Wednesday, December 26, 2012

CHIỆT ĐƯỜNG THU, KẸP NGẢ CHI ĂN CẮP


CHIỆT ĐƯỜNG THU,

KẸP NGẢ CHI ĂN CẮP

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Geneva, 29.11.2012


Hôm nay, chúng tôi đọc lại giai đoạn đại phá quân Nguyên lần thứ hai. Trần Hưng Đạo được Lịch sử dân tộc tặng công lớn nhất. Nhưng khi đọc đến tướng TRẦN NHẬT DUẬT với trận đánh HÀM TỬ, chúng tôi cảm phục cái nhìn phân tích mang tính bác học am tường mọi chuyện, chứ không phải chỉ là tướng tài vung đông chém tây ngoài trận địa. Trận HÀM TỬ đã chuyển bại thành thắng cho vị Tổng chỉ huy TRẦN HƯNG ĐẠO.

Quân Nguyên thất bại

vì thiếu tiếp tế lương thực

Quân Nguyên sang chiếm nước ta lần thứ hai 1283. Lần này Nguyên Thái Tổ sai chính con ruột của mình là Thoát Hoan thống lãnh đại lực lượng 50 vạn quân. Đại quân được chia làm hai: bộ binh do Thoát Hoan chỉ huy trực chỉ Thăng Long qua ngả Lạng Sơn; còn thủy quân 10 vạn người do Toa Đô chỉ huy xuống tận Nghệ để đánh ra. Nước ta bị gọng kìm kẹp lại kẹt cứng.

Từ Lạng Sơn tràn xuống, quân Nguyên phá tan các đoàn quân ta trấn ải. Thế giặc mạnh, Trần Hưng Đạo lui binh về Chi Lăng, Thoát Hoan tràn quân xuống Chi Lăng. Trần Hưng Đạo thấy khống cự nổi, lại lui binh về Vạn Kiếp. Sau đó, Trần Hưng Đạo cũng đành bỏ luôn Vạn Kiếp trước thế mạnh của quân Nguyên. Thăng Long thất thủ, Trần Hưng Đạo phải rước vua Trần Nhân Tông chạy trốn.

Về phía Nam, thủy quân của Toa Đô chiếm trọn Nghệ An do quan trấn thủ đương nhiệm Trần Kiện mang cả gia đình ra hàng giặc. Trong gia đình này có Trần Ích Tắc (Lê Tắc) trốn được qua Tầu và sau này phản quốc. Trần Quang Khải được sai vào mặt trận phía Nam để án ngữ Toa Đô, nhưng cũng không thể chống cự được sức mạnh của giặc, nhất nữa lúc ấy Thoát Hoan đã chiếm Thăng Long và rảnh tay, nên sai đoàn quân của Ô-Mã-Nhi vào mặt trận phía Nam hợp lực với Toa Đô đánh ra nhằm chiếm trọn Việt Nam.

Họa mất nước thật khẩn cấp !

Nhưng từ bại, quân ta đã chuyển thành thắng mà lý do là con đường tiếp tế lương thực cho số lượng quân Nguyên đông đảo. Con đường tiếp tế lương thực cho đoàn quân của Thoát Hoan thì không khó khăn vì mặt trận miền Bắc gần kề với Tầu và dân chúng Việt Nam miền Bắc giầu hơn miền Nam để quân giặc có thể cướp lấy lương thực. Trong khi ấy lực lượng thủy quân của Toa Đô và O-Mã-Nhi vào tận Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, vùng dân chúng nghèo nàn, đói ăn, đồng thời lại khó khăn về việc chuyển tải lương thực từ Tầu xuống qua đường biển. Thêm vào đó việc chuyển quân ở những vùng núi non hiểm trở Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa rất cực nhọc, vất vả.

Quân lính thiếu ăn, di chuyển cực nhọc đã là lý do khiến Toa-Đô và Ô-Mã-Nhi đành phải bỏ mặt trận phía Nam để ra miền Bắc với Thóat Hoan. Trận quyết định chuyển từ bại thành thắng của quân ta là Trận HÀM TỬ. Thực vậy, TRẦN NHẬT DUẬT, giỏi binh bị, nhưng cũng là một nhà Bác học, hiểu lòng dân và kinh tế của dân và sức quân chịu đựng đói ăn ở một tình thế giữa những hoàn cảnh vây quanh. Biết Toa-Đô và Ô-Mã-Nhi rút quân ra Bắc vì thiếu ăn khiến quân sĩ mệt mỏi, nên TRẦN NHẬT DUẬT đem 5 vạn quân theo riết đoàn quân mệt nhọc đói ăn của Toa-Đô và O-Mã-Nhi đến HÀM TỬ. Sử chép rằng:

“Tháng tư năm Aùt Dậu (1285), Trần Nhật Duật ra đến bến Hàm Tử, gặp chiến thuyền của Toa Đô, liền giốc toàn lực tấn công. Quân Mông Cổ đói ăn, mệt nhọc, sợ hãi, chạy tán loạn. Quân ta giết được giết được giặc không thể kể. Toa Đô phải lui binh ra cửa Thiên Trương.”

Quân ta lên tinh thần từ Trận HÀM TỬ để rồi tiếp theo những chiến thắng khác tại Chương Dương, Tây Kết và Vạn Kiếp chỉ trong vòng mấy thánh khiến Toa-Đô tử trận, Ô-Mã-Nhi bỏ chiến thuyền trốn sang thuyền nhỏ lẩn về Tầu và nhất là một Thái tử Thoát Hoan, con của Hốt Tất Liệt bách chiến bách thắng, phải nhục nhã chui vào ống đồng thóat thân.

Việc chuyển bại thành thắng là do thiếu đường tiếp viện lương thực vậy.

Chiệt đường tiếp máu

cho Ngân sách và Kinh tế Mafia CSVN

Chúng tôi viết lại cái lý do tan ra của đại quân Ngyên là việc tiếp viện sức sống mà nhà Tướng và Bác học TRẦN NHẬT DUẬT thấy đúng lúc phải phản công. Lịch sử này dậy cho chúng ta một bài học hiện đại ngày ngay.

Thực vậy, Kinh tế Mafia CSVN đang ở thời kỳ phá sản:

=> Độ phát triển thụt xuống khỏang 4%

=> Hệ thống Ngân Hàng nợ nần chằng chịt vì đã tự do phát hành Bảo Lãnh cho vay lẫn nhau

=> Các Tập đoàn Kinh tế và các Tổng Công ty Nhà Nước nợ chồng chất

=> Các Xí nghiệp Tư doanh ngưng sản xuất vì hàng tồn kho ứ đọng

=> Bong bóng Địa ốc xẹp xuống khiến bất lực hoàn nợ

=> Lạm phát tăng vọt, Vật giá tăng phi mã khiến dân đã nghèo còn cạn sạch túi vì miếng ăn

Chúng tôi thường theo rõi những nhận định về tình hình Kinh tế Việt Nam của Tiến sĩ Lê Đăng Doanh. Chưa bao giờ chúng tôi thấy những nhận định hoàn toàn bi quan của Tiến sĩ vào ngày 24.11.2012, như sau:

“Cơ cấu nợ phải trả của các TĐ như sau:

Điều có thể dễ dàng nhận thấy là tỉ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu quá cao, có 8 TĐ, TCT có hệ số trên 10 lần. Trong khi đó, tình trạng lỗ của các TĐ, TCT rất đáng lo ngại. Báo cáo cho biết: “Lỗ lũy kế theo báo cáo hợp nhất của 13 TĐ, TCT đến ngày 31-12-2011 là 48.988 tỉ đồng, trong đó lớn nhất là TĐ Điện lực Việt Nam số lỗ lũy kế là 38.104 tỉ đồng (lỗ do sản xuất kinh doanh điện 11.437 tỉ đồng; lỗ do chênh lệch tỉ giá 26.667 tỉ đồng); TCT Hàng hải Việt Nam 5.738 tỉ đồng; TĐ Xăng dầu Việt Nam 2.390 tỉ đồng; TCT Xăng dầu Quân đội 566 tỉ đồng; TĐ Sông Đà 625 tỉ đồng; TCT Dâu tằm tơ 321 tỉ đồng; TCT Cà phê Việt Nam 209 tỉ đồng; TCT Trường Sơn 66 tỉ đồng; TCT Xây dựng đường thủy 871 tỉ đồng; TCT Xây dựng Công trình Giao thông 1: 35 tỉ đồng; TCT Chè Việt Nam 27 tỉ đồng; TCT Xây dựng Công trình Giao thông 6: 27 tỉ đồng; TCT Văn hóa Sài Gòn 3,4 tỉ đồng...”.

Ts Lê Đăng Doanh

Với hoàn cảnh Kinh tế như vậy, thì làm thế nào mà đảng và Nhà Nước CSVN có nguồn THU tài chánh để mà CHI xả láng lãng phí và ăn cắp. Các Tập đoàn và Tổng Công ty Nhà Nước nợ nần chồng chất, không thể đóng thuế. Dân chúng vì Lạm phát nên trở thành nghèo kiết xác, làm thế nào đóng thuế nổi, giống như dân Hà Tĩnh, Nhệ An, Thanh Hóa trước đây quá nghèo nên quân Toa-Đô và Ô-Mã-Nhi không thể ăn cướp được gì mà dồn vào dạ dầy. Ngân sách Nhà Nước CSVN sẽ hoàn toàn thiếu hụt. Nếu ngày nay, nhà Tướng và Bác học TRẦN NHẬT DUẬT còn sống, Oâng cũng khuyên chúng ta hãy đánh ngay vào nguồn THU, tức là không ĐÓNG THUẾ và RÚT TIỀN KHỎI NGÂN HÀNG. Đó là đánh vào TỬ HUYỆT CSVN như Oâng đã đánh trận HÀM TỬ để chuyển bại thành thắng cho đại cuộc phá quân Nguyên. Kinh tế Mafia CSVN và Ngân sách đang thiếu máu để sống. Chúng ta phải hiệp lực chặn đường tiếp máu, tiếp nước biển cho chúng sống.

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Geneva, 29.11.2012


KHÔNG ĐÓNG THUẾ/

RÚT TIỀN KHỎI NGÂN HÀNG

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Geneva, 18.11.2012. Cap nhat 22.11.2012


Chúng tôi đã viết những bài về những Biện pháp Tài chánh/ Tiền tệ của Nhà Nước CSVN như dùng những thủ đoạn để moi Tiết kiệm của Dân, như phá giá đồng bạc Việt Nam để ăn cướp mồ hôi nước mắt làm việc chắt bóp của Dân. Đó là những Biện pháp Nhà Nước tấn công Dân để thủ lợi Tài chánh và Tiền tệ cho mình.

Có lẽ chúng tôi đã quên đi việc Dân phải tấn công lại Nhà Nước để bảo vệ Tài chánh và Tiền bạc của mình, đồng thời cũng là việc đấu tranh tấn công vào TỬ HUYỆT CSVN để cho chúng chết mau. Thực vậy, những bí lối của CSVN lúc này là Tài chánh, Tiền tệ thực, nghĩa là có tương đương hàng hóa chứ không phải mới in ra, thuộc phạm vi Ngân Hàng và Ngân sách. CSVN không dám nhờ IMF can thiệp vì chắc chắn IMF đòi hỏi Việt Nam phải Cải Cách tận CĂN NGUYÊN Hệ thống Ngân Hàng và Mô Hình Kinh tế—Chính trị. Vay Vốn nước ngoài thì rất khó khăn vì Việt Nam đã thất tín hoàn nợ nhiều lần, đồng thời Moody’s đã hạ cấp Tín Dụng đối với các Ngân Hàng VN khiến Lãi suất phải trả cao. Với hoàn cảnh Tài chánh/ Tiền tệ như vậy, Nhà Nước CSVN nhằm moi móc Tiết kiệm của Dân chúng.

Chúng tôi biết rằng Dân chúng Việt Nam, nhất là những nhà Kinh doanh tư nhân Việt Nam rất rành về Tài chánh/Tiền tệ, chứ không ngu khờ như đám Trọng, Sang, Dũng dốt nát mà nhằm lợi dụng. Chúng tôi muốn đóng góp thêm chút ý kiến vì trên Diễn Đàn, có những Vị đã nhắc đến Biện pháp Không đóng thuế, đến Biện pháp rút tiền ra khỏi Ngân Hàng… Do đó, chúng tôi cũng xin viết bài này để cùng với những Vị đã viết những Biện pháp trên Diễn Đàn, đóng góp thêm với Dân chúng Việt Nam về những Biện pháp Tài chánh/ Tiền tệ cần phải có để tự vệ, đồng thời tấn công lại CSVN để mau chôn vùi chúng đi cùng những tội ác đã kéo dài từ Hồ Chí Minh cho đến nay.

Chúng tôi xin đề cập trong bài này những điểm sau đây:

=> Ngân sách thiếu hụt, Nợ xấu chồng chất, Tập đoàn Kinh tế Nhà nước phá sản

=> Nguyên tắc góp ý của chúng tôi đối với Dân

=> Dân có lý không đóng Thuế: chống chi tiêu Ngân sách lãng phí và bỏ túi riêng

=> Dân có lý rút Tiền khỏi Ngân Hàng: tránh việc phá giá Tiền VN và Lạm phát

Ngân sách thiếu hụt, Nợ xấu chồng chất,

Tập đoàn Kinh tế Nhà nước phá sản

Tình trạng mà chúng tôi vừa nêu ra trong đầu đề cho Đoạn này là đúng sự thật đang diễn ra hiện nay cho Kinh tế Việt Nam mà Nhà Nước nắm độc tài Chính trị đồng thời làm “Chủ đạo“ Kinh tế qua các Tập đoàn Kinh tế Nhà nước do những đảng viên điều hành đang tạo phá sản cho toàn diện Kinh tế Việt Nam từ lãnh vực Ngân Hàng, Tài chánh, Tiền tệ đến Sản xuất Kinh tế thực.

Ơ tình trạng như vậy, tất nhiên Ngân sách Nhà nước thiếu hụt đầu Thu, lại thêm gánh nặng phải tài trợ tiếp các Tập đoàn Kinh tế Nhà nước. Làm thế nào Nhà Nước kiếm ra Tiền cho Chi tiêu của Nhà Nước và kiếm ra Vốn để cung cấp cho các Tập đoàn Kinh tế Nhà nước khỏi chết ?

Mỗi lần thấy một nền Kinh tế ở những nước bắt đầu phát triển gặp những trường hợp như trên, chúng tôi nhớ lại lời của Kinh tế gia Florin AFTALION. Kinh tế gia chuyên về những thời kỳ lạm phát của những nước Nam Mỹ và Phi châu dưới những chế độ quân phiệt độc tài. Kinh tế gia khẳng định lý do Lạm phát:

“L’inflation est un moyen de financement très commode. Elle est apprécíee par les hommes politiques, dans la mesure òu elle permet á court terme d’accorder des hausses de salaire et des subventions, de mettre de l’huile dans les rouages. «

(Lạm phát là một cách tài trợ rất thuận tiện. Nó được ưa chuộng bởi những người làm chính trị ở phương diện nó cho phép trong ngắn hạn chấp nhận cho tăng lương và trợ cấp các xí nghiệp, cho thêm dầu vào guồng máy.)

Tại Việt Nam, một số những Tổ chức Quốc tế đã phản đối việc Nguyễn Tấn Dũng cho in Tiền mới ra để đổ vào lưu hành cứu những Tập đoàn Kinh tế Nhà Nước, Mua Nợ xấu và Lấp đầy thiếu hụt Thu nhập để Chi tiêu cho tà quyền. Một số nhà quan sát Kinh tế quốc tế tin chắc rằng Nhà Nước Việt Nam đã cho và lưu hành số lượng Tiền mới lớn hơn nhiều so với những lời tuyên bố. Tung Tiền mới vào lưu hành, đồng bạc Việt Nam mất giá, nghĩa là Lạm phát, và Tiết kiệm của dân chúng bị ăn cướp vậy.

Dưới đây, chúng tôi xin trích đăng Bản Tin về Lạm phát và Mất giá của đồng Tiền Việt Nam và sau đó chúng tôi cắt nghĩa Lạm phát và Mất giá đồng Tiền xẩy ra như thế nào.

Bản Tin về Lạm phát và Mất giá của Đồng Tiền VN

Sự mất giá trầm trọng của đồng tiền Việt Nam

Cập nhật lúc 02-10-2012 07:54:39 (GMT+1)

Bùi Văn Bồng

Lương của một công nhân hiện nay không đủ trả tiền thuê nhà trọ, điện nước, chữa bệnh và mua chất đốt bằng gaz.

Sức mua của người dân kém, hàng hoa ế ẩm là do đồng tiền mất giá, buộc người tiêu dùng phải dè sẻn, thắt lưng buộc bụng để sống. Vốn để làm ăn và tiền cho tiêu dùng, sinh hoạt hàng ngày bị co lại. Ví dụ, năm 2000, giá thịt lợn ở chợ trời chỉ có 18-20.000 đồng/kg, nay là 160-180.000 đồng/kg.

Biện pháp tình thế in tiền lúc này sẽ đẩy lạm phát nhanh hơn. Vô hình trung Nhà nước ra tay vét cạn túi tiền lép kẹp của người tiêu dùng, gây thêm nỗi lo cho các bà nội trợ, hàng hóa tiêu dùng thiết yếu có thể tồn kho, nhưng người dân không có tièn mua sắm.  

Giá vàng tăng vọt, giá xăng dầu, điện, than đều tăng, đồng tiền mất giá trầm trọng, làm sao mà "bền vững" được? Ngành thống kế vẫn đánh giá: Theo phương án này, tốc độ tăng trưởng 6 tháng cuối năm tính ra cũng phải đạt 5,87-6,06%.

Việc tăng với tốc độ này trong 6 tháng cuối năm cũng là khá cao so với tốc độ tăng 4,38% của 6 tháng đầu năm. Con số đó vẫn chưa sát thực tế. Người ta tính rằng, nếu năm 2000 lương của một công chức là 2 triệu đồng / tháng, thì nay phải trên 25 triệu đồng/ tháng mới may ra bằng mức sống năm 2000.

Ngày 28/09/2012, Cơ quan xếp hạng tín dụng Moody's tuyên bố đánh sụt hạng tín dụng 8 Ngân hàng TMCP của Việt Nam xuống hạng Caa1 và mức tín nhiệm quốc gia Việt Nam xuống mức B2. Đó là các ngân hàng: TMCP Việt Nam bị đánh sụt hạng tín dụng là ACB, BIDV,Sacombank,Techcombank, Vietinbank, VIB, Quân đội (MB) và SHB. Nếu không có gì thay đổi thì ngày 03-10 tới, Moody sẽ họp báo Quốc tế, công bố về kết quả này.

Sau đó, cuộc hội thảo quốc tế sẽ có hàng ngàn nhân vật quan trọng từ nhiều quốc gia tham gia, trong đó có Anh quốc, Mỹ, Singapore, Nhật, Ấn độ, TQ, Úc, Phi, Thái lan, Đài loan, Nam Hàn, vv…Xếp hạng như trên của hãng Moody's cũng coi như một thông điệp phát ra cho các nhà đầu tư vào Việt Nam: "Chỉ có ngu dại mới đi đầu tư vào xứ này để mất trắng".

Con số nợ xấu của hệ thống ngân hàng dù đã điều chỉnh nhiều lần vẫn chưa coi là chính xác. Thật ra con số nợ cao hơn nhiều. Nhưng cứ tạm coi con số 202.000 tỉ đồng nợ xấu thì hàng năm ngân hàng phải thu về 450.000 tỉ đồng tiền lời, tức 22 tỉ USD. Đây là trọn 20% Tổng sản lượng quốc gia mà nhà nước đã công bố (106 tỉ USD/ năm). Cho dù, số cá nhân, công ty, tập đoàn mắc nợ đang làm ra 100% tổng sản lượng quốc gia, thì cũng làm sao mà lời 20% để trả tiền lời cho số nợ, sau khi trả thuế, lương công nhân, mọi chi phí khác? Tổng số con nợ, do đó, không thể nào trả nổi, và tình trạng "quỵt nợ" là phổ biến, ngân hàng cộng thêm tiền lời mà không thu đượctiền vốn. Như thế, tổng dư nợ sẽ tăng mạnh, cho dù hiện nay ngân hàng tạm ngưng không cho vay số tiền lớn nữa.

Đó là sự cố tình khui rỗng ngân khố quốc gia, không nên có sự bao che, khoan nhượng. Đúng ra, ngân hàng nào không có khả năng trả nợ cần tuyên bố phá sản và đưa ra pháp luật. Có giám đốc ngân hàng thổ lộ rằng rất khó đòi nợ Vinashin, Vinalines. Ngân hàng cho Vinashin vay gần 100 ngàn tỉ đồng, tiền lời hàng năm có lúc 25 ngàn tỉ đồng, các ngân hàng tha hồ "chia lợi tức" trên số tiền lời này, cho dù không thu về 1 xu! Vì thế rất có thể ngân hàng đành cộng tiền lời vô tiền vốn, làm "sạch" sổ sách, và chính họ tự trả lương cho họ rất cao, vì họ vẫn tính như thu được số tiền lời không đòi được.

Nay đang có khoảng 130 tỉ USD bằng VND đang lưu hành, tức khoảng 2,6 triệu tỉ đồng. Nếu tung ra 1 triệu tỉ đồng cứu 1/3 tổng dư nợ, thì số tiền lưu hành sẽ tăng lên gần 1/3, giá trị VND sẽ rẻ đi 1/3. USD sẽ tăng lên 27 ngàn VND, hàng hóa tăng từ 1/3 đến 2/3, do giá nguyên nhiên vật liệu, nhân công, đều phải tăng giá. Giá nhân công tăng ít nhất.

Sau đó sẽ tạo ra biết bao nhiêu hệ lụy kinh hoàng khác, lạm phát có thể lên tới mấy trăm %/ năm như hồi 1985. Nợ cũ trả không nổi, làm sao trả nợ mới còn lớn hơn như vậy? Nay đã quá trễ để siết nợ, vì siết cái gì, chứng khoán, bất động sản?

Không thu về được, thì lại "đảo nợ", tiền lời nợ cũng cộng vào vốn, thành nợ mới lớn hơn. Chứng khoán thì giá rẻ mạt, nếu siết chứng khoán, bán giải chấp, thì lại càng đè giá xuống vực sâu tối tăm. Bất động sản không khá gì hơn, ngân hàng thu về các khu đất đang trồng cỏ, những ngôi biệt thự của các đại gia khai khống giá trị gấp nhiều lần để vay tiền nngân hàng, nay có "phát mại" thì chỉ bằng 15- 20% gía trị thực là cùng. Vậy lấy đâu ra tiền để bù vào những khoản đã bị ăn cắp cho dầy túi riêng bằng nhiều cửa và lắm hẽm, ngách?

Quy luật kinh tế thị trường không cho phép in tiền để tung ra bù đắp vào những khỏan đã bị mất cắp mà pháp luật không xử lý để thu lại. Số tiền tung ra quá lớn, sẽ gây lạm phát cực khủng.

Sự mất giá của VN đồng nay đã lên mức báo động cao, các doanh nghiệp làm ăn không dễ, nguy cơ phá sản, đổ sụp bất cứ lúc nào, còn người dân thì nhăn mặt vì giá thị trường nay gấp hơn chục lần so với 10 năm trước. Cho dù đã nhiều lần tăng lương nhỏ giọt cũng không thấm vào đâu.

Nguồn: Bùi Văn Bồng

(Fw: quocgiavietnam@ymail.com, 10/2/2012, 9.18AM)

Cắt nghĩa việc in Tiền mới

cho vào lưu hành tạo Lạm phát phi mã

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Geneva, 06.09.2012

Đồng Tiền khi mới in ra chỉ là một mảnh giấy có in hình, chữ và con số, chứ chưa mang giá trị nào cả. Nếu trong Chế độ BẢN VỊ VÀNG (Etalon-Or), thì cái giá trị của tờ giấy phải có Vàng bảo chứng. Nhưng Chế độ này đã bị thay thế bằng Chế độ BẢN VỊ-TIỀN TRUNG GIAN-VÀNG (Etalon-Devise-Or). Hội Nghị Tiền Tệ năm 1944 tại Bretton-Woods đã chọn Dollar làm Tiền Trung gian, vì các Tiến khác đã không còn Vàng làm bảo chứng, chỉ có Mỹ còn Vàng trong Thế Chiến thứ II. Dầu sao Vàng vẫn là giá trị bảo chứng cho Tiền. Năm 1966, khi Pháp và Thế giới A-Rập muốn chiến tranh Tiền tệ với Mỹ nên đòi Vàng bảo chứng chuyển sang Pháp lấy Eurodollar và sang Thế giới A-Rập để lấy Petrodollar, thì TT.NIXON không chịu. Bắt đầu từ năm 1966, Tiền chỉ còn giá trị bảo chứng bằng TƯƠNG ĐƯƠNG HÀNG HÓA, nghĩ là nền sản xuất Kinh tế của mỗi nước.

Vì vậy đồng Tiền mới in ra, phải hội nhập vào sản xuất Kinh tế thì mới mang Giá trị thực. Khi công nhân lãnh lương, thì đồng Tiền lương của họ có Giá trị bảo đảm Tiền. Họ tiết kiệm đồng Tiền ấy, đó là tiết kiệm bằng đồng Tiền thực đã hội nhập Kinh tế vì có TƯƠNG ĐƯƠNG HÀNG HÓA. Vì vậy , khi cầm đồng lương hoặc giữ tiết kiệm, mà thấy TƯƠNG ĐƯƠNG HÀNG HÓA bị kém đi, người ta gọi là LẠM PHÁT, Vật giá tăng.

Để cắt nghĩa một cách đơn giản những yếu tố tạo ra LẠM PHÁT, người ta thường lấy công thức của FISHER như sau:

MV

---------- = P

T

MV là Lượng Tiền lưu hành trong nền Kinh tế trong một thời gian nhất định. T là Lượng Hàng sản xuất và trao đổ trong một thời gian nhất định. P là Giá Tiền tương đương cho đơn vị hàng trao đổi.

Nếu Khối Tiền lưu hành MV tăng lên bất thần mà Lượng hàng sản xuất T đứng yên, thì sẽ có lạm phát. Cũng vậy nếu Lượng Tiền lưu hành MV đứng yên, mà Lượng hàng sản xuất T kém đi, thì cũng có lạm phát. Tại Việt Nam cả hai nguồn MV và T tạo ra LẠM PHÁT:

* Một mặt MV, Lượng Tiền lưu hành được nhà nước bơm vào liên tục mỗi khi các Tập đoàn Kinh tế nhà nước thua lỗ, tham nhũng , biển thủ. Lạm phát phải tăng.

* Mặt khác T, Lượng hàng hóa sản xuất liên tục giảm vì các Tập đoàn Kinh tế nhà nước tụt giốc năng suất. Lạm phát phải tăng.

Về cả hai mặt, Lạm phát tăng. Cộng cả Lạm phát của hai mặt, đó là LẠM PHÁT tăng bình phương vậy.

Quyết định của Nguyễn Tấn Dũng cho in tiền mới đổ vào Lưu hành Tiền tệ bằng 100’000 tỷ (5 tỷ US dollars), mà không qua sản xuất, nhất nữa trong lúc Kinh tế đang tụt giốc phá sản, đó là quyết định cho tăng LẠM PHÁT tự do và nhất là quyết định ăn cướp khối Tiền tiết kiệm của dân bằng Tiền thực đang có tương đương hành hóa. Đây là TỘI ÁC ăn cướp vậy.

Chúng tôi muốn lấy một tỷ dụ thường ngày để cắt nghĩa Lạm phát của Việt Nam và hành động ăn cướp của nhà nước khi tung Tiền mới vào lưu hành.

Tỉ dụ năm 2011, khi nhà nước trao cho mộ xưởng sản xuất bát ăn cơm số vốn 1’000’000 đồng (MV). Xưởng sản xuất trong năm được 1’000 cái bát (T). Số vốn này trả cho công nhân làm việc sản xuất bát. Như vậy Giá của một cái bát P là 1’000 đồng ( = 1’000’000 / 1’000 = MV/T). Năm 2012, nhà nước trao cho số vốn là 1’500’000 đồng, nhưng xưởng chỉ sản xuất được 1’000 cái bát như năm ngoái. Giá của một cái bát năm nay là 1’500 đồng( = 1’500’000 / 1’000), nghĩa là lạm phát 50% do đổ vốn vào nhiều mà sản xuất không tăng. Nếu năm 2012, nhà nước cũng giữ nguyên số vốn cung cấp là 1’000’000, nhưng vì thất thoát vốn hay vì kém năng suất sản xuất, xưởng chỉ sản xuất được 800 cái bát, Giá của mỗi cái bát sẽ là 1’250 đồng, nghĩa là lạm phát 25% do kém năng suất mặc dầu số vốn không tăng. Tại Việt Nam, nhà nước đổ vốn liên tục vào cho các Tập đoàn Kinh tế của mình, mà năng suất sản xuất lại kém đi, thì lạm phát sẽ do hai nguồn cộng lại mà tăng gấp bội. Thực vậy, nếu năm 2012, nhà nước tăng vốn lên 1’500’000, mà xxưởng chỉ sản xuất có 800 cái bát, thì Giá của một cái bát sẽ là 1’850 đồng (= 1’500’000 / 800) do vừa tăng vốn vừa kém sản xuất, nghĩa là Lạm phát tăng 87.5%.

Một người công nhân lãnh lương năm 2011 và tiết kiệm, thay vì mua một cái bát phải trả 1’000 đồng như năm ngoái, năm nay họ phải trả 1875 đồng. Họ cầm đồng tiền bị mất giá vì tương đương hàng hóa kém đi. Họ bị ăn cướp Tiền thực tiết kiệm.

Như vậy việc quyết định in Tiền mới cho vào lưu hành, không qua sản xuất chắc chắn sẽ tạo lạm phát một mặt về tăng Tiền tệ lưu hành và mặt khác vì tụt giốc sản xuất của Kinh tế CSVN lúc này. Đây là hành động ăn cướp Tiết kiệm của Dân vậy.

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Geneva, 06.09.2012

Nguyên tắc góp ý của chúng tôi đối với Dân

Trên đây là những Biện pháp bất chính của Nhà Nước CSVN, trong lúc Kinh tế Mafia CSVN bị phá sản, nhằm moi móc túi Tiền Tiết kiệm của dân chúng để cứu sống cho Nhà Nước mặc dầu quyết định moi móc Tiền của dân chúng là bất nhân và sẽ mang hậu quả tai hại lên đời sống dân chúng hàng ngày.

Như chúng tôi đã viết ở đầu bài là trên Diễn Đàn có hai ý tưởng nhằm bảo vệ đồng Tiền Tiết kiệm của Dân, đồng thời cũng là Biện pháp đấu tranh triệt hạ tà quyền đầy tội ác này. Đây là hai Biện pháp thực tiễn nhằm TỬ HUYỆT KINH TẾ/TÀI CHÁNH của CSVN:

=> Dân không đóng Thuế

=> Dân rút Tiền khỏi Ngân Hàng

Chúng tôi xin góp ý về hai Biện pháp này mà Dân quyết định thi hành.

Nguyên tắc góp ý của chúng tôi là không đứng ở những phạm trù Giá trị Quốc gia, Dân tộc, kêu gọi dân chúng làm hai công việc trên để dứt bỏ CSVN và cứu nước. Đụng đến phương diện Tiền bạc, chúng tôi không hô hào, kêu gọi hãy vì lý tưởng này, lý tưởng kia mà hành động. Nguyên tắc góp ý của chúng tôi là đặt người nắm giữ Tiền bạc phải tính toán hai điều để quyết định hành động: (i) Số Tiền đang giữ có rủi ro mất hay không ?; (ii) Số Tiền đang giữ có cơ hội kiếm được Lợi nhuận hay không ?.

Đồng Tiền không có đảng phái. Không phải chỉ nguyên những người dân chống CSVN mới nghĩ đến hai điểm (i) và (ii) mà chúng tôi vữa nêu ra để lấy quyết định hành động. Chính những đảng viên CSVN khi nắm được một số Tiền trong tay, cũng phải tính toán hai điểm (i) và (ii) trên đây mà quyết định hành động. Tỉ dụ Nguyễn Phú Trọng có được 100 ngàn tỉ VN Đồng gửi Ngân Hàng. Nếu đồng Tiền bị mất giá do việc in Tiền mới cho vào lưu hành, thì Nguyễn Phú Trọng cũng tìm đủ mọi cách rút Tiền ra khỏi Ngân Hàng. Việc rút Tiền của Trọng không phải là theo tinh thần chống Cộng kêu gọi mà chính là sợ rủi ro mất Tiền đã có.

Một lần khi nói về vấn đề đầu tư ở Việt Nam gặp rủi ro mất vốn, có một đảng viên cao cấp đề nghị cổ võ việc đầu tư vào Việt Nam. Tôi đặt câu hỏi ngược lại: nếu ông Đỗ Mười có 5 triệu Đo-la, liệu ông ta có dám đầu tư ở Việt Nam hay ông ấy tìm cách đầu tư ở một nước khác có sự bảo đảm không mất vốn ?

Tóm lại: Một người, Cộng sản hay Quốc gia đang sống ở Việt Nam mà có một số Tiền vốn, họ sẽ tính toán hai điều sau đây để hành động:

(i) Rủi ro mất Tiền khi gửi ở Ngân Hàng: Nếu thấy để Tiền tại Ngân Hàng, họ sẽ gặp rủi ro mất số Tiền ấy vì đồng Tiền mất giá mà họ là nạn nhân, nên họ phải rút ra để xoay sở cách khác mong bảo tồn tài sản.

(ii) Trốn tránh đóng Thuế: Việc trốn tránh đóng Thuế thì không phải chỉ người Quốc gia từ chối đóng Thuế mà ngay cả những đảng viên CSVN gộc cũng trốn tránh việc đóng Thuế. Điều quan trọng không phải là ý chí không đóng Thuế mà là phải tìm ra lý do để từ chối việc đóng thuế hay cách thế trốn được việc đóng Thuế.

Chúng tôi góp ý cho hai Lời Kêu gọi trên Diễn Đàn theo những nguyên tắc mà chúng tôi vừa nêu ra trên đây chứ không phải là kêu gôi TINH THẦN ĐẤU TRANH CHỐNG CỘNG mà rút Tiền ra khỏi Ngân Hàng hay Không đóng Thuế cho Nhà Nước.

Dân có lý không đóng Thuế:

chống chi tiêu Ngân sách lãng phí và bỏ túi riêng

Dựa trên Bản Tin của Vietnamnet ngày 15.11.2012, Ông Châu Xuân Nguyễn từ Melbourne kêu gọi việc không đóng Thuế như chiến thuật đấu tranh diệt CSVN. Chúng tôi cũng xin bàn thêm về Lý do và Cách thế ngưng đóng Thuế cho Nhà Nước CSVN.

Bản Tin của Vietnamnet

Đà Nẵng hết tiền trả lương công chức


Thứ 5, 15/11/2012, 07:29

Nguyên nhân chưa có lương tháng mà như lời xác nhận của ông Thị là do nguồn thu ngân sách của quận gặp khó khăn nên quận còn nợ lương tháng 11 của cán bộ công chức,viên chức với tổng số tiền khoảng 7 tỷ đồng.

Cán bộ công chức quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng có lẽ là nơi đầu tiên của các thành phố trong cả nước bị nợ lương vì nguyên nhân các doanh nghiệp nợ thuế, chậm nộp thuế hoặc do làm ăn thua lỗ khiến nguồn thu ngân sách bị thiếu hụt, không kịp để trả lương cho cán bộ công nhân viên chức của quận…

Trao đổi với VietNamNet vào sáng 14/11, Chủ tịch UBND quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng Dương Thành Thị xác nhận thông tin khoảng 400 cán bộ công chức, viên chức hành chính của quận Liên Chiểu đến thời điểm này chưa được nhận lương tháng 11.

Nguyên nhân chưa có lương tháng mà như lời xác nhận của ông Thị là do nguồn thu ngân sách của quận gặp khó khăn nên quận còn nợ lương tháng 11 của cán bộ công chức, viên chức với tổng số tiền khoảng 7 tỷ đồng.

Nguồn thu ngân sách đạt thấp do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế. Nhiều doanh nghiệp trên địa bàn quận gặp khó khăn, thị trường bất động sản đóng băng, nhiều doanh nghiệp nợ thuế hoặc không nộp thuế khiến nguồn thu ngân sách trên địa bàn giảm. Tổng thu ngân sách của quận Liên Chiểu khoảng 150 tỷ đồng, hiện chỉ mới đạt 62% kế hoạch giao.

Do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, làm ăn khó khăn, nên nhiều doanh nghiệp nợ thuế hoặc không nộp thuế cho Nhà nước. Trong đó có hai doanh nghiệp nợ thuế lớn nhất là Công ty Xây dựng Bách khoa nợ 7 tỷ đồng và Công ty Nghệ thuật Việt nợ 5 tỷ đồng.

Để giải quyết việc nợ lương cán bộ công chức của quận Liên Chiểu, Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Võ Duy Khương tại cuộc làm việc với lãnh đạo UBND quận Liên Chiểu vào chiều 13/11 đã quyết định ứng từ ngân sách TP. Đà Nẵng 7 tỷ đồng để giải quyết lương cho cán bộ công chức quận.

Ngoài giải quyết lương cho cán bộ công chức bị nợ, ông Khương yêu cầu: quận Liên Chiểu phải rà soát lại các khoản chi để bằng mọi giá phải bảo đảm vấn đề lương và các khoản phụ cấp cho cán bộ viên chức, không được nợ lương như vừa qua.

Đồng thời phải cắt giảm tối đa các khoản chi khác như hội họp, tiếp khách, đi công tác. Đây là giai đoạn cần phải thắt chặt chi tiêu để vượt qua khủng hoảng và tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh.

Chánh Văn phòng UBND quận Liên Chiểu Ông Văn Dũng cho biết lương cán bộ công chức của quận được chi trả từ ngày 5 đến ngày 10 hàng tháng. Nhưng đến nay vẫn chưa có tiền để chi trả. Nhiều cán bộ công chức lo lắng.

Văn phòng UBND quận Liên Chiểu cho biết, trong thời gian qua, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn làm ăn thua lỗ. Thị trường bất động sản đóng băng hoàn toàn đã ảnh hưởng nhiều đến nguồn thu ngân sách.

Theo Vũ Trung

Vietnmanet

Lời kêu gọi của Ông Châu Xuân Nguyễn từ Melbourne

Lời kêu gọi như sau:

Ngưng trả thuế thì sẽ chấm dứt chế độ CS rất ngọt:

Đà Nẵng hết tiền trả lương công chức

Nếu DN địa phương không đóng thuế nữa, với một cái cớ hoàn toàn hợp lý là “hết tiền”, không đủ doanh thu để trang trải, phải trả tiền mặt bằng, lương thầy và thợ, nguyên vật liệu, lãi suất NH nên bây giờ không còn tiền để đóng thuế nữa, phạt thì chúng tôi phải phá sản thôi chứ không còn cách nào khác.

Theo thăm dò của tôi thì người dân ở VN bây giờ có một quan điểm rất phổ cập là:”Đảng Cộng Sản hết tiền rồi”.

Melbourne, 15.11.2012

Châu Xuân Nguyễn

Lời góp ý của chúng tôi về việc không đóng Thuế

Trong hoàn cảnh thiếu hụt Ngân sách của CSVN hiện nay, Lời kêu gọi không đóng THUẾ là chiến dịch đấu tranh rất hữu hiệu vào TỬ HUYỆT TÀI CHÁNH CSVN. Cái ý chí không đóng Thuế vẫn có sẵn nơi mọi người, chỉ cần đưa ra những Lý do biện minh việc không đóng Thuế và tìm mọi cách để trốn Thuế cũng như tri hoãn việc đóng Thuế.

1) Lý do đòi hỏi Luật pháp Thu-Chi Thuế rõ rệt về Trách nhiệm

Việc phá sản Kinh tế là do Tham Nhũng phát sinh từ Cơ chế Chính trị—Kinh tế CSVN. Dân đã đóng Thuế, nhưng Nhà Nước CSVN Tham nhũng và Chi dùng lãng phí. Trách nhiệm Tham nhũng và Chi dùng lãng phí là từ đảng và Nhà Nước CSVN. Mới đây Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng, không chịu trách nhiệm trước Dân, những người đóng Thuế, về việc Tham nhũng và Chi dùng lãng phí. Nguyễn Tấn Dũng đã chối bỏ trách nhiệm trước Dân chúng phải đóng Thuế, mà chỉ nói rằng ông chỉ chịu trách nhiệm trước đảng mà thôi. Như vậy khi dân đóng Thuế mà không có ai chịu trách nhiệm về Chi tiêu Thuế, thì Dân ngưng đóng Thế cho đến khi Cơ chế Nhà Nước có Luật pháp công minh phân chia trách nhiệm Thâu Thuế và Chi Thuế. Dân từ chối đóng Thuế vì không có Luật pháp trách nhiệm việc Thâu Thuế và Chi Thuế.

2) Lý do đòi hỏi Giải trình minh bạch về những Lạm chi

Nhà Nước quyết định chi những món Tiền khổng lồ cho những Tập đoàn Kinh tế Nhà Nước. Những món Chi đó là từ Tiền Thuế của Dân. Những Tập đoàn Kinh tế Nhà Nước làm thất thoát những lượng Tiền lớn mà dân không có những Giải trình minh bạch về những thất thoát ấy. Dân không thể tiếp tục đóng Thuế để Nhà Nước Chi tiêu tự do và không được giải trình về những thất thoát khổng lồ.

3) Lý do không còn khả năng đóng Thuế

Hậu quả của phá sản Kinh tế hiện nay là do Nhà Nước CSVN “chủ đạo “ nền Kinh tế quốc gia khiến những lãnh vực Kinh tế tư doanh cũng phải phá sản. Khi các doanh nghiệp tư doanh phải chịu phá sản do Nhà Nước gây ra, thì họ không còn khả năng đóng Thuế hoặc tối thiểu cũng phải có quyền xin khất Thuế.

4) Lý do xét lại bảng khai Thuế trong tình trạng phá sản sinh hoạt Kinh

Dựa vào những Lý do trên đây, các xí nghiệp tư doanh và tư nhân phải xét lại bảng khai Thuế trong tình trạng phá sản sinh hoạt Kinh tế hiện giờ về khả năng đóng Thuế.

Dân có lý rút Tiền khỏi Ngân Hàng:

tránh việc phá giá Tiền VN và Lạm phát

Một Vị ký tên là TUỔI 20 viết một bài đầy tinh thần yêu nước, kêu gọi việc rút Tiền ra khỏi Ngân Hàng như một chiến thuật làm cho CSVN sụp đổ nhanh chóng trong một tuần. Chúng tôi xin trích đăng bài kêu gọi Rút Tiền ra khỏi Ngân Hàng và sau đó xin góp ý kiến dựa trên những nguyên tắc tránh rủi ro mất Tiền và nhằm thu lợi tối đa từ món Tiền có sẵn.

Bài Kêu gọi Rút Tiền khỏi Ngân Hàng

“Sống trong nước, tuổi trẻ Việt Nam khôn ngoan hơn chúng ta sẽ cất lên tiếng nói khác, âm thầm nhưng vũ bão. Chỉ cần các bạn tự mình và thuyết phục gia đình cùng nhau RÚT TIỀN ra khỏi tất cả các ngân hàng trong nước và thay vào đó mua vàng để phòng thân. Chỉ cần 24 tiếng đồng hồ thôi, chiến dịch XIẾT HẦU BAO nay sẽ đánh ngay vào tử huyệt nền kinh tế của chế độ. Tết sẽ qua, chi tiêu sẽ bị thâm thủng vì quà cáp, lì xì, hội hè đình đám, đây là thời điểm tuyệt vời để RÚT TIỀN. Việt kiều ở nước ngoài hãy gọi điện thoại về quê nhà khuyến khích thân nhân rút tiền vì không phải ai cũng có điều kiện đọc bài viết này.

Tôi đã góp ý cùng ba mẹ và các cụ sẽ làm ngay sau Tết, các cụ cũng sẽ rỉ tai bạn bè. Chúng ta không đánh chế độ bằng súng đạn, máu Việt Nam đã đổ ra trong hằng bao năm qua. Chúng ta hãy đánh bọn động vật hoang dã bằng khối óc của tuổi trẻ. Tại sao chúng ta phải cứ nai lưng nộp tiền nuôi những người cướp nhà, cướp đất của chúng ta? Tuổi trẻ Việt Nam cùng các thế hệ cha anh cả nước ĐỨNG LÊN, chúng ta đã quỳ gối bao năm rồi. Chúng ta cần ĐÓNG CỬA các ngân hàng trong nước, nên nhớ bọn tham quan của chế độ cùng vây cánh đang dùng tiền chúng ta gửi ngân hàng để quay về giết chúng ta, câu chuyện người anh hùng Đoàn Văn Vươn là một điển hình. Nhân danh nhà nước (có ai biết nhà nước là ai đâu?) chúng thu hồi đất đai để bán cho tư bản đỏ, và tư bản đỏ vay tiền ngân hàng nơi chúng ta ký gởi.Đừng suy nghĩ sai trái là tôi gửi ngân hàng có vài trăm ngàn, rút ra sẽ chẳng nghĩa lý gì. Bạn đang lầm to ngân hàng trong nước hiện nay đang sống bằng những đồng tiền nhỏ bé của bạn đấy, lấy thí dụ: Bạn gửi khoảng 200,000 trong ngân hàng và có 100 người như bạn ngân hàng sẽ thu vào 20,000,000, cứ thế mà nhân ra và tiền của bạn sẽ được chuyển thẳng vào tay tư bản đỏ dưới hình thức cho vay. Các đại gia “tư bản đỏ” sẽ dùng số tiền của bạn gửi ngân hàng để quay lại mua ruộng vườn, nhà cửa đất đai của bạn với giá rẻ hơn bèo sau khi đã hối lộ bọn quan tham địa phương. Chúng nó mượn đầu heo nấu cháo, chúng nó uống rượu, chơi gái bằng đồng tiền mồ hôi nước mắt của chúng ta, hãy tỉnh thức. Kế tiếp, tình hình lạm phát ở Việt Nam hiện nay cao nhất Châu Á và đứng hàng thứ hai trên thế giới, đây là lời tuyên bố của ông Phạm Quang Nghị, Bí thư Thành uỷ Hà Nội, Uỷ viên Bộ chính trị, có nghĩa là đồng tiền Việt Nam sẽ càng ngày càng mất giá. Để kiểm nghiệm điều này, bạn hãy so sánh giá một bó rau muống, một cân thịt hoặc một tô phở của năm trước với năm nay bạn sẽ thấy ngay. Vật chất là tô phở, bó rau muống, ký thịt thì vẫn không thay đổi, chỉ có giá tiền là tăng lên thôi, đó là chứng minh hùng hồn của đồng tiền Việt Nam ngày càng mất giá. Tiền bạn gửi ngân hàng hôm nay có thể mua được 10 tô phở và năm sau lấy ra cộng cả tiền lời do ngân hàng trả lúc đó đừng nghĩ đến 10 tô phở nữa kẻo sẽ thất vọng to. Chính vì thế, ngân hàng và tư bản đỏ cấu kết với nhau dùng tiền của chúng ta ngay từ bây giờ để làm giầu, hãy tỉnh thức. RÚT TIỀN RA KHỎI NGÂN HÀNG.Chúng ta đã câm lặng trong 70 năm qua. Chúng ta đã bị bóp cổ bóp miệng trong 70 năm qua. Chúng ta đã bị lợi dụng trong 70 năm qua. Xương máu hai miền đã đổ ra chỉ để nuôi bầy thú dữ! RÚT TIỀN RA KHỎI NGÂN HÀNG chúng ta sẽ khai tử chế độ cộng sản Việt Nam trong vòng một tuần lễ. NGÀY PHÁN XÉT SẼ ĐẾN.”

Tuổi 20

Nguồn:HenNhauSaiGon2015.com

Góp ý của chúng tôi về việc Rút Tiền khỏi Ngân Hàng

Như chúng tôi đã trình bầy trong phần Nguyên tắc Góp ý của chúng tôi không phải là kêu gọi tinh thần chống Cộng cứu nước…, mà dựa trên tính toán rủi ro mất Tiền hay không và sử dụng đồng Tiền để có lợi nhuận cao. Chúng tôi xin góp những ý kiến sau đây:

1) Lạm phát sẽ tăng phi mã do sự công khai hay lén lút của Nhà Nước in thêm Tiền mới để cho vào lưu hành. Cái khó khăn thiếu hụt Ngân sách, làm tan vỡ Cơ chế, sẽ làm cho CSVN trở thành vô nhân đạo mà in liên tục Tiền mới ra để phá giá đồng bạc Việt Nam. Nếu chúng ta để Tiền nằm yên tại Ngâ Hàng, thì sau một thời gian phá giá, chúng ta sẽ mất 1/3 hay 2/3 trị gia đồng Tiền ký thác gửi ở Ngân Hàng. Vì sự rủi ro thực tế này mà chúng ta phải rút Tiền ra khỏi Ngân Hàng.

2) Tất nhiên khi rút Tiền ra khỏi Ngân Hàng, nếu chúng ta vẫn giữ khối Tiền rút ra ấy tại gia mà không chuyển khối Tiền ấy sang hình thức tiết kiệm khác, thì đồng Tiền vẫn chịu ảnh hưởng mất giá do phá giá đồng bạc Việt Nam. Chúng ta phải chuyển khối Tiền rút ra ấy một cách cấp thời sang những hình thức tiết kiệm phác, như:

=> Mua Vàng

=> Tìm cách đổi ra ngoại tệ, như

* Liên hệ với những thương gia ở ngoại quốc để họ chi tiêu Tiền Việt Nam mua hàng Việt Nam và trả cho mình tại nước ngoài bằng ngoại tệ;

* Những Việt kiều du lịch Việt nam cần chi tiêu bằng Tiền Việt Nam. Họ có thể đổi ngoại tệ lấy Tiền Việt Nam với giá chợ đen để chi tiêu trong nước.

=> Tìm những hình thức Tiết kiệm khác để chuyển Tiền Việt Nam sang hình thức Tiết kiệm ấy cho vững hơn hoặc tối thiểu không bị ảnh hưởng do đồng Tiền Việt Nam bị phá giá liên tục.

Tóm lại, khi rút Tiền ra khỏi Ngân Hàng, hãy tìm cách chi tiêu Tiền rút ra ấy càng mau càng hay để tránh lạm phát, phá giá tiền VN.

3) Nếu đồng loạt rút Tiền ra khỏi Ngân Hàng và chậm trễ chuyển khối Tiền sang cách thế Tiết kiệm khác, chúng ta có thể gặp một rủi ro khá quan trọng là Nhà Nước CSVN có thể làm một việc phi nhân đạo là ra quyết định ĐỔI TIỀN sang Tiền mới !

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Geneva, 18.11.2012. Cap nhat 22.11.2012
Web: http://VietTUDAN.net

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin buổi sáng-20/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link