Saturday, November 30, 2013

Hà Nội đứng lên ròi

]  TOÀN CẢNH DÂN OAN BIỂU TÌNH NGÀY QUỐC HỘI BẤM NÚT HIẾN PHÁP
http://vulep.blogspot.com.au/2013/12/toan-canh-dan-oan-bieu-tinh-ngay-quoc.html
 

Hà Nội đứng lên roi



Vừa bắt đầu giờ làm việc buổi sáng (28/11/2013), gần 1500 người dân oan thuộc 63 tỉnh  thành cả nước đã đồng lòng kéo nhau về khu vực  tiếp dân ( số 1 Ngô Thì Nhậm, quận  Hà Đông, thành phố Hà Nội  để biểu tình đòi quyền lợi, chế độ cũng như đất đai nhà cửa bị mất. Tất cả chia thành hai đoàn quân khổng lồ, mỗi đoàn hơn 700 người cùng quyết tâm dạy cho bè lũ tay sai của đảng cộng sản... trung quốc một bài học về lòng căm thù, sức mạnh của người dân khi bị đẩy đến đường cùng. Đó chính là ban nội chính trung ương, đứng đầu là tên Nguyễn Phú Trọng, trưởng  Ban chống  tham nhũng, Ba phó ban: Trần Đại Quang (bộ trưởng bộ công an) Nguyễn Bá Thanh, Lê  Hồng  Anh – cùng  11 ủy viên trung ương khác.

Hơn 700 người trong  nhóm, không phân biệt gái trai già trẻ, tỉnh  này, tỉnh  kia, cùng ra sức ru đẩy cửa sắt để tràn vào bên trong khu vực tiếp dân, chất vấn các cán bộ thuộc ban bệ, ngành, sở,  yêu cầu giải quyết dứt điểm hàng vạn, triệu đơn thư tồn đọng trong vài chục  năm qua.

Trong vòng một buổi sáng, họ đã hai lần la hét, ru đẩy  khiến cánh cổng sắt đang khóa , hai lần bị bật tung. Cả trăm người tràn vào nhưng bị lực lượng công an, côn đồ cùng  bảo vệ đẩy ra ngoài , khiến ông Lại Văn Sơn (Vĩnh Phú) 70 tuổi  bị trọng  thương vì  bị hai cánh cửa sắt đập vào người.

Không nản, đám người ngồi la liệt trên vỉa hè, lề đường , trong khu vực  tiếp dân để nghỉ ngơi dưỡng sức và lại tiếp tục tràn lên, la hét, đập phá, quyết tâm xô bằng  được hai cánh cửa sắt nặng nề để tràn vào... không cho chúng áp bức. Sức dân tràn lên là  chúng nó sợ run.

Nhóm hai đông hơn, khoảng 800 người đang  tràn ra đường như một đàn châu chấu khổng lồ chặn hết các ngả đường khiến giao thông tắc nghẽn. Cả một rừng khẩu  hiệu được căng ra , từ góc độ cá nhân như bà Đinh Thị Hòa Bắc Giang  (theo  kiện 22 năm ), Trần  Ngọc Anh (Vũng Tàu -21 năm), chị Đặng thị Thông (Thái Bình-29 năm ), Nguyễn thị Tư ( Bình Thuận- 11 năm) v.v đến các tập thể , đơn vị, làng xã...Khẩu hiệu lớn nhất đập vào mắt  mọi người là:

- “Yêu cầu đảng cộng sản Việt Nam thực hiện đúng nhân quyền của  liên hiệp quốc, đừng dùng pháp quyền Việt Nam: Các ban bệ trong phòng  tiếp dân giơ tay chỉ lên, văn phòng  chính phủ giơ tay chỉ xuống,  ủy ban  các cấp xắn tay cướp bóc của  dân”

Tiếp đến là các khẩu hiệu nhỏ hơn nhưng không kém phần quyết liệt:

- “Dân oan Việt Nam quyết tâm tiêu diệt tham nhũng. Tham nhũng là quốc nạn, là sự xỉ nhục đối với chính thể Việt Nam, là bán đứng tổ quốc cho tàu khựa .

-Đả đảo tham nhũng , đả đảo bè lũ phản động hại nước hại dân

-Đề nghị thủ tướng giải quyết dứt điểm  vụ Ecopark ở Văn Giang, Hưng Yên.

-Nông dân Đắc Nông yêu cầu đảng cộng sản Việt Nam trả lại quyền sống, quyền làm người cho dân.

Ấn tượng nhất vẫn là khẩu  hiệu của hàng trăm người dân Tây Bắc với  hình ảnh một chiếc đầu lâu với  hai hốc mắt  tối đen, sâu hoắm,  miệng mím chặt, đặt  giữa hai khúc xương xếp chéo nhau :  

-Công ty Tây Bắc khai quật 840 hài cốt để lấy đất xây siêu thị. Nhân dân làm đơn khiếu kiện, chính quyền vẫn làm ngơ.

Cho dù lực lượng công an bí mật tăng cường thêm một lượng lớn côn đồ trẻ khỏe trong độ tuổi từ 20-27,  mặc thường phục, đội mũ cát két sùm sụp, đeo kính mát to bản, hoặc khẩu trang bịt mõm,  để trấn áp dân , người dân vẫn tràn lên , bất chấp, lăn xả.

Từ bên này bờ đại dương, qua điện thoại, tôi nghe rõ mồn một tiếng chửi bới, la ó của  bà con, từ giọng Nam, giọng Bắc, giọng Trung cùng tưng bừng gào thét, réo tên lãnh đạo  ra mà chửi:

-Đ.mẹ chúng mày, tưởng ăn cướp của  dân mà được à? Chúng tao đéo còn gì để mất, chỉ còn hai bàn tay trắng thôi , phá cửa, đập khóa đi bà con ơi

-Tổ sư cha bốn thằng tứ trụ triều đình. chúng mày là một lũ ăn cướp, bóp hầu bóp họng lừa đảo dân, chúng mày lùa quân vào cưỡng chiếm Miền Nam,  bắt  gia đình tao phải bán nhà cho cán bộ chúng mày ở,  đưa chúng tao đi kinh tế mới , đổ mồ hôi sôi nước mắt mới khai phá được vài nghìn mét đất , thì chúng mày lại vào hùa với  nhau để cướp trắng...Tao vì quyền lợi, nghĩa vụ mà đi đòi thì chúng mày bỏ tù để con lìa mẹ, vợ lìa chồng...Mả mẹ chúng  mày chứ, chúng  mày làm tứ trụ triều đình mà để cho dân khổ ,dân nhục thế này à? Mả mẹ chúng  mày

Chen giữa những tiếng than khóc, la lối um xùm của bà con là tiếng nói lạc lõng của công an:

- Đề nghị bà con giải tán, nếu không bắt buộc chúng tôi phải dùng biện pháp mạnh.

- Á à, mày dám doạ chúng ông à, chúng ông không đánh cho tuốt xác ra thì thôi chứ. Nghị định 08 cấm đàn áp dân oan đi khiếu kiện của thằng bố chúng mày để đâu hả? Có giỏi thì cứ đánh đi, văn bản Việt Nam vào tổ chức nhân quyền thế giới còn trong tay tao đây này. Nào...

- Đ. cả lò chúng mày chứ, chúng mày lớn tiếng về tự do nhân quyền  với thế giới mà  cậy khỏe, cậy  dùi cui  đàn áp dân  như thế này à? Chúng mày  có giỏi cứ sai người cầm súng bắn chết hết dân đi, chúng tao thà chết một đống, còn hơn sống một người, bắn đi . Chúng tao không muốn sống nữa đâu: Nước sắp mất, còn nhà của hàng triệu triệu người dân đen chúng tao thì đã tan nát dưới bàn tay vấy máu của lũ lãnh đạo khốn nạn  chúng mày  rồi.

Chất giọng lanh lảnh uất ức, sôi máu của chị Đặng thị Thông( Thái Bình), không thể lẫn được trong đám đông:

- Ối ông Trọng ơi là ông Trọng  ơi, có cái chế độ nào thối nát như cái chế độ cộng sản nhà các ông không? 27 năm rồi gia đình tôi bị đảng các ông cướp trắng ông ơi. Ông để quân ông đối xử với một gia đình có công với cách mạng như thế này à? Ôi Bác Mùi ơi là bác Mùi ơi, bác vào sinh ra tử, ngăn mũi tên hòn đạn cho bọn chó, đến mức bị nhiễm độc hoá học, không có nổi mụn con, giờ bác nuôi cháu làm con, chúng nó cũng lừa cả di chúc của bác để lại , để phá nhà cướp đất của con cháu bác đây này. Bác sống khôn, chết thiêng, về vật chết tươi chúng nó ra đi bác ơi. Chúng nó toàn những lũ sâu mọt hại dân thôi, từ thằng Trọng, thằng Anh, thằng Sinh, thằng Hải, thằng Dũng, thằng Quang...không thằng nào thiếu tội bán nước, giết dân đâu bác ơi. Bác sống khôn chết thiêng vật chết tươi chúng nó ra đi, đừng để chúng  nó trong ban nội chính trung ương đè đầu  cưỡi cổ dân oan chúng  cháu như thế  này ,ới Bác Mùi ơi là bác Mùi ơi

Bên trong khu vực tiếp dân, tất cả các cán bộ dúi dụi nơi góc phòng, mặt tái xanh tái tử, cắt không ra một giọt máu. Còn bên ngoài , bà con Hà Đông dừng lại hai bên đường cùng  nhấm nháy động viên:

- Cố gắng lên bà con, cơ hội nghìn năm có một rồi, cứ la to nỗi khổ của mình lên, chúng tôi ủng hộ

Trong khi  đám công an, côn đồ mải đối phó với dân, thì nhóm phóng viên truyền hình của đảng cộng sản bị cả số đông bà con quây chặt, chửi rủa:

- Mả cha chúng mày chứ , chúng mày quay phim, chụp ảnh để về báo cáo cho thằng bố chúng mày nhận mặt, chỉ tên, bắt , nhốt chúng  tao hả? Nè cái mặt tao đây nè. Quay đi, quay đi mà báo cáo. Tao là Nguyễn thị Yến, tỉnh Bình Thuận, bị thằng chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh  Huỳnh Tấn Thành cướp 3000 m2 đất trong thành phố từ năm  2002 đây. Đất  của  tao có giá cả tỷ bạc, chúng mày ép phải bán với  giá 9.800 đồng một mét vuông, trị giá không bằng một bát phở bò. Tao không bán thì chúng mày ra lệnh cưỡng chế,  coi như  “giải phóng mặt bằng”. Của  đau, con xót, tao không thể trơ mặt để chúng mày “giải phóng” thì chúng mày cậy khỏe, cậy đông bắt  tao đi tù hai năm. Mả mẹ chúng  mày chứ,  chồng  tao là liệt sĩ, ba chồng tao có công với  cách  mạng  đây, chúng  mày còn giở giọng  “ưu tiên, ưu đãi” chỉ xử tao dưới khung. Chúng mày tưởng tao mù luật chắc? Ra tù tao đi kiện chúng mày từ bấy đến nay đây, xem chúng mày còn tồn tại được mà “giải phóng” nốt cho dân tao khỏi cái kiếp làm người thổ tả này không?. Mả mẹ chúng  mày...

Đẩy bà già cùng quê ra  trước ống kính, chị Yến bảo:

-Đấy chúng mày giỏi thì quay đi, bà cụ 80 tuổi, có 200 mét đất  mặt đường, chúng mày trả chưa đầy 10.000 đồng một mét vuông, đầy  đọa bà lão đến thân tàn, ma dại , cơm không có mà ăn, nhà không có mà ở. Bây giờ lại dỗ ngon, dỗ ngọt : “Chúng con sẽ bán lại mấy chục mét đất cho cụ với giá ưu tiên 3 triệu 600 nghìn đồng một mét”. Hỏi bà cụ lấy đâu ra tiền? Đến 2 mét  để đặt quan tài sáu tấm cũng chẳng đủ tiền mà mua kia, mả mẹ chúng mày chứ...

Chưa khi nào khí thế của  bà con dâng cao như  lúc này , cho dù khẩu phần ăn của mỗi người chỉ là một chiếc bánh mỳ nhỏ, hớp nước  trắng (vì  các quán cơm bình  dân quanh khu vực  đã bị dẹp vãn, hơn nữa một xuất cơm 25.000 đồng qúa đắt so với  túi tiền của  người dân , cũng là  nỗi lo trĩu nặng cho các thành viên trong ban tổ chức ( những người có nhiệm  vụ lo lắng  cho bà con từ giờ cho tới  ngày nhân quyền thế giới( từ số tiền vừa nhận  được của  anh Trần  Hùng ở Anaheim – California)

Vừa kịp ăn xong, tất cả 1500 con người từ Văn Giang, Dương Nội, Bình Thuận, Vũng Tàu, Đắc Nông, Thái Bình, Hà Nội, Tây Bắc v.v lại tiếp tục tràn xuống lòng đường biểu tình la lối, dâng cao khẩu  hiệu, biểu ngữ. Khiến cả chặng dài từ bến xe Hà Đông, Quang Trung, Trần Phú, Nguyễn Trãi, Ngã tư Sở, tắc nghẽn ...Công an dù đã mật báo xin chỉ thị từ cấp trên, điều thêm quân, cả áo vàng, áo xám, xe tù, xe cứu thương dùi cui, còng số 8 v.v nhưng giữa đường, giữa chợ, sợ  thế giới nhìn thấy, bà con Hà Nội, Hà Đông trông vào nên chỉ lùi lũi theo đuôi ,đầy  hậm hực, bực dọc, như  những con chó giái  ...




Tuy cách  xa nửa vòng trái đất, tôi vẫn nghe ùng oàng hết cả hai tai. Hễ tai này ù đặc, lại phải chuyển sang tai kia để nghe tiếp...Đầu óc, tâm trí cùng căng ra, dõi theo những bước đi căm hờn, quả cảm, mạnh mẽ của  bà con...

Đầu dây, lời bình phẩm của đám bà con Tây Bắc oang oang:

- Mẹ kiếp! Hôm nay chúng nó được ăn no đặc sản ba miền...Ác như phát xít cũng chỉ bị người dân chửi: “Trẻ không tha, già không thương”. Cái lũ cộng sản này còn ăn trên mồ mả, xác chết của  đồng loại , ác hơn cả phát xít, hít le, cả cú cáo, ác điểu , diều hâu, quạ xám...

Tiếp theo, một giọng nam trầm, đùng đục cất lên, cả âm vực lẫn âm lượng mỗi lúc một tăng theo cấp số nhân:

-   Ôi giời,  Ai sinh ra trong thời kỳ đảng lãnh đạo, đảng cầm quyền mà chẳng “nghèo ba họ, khó ba đời, tả tơi suốt kiếp làm người Việt Nam”...Cứ la lên bà con ơi, nhất định hai bên đường sẽ có người có phương tiện quay chụp,  ghi hình cho bà con mình ở bên kia bờ biển nghe thấy.

Suốt chặng đường dài 5 km, cả người và xe đạp, xe máy trải dài, dăng kín ( riêng bà con thuộc khu vực ba xã Phụng Công, Xuân Quan, Cao Cửu và bà con Dương Nội đã cả nghìn chiếc xe máy). Tất cả cùng  đồng lòng, hạ quyết tâm dắt xe, đi bộ, biểu tình tuần  hành  cho chúng nó ghi nhớ lời dạy của  bậc “cố nội”chúng là Các Mác –Lê Nin: “Cách  mạng  là ngày hội của  quần chúng”

Phía dưới đoàn người, các loại xe công an hú còi, lồng lộn, tìm mọi cách  vượt lên chặn đầu đoàn người để đàn áp, bắt bớ, giải tán,  nhưng tất cả đã kết thành một khối, mỗi người truyền năng lượng của  mình vào năng lượng của  số đông và đồng thời cũng nhận  được năng lượng của  cả đám đông tỏa ra xung quanh , tạo nên sức mạnh khổng lồ , cương quyết không cho chúng xuyên thủng, khiến chúng lồng lộn trong máy,  xin chỉ thị cấp trên tăng cường lực lượng, kẻo càng để lâu càng bất lợi...Cụm từ “tự do” của  tên trung tá Vũ văn Hiền liên tiếp được lũ kiêu binh, đồng bọn kiêm  đồng chí nhắc đi nhắc lại:

-Đ.mẹ chúng mày, triển khai cái éo gì mà chậm như con c... Đợi...đợi cái con...c  tao đây này. Mấy tiếng rồi? Để cho lũ “thế lực thù địch” nhìn vào thì...đẹp mặt. Nhanh lên ... Bố mày chịu hết nổi rồi...Đ.mẹ chúng mày!

Đường dài, chân mỏi, mắt hoa, vừa mệt vừa đói, hai người khụyu chân xuống đường đầu tiên là Trần Ngọc Anh( Vũng Tàu) và chị  Đặng thị Thông( Thái Bình), chiếc khẩu hiệu cũng bất ngờ chúi xuống theo, trong khi lực lượng công an tăng cường nhiều chưa từng thấy, cả đoàn dừng lại  bảo nhau :

-Thôi hôm nay thế là thắng lợi rồi. Cả chục năm khiếu kiện, chưa bao giờ  tôi đi được đoạn đường dài như thế. Sức người có hạn, phải bảo tồn lực lượng để ngày mai trêu ngươi chọc tức bọn chó tiếp... Hẹn gặp lại  ở vườn hoa...bớ bà con

Lập tức đoàn người tản đi, người lên xe bus về lại vườn hoa Mai Xuân Thưởng nấu nướng, nghỉ ngơi, người nổ máy phóng về  Hưng Yên, Dương Nội ... Hai bên đường, những “tình nguyện viên” bất đắc dĩ  cũng  vui vẻ tản đi, tuy nhiên bao nhiêu ấn tượng vui, mừng, hồi hộp , phấn chấn , lo âu đều  được số sinh viên, thanh niên và bà con Hà Nội ghi vào  ống kính để  lập tức phóng lên trang mạng  toàn cầu.

Cuộc cách mạng cho một Việt Nam dân chủ, tự do đã bắt đầu , theo đúng lời ông tổ cộng sản nói: “ Hạnh phúc là đấu tranh”  Trong gian nan, đau khổ, mất mát, đói nghèo, tủi nhục, cay đắng, 1500 người dân oan Việt Nam đã kết thành một khối để  từ đây sinh nở cái oai hùng...

Sacramento, đêm 28/11/2013

TKTT

(Lược thuật )

 

 

sức mạnh của chủ nghĩa ngu dân


 

 

From: us-duc4003
Subject: RE: Chủ nghĩa ngu dân cùa việt cộng.
Date: Fri, 29 Nov 2013 12:53:39 -0800

 

Mời nghe một nữ VC nói về CS bằng ngôn ngữ, luận điệu của chính họ khi cố tình lập lờ, đánh lận, gọi cuộc xâm lăng miền Nam của chúng thành cuộc "chống Mỹ cứu nước" lừa bịp.



Những cơ chế của sự nhầm lẫn

Sơn Diệu Mai

 

Sức mạnh của chủ nghĩa ngu dân

Vốn thích nhạc không lời nhưng đôi khi tôi vẫn nhớ về một câu hát cũ, “Anh ở đầu sông, em cuối sông. Chung nhau dòng nước Vàm cỏ Đông…”

Lãng mạn sao, những cặp tình nhân cùng uống chung một dòng nước. Và hạnh phúc thay những kẻ có thể sống cả đời bên một con sông êm đềm, qua những mùa lúa chín không tiếng súng, những trưa hè có thể nép mình dưới bóng các rặng cây. Nhưng đó là chuyện cổ tích. Lịch sử cận đại của người Việt Nam đã diễn ra trong khói bom và tiếng nổ của đạn pháo. Cuộc chiến tranh Việt-Mỹ chia cắt đến tận lòng sâu của mỗi gia đình. Sự nhầm lẫn, cự bất khả tri không chỉ xẩy ra giữa hai nền văn hoá Đông-Tây mà còn xẩy ra ngay giữa lòng dân tộc Việt, giữa các thành viên trong một gia đình, một dòng họ, giữa miền Bắc và miền Nam, giữa bên thắng cuộc và bên thua cuộc, giữa người trong nước và những người sống ngoài biên giới… Tóm lại, những người Việt cũng bị chia cách bởi những con sông.

 

Những con sông thiếu vắng những cây cầu

Khoảng cách giữa người với người có thể còn dài rộng hơn sông, sâu hơn vực thẳm, thế nên, dù trên địa hạt văn chương, tôi coi Anbert Camus cao hơn hẳn Jean Paul Sartre, tôi vẫn phải công nhận câu nói nổi tiếng của Sartre là một nghiệm sinh có tính nhân loại, “Tha nhân là địa ngục của ta.”

 

Đây là kinh nghiệm của chính tôi.

Năm 1984, tôi sang Pháp lần đầu, được một nhóm “Việt kiều yêu nước” đón tiếp. Có lẽ tên ấy được đặt ra khi nhóm này tham gia vào phong trào chống chiến tranh và người cầm đầu nhóm ấy đã từng là phiên dịch cho ông Lê Đức Thọ trong các hội nghị đàm phán hưu chiến ở Paris. Khoảng năm 1990, cũng nhóm này đứng lên lấy chữ ký của Việt kiều trí thức ở Mỹ, Đức, Úc và Pháp trong bản kiến nghị yêu cầu nhà nước và đảng cộng sản Việt Nam mở rộng dân chủ. Sau bản kiến nghị ấy, họ bị cấm về nước một thời gian khá dài, thậm chí còn bị gọi là “các phần tử phản động”.

 

Như thế, phải hiểu là giữa nhóm Việt kiều này với tôi có chung mục đích tranh đấu cho quyền sống của người dân Việt Nam. Có lẽ cũng vì lý do ấy, họ đón tôi, ít nhất đấy là điều tôi nghĩ. Cuộc đón tiếp diễn ra nồng nhiệt, dường như mang mầu sắc bạn hữu. Tuy nhiên, chỉ một thời gian sau, tôi nhận thấy giữa họ với tôi có rất nhiều điểm bất đồng, đặc biệt là sự nhìn nhận về cuộc chiến tranh Việt-Mỹ.

 

Tôi tự nhủ,

“Người ta sống trên đời, thường tụ thành bè, còn bạn là thứ quý hiếm, nó còn quý hiếm hơn tình yêu vì không có bệ đỡ tình dục. Tình bạn đòi hỏi một sự cảm thông sâu sắc, những phẩm chất tương đồng, và cơ duyên để có thể cùng nhìn về một hướng, cùng đi theo một ngả. Vì lẽ đó, tình bạn không thể có được một cách dễ dãi. Không có thứ tình cảm nào không cần thử thách, cho dù là tình yêu, tình bạn hay tình đồng đội, tất thảy đều cần phải nung qua lửa mới biết vàng thau”.

Nghĩ thế, tôi chọn thái độ im lặng, lảng tránh các cuộc tranh cãi, vì nếu không là bạn, hà tất phí nước bọt để đôi co?

 

Tôi biết rõ rằng, đối với nhóm Việt kiều này cuộc chiến tranh chống Mỹ là cần thiết, là niềm kiêu hãnh, là đài vinh quang của dân tộc Việt Nam. Đối với tôi, đó là sự nhầm lẫn lớn nhất trong lịch sử, là cuộc chiến tranh ngu xuẩn nhất, tàn khốc nhất đã xảy ra trong một tình thế đen trắng lẫn lộn, các khái niệm bị đánh tráo, kẻ tham gia cuộc chiến ở phía Bắc nhầm lẫn do trói buộc bởi ngôn từ, kẻ tham chiến ở phương Nam bị cuốn vào dòng chảy của cuộc Chiến tranh Lạnh, và cả hai bên đều bị đặt vào thế đã rồi.

 

Cuộc chiến tranh Việt-Mỹ là bài học đau đớn nhất, nhục nhã nhất cho dân tộc Việt Nam, mà kẻ chịu trách nhiệm không chỉ là người Mỹ mà còn là chính những người lãnh đạo cộng sản phía Bắc. Trong cuộc chiến tranh ấy, dân tộc Việt tự biến mình thành vật đệm giữa hai toa tầu, là đám lính đánh thuê cho hai hệ thống tư tưởng trái chiều đang tiến hành cuộc chiến tranh Lạnh. Trong suốt một thập kỷ, nước Việt Nam đã thực sự biến thành cái cối xay thịt khổng lồ nhất trong lịch sử của toàn thể loài người. Vì lẽ ấy, theo tôi, cả người thắng lẫn người thua phải biết sám hối, và nếu muốn lật trang cho lịch sử đất nước, trước hết kẻ thắng phải biết câm mồm lại đừng huyênh hoang nữa; còn kẻ thua cũng phải biết câm mồm lại, thôi chửi rủa, cả hai phía không nên tiếp tục đào bới cái thây ma lên mà ngửi. Nếu không đủ can đảm nhìn nhận vấn đề như nó vốn thế, họ chỉ còn là đám thú rừng bị lọt xuống một cái bẫy của lịch sử và không bao giờ có thể nhẩy lên khỏi hố sâu.

Năm 2005, tôi trở lại Pháp.

 

Nhóm “Việt kiều yêu nước” chủ động mời tôi đến ăn cơm tối với họ để trao đổi tình hình. Tôi nhận lời. Bữa cơm ấy diễn ra ở một quán ăn thuộc quận 13. Trước khi đến Paris, tôi đã ở Turin (Ý) một tuần. Trong tuần lễ đó, khá nhiều báo Ý đã phỏng vấn tôi và đã đăng bài tức khắc. Một trong số các bài báo ấy, có đề tựa “Mười triệu người chết trong cuộc chiến Việt Nam”. Trong các cuộc phỏng vấn tại Turin, tôi đã kể lại hai điều:

- Thứ nhất, khi làm người viết thuê cho các ông tướng, tôi được nghe họ nói với nhau: Chúng ta chỉ công bố con số thật sự khi người Mỹ bồi thường chiến tranh. Như thế, con số phía Mỹ đưa ra (Khoảng 5 triệu tử vong) lẫn con số chính quyền Việt Nam đưa ra (Hai triệu rưỡi) đều là số sai sự thật.

- Thứ hai, chỉ khi đến Turin tôi mới biết lính các nước chết ra sao và nhờ có sự so sánh ấy, tôi mới biết thân phận người lính và người dân Việt Nam đau khổ đến mức nào. Năm 2005, cuộc chiến tranh đang xảy ra ở Iraq. Báo mỗi ngày đều đăng tin bao nhiêu lính Mỹ, bao nhiêu lính Iraq tử vong. Nếu con số đó chạm tới năm chục đã khiến các nhà báo làm rộn lên, chất vấn tổng thống. Khi số tử vong chạm đến số 100 thì sự căng thẳng trong chính trường đã khiến Nhà Trắng điên đầu. Trong chiến tranh Việt-Mỹ, mỗi lần B52 bay qua, chỉ hai ba phút, dân thường, thanh niên xung phong chết hai trăm, ba bốn trăm, thậm chí nơi đông hơn sáu trăm người nhưng không có một dòng trên báo, không một câu trên đài phát thanh. Không ai hay biết, kể cả người Việt lẫn người nước ngoài. Tôi nói với các nhà báo Ý:

“Tới tận năm nay, gần sáu mươi tuổi tôi mới thấm thía sự khác biệt giữa kiếp người. Nhờ đọc báo phương Tây, tôi mới biết là người Mỹ và người Iraq chết như người, chết theo kiểu người. Chúng tôi, những người Việt Nam, chúng tôi chết như kiến, chúng tôi chết như ruồi, chúng tôi chết như lá khô rụng, cái chết của chúng tôi hoà lẫn bùn đen, và tan trong câm lặng.”

 

Vì ở Turin có những Việt kiều liên hệ chặt chẽ với nhóm “Việt kiều yêu nước” ở Paris và gửi báo cho họ nên trong bữa cơm tối hôm ấy, tôi bắt buộc phải bàn cãi với họ về chủ đề chiến tranh Việt-Mỹ. Tôi đã thuật lại cho họ nghe sự tổn thất to lớn của dân tộc khi những người lãnh đạo mắc chứng vĩ cuồng. Rất nhiều trận xảy ra khi lực lượng trinh sát thăm dò địa hình địa vật không kỹ, bộ phận hậu cần chuẩn bị khí tài chưa đủ nhưng cấp chỉ huy ham lập thành tích nên cứ đẩy lính ra chiến trường, kết quả là đại bại. Trong khi ở chiến trường xác lính chết ngập suối, nước không chảy được, chim cắt chim kền kền ăn thịt no đến mức không bay lên nổi, lệnh ở Hà Nội vẫn tiếp tục giục tấn công. May mắn là còn có những vị tướng biết thương dân, thương lính, khóc đỏ mắt, quyết định rút quân và làm báo cáo giả để gỡ tội.

 

Hồi ấy, tổng tư lệnh của cuộc chiến là Lê Duẩn, đã đưa ra khẩu hiệu:

“Dân tộc chúng ta là dân tộc anh hùng, chỉ có thắng không có thua.

Quân đội chúng ta là quân đội anh hùng, chỉ có tiến không có lùi.”

Điều đó có nghĩa: Chỉ tiến công, không phòng thủ!

 

Xưa nay, trong lịch sử ngàn năm chống ngoại xâm của dân tộc, bao giờ chúng ta cũng lùi về rừng núi để chờ thời gian mài mòn lòng kiêu ngạo lẫn ý chí quân địch, cũng là để khí hậu nhiệt đới khắc nghiệt quật ngã chúng, cũng là để củng cố quân đội rồi chờ thời cơ thuận lợi mới huy động binh lính và dân chúng tổng tấn công. Khẩu hiệu của ông Lê Duẩn đưa ra là một sự sáng tạo thuần tuý, một ý thơ bay bổng, xuất phát từ tham vọng và lòng kiêu mạn cộng sản. Nhưng thơ phú là thứ chỉ để ngâm ngợi khi gió mát trăng thanh, thơ mà trà trộn với chiến tranh nó biến thành núi xương sông máu.

Đám tướng lĩnh không dám tuyên bố thẳng thừng nhưng đều hiểu ngầm rằng lãnh tụ của họ là một kẻ vĩ cuồng.(?)

 

Nhóm “Việt kiều yêu nước” ở Paris nghe tôi nói xong thì hai nhân vật chủ chốt phản ứng dữ dội. Ông X bảo:

- Mục tiêu biện minh cho phương pháp. Muốn thắng cuộc trong chiến tranh thì phải chấp nhận tất cả.

Ông Y phản ứng với con số Mười triệu:

- Con số đó không thật. Ở nước Pháp chúng tôi có các biện pháp khoa học về dân số để chứng mình là con số ấy sai. Làm sao chị có thể nghe theo mấy thằng tướng ngu ấy được?

Tôi im lặng không đáp. Nhưng hôm sau, tôi có nhờ ông Phan Huy Đường, lúc đó còn dịch sách của tôi, nói lại với ông Y:

 Nhờ Đường nói với ông bạn của Đường là về Việt Nam chớ mở mồm mà bảo mấy ông tướng là ngu. Bởi vì, rất nhiều hạ sĩ quan thời đó (trung uý, đại uý, thiếu tá…) biết rõ rằng sinh mạng họ được bảo tồn là nhờ những ông tướng thực sự thương lính và không ham thành tích như tướng Vũ Lăng. Bây giờ, nếu không giải ngũ họ cũng đã leo lên đại tá hoặc thiếu tướng. Nếu ông Y mở mồm bảo tướng của họ là thằng ngu hẳn họ sẽ cho một báng súng vào đầu, hiền hoà nhất họ cũng khạc vào mặt.

 

Đấy là phản ứng duy nhất của tôi.

Trong thâm tâm, tôi quyết định chia tay.

Tôi nghĩ, đám người này cần cuộc chiến tranh chống Mỹ như người đàn bà cần son phấn. Giữa họ với ta chẳng còn điều gì đáng nói. Một cuộc chia tay vĩnh viễn là điều hợp lý hơn cả. Không cần kiệt xuất thông minh, chỉ cần chịu khó quan sát sẽ thấy ngay rằng cộng đồng người Việt ở nước Pháp là một cộng đồng không bản sắc, sống co cụm, một bầy thỏ ngoan ngoãn đối với chính quyền. Họ không gây ra các vụ lộn xộn như người da đen và người Arab theo đạo Hồi, nhưng họ cũng chẳng có tiếng nói, chẳng có một gương mặt nào trên các diễn đàn quyền lực. Vì bản chất nhẫn nhịn, chịu thương chịu khó nên họ thành công ở mức trung bình, trở thành kỹ sư, bác sĩ, nha sĩ, giáo viên đã là giấc mơ tột đỉnh. Hội nhập vào xã hội Pháp chưa lâu, sự tự tin vào bản thân chưa đủ, họ lại bị ám ảnh bởi thân phận lớp người Việt Nam nhập cư trước họ, những người lính thợ bị thực dân cưỡng bức rời quê hương sang Pháp phục vụ tại một số nhà máy làm thuốc súng để thay thế cho các công nhân Pháp ra chiến trường.

 

Năm 1937, để dự phòng chiến tranh, bộ trưởng bộ Thuộc địa và quân đội (ministre de la Colonie et de la Défense) Georges Mandel dự tính tuyển 80.000 người Đông dương. Tháng 6 năm 1940 đám thanh niên Việt Nam được dẫn đến hải cảng Pháp gồm: 10.750 người trung kỳ, 7.000 người miền Bắc, 2.000 người miền nam. Đám lính thợ này đã bị đối xử như những con vật, bị dồn vào sống trong những khu nhà tồi tàn, không điện và thiếu nước, không nơi vệ sinh, không lò sưởi và thức ăn không đủ nửa khẩu phần. Mùa đông, những kẻ khốn khổ ngủ trên sàn, đại tiểu tiện ngay bên ngoài cửa, người nọ dẫm vào phân người kia. Đói khát, họ phải đào rễ củ và hái rau dại về ăn. Cái sự thật tàn nhẫn này bị vùi trong câm lặng. Cho đến đầu thế kỷ XXI, mới có vài nhà báo Pháp lên tiếng. Sau đó, Bernard Kouchner, vốn là một ngôi sao cánh tả nhưng sau thất bại của Ségolen Royal trong cuộc tranh cử 2007, đã nhận lời làm bộ trưởng bộ ngoại giao cho chính phủ Sarkozy mới chính thức lên tiếng xin lỗi vì:

“Nước Pháp đã đối xử với những người lính thợ Việt Nam như đối với súc vật.”

Trong thực tiễn, nước Pháp đã đối xử với đám lính thợ Việt Nam còn tệ hơn súc vật bởi khi cưỡng chế thanh niên Việt Nam sang Pháp, họ dồn đám người này xuống hầm tầu còn tầng trên, thoáng mát hơn thì để dành cho… những con bò. Cái kinh nghiệm tồi tệ ấy được cấy trong tim như một quá khứ sầu thảm, cộng đồng người Việt không thể tránh khỏi mặc cảm của những kẻ vừa là dân nhập cư, vừa mang nhãn hiệu “Được lôi ra từ vùng đất thuộc địa”. Thế nên, cuộc sống tinh thần của họ dường như đột ngột khởi sắc, bừng bừng ánh sáng khi cuộc chiến tranh Việt-Mỹ xẩy ra.

Tại sao?

Dễ hiểu thôi, tinh thần Bài Mỹ là chất xi-măng gắn kết một số đông quốc gia trên thế giới, không chỉ các nước thuộc phe Xã hội chủ nghĩa nhưng ngay cả các nước phương Tây. Hành vi của nước Mỹ không chỉ gợi lên lòng căm thù nhưng kèm theo đó cả sự sợ hãi. Nếu có tiền lệ một nước nhược tiểu bị Mỹ chà nát thì sẽ đến lượt các nước khác theo thành ngữ, “Không bao giờ có lần thứ nhất, lần thứ hai mà lại không có lần thứ ba”

Vả chăng, về mặt lý, cuộc chiến này không thể biện minh, “Không một người Việt Nam nào mang bom sang giết người Mỹ.”

Dù cộng sản hay không cộng sản thì sự thực là không có một người Việt Nam nào cầm dao hoặc cầm súng sang tận nước Mỹ để giết một người Mỹ, hoặc ngay đến một con bò trong trang trại Mỹ cũng không.

Vì thế, lương tâm nước Mỹ phải thức tỉnh. Các vụ biểu tình phản đối chiến tranh trước toà Nhà Trắng của Mỹ điệp với các cuộc biểu tình trước sứ quán Mỹ tại các nước khác. Tiếng hát và ngọn lửa tự thiêu của trí thức Mỹ đốt nóng cả châu Mỹ La-tinh và châu Âu.

Vào thời điểm ấy, người Việt Nam nhập cư chống chiến tranh được hưởng một sự ưu đãi vô tiền khoáng hậu. Đi đến đâu họ cũng được thăm hỏi, giúp đỡ, được coi là người của “một dân tộc anh hùng”. Và, trên các diễn đàn chống chiến tranh, đại diện của “tổ chức Việt kiều yêu nước” được xuất hiện bên cạnh những nhân vật quan trọng bản xứ mà nếu không nhờ ân sủng của cuộc chiến này, không bao giờ họ có cơ hội và có tư thế tiếp xúc. Để ví von, có thể nói rằng: Những con chim vốn nép mình trong bóng tối nhờ ánh đạn lửa mà được nhô đầu ra và há mỏ cất tiếng kêu.

Thế nên, họ cần cuộc chiến tranh Việt-Mỹ.

Lòng ích kỷ, cái kiêu ngã của con người quả là vô giới hạn. Những kẻ sống ở một phương trời, cần máu đồng bào phải đổ ở một phương trời khác để tô điểm cho cuộc sống tinh thần của chính mình.

Chiến tranh thật đẹp khi nó được tạo bằng máu xương kẻ khác!

Từ đây, tôi nghi ngờ hai từ “yêu nước”. Phía sau danh từ này có vô vàn tâm trạng, có vô số động cơ, hoặc xác thực, hoặc ngầm ẩn, hoặc có ý thức, hoặc vô thức.

Danh từ nào cũng lập lờ và cũng có khả năng phản lại nghĩa chính thống.

Như thế, giữa người Việt với người Việt cũng bị chia cách bởi những con sông vô hình. Chắc chắn cũng còn khá lâu mới bắc được cầu qua những con sông ấy.

Chiến tranh Việt-Mỹ đã qua, nhưng sau đó không lâu cái tên Việt Nam lại dội lên trên các kênh thông tin quốc tế. Lần này, là một thứ ồn ào dơ dáy. Chẳng còn là người anh hùng bé nhỏ dám đương đầu với đế quốc Mỹ mà là tác giả của Khổ nạn Thuyền nhân. Ở châu Âu, phái đoàn Việt Nam không còn được chào đón bằng cờ và hoa mà bằng cà chua và trứng thối. Tôi nhớ rằng lần đi châu Âu, ông Võ Văn Kiệt đã hứng trọn một quả trứng thối vào giữa mặt còn đến lượt ông Phan Văn Khải thì thoát nạn nhờ sự bố trí, dàn cảnh công phu của cảnh sát Pháp. Sự đời vốn đổi thay như các lớp tuồng. Điều khốn khổ cho người Việt Nam là dường như họ chỉ được biết đến trong các tình huống đau khổ. Kể từ khi làn sóng “Thuyền nhân” dịu đi, Việt Nam gần như chẳng còn gì để nhớ. Cứ nghe đài phương Tây thì biết, người ta chỉ nhắc tới hai từ Việt Nam khi nhắc tới cuộc chiến tranh Việt-Mỹ, bởi rất nhiều trí thức phương Tây, đặc biệt là các văn nghệ sĩ đã tham gia vào phong trào chống chiến tranh và tuổi trẻ của họ gắn bó với những kỷ niệm của một thời sôi động. Tuy nhiên, ngay cả những người kiên nhẫn nhất và hiểu biết Việt Nam nhiều nhất cũng chưa dám quả quyết rằng họ nắm được sự thực về cuộc chiến tranh này. Điều đó, quá khó khăn.

 

Một lần, một nhà văn Pháp hỏi tôi:

- Cái gì tạo nên sức mạnh của chúng mày trong cuộc chiến tranh Việt-Mỹ?

Tôi đáp:

- Một nửa là thói quen của hàng ngàn năm chống xâm lược. Nửa kia là sức mạnh của chủ nghĩa ngu dân.

Tô Vĩnh Diện (1924 – 1953) đã anh dũng hy sinh khi lấy thân mình chèn pháo trên đường kéo pháo vào trận địa Điện Biên Phủ. Nguồn: http://us-mg205.mail.yahoo.com/neo/

Anh bạn chưng hửng:

- Mày không đùa đấy chứ? Ai có thể tin nổi một thứ lý thuyết quái gở như thế.

Tôi cười:

- Rất nhiều thứ quái gở ở phương Tây lại là sự thực đơn giản ở phương Đông. Và ngược lại.

Bây giờ, tôi xin giải thích “thứ lý thuyết quái gở” này.

 

Cuộc chiến tranh Việt-Mỹ được đảng cộng sản phát động với lời tuyên bố: Đánh đuổi quân xâm lược Mỹ.

Năm 1964, tôi mười bẩy tuổi. Vào tuổi ấy, tất thảy thanh niên ở miền Bắc không có quyền nghe đài nước ngoài, không có ti-vi, không có máy quay đĩa, không có bất cứ nguồn thông tin nào ngoài báo chí cộng sản và đài phát thanh trung ương. Lần đầu tiên, tôi được nghe những bài hát nước ngoài là năm tôi mười sáu tuổi. Mùa hè năm 1963, anh họ tôi là phiên dịch tiếng Nga dẫn tôi cùng đứa em trai đến nhà ông chuyên gia mỏ thiếc Tĩnh Túc ở Hà Nội. Ông bà ấy đón tiếp rất tử tế, ngoài việc chiêu đãi bánh ngọt và nước trà chanh, còn mở máy quay đĩa cho chúng tôi nghe. Cảm giác của tôi lúc đó là choáng váng, như muốn chết. Đó là cảm giác thật sự khi con người lạc vào một thế giới mà họ vừa cảm thấy ngây ngất vừa cảm thấy như ngạt thở. Đĩa nhạc đó là của Roberto… (không nhớ họ), một giọng ca Ý tuyệt diệu nhưng chết trẻ. Những bài hát tôi nghe là các bài nổi tiếng cổ truyền: Ave Maria, Santa Lucia, Paloma, Sérénade, Histoire d’amour, Besame Mucho…

 

Ra khỏi cửa nhà ông chuyên gia Nga nọ, tôi bước đi loạng choạng. Lần đầu tiên, tôi hiểu rằng cuộc sống của chúng tôi là cuộc sống của những kẻ bị nhốt dưới hầm. Những bài hát kia là một thứ ánh sáng mà lần đầu tiên tôi được thấy. Ánh sáng đó rọi từ một thế giới khác, hoàn toàn ở bên ngoài chúng tôi. Kể lại chuyện này, để hậu thế nhớ rằng, thời đại của chúng tôi là thời đại của một thứ chủ nghĩa ngu dân triệt để. Một thứ chủ nghĩa ngu dân tàn bạo, nó buộc con người sống như bầy súc vật trong một hàng rào được xây nên bằng đói khát, hà hiếp và tối tăm.

Khi con người bị điều khiển cùng một lần bằng tiếng gào réo của dạ dầy và cái bỏng rát của roi vọt thì họ không thể là người theo nghĩa thực sự. Chủ nghĩa ngu dân là thứ lá chắn mắt ngựa, để con vật chỉ được quyền chạy theo chiều mà ông chủ ra lệnh. Khi tất cả những con ngựa đều chạy theo một hướng, ắt chúng tạo ra sức mạnh của “bầy chiến mã”, nhất là khi, trong máu chúng đã cấy sẵn chất kích thích cổ truyền “chống xâm lăng”.

Với lũ trẻ là chúng tôi thời ấy, danh từ Xâm lăng dùng để chỉ: quân Nguyên, quân Minh, quân Thanh, và bây giờ là quân Mỹ. Danh từ ấy đồng nghĩa với Tô Định, Mã Viện, Thoát Hoan…Tóm lại, Mỹ là lũ giặc phương Bắc nhưng mũi lõ, mắt xanh, tóc vàng.

Ngôn ngữ vốn là một nhà tù, mà chúng tôi không có điều kiện để tiếp cận với các nguồn thông tin khác, các ngôn ngữ khác, nên hiển nhiên chúng tôi là đám tù binh ngoan ngoãn sống trong nhà tù ấy, đinh ninh rằng mình ra đi là để bảo vệ non sông.

Bởi vì, tổ tiên chúng tôi đã quen chết hàng ngàn năm để chống lại những kẻ thù mạnh hơn họ bội phần, chúng tôi cũng sẵn sàng ra chiến trường chống quân xâm lược Mỹ theo đúng cách thức ấy.

Đó là lý do tôi nói, “sức mạnh của chủ nghĩa ngu dân”.

 _____________________________________________________________

 

TQ 'tạo kẻ thù' để ổn định nội bộ?


 

 

On Saturday, November 30, 2013 8:20 AM, Tran Ho <> wrote:

 

TQ 'tạo kẻ thù' để ổn định nội bộ?

Hồ Như Ý

Viết cho BBC từ TP HCM

Cập nhật: 02:27 GMT - thứ bảy, 30 tháng 11, 2013

alt

Chính phủ Trung Quốc nói máy bay đi qua Vùng nhận dạng phòng không đều bị giám sát chặt

Việc Trung Quốc thành lập 'vùng nhận dạng phòng không' ở Biển Hoa Đông làm gia tăng căng thẳng ở khu vực Đông Bắc Á và sau đó là thái độ chừng mực trước phản ứng của nước đối với hành động phản ứng của các nước láng giềng và Hoa Kỳ đã bị dân mạng Trung Quốc "ném đá" chế giễu.

Các bài liên quan



Chủ đề liên quan



Tuy nhiên đây có thể là một chiêu bài nữa của chính phủ nhằm tạo kẻ thù, không phải là để gây chiến mà nhằm ổn định xã hội trong nước.

Vào ngày 28/11, Nhật Bản và Hàn Quốc đều cho máy bay chiến đấu bay vào vùng này.

Trước đó hôm 26/11, Hoa Kỳ cũng đã điều hai pháo đài bay B-52 bay qua, như một dấu hiệu chứng tỏ sự ủng hộ đồng minh Nhật Bản.

Tất cả các máy bay chiến đấu trên đều không báo cho Bắc Kinh trước khi bay vào 'vùng nhận dạng phòng không '.

Chỉ trích từ trong nước


Cuối tuần trước, Trung Quốc đã thông báo là các máy bay nước ngoài bay vào vùng nhận dạng phòng không do Bắc Kinh tự ý quy định, kể cả các máy bay dân dụng, phải báo trước cho chính quyền Trung Quốc.

"Nếu thiếu sự thù hận đối với thế lực bên ngoài, người dân trong nước không bị bao phủ bởi bầu không khí sợ hãi, không sinh sống trong bầu không khí sợ hãi này, tự nhiên là không cần tới sự bảo vệ của chế độ độc tài. "

Nếu không chúng sẽ gặp phải các biện pháp ngăn chặn từ máy bay quân sự của Trung Quốc.

Vùng phòng không này bao phủ cả khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư do Tokyo quản lý nhưng Bắc Kinh yêu sách chủ quyền.

Tuy nhiên máy bay của Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc đều không gặp phải hành động ngăn chặn hay hỏi han từ phía Trung Quốc.

Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã cố lấy lại thể diện trong một thông cáo phát trên mạng vào ngày 27/11, khẳng định đã nhận biết và "liên tục giám sát" chuyến bay của hai pháo đài bay Mỹ.

Thông cáo này còn bổ sung thêm rằng "không quân Trung Quốc đang được đặt trong tình trạng báo động, và sẽ sử dụng các biện pháp để đối phó với các mối đe dọa trên không khác nhau, nhằm đảm bảo chắc chắn sự an toàn của không phận đất nước ".

Trước sự phản ứng và giải thích của chính phủ Trung Quốc về sự việc trên đã nhận được hàng núi "đá" từ dân mạng Trung Quốc ( có lẽ đủ để xây vài cái sân bay).

Theo tìm hiểu, đa số những lời chỉ trích của dân mạng đến từ phía những người phản đối chiến tranh chứ không phải là đội ngũ "Ngũ Mao Đảng" như những lần trước.

'Hổ giấy'


Ngày 27/11, khi trả lời câu hỏi của các phóng viên rằng sau khi phía Hoa Kỳ, Hàn Quốc và Nhật Bản không công nhận khu vực nhận dạng phòng không thì những biện pháp mà Trung Quốc đưa ra liệu có trở thành " Con hổ giấy" hay không, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương đã trả lời:

"Cụm từ 'Hổ giấy' này có hàm ý đặc biệt. Anh có thể tìm hiểu lại, năm đó chủ tịch Mao Trạch Đông nói 'hổ giấy' là để ám chỉ cái gì. Tôi muốn nhấn mạnh rằng, chính phủ Trung Quốc có đầy đủ quyết tâm và năng lực để bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia.

Chúng tôi cũng có năng lực để thực thi quản lý hữu hiệu khu vực nhận dạng phòng không ở Đông Hải."

Cũng vì tình hình căng thẳng ở biển Hoa Đông mà biên đội tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc đang trong đợt diễn tập đi xuống vùng biển Đông đã chọn con đường đi qua eo biển Đài Loan để đi xuống phía Nam.

Để đi vào Biển Đông, biên đội do tàu sân bay Liêu Ninh dẫn đầu có hai đường là đi qua eo biển Bashi nằm giữa Philippines và Đài Loan hoặc đi qua eo biển Đài Loan nằm giữa Trung Quốc Đại Lục và Đài Loan. Trong trường hợp đi qua eo biển Bashi, biên đội tàu Liêu Ninh sẽ phải đi qua vùng biển gần Nhật Bản. Do vậy, biên đội tàu Liêu Ninh đã chọn con đường qua eo biển Đài Loan để tránh đối đầu Nhật Bản.

alt

Ảnh trên trang Baidu minh họa cờ Trung Quốc cắm trên đảo Điếu Ngư (Senkaku)

'Tạo kẻ thù để tồn tại'


Trong những năm gần đây, những cụm từ được người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc sử dụng trong các trường hợp liên quan tới ngoại giao như "nghiêm khắc cảnh cáo", " kiên quyết phản đối" đều bị dân mạng chỉ trích.

Họ mang ra so sánh những hành động đối nội nhằm duy trì ổn định xã hội và những hành động đối ngoại mang tính chất "chỉ nói mà không làm" và cho rằng chính phủ chỉ toàn "phun nước bọt lên trời và không có cái gì mang tính chất gọi là "bảo vệ chủ quyền", càng không có ý định chuẩn bị "khai chiến dạy cho bè lũ xâm lược một bài học" cả, hoàn toàn là vì nhu cầu "giữ ổn định xã hội".

Chính phủ Trung Quốc chỉ có cách là không ngừng tạo ra kẻ thù, không ngừng chiến đấu không nghỉ thì mới kéo dài được hơi thở của mình.

Với nhu cầu trọng yếu là đảm bảo ổn định xã hội, họ dùng con bài kích động chủ nghĩa dân tộc trong những mối quan hệ quốc tế nhằm mục đích lợi dụng cho việc duy trì chế độ Đảng trị".

Điều này có nghĩa là Trung Quốc hiện tại không có năng lực lẫn không có ý định đánh nhau với nước ngoài, nhưng có nhu cầu dùng kẻ thù ở bên ngoài để gia tăng sự thống trị đối với trong nước.

Chính quyền độc tài đảng trị thường sử dụng chiêu bài quen thuộc nhằm kéo dài sự thống trị của mình: Nuôi dưỡng sự thù địch đối với bên ngoài, tạo thành một kẻ thù lâu dài, sử dụng lịch sử để phát triển thù hận, lợi dụng chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa yêu nước mù quáng.

"Nếu thiếu sự thù hận đối với thế lực bên ngoài, người dân trong nước không bị bao phủ bởi bầu không khí sợ hãi, không sinh sống trong bầu không khí sợ hãi này, tự nhiên là không cần tới sự bảo vệ của chế độ độc tài."

Nếu thiếu sự thù hận đối với thế lực bên ngoài, người dân trong nước không bị bao phủ bởi bầu không khí sợ hãi, không sinh sống trong bầu không khí sợ hãi này, tự nhiên là không cần tới sự bảo vệ của chế độ độc tài.

Sự sợ hãi, sự dối trá và lòng thù hận là mục đích duy nhất của giáo dục.

Tác giả Naomi Wolf từng viết về chế độ phát xít: "Tạo nên kẻ thù, xây dựng hệ thống giám sát nằm ngoài luật pháp, lập nên những đoàn thể vũ trang riêng, độc quyền kiểm soát báo chí, làm giả tin tức truyền thông, đem những phần tử tiến bộ xử án với tội phản quốc, đem thành phần phê bình chế độ xử tội làm gián điệp" ....

Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Biển Đông, Đài Loan, Pháp Luân Công, Tây Tạng, Tân Cương, Nội Mông, các nhà hoạt động dân chủ, giáo hội Công giáo, các tầng lớp dân oan , các tổ chức phi chính phủ NGO.... nhiều kẻ thù như vậy, việc thành lập ủy ban an ninh quốc gia vừa rồi có thể vừa vặn đem những kẻ thù này mang lên truyền thông, chứng tỏ chính quyền rất có khả năng trong việc giữ an toàn cho người dân.

Nền chính trị Trung Quốc quả đang muốn tạo ra nhiều kẻ thù.

Bài phản ánh quan điểm riêng và văn phong của tác giả, hiện sống tại Sài Gòn.

 

 

Featured Post

Bản Tin buổi sáng 12/3/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link