Friday, November 29, 2013

Nghị định về mạng xã hội ‘không tác động tới tiếng nói bất đồng’


Thứ sáu, 29/11/2013


Nghe


Xem


Tin tức / Việt Nam


Nghị định về mạng xã hội ‘không tác động tới tiếng nói bất đồng’


·         In


·         Ý kiến


·         Chia sẻ:


Blogger Nguyễn Lân Thắng


Blogger Nguyễn Lân Thắng


·        


Tin liên hệ


·         Dùng vn1975.info, vn3000.com, hoặc vn510.com để vào VOA hoặc Facebook nếu bị chặn


·         Video Việt Nam sẽ phạt nặng ‘tuyên truyền chống nhà nước’ trên mạng xã hội


·         Video 'Truyền thông xã hội là sức mạnh của dân chống lại đàn áp'


·         Nguyễn Lân Thắng muốn thay đổi xã hội VN bằng hoạt động 'ngay trong nước'


·         Video Việt Nam đăng cai Đại lễ Phật đản Liên hiệp quốc 2014


·         Video Nhà nghiên cứu Mỹ: Việt Nam cấm chia sẻ tin trên mạng là 'điên rồ'


CỠ CHỮ 


28.11.2013


Nghị định này ra đời trong một hoàn cảnh rất buồn cười là Việt Nam vừa mới vào Hội đồng Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc. Trước đây, những người bất đồng chính kiến, những người bày tỏ ý kiến trên mạng thì thường bị bắt giam, bắt đi tù nhưng mà bây giờ nhà nước lại đưa ra nghị định này để mà phạt tiền họ thì tôi cũng không hiểu ra làm sao.


Nguyễn Lân Thắng


Một nhà hoạt động xã hội trên mạng xã hội tại Việt Nam mới lên tiếng như vậy sau khi Việt Nam ban hành một nghị định sẽ ‘phạt nặng’ việc đưa tin sai sự thật trên mạng.

Nghị định 174 quy định rằng hành vi tuyên truyền chống phá nhà nước Việt Nam và truyền bá tư tưởng phản động bị phạt nặng nhất, từ 70 đến 100 triệu đồng.

Trả lời VOA Việt Ngữ hôm 27/11, ông Nguyễn Lân Thắng cho rằng nghị định mới gây bức xúc đối với các công dân mạng ở Việt Nam:

Nghị định này ra đời trong một hoàn cảnh rất buồn cười là Việt Nam vừa mới vào Hội đồng Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc. Trước đây, những người bất đồng chính kiến, những người bày tỏ ý kiến trên mạng thì thường bị bắt giam, bắt đi tù nhưng mà bây giờ nhà nước lại đưa ra nghị định này để mà phạt tiền họ thì tôi cũng không hiểu ra làm sao. Cộng đồng mạng tôi quan sát cũng thấy rất là bức xúc”.

Giới quan sát nhận định, nghị định mới lần này tiếp tục nhắm mục đích kiểm soát mạng xã hội sau khi phương tiện truyền thông mới này phát triển nhanh chóng mặt tại Việt Nam.

Ông Thắng nói rằng văn bản mới của chính phủ Việt Nam sẽ không ảnh hưởng tới các tiếng nói bất đồng trên mạng ở trong nước:

Tôi nghĩ cái nghị định này sẽ không tác động tới các nhà hoạt động và các nhà bất đồng chính kiến bởi vì từ trước tới nay thì những người dấn thân người ta đã xác định rằng kể cả có tù đầy thì người ta vẫn hoạt động cho nên cái việc phạt tiền này nó sẽ chỉ làm cho dư luật nóng lên và nhà nước trở thành trò cười”.

Ông Thắng nói rằng mạng xã hội ngày càng trở thành công cụ giao tiếp mật thiết đối với nhiều người Việt, nhưng Facebooker này cho rằng ‘vấn đề là người Việt Nam nhận thức được đến đâu và họ sử dụng vũ khí đó như thế nào trong cái công cuộc chuyển đổi và thay đổi xã hội’.

Ông Thắng nhận định rằng Việt Nam hiện nay không theo kịp tốc độ phát triển của các phương tiện truyền thông mới:

Tất cả những tiếng nói, tất cả những bình luận trên truyền thông xã hội nó tác động tới tâm tư, tình cảm của người Việt Nam ngày càng lớn và nhà nước luôn luôn phải chống đỡ cái điều đó, không có cách nào mà chặn được”.

Hồi tháng Bảy, Thủ tướng Việt Nam ký nghị định 72 về quản lý Internet, theo đó cấm tổng hợp và chia sẻ tin tức từ báo chí trên các trang mạng xã hội.

Nghị định này sau đó đã vấp phải nhiều sự chỉ trích của các tổ chức nhân quyền và các cơ quan ngoại giao nước ngoài.
Tờ Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam, đã coi những lời chỉ trích nghị định này là ‘xuyên tạc và vu khống’.


 


Lễ trao giải Tự do Báo chí Quốc tế cho Blogger Điếu Cày - Nguyễn Văn Hải



Danlambao - Ngày 26/11/2013, theo giờ New York, Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (The Committee to Protect Journalists, gọi tắt là CPJ) đã tổ chức buổi lễ trao tặng giải thưởng Tự do Báo chí Quốc tế lần thứ 23 cho Blogger Điếu Cày - Nguyễn Văn Hải. Đây là một giải thưởng danh giá nhằm vinh danh những người đã dũng cảm đấu tranh bảo vệ các quyền tự do ngôn luận trên thế giới.

 

Cùng với blogger Điếu Cày của Việt Nam, giải thưởng năm nay còn được trao cho ba nhà báo khác, gồm có: Janet Hinostroza (Ecuador), Bassem Youssef (Ai Cập), Nedim Şener (Thổ Nhĩ Kỳ).

 

Trả lời phỏng vấn trên BBC, chị Dương Thị Tân cho biết trong buổi thăm nuôi hôm 24/11, Điếu Cày đã được thông báo về giải thưởng.

Cũng theo lời chị Tân, blogger Điếu Cày nói rằng anh "rất vui và muốn gửi lời cảm ơn đến sự quan tâm của tất cả mọi người"

 

Trước đó, CPJ đã mở chiến dịch kêu gọi trả tự do cho blogger Điếu Cày bằng cách ký tên vào thỉnh nguyện thư gửi đến chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Chiến dịch bắt đầu từ ngày 21/11/2013, đến nay 27/11/2013 - tức chưa đầy một tuần đã vận động được 6,868 chữ ký từ khắp nơi.

Bạn đọc có thể tham gia ký tên tại địa chỉ https://www.causes.com/posts/855458-freedieucay

__._,_.___

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin buổi sáng-12/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link