo, mất biển vào tay TC nhiều nhứt, thì liên tục mua máy bay, tàu chiến và tàu lặn của Nga vì Mỹ không bán vũ khi cho Hà nội do hồ sơ vi phạm nhân quyền của CS Hà nội quá đen. Từ năm 2009, Hà Nội đã đặt mua 6 chiếc tàu lặn của Nga với giá 2 tỷ đô la, trong đó 2 chiếc đầu tiên sẽ được giao vào tháng 8/2013. Quan trọng đến mức Thủ Tướng Nguyễn tấn Dũng “nổi hứng” lên ngồi cho máy bay mới mua của Nga bay thử.

Không cần phải là chiến lược gia, người dân thuờng cũng biết nguyên do các nước lân cận với TC dù kinh tế có khó khăn nhưng vẫn dành một số tiền lớn mua vũ khí và trang bị chiến tranh, là do TC quậy đục nước ở Á châu Thái bình Dương.

Mỹ là nước chạy đua võ trang ở Á châu Thái Bình Dương nhiều nhứt. Nhưng Mỹ không phải mua sắm. Mỹ chỉ chuyễn 60% hải lực trên thế giới về đây. Lần đầu tiên trong lịch sử bang giao với Úc, Mỹ đổ quân cấm chốt thường trực ở Úc. Mỹ rút quân ở Trung Đông dồn kinh phí về trục quân sự Á châu của Mỹ. Giảm ngân sách quốc phòng 500 tỷ trong 10 năm, nhưng không giảm ở Á châu, TT Obama đã long trọng tuyên hứa trước Quốc Hội Úc, đồng minh cùng văn hoá Tây phương, kỳ cựu và duy nhứt Tây Phương ở Á châu.

Nhưng Mỹ không tốn kém hụt hơi như TC. Mỹ không cần tăng ngân sách vì đó là quận cơ hữu, chỉ chuyển vùng thôi, ở đâu cũng tốn kinh phí điều hành. Trái lại Mỹ rất có lợi kinh tế chánh trị và quân sự. TC với hành động bánh trướng ngang ngược, TC đã đẩy các nước Á châu Thái bình Dương vào vòng tay Mỹ. Đa số các nước này coi sự trở lại và hiện diện của Mỹ như một lá chắn, một bảo đảm an ninh, trât tự trong vùng, nhưng Mỹ không có tham vọng đất đai như TC.

Ngoài ra Mỹ còn bán được vũ khí rất nhiều cho các nước này trước mối lo đối với TC. Vô tình TC giúp cho Mỹ trở lại Á châu trong cảm tình, mong mỏi của các nước Á châu Thái bình Dương.

Theo các nhà quan sát chiến lược, TC phô trương sức mạnh quân sự ra Á châu Thái Bình Dương, một là để tuyên truyền quốc nội với xã hội quá nhiều bất ổn định, bất công, chia rẽ có thể nổ bùng hay nổ chụp tan tành chế độ CS. Hai là để hù doạ các nước nhỏ trong vùng Đông Bắc Á, Đông Nam Á mà thôi.

Cái kiểu giương oai diệu võ đó không làm các nước nhỏ này sợ mà thúc đẩy các nước này kiện toàn phòng thủ quân sự, liên minh chặt chẽ với Mỹ hơn. Còn muốn đối đầu với Mỹ về không quân và hải quân, có lẽ TC cần nữa thế kỷ nữa hoạ may mới dám đụng chạm Mỹ về quân sự./.( Vi Anh)

  

 

 

 

 
 dangnguoivietyeunguoiviet.org

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-16/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link