Wednesday, November 27, 2013

'Ủng hộ đóng tiền thay nhập ngũ'


 


http://danluan.org/files/u23/danluan_00139.jpg

'Ủng hộ đóng tiền thay nhập ngũ'


Cập nhật: 12:07 GMT - thứ ba, 26 tháng 11, 2013



Một quan chức của Bộ Quốc phòng Việt Nam ủng hộ ý tưởng đóng tiền thay cho việc đi nghĩa vụ quân sự.

Trung tướng Trần Văn Độ, Phó Chánh án Toà án Nhân dân Tối cao, Chánh án Toà án Quân sự Trung ương - Bộ Quốc phòng, lên tiếng sau khi câu chuyện gây tranh cãi trong dư luận.

 


Trong khi đó, người được gọi là "cha đẻ" ý tưởng nộp tiền thay thế nghĩa vụ quân sự, Trung tướng Trần Đình Nhã, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng an ninh của Quốc hội, tái khẳng định quan điểm của ông.

Cả hai người đều là đại biểu Quốc hội và câu chuyện được nêu ra trong lúc Quốc hội sắp sửa đổi Luật nghĩa vụ quân sự.

‘Nghĩa vụ công dân’


Trung tướng Trần Văn Độ nói ở Việt Nam “chỉ 5% gia nhập quân đội để làm nghĩa vụ, còn lại 95% không tham gia”.

Ông nói: “Rõ ràng nghĩa vụ là của mỗi công dân, nếu không trực tiếp làm nghĩa vụ thì phải làm việc khác để thay thế.”

Vị tướng từ Bộ Quốc phòng đề xuất: “Ví dụ như nghĩa vụ công an, lao động công ích, xây dựng các công trình quốc phòng nơi biên giới hải đảo… hoặc cũng có thể đóng tiền để dùng tiền đó củng cố quốc phòng, mua sắm trang bị vũ khí…”

“Chúng ta không nên suy nghĩ đóng tiền để thay thế. Tất cả đều là nghĩa vụ cả và quyền của Nhà nước là yêu cầu công dân phải thực hiện,” ông Độ nói.

Ông nói thêm: "Khi Nhà nước không bắt anh phải đi hoặc vì một điều kiện nào đó cả về khách quan và chủ quan (ví dụ đang là học sinh sinh viên, đang nghiên cứu công trình dang dở…) thì anh phải làm nghĩa vụ thay thế."

"Chúng ta không nên suy nghĩ đóng tiền để thay thế. Tất cả đều là nghĩa vụ cả và quyền của Nhà nước là yêu cầu công dân phải thực hiện."

Trung tướng Trần Văn Độ

Trong khi đó, người đầu tiên công khai nêu ý tưởng đóng tiền trên báo chí, Trung tướng Trần Đình Nhã, một lần nữa khẳng định đóng tiền là “công bằng”.

“Mỗi năm có một triệu thanh niên đúng tuổi phải đi làm nhiệm vụ nghĩa vụ quân sự, nhưng lại chỉ đi được mấy vạn. Vậy số người còn lại người ta nghĩ thế nào? Sự công bằng ở đâu?”

“Chúng ta đừng nghĩ gia đình có con em đi bộ đội người ta không nói gì, khi con người khác vào Đại học, còn con em họ lại phải đi nghĩa vụ quân sự hai, ba năm.”

Tướng Nhã cho biết “đây mới chỉ là ý tưởng” và có thể được đưa ra xem xét khi Quốc hội thảo luận về Luật nghĩa vụ quân sự sửa đổi.

Ý tưởng đóng tiền thay nhập ngũ đang gây tranh luận.

Nói với BBC, luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm thường trực Văn phòng Quốc hội, không đồng tình.

"Chủ trương đó khi đưa ra, dư luận rất phản đối và không đồng tình. Bởi vì có những nghĩa vụ không thể thay thế được và có những nghĩa vụ phải trực tiếp thi hành.

"Đi nghĩa vụ quân sự là một cuộc chiến đấu xương máu để bảo vệ Tổ quốc, mà mọi người phải thi hành, mà người ta gọi là nghĩa vụ thiêng liêng. Bây giờ biến cái thiêng liêng đó thành tiền bạc, thì không biết dựa trên cơ sở nào lại đưa ra một đề xuất không bình thường như thế.

 

 


 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-16/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link