CHÍNH
TRỊ-PHÁP LUẬT-QUÂN SỰ, TÀI LIỆU ĐẶC BIỆT
Tại Sao Cần Có Chính Nghĩa Dân Tộc?
Lưu Nguyễn Đạt, TS, LS
November 23, 2013
November 23, 2013
Nhu Cầu Chống Ngoại Xâm
Nạn ngoại xâm bởi
Đế quốc Hán Cộng là một thực trạng lịch sử, gần đây thêm sôi động bởi những
hành vi hống hách của bá quyền Bắc Kinh nhằm thôn tính Biển Đông và toàn bộ Khu
Đông Nam Á, trong đó có chư hầu ý thức hệ là CSVN;
Nạn ngoại xâm bởi
Đế Quốc Hán Cộng chỉ là hậu quả thanh toán nợ nần quân bị chiến lược giữa những
chế độ chuyên trị cướp đất, cướp dân, giữa những tên đầu nậu quốc tế buôn bán
súng đạn, ranh giới, đảo rừng, và quyền thế đảng phiệt;
Nạn Đế quốc Hán Cộng,
dù trầm trọng tới mấy, vẫn chỉ là “hiện tượng nổi” hay phản xạ tàn phá ngoài da
cơ thể Tổ Quốc Việt Nam. Căn bệnh thật tại nội tạng là CSVN, một thứ ung thư mà
Dân Tộc chúng ta cần phải loại trừ bằng đủ mọi cách, vừa điều trị vừa đề phòng.
Nhu Cầu Giải Trừ CSVN
Nhà cầm quyền Hà Nội
vốn không có chính danh vì nhiều lần cướp đoạt chính quyền bằng bạo lực, lừa lọc,
phản bội minh ước đã cam kết và nhất là không hề có chính nghĩa vì luôn luôn chủ
mưu bán nước, hại dân bằng mọi thủ đoạn tiêu diệt, tù đày, cướp bóc tàn ác, nên
không có tư cách, khả năng và uy tín cần thiết để bảo vệ nền độc lập căn bản
cũa dân tộc và sự vẹn toàn lãnh thổ của tổ quốc;
Nhu Cầu Chính Nghĩa Dân Tộc
Vậy muốn chống
ngoại xâm Hán Cộng, cần dẹp tai ương CSVN, vừa bất nhân bất nghĩa, vừa bất
lực, bất tài. Nhưng chúng ta chỉ có thể giải trừ những quốc nạn trên
khi
1.
trước hết, chúng ta ý thức nhu cầu ”vượt cộng”;
2.
đồng thời mong muốn xây dựng lại chính nghĩa dân tộc;
3.
và tin rằng chỉ bằng hiệu lực dân chủ chân chính, toàn
dân mới có nghị lực chống nội xâm CSVN và uy lực tự vệ
chống ngoại xâm Hán Cộng.
Do đó, chính
Nghĩa Dân Tộc cần được xây dựng trên nền tảng Dân chủ tự do, tiến bộ
thực sự của dân, bởi dân, vì dân, trên căn bản
- pháp trị
hiến định;
- quản trị
quốc gia kết sinh thế lực và trách nhiệm;
- song song
với một hệ thống Xã Hội Dân Sự và Đảng Phái chân chính;
- xuất phát
từ một dân tộc có nguồn gốc văn hoá, đạo đức, giáo dục.
I. Nền Pháp trị Hiến định Đa nguyên,
Cân bằng
Hiến pháp mà Việt Nam cần lựa chọn phải là một hệ thống quy ước thành văn, dưới hình thức luật căn bản của lãnh thổ, xác định rõ thế lực kết sinh của ba thành tố: chính quyền, xã hội, và người dân.
Như vậy, với tư
cách một khế ước xã hội, Hiến pháp xác định liên hệ thích hợp, thích đáng giữa
cá nhân, xã hội và chính quyền. Cá nhân hội nhập xã hội dân sự và xã hội
chính trị trên căn bản thuận nhận song phương trong tinh thần hỗ tương, bảo vệ
lẫn nhau, với những quyền hành và trách nhiện tương xứng.
Nguyên tắc cai trị mà theo đó mọi người
dân, tổ chức, pháp thể, tư cũng như
công, kể cả chính quyền, nhà nước đều phải tôn trọng, thi hành một cách công minh,
công bằng là nguyên tắc pháp trị, hay thượng tôn luật pháp [không
ai đứng trên pháp luật] v.v. phải được suy diễn từ những quy định gốc sẵn có trong hiến pháp.
II. Quản Trị Quốc Gia Trên Bình Diện
Kết Sinh Thế Lực Chính Đáng Và Trách Nhiệm Công Minh
Quyền hành quản trị đất nước
- không
thể tập trung trong tay một cá nhân hay kiêm nhiệm bởi một đảng phiệt
chuyên chính, mà cần phân công phân nhiệm tới các thành phần dân cử,
công chức, chuyên viên, cán sự đa nguyên, đa dạng.
- Trên căn
bản tam quyền phân lập: lập pháp, hành pháp, tư pháp, với quyền hạn và
trách nhiệm đặc định, chuyên biệt, trong thế liên kiểm. Ngoài ra còn
được tăng trưởng bởi “đệ tứ quyền” của cơ sở truyền thông báo chí dân sự,
tự trị.
Thành phần công chức hay công vụ phải
thực thi đúng nguyên tắc và thủ tục quản trị
- tuyển chọn
theo nhu cầu công vụ và khả năng chuyên nghiệp, tài đức của
từng đối tượng;
- tiến cử
trên căn bản chuyên cần, tài đức; tiến thưởng xứng đáng với nghiệp vụ
giao phó;
- tránh tệ
đoan bè phái, màu cờ sắc áo đảng phiệt.
- thưởng phạt
minh bạch sẽ giảm thiểu tham nhũng, phí phạm tài sản và nhân lực.
III. Tổ chức Xã Hội Dân Sự: Nẩy Mầm
Dân Chủ từ Hạ tầng Cơ sở
Thế nào là Xã Hội Dân Sự [XHDS]?
Xã Hội Dân Sự
[XHDS] tự nguyện đoàn ngũ hoá dưới hình thức các tổ chức bất vụ lợi, độc lập,
hoặc tổ chức phi chính phủ, để hoạt động trong các lĩnh vực xã hội, kinh tế, từ
thiện, giáo dục, tôn giáo, nghề nghiệp, điều nghiên, văn học, nghệ thuật, các
phong trào dân vận bảo trọng nhân quyền v.v.
Sinh hoạt hợp
pháp của tổ chức XHDS cũng cho phép lượng giá hệ thống pháp trị hiện hữu là dân
chủ cởi mở nếu tôn trọng hoạt động chính thống và hợp hiến của XHDS; còn không
sẽ phải coi là chuyên chế, phản dân chủ, bất hợp hiến, khi cấm đoán, kiềm chế
các tổ chức tập thể này.
XHDS phải được
minh thị tôn trọng như một nhu cầu chính đáng của dân, do dân, vì dân. Mọi
hình thức tổ chức XHDS khác, “phