Hồ
chí Minh và Cải cách ruộng đất
Cải cách ruộng đất, một chiến dịch diệt chủng của người cộng sản
cách đây hơn nửa thế kỷ mà khi nhắc lại tưởng chừng như mới hôm nào. Chắc chắn
trong lòng người dân Việt, nhứt là người Việt ở miền Bắc đã phải gánh chịu cái
tai ách ấy trong suốt 3 năm trời vẫn còn bàng hoàng khi nhắc đến CCRĐ. Ngày nay
đảng cộng sản còn đây thì tất cả những hành động diệt chủng của họ còn được che
đậy, nhưng mai kia khi đảng cộng sản bị tiêu diệt rồi thì mọi người dân sẽ thắp
nén nhang, lập đàn tràng giải oan cho bao nhiêu vong hồn uổng tử đã bị giết oan
và bắt kẻ gây án phải đền tội dù họ còn sống hay đã chết.
1 – Cải cách ruộng đất:
Ông Hoàng Tùng, nguyên Tổng Biên tập báo
Nhân Dân(1954-1982) kể lại trong chuyện“ Bí mật HCM” cho chúng ta thấy được sự
nô lệ của ông Hồ và đảng Lao Động Việt Nam (tiền thân của đảng CSVN) như thế
nào.
“Mùa hè năm 1952 Mao Trạch Đông và Stalin gọi
bác sang, nhất
định bắt phải thực hiện CCRĐ. Sau thấy không thể
từ chối được nữa, bác mới quyết định phải thực hiện CCRĐ…
“Mùa hè năm 1952, sau khi đi Trung quốc và Liên xô về, bác chuẩn
bị cho hội nghị cán bộ đầu năm 1953, quyết định CCRĐ. Đoàn cố vấn CCRĐ do Kiều
Hiếu Quang làm trưởng đoàn. Kiều là phó bí thư tỉnh ủy Quảng Tây. Họ muốn qua
CCRĐ để chỉnh đốn lại đảng ta. Thời gian từ lúc tiến hành CCRĐ đến lúc dừng là
3 năm”. (Đàn chim Việt online ngày 4-7-2010)
Ông Nguyễn Minh Cần, người được thành ủy
Hà nội giao cho trách nhiệm sửa sai trong việc CCRĐ ở ngoại thành Hà Nội đã kể
lại qua bài “Xin đừng quên bài học CCRĐ nửa thế kỷ truớc”.
“Ngày 4-12-1953, Quốc hội nhất trí thông qua luật CCRĐ. Sau đó,
chủ tịch HCM đã ra sắc lệnh ban hành luật CCRĐ. Từ đó, bắt đầu các đợt CCRĐ, mà
đợt đầu tiến hành ở 47 xã tỉnh Thái Nguyên và 6 xã tỉnh Thanh Hoá, sau đó tràn
lan trên khắp miền Bắc, trừ các vùng miền núi…
“Do sự phẫn nộ của quần chúng đã bùng lên dữ dội, nhiều cuộc
nổi dậy ở Bùi Chu, Phát Diệm, nên về sau, trung ương đảng
Lao Động VN chỉ tiến hành cái gọi là “Cải cách Dân chủ” ở
miền núi, nghĩa là dẹp bỏ phong kiến địa phương mà không dùng bạo lực quá mạnh
vì sợ dân chúng chạy sang Trung quốc, Lào…”
(Người Việt ngày 4 đến 11-2-2006)
Nguyễn Minh Cần trong bài “Xin đừng quên bài học CCRĐ nửa thế kỷ
trước” nói về cái tỷ lệ giết người như sau:
“Cái tỷ lệ quái gở 5% đó kèm thêm
những “kết luận” quái đản khác…Cái phương châm “thà sai hơn bỏ sót”, cộng
thêm với việc “thi
đua lập thành tích đánh phong kiến”…
“Tóm lại, những con số về người thiệt mạng trong CCRĐ vẫn chưa xác
nhận được. Dù thế nào chăng nữa, với những con số ước tính đã cho thấy đây
là một tội ác tày trời. Tội ác này chính là tội ác chống nhân loại”.
(Người Việt ngày 6-2-2006)
Trong chiến dịch CCRĐ giết người có chỉ tiêu rõ ràng, cái chỉ tiêu
ác độc ấy phải giết địa chủ ở mỗi xã cho đủ 5% dân số hoặc nhiều hơn càng tốt, càng
được khen thưởng. Theo nhà văn Tô Hoài:
“Thế mà vượt hết, thắng lợi lớn, toàn đoàn truy được hơn năm
trăm địa chủ lọt lưới, đến bước ba đưa tỷ lệ 5% lên 7,24% đánh đổ hoàn toàn
giai cấp địa chủ về chính trị cũng như về kinh tế”. (Ba
người khác- trang 206)
Nhà văn Trần Mạnh hảo, rất bức xúc với cái
tỷ lệ giết người trong chiến dịch CCRĐ ở làng của ông cao hơn các nơi khác:
“Làng tôi là làng công giáo Bùi Chu Phát Diệm, là làng tề, làng bị
gọi là ác ôn, nên chỉ tiêu địa chủ trên giao nặng nhất: phải bắt
cho được 15% địa chủ là Bình Hải Đoài. Nghĩa là cứ 100 người
dân thì phải nộp cho bác và đảng 15 tên địa chủ”. (Thời Luận ngày 1-4-2006)
Chính vì các đội cải cách thi đua lập thành tích cho nên con số
người dân vô tội đã bị giết một cách dã man đưa con số lên đến hàng trăm ngàn:
“Ông Bùi Tín, một người bất đồng quan
điểm với chính phủ Việt nam cũng nêu lên con số nạn nhân là
500.000 người do Michel Tauriac, nhà
văn người Pháp đưa ra. Bùi Tín cho rằng con số nầy cũng hợp lý nếu kể cả người
bị giết, bị chết trong tù, bị chết sau khi thả ra và tự tử” (Wikipedia tiếng
Việt online ngày 19-5-2006)
“Một ý kiến cực đoan là của Hoàng văn Chí, người
tin rằng 5% dân số miền Bắc ( 675.000 người đã
chết). Cuốn sách From Colonialism to Communism của
ông nầy đã có tác động mạnh đến cuộc tranh luận về vấn đề con số” (BBC online
ngày 28-12-2006)
Trong bài “Cuộc CCRĐ 50 năm trước đây” của phóng viên Nguyễn văn
An, đài RFA thì:
“Thống kê của nhà nước được đăng trong cuốn Lịch sử
kinh tế tập 2 cho biết đã có 172.008 người bị quy vào thành phần địa chủ và phú
nông, là những người bị xếp vào loại kể thu của nhân dân,
bị“ đào
tận gốc, trốc tận rễ”, nghĩa là không bị bắn tại chỗ thì cũng
bị án tù rồi chết trong nhà giam. Con số nầy có thể không chính xác, nhưng số
nạn nhân không thể thấp hơn thế được…
“Bản thống kê chính thức cho biết là trong 172.008 người
bị quy là địa chủ và phú nông trong CCRĐ thì123.266 người bị quy sai, tức là bị
oan. Tính theo tỷ lệ là 76,66%. Có lẽ chưa bao giờ và ở
đâu tỷ lệ giữa số bị oan và nạn nhân lại cao đến như thế”. (RFA online ngày
15-5-2006)
Chiến dịch CCRĐ đã tàn sát người dân vô tội, máu đã chảy tràn lan
khắp nơi, tiếng oán than ngút trời, lúc bấy giờ ông HCM mới chịu cho dừng tay
bắn giết và ông Nguyễn Minh Cần, người được thành ủy
Hà nội đề cử làm nhiệm vụ sửa sai tại Hà Nội kể:
“Trung ương đảng buộc phải thừa nhận những sai lầm nghiêm trọng
trong CCRĐ và chủ trương sửa sai. Tại hội nghị, Trung ương đã thi hành kỷ luật
như sau: Trường
Chinh, mất chức tổng bí thư, chỉ còn làm Ủy viên BCT, còn Hoàng Quốc
Việt và Lê văn Lương mất
chức Ủy viên BCT, Hồ Viết Thắng, bị đưa ra khỏi
TƯ/đảng LĐVN…
“Hồi đó chúng tôi được giải thích: “Bác đến không tiện”, nhưng chúng
tôi đều hiểu là ông
Hồ muốn đưa ông Giáp ra “chịu trận” thay mình,
nên không hề có việc ông Hồ khóc trước dân chúng”. (Người Việt
ngày 4-2-2006)
2 – Hành động diệt chủng:
Trong khi thi hành CCRĐ đảng Lao Động Việt Nam đã đưa ra một
phương châm hành động thật là sắt máu, họ chỉ có biết giết và giết.
“Cái phương châm “Thà sai hơn bỏ sót”,
cộng thêm với việc “Thi
đua lập thành tích chống phong kiến” đã gây tình trạng “kích thành
phần”,“ nống thành tích”, cố
tìm ra nhiều địa chủ, phản động, xử tử nhiều ác bá… để có được bằng khen, huân
chương, để ngoi lên địa vị cao hơn…
“Các đội CCRĐ không từ một cách nào hết để “tìm ra địa chủ”, “tìm
ra phản động”,“tìm ra của chìm”, ép buộc con cái “đấu tố” cha
mẹ, con dâu “đấu tố” bố mẹ
chồng, con rể “đấu tố” bố mẹ
vợ, vợ “đấu tố chồng”, anh
em “đấu tố” lẫn nhau, trò “đấu tố” thầy,
kẻ hàm ơn “đấu tố” kẻ
ban ơn, láng giềng hàng xóm “đấu tố” lẫn
nhau (cũng có trường hợp cha mẹ bấm bụng khuyên con cái
“đấu tố” mình để mong cứu mạng cho con cái)…
“Những người bị quy là địa chủ ngay lập tức bị tước mọi
quyền làm người, bị hạ nhục, bị chà đạp,ngay lập tức phải thay
đổi cách xưng hô trước nông dân, phải cúi đầu lễ phép “thưa các ông, các bà
nông dân”, phải xưng “con” trước mặt nông dân, dù đó chỉ là một đứa trẻ con…
“Còn khi hành quyết người bị án tử hình thì những người thân
thích, ruột thịt của người ấy, từ gìa cả cho đến trẻ con, đều bắt buộc phải có
mặt để chứng kiến tận mắt cảnh tượng đó! Đúng là sự khủng bố tinh thần
cực kỳ vô nhân đạo”.
(Người Việt ngày 4 đến 11-2-2006)
Giáo sư Nguyễn Mạnh Tường, trả lời báo Quê
Mẹ khi du lịch sang Pháp sau năm 1975, ông nói:
“Trong lịch sử Việt Nam từ hồi lập quốc đến nay chưa có một cuộc thanh trừng
giết dân nào khủng khiếp tàn bạo như cuộc CCRĐ. Hầu như mọi cuộc đấu tố đều có
sự nhúng tay của cố vấn Trung cộng. Điều đó cho thấy chính quyền HCM lệ thuộc
ngoại bang như thế nào”. (Người Việt ngày 7-9-2004)
Hòa thượng Thích Quảng Độ, Xử
lý thường vụ Viện Tăng thống,Viện trưởng Viện Hóa đạo GHPGVNTN trong cuốn “Nhận
định về những sai lầm tai hại của đảng CSVN đối với Dân tộc và Phật giáo Việt
Nam”, đoạn nói về CCRĐ, ngài viết như sau:
“Những kẻ thù bên trong ấy là ai. Đó là “Trí, Phú, Địa, Hào, Tôn giáo, Lưu manh”
và phải “đào
tận gốc trố tận rễ”có nghĩa là phải tiêu diệt cho bằng hết. Và
cuộc căm thù đấu tranh giai cấp ấy đã diễn ra năm 1956, dưới hình thức CCRĐ và “ôn nghèo
giợi khổ” kéo dài suốt sáu tháng trời…
“Khẩu hiệu của đội cải cách là “Nhất đội nhì trời”.
Cũng như trong miền Nam năm 1975, cộng sản đang trong khí thế “thừa thắng
xông lên”, tại các công trường làm thuỷ lợi, cộng sản trương
khẩu hiệu “thằng
trời đứng qua một bên, để cho thuỷ lợi đứng lên thay trời” và “vắt đất ra
nước thay trời làm mưa”, còn gì ngông cuồng hơn…
“Có nhiều trường hợp con tố cha, vợ tố chồng, trò tố thầy,
anh em họ hàng tố lẫn nhau vì những nguyên nhân bất hòa trong gia đình trước
kia. Tố xong, tòa án nhân dân luận tội và kết án tử
hình, tất cả đám đông ở dưới phải hô to ba lần “tử hình; tử
hình; tử hình” vừa hô vừa đấm lên hư không ba cái. Thế rồi khổ
chủ bị bịt mắt lại đưa đến trói vào cây cột đã được dựng sẳn và đội hành quyết
gồm 5 người đứng nhắm bắn, khổ chủ gục đầu xuống và kết liểu một cuộc đời”.
(ĐốiThoại online ngày 21-9-2007)
Để cổ vỏ cho phong trào diệt chủng, hai nhà “ đại thi nô” miền Bắc
lúc bấy giờ thi nhau làm thơ cổ động chiến dịch một cách hiếu sát như sau:
1. Tố Hữu:
“Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghĩ
Cho ruộng đồng mau tốt, thuế mau xong
Cho đảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng
Thờ Mao chủ tịch, thờ Stalin…bất diệt”
(Trăm hoa đua nở trên đất Bắc- trang 37)
2. Xuân Diệu:
“Anh em ơi! quyết chung lòng
Đấu tranh tiêu diệt tàn hung tư thù
Địa hào đối lập ra tro
Lưng chừng, phản động đến giờ tan xương
Thắp đuốc cho sáng khắp đường
Thắp đuốc cho sáng đình làng đêm nay
Lôi cổ bọn nó ra đây
Bắt quỳ gục xuống đọa đày chết thôi”.
(Trăm hoa đua nở trên đất Bắc- trang 38)
3. Những vụ án thời CCRĐ:
Vụ án đầu tiên trong chiến dịch CCRĐ là thí điểm ở đồng bằng và
chọn đồn điền bà Nguyễn thị Năm tứcCát Thành
Long được ông Hoàng Tùng viết
trong “Bí mật Hồ chí Minh” như sau:
“Nguyễn
thị Năm tức Cát Thành Long có
một người con làm trung đoàn trưởng ở cục chính trị của Văn Tiến Dũng. Gia đình
bà trong dịp Tuần lễ Vàng có hiến 100 lượng vàng. Bà còn tham gia
công tác của Hội Phụ nữ từ năm 1945 đến 1953. Tôi chưa đến đó lần nào, các anh
Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Lê Đức Thọ thường hay ăn cơm ở nhà bà. Gia đình
Nguyễn thị Năm cũng giống như các gia đình Đỗ Đình Thiện, Trịnh Văn Bô giúp
đỡ nhiều cho cách mạng. Chọn địa chủ Nguyễn thị Năm để làm trước là do có
người mách cho cố vấn Trung quốc. Họp bộ chính trị bác
nói:“ Tôi đồng ý người có tội thì phải xử thôi, nhưng tôi cho là không phải đạo
nếu phát súng đầu tiên lại nổ vào người đàn bà, mà người ấy lại cũng giúp đỡ
cho cách mạng. Người Pháp nói không nên đánh đàn bà, dù chỉ đánh bằng một cành
hoa”. Sau cố vấn Trung quốc là La Quý Ba đề nghị
mãi, bác nói:“Thôi tôi theo đa số, chứ tôi vẫn cứ cho là không phải”. Và họ cứ
thế làm. Thuyết của họ là không dựa vào tổ chức cũ mà tổ chức lại một số tổ
chức khác của đảng, họ phủ nhận hết các tổ chức khác như chính quyền, các đoàn
thể. Ai lãnh đạo cách mạng tháng 8 thành công, ai lãnh đạo cuộc kháng chiến từ
năm 1945 đến năm 1953. Thế mà họ thẳng tay bỏ hết, trong đó mấy ngàn người bị
xử tử. Mục đích của họ không phải là CCRĐ mà là đánh vào đảng ta. May mà đến
năm 1956 ta kịp thời dừng lại…
“Đánh thuế công thương nghiệp, cải tạo tư sản cũng là do Trung
quốc đề ra. Hậu
quả là hơn một triệu người di cư vào Nam. Ta đổ tội cho
Pháp, Mỹ, điều đó chỉ đúng một phần nào, còn là do ta làm vội, làm ẩu, đánh
tràn hết. Không phải địa chủ mà phú nông, thậm chí trung nông cũng đánh. Đảng
viên nhiều người tốt cũng bị đánh. Kết quả của những chính sách, cải cách lúc
đó là như thế”. (Đàn chim Việt online ngày 4-7-2010)
Nhà văn Vũ Thư Hiên, con của cụ Vũ Đình
Huỳnh, bí thư của ông HCM. Cả hai cha con ông Vũ Thư Hiên
đã từng ở tù về tội “Xét lại chống đảng”. Trong quyễn“ Đêm giữa ban ngày” ông
Hiên viết về CCRĐ như sau:
“Từ tinh mơ đoàn người rầm rập trên các nẻo đường làng còn tối
đất, khản
tiếng hô vang những khẩu hiệu có mùi máu.
Dân chúng ùn ùn đổ về những sân đình, những bãi rộng, nơi sẽ diễn ra những cuộc
đấu tố bọn địa chủ cường hào gian ác…
“Đấu tố diễn ra liên miên, ngày một khốc liệt. Người dân cày dung
dị hôm trước, được đảng phóng tay phát động, vụt trở thành hung tợn, mặt bừng
bừng khoái trá trong niềm vui hành hạ đồng loại. Tôi kinh hoàng nhìn cảnh tượng
không hiểu nổi: nườm nượp lướt qua mắt tôi từng bày đàn người bị kích thích bởi
mùi máu, hăm hở đi dưới lá cờ đỏ sao vàng không biết để
chiến đấu với quân xâm lược mà với chính đồng bào mình…
“Chúng tôi nghe tiếng kêu khóc chạy tới thì hấy mấy anh du kích
quen đang xềnh xệch kéo bà đi. Hai tay bị trói giơ lên trời, bà xiêu vẹo bước
sau họ, kêu gào thảm thiết:“ Ơi cụ Hồ ơi, cụ trông xuống mà xem người ta đối xử
với con dân cụ thế này đây!”
“Ở một xã khác, một người đàn bà bị trói vào hai cây nứa bắt chéo, bên
dưới là một đống lửa. Con mẹ ni là phú nông phản động,
ngoan cố lắm, những người bâu quanh nhao nhao nói thế. Người đàn bà quằn quại
mãi, tới khi ngất đi mới được người ta hạ xuống.
“Cha bạn tôi, hoạt động cách mạng từ trước năm 1945, bị tống giam
vì bị vu là đảng viên Quốc Dân đảng, thắt cổ tự tử, để lại bức thư tuyệt mệnh:
“Oan cho tôi lắm, cụ Hồ ơi. Tôi trung thành với cụ, với đảng. Tôi không phản
bội. HCM muôn năm!”
“Người
ta lấy gai bưởi cắm vào đầu ngón tay một cô gái, có trời biết cô ta tội gì, có
thể cô ta là con địa chủ, cứ mỗi câu hỏi lại nhấn những cái gai sâu thêm một
chút làm cho cô gái rú lên vì đau, quằn quại trong dây trói”. (ĐGBN- trang
30-31)
Ông Nguyễn văn Thủ, quê ở tỉnh Hưng Yên
khi trả lời phỏng vấn của đài RFA thì đang ở Hà Nội kể lại chuyện gia đình ông
bị đấu tố hồi CCRĐ như sau:
“Gia đình tôi, cụ(ông nội) công tác tốt, đến lúc ấy tự nhiên quy
cho cụ tôi là thành phần đối kháng, bắt cụ đi đấu tố, gia sản bị tịch thu
hết. Tôi bị coi là con nhà địa chủ, khổ lắm, đi ra ngoài đường là phải chào ông
bà nông dân. Dù nó là con là cháu mình, cũng phải gọi nó là“ Ông” là “ Bà”…của
cải mất hết, chả còn gì cả…
“Lúc ấy, tự nhiên nó như ma quỉ cám dỗ, người ta nhìn thấy nhà
tôi, người ta như muốn ăn thịt luôn, họ muốn làm gì thì làm. Lúc ấy, người nào
càng hăng hái, càng tốt, càng đấu tố, càng đánh đập, thì càng tốt. Có những
người bị tử hình, ông cụ tôi bị kết án tử hình, bắn chết ngay, bắn ngay
trước mặt mọi người, con cháu”. (RFA online ngày 19-5-2006)
Nhạc sĩ Trịnh Hưng, hiện đang ở bên Pháp, là
người bạn thân vừa về thăm thi sĩ Hữu Loan và kể
lại câu chuyện có liên quan đến tác gỉa bài thơ
nổi tiếng Màu
tím hoa sim như sau:
“Ông ấy kể tôi nghe là: Lúc ấy, ông ấy là trưởng Ban Tuyên huấn
của Đoàn 304, do tướng Nguyễn Sơn phụ trách, quân đội thì đói khổ lắm, chỉ có
ăn khoai, ăn sắn, không có gạo mà ăn…Ông địa chủ đó thì giàu, tháng nào cũng
đem gạo đến, để nuôi quân cho…Chính tướng Nguyễn Sơn tháng nào cũng làm lễ vinh
danh cho ông ta, ban thưởng huân chương.
“Năm 1953, bị đấu tố, lan đến Thanh Hoá, ông bà địa chủ ấy bị giết
chết. Nhà thì chỉ có một cô con gái thôi. Nó cấm tất cả mọi người, con trai,
hay con gái, không được kết hôn với con nhà địa chủ, không được nuôi con nhà
địa chủ.
“Ông ấy( nhà thơ Hữu Loan) thấy bực
quá, mới bỏ về làng, đi qua làng ấy, ông ghé vào thăm, ông biết rằng ông bà cụ
bị giết rồi, cô con gái không ai nuôi cả, cô ấy phải đi mót sắn, mót khoai ở
ngoài đồng, ăn sống, để sống thôi, quần áo rách rưới bẩn thỉu lắm, ngủ ở đường,
ở đình làng, ông thấy thế, thương hại và đem về nhà nuôi…và bây giờ là vợ ông
ấy!” (RFA online ngày 19-5-2006)
Nhà văn Trần Mạnh Hảo, người bị đuổi ra khỏi
đảng CSVN năm 1989 và đuổi khỏi biên chế nhà nước viết cuốn“ Ly thân” có bài“
Độc quyền chân lý là thủ tiêu chân lý”, đoạn ông viết về CCRĐ:
“Ông đội (tên gọi cán bộ CCRĐ từ trung ương phái về) từ trên bàn
xử án xông tới sát ông Luân bị trói, bị chôn chân tới đầu gối
trong chiếc“ hố đấu tố”, đoạn
hét:“ mày có hô CCRĐ muôn năm không?” Ông Luân trợn mắt, đôi mắt sưng tấy, lòi
cả con ngươi ra…
“Sau đó, ông đội lên bàn xử án, tuyên bố thay mặt đảng và bác vĩ
đại, tuyên
án xử tử hình gián điệp Quốc Dân đảng Luân, lệnh du kích
xã lên đạn rốp rốp thị uy; đoạn trói nghiến ông Luân vào cọc bắn trên ruộng cạn
mùa đông đang rét…
“Ông
Luân bị bắn bằng bốn cây súng trường. Bốn phát đạn cùng lúc đều trúng vào ngực
ông Luân phụt máu, khiến ông gục xuống liền, cái giẻ nhét miệng ông bị máu trào
ra, rơi bịch xuống như một cục máu đông, hay một mảnh phổi vở tràn ra ngoài”.
(Thời Luận ngày 1-4-2006)
Dưới đây là chuyện của cựu trung tá QĐND Trần Anh
Kim, hiện đang ngồi tù 5 năm rưởi về tội “ hoạt động nhằm
lật đổ chính quyền nhân dân” đã trả lời phỏng vấn của Việt Hùng, phóng viên đài
RFA kể về hoàn cảnh của gia đình ông bị xử một cách dã man trong chiến dịch
CCRĐ như sau:
“Đến CCRĐ, sau năm 1954 giải phóng, sau đó giảm tô, đến CCRĐ thì
người ta quy
cho ông tôi là địa chủ, và quy cho bố tôi là QD đảng. Bố
tôi là Phó bí thư QD đảng và bác tôi là Bí thư QD đảng. Bác tôi bị bắn luôn,
ông ấy nhận thì bị bắn luôn. Còn bố tôi thì kiên quyết không nhận. Không nhận
thì người ta tra
tấn, người ta thắt hai dây thừng vào hai ngón chân cái rồi người ta kéo lên sàn
nhà, bố tôi đau quá, kêu khóc xin thả xuống. Kêu khóc quá to thì người ta, lấy
rơm, lấy rạ nhét vào mồm…
“Địa chủ ngày đó là địa chủ “phân” anh ạ. Thí dụ
mỗi thôn là mấy địa chủ thì cứ thế mà người ta đưa lên thôi. Cuối cùng cũng bị
tù không án hai năm. Mà khốn nạn hơn thời tôi đi tù nhiều. Tức là tay thì trói cánh khuỷu
ra đàng sau, chân thì cùm, quần áo thì chẳng có mặc, cứ nằm như thế ở dưới sàn
chuồng trâu thôi”.
