Khiếu nại hành hung
lại bị hành hung
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2013-11-21
2013-11-21
- In trang này
- Chia sẻ
- Ý
kiến của Bạn
- Email
Anh Trương Văn Dũng bị thương do công an Phường Thụy Khuê Hà Nội
đánh đập dã man vào ngày 25 tháng 10.
Courtesy Blog NguyenTuongThuy
Công an hợp tác côn đồ
Vào ngày 19 tháng 11 vừa qua Luật sư Lê Thị Công Nhân cùng chồng là ông Ngô Duy Quyền, anh
Trương Văn Dũng, Lê Hùng và bà Trần Thị Nga đã đến công an Phường Thụy Khuê Hà nội để khiếu nại về việc công
an tại đây đã đánh đập dã man anh Trương Văn Dũng vào ngày 25 tháng 10 vừa qua.
Những người đòi công bằng một lần nữa bị công an và côn đồ Thụy Khuê hành hung
tồi tệ. Luật sư Lê Thị Công Nhân cho biết thêm diễn tiến câu chuyện với Mặc Lâm
sau đây. Trước tiên LS Lê Thị Công Nhân cho biết:
“Chúng tôi đến để tố cáo và yêu cầu gặp những người công an đã
đánh đập dã man anh Trương Văn Dũng và những người bạn của anh Dũng là Lê
Thiện Nhân và Bùi Thị Minh Hằng khi họ đến đây để đòi lại xoong nồi, lều bạt mà
họ đã đi kêu gọi và mang đến giúp cho những người dân tộc H’mong. Vào ngày 25
tháng 10 họ bị những người công an phường đánh đập gây thường tích. Do
vậy, tôi nghĩ tôi cần phải có một hành động thiết thực đó là lên tiếng về sự
việc dã man đã xảy ra với những người bạn của tôi.”
Theo lời LS Công Nhân thì không những nhóm bạn bè của anh Trương
Văn Dũng tới đòi lại công lý mà họ còn gặp rất nhiều dân oan tới khiếu nại việc
họ bị xô đuổi hay hành hung khi tạm trú tại vườn hoa Mai Xuân Thưởng. Những
khuôn mặt dân oan khắc khổ ấy đã đề lại trong lòng người gặp một cảm giác khó
tả, LS Lê Thị Công Nhân cho biết:
Chính tay thiếu úy trực ban mà không đeo bảng tên là một trong
những kẻ đã đánh anh Trương Văn Dũng. Anh Dũng còn nhận ra một tên mang hàm tá
là Phạm Công Định, mặc sắc phục.
-LS Lê Thị Công Nhân
-LS Lê Thị Công Nhân
“Sau đó có một toán người dân oan họ đến. Họ vào trong phòng trực
ban và đề đạt những yêu cầu của họ. Khi tôi nghe thì tôi biết là họ đã bị đánh
đập rất nhiều, bị cướp tài sản. Đó là các bà, các cô rất là lớn tuổi, trông họ
rất là nghèo khó, đau khổ.”
Trong khi ngồi tại văn phòng công an Thụy Khuê, nhóm của những
người bạn anh Trương Văn Dũng đã bị công an dùng hết cách để đuổi họ về mặc dù họ
chỉ đòi hỏi một cuốc gặp mặt với công an trách nhiệm để trình bày nguyện
vọng là được giải quyết một cách hợp lý đối với những cán bộ từng hành hung anh
Dũng. Trong khi chờ đợi mọi người nhận ra hai khuôn mặt đã đánh đập anh Dũng
trước đây, LS Công Nhân kể lại:
“Lúc đó thì tôi mới biết là chính tay thiếu úy trực ban mà không
đeo bảng tên là một trong những kẻ đã đánh anh Trương Văn Dũng. Anh Dũng còn
nhận ra một tên mang hàm tá là Phạm Công Định, mặc sắc phục. Khi nhận ra anh chỉ luôn: ‘Chính mày là thằng đã
đánh tao vào ngày 25 tháng 10’.”
Chỉ muốn đất nước văn
minh
Anh Trương Văn Dũng bị công an Phường Thụy Khuê Hà Nội cùm chân
vào ngày 25 tháng 10 năm 2013. Courtesy Blog NguyenTuongThuy.
Sau khi dùng dằng không giải quyết cho nhóm người đòi công lý, thượng tá công an Nguyễn Thanh Xuân đã chỉ đạo cho côn đồ bao vây và bắt đầu tấn
công nhóm người cô thế này. Công an cũng vào cuộc và xung đột xảy ra. Theo lời
của LS Lê Thị Công Nhân thì chồng chị cũng bị công an tấn công nhưng không
thành công. Chị Nga bị họ xô ngã sóng soài dưới đất. Mặc cho cháu bé mới hai
tuổi con của chị kêu khóc côn đồ vẫn thản nhiên tấn công mẹ của nó. LS Công
Nhân kể:
“Chúng tôi yếu thế vô cùng nên chỉ biết vẫy vùng để mà thoát ra và
kêu gào “công an đánh người. Công an giết người. Cứu chúng tôi.” Chúng
tôi càng la to thì bọn chúng càng đánh đập dữ. Chúng tôi bị chia ra và ai mà
thoát ra ngoài một lúc nào đó thì cố giúp những người còn lại và kêu gào sự
giúp đỡ. Bản thân tôi khi chúng đẩy xuống bậc tam cấp thì tôi thấy chị Nga bị
ngã sóng soài ra mặt đất và đứa bé cũng bị ngã trên mặt đất như vậy. Bọn công
an lao vào đánh chị ấy. Lúc đấy những bác dân oan cũng la lên cầu cứu thì cũng
bị bọn chúng xúm vào đánh.”
Anh Trương Văn Dũng cũng không thoát khỏi sự trả thù của công an
Thụy Khuê. Hơn hai mươi người vừa côn đồ lẫn công an đã bao vây anh và tấn công
từ nhiều phía:
“Anh Dũng đã bị đánh ngay từ khi ở trong đồn nhưng tôi cũng không
giúp được gì cho anh vì tôi cũng bị đánh rất là ghê. Khi xảy ra ngoài đường với
không gian rộng lớn hơn thì tôi chạy thoát được. Tôi quan sát thấy có một lúc bọn chúng hùa
nhau vào đánh anh Dũng rất là đông. Tôi xác định là 5,6 tên. Đông đến mức tôi
chỉ kịp nhận ra người bị đánh là anh Dũng, một người rất là nhỏ bé. Bọn chúng vây thành hình tròn rồi đánh đạp túi
bụi vào anh ấy. Không hiểu là sức mạnh nào đã khiến tôi lao đến như một mũi
tên; Có lẽ là sự quyết đoán vì nếu tôi mà chần chừ thì tôi không có một sức
mạnh kỳ lạ như vậy.”
Chúng tôi muốn đất nước Việt Nam này trở nên văn minh và chúng tôi
mang chính chúng tôi ra làm gương với các cách hành xử như vậy.
-LS Lê Thị Công Nhân
-LS Lê Thị Công Nhân
Khi được hỏi động cơ nào khiến nhóm bạn anh Dũng không sợ hãi đã
dám đối mặt với công an tại trụ sở của họ để đòi hỏi những điều mà ai cũng thấy
là khó đạt được kết quả, LS Công Nhân giải thích:
“Chúng tôi muốn đất
nước Việt Nam này trở nên văn minh và chúng tôi mang chính chúng tôi ra làm
gương với các cách hành xử như vậy. Chúng tôi đến đồn công an và yêu cầu gặp
tên công an đã đánh anh Trương Văn Dũng và những người bạn để nói chuyện cá
nhân với nhau chứ không phải để kiện cái đồn công an Thụy Khuê. Chúng tôi nói
rõ như vậy. Chúng tôi thấy cách hành xử như vậy rất hiếm khi xảy ra ở đất nước
Việt Nam. Thường khi một nạn nhân bị công an đánh đập oan ức như vậy, thậm chí
là đánh chết thì ít khi nào có người nhà đến tận nơi xảy ra sự việc để gọi mặt
chỉ tên những kẻ đã đánh mình và yêu cầu là giải quyết sòng phẳng ở góc độ cá
nhân trước.”
Cuối cùng LS Lê Thị Công Nhân chia sẻ việc làm của mình và nhóm
bạn của anh Dũng:
“Những người như chúng tôi mà còn không dám yêu cầu những điều đó
trực diện thì tôi thiết nghĩ ai sẽ dám làm những điều đó? Đơn giản vậy thôi,
chúng tôi đem chúng tôi ra làm gương trong sự việc như vậy. Hậu quả đáng sợ của
kịch bản thì chúng tôi cũng đã hình dung. Mặc dầu đã hình dung trước nhưng sự
thật vẫn rất là kinh hoàng.
Chúng tôi không phải là những kẻ ảo tưởng và hão huyền. Chúng tôi làm
là chúng tôi muốn tạo ra một cái tiền lệ cho những người khác. Ở Việt Nam chúng
ta có vô vàn dân oan; Tự họ, họ mạnh mẽ lên; Tự họ có những ý tưởng để giải
quyết những vấn đề của riêng họ. Chúng tôi xét thấy rằng những người dân oan
Việt Nam đợi đến lúc liên kết lại với nhau thành một phong trào lớn để mà có
thể nói lên một tiếng nói mạnh mẽ ở diện rộng, cùng lúc, cùng thời điểm....
mang tính tổ chức cao thì e rằng rất là khó và còn rất lâu. Trong lúc chờ đợi
làm được việc đó thì từng gia đình có người thân bị tra tấn, đánh đập, oan sai
bị chết bởi công an thì từng nhóm bạn bè thân hữu của họ hãy đứng lên yêu cầu
giải quyết sòng phẳng của riêng mình. Đó chính là điều chúng tôi muốn khi làm
việc này.”
Chúng tôi chia sẻ sự bức xúc và mục tiêu của LS Công Nhân cùng
nhóm bạn. Khi ý tưởng này được những người bất đồng chính kiến, dân oan hay ngay
cả những nạn nhân của công an, côn đồ sẽ có mục tiêu tranh đấu hiệu quả hơn
trong tương lai.
Tin, bài liên quan
- Côn
đồ cầm đá và côn đồ cầm viết
- Côn
đồ cầm đá và côn đồ cầm viết
- Khi
côn đồ được bảo kê
- Những
nghịch lý của nhà cầm quyền
- Nhiều
người bị đánh đập, sách nhiễu, hành hung
- Luật
sư Lê Thị Công Nhân bị 'thương binh' hành hung
- Việt
Nam bao giờ mới thôi tra tấn?
- Bóng
đá và yêu nước không thể đi đôi
- Hải
Phòng báo cáo thủ tướng việc côn đồ đánh dân ở Tiên Lãng
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment