Thursday, July 9, 2015

Tại sao Hà Nội phải ra lệnh cấm nói tục?


From: Tran Van Long <
  

   Văn Quang - Viết từ Sài Gòn ngày 07.7.2015    


Tại sao Hà Nội phải ra lệnh cấm nói tục?

Trong tuần cuối tháng 6 vừa qua, tất cả các phương tiện thông tin ở VN, từ báo lớn đến báo nhỏ, từ báo mạng đến báo in, từ các trang mạng cá nhân cũng như đoàn thể đang sôi sục bàn tán đến chuyện Hà Nội cấm nói tục. Vấn đề đáng suy nghĩ ở đây là tại sao tất cả các tỉnh thành khác không có chuyện các cơ quan công quyền và cơ quan chuyên môn như các sở Thể Thao Văn Hóa phải quan tâm đến vấn đề này. Thế ra chỉ có “thủ đô yêu quý” Hà Nội nói tục thôi sao? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu câu trả lời.

Hà Nội xưa nay vốn nổi tiếng là “đất Thăng Long ngàn năm văn vật”, trai thanh gái lịch không đâu bằng. Ấy thế mà bỗng dưng nó trở thành nơi nói tục nhất nước. Theo bản “nghiên cứu” của nhiều tờ báo như VNNet 26-6-2015, Báo Đất Việt 25-6-2015… thì:
Từ công sở, trường học đến hàng quán, bến xe, ngõ hẻm, đâu đâu cũng thấy nói tục, chửi bậy. Nhiều người còn coi đó như một thói quen, không nói là thấy... thiếu thiếu”.

Tình trạng “chửi bậy như hát hay” đang ngày càng lan rộng tại khắp các môi trường. Bởi vậy nên Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân (UBND) TP Hà Nội mới có văn bản “xử lý người nói tục”

Hà Nội xử lý người nói tục nơi công cộng

Theo báo Hà Nội mới ngày 17-6-2015 đã đưa tin:
“Trước phản ánh về tình trạng một số bạn trẻ, nghệ sỹ nói thô tục nơi công cộng, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn giao đơn vị liên quan có biện pháp xử lý cụ thể, nhằm hạn chế cao nhất những hành vi thiếu văn hóa trong nhà trường và ngoài xã hội.
Việc thành phố ra văn bản nêu trên xuất phát từ nội dung phản ánh tình trạng một bộ phận các bạn trẻ là học sinh, những ca sỹ, người dẫn chương trình… có những lời nói thô tục, ứng xử không văn hóa nơi công cộng, làm ảnh hưởng đến nếp sống văn minh của thành phố.

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn giao Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch phối hợp cùng Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND quận, huyện, thị xã kiểm tra, xem xét, có biện pháp xử lý cụ thể, nhằm hạn chế cao nhất những hành vi thiếu văn hóa trong nhà trường và ngoài xã hội.

Trước đó, giữa năm 2014, UBND TP Hà Nội ban hành Quy chế thực hiện Kỷ cương hành chính và Văn hóa công sở tại Văn phòng UBND thành phố. Mục đích của việc ban hành quy chế trên nhằm hướng tới xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Đặc biệt nội dung quy chế yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức trong giao tiếp, ứng xử phải có thái độ lịch sự, tôn trọng, trung thực, thân thiện, hợp tác với đồng nghiệp. Ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc và không nói tục, dùng tiếng lóng, quát nạt.

Trong giao tiếp và ứng xử với nhân dân, cán bộ, công chức, viên chức phải nhã nhặn, lắng nghe ý kiến, giải thích, hướng dẫn rõ ràng, cụ thể về các quy định liên quan đến giải quyết công việc”.

Quy chế đã ban hành cả năm rồi, nhưng mãi đến nay tình trạng này ngày càng trở nên nhức nhối như cái nhọt ung thư của xã hội đang chảy mủ, đó thật sự là sự xuống dốc thê thảm của văn hóa thủ đô, bộ mặt của cả nước.
Trước hết, chúng ta hãy tìm hiểu xem cái nhọt ung thư đó hình thành từ bao giờ?

Tình trạng chửi tục nói bậy bắt đầu từ sau năm 1975

Tôi chứng minh điều này qua nhận định của một nhân vật là dân Hà Nội chính cống. Đó là ông Nguyễn Ngọc Tiến – ông này cũng là một nhà văn của Hà Nội ngày nay–. Ông nói:

“Tôi đã sống, trải qua quãng thời gian dài ở Hà Nội và có thể khẳng định chắc chắn, những thập niên 1960, 1970 thanh niên ra đường ăn nói rất lịch sự, đàng hoàng, không có tình trạng những từ tục tĩu tràn lan trong xã hội.

Tuy nhiên, bây giờ Hà Nội không chỉ là những người sinh ra, lớn lên ở Hà Nội mà tập hợp những người đến từ rất nhiều nơi. Tôi nhận thấy sự thay đổi trong cách ứng xử, giao tiếp của những người sống ở Hà Nội bắt đầu diễn ra từ thập niên 1980 và kéo dài đến bây giờ. Tình trạng văng tục cũng nhiều hơn trước kia”.

Và ông nhà văn Hà Nội này lý giải: “Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, bắt nguồn từ xã hội, gia đình, nhà trường. Từ thập niên 1980, bắt đầu có sự thay đổi lớn trong quan niệm của mỗi cá nhân. Người ta thấy mình được tự do ăn nói hơn mà không bị ràng buộc bởi nhiều nề nếp.

Nhà trường thì quan tâm đến điểm số, học sinh giỏi, học sinh tiên tiến nhiều hơn việc giáo dục cách ứng xử cho các em. Trong mỗi gia đình, việc mưu sinh chiếm ngày càng nhiều thời gian, gánh nặng, nên chuyện dạy dỗ con cái cũng bị hạn chế phần nào.
Nhưng còn một nguyên nhân nữa đó là việc giáo dục cộng đồng hiện đang bị mất dần. Ngày xưa, nếu người lớn ra đường thấy trẻ con nói tục, chửi bậy có thể nhắc nhở, thậm chí trách mắng chúng, cho dù đó là những đứa trẻ xa lạ. Và những đứa trẻ ấy chỉ còn cách nhận lỗi chứ không dám cãi lại, dù đó là người lớn chưa quen biết.

Nhưng bây giờ, sự giáo dục của người lớn với con trẻ trong cộng đồng không còn nữa. Nếu người lớn xa lạ thấy trẻ con văng tục mà nhắc nhở thì rất dễ gặp phải sự phản ứng tiêu cực của chúng.

Nên những người lớn tuổi cũng không mấy ai nhắc nhở con trẻ những chuyện đó ở nơi công cộng nữa. Vì thế, trong cách ứng xử đã mất đi một kênh giáo dục cộng đồng có hiệu quả. Hay nói cách khác, người lớn đang tạo cơ hội hơn cho con trẻ nói tục, chửi bậy.

Cũng cần nói thêm, ngày trước trong nếp sống của người Hà Nội, rất nhiều cá nhân có lòng tự trọng, biết xấu hổ, rất nhiều gia đình có gia phong, nề nếp và họ cảm thấy xấu hổ trước đám đông nếu nói ra những từ tục tĩu trước mặt người khác.
Nhưng bây giờ, lòng tự trọng của các cá nhân mất đi quá nhiều, nên họ sẵn sàng văng tục, chửi bậy mà không cảm thấy xấu hổ”.

Có một nguyên nhân chính ông Nguyễn Ngọc Tiến quên chưa nói là tại sao lòng tự trọng mất đi? Bởi một xã hội sống giả dối quá nhiều, bởi đồng tiền đã trở thành “vua” của lý tưởng sống. Các thứ đạo đức, gia phong, nền nếp đã trở thành “đồ cổ”, anh nào xài tới là lạc hậu, là đói nhăn răng. Cứ thế mài mòn hết nhân cách con người, còn trơ lại cái vỏ ngoài cố làm ra vẻ sang trọng nhưng rỗng tuếch.

Chửi tục ngay từ khi còn mới cắp sách đi học

Không khó để có thể bắt gặp hình ảnh những cô cậu học sinh cấp 2, cấp 3 còn mặc đồng phục tụm ba tụm bảy buông những từ ngữ tục tĩu chốn công cộng. Nhưng điều đáng báo động là “căn bệnh” này đã “lây” lan sang ra cả học sinh tiểu học.

Chị Vân, một chủ quán internet trên Quốc lộ 32 (Hà Nội) cho biết, cứ đến giờ tan học là nhiều học sinh cấp 2, cấp 3 kéo nhau vào quán. Và vừa chơi, các “ông trời” này vừa liên mồm chửi bậy.

Thậm chí, trên một số mạng xã hội, các em còn lập hẳn hội “thích nói tục, chửi thề” để vào đó cùng phô diễn “tài nghệ” nói tục. Nhiều em còn lôi thầy cô, cha mẹ ra chửi. Kinh khủng nhất khi ông bố dạy thằng con trai không được nói tục, thằng con trả lời tỉnh queo: “ông nội còn nói tục hơn cơ bố ạ”.

                                       
                                                                                                       Người mẫu Trang Trần chửi tục vừa bị khởi tố.

Ngay cả đến một số “sao của làng giải trí” cũng chửi tục. Tiêu biểu là người mẫu Nguyễn Thùy Trang (tên nghề là Trang Trần) vừa bị truy tố vì đi xe ngược chiều bị cảnh sát đưa về trụ sở công an quận Hoàn kiếm nhưng vẫn tiếp tục chửi bới luôn cả cảnh sát.

Hai “thánh chửi” Hà Nội vẫn sống nhăn

Từ rất lâu rồi tôi đã nghe danh mấy cái quán ăn ở Hà Nội gọi là “bún mắng, cháo chửi”. Nói cho rõ là vào ăn bún thì bị bà chủ mắng xa xả; vào ăn cháo thì bị bà chủ chửi mỗi khi đòi thêm tí hành tí ớt…
“Danh tiếng” của hai thánh chửi này đã vang rền trên khắp các trang báo, cả nước đều biết, có lẽ các bạn ở nước ngoài cũng biết.

Chủ quán bún ở Ngô Sỹ Liên và quán cháo gà ở Lý Quốc Sư là hai “thánh chửi trứ danh” ở Hà Nội.

- Vào quán bún mắng!
Nằm tại số 41 Ngô Sĩ Liên (Văn Miếu – Đống Đa – Hà Nội) quán bún dọc mùng (bạc hà) giò - lưỡi heo, quán này do bà Hán Kim Thảo (60 tuổi) làm chủ được nhiều người gọi là “quán bún mắng”.

                                      
                                                   Quán “bún mắng” nổi tiếng tại phố Ngô Sĩ Liên- Hà Nội.

Theo lời kể từ chính những nhân viên trong quán, khoảng thới gian 12h trưa là lúc bà Thảo sẽ nổi cơn lôi đình với khách – và khi đó các thượng đế sẽ nghe đủ các thứ ngôn từ phát ra từ miệng bà chủ quán. Nhẹ nhàng nhất cũng là: “Ăn bún gì, tìm chỗ ngồi đi, ăn xong rồi thì biến… Nói gì nói lắm thế, không ăn thì biến, bà cô, ông hoàng, không bán…”

- Váo quán cháo chửi!
Quán cháo bà Mỹ tại phố Lý Quốc Sư (Hoàn Kiếm – Hà Nội) cũng được mang danh là "cháo chửi". Bà Vũ Kim Ngọc (61 tuổi) hiện là chủ của quán.

                                       
                                                             Quán “cháo chửi” tại phố Lý Quốc Sư Hà Nội

Biệt danh đó bắt nguồn từ nhiều năm trước khi mẹ bà là cụ Mỹ (79 tuổi) còn đứng quán. Vì quá đông khách nên bà Mỹ sinh bực tức. Cón bây giờ bà Ngọc thanh minh: "Tính tôi sớm nắng chiều mưa tối bão, nên những lúc nóng giận thì có quát tháo, mắng chửi khách hàng.
Làm nghề này không khác gì làm dâu trăm họ nên hầu như việc chế biến để hợp miệng khách tôi phải tự tay làm hết. Mỗi ngày quán tiếp cả trăm lượt khách ra vào, có lúc bực tức trong người nên nói hơi nặng lời. Đó là tính cách của tôi rồi nhưng bụng dạ không có ý gì cả”.

Khách hàng vẫn thản nhiên
Dù đã có nhiều bài viết nêu rõ về thái độ phục vụ cũng như phê phán thói quen mắng chửi khách thậm tệ của chủ quán nhưng quán vẫn nườm nượp khách. Dường như vì “quen bị chửi mắng” nên nhiều người cảm thấy bình thường, vẫn cười đùa và ăn ngon lành.

                                      
                                                   Vậy mà hai quán này vẫn nườm nượp khách. Tại sao???

Quả thật tôi không thể hiểu được thái độ này. Thực khách coi miếng ăn to hơn cả thể diện của chính mình. Nếu tất cả cùng tẩy chay cả hai quán “thành chửi” này chắc chắn sẽ có tác dụng ngay. Nhưng họ… không dám rời xa một món ăn ngon dù bị chửi vào mặt. Đó là thứ văn hóa gì?!

Nhưng làm thế nào để “xử lý” người nói tục lại là chuyện không dễ dàng, lời nói gió bay, không bằng không cớ, không luật, làm sao mà xử và xử như thế nào? Phạt tiền, phạt tù hay phạt… cảnh cáo? Quá khó. Như thế Hà Nội sẽ còn nói tục dài dài!

Đến đây tối thấy cần phải xin lỗi một số ít người Hà Nội không nói tục, còn giữ được chút nền nếp gia phong của người dân Việt.

Văn Quang
                                  Xem thêm:
                                                     - Chửi thề nói tục, mặt trái của văn hóa Hà Nội
                                                     - Tại sao chỉ có Hà Nội mới cấm chửi bậy?

~~~~~~~~~~~~~~~~~~

  



__._,_.___

Posted by: <vneagle_1


Wednesday, July 8, 2015

Phản ứng chính giới Mỹ về chuyến thăm của Nguyễn Phú Trọng


Đăng ngày 07-07-2015

Phản ứng chính giới Mỹ về chuyến thăm của Nguyễn Phú Trọng

media
Le chef du Parti communiste vietnamien Nguyen Phu trong (c) à Hanoï, le 20 décembre 2014.AFP PHOTO / HOANG DINH Nam
Việc Tông thống Barack Obama tiếp Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại Phòng Bầu dục, Nhà Trắng ngày 07/07/2015 đã một số dân biểu Quốc hội Hoa Kỳ chỉ trích do chế độ Hà Nội còn vi phạm nhân quyền trầm trọng, trong khi các dân biểu khác thì đồng tình, vì cho rằng Mỹ cần phải tính đến những lợi ích chiến lược trong việc thắt chặt quan hệ với Viẹt Nam. Từ Washington, nhà báo Phạm Trần trả lời RFI Việt ngữ.
Nhà báo Phạm Trần, Washington. 07/07/2015 nghe


Học giả bình về chuyến đi Mỹ của TBT Trọng

  • 7 tháng 7 2015
Tổng thống Mỹ, ông Obama, và Tổng bí thư Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng
Đây là chuyến thăm đầu tiên của một Tổng bí thư Việt Nam tới Hoa Kỳ

Nhân chuyến đi của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Hoa Kỳ, BBC Việt Ngữ đã hỏi ý kiến đánh giá của một số học giả nước ngoài về ý nghĩa của chuyến đi này trên phương diện quan hệ song phương Việt-Mỹ, tam giác Mỹ-Trung-Việt và đặc biệt trong bối cảnh căng thẳng tại Biển Đông.

James Bellacqua, nhà phân tích châu Á của CNA, Virginia, Hoa Kỳ

Chuyến thăm Mỹ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có tiềm năng là một tiến triển rất quan trọng trong mối quan hệ song phương. Trong hai thập niên qua, quan hệ hai nước đã đạt được nhiều nhưng vẫn còn có thể làm nhiều hơn nữa.
Đây là lần đầu tiên một Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam thăm Mỹ, lại trùng với dịp kỷ niệm 20 năm ngày bình thường hóa quan hệ giữa Washington và Hà Nội. Mặc dù tính biểu tượng này dĩ nhiên quan trọng, hai chính phủ sẽ hy vọng thành tựu cụ thể từ chuyến thăm cũng lớn không kém. Có nhiều vấn đề mà hai bên có thể đạt được tiến bộ có ý nghĩa.
Đầu tiên là thương mại. Việc Hạ viện Mỹ thông qua quyền đàm phán nhanh đã bỏ qua trở ngại lớn trong quá trình đàm phán bế tắc vì TPP. Nếu không có quyền này, viễn cảnh cho TPP ở Mỹ bị xem là đen tối.

Hà Nội từ lâu là một trong những nước ủng hộ TPP mạnh nhất. Chính phủ ông Obama hy vọng sẽ hoàn tất đàm phán TPP với 12 đối tác vào cuối năm, và có lý do để lạc quan rằng Mỹ và Việt Nam sẽ loan báo đã kết thúc thành công thương lượng về TPP trong chuyến thăm này của ông Trọng.


Một vấn đề khác có thể được thảo luận là an ninh, đặc biệt là lệnh cấm lâu nay của Mỹ không cho bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Tháng 10 năm ngoái, Bộ ngoại giao Mỹ loan báo dỡ bỏ một phần lệnh cấm để tăng cường khả năng bảo vệ an ninh trên biển của Hà Nội.
Nhiều nhà thầu quốc phòng Mỹ đã tới Hà Nội thảo luận các đơn đặt hàng có thể có với quân đội Việt Nam. Tuy vậy, hồ sơ nhân quyền kém cỏi của Hà Nội lâu nay vẫn là cản trở chính cho việc dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm. Dù chưa rõ việc này sẽ diễn ra thế nào tại cuộc gặp, chắc chắc hai bên sẽ thảo luận và việc dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm không phải là bất khả.
Một loan báo có khả năng sẽ diễn ra hơn là chuyến thăm đáp lễ của Tổng thống Mỹ đến Việt Nam vào cuối 2015. Hai người tiền nhiệm của ông Obama đều đã thăm Hà Nội trong hai năm cuối nhiệm kỳ.
Chuyến thăm của Tổng thống Obama đến Việt Nam năm 2015 sẽ gửi đi thông điệp mạnh mẽ rằng Hoa Kỳ xem Việt Nam là đối tác khu vực quan trọng của họ trong khi tiếp tục nỗ lực tái cân bằng ở châu Á - Thái Bình Dương.

Thẩm Đinh Lập, Giáo sư Viện Nghiên cứu Quốc tế, Đại học Phục Đán, Thượng Hải.

null

Đáng mừng khi Việt Nam và Mỹ tiếp tục cải thiện quan hệ. Từng là cựu thù, hai nước sẽ tiếp tục biến quan hệ từng đối địch chuyển sang bình thường.
Có nhiều lĩnh vực hai nước có thể hợp tác - thương mại và đầu tư, giáo dục, trao đổi con người…
Ngay cả trong lĩnh vực quốc phòng, có thể Hà Nội và Washington sẽ tìm cách hợp tác, cả về thực chất lẫn biểu tượng.
Vào lúc Mỹ đang “tái cân bằng” ở châu Á, Mỹ cần Việt Nam là đối tác. Căng thẳng trên Nam Hải có thể là lý do nữa để hai nước tìm kiếm quan hệ đối tác. Yếu tố Trung Quốc có thể được tính đến trong chuyến thăm này.
Sẽ lý tưởng khi Trung Quốc và Việt Nam tăng cường đối thoại và hợp tác bằng việc tự kiềm chế. Nếu làm tốt việc này, rõ ràng Việt Nam sẽ bớt nhu cầu tìm kiếm giúp đỡ từ bên ngoài.

Thời Ân Hoằng, Giáo sư về Quan hệ Quốc tế và Nghiên cứu Chiến lược, Đại học Nhân dân Trung Quốc, Bắc Kinh

Địa chính trị rất quan trọng và gần như có tính vĩnh cửu. Do nhiều nguyên nhân, mà nổi bật nhất hiện nay và trong tương lai có thể tiên đoán được chính là tranh chấp tại Nam Hải (chủ yếu quanh quần đảo Nam Sa), dĩ nhiên Việt Nam sẽ nhờ đến các đối thủ của Trung Quốc, đặc biệt là sức mạnh trên biển của Mỹ.
null
Hoa Kỳ tăng cường giám sát trên không tại khu vực có tranh chấp ở Biển Đông

Nhưng mặt khác, động cơ kinh tế và ý thức hệ cũng quan trọng, mặc dù không sâu đậm bằng địa chính trị.
Lo ngại về “sự lật đổ” của phương Tây về ý thức hệ, ít nhất là trong lòng giới đảng viên lớn tuổi và đồ đệ của họ, và nhu cầu có quan hệ kinh tế không thể thiếu với Trung Quốc, điều mà hầu như tất cả trong đảng và chính phủ Việt Nam đều thừa nhận, sẽ hạn chế mức độ hợp tác với Mỹ trong cân bằng quan hệ với Trung Quốc.
Hà Nội phải chơi một trò chơi, và nói chung trong mấy năm qua, Hà Nội đã chơi tốt trò chơi này.

Collin Koh Swee Lean, Viện Nghiên cứu Quốc phòng và Chiến lược, Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore

Trong những năm gần đây, khi có căng thẳng tại Biển Đông, chúng ta chứng kiến Việt Nam không chỉ tăng cường quan hệ với các thành viên ASEAN mà cả với Mỹ, đồng thời duy trì và tăng cường quan hệ với các đối tác truyền thống, chủ yếu là Nga.
Ngay cả với Trung Quốc, cũng có nhiều trao đổi giữa quan chức cao cấp hai nước. Điều này cho thấy Việt Nam có chủ ý không làm hỏng bức tranh quan hệ rộng lớn hơn với các nước láng giềng, kể cả Trung Quốc.
null
Trung Quốc đẩy mạnh hoạt động cải tạo đảo trong thời gian gần đây tại các bãi đá có tranh chấp ở Biển Đông

Trong khung cảnh chính sách đối ngoại “cân bằng” này của Việt Nam, chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đi thăm Mỹ và gặp Tổng thống Obama.
Tôi tin rằng đây là một phần cố gắng của Hà Nội nhằm duy trì cân bằng giữa các cường quốc khác nhau. Không ai lại đặt trứng vào một rổ.
Tôi tin Hà Nội biết những gì cần làm để có lợi nhất. Mặc dù Hà Nội muốn duy trì quan hệ nồng ấm tuy khó khăn với Trung Quốc, họ cũng cần tạo lập thêm lối đi mới.
Với Nga, đây là quan hệ an ninh và quốc phòng lâu năm. Nhưng Việt Nam cũng muốn giảm bớt phụ thuộc vào Nga về quốc phòng.
Chúng ta cũng cần nhớ từ khi có khủng hoảng Ukraine, Nga và Trung Quốc đã có quan hệ gần gũi hơn. Hà Nội hẳn cũng đã để ý thấy điều đó. Vì thế quan hệ với Mỹ nay trở nên quan trọng hơn trước đây.
Chuyến thăm của ông Trọng là để duy trì đà đã có nhờ những diễn biến tích cực vừa qua: dỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí, Mỹ đề nghị mở rộng trợ giúp an ninh và quốc phòng sau chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter.
Chuyến thăm của ông Trọng cũng nhằm mở rộng quan hệ song phương đã được tăng cường gần đây, và sẽ nhấn mạnh khía cạnh quốc phòng, an ninh. Có thể Việt Nam sẽ kêu gọi Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí và bình thường hóa thêm nữa quan hệ quốc phòng và an ninh.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Tuesday, July 7, 2015

NPT khi bước xuống phi cơ tại căn cứ Không Quân Andrews, Maryland..

 
Matthew Trần:

Xin nhắc nhũ bà kon người Việt tỵ nạn cs tại Washington DC & Vùng Fụ kận là:
- Hãy trực 24/24 tại Lafayette Park trước Tòa Bạch Ốc với kà chua & trứng thối.
-Nhất định không cho tên Trọng Lú xài "tiền môn", bắt hắn chun Hậu Môn mà thôi.

MT
From: Anh Kim Phan Dinh <
To: MATTHEW TRAN <
Sent: Tuesday, July 7, 2015 4:10 AM
Subject: FW:THAT NHUC NHA CHO TONG BI THU VC: Ng Phu Trong khi bước xuống phi cơ tại căn cứ Không Quân Andrews, Maryland..


TBT Nguyễn Phú Trọng và đoàn Tuỳ tùng đến sân bay không có giởi chức cao cấp Mỹ nào ra đón tiếp cả, cũng chẳng thấy thảm đỏ nào cả. Tôi đã nói rồi Nguyễn Phú Trọng đã bị tước hết quyền lực và bị bắt buộc qua Mỹ để ký hợp thức hoá những thỏa thuận giửa phe thân Mỹ và Mỹ!

Sent from my iPad

Begin forwarded message:
From: BMH <
Date: July 6, 2015 at 18:42:05 EDT
Subject: NPT khi bước xuống phi cơ tại căn cứ Không Quân Andrews, Maryland..
XIN MOI QUI VI XEM SU KHAC BIET CACH TIEP DON CUA TONG THONG MY DOI VOI VNCH VA DANG CSVN.THAT TOI NGHIEP VA NHUC NHA CHO BON BAC BO PHU DANG CSVN !!!

Thưa Qúy Vị, Qúy NT và CH....     


Bọn Thông tấn xã Việt cộng  tự trải thảm đỏ cho Nguyễn Phú Trọng...
 
Không có một giới chức cao cấp chính phủ Hoa Kỳ đón tiếp , 
ngoài đại sứ Hoa Kỳ tại Viêt Nam...
 
Có tin Bill Clinton đi cùng chuyến máy bay về Hoa Kỳ...cũng không thấy...               
 
Có tin cho biết Nguyễn Phú Trọng và bè lũ hiện đang ở tại khách sạn:
 
Washington Marriott Wardman Park
2660 Woodley Rd. NW
Washingtyon, D.C 20008
 
1-800-291-9434‎

 
Xin mời xem hình ảnh , video clip  NPT khi bước xuống phi cơ tại căn cứ Không Quân Andrews (Andrews AFB), Maryland..
để so sánh và biết rõ sự thật.
 
BMH
Washington, D.C


Xin mời xem để thấy được sự khác biệt:

TỔNG THỐNG MỸ CHÀO ĐÓN TỔNG THỐNG NGUYỄN VĂN THIỆU





 
 
image
 
 
 
 
 
Preview by Yahoo
 
            
 


  Vụ tấm thảm này vui rồi đây các bạn ! TTXVN đã tự lót thảm xuống phi trường Adrew Mỹ.
Ai nhanh tay lưu lại Video của VTV1 đi nhé.
Chúng ta chờ xem NPT sẽ ở đâu nhé.
 
 
 
Trong Video không có tấm thảm nào cả ! những tấm hình khác không có thảm gì hết sao ảnh của 
 
TTXVN lại có thảm, thảm này không biết là tính từ hay danh từ vậy quý vị 
 
 
 


__._,_.___

Posted by: <vneagle_1




9 dân biểu HK yêu cầu TT Obama đặt vấn đề nhân quyền với ông Nguyễn Phú Trọng

Dân biểu Hoa Kỳ

Cùng tác giả:

Ngày 6 tháng 7, 2015
Tổng thống Barack Obama
Tòa Bạch Ốc
1600 Pennsylvania Avenue NW
Washington, DC 20500
Kính thưa Tổng thống Obama,
Vào ngày 7 tháng 7 tới đây, Ông sẽ gặp Tổng bí thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng. Ông Trọng không phải là một nguyên thủ quốc gia và cũng không phải là lãnh đạo của một chính quyền dân cử. Ông đã được mời đến Tòa Bạch Ốc chỉ vì ông đứng đầu hệ thống độc đảng tại Việt Nam. Hệ thống độc tài độc đảng này là nguyên nhân của tình trạng nhân quyền tồi tệ tại Việt Nam hiện nay.
Năm nay đánh dấu 20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao Mỹ - Việt. Là thành viên của Quốc hội Hoa Kỳ, chúng tôi hoan nghênh mối quan hệ chặt chẽ hơn với người dân Việt Nam và ghi nhận tiềm năng kinh tế và an ninh của đất nước này. Do đó, chúng tôi xem vấn đề nhân quyền là tối quan trọng và đưa lên hàng đầu trong quan hệ song phương bởi vì bất kỳ sự hợp tác toàn diện nào đều phải đặt trên nền tảng giá trị chung và tôn trọng các quy ước được thế giới công nhận.
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã ký vào Công ước quốc tế về những quyền dân sự và chính trị cũng như Công ước chống tra tấn của LHQ. Việt Nam đã chọn cam kết các quyền làm người được thế giới công nhận. Tuy nhiên, Ủy ban Điều tra về bắt giữ tùy tiện của LHQ (UNWGAD) đã phán quyết rằng Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam vẫn tiếp tục bắt giữ và giam cầm các nhà hoạt động xã hội và chính trị một cách có hệ thống, vi phạm những ràng buộc của luật pháp quốc tế.
Trong khi danh sách các blogger và tù nhân lương tâm Việt Nam bị bắt giữ ngày càng gia tăng, điều quan trọng hơn bao giờ hết là Hoa Kỳ cần gởi một thông điệp rõ rệt tới giới chức trách Hà Nội rằng tôn trọng nhân quyền là yếu tố cần thiết để thắt chặt hơn mối quan hệ kinh tế và an ninh.
Chúng tôi xin đề nghị Ông nêu vấn đề ngược đãi tù nhân chính trị và tù nhân tôn giáo tại Việt Nam — đặc biệt những người đang bị những án tù dài hạn chỉ vì họ cổ võ cho chính trị và ngôn luận một cách ôn hòa. Chúng tôi mạnh mẽ kêu gọi Ông đòi hỏi ông Trọng phải thả ngay lập tức những nhà báo công dân/hoạt động nhân quyền nổi bật sau đây: Hồ Đức Hòa, Đặng Xuân Diệu, Nguyễn Đặng Minh Mẫn, Tạ Phong Tần, Trần Huỳnh Duy Thức, Ngô Hào, Trần Thị Thúy, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Ms. Nguyễn Công Chính và Lm. Nguyễn Văn Lý.
Chúng tôi cũng xin đề nghị Ông nêu vai trò thiết yếu của các tổ chức chính trị độc lập và các tổ chức xã hội dân sự trong một xã hội tân tiến, cũng như nêu những vi phạm trầm trọng về quyền tự do tôn giáo. Ông Trọng cần được khuyến khích việc lắng nghe người dân Việt Nam và bày tỏ sự tôn trọng xã hội dân sự, các nhóm tôn giáo, và quyền tự do chính trị tại Việt Nam.
Chúng tôi mong cùng làm việc với bên Hành Pháp để hỗ trợ truyền thống của quốc gia chúng ta trong việc hỗ trợ nhân quyền và dân chủ.
Trân trọng,
JPEG - 76.1 kb
PDF - 116.8 kb
07-06-15_Letter to President Obama.pdf





TCBC: Quan Điểm của Việt Tân Về Việc Trung Cộng Quân Sự Hóa Biển Đông

Việt Tân

JPEG - 10.6 kb

VIỆT NAM CANH TÂN CÁCH MẠNG ĐẢNG
Email: lienlac@viettan.org - Web:
www.viettan.org - Blog: vnctcmd.blogspot.com - FB: facebook.com/viettan

****

Thông Cáo Báo Chí

QUAN ĐIỂM CỦA
Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng
Về Việc Trung Cộng Quân Sự Hóa Biển Đông

Ngày 6 tháng 7 năm 2015

TỔNG QUÁT:
Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc (Trung Cộng) đã nhiều lần dùng sức mạnh quân sự để gây hấn, xâm chiếm vùng biển nằm trong đường 9 đoạn do họ đưa ra nhằm khẳng định chủ quyền trên Biển Đông. Năm 1974, Trung Cộng cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa thuộc Việt Nam Cộng Hòa. Năm 1988, Trung Cộng cưỡng chiếm 7 đảo, bãi đá chìm của Việt Nam. Năm 1995, Trung Cộng chiếm bãi đá chìm Vành Khăn của Phi Luật Tân.

Mặc dù quốc tế đã lên án hành động xâm lược của Trung Cộng, lên án “đường 9 đoạn” vi phạm Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), nhưng Bắc Kinh vẫn càng ngày càng ngang ngược, coi thường sự lên án của thế giới và nhất là có những hành động bạo lực, chèn ép các quốc gia trong vùng.
Trong thời gian gần đây, các hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy Trung Cộng đang bồi đắp nhiều đảo nhân tạo thuộc quần đảo Trường Sa, xây dựng trên những đảo này các cơ sở phục vụ cho hải quân và không quân như bến cảng, phi đạo, trại lính với trạm radar và trọng pháo. Cụ thể là tại các đảo Đá Chữ Thập, Đá Gạc Ma, Đá Vành Khăn và Đá Xu Bi.
NHẬN ĐỊNH:
Trung Cộng hiện đang quân sự hóa các đảo nhân tạo để củng cố sự chiếm đóng trái phép của họ. Tham vọng kiểm soát và khống chế sự giao thương trên Biển Đông sẽ tạo ra nhiều hậu quả rất nghiêm trọng:
1. Đe dọa quyền tự do hàng hải và hàng không – Biển Đông là một tuyến đường hàng hải quan trọng với một nửa tổng số tàu chở hàng trên toàn thế giới phải đi qua đây. Các căn cứ quân sự và sự hiện diện thường trực của lực lượng hải quân Trung Cộng trên Biển Đông sẽ đe dọa quyền tự do hàng hải và hàng không trong vùng, và ảnh hưởng nghiêm trọng lên sự phát triển của cả vùng Á Châu Thái Bình Dương.

2. Đe dọa sự ổn định trong vùng – Thái độ hung hăng của Trung Cộng, sẵn sàng dùng tàu chiến để thị uy và gây thiệt hại cho tàu đánh cá, tàu khảo sát và kể cả tàu chiến của một số quốc gia, chính là đầu mối đe dọa cho sự ổn định trong vùng. Từ những xung đột nhỏ bùng nổ thành những tranh chấp cục bộ, dẫn đến chiến tranh là một nguy cơ đáng quan tâm. Riêng đối với Việt Nam, các căn cứ quân sự của Trung Cộng nằm ngay trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là một mối đe dọa rất lớn cho an ninh quốc phòng và quyền lợi kinh tế của đất nước.

3. Cướp đoạt các nguồn tài nguyên đáng kể gồm ngư nghiệp, dầu hỏa và khí đốt – Biển Đông được đánh giá là nguồn lợi rất lớn cho các ngành thủy sản, đồng thời có tiềm năng cao về dầu hỏa và khí đốt. Đối với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, đây là những nguồn tài nguyên cần thiết cho tương lai của đất nước. Vì vậy sự cướp đoạt của Trung Cộng bằng vũ lực, bất chấp luật pháp quốc tế, là một thiệt hại to lớn cho đất nước chúng ta.
QUAN ĐIỂM:
Duy trì hòa bình, bảo vệ chủ quyền và tài nguyên của đất nước, và bảo vệ cuộc sống của ngư dân trên Biển Đông là trách nhiệm chung của mọi người Việt Nam. Trách nhiệm này được tiến hành dựa trên 3 nguyên tắc: (1) đặt quyền lợi dân tộc lên trên hết, (2) giải quyết bằng các định chế luật pháp quốc tế, và (3) liên kết các quốc gia quan hệ nội vụ.
Trong tinh thần đó, Đảng Việt Tân quan niệm một chính quyền thực sự của dân, do dân, vì dân và đất nước phải nỗ lực thực hiện những điều sau đây:
Thứ nhất, ưu tiên trong mọi nỗ lực là tăng cường bảo vệ đời sống của bà con ngư dân đang bị Trung Cộng đe dọa trầm trọng trong vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Việc bảo vệ này không chỉ nói lên tình nghĩa đồng bào mà còn biểu hiện tinh thần đại đoàn kết dân tộc, quyết tâm gìn giữ tài nguyên quý báu của cha ông để lại. Do đó, phải lập tức tăng cường lực lượng hải quân để tuần tra và bảo vệ ngư dân.
Thứ hai, tạo điều kiện cho mọi người Việt Nam tham gia vào nỗ lực bảo vệ biển đảo, từ nghiên cứu, ra kiến nghị, cho đến việc tham gia những diễn đàn quốc tế, tổ chức các cuộc biểu tình, tụ họp trong và ngoài nước. Những hoạt động này cho nhà cầm quyền Bắc Kinh và thế giới thấy rằng người Việt Nam cương quyết bảo vệ biển đảo và không chấp nhận mọi sự áp đặt và khống chế.
Thứ ba, dùng các định chế quốc tế để giải quyết tranh chấp chủ quyền, tương tự như Phi Luật Tân đang kiện Trung Cộng tại tòa án trọng tài quốc tế. Biện pháp này nhằm một mặt phủ nhận chủ trương đối thoại song phương của Bắc Kinh, mặt khác dùng luật lệ quốc tế để kềm hãm sự hung hăng bá quyền của Trung Cộng trên biển Đông.
Thứ Tư, thúc đẩy sự hợp tác với những quốc gia có cùng mối quan tâm đối với vấn đề Biển Đông, tận dụng những cơ chế quốc tế như ASEAN, và tăng cường hợp tác hải quân để tuần tra Biển Đông với các nước như Hoa Kỳ, Úc, Ấn Độ, Nhật Bản.
Thứ năm, xét lại tương quan ngoại giao với Trung Cộng và những ký kết không bình đẳng. Nếu cần sẽ phải hủy bỏ những hợp tác không thích hợp trên các mặt kinh tế, ngoại giao, văn hóa và xã hội, điển hình là công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng.
Chủ quyền và quyền lợi kinh tế của nước ta trên Biển Đông đang bị đe dọa trầm trọng khi Bắc Kinh tiến hành quân sự hóa trên các đảo, bãi đá chìm chiếm đóng phi pháp. Tuy nhiên, quan hệ tròng chéo với Bắc Kinh và chủ trương bám giữ quyền lực độc tài của lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam đang là cản trở lớn nhất cho mọi nỗ lực bảo vệ chủ quyền của đất nước. Một trong những điều kiện tiên quyết cần có để huy động sức mạnh của toàn dân chính là nhu cầu xây dựng một thể chế dân chủ, và thiết lập một chính quyền thực sự đại diện cho nguyện vọng của toàn dân.
Trước tình hình cấp bách này, Đảng Việt Tân sẽ gia tăng nhiều hơn nữa những nỗ lực hợp tác cùng đồng bào ở trong và ngoài nước, các đoàn thể xã hội, các tổ chức chính trị để đấu tranh cho mục tiêu chấm dứt độc tài, xây dựng dân chủ, bảo vệ chủ quyền và quyền lợi của dân tộc.
Tinh thần đoàn kết dân tộc là yếu tố then chốt đã giúp chúng ta bảo vệ được tổ quốc trong suốt chiều dài lịch sử mấy ngàn năm qua. Ngày nay, chính từ lòng yêu nước vô bờ, chính từ nỗi lo cho các thế hệ con cháu tương lai, và từ tinh thần đặt vận mang đất nước lên trên tất cả, dân tộc chúng ta sẽ lại một lần nữa sẵn sàng đương đầu với hiểm họa xâm lược từ Trung Cộng và tất cả những kẻ tiếp tay cho họ.
Ngày 6 tháng 7 năm 2015
Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng
Mọi chi tiết xin liên lạc:
Hoàng Tứ Duy: +1 (202) 470-0845
Ðối Ðầu Bất Bạo Ðộng để tháo gỡ độc tài - Xây Dựng Xã Hội Dân Sự để đặt nền dân chủ - Vận Ðộng Toàn Dân để canh tân đất nước

PDF - 116.3 kb
VT_TCBC_20150706.pdf





Featured Post

Bản Tin buổi sáng 12/3/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link