Thứ năm 21
Tháng Hai 2013
Mỹ đe dọa phản ứng
cứng rắn trước các vụ đánh cắp bí mật công nghiệp
Nhà
Trắng muốn phản nứg mạnh mẽ trước các vụ đánh cấp bí mật công nghệ Mỹ. Cảnh Nhà
Trắng tại Washington vào tháng 5/2012
REUTERS/Larry
Downing
Đức
Tâm
Vào lúc Trung
Quốc bị cáo buộc đứng đằng sau các vụ tấn công tin học, ngày hôm qua,
20/02/2013, Hoa Kỳ đã công bố một tài liệu đe dọa có phản ứng « mạnh mẽ » trước
các vụ đánh cắp bí mật công nghiệp đang ngày càng gia tăng.
Với tựa đề « Chiến lược làm giảm các vụ đánh cắp bí mật thương mại Mỹ - Administration Strategy On Mitigating The Thiefs of US Trade Secrets », tài liệu của Nhà Trắng ghi rõ : « Chúng ta sẽ tiếp tục hành động một cách mạnh mẽ để chống lại các vụ đánh cắp bí mật công nghiệp có thể được sử dụng bởi các doanh nghiệp nước ngoài hoặc các nước khác nhằm có được lợi thế công nghiệp », đồng thời, tài liệu liệt kê ra nhiều vụ tình báo công nghiệp có dính líu tới Trung Quốc.
Sau khi nhận định là « các xu hướng đang trỗi dậy cho thấy, nhịp độ hoạt động tình báo kinh tế và đánh cắp bí mật công nghiệp mà nạn nhân là các doanh nghiệp Mỹ, hiện đang gia tăng », bản báo cáo đã đề ra chiến lược chống lại hiện tượng này, đặc biệt là tăng cường hợp tác liên chính phủ và vận động nâng cao ý thức của các doanh nghiệp.
Tài liệu cảnh báo : Các đối thủ cạnh tranh với các công ty Mỹ, trong đó, một số đối thủ có liên kết với chính phủ nước ngoài, đã gia tăng các ý đồ đánh cắp những thông tin liên quan các bí mật công nghiệp, thông qua việc tuyển dụng nhân viên hiện nay hoặc đã từng làm cho các công ty Mỹ.
Theo Washington, việc đánh cắp các bí mật công nghiệp đe dọa các công ty Mỹ, phá hoại an ninh quốc gia và đe dọa an ninh kinh tế Hoa Kỳ. Do vậy, chính quyền của tổng thống Barack Obama cảnh báo là sẽ phối hợp với các nước để gây áp lực ngoại giao mạnh mẽ, nhằm làm giảm các vụ đánh cắp.
Mặc dù không nêu đích danh Trung Quốc, nhưng tài liệu của Nhà Trắng lại dẫn ra nhiều vụ liên quan đến những người bị tư pháp Hoa Kỳ kết án vì đã có những hoạt động tình báo công nghiệp, bất lợi cho các công ty Mỹ và có lợi cho các doanh nghiệp Trung Quốc.
Trong số các công ty Mỹ là nạn nhân, có các tập đoàn xe hơi Ford và General Motors, công ty hóa chất DuPont và Dow Chemical, công ty điện tử Motorola.
Chiến lược chống đánh cắp bí mật công nghiệp của Mỹ được đưa ra trong bối cảnh Bắc Kinh, đặc biệt là quân đội Trung Quốc, bị cáo buộc đứng đầu một chiến dịch tình báo điện tử trên quy mô lớn.
Sau các cuộc điều tra về những vụ tin tặc diễn ra trong ba năm qua, công ty Mandiant, chuyên tư vấn cho chính phủ Mỹ trong lĩnh vực an ninh tin học, hôm thứ Ba, 19/02, đã tố cáo quân đội Trung Quốc chỉ đạo, kiểm soát hàng trăm, thậm chí hàng ngàn tin tặc, thực hiện những vụ tấn công tinh vi.
Như thường lệ, Bắc Kinh đã lên tiếng bác bỏ bản báo cáo của Nhà Trắng và coi đó là những cáo buộc vô cớ.
Ngày hôm nay, báo chí Trung Quốc cho rằng những cáo buộc của Washington về các vụ tin tặc tấn công các doanh nghiệp Mỹ thực chất là một « chiến dịch thương mại ».
Xã luận tờ China Daily đặt câu hỏi là tại sao lại có sự huyên náo như vậy và giải thích, đó là vì việc phục hồi kinh tế của Mỹ bị chậm trễ, Washington sử dụng Trung Quốc như vật tế thần để làm cho công luận Hoa Kỳ quên đi tình hình tồi tệ của đất nước.
Trong khi đó, Tân Hoa Xã mỉa mai, là lãnh đạo công ty an ninh mạng Mandiant, lần sau, nên nói thẳng là hãy mua phần mềm bảo mật của công ty này.
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment