Nhựt: Nhứt Quyết Giữ Đảo
(12/21/2012)
Tác
giả : Vi
Anh
Thế
nước, lòng dân Nhựt đã rõ ràng: Nhựt nhứt quyết bảo vệ đảo bất cứ giá nào, một
tấc đất không nhường Trung Cộng, dù phải núi xương sông máu để giữ gìn. Thực
vậy, bằng lá phiếu đa số tuyệt đối dồn cho Đảng Tự do, Dân chủ - PLD của Ô.
Shinzo Abe và hai đảng bảo thủ kiên minh, trên phương diện chủ quyền quốc gia,
người dân Nhựt đã bày tỏ lập trường rõ rệt đất nước không thể và không bao giờ
là một đề thương lượng và ủy quyền cho chánh phủ mới bảo vệ đảo Senkhaku với
bất cứ giá nào.
Đảng Tự do, Dân chủ sau Đệ Nhị Thế Chiến đã cùng người dân Nhựt biến đau khổ, tang thương và tủi nhục của một dân tộc chưa biết đầu hàng là cái gì, trong nửa thế kỷ đã đưa nước Nhựt thành một đệ nhị siêu cường kinh tế. Gần đây sau ba năm đối lập, Đảng Dân chủ Tự do trở lại cầm quyền qua cuộc bầu cử được người dân Nhựt ủng hộ, thắng với đa số tuyệt đối. Đảng Dân chủ Tự do chiếm được ít nhất 294 ghế dân biểu trên tổng số 480 dân biểu ở Hạ Viện. Đa số này có thể trở thành áp đảo hơn 2/3 Hạ Viện vì đảng Công Minh, Tân Komeito, đồng minh với Đảng Dân chủ Tự do cũng chiếm được cả chục ghế. Và đảng Phục Hưng, một đảng chính trị do ông Shinto Ishahara, cựu đô trưởng Tokyo và ông Toru Hashimoto, thị trưởng Osaka thành lập từ Đảng Dân chủ Tự do tách ra, cách nay vài tháng, chiếm được 54 ghế - cũng là cánh hữu, bảo thủ với tinh thần quốc gia rất cao, cùng nguồn gốc với Đảng Dân chủ Tự do.
Với đa số cơ hữu và liên minh thân cận có tính áp đảo đó, mọi dự luật, quyết định, hành vi chánh phủ của cánh Bảo Thủ, của Thủ Tướng Shinzo Abe, nhứt là những vấn đề liên quan đến chủ quyền quốc gia sẽ được Quốc Hội ủng hộ và thông qua dễ dàng. Ngay khi Thượng Viện phủ quyết giao hoàn về Hạ Viện thì Hạ Viện cũng đủ túc số để tái biểu quyết thông qua trở thành luật để Thủ Tướng thi hành.
Và Ô. Shinzo Abe chắc chắn sẽ là Thủ Tướng của Nhụt những ngày sắp tới với một lập trường quốc gia dân tộc kiên định, với một dĩ vãng gắn bó sâu sắc với niềm tin dân tộc. Ngay trong cuộc họp báo đầu tiên sau khi đắc cử, ngày 17/12/2012, Ông tuyên bố khẳng khái là không đàm phán với Trung Quốc về chủ quyền Senkaku. Người Lãnh đạo Đảng Tự do-Dân chủ - PLD nhấn mạnh: «Quần đảo Senkaku là một phần lãnh thổ Nhật Bản. Nhật Bản sở hữu và kiểm soát các đảo này chiếu theo luật pháp quốc tế. Đó là điều không thể đàm phán». Nhật Bản «không có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Chúng ta sẽ kiên quyết bảo vệ quần đảo Senkaku và vùng biển của chúng ta». Trước đó Ông cũng từng nói Nhật Bản sở hữu và hiện đang nắm quyền kiểm soát quần đảo Senkaku và không có lý do gì để thương nghị vào lúc này.“ Trung Quốc phản đối việc các đảo này là một phần lãnh thổ không thể tách rời của Nhật Bản. Mục tiêu của chúng tôi là phải chấm dứt sự đòi hỏi này.”
TC phản ứng liền. Ngày 17/12/2012, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố «rất lo ngại» về ban lãnh đạo mới của Nhật Bản và cũng khẳng định, quần đảo Điếu Ngư/Senkaku là thuộc lãnh thổ Trung Quốc.
Theo giới phân tích cho biết, Ông Shinzo Abe nổi tiếng là một chính trị gia rất quan tâm đến vấn đề lãnh thổ, chủ quyền, nhậy cảm với những ý tưởng dân tộc chủ nghĩa. Xuất thân từ một gia đình vô cùng gắn bó với vận mạng nước Nhựt. Ông ngoại từng là Thủ Tướng, thân phụ từng là ngoại trưởng, và chính Ông cũng từng là thủ tướng Nhựt. Là một người mới 58 tuổi, nhưng đã từng để lại nhiều dấu ấn trong lịch sử phục hồi thế lực và danh dự nước Nhựt. Ông là người ủng hộ quyết liệt việc sửa đổi Hiến pháp chủ hòa do Mỹ áp đặt từ thời sau Thế Chiến 2. Sửa hiến pháp Nhựt không có quân đội, không có Bộ Quốc Phòng mà chỉ có Lực lượng phòng vệ, Bộ Phòng Vệ Dân sự thành một nước Nhựt có Quân đội Nhật Bản và Bộ Quốc Phòng để phát triển bộ máy quân sự, chánh qui hoá quân đội Nhựt.
Trong cuộc tranh cử, ông Abe kích thích lòng nhiệt huyết bảo vễ quốc gia dân tộc, giang sơn gấm vóc, nhấn mạnh chủ nghĩa quốc gia qua việc phát triển một quân đội mạnh hơn. Ông còn cho biết đảng Dân chủ Tự do ủng hộ việc quốc hữu hoá và có thể xây các toà nhà trên các đảo Senkhaku, một hành động chắc chắn sẽ khiêu khích Trung Quốc.
Trước một thông điệp quá rõ ràng qua lá phiếu đa số tuyệt đối của nhân dân Nhựt, trước một chánh quyền do cánh bảo thủ, thầm nhuần tinh thần quốc gia dân tộc và một thủ tướng bảo thủ cứng rắn và cương quyết bảo vệ chủ quyền, bờ cõi bất cứ giá nào như TT Shinzo Abe, TC tỏ ra hết sức lo ngại, nhưng tỏ ra kẻ cả khuyến cáo, khuyên răn, vừa nhéo vừa xoa. Tân Hoa Xã, tiếng nói của Đảng Nhà Nước CS Trung Quốc bình luận, chia rẽ chánh quyền với nhân dân Nhựt. Nói nếu Nhựt thực hiện ý muốn của nhân dân và đảng phái muốn đối phó cứng rắn với Trung Quốc thì sẽ tai hại cho quan hệ của Tokyo với các nước láng giềng, làm tăng thêm nguy cơ chính trị và quân sự hóa trong khu vực. Và Tân Hoa xã còn tỏ ra kẻ cả nói Bắc Kinh có lời khuyên phe thắng cử Nhật Bản hãy phát triển xây dựng một chính sách ôn hoà, thực tế và lâu dài, cho phép làm dịu quan hệ của Nhật Bản với các quốc gia lân bang.
Nhìn Nhựt mà buồn tủi, đau khổ cho số phận nước nhà Việt Nam dưới chế độ cai trị độc tài đảng trị toàn diện của CSVN. Nhựt ít bị TC lấn chiếm biển đảo hơn VN. Bản đồ lưỡi bò trên thông hành TC không có liếm đảo Senkhaku của Nhựt. Thế mà nhân dân Nhựt thay đổi chánh phủ để đối phó cương quyết và hữu hiệu hơn với TC.
Còn ở VN Đảng Nhà Nước CSVN cai trị Miền Bắc trên nửa thế kỷ, Miền Nam một phần ba thế kỷ. Đất, đảo, và biển VN bị TC xâm lấn dài dài. Ngư dân VN bị TC bắn, bắt giết hàng trăm. Mà Đảng Nhà Nước CSVN ngồi đó co tay, bất động, trừ những lời tuyên bố chủ quyền sáo mòn, vô hiệu quả. Còn người dân VN nào bày tỏ lòng yêu nước, chống xâm lăng thì Đảng Nhà Nước CSVN trừng trị thẳng tay, một cách “cực kỳ nghiêm khắc” theo lịnh “định hướng dư luận” mà quan thầy TC đã phán./.
Đảng Tự do, Dân chủ sau Đệ Nhị Thế Chiến đã cùng người dân Nhựt biến đau khổ, tang thương và tủi nhục của một dân tộc chưa biết đầu hàng là cái gì, trong nửa thế kỷ đã đưa nước Nhựt thành một đệ nhị siêu cường kinh tế. Gần đây sau ba năm đối lập, Đảng Dân chủ Tự do trở lại cầm quyền qua cuộc bầu cử được người dân Nhựt ủng hộ, thắng với đa số tuyệt đối. Đảng Dân chủ Tự do chiếm được ít nhất 294 ghế dân biểu trên tổng số 480 dân biểu ở Hạ Viện. Đa số này có thể trở thành áp đảo hơn 2/3 Hạ Viện vì đảng Công Minh, Tân Komeito, đồng minh với Đảng Dân chủ Tự do cũng chiếm được cả chục ghế. Và đảng Phục Hưng, một đảng chính trị do ông Shinto Ishahara, cựu đô trưởng Tokyo và ông Toru Hashimoto, thị trưởng Osaka thành lập từ Đảng Dân chủ Tự do tách ra, cách nay vài tháng, chiếm được 54 ghế - cũng là cánh hữu, bảo thủ với tinh thần quốc gia rất cao, cùng nguồn gốc với Đảng Dân chủ Tự do.
Với đa số cơ hữu và liên minh thân cận có tính áp đảo đó, mọi dự luật, quyết định, hành vi chánh phủ của cánh Bảo Thủ, của Thủ Tướng Shinzo Abe, nhứt là những vấn đề liên quan đến chủ quyền quốc gia sẽ được Quốc Hội ủng hộ và thông qua dễ dàng. Ngay khi Thượng Viện phủ quyết giao hoàn về Hạ Viện thì Hạ Viện cũng đủ túc số để tái biểu quyết thông qua trở thành luật để Thủ Tướng thi hành.
Và Ô. Shinzo Abe chắc chắn sẽ là Thủ Tướng của Nhụt những ngày sắp tới với một lập trường quốc gia dân tộc kiên định, với một dĩ vãng gắn bó sâu sắc với niềm tin dân tộc. Ngay trong cuộc họp báo đầu tiên sau khi đắc cử, ngày 17/12/2012, Ông tuyên bố khẳng khái là không đàm phán với Trung Quốc về chủ quyền Senkaku. Người Lãnh đạo Đảng Tự do-Dân chủ - PLD nhấn mạnh: «Quần đảo Senkaku là một phần lãnh thổ Nhật Bản. Nhật Bản sở hữu và kiểm soát các đảo này chiếu theo luật pháp quốc tế. Đó là điều không thể đàm phán». Nhật Bản «không có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Chúng ta sẽ kiên quyết bảo vệ quần đảo Senkaku và vùng biển của chúng ta». Trước đó Ông cũng từng nói Nhật Bản sở hữu và hiện đang nắm quyền kiểm soát quần đảo Senkaku và không có lý do gì để thương nghị vào lúc này.“ Trung Quốc phản đối việc các đảo này là một phần lãnh thổ không thể tách rời của Nhật Bản. Mục tiêu của chúng tôi là phải chấm dứt sự đòi hỏi này.”
TC phản ứng liền. Ngày 17/12/2012, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố «rất lo ngại» về ban lãnh đạo mới của Nhật Bản và cũng khẳng định, quần đảo Điếu Ngư/Senkaku là thuộc lãnh thổ Trung Quốc.
Theo giới phân tích cho biết, Ông Shinzo Abe nổi tiếng là một chính trị gia rất quan tâm đến vấn đề lãnh thổ, chủ quyền, nhậy cảm với những ý tưởng dân tộc chủ nghĩa. Xuất thân từ một gia đình vô cùng gắn bó với vận mạng nước Nhựt. Ông ngoại từng là Thủ Tướng, thân phụ từng là ngoại trưởng, và chính Ông cũng từng là thủ tướng Nhựt. Là một người mới 58 tuổi, nhưng đã từng để lại nhiều dấu ấn trong lịch sử phục hồi thế lực và danh dự nước Nhựt. Ông là người ủng hộ quyết liệt việc sửa đổi Hiến pháp chủ hòa do Mỹ áp đặt từ thời sau Thế Chiến 2. Sửa hiến pháp Nhựt không có quân đội, không có Bộ Quốc Phòng mà chỉ có Lực lượng phòng vệ, Bộ Phòng Vệ Dân sự thành một nước Nhựt có Quân đội Nhật Bản và Bộ Quốc Phòng để phát triển bộ máy quân sự, chánh qui hoá quân đội Nhựt.
Trong cuộc tranh cử, ông Abe kích thích lòng nhiệt huyết bảo vễ quốc gia dân tộc, giang sơn gấm vóc, nhấn mạnh chủ nghĩa quốc gia qua việc phát triển một quân đội mạnh hơn. Ông còn cho biết đảng Dân chủ Tự do ủng hộ việc quốc hữu hoá và có thể xây các toà nhà trên các đảo Senkhaku, một hành động chắc chắn sẽ khiêu khích Trung Quốc.
Trước một thông điệp quá rõ ràng qua lá phiếu đa số tuyệt đối của nhân dân Nhựt, trước một chánh quyền do cánh bảo thủ, thầm nhuần tinh thần quốc gia dân tộc và một thủ tướng bảo thủ cứng rắn và cương quyết bảo vệ chủ quyền, bờ cõi bất cứ giá nào như TT Shinzo Abe, TC tỏ ra hết sức lo ngại, nhưng tỏ ra kẻ cả khuyến cáo, khuyên răn, vừa nhéo vừa xoa. Tân Hoa Xã, tiếng nói của Đảng Nhà Nước CS Trung Quốc bình luận, chia rẽ chánh quyền với nhân dân Nhựt. Nói nếu Nhựt thực hiện ý muốn của nhân dân và đảng phái muốn đối phó cứng rắn với Trung Quốc thì sẽ tai hại cho quan hệ của Tokyo với các nước láng giềng, làm tăng thêm nguy cơ chính trị và quân sự hóa trong khu vực. Và Tân Hoa xã còn tỏ ra kẻ cả nói Bắc Kinh có lời khuyên phe thắng cử Nhật Bản hãy phát triển xây dựng một chính sách ôn hoà, thực tế và lâu dài, cho phép làm dịu quan hệ của Nhật Bản với các quốc gia lân bang.
Nhìn Nhựt mà buồn tủi, đau khổ cho số phận nước nhà Việt Nam dưới chế độ cai trị độc tài đảng trị toàn diện của CSVN. Nhựt ít bị TC lấn chiếm biển đảo hơn VN. Bản đồ lưỡi bò trên thông hành TC không có liếm đảo Senkhaku của Nhựt. Thế mà nhân dân Nhựt thay đổi chánh phủ để đối phó cương quyết và hữu hiệu hơn với TC.
Còn ở VN Đảng Nhà Nước CSVN cai trị Miền Bắc trên nửa thế kỷ, Miền Nam một phần ba thế kỷ. Đất, đảo, và biển VN bị TC xâm lấn dài dài. Ngư dân VN bị TC bắn, bắt giết hàng trăm. Mà Đảng Nhà Nước CSVN ngồi đó co tay, bất động, trừ những lời tuyên bố chủ quyền sáo mòn, vô hiệu quả. Còn người dân VN nào bày tỏ lòng yêu nước, chống xâm lăng thì Đảng Nhà Nước CSVN trừng trị thẳng tay, một cách “cực kỳ nghiêm khắc” theo lịnh “định hướng dư luận” mà quan thầy TC đã phán./.
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment