Saturday, December 29, 2012

Đến lượt Đài Loan đẩy mạnh việc áp đặt chủ quyền tại vùng Trường Sa


 

Thứ bảy 29 Tháng Mười Hai 2012

Đến lượt Đài Loan đẩy mạnh việc áp đặt chủ quyền tại vùng Trường Sa


Đảo Ba Bình (Đài Loan gọi là Thái Bình) là đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa, Biển Đông

Đảo Ba Bình (Đài Loan gọi là Thái Bình) là đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa, Biển Đông

DR

Trọng Nghĩa


Sau ba chục năm bất động, chính quyền Đài Loan ngày 27/12/2012 đã tiết lộ quyết định thăm dò dầu khí trở lại tại vùng biển chung quanh đảo Itu Aba thuộc vùng quần đảo Trường Sa mà họ đang tranh chấp với Việt Nam, Philippines và Trung Quốc. Đây là một bước mới của chính quyền Đài Bắc nhằm thúc đẩy đòi hỏi chủ quyền của họ trên Biển Đông, song song với một loạt hành động nhằm củng cố quyền kiểm soát thực tế của Đài Loan trên hòn đảo đã bị họ chiếm đóng từ năm 1956.

Theo kế hoạch thúc đẩy trở lại việc thăm dò dầu khí ngoài khơi hòn đảo mà họ gọi là Thái Bình (tên Việt Nam là Ba Bình), chính quyền Đài Bắc đã dự trù một ngân sách gần 600.000 đô la Mỹ cho kế hoạch thăm dò sẽ kéo dài một năm. Trong công việc này, Cục Năng lượng thuộc Bộ Kinh tế Đài Loan sẽ kết hợp với tập đoàn dầu khí Nhà nước CPC (Đài Loan Trung du). Tàu khảo sát địa chấn sẽ bắt đầu đến nơi hoạt động vào khoảng sau tháng Ba năm 2013.

Đây không phải là lần đầu tiên mà Đài Loan có ý định khai thác dầu khí trong khu vực họ tranh chấp chủ quyền với các láng giềng tại Biển Đông. Theo phó Ban Thăm dò và Khai thác của tập đoàn CPC, hãng này đã từng khoan thử một giếng tại khu vực đảo Itu Aba vào thập niên 1980, nhưng công việc đó đã không được tiếp tục vì không có công nghệ thích hợp để khoan dưới lớp san hô.

Tình hình hiện nay đã khác đi. Tập đoàn dầu khí nhà nước Đài Loan CPC trong thời gian qua đã phát triển và hiện đang tham gia nhiều dự án khai thác cùng với đại tập đoàn Canada Husky Energy, và nhất là tập đoàn dầu khí hải dương Trung Quốc CNOOC, tại các khu vực nước sâu ở eo biển Đài Loan.

Quyết định tái khởi động công việc thăm dò dầu khí tại vùng Biển Đông đang tranh chấp, là diễn biến mới nhất trong một loạt những hành động có thể nói là quyết đoán hẳn lên của chính quyền Đài Loan trong thời gian gần đây, nhằm củng cố các đòi hỏi chủ quyền của họ trong khu vực.

Vào tháng 9 vừa qua, Đài Bắc đã quyết định tăng cường khả năng phòng thủ trên đảo Thái Bình (Ba Bình) bằng cách triển khai thêm trên đảo tám bộ đại bác tự hành 40 ly, cùng với loại súng cối 120 ly. Theo ông Lâm Úc Phương (Lin Yu Fang) một dân biểu thuộc Quốc Dân Đảng đang cầm quyền tại Đài Loan, việc tăng cường quân sự ​​sẽ hỗ trợ cho chính phủ trong việc thăm dò dầu khí.

Không chỉ quan tâm đến việc củng cố quyền kiểm soát thực tế của Đài Loan trên đảo Itu Aba, một dân biểu khác của Quốc dân đảng, ông Trần Trấn Chương (Chen Cheng Hsiang) còn khuyến cáo chính phủ tích cực thăm dò khai thác vùng các vùng biển khác gần quần đảo Trường Sa cũng như quần đảo Pratas (mà Đài Loan gọi là Đông Sa), và thiết lập ngay một cơ sở tiền phương để giám sát các vấn đề năng lượng, đánh cá và môi trường trong vùng.

Các động thái quyết đoán của Đài Loan đã gây ra một vài sự cố với Việt Nam, nước cũng đòi chủ quyền trong vùng Trường Sa, mà Ba Bình là hòn đảo lớn nhất. Theo thông tin từ phía Đài Loan, ngày 22/03 vừa qua, nước này đã cử hai tàu cao tốc của lực lượng tuần duyên để ngăn chặn hai chiếc tàu tuần tra của Việt Nam tiến vào vùng biển gần hòn đảo này. Bốn ngày sau, lại có hai chiếc tàu Việt Nam khác thâm nhập vào khu vực.

Vào lúc ấy, Bộ Ngoại giao Đài Loan đã chính thức gởi công hàm phản đối phía Việt Nam, nhưng đã phủ nhận các thông tin báo chí, theo đó đã xẩy ra nổ súng nhân sự cố kể trên.

Theo các nhà quan sát, việc Đài Loan có dấu hiệu quyết đoán hơn trên vấn đề khẳng định chủ quyền tại Biển Đông diễn ra trong bối cảnh quan hệ của họ với Trung Quốc rất thuận thảo trên hồ sơ Biển Đông, đặc biệt là từ khi Quốc dân đảng trở lại cầm quyền ở Đài Bắc.

Mới đây, học giả Trung Quốc và Đài Loan đã quyết định bắt tay với nhau để nghiên cứu cách biện minh về mặt pháp lý cho đường lưỡi bò đang được Bắc Kinh dùng làm cơ sở thâu tóm Biển Đông. Không những thế, các học giả này còn khuyến cáo chính quyền hai bên hợp tác đồng khai thác các vùng đang tranh chấp.

Ý hướng phục tùng Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông của Quốc dân đảng đang cầm quyền lại vừa thể hiện rõ thêm vào hôm qua, khi Quốc hội Đài Loan trong tay Quốc dân đảng đã bỏ phiếu bác bỏ một dự thảo nghị quyết của phe đối lập muốn khẳng định chủ quyền tối thượng của Đài Loan trước Trung Quốc.

Dự thảo này yêu cầu ba việc : Chính quyền Đài Loan phải lên án Trung Quốc về việc in phong cảnh Đài Loan trên hộ chiếu « lưỡi bò » ; Tổng thống Mã Anh Cửu phải tổ chức họp báo quốc tế để tố cáo vấn đề này ; Chính quyền Đài Loan phải từ chối không công nhận hộ chiếu lưỡi bò của Trung Quốc là văn kiện hợp pháp để nhập cảnh Đài Loan.

Dự thảo nghị quyết của hai đảng đối lập Đài Loan đã bị Quốc hội bác bỏ ngay từ đầu, thậm chí còn không được ghi vào chương trình nghị sự của cuộc họp.

 

 

 

 

 

 
 dangnguoivietyeunguoiviet.org

Tân thủ tướng Nhật muốn tăng cường quan hệ an ninh với Úc và Ấn Độ


 

Thứ bảy 29 Tháng Mười Hai 2012

Tân thủ tướng Nhật muốn tăng cường quan hệ an ninh với Úc và Ấn Độ


Tân Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.

Tân Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.

EUTERS/Toru Hanai

Thanh Phương


Theo nhật báo Yomiuri Shimbun số ra ngày hôm nay 29/12/2012, tân Thủ tướng Shinzo Abe sẽ mở rộng hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật ra hai nước Úc và Ấn Độ, trong bối cảnh tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc thêm gay gắt.

Ông Shinzo Abe vừa mới tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng hôm thứ Tư vừa qua, tuyên bố với tờ Yomiuri Shimbun rằng rất cần mở rộng hợp tác an ninh giữa Nhật, Mỹ và Ấn Độ. Theo ông, hợp tác an ninh giữa Nhật, Hoa Kỳ với Úc cũng sẽ góp phần làm ổn định khu vực và tái lập thế cân bằng trong vùng châu Á.

Ông Shinzo Abe đã giành thắng lợi trong cuộc bầu cử vừa qua với những tuyên bố cứng rắn về chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông, quần đảo mà Trung Quốc cũng khẳng định chủ quyền. Bắc Kinh đã nhiều lần đưa tàu đến khu vực Senkaku/Điếu Ngư, kể từ khi chính phủ Tokyo quốc hữu hóa quần đảo này vào tháng 9 năm nay.

 

 

 

 

 

 
 dangnguoivietyeunguoiviet.org

Tàu chiến Mỹ ghé cảng Philippines ngay sau khi tàu Hải tuần Trung Quốc xuống Biển Đông


 

Thứ bảy 29 Tháng Mười Hai 2012

Tàu chiến Mỹ ghé cảng Philippines ngay sau khi tàu Hải tuần Trung Quốc xuống Biển Đông


Tàu ngầm hạt nhân USS Bremerton của Hoa Kỳ.

Tàu ngầm hạt nhân USS Bremerton của Hoa Kỳ.

wikipedia

Trọng Nghĩa


Hai hôm sau khi Bắc Kinh loan báo cử chiếc tàu tuần tra đại dương đầu tiên của Trung Quốc xuống hoạt động tại Biển Đông, Philippines và đồng minh Hoa Kỳ đã nhanh chóng phản ứng. Vào hôm nay, 29/12/2012, một chiếc tàu ngầm hạt nhân và một khu trục hạm sẽ ghé cảng Philippines, trong lúc quân đội Philippines loan báo cho không quân tăng cường tuần tra trên không phận của mình ngoài Biển Đông.

Theo Đại sứ quán Mỹ tại Manila cho biết là chiếc tiềm thủy đĩnh chạy bằng năng lượng hạt nhân USS Bremerton - thuộc lớp Los Angeles – sẽ ghé vịnh Subic, còn chiếc USS Gridley, một tàu khu trục hạm lớp Arleigh Burke - sẽ thả neo tại cảng Cebu.

Trong một bản thông báo, được nhật báo The Philippines Star hôm nay trích dẫn, sứ quán Mỹ xác định rằng hai chuyến ghé cảng kể trên là những hoạt động thường kỳ, nêu bật « các mối liên kết vững mạnh về mặt lịch sử, cộng đồng và quân sự » giữa Hoa Kỳ và Philippines. Mục tiêu chuyến ghé cảng chỉ là để được tiếp liệu, và cho các thủy thủ đoàn cơ hội để nghỉ ngơi và thư giãn.

Tuy nhiên, các nhà quan sát đã gắn liền việc chiến hạm Mỹ ghé cảng Philippines với sự kiện là hôm 27/12 vừa qua, Trung Quốc đã loan báo quyết định đưa chiếc Hải Tuần 21, chiếc tàu tuần tra thuộc loại hiện đại của họ, được trang bị bãi đáp trực thăng, xuống hoạt động tại Biển Đông. tiến hành tuần tra trên biển tại Biển Tây Philippines.

Quyết định của Bắc Kinh đã lập tức bị Bộ Ngoại giao Philippines phản đối dữ dội, xem đấy là một hành vi xâm phạm chủ quyền Philippines. Ngoài ra, vào hôm qua, Trung tướng Juancho Sabban, Tư lệnh quân khu miền Tây, đã loan báo việc tăng cường tuần tra trên không phận vùng Biển Đông mà Manila tuyên bố chủ quyền.

Đặt bản doanh tại Palawan, Bộ Tư lệnh quân khu miền Tây có thẩm quyền trên một khu vực rộng lớn của Biển Đông mà Philippines tuyên bố chủ quyền, trong đó có vùng quần đảo Trường Sa mà Manila đặt tên là Nhóm đảo Kalayaan (KIG).

Tuyên bố với nhật báo The Philippine Star, tướng Sabban khẳng định : « Chúng tôi cũng đã sẵn sàng thực thi luật pháp Philippines và quốc tế ».



 

 

 

 

 

 
 dangnguoivietyeunguoiviet.org

Phóng viên Không biên giới chỉ trích bản án phúc thẩm đối với ba blogger


 

Thứ bảy 29 Tháng Mười Hai 2012

Phóng viên Không biên giới chỉ trích bản án phúc thẩm đối với ba blogger


RSF trương biểu ngữ trước Đại sứ quán Việt Nam tại Paris đòi trả tự do cho các nhà báo và blogger hồi cuối năm 2009.

RSF trương biểu ngữ trước Đại sứ quán Việt Nam tại Paris đòi trả tự do cho các nhà báo và blogger hồi cuối năm 2009.

DR

Thanh Phương


Trong một thông cáo đề ngày hôm qua, 28/12/2012, Tổ chức Phóng viên Không biên giới, trụ sở tại Paris, đã chỉ trích việc tòa án Việt Nam y án sơ thẩm đối với ba blogger Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày), Tạ Phong Tần và Phan Thanh Hải (Anhbasaigon) trong phiên xử phúc thẩm ngày 28/12, cũng như y án sơ thẩm đối với nhà báo Hoàng Khương ngày 27/12. Tổ chức bảo vệ quyền tự do báo chí của Pháp cũng bày tỏ mối quan ngại về vụ bắt giữ luật sư Lê Quốc Quân tại Hà Nội ngày 27/12 và yêu cầu trả tự do ngay lập tức cho nhà hoạt động nhân quyền này.

Hôm qua, trong phiên xử phúc thẩm ba blogger thuộc Câu lạc bộ Nhà báo Tự do, Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã tuyên y án sơ thẩm 12 năm tù đối với ông Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày) và 10 năm tù đối với bà Tạ Phong Tần. Còn ông Phan Thanh Hải (Anhbasaigon), người duy nhất nhận tội, thì được giảm án từ 4 năm xuống còn 3 năm tù.

Cả ba blogger bị cáo buộc phạm tội « tuyên truyền chống Nhà nước », chiếu theo điều 88 Luật Hình sự Việt Nam, do những bài viết của họ đăng trên trang web của Câu lạc bộ Nhà báo Tự do, cũng như trên trang blog của họ, nhằm tố cáo những vụ vi phạm nhân quyền, nạn tham nhũng, bất công và chính sách về Trung Quốc của chính phủ Việt Nam.

Trong bản thông cáo, Phóng viên Không biên giới khẳng định : « Điếu Cày, Tạ Phong Tần và Anhbasaigon không phạm bất cứ tội nào có thể biện minh cho những bản án như vậy. Khi tuyên y án tù sơ thẩm nặng nề đối với các blogger này, chính quyền chứng tỏ họ xem thường các quyền tự do căn bản, đặc biệt là quyền tự do ngôn luận. » Phóng viên Không biên giới bày tỏ mối quan ngại về kết quả phiên tòa ngày 08/01 tới, xử 9 thanh niên Công giáo, trong đó có blogger Paulus Lê Sơn.

Tổ chức bảo vệ quyền tự do báo chí của Pháp kêu gọi Liên hiệp châu Âu, Giải Nobel Hòa bình năm 2012, gây áp lực lên chính quyền Việt Nam để buộc họ chấm dứt việc đàn áp những tiếng nói đối lập, đặc biệt là những người làm công việc thông tin.

Về trường hợp của nhà Hoàng Khương, báo Tuổi Trẻ, Phóng viên Không biên giới cho rằng : « Những việc làm của Hoàng Khương trong khuôn khổ điều tra nhằm thu thập chứng cứ vững chắc về nạn ăn hối lộ trong lực lượng công an Việt Nam, được tiết lộ qua bài báo mà anh đã đăng, không thể bị xem như là hành động đưa hối lộ ». Phóng viên Không biên giới kêu gọi tư pháp Việt Nam xét lại bản án phúc thẩm đối với Hoàng Khương và trả tự do ngay lập tức cho nhà báo này.

   

 

 

 

 
 dangnguoivietyeunguoiviet.org

THIẾU LIÊM KHIẾT TRÍ NĂNG, LÀM SAO TRẢ LẠI SỰ THẬT CHO LỊCH SỬ?


Xin chuyễn đến quí độc giả bài viết của ông Nguyễn Thiếu Nhẫn...

Kính

TNHH

 

THIẾU LIÊM KHIẾT TRÍ NĂNG, LÀM SAO TRẢ LẠI SỰ THẬT CHO LỊCH SỬ?

 

NGUYỄN THIẾU NHẪN

 

Trong bài “Bên Thắng Cuộc: Trả lại sự thật cho lịch sử?”, tôi đã chứng minh với chi tiết cựu Thiếu Tá TQLC Lê Quang Liễn đã lên tiếng “dạy dỗ” ký giả VC Huy Đức bổn phận của “một nhà báo chân chính phải viết cho sự thật, vì lương tâm thì đừng bao giờ gán, chụp cho những người văng mặt những gì vì lợi ích cho bản thân, phe nhóm” vì ông này đã dùng tài liệu của tên dân biểu thân Cộng Phan Xuân Huy của VNCH  viết sai về ông ta, thì làm sao quyển sách “Bên Thắng Cuộc” có thể “trả lại sự thật cho lịch sử” – như tác giả của nó là nhà báo VC Huy Đức đã rêu rao?

Phần khác, những người xưng tụng “Bên Thắng Cuộc” như các giáo sư Trần Hữu Dũng, Nguyễn Mạnh Hùng là những người có dây mơ, rễ má với người của “Bên Thắng Cuộc”. Theo tác giả Đông La thì giáo sư Trần Hữu Dũng là con của bác sĩ Trần Hữu Nghiệp, bác sĩ riêng của Tôn Đức Thắng. Và giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng là người “có tư tưởng thiên tả theo lối tây phương của nhóm người đã sỉ nhục quân dân VNCH ròng rã nửa thế kỷ qua” - theo lời tố cáo công khai của nữ khoa học gia Dương Nguyệt Ánh. Và như vậy thì làm sao sách “Bên Thắng Cuộc” sẽ trả lại sự thật cho lịch sử; nếu không muốn nói là sẽ bôi nhọ lịch sử?!

Trong khi Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Hoa Kỳ ra tuyên cáo tấy chay nhật báo Người Việt là tờ báo đã quảng cáo và phát hành quyển “Bên Thắng Cuộc” và nhiều người khác đã vạch rõ quyển “Bên Thắng Cuộc” chỉ là nhìn lịch sử qua lỗ đồng xu” – như tác giả Đông La.

Các Thiếu Tá Nhảy Dù Nguyễn Văn NghiêmNguyễn Trọng Nhi đã tiếp tục lên tiếng về những sai lầm trong sách “Bên Thắng Cuộc”; thì, từ bên Úc châu, ông Nguyễn Quang Duy đã dõng dạc lên tiếng: "Đúng thế tôi kêu gọi mọi người nên xem Bên Thắng Cuộc”.

Và, chuyện phải nói khó hiểu là tiếp theo sau đó, ông Nguyễn Quang Duy đã viết về ông nhà báo VC Huy Đức như sau:

“…Tác giả Huy Đức là người mất tự do, ông ấy không có tự do từ khi sinh ra cho đến ngày hôm nay. Ngay cả việc nếu ông ấy nghĩ rằng ông ấy có tự do ông ấy viết trong vòng kềm kẹp của giặc cộng, kềm kẹp từ tư tưởng (được giáo dục như vậy) đến thân xác (ông sẽ phải quay về VN). Ông ấy là đặc trưng của những người lớn lên sau cuộc chiến 1975. Ông ấy là nạn nhân. Tội phạm lịch sử chính là bọn cầm quyền hãy đánh thẳng vào bọn chúng…”.

Mô Phật! Lạy Chúa tôi! “Tác giả Huy Đức là người mất tự do, ông ấy không có tự do từ khi sinh ra cho đến ngày hôm nay…” . Không biết ông Nguyễn Quang Duy có uống lộn thuốc hay nằm trong ruột già của nhà báo VC Huy Đức hay không  mà lại dám viết những điều thiếu liêm khiết trí năng đến như vậy?

Theo nhà báo VC Huy Đức ghi trong sách BTC thì ông ta tham gia bộ đội 8 năm, trong đó có 3 năm ở Kampuchia. Năm 2005-2006 ông ta tu nghiệp tại tiểu bang Maryland Hoa Kỳ. Hiện nay ông ta đang được học bổng Nieman Fellowship tu học tại Đại học Harvard, Boston.

Xin được hỏi ông Nguyễn Quang Duy, ở VN có bao nhiêu người “bị mất tự do” lại được đi tu nghiệp, du học ở Mỹ, được gặp và phỏng vấn các nhân vật chóp bu của VC như TBT Lê Duẫn, Lê Khả Phiêu, Võ Văn Kiệt…  như ông nhà báo Huy Đức mà ông Nguyễn Quang Duy đã diễn tả vô cùng lâm ly bi đát?

Trong bài viết “TẠI SAO NÊN ĐỌC “BÊN THẮNG CUỘC” ( nhưng trên một số diễn đàn, lúc thì ông NQD viết “TẠI SAO PHẢI NÓI ĐẾN “BÊN THẮNG TRẬN”, lúc thì ông ta viết “TẠI SAO NÊN XEM “BÊN THẮNG CUỘC”, trong tiểu tựa “Tại Sao Nên Đọc Bên Thắng Cuộc”, ông NQD viết như sau:

-Nếu ai xem Huy Đức như một tên VC, nên xem BTC để biết người, biết ta, biết mà kịp thời lên tiếng.

-Nếu ai xem Huy Đức là một tên phản động, nên xem BTC vì nó là suy nghĩ của đại đa số quần chúng VN, biết để tránh bị bánh xe lịch sử nghiền nát.

-Nếu ai đang đấu tranh cho tự do dân chủ phải xem BTC để quyết tâm “Sử chúng ta sẽ do chúng ta viết”, mở một trang sử mới, viết lại trang sử cũ.

-Nếu ai chỉ xem mình là người bình thường rất cần xem BTC để thấy chính mình trong vở bi hài kịch BTC để cùng đứng lên giành tự do.

Ở trang điện báo BaCayTruc thì ông NQD đổi tựa thành “TẠI SAO PHẢI NÓI ĐẾN BÊN THẮNG TRẬN” và những chữ “nên xem” được đổi thành “thì có nên xem”, “phải xem” thì đổi thành “thì có phải nên xem”, “rất cần xem” thì đổi thành “thì có nên cần xem”. (Không biết vì lý do gì trang điện báo BaCayTruc đã gỡ bỏ bài này).

Chỉ một chuyện nhỏ là phổ biến bài viết của mình mà ông Nguyễn Quang Duy còn thiếu liêm khiết trí năng như thế thì làm sao có thể thực hiện “Sử chúng ta sẽ do chúng ta viết”, mở một trang sử mới, viết lại một trang sử cũ - như trong bài viết ông ta kêu gọi mọi người nên đọc sách BTC?

*

Thấy trên diễn đàn, ông Nguyễn Quang Duy có trả lời cho một vị thắc mắc về ông Nguyễn Chính Kết, người tự xưng đại diện Khối 8406 tại hải ngoại như sau:

“Xin ông thông cảm cho ông Nguyễn Chính Kết, ông ấy từ VN mới qua, chưa hiểu sinh hoạt ở hải ngoại, chưa biết người biết ta. Lấy trường hợp gần đây nhất ông ấy trả lời thơ của một thành viên khác về Bản Lên Tiếng của đảng Vì Dân việc Đối Thoại với VC, ông ấy phải rất tin người này, nhưng sau đó có thể câu trả lời không vừa ý nên người này đã tung email ra và ông Trịnh Du mới đưa lên các diễn đàn rồi mới xảy ra câu chuyện giữa tôi và bà Tôn Nữ Hoàng Hoa. Ông Kết trước đây đi tu trong nhà dòng vì hoàn cảnh chung đã phải dấn thân chính trị, kinh nghiệm chưa đủ, vì thế ông Nguyễn Chính Kết đâm ra e ngại trả lời người khác. Mong ông thông cảm”. (Sic!)

Vì là người mà ngay từ khi linh mục Nguyễn Văn Lý cắm tấm bảng “Tự Do Tôn Giáo hay là Chết” xuống miếng đất ở trước nhà thờ ở Nguyệt Biều, tôi đã viết bài “Linh mục Nguyễn Văn Lý - một Mahatma Gandhi của Việt Nam” để ủng hộ vị linh mục này trong công cuộc tranh đấu noi theo phương pháp bất bạo động của Thánh Gandhi; do đó, tôi xin kính nhi viễn chi với Khối 8406.

Bài viết này không phải là một bài tranh luận mà chỉ là một câu hỏi xin gửi tới cá nhân “bình luận gia chính trị “nói có sách mách có chứng” Nguyễn Quang Duy - như ông đã tự xưng trong bài viết. (Xin xem phụ bản đính kèm).

 Xin được hỏi: với một chuyện nhỏ nhặt là phổ biến bài viết “Tại Sao Nên Đọc Bên Thắng Cuộc” để quảng cáo cho cuốn sách này của nhà báo VC Huy Đức mà ông đã làm những chuyện thiếu liêm khiết trí năng – như tôi đã kể bên trên – thì làm sao trả lại sự thật cho lịch sử được? 

NGUYỄN THIẾU NHẪN
tieng-dan-weekly.blogspot.com 

“Đế quốc Mỹ xâm lược ?”

“Đế quốc Mỹ xâm lược ?”
 

  Bài lịch sử hay, rất đáng đọc

---
Envoyé le : jeudi 27 décembre 2012 12h39
“Đế quốc Mỹ xâm lược ? ”

 
 
 “Đế quốc Mỹ xâm lược” : ( Nên đọc ! )

      Sinh viên phản ứng về bài giảng lịch sử: “Đế quốc Mỹ xâm lược” 
 
Thư gửi cô giáo của một sinh viên năm thứ 2 Khoa học, Xã hội, Nhân Văn Sài Gòn.
  
 
Kính thưa Cô,
Đến tận bây giờ, gõ những dòng E-mail trần tình này gửi đến Cô, em vẫn còn trách ông trời, phải chi cuối tiết “Lịch Sử” hôm ấy trời đừng mưa to thì giảng đường Đại Học không ai còn ngồi lại và Cô cũng đâu có thời gian trò chuyện khuyến khích sinh viên mình... Và, hôm nay, em cũng không phải gõ email này gửi Cô mà em biết khi đọc Cô sẽ không vui...
 
Em còn nhớ hôm ấy lời Cô nói: “Lịch sử là những gì diễn ra trong quá khứ, được tái hiện lại, trong hôm nay và ngày mai, phải trung thực, chân thật nhằm cho người sau biết và lấy đó làm kinh nghiệm, xấu xa sai trái thì tránh nếu tốt đẹp có ích thì tự hào để nhân bản thêm lên, vì vậy đề tài bài tham luận: ’37 mùa xuân Đại Thắng’ nói về ‘chiến công thần thánh’ của quân dân ta chống ‘đế quốc Mỹ xâm lược, cứu nước’ của mỗi bạn, cần phải gọt giũa đánh giá cho xứng tầm vĩ đại của dân tộc, trong khi chờ mưa tạnh, chúng ta cùng nói chuyện bên lề ngoài tiết học, các bạn còn điều gì lấn cấn chưa rỏ ở chiều sâu và rộng của bài tham luận mà mỗi bạn sẽ phải hoàn thành, thì cứ hỏi Cô, xem như bạn bè thoải mái bày tỏ quan điểm khách quan và thắc mắc của mình để chúng ta rộng đường suy luận mà viết bài cho sắc sảo có tính thuyết phục cao, ở đây có nhiều bạn theo khoa ‘báo chí’ mà!
 
Nào mời các Phóng Viên tương lai nói chuyện chuyên đề, chờ mưa tạnh...”Và Cô cười, nụ cười giao lưu rất thoải mái.
 
Em cũng nhớ, mình là người thứ tư, sau các bạn, vô tư ngập ngừng cười, nói với Cô: “Chiến tranh với Mỹ là có thật, nhưng nếu nói đó là chống xâm lược để cứu nước – thì không phải – thưa Cô! Em nghĩ như vậy…”
 
Sau lời nói, thoáng nhiên giảng đường im phăng phắc làm em chột dạ bối rối thấy mình tự nhiên như đông cứng lại tại chỗ ngồi... Em nhớ, nghe xong lời em Cô quay nhanh bước ra gần cửa sổ ngóng màn mưa ngoài trời một thoáng rồi trở lại.
 
Cô nhìn em trong ánh mắt tuồng như rất giống ánh mắt mẹ em khi đi chợ nhìn người bán hàng trước khi trả giá mua. Cô nói với riêng em một câu ngắn gọn nhỏ thôi đủ cho em nghe: “Hình như bạn đùa không phải lúc…” rồi bình thản cô quay lên bục giảng lấy áo mưa, chần chừ chờ giảng đường thưa người, Cô ra về sau cùng. Không mang theo áo mưa nên em ngồi nán lại.
 
Đi ngang qua, Cô dừng chân, như thầy giáo nhắc bài học trò, cô nói với em: “Bạn cần phải lên thư viện nhiều hơn, tìm trong sách, ở đó có nhiều câu trả lời cho vấn đề của bạn vừa nêu ra, tôi nghĩ, không khéo danh hiệu Đoàn viên Thanh niên CS/HCM ưu tú, xuất sắc, đối tượng của đảng nơi bạn sẽ lung lay...”
 
Thưa Cô,
Email này của em chắc chắn không phải là chất liệu để em trông đợi giữ cho chặt lại cái danh hiệu “ưu tú-xuất sắc” ấy, mà đơn giản em muốn chứng minh thông điệp – lời cô nói – lịch sử rất cần sự “trung thực, chân thật”.
 
Thưa Cô! Không phải vui đùa đâu ạ, mà em nói thật lòng: “Chiến tranh với Mỹ là có thật, nhưng nếu nói đó là chống xâm lược để cứu nước – thì... không phải vậy...”
 
Xin phép cô, cho em giữ nguyên nhận định này của mình dù em biết có những di luỵ nhất định không mong đợi... Bởi vì có rất nhiều dẫn chứng để “ai đó có thể lừa dối một số người trong một lúc, và lừa dối hết mọi người trong vài lúc, nhưng không thể mãi mãi lừa dối được tất cả mọi người.” (Abraham Lincoln). Nói lên điều này em biết Cô sẽ phiền lòng.  
 
Nhưng... Thưa Cô! Em tìm thấy trong tác phẩm dịch từ nguyên tác Nhật Bản “12 người làm nên nước Nhật” của Giáo sư Tiến sĩ Đặng Lương Mô (có thể Cô cũng biết!) Viện sĩ Hàn Lâm Viện Khoa học New York, năm 1992. Uỷ Ban Nhân Dân TP. HCM khen thưởng kiều bào có công với đất nước, năm 2003.
 
Trong danh sách “12 nhân vật mà người dân Nhật Bản tôn vinh” – 12 người đã lập nên một nước Nhật hùng mạnh ngày nay, chúng ta lưu ý đến người mang số 10 không phải là người Nhật:
 
(1) Thái tử: Shotoku,
(2) Chính khách: Hikaru Genji,
(3) Lý Thuyết Gia: Minamoto Yoritomo,
(4) Anh Hùng: Oda Nobunaga,
(5) Kỹ sư: Ishida Mitsunari,
(6) Nhà cải cách: Tokugawa Yeyasu,
(7) Triết Gia: Ishida Baigan,
(8) Chính Khách: Okubo Toshimichi,
(9) Nhà tư bản học: Shibusawa Ei-ichi,
(10) Thống Tướng Hoa kỳ: Douglas MacArthur,
(11) Giáo Sư lý thuyết gia: Ikeda Hayato,
(12) Doanh Nhân: Matsushita Konosuke.
 
Ông ta, chính xác là Thống Tướng quân đội Mỹ. Thật không hề dễ dàng chút nào cho gần hai trăm triệu con cháu “Thái Dương thần nữ” phải nhìn nhận một Tướng Lãnh khét tiếng của Mỹ, kẻ thù không đội chung trời của họ trong Đệ II Thế chiến trên Thái Bình Dương và khắp các mặt trận Châu Á, là Tư lệnh quân đội Mỹ chuẩn thuận văn bản đầu hàng của chính phủ Nhật Bản sau đó đại diện cho LHQ và chính phủ Mỹ chiếm đóng Nhật Bản... trở thành một Anh Hùng, ân nhân của Nhật Bản sau 2 quả bom nguyên tử của Mỹ cũng rơi trên lãnh thổ nước này gây nên nhiều tang thương.
 
Phải là người có nhiều công trạng thực tiễn mang lại một thành quả lớn lao mà giá trị của nó bao hàm đặc tính rõ rệt của chân, thiện, mỹ trong một nhân cách mà người Nhật ví như Anh Hùng (Anh hùng là bậc Chính Nhân Quân Tử) để nhân dân Nhật công nhận, tri ân sánh ngang hàng với Thái Tử và 11 người con cháu ưu tú của “Thần Nữ Thái Dương”.
“Nhân vô thập toàn”
 
Thưa Cô! Tướng Mỹ Douglas MacArthur và quân đội của họ không phải là không có nhược điểm, nhưng bù lại họ tạo ra rất nhiều ưu điểm đôi khi vượt lên trên tập quán thông thường mà nhân danh những người chiến thắng đã xử sự với kẻ chiến bại, khiến những nhược hay điểm yếu không còn là đáng kể.
 
Cuối Đệ II Thế chiến, ở Đông Nam Châu Á, đạo quân Mỹ hùng mạnh do Tướng MacArthur chỉ huy đã đánh bại và quét sạch quân phiệt Nhật khỏi Indonesia, giải phóng Philippines, hỗ trợ bảo vệ cho Trung Hoa Dân Quốc tại đảo Đài Loan, rồi thay mặt LHQ giải giới vũ khí chiếm đóng Nhật Bản, Sau đó từ Nhật lại tiến qua giải phóng Cao Ly cứu Nam Hàn sắp bị Cộng Sản Bắc Hàn nuốt chửng. Nhưng thưa Cô! Quân Mỹ đổ máu xương giải phóng (đúng nghĩa giải phóng) các quốc gia này nhưng hoàn toàn không có tham vọng 1 cm2 đất đai nào từ các lãnh thổ ấy.
 
Vì sao vậy? Còn bên kia bán cầu, cũng đạo quân Mỹ (xâm lược?) phối hợp với 2 (cựu đế quốc thực dân) Pháp và Anh chiếm đóng, giải giới, quân phát xít Đức, toàn quyền định đoạt số phận một nửa quốc gia Đức, nhưng sao họ không cùng nhau chia phần xâu xé Tây Đức, mà ngược lại, bảo trợ toàn diện (kẻ thù của họ ở đầu hôm) phát triển vững mạnh trên cái nền tự do dân chủ đến nỗi cảm hoá được phần phía Đông, giả từ CNXH thống nhất quốc gia trong yên bình êm ái?
 
Tại Nhật Bản, Tướng MacArthur và quân đội Mỹ đã áp dụng một chính sách chưa có tiền lệ trong lịch sử thế giới với Nhật Bản “quốc gia tù binh” của họ. Ông tôn trọng Thiên Hoàng Nhật Bản, không ép buộc thoái vị (dù LHQ và chính phủ Hoa Kỳ không cấm ông truất phế).
 
Chưa được Quốc Hội Mỹ chính thức phê chuẩn, nhưng trên cái nền Kế hoạch Marshall (Marshall Plan tên của Ngoại trưởng Mỹ George Marshall người đã khởi xướng) nhằm viện trợ tái thiết một nền móng kinh tế chính trị vững chắc hơn cho các quốc gia Tây Âu nâng cao mức sống và kiến thức của người dân để đẩy lui chủ nghĩa cộng sản sau Thế chiến II. Trong vòng 2 thập kỷ, nhiều quốc gia ở Tây Âu đạt được mức tăng trưởng và phồn vinh chưa từng có nhờ kế hoạch Marshall này.
 
Chính phủ Mỹ thông qua tướng MacArthur cũng có chủ trương tương tự với Nhật Bản, bên cạnh còn cải tổ hệ thống chính quyền, lãnh đạo, từ chính trị, kinh tế, tới sửa đổi hiến pháp, nghi lễ của hoàng gia, nhất thiết mỗi việc đều do một tay MacArthur quyết đoán, ông chỉ ra những khiếm khuyết trong thời chiến tranh mà giới lãnh đạo Nhật Bản đã có những sai lầm, ông đoan chắc cùng nhân dân Nhật khi Nhật Bản trở thành một nước dân chủ, quản lý một nền công nghiệp chiến tranh chuyển đổi qua thời bình một cách khoa học thì sẽ sớm giàu mạnh, không thua gì nước Mỹ, ông không ngần ngại nói với người dân Nhật rằng, Nhật Bản đã thua Mỹ vì kém về mặt vật chất kinh tế tài chính chứ không phải là tinh thần vì họ đã chiến đấu rất dũng cảm mà vẫn thua, nên đa số dân Nhật thuyết phục bởi sự cải tổ ấy.
 
Ông chủ trương phá bỏ chủ nghĩa quốc gia dân tộc và chế độ phụ thuộc quá nhiều vào ảnh hưởng của Hoàng Gia, để Nhật Hoàng chỉ còn là biểu tượng. Nhật Bản cũng có một nền văn hoá tự do coi trọng sự lựa chọn của cá nhân như nước Mỹ, Thủ tướng và nghị viện do người dân trực tiếp chọn lựa qua lá phiếu của mình.
 
Một vài chính khách Nhật còn hoài cổ nặng chủ nghĩa cực đoan dân tộc cho rằng Tướng MacArthur là một chính trị gia độc tài áp đặt, nhưng đại đa số người Nhật cho là sự độc tài ấy để cho một nước Nhật hùng mạnh chứ không là nước Mỹ. Rất ngẫu nhiên cái cách mà người Mỹ, tướng MacArthur đã thể hiện trong cuộc chấn hưng nước Nhật sau chiến tranh nó rất gần với tính cách tinh thần võ sĩ đạo của người Nhật (nhân ái, bao dung thay thù hận) nên mang lại ảnh hưởng mãnh liệt trong xã hội Nhật Bản ngày nay. Ở Châu Âu người ta ví von nước Mỹ có công khi biến Nhật Bản thành một Thuỵ Sĩ Viễn Đông!
 
Vì vậy, Douglas MacArthur đã được mọi thành phần, khuynh hướng, chính đảng, từ Hoàng Gia đến thứ dân đều chọn làm người thứ mười trong “12 người lập ra nước Nhật” hùng mạnh từ trong điêu tàn đổ nát chiến tranh. Đây là người ngoại quốc duy nhất được chọn trong lịch sử nước Nhật.
 
Thưa cô!
Lại càng không thể nào đó là bản chất của đế quốc xâm lược thực dân (dù kiểu cũ hay mới) chỉ 6 năm (2/9/1945 – 28/4/1952) sau khi chiếm đóng, nước Mỹ đã trả lại sự độc lập hoàn toàn cho Nhật Bản sớm hơn thời gian trù bị, ngoài sự kỳ vọng của toàn dân Nhật và không hợp logic chút nào khi hiện nay, 2012, chính phủ và người dân Nhật vẫn còn đài thọ mọi chi phí cho gần 40.000 binh sĩ Mỹ hiện diện trên đất nước mình vì sự an toàn cho nền an ninh quốc gia, không ai vui vẻ trả tiền cho một đạo quân có bản chất “xâm lược” ăn ngủ hơn 2/3 thế kỷ trên đất nước mình! Và đạo quân “xâm lược” này chỉ đặt chân lên miền Nam VN, sau 20 năm có mặt tại Hàn và Nhật Bản, hai quốc gia nhờ họ mà “màu mỡ” về kinh tế hơn hẳn VN nhiều lần.
 
Nhưng điều đáng để người VN suy ngẫm là quân Mỹ có mặt nơi đó mà không màng đến “xâm lược” thì họ xâm lăng một VN nghèo khó sau Pháp thuộc để làm gì, ngoài ý định cũng thông qua kế hoạch Marshall giúp VN, cụ thể là miền Nam VN phát triển giàu mạnh ổn định như Hàn Quốc, Nhật Bản hay Đài Loan?
 
Thưa Cô!
Làm sao biện minh? 45.000 quân “xâm lược” Mỹ vẫn hiện diện trên đất Hàn Quốc, một quốc gia khủng hoảng lương thực trầm trọng không đủ cơm gạo cho dân sau chiến tranh Nam Bắc nhưng hôm nay thì: nhiều báo chí ở Việt Nam nói về đất nước này hay thường gọi là Kỳ tích sông Hàn hay Huyền thoại sông Hàn.
 
Hàn Quốc từ đống tro tàn của cuộc nội chiến Bắc Nam đã vươn lên thành một quốc gia phát triển hùng mạnh thịnh vượng hơn hẳn nửa kia ở phía Bắc nghèo nàn lạc hậu. GDP cán mốc 1.000 tỷ USD/năm cũng như nhiều tập đoàn lớn nổi tiếng như SamSung, LG, Hyundai, Kia, Daewoo… Nhưng, thành tựu đó họ có được là do đâu?
 
 Ngoài sự lãnh đạo sáng suốt của các nguyên thủ Hàn Quốc, thì sự hỗ trợ nhiệt tình như là một đồng minh của Mỹ trên tinh thần kế hoạch Marshall là yếu tố quyết định.
 
Kinh tế Hàn Quốc là nền kinh tế phát triển, đứng thứ ba ở châu Á và đứng thứ 10 trên thế giới theo GDP năm 2006. Kinh tế Hàn Quốc đã phát triển nhanh chóng, từ một trong những nước nghèo nhất thế giới (hạ tầng cơ sở, thiên nhiên, thổ nhưỡng kém xa Việt Nam) trở thành một trong những nước giàu nhất.
 
Cuối thế kỷ 20, Hàn Quốc là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất trong lịch sử thế giới hiện đại. GDP (PPP) bình quân đầu người của đất nước đã nhảy vọt từ 100 USD vào năm 1963 lên mức kỷ lục 10.000 USD vào năm 1995 và 25.000 USD vào năm 2007.
 
Bất chấp các ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á 1997, nước này đã khôi phục kinh tế rất nhanh chóng và vững chắc. Người ta thường nhắc đến sự phát triển thần kỳ về kinh tế của Hàn Quốc như là “Huyền thoại sông Hàn” đến nay huyền thoại này vẫn tiếp tục.
 
Với Đài Loan và Phillipines: năm 1950,
Không Đoàn 13 của Không quân Mỹ đã từng đóng tại Đài Loan. Tháng 12-1954, Mỹ và Đài Loan ký “Hiệp ước phòng thủ chung”, đặt Đài Loan vào sự bảo hộ của Mỹ.
 
Cũng nằm trong quỹ đạo của kế hoạch Marshall, Đài Loan được hưởng nhiều quy chế ưu đãi thương mại từ nước Mỹ trong một thời gian dài, đưa nền kinh tế nhanh chóng phát triển ngoạn mục thành một con “Rồng” Châu Á mà ngay chính Trung Quốc cũng phải kiêng dè. Tại Phillipines, quân đội Mỹ cũng từng hiện diện trong một thời gian dài. Hạm Đội 7 Thái Bình Dương chọn vịnh Subíc là nơi đóng quân, và trước đó, năm 1935, Douglas MacArthur, được Tổng thống Phillipines Manuel L.Quezon yêu cầu giám sát việc thành lập quân đội Philippines.
 
Ông được phong hàm Thống tướng trong Quân đội Philippines (Field Marshal of the Philippine Army). Ông là sĩ quan cao cấp có tên trên danh sách của Quân đội Philippines ngày nay.
 
Ông cũng là sĩ quan quân sự Mỹ duy nhất giữ cấp bậc thống tướng trong quân đội Philippines.
 
Sau đó, tôn trọng quyết định của nhân dân Phillipines vì sự độc lập toàn vẹn lãnh thổ, quân đội Mỹ đã rút khỏi vịnh SuBíc. Nhưng ngày nay (2012), vì an ninh lãnh thổ đe doạ, Phillipines yêu cầu, quân đội Mỹ vẫn quay lại thể hiện sự trách nhiệm trong hiệp ước hỗ tương…
 
Thưa Cô!
Với những gì thuộc thế giới quan mà kiến thức em tích luỹ được, thì dù rất muốn hãnh diện về “chiến công thần thánh” của quân dân ta chống “đế quốc Mỹ xâm lược cứu nước” nhưng: Lịch sử rất cần sự “trung thực” đến “chân thật” (lời Cô nói).
 
Nên: Em cũng muốn tin – nhưng không thể, thưa Cô!
 
Em cám ơn Cô đọc email trần tình này và mong có lời chỉ giáo thêm của Cô.
 
Em kính chào Cô.

 

"Sâu" trong sách lược "bất chiến tự nhiên thành"


 

 

"Sâu" trong sách lược "bất chiến tự nhiên thành"

Để trở thành "cường quốc đại dương" trước tiên Trung Quốc phải trở thành bá chủ Biển Đông.
 
Muốn bá chủ Biển Đông, phải nhổ cái gai Việt Nam.
 
Đánh Việt Nam để độc chiếm Biển Đông có lẽ không còn là chuyện phải bàn cãi nhiều nữa đối với các nhà lãnh đạo Trung Cộng.
 
Vấn đề là đánh thế nào?
 
Đánh bằng sức mạnh quân sự không khó, song sẽ gây ra những hậu quả khó lường có nguy cơ cực xấu tới sự ổn định của Trung Quốc. 
 
Đánh Việt Nam bằng sức mạnh quân sự là hạ sách.
 
"Bất chiến tự nhiên thành" mới là thượng sách.
 
Vừa được tiếng là quốc gia có trách nhiệm với cộng đồng thế giới, yêu chuộng và gìn giữ hòa bình.
 
Vừa vô hiệu hóa được cái gai Việt Nam, nuốt trọn Biển Đông mà không cần  tới sức mạnh quân sự.
 
"Sâu" chiếm vai trò quan trọng, cực kỳ quan trọng trong sách lược này.
 
Nuôi "Sâu", vỗ béo "Sâu" rồi hà hơi tiếp sức cho "Sâu" leo cao, luồn sâu mới là thượng sách!
 
     *
*          *
 
Mục tiêu của các nhà lãnh đạo Trung Cộng ngày nay về tranh chấp trên Biển Đông đã quá rõ và càng được khẳng định mạnh mẽ ngay trước, trong và sau Đại hội Đảng CS Trung Quốc lần thứ 18.
 
Tân Tổng bí thư Tập Cận Bình, đã chọn cho mình những lời phát biểu đầy ẩn ý ngay sau khi nắm giữ quyền lực tối cao khi ông đến tham dự một cuộc triển lãm tại Bảo tàng Quốc gia Trung Quốc có chủ đề “Con đường của sự phục hưng”. Ông Tập nói: “Ai cũng nói về giấc mơ Trung Hoa. Tôi tin rằng sự phục hưng của tinh thần dân tộc Trung Quốc là giấc mơ lớn nhất của đất nước trong thời buổi hiện tại”.
 
Cơ sở hình thành nên “Giấc mơ Trung Hoa của Tập Cận Bình”  thật ra cũng chẳng có gì khó hiểu. Chính Đảng Cộng sản đã tái sinh ra một Trung Quốc sau hàng loạt sự kiện “nhục nhã” đối với đất nước này trong thế kỷ XIX. Nhưng những sự trượt đà bi thảm trong lịch sử của chế độ như chủ trương Đại nhảy vọt, Cách mạng Văn hóa, hay vụ thảm sát Thiên An Môn lại bị che dấu. Trung Quốc ngày nay, sau nhiều thập kỷ phát triển kinh tế một cách “thần kỳ” đang đối mặt với nhiều khó khăn thách thức nội tại nghiêm trọng. Tinh thần dân tộc được các nhà lãnh đạo Trung Cộng xem như là liều "doping" tốt nhất cho chế độ để giữ vững sự tộc tôn chính trị và lợi ích của giới lãnh đạo. Mặc cho nhân dân tiếp tục bị che dấu và bị lừa dối bởi những thành quả kinh tế cũng như kỳ vọng về sự thỏa mãn lòng tự ái, tự tôn dân tộc một cách quá đáng.
 
Sự tôn vinh tinh thần dân tộc do đó được nâng lên đến mức tối đa. Tư tưởng này được biểu hiện qua việc sao chụp lại một tấm hình lớn mô tả quang cảnh vào thời xa xưa, sứ thần từ các nước lân cận đến dâng cống nạp lên hoàng đế Trung Hoa được trưng bày tại triển lãm.  Bà Valérie Niquet, chuyên gia về địa chính trị - sau khi đi xem triễn lãm đã đưa ra nhận xét:  “Khái niệm phục hưng tinh thần dân tộc Trung Hoa phải được hiểu qua ý tưởng là Trung Quốc phải lấy lại vị thế mà họ đáng được có tại châu Á, rằng Trung Quốc là một cường quốc rộng lượng, sẽ dang tay bảo vệ các quốc gia còn lại trong châu Á và rằng thế giới, nhất là Hoa Kỳ phải chấp nhận ý tưởng này”.
 
Quá trình chuyển giao quyền lực tối cao tại Trung Quốc đã được diễn ra liên tục và mang tính kế thừa sâu đậm. Báo cáo chính trị do Tổng bí thư mãn nhiệm Hồ Cẩm Đào đọc tại Đại hội 18 tiếp tục khẳng định tuyên bố chủ quyền tại các vùng biển tranh chấp khi nói: “Chúng ta nên tăng cường khả năng khai thác các nguồn tài nguyên biển, kiên quyết bảo vệ các quyền và lợi ích hàng hải của Trung Quốc, đồng thời xây dựng Trung Quốc trở thành một cường quốc biển”.
 
Việc Trung Quốc khẳng định phấn đấu trở thành “cường quốc biển” đã được nói nhiều từ cuối những năm 1980, nay đã thành quốc sách hàng đầu của Trung Quốc, được xem như là “lợi ích cốt lõi” của quốc gia. Báo cáo chính trị Đại hội 18 do ông Hồ Cẩm Đào trình bày còn nhấn mạnh Trung Quốc cần xây dựng “một lực lượng quốc phòng mạnh mẽ và các lực lượng vũ trang hùng mạnh. Điều đó phù hợp với vị thế quốc tế của Trung Quốc”. Ông Hồ Cẩm Đào cũng kêu gọi Trung Quốc đặc biệt tăng cường các khả năng kỹ thuật công nghệ quân sự, đồng thời nhấn mạnh rằng nhiệm vụ quan trọng nhất của quân đội Trung Quốc là đủ khả năng “chiến thắng một cuộc chiến tranh cục bộ trong thời đại thông tin”. Điều này cho thấy, chủ trương “ngoại giao xung quanh” chỉ được nêu ở một vị trí thấp. Thông điệp về đối thoại hợp tác và đàm phán hoà bình tỏ ra bị mờ nhạt bởi bức thông điệp nói về sức mạnh.

Cần biết là kể từ năm 2011, khi còn là Phó chủ tịch nước, ông Tập Cận Bình được giao chuyên trách cơ quan phối hợp chính sách về các vấn đề có liên quan đến Biển Đông. Và đường lối cứng rắn này chắc chắn sẽ không được từ bỏ khi ông Tập trở thành nhà lãnh đạo cao nhất của Trung Cộng. Bằng chứng là vào cuối tháng 11 vừa qua, chính quyền đảo Hải Nam ban hành các quy định cho phép lực lượng tuần duyên của họ được quyền khám xét và trục xuất các tàu thuyền qua lại trong vùng Biển Đông rộng lớn mà Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền phi lý. Đầu tháng 12 này, cãi vã lại nổ ra giữa Bắc Kinh và Hà Nội, sau vụ việc các đoàn tàu đánh cá Trung Quốc thêm một lần nữa cắt cáp thăm dò dầu khí của tàu Bình Minh 02 thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
 
Truyền thông Trung Quốc suốt mấy tháng qua cũng dồn dập đưa tin và hình ảnh về việc quân đội nước này tập trận bắn đạn thật dưới nhiều kịch bản giả định khác nhau: hải chiến, tấn công đổ bộ chiếm đảo...  Mới đây (5-12-2012), quân đội Trung Quốc ngang nhiên tổ chức cuộc thi đấu bắn súng tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Minh họa cho cuộc thi này, tờ Hoàn Cầu Thời báo đăng tải một số mô tả như: binh sĩ ngắm bắn, trườn qua lưới thép gai, vượt qua các hàng rào thép gai đang bốc cháy...
 
Ngoài ra, Tân Hoa xã cũng đồng thời đưa tin 4 chiến hạm Trung Quốc diễn tập hỗ trợ ứng cứu tàu công vụ “dân sự” đang đối đầu với tàu chiến nước ngoài trên Biển Đông. Động thái trên diễn ra chẳng bao lâu sau khi chính quyền tỉnh Hải Nam đề xuất cho phép cảnh sát biển kiểm tra, bắt giữ, phá hủy tài sản nước ngoài ở vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền bao chiếm 80%  Biển Đông bởi “đường lưỡi bò” phi lý. Đề xuất này được xem như mở rộng vùng tuần tra ra gần khắp Biển Đông một cách phi pháp, vi phạm Công ước LHQ về luật Biển (UNCLOS) 1982. Vì thế, việc diễn tập của 4 chiến hạm trên cho thấy hải quân Trung Quốc tỏ ý sẵn sàng hỗ trợ các tàu công vụ “dân sự”, bao gồm cả tàu cảnh sát biển. Đây là một động thái rất đáng quan ngại và nguy hiểm của Trung Quốc khiến tình hình Biển Đông thêm phức tạp.

Tuy nhiên, đôi khi sự hung hăng bộc lộ ra bên ngoài lại chỉ để che dấu những mưu đồ thâm độc và nguy hiểm hơn đang được âm thầm triển khai dưới bóng tối của những bức màn che kín hay sặc sở sắc màu cố tình làm lạc hướng dư luận.
 
Trong suốt chiều dài hàng ngàn năm của lịch sử Việt Nam, kể từ khi trở thành một quốc gia độc lập, tự chủ các nhà lãnh đạo Việt Nam trong mọi thời kỳ hầu như chưa bao giờ mơ hồ về hiểm họa xâm lăng đến từ phương Bắc. Tùy hoàn cảnh, thời điểm, tương quan lực lượng cũng như thái độ của đối phương mà các nhà nước Việt Nam trong lịch sử đều có sự chuẩn bị tương ứng để đối phó với hiểm họa này. Cũng tùy vào các vấn đề nội bộ của quốc gia dân tộc mà người Việt Nam khi thì đối phó hữu hiệu, lúc thì thất bại tạm thời trước hiểm họa xâm lăng từ phương Bắc. Song tinh thần cảnh giác và quyết tâm bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ, độc lập và tự chủ là không bao giờ thay đổi. Tất nhiên trong nồi canh đôi khi cũng có những con sâu. Đó là những kẻ bán nước cầu vinh cam tâm làm tay sai, khiếp sợ và đầu hàng giặc từ trong tư tưởng. Thời nào cũng có những loại sâu này. Tuy nhiên cũng tùy thời mà loại sâu này có nhiều hay ít, chiếm thế thượng phong hay chỉ là một phần cặn bã, không gây hại được gì cho vận mệnh của quốc gia dân tộc.
 
Ngay từ những ngày xa xưa trong lịch sử, kẻ xâm lược cũng đã nhìn thấy điều này và đã ra sức lợi dụng, sử dụng những con sâu loại này để nhanh chóng thực hiện mưu đồ xâm lược nước ta một cách nhẹ nhàng, ít hao tổn nhất. Ngày nay, những bậc hậu sinh của kẻ xâm lược cũng mưu mô không kém và chắc rằng cũng không quên thủ đoạn lợi dụng bầy sâu nước Nam để thôn tính nước Nam như tổ tiên họ từng làm.
 
Trong bối cảnh căng thẳng trên Biển Đông ngày càng gay gắt và ý đồ thôn tính Biển Đông, vươn ra trờ thành “cường quốc đại dương” của Trung Quốc được giới lãnh đạo chóp bu của nước này thừa nhận công khai câu hỏi mà rất nhiều người đang đặt ra là “liệu có khả năng xảy ra một cuộc chiến tranh giữa Việt Nam và Trung Quốc trên Biển Đông hay không?”. 
 
Tất nhiên, khả năng để xảy ra một cuộc chiến giữa hai quốc gia “láng giềng tốt, đồng chí tốt”... chỉ bùng nổ khi Trung Quốc tấn công và Việt Nam buộc phải tự vệ. Về mặt lý thuyết và trên phương diện chính trị - ngoại giao hiện nay lãnh đạo của cả hai nước đều đang cố gắng tránh các cuộc xung đột có khả năng dẫn tới chiến tranh và luôn đề cao nguyên tắc đàm phán, thương lượng hòa bình các vấn đề tranh chấp.
 
Tuy nhiên, điểm khác nhau của các bên trong trò chơi đàm phán hòa bình này là một bên cố tình áp đặt luật chơi theo kiểu có lợi cho mình mà không tính tới thiệt hại cho đối tác. Đồng thời với việc kẻ mạnh luôn phô trương việc tăng cường sức mạnh quân sự ngày càng vượt trội và sẵn sàng chiến đấu. Đó là điểm khác biệt cốt lõi tất yếu sẽ dẫn tới bế tắc và xung đột trước hết trên bàn đàm phán. Không thể có sự đàm phán và thương lượng hòa bình khi một bên cứ lấn lượt, đòi hỏi hầu hết lợi ích cho mình còn bên kia thì liên tục nhẫn nhịn, chấp nhận lùi dần hết bước này tới bước khác cho tới khi có nguy cơ mất trắng.
 
Nếu các nhà lãnh đạo của quốc gia thế yếu cứ chấp nhận chuyện lùi dần dẫn tới nguy cơ mất trắng thì chính nhân dân của quốc gia đó cũng sẽ không chấp nhận cách hành xử này của các nhà lãnh đạo. Một nhà nước liên tiếp chấp nhận thua thiệt và để mất lãnh thổ, không bảo vệ được đất đai, biển cả xương máu của cha ông, làm co hẹp nguồn sống của dân tộc thì đương nhiên nhà nước đó sẽ mất dần sự chính danh đối với nhân dân của họ và các nhà lãnh đạo có tội với lịch sử của dân tộc đó.
 
Trở lại chuyện Trung Quốc cả khả năng tấn công Việt Nam để tiến hành một cuộc chiến tranh xâm lược trên Biển Đông hay không?
 
Câu trả lời là rất có thể. 
 
Nhà nghiên cứu Nguyễn Hưng Quốc phân tích: “Trung Quốc đang muốn làm bá chủ trên mặt biển, ít nhất trong khu vực châu Á, để bảo vệ các tuyến đường hàng hải liên quan đến nền kinh tế đang phát triển của họ. Hơn nữa, họ cũng muốn phô trương thanh thế và quyền lực với thế giới. Để đạt được hai mục tiêu ấy, Trung Quốc có ba đối tượng chính: Nhật, Philippines  và Việt Nam. Lâu nay, dư luận thế giới tập trung nhiều nhất vào các tranh chấp giữa Trung Quốc với hai nước Nhật và Philippines. Có lúc ngỡ như chiến tranh giữa họ sẽ bùng nổ.
 
Nhưng thật ra, đó chỉ là những mặt trận giả. Rất ít có khả năng Trung Quốc tấn công Nhật hay Philippines. Có ba lý do chính: Một, các vùng tranh chấp giữa họ với nhau không có ý nghĩa chiến lược lớn. Đó là những hòn đảo nhỏ không có vai trò lớn trên bàn cờ địa-chính trị. Hai, cả hai đều là những đồng minh thân cận của Mỹ; riêng Nhật, tự bản thân nó, đã là một cường quốc, không dễ gì Trung Quốc chế ngự được. Và ba, vì hai lý do ấy, tấn công Nhật hay Philippines, với Trung Quốc, là một quyết định đầy rủi ro.
 
Để đạt hai mục tiêu chiến lược nêu trên, Việt Nam là một đối tượng dễ dàng nhất đối với Trung Quốc. Vùng tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược lớn: không những chỉ là các hòn đảo mà còn cả một vùng biển mênh mông đồng thời cũng là một con đường hàng hải mang tính chiến lược không những trong khu vực mà còn cả trên thế giới. Hơn nữa, Việt Nam lại là một nước yếu, và, quan trọng nhất, hầu như hoàn toàn bị cô lập. Việt Nam không có đồng minh thực sự. Sẽ không có nước nào nhảy ra giúp Việt Nam trong cuộc đối đầu quân sự với Trung Quốc cả. Chấp nhận đánh nhau với Nhật hay Philippines là chấp nhận đánh nhau với Mỹ. Đánh Việt Nam thì chỉ đánh một nước. Không những vậy, với sự trở cờ của Campuchia, đó là một nước bị Trung Quốc bao vây, từ đất liền cũng như từ biển cả”.
 
Tuy nhiên, ông Quốc nhấn mạnh: “Từ những tính toán như vậy đến một quyết định tấn công thực sự không phải là điều dễ dàng. Có vô số khó khăn và bất trắc cho Trung Quốc. Một là, chính quyền Việt Nam có thể hèn nhưng dân chúng Việt Nam lại không hèn. Đánh Việt Nam, Trung Quốc phải chấp nhận một cuộc chiến tranh lâu dài, không biết bao giờ mới kết thúc. Hai là, đánh Việt Nam, Trung Quốc không phải trực tiếp đương đầu với Mỹ nhưng lại đương đầu với cả thế giới: Trung Quốc hiện ra như một hung thần, một sự đe dọa. Mà Trung Quốc thì lại chưa thể, và có lẽ, cũng chưa muốn xuất hiện với tư cách ấy. Họ chưa đủ mạnh để làm điều đó. Họ đang cần mua chuộc tình cảm của thế giới. Để cạnh tranh với Mỹ, họ ở trong thế lưỡng nan: một mặt, họ phải chứng tỏ sức mạnh; mặt khác, họ phải chứng tỏ có một bảng giá trị nhân văn và nhân đạo để được mọi người chấp nhận. Chứ không phải như một thế lực man rợ”.
 
Hơn nữa, theo các nhà phân tích quốc tế, bản thân Trung Quốc cũng đang có rất nhiều vấn đề nội bộ của họ. Một cuộc chiến kéo dài và tốn kém, gây tai tiếng sẽ là môt cơ họi tốt, một môi trường thích hợp cho các vấn đề nội bộ âm ỉ lâu nay trở nên bùng phát dữ dội. Đó là điều mà các nhà lãnh đạo Trung Cộng không bao giờ muốn.
 
Do vậy, mặc dù Trung Quốc không ít lần đe dọa về khả năng sẽ tiếp tục “dạy cho Việt Nam một bài học” bằng sức mạnh quân sự như tờ Thời báo Hoàn cầu vẫn luôn ra rã. Nếu Việt Nam không chấp nhận các “luật chơi” trên bàn đàm phán song phương với nước này và lựa chọn con đường đa phương hóa Biển Đông, bắt tay với Hoa Kỳ cũng như với nhiều quốc gia khác trong việc khai thác tài nguyên trên Biển Đông. Song, khả năng Trung Quốc thật sự tấn công Việt Nam, mở ra một cuộc chiến tranh xâm lược chỉ là 50-50 (năm ăn năm thua). Tỷ lệ này cho thấy các tính toán của Trung Quốc dẫn tới một điều là họ không hy vọng sẽ có kết quả mỹ mãn trong việc mở màn một cuộc chiến xâm lược Việt Nam để giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông.
 
Phương án tốt nhất vẫn là đàm phán song phương, hòa bình trên cửa miệng nhưng luôn ẩn chứa sự răn đe, trừng trị nếu đối tác không chấp nhận luật chơi được áp đặt bởi nước lớn có binh hùng tướng mạnh đang mai phục sẵn sàng. Phương thức này thuận lợi cho việc chìa ra “củ cà rốt” rồi nắm chặt lấy những con sâu bự nằm trong giới chóp bu quyền hành của quốc gia đối tác mà về lâu dài sẽ biến đối tác trở thành kẻ lệ thuộc, khiếp nhược và ngoan ngoãn. Sách lược này trong binh pháp người Trung Hoa gọi là “bất chiến tự nhiên thành”.
 
Giới lãnh đạo Trung Quốc ngày nay sẽ không dại gì gây chiến với một quốc gia như Việt Nam một khi họ có thể nắm trong tay số phận của nhiều con sâu bự đã thòi ra ngoạm lấy "củ cà rốt Trung Hoa"; một khi họ có khả năng điều khiển được ý chí của nhà nước láng giềng như những con rối bằng phương thức tương tự trong các bộ phim khoa học viễn tưởng về các cuộc chiến  trong vũ trụ là thả những con sâu vào trong bộ não của đối phương rồi sai khiến chú sâu đó thực hiện các hành vi theo ý muốn của chủ nhân lũ sâu này.
 
Đáng buồn là lũ sâu này quên rằng một khi vật chủ mà chúng đang ra sức điều khiển theo lệnh của chủ nhân chết đi thì giá trị sử dụng của bầy sâu sẽ không còn nữa.

http://huunguyenddk.blogspot.fr/2012/12/sau-trong-sach-luoc-bat-chien-tu-nhien.html

http://www.johomaps.com/as/china/ch_chinamap1.html
Bản đồ Trung quốc hiện hành không hề có mặt cuả các quần đảo HS-TS.
Map of China

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-16/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link