Wednesday, December 26, 2012

Bí mật quốc gia bị lộ tẩy ở Việt Nam


 

Bí mt quc gia b l ty Vit Nam

Tác giả: David Brown (Asian Times)
Người dịch: Nguyễn Quốc Khải


Vào một buổi chiều của tháng 12, Đại Tá Trần Đăng Thanh trình bầy quan điểm của ông về vấn đề ngoại giao với một cử tọa gồm khoa trưởng và giáo sư thuộc nhiều trường đại học tại Hà Nội.Những nhận xét của Đại Tá Thanh được xem là bí mật quốc gia như tất cả những công việc của Đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN). Tuy nhiên, một người trong cử tọa đã thâu âm buổi nói chuyện này ngoài sự hiểu biết của Đại Tá Thanh, một giảng viên tại một trường quân sự hàng đầu. Chẳng bao lâu, toàn bộ bài thuyết trình này được đưa lên Internet và lan truyền đi khắp nơi.

Những người tham dự buổi họp trên là những cán bộ cao cấp của Đảng, những người phụ trách việc quản trị hoặc giảng dậy tại các trường đại học trong vùng thủ đô và đồng thời đóng vai trò công chức phụ trách tuyên truyền và huấn luyện. Họ được triệu tập để nghe Đại Tá Thanh thuyết giảng về tình hình tại Biển Đông.

Trung Quốc xâm chiếm không thương xót những hòn đảo và lãnh hải mà Việt Nam đòi chủ quyền là một vấn đề khó chữa trị của chế độ. Trong vài năm nay, chánh quyền Việt Nam bị chỉ trích mạnh mẽ vì phản ứng quá yếu ớt đối với những khiêu khích của Trung Quốc theo cái nhìn của những bloggers.

Nhiệm vụ chính của Đại Tá Thanh là giải thích tại sao, theo quan điểm của những nhà lãnh đạo Việt Nam, chính sách kiềm chế là con đường hữu lý duy nhất của quốc gia đối với một nước láng giềng to lớn. Việc thu âm không làm mọi người chú ý nếu Đại Tá Thanh gắn bó với chủ đề này. Tuy nhiên, ông đã thêu dệt buổi nói chuyện hai giờ với những điệp khúc như sự phụ bạc của Hoa Kỳ, chế độ đáng được khâm phục của Bắc Hàn và Ba Tư, sự trở lại hầu như chắc chắn của Nga, và cuộc thảo luận lâu dài và khó hiểu về sự cùng sống còntrên 1.000 năm với người láng giềng khổng lồ ở phương Bắc.

Đối với những người phê phán chế độ Việt Nam, những lời bình luận lung tung của một giáo sư cho đến nay ít được người ta biết đến này tiêu biểu cho những sai lầm về chính trị của Việt Nam. Tuy nhiên, cuộc thảo luận về chính sách ngoại giao không làm năng động thế giới bloggers.

Ở trong nước, người ta hết sức chú ý đến một đoạn ngắn ở gần phần đầu của bài nói chuyện.Đại Tá Thanh ghi chú rằng trong nhiệm kỳ đầu Tổng Thống Nga Vladimir Putin đã cấm những hoạt động của Đảng Cộng Sản và hủy bỏ lương hưu của những cựu viên chức Liên Bang Xô Viết. Đại Tá Thanh báo động rằng điều này cũng có thể xẩy ra ở Việt Nam nếu Đảng CSVN sụp đổ.

“Hiện nay các đồng chí đang công tác chưa có sổ hưu nhưng trong một tương lai gần hoặc một tương lai xa chúng ta cũng sẽ có sổ hưu và mong muốn mỗi người chúng ta sau này cũng sẽ được hưởng sổ hưu trọn vẹn. Và tôi đi giảng bài cho tất cả các đối tượng, bảo vệ tổ quốc Việt Nam thời XHCN hiện nay có rất nhiều nội dung, trong đó có một nội dung rất cụ thể, rất thiết thực với chúng ta đó là bảo vệ sổ hưu cho những người đang hưởng chế độ hưu và bảo vệ sổ hưu cho những người tương lai sẽ hưởng sổ hưu, ví dụ các đồng chí ngồi tại đây. Cho nên ta phải nói rõ luôn, hiện nay chúng ta phải làm mọi cách để bảo vệ bằng được Tổ quốc Việt Nam thời XHCN.”

Blogger Dong Phung Viet bầy tỏ một cách khinh bỉ rằng Đại Tá Thanh không đề cập đến chủ đề tuyên truyền quen thuộc của đảng một lần nào cả. Ông không nói gì về cuộc đấu tranh để xây dựng một quốc gia “hòa bình, độc lập và xã hội chủ nghĩa, công bằng và dân chủ, có chủ quyền và an ninh trên toàn lãnh thổ.”

Những nhà ngoại giao ở Việt Nam chắc chắn đang mải mê nghiên cứu chuyến thăm viếng thế giới của Đại Tá Thanh nhìn từ phía Hà Nội. Ông đề cập riêng đến năm nước trong buổi nói chuyện: Hoa Kỳ, Nga, Iran, Bắc Hàn, và Trung Quốc. Một cách tóm tắt, Đại Tá Thanh nói:

Về Hoa Kỳ, “thực ra mà nói, Mỹ đang thực hiện chiến lược hai mặt. Một mặt đang dùng Việt Nam như một lực lượng tiên phong để chặn Trung Quốc. Mặt thứ hai đang tìm mọi cách để phá vỡ mối quan hệ đoàn kết lâu đời của Việt Nam, giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Trung Quốc mà người hưởng lợi sẽ là nước Mỹ. … Mỹ cũng đang rất muốn là có được quân cảng Cam Ranh bởi vì quân cảng Cam Ranh là một trong ba cảng tốt nhất thế giới … người Mỹ đang thực hiện diễn biến hòa bình trên lĩnh vực giáo dục đào tạo của chúng ta.

Về Nga, “vươn lên lại với một nền kinh tế được thúc đẩy bởi nguồn dự trữ vô tận về dầu hỏa và khí đốt và những kỹ nghệ quốc phòng hàng đầu. Câu hỏi đặt ra Liên bang Nga cần gì ở Việt Nam? Liên bang Nga đang xác định là quay lại khu vực Châu Á Thái Bình Dương, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á. Trong quá khứ, Nga đã hỗ trợ mạnh mẽ bộ binh và hải quân của chúng ta.Họ cũng đang muốn thông qua Việt Nam để quay lại. Liên bang Nga đánh giá rất cao Việt Nam chúng ta, Việt Nam là một nước thủy chung son sắt … Họ cũng muốn thuê Cam Ranh của chúng ta như người Mỹ tham gia đề nghị. Và chắc chắn chúng ta cũng sẽ không cho bất cứ nước ngoài thuê mướn …”

Về Iran.“Tổng số người dân đạo Hồi trên thế giới chiếm khoảng 1,1 tỷ dân ở giữa Châu Âu và Châu Á. Họ là những dân tộc thiện chiến … Người Hồi giáo muốn làm những điều có nghĩa là nhào nặn lại trái đất này để theo đúng ý định của thánh Ala.Cộng hòa Hồi giáo Iran kiên quyết phát triển năng lượng hạt nhân vì mục tiêu hòa bình. Còn câu chuyện người ta từ năng lượng hạt nhân vì mục tiêu hòa bình, họ sản xuất vũ khí hạt nhân hay không là việc của họ, ta không bàn ở đây … Và họ chắc chắn rằng Cộng hòa Hồi giáo người ta có đủ sức mạnh để bảo vệ quyền lợi của họ.”

Về Bắc Triều Tiên, “dân nghèo về phương diện kinh tế, nhưng họ lại quá thừa về lòng yêu nước. Lòng yêu nước của họ như những năm 60, 70 của thế kỷ 20 ở đất nước chúng ta. Triều Tiên vẫn đang trong trạng thái chiến tranh.Họ phóng hỏa tiễn … và được kính nể.Họ làm bất cứ điều gì họ nói.Họ quyết tâm trở thành một quốc gia nguyên tử. Họ làm những nước lớn mất ăn mất ngủ vì hỏa tiễn của họ. Đó là vài điều chúng ta cần nghiên cứu.”

Về Trung Quốc, (tới đây Đại Tá Thanh chuyển sang đề tài phụ trong khoảng 20 phút về lịch sử văn hóa của Việt Nam vay mượn của Trung Quốc trong khi đó phải chiến đấu để đẩy lui quân xâm lăng khoảng 200 năm một lần. Sau cùng ông nói đến sự phát triển kinh tế lớn mạnh của Trung Quốc dưới thời cựu lãnh tụ Đặng Tiểu Bình, ‘Khát vọng cháy bỏng của Ông Đặng,’ là vấn đề Biển Đông).

Đại Tá Thanh nói rằng những suy tính về quốc phòng và những lôi cuốn của nguồn dầu hỏa và hơi đốt ở gần nhà là những yếu tố quy định chính sách của Trung Quốc.Điều này làm cho Trung Quốc trở thành mối đe dọa chính đối với những hòn đảo và lãnh hải mà Việt Nam đòi chủ quyền, nhưng đó không phải là mối đe dọa duy nhất.

Chuyển sang việc thảo luận về những vấn đề Biển Đông. Dù Đại tá Thành không khi nào nói đúng như vậy, ông ấy đã khăng khăng tìm cách đưa ra quan niệm rằng việc chiến đấu với Trung Quốc là chuyện không thể tường tượng được.Trung Quốc có 1.3 tỉ người và chúng ta chỉ có 90 triệu.Như vậy đối với Việt Nam, Trung Quốc là một trường hợp đặc biệt.“Ta không quên họ đã từng xâm lược chúng ta nhưng ta cũng không được quên họ đã từng nhường cơm xẻ áo cho chúng ta. Ta không thể là người vong ơn bội nghĩa.”

Đại Tá Thanh coi thường ý niệm rằng Việt Nam có thể dựa vào sự hỗ trợ của Hoa Kỳ. “Người Mỹ chưa hề, chưa từng và không bao giờ tốt thật sự với chúng ta cả. Phải nói rõ luôn. Nếu có tốt chỗ này, có ca ngợi chúng ta chỗ kia, có ủng hộ chúng ta về Biển Đông chẳng qua vì lợi ích của họ. Họ đang thực hiện ‘thả con săn sắt, bắt con cá rô.’”

Đại Tá Thanh xác nhận rằng điều quan trọng thứ nhất của chiến lược của Việt Nam phải là bảo vệ nền độc lập và quyền tự quyết, ông vay mượn một câu nói thường được nhắc tới của Ông Hồ Chí Minh. Nhưng việc gìn giữ hòa bình cũng phải được ưu tiên, Ông Thanh nói tiếp. Đây không phải là việc dễ dàng, quả thật nó là một việc mâu thuẫn, và chìa khóa để đạt được điều này là duy trì sự đoàn kết giữa hai dân tộc Việt Nam và Trung Quốc.

Ông Thanh tuyên bố rằng bốn điều phải tránh là đối đầu về quân sự, đối đầu về kinh tế, cô lập và dựa vào một nước ngoài. Ông Thanh thừa nhận rằng “lấy lại quần đảo Hoàng Sa (Trung Quốc đã đánh đuổi quân đội miền Nam Việt Nam bảo vệ những đảo này) sẽ rất khó khăn, nhưng chúng ta phải thử một cách khôn khéo, tránh đụng độ trực tiếp.” Ông Thanh nói “chúng ta bảo Trung Quốc rằng việc đòi chủ quyền của chúng ta đối với các đảo tốt hơn là của Trung Quốc. Việt Nam có đầy đủ cơ sở lịch sử và pháp lý, các đồng chí [Trung Quốc] không nhất trí, chúng tôi với các đồng chí cùng ra tòa quốc tế. Tòa án quốc tế xử lý như thế nào thì chúng tôi chấp nhận như thế.”

Sau cùng, Đại Tá Thanh nhấn mạnh về sựliên hệxác đáng của buổi thuyết trình vớicác nhân vật quan trọng tụ họp để nghe ông nói. Ông tuyên bố rằng những cuộc biểu tình chống xâm lăng của Trung Quốc bất hợp pháp không phục vụ quyền lợi của đất nước. Những kẻ thù của Việt Nam đang dùng vấn đề Biển Đông để kích động sinh viên. Đại Tá Thanh nói rằng quá nhiều cuộc biểu tình đã xẩy ra và cần phải được chấm dứt.

Ông Thanh nói toạc ra rằng “Điều này tùy thuộc tất cả các đồng chí, những người lãnh đạo các trường học. Đảng trông đợi các đồng chí quản lý những người trẻ.Nếu chúng tôi biết sinh viên thuộc trường của các đồng chí tham dự vào những cuộc biểu tình, chắc chắn hồ sơ của các đồng chí sẽ có vết đen.”


———————————

Chú thích của người dịch:

1. Ông David Brown nguyên là nhà ngoại giao Hoa Kỳ. Ông thường xuyên viết về Việt Nam.
2. Ông Trần Đăng Thanh, đại tá, phó giáo sư, nhà giáo ưu tú, giảng viên Học Viện Chính trị, Bộ Quốc Phòng.



Nhân Vật Của Năm 2012

 

 Trần Khải



 

Thử suy nghĩ về một nhân vật tiêu biểu tại Việt Nam trong năm 2012, chúng ta sẽ có những lựa chọn rất là gian nan.

Nơi đây, chúng ta không bàn về những nhân vật dấn thân trong cuộc chiến vì nhân quyền, vì Mạng Lưới Nhân Quyền VN đã bình chọn xong 3 phụ nữ tiêu biểu cho giải này rồi.

Nơi đây, chúng ta chỉ muốn bình chọn các nhân vật có liên hệ tới tranh chấp biển đảo, tới tồn vong của chế độ... vì đây là những quan tâm lớn nhất của người để ý về thời cuộc.

Nếu nhìn trong khoảng thời gian gần, hiển nhiên  Đại Tá VC Trần Đăng Thanh nổi bật nhất, được nhắc tới nhiều nhất, và ông cũng xứng đáng là một WikiLeak của Việt Nam, nếu chúng ta trao giải VietLeak. Thực tế, ông Đại Tá này cũng là người khả nghi, nếu không phải tay sai Trung Quốc khi nói rằng ưu tiên tối cao là “bảo vệ môi trường hòa bình” trong các tranh chấp biển đảo với Trung Quốc, thì hẳn là điệp viên CIA gửi tin trên tuyến công khai bằng cách tiết lộ rằng lá cờ búa liềm mà Đảng CSVN phất cao thực ra bây giờ đã đổi kiểu mới rồi: lá cờ đã xóa đi búa liềm, và in vào cho thành lá cờ sổ hưu.

Nhưng nhìn suốt trọn năm 2012, người gây sóng gió nhất, gây nhức nhối cả cho lề phảỉ và lề trái lại là ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, người được Tư Sang gọi là “Đồng Chí X,” lẽ ra là bị trừng phạt vì nhiều sai trái thì lại thoát hiểm và vẫn hiên ngang đưa ra lời xin lỗi, xem như thế là xóa xong tất cả những tội lỗi chìm tàu Vinashin, Vinalines, độc quyền vàng miếng, cưỡng chế đất ào ạt cho các dự án liên hệ tới đầu tư của gia đình ông...

Tuy nhiên, lựa chọn giữa 2 ông cực kỳ là khó, vì mỗi người đứng riêng một lĩnh vực, và cũng gây sóng gió ở những lĩnh vực riêng. Khó cũng y hệt như khi so sánh giữa táo và cam, hay giữa chuối và khoai, hay giữa Dũng và Thanh.

Nói về tác động tầm kinh tế vĩ mô, tất nhiên ông Thủ Tướng Dũng làm cả nước hao tiền tốn bạc hơn, có khả năng “hô biến” hàng ngàn tỷ đồng nợ xấu.

Nói về tác động định hướng cuộc chiến Biển Đông, tất nhiên ông Đại Tá Thanh đã phất cao “lá cờ sổ hưu” để ra lệnh cho các hiệu trưởng đại học VN phải cấm thầy cô và sinh viên biểu tình chống TQ.

Như thế, kể như tác động ngang ngửa. Vì ông Thủ Tướng Dũng hô biến được cả núi tiền, thì ông Đại Tá Thanh cũng hô biến được tấm lòng yêu nước truyền thống của dân tộc.

Về vai trò lãnh đạo, cả ông Thủ Tướng Dũng và ông Đại Tá Thanh đều có những chỉ đạo rất là thích nghi và cụ thể: ông Dũng chỉ đạo ngành công an và ông Thanh đe dọa các Hiệu Trưởng trường đại học, cao đẳng.

Cụ thể, ông Thủ Tướng Dũng được trang web Chính Phủ mô tả khi dự Hội nghị công an toàn quốc chiều 17/12, đã ra lệnh "lực lượng công an cần tiếp tục làm tốt công tác bảo vệ an ninh, trật tự xã hội trên mọi lĩnh vực và địa bàn; đấu tranh ngăn chặn kịp thời âm mưu, ý đồ kích động, gây bạo loạn của các thế lực thù địch, cương quyết không để nhen nhóm hình thành các tổ chức chính trị đối lập..."

Và cũng cụ thể, ông Đại Tá Thanh đe doạ các Hiệu trưởng đại học:

“Nếu trường đại học nào còn để sinh viên tham gia biểu tình bất hợp pháp, trước hết khuyết điểm thuộc về các đồng chí Hiệu trưởng và Ban Giám hiệu trường đó, trước hết thuộc về Bí thư Đảng ủy – phòng quản lý sinh viên của trường đại học đó.Nếu để cho công an thành phố Hà Nội hoặc, v.v…. người ta giữ sinh viên của mình, người ta điện mời thầy nọ mời thầy kia, ở trường nọ ở trường kia đến nhận sinh viên của mình thì đấy là khuyết điểm của chúng ta”.

Nâng bóng, đá bóng, chuyền bóng cũng rất nhịp nhàng giữa ông Dũng và ông Thanh.

Khi ông Thủ Tướng Dũng trả lời chất vấn tại Quốc hội ngày 25.11 ở Hà Nội, đã xác nhận rằng VN đang có các cuộc tranh chấp về biển Đông và các hải đảo với Trung quốc. Ông Dũng lúc đó nhắc lại các sự kiện lịch sử về các cuộc xâm chiếm quần đảo Hoàng sa và Trường sa của Trung quốc từ 1956, 1974, 1988 cho tới nay. Và ông Dũng khẳng định rằng, nhà nước CSVN đã đồng ý với Bắc kinh là giải quyết tranh chấp qua các cuộc đàm phán song phương giữa hai nước, không đa phương, không quốc tế hoá...

Tương tự, ông Đại Tá Thanh cũng kể về tranh chấp biển đảo giữa TQ và VN, nêu cụ thể nhà nước TQ đã quậy táo bạo: “Một là họ đẩy mạnh tuyên truyền Biển Đông là của Trung Quốc, tạo dựng hành lang pháp lý với quốc tế, đấy là việc làm đầu tiên của họ. Thứ hai là đẩy mạnh đầu tư nâng cấp vùng chiếm đóng đặc biệt là Hoàng Sa. Thứ ba là ngăn cản phá hoại các hoạt động kinh tế trên Biển Đông của ta. Thứ tư là đẩy mạnh đánh bắt thủy sản tạo ra vùng đánh bắt truyền thống. Thứ năm, thăm dò, khảo sát, mời thầu vùng tài nguyên trên biển của chúng ta. Thứ sáu, tìm mọi cách để hạ đặt giàn khoan trên biển của ta nếu ta không ngăn chặn kịp thời. Thứ bảy là chiếm bãi cạn của ta trong trường hợp ta không có người chốt giữ, nếu mà ta sơ sểnh cái là nó cướp luôn..." nhưng ông chỉ đạo tất cả các Hiệu trưởng đaị học rằng "phải ưu tiên tối thượng là giữ được môi trường hòa bình.” Nghĩa là, phù hợp và bổ sung cho những lời tuyên bố của Đồng Chí X. nêu trên.

Mặt khác, ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong buổi chất vấn ở quốc hội hôm 14-11-2012 đã bị ông Đại Biểu Quốc Hội Dương Trung Quốc nêu cầu hỏi: “Thủ tướng nghĩ gì về ý kiến cho rằng mình đang nặng trách nhiệm với đảng, nhẹ trách nhiệm với dân?” trong khi gợi ý rằng ông Dũng "có tán thành khởi đầu cho sự tiến bộ của chính phủ hướng tới một văn hóa từ chức để từng bước đoạn tuyệt với lời xin lỗi hay không?”

Trả lời ông Quốc, ông Thủ Tướng Dũng đã phất cao lá cờ của Đảng CSVN: “Đảng lãnh đạo trực tiếp tôi, hiểu rõ về tôi, đảng ta là đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và toàn xã hội. Đảng đã phân công tôi tiếp tục làm nhiệm vụ thủ tướng chính phủ, Quốc Hội bỏ phiếu bầu tôi làm thủ tướng chính phủ thì tôi sẵn sàng chấp nhận và hoàn thành nghiêm túc mọi quyết định của đảng, của Quốc Hội.”

Có nghĩa là, bằng mọi giá, ông Dũng sẽ không từ chức Thủ Tướng.

Tương tự, ông Đại Tá Thanh đã đứng trước tập thể các Hiệu trưởng đại học toàn quốc và "phất cao lá cờ sổ hưu" rằng bằng mọi giá sẽ không đoạn tuyệt với sổ hưu bao giờ, bởi vì khi Đảng đã phân công nắm giữ sổ hưu thì phải sẵn sàng chấp nhận sổ hưu tuân theo "nghiêm túc mọi quyết định của đảng, của Quốc Hội.”

Ông PGS TS Trần Đăng Thanh giảng dạy cho các Hiệu trưởng đại học:

“...Hiện nay các đồng chí đang công tác chưa có sổ hưu nhưng trong một tương lai gần hoặc một tương lai xa chúng ta cũng sẽ có sổ hưu và mong muốn mỗi người chúng ta sau này cũng sẽ được hưởng sổ hưu trọn vẹn. Và tôi đi giảng bài cho tất cả các đối tượng, bảo vệ tổ quốc Việt Nam thời XHCN hiện nay có rất nhiều nội dung, trong đó có một nội dung rất cụ thể, rất thiết thực với chúng ta đó là bảo vệ sổ hưu cho những người đang hưởng chế độ hưu và bảo vệ sổ hưu cho những người tương lai sẽ hưởng sổ hưu, ví dụ các đồng chí ngồi tại đây. Cho nên ta phải nói rõ luôn, hiện nay chúng ta phải làm mọi cách để bảo vệ bằng được Tổ quốc Việt Nam thời XHCN...”

Chỉ có một cách đơn giản để bình chọn Nhân Vật Trong Năm 2012 là trao giải nhất đồng hạng cho hai ông Dũng và Thanh vậy.

Bởi vì trong khi ông Dũng phất cao lá cờ của Đảng CSVN để có cớ không từ chức, thì ông Thanh giải thích về “bí mật thâm sâu” rằng bảo vệ Tổ quốc VN thời XHCN chính là bảo vệ sổ hưu vậy.

Tuyệt vời cả hai ông vậy.

 

__._,_.___

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin buổi sáng-20/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link