(RFA online ngày 19-5-2006)
4. Dư luận về CCRĐ:
Học gỉa Hoàng Xuân Hãn nói lên cái nhận định
của mình về chiến dịch CCRĐ khi trả lời phỏng vấn của Thuỵ Khuê trên đài RFA:
“Cái mất mát lớn bởi sai lầm trong CCRĐ là nó phá vỡ mất cái nông
thôn Việt Nam và phá vỡ mất lòng tin. Cái nguy hại của CCRĐ là ở chỗ nó phá vỡ
một tế bào quan trọng vào bậc nhất của xã hội Việt Nam lúc bấy giờ là làng
quê”.
(Người Việt ngày 7-9-2004)
Cố thủ tướng CSVN Võ văn Kiết, người có
nhiều trăn trở trong việc làm của mình đã qua, ông cũng nói lên quan điểm của
mình về chiến dịch CCRĐ sau khi đã không còn chức vụ gì trong chính phủ:
“Năm 2005, ông Võ văn Kiệt, nguyên thủ tướngViệt Nam, nhìn nhận“ Trong các
chiến dịch CCRĐ và cải tạo công thương nghiệp, nhiều nhân sĩ yêu nước, nhiều
nhà kinh doanh có công với cách mạng đã không được coi như bạn nữa, gây những
tổn thất lớn về chính trị và kinh tế” nhằm khẳng định đại đoàn kết dân tộc là
cội nguồn sức mạnh của đất nước”. (Wikipedia tiếng Việt online ngày 19-5-2006)
Nhà phê bình văn học Lại Nguyên Ân, trả
lời phỏng vấn của BBC, ông nói còn nhiều vấn đề trong lịch sử Việt Nam nữa thế
kỷ trước tiếp tục là kiêng kị, chưa được bàn thảo sòng phẳng:
“Trong xã hội Việt Nam lâu nay, xung quanh đề tài CCRĐ, dư luận
buộc phải im lặng. Sự kiện CCRĐ, khi xảy ra, đã làm đảo lộn đời sống nông
thôn miền Bắc; nó đi vào lịch sử như một vết thương. Có
thể nói đó là vết đen lớn đầu tiên mà phong trào của những người cộng sản khi
lên cầm quyền đã để lại trong xã hội Việt Nam”. (BBC online ngày 14-1- 2007)
Ông Đoàn
Duy Thành, nguyên phó thủ tướng chính phủ, người đã từng
kể về mật lệnh Z
30 tịch thu nhà hai tầng trở lên hồi sau năm 1975 viết về
CCRĐ trong cuốn“ Lý luận HCM” ông nói lên cái nhận định của mình về cái chiến
dịch này:
“Những sai lầm của CCRĐ đã để lại hậu quả lâu dài cho dân tộc, cho
đất nước, là
sự hận thù, sự lừa dối, xảo trá, vu khống như: tố điêu, ép cung, bịa chuyện…gây
tai họa cho bao gia đình, làm mất đi những truyền thống
tốt đẹp về gia đình, họ hàng, làng xóm, mà cha ông ta đã dày công xây dựng hàng
nghìn năm…
“Những sai lầm trong việc đấu tố không chỉ có trong CCRĐ, mà cũng
phổ biến trong cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh, nhưng cải tạo công
thương chỉ làm ở một số thành phố và tiến hành sau CCRĐ nên phần nào giảm bớt
sai lầm, khuyết điểm, tác hại của nó cũng chỉ thu hẹp trong một số thành phố”.
(Bauxite Việt Nam online ngày 16-11-2010)
Cụ Nguyễn văn Trấn, một lão thành cách
mạng nổi tiếng của miền Nam trong quyễn “Viết cho Mẹ và Quốc hội” cho chúng ta
thấy được rõ ràng sự nô lệ của chính phủ Hồ chí Minh trước đế quốc Trung cộng
là như thế nào. Họ ngữa tay nhận viện trợ của Trung cộng để đánh Pháp, Mỹ giải
phóng dân tộc (?), nhưng lại tròng vào cổ dân tộc một ách thống trị nguy hiểm
hơn, tàn bạo hơn và lâu dài hơn.
“Ác hết sức là cố vấn Trung quốc hiến cho cái kế Phóng tay.
Phóng tay! Nói nôm na (theo Nam bộ) là “cứ việc làm mạnh
thả cửa”. Và họ dẫn lời vàng ngọc nguỵ biện,“à la” Mao Trạch Đông.
“Kiểu uông tất tu quá chỉnh”. Có nghĩa là: muốn uốn khúc cây cong,
ắt phải kéo nó quá chiều.
“Trời
ơi! đảng của tôi đã nghe lời người ngoài, kéo khúc cây cong quá trớn. Nó trở
lại giết chết bao vạn sanh linh…
“Có lần anh chị em Nam bộ“ Đại biểu tôi đến gặp ông gìa Tôn mà
hỏi, tại sao ổng để cho CCRĐ giết người như vậy?”
“Bác Tôn đang ngồi, nghe tôi hỏi, liền đứng dậy bước ra khỏi ghế,
vừa đi và nói: “Đụ
mẹ, tao cũng sợ nó, mầy biểu tao còn dám nói cái gì?
“Quả thật, lúc CCRĐ còn nghe theo Chệt mà phóng
tay phát động ai mà có ý kiến với nó thì sẽ bị quy là có tư tưởng địa chủ”.
(VCMVQH- trang 266-267)
Bác sĩ Phạm Hồng Sơn, một nhà trí thức trẻ
lớp hậu sinh góp lời nhận định về công cuộc CCRĐ của HCM khi trả lời phỏng vấn
của Duy
Ái đài VOA:
“Theo tôi cột mốc rõ nhất cho sự phi dân chủ hóa để trở thành độc tài
toàn trị của chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, một cái
tên rất dân chủ, là việc đảng Lao Động VN phát động CCRĐ, được cụHồ gọi là
cách“ mạng long trời lỡ đất”, vào năm 1953. Bao
trùm toàn bộ “cách mạng” này là sự tuỳ tiện của chính phủ cụ Hồ trong
việc bắt giữ, hành hạ, bắn giết, tịch thu gia sản đối với hàng
trăm nghìn người Việt Nam. Các thủ tục tư pháp thông
thường đã có từ thời thực dân Pháp hay các quy định phải tôn trọng pháp luật và quyền con
người được ghi trong Hiến pháp 1946 đều không được đếm xỉa trong CCRĐ”.
(VOA online ngày 15-9-2010)
Để kết luận bài viết này, tôi xin mượn lời của cố giáo sư Nguyễn Mạnh
Tường trích trong bài diễn văn “Qua những sai lầm trong
CCRĐ” đọc trong phiên họp của MTTQ tại Hà nội ngày 30-10-1956 với tư cách là
một thành viên của MTTQ. Và cũng chính vì bài diễn văn này mà ông đã bị tước
hết chức vụ và danh vị nghề nghiệp và sống một cuộc đời bị bạc đải cho đến
chết.
“…tôi nhớ lại kết quả tai hại của các sai lầm đã phạm trong công
cuộc CCRĐ. Tôi xin phép các vị được kính cẩn nghiêng mình trước kỷ niệm những người
vô tội bị chết oan, không phải vì bàn tay của kẻ địch mà chính của ta…
“Trong CCRĐ chúng ta đã phạm sai lầm nghiêm trọng mà cả trong
nhiều khu vực khác nữa. Trong các khu vực này, sai lầm cũng đã đưa một số
người trong quần chúng đến cái chết một cách thê thảm”. (Người
Việt ngày 9-5-2005)
© Đại Nghĩa
(sưu tầm)
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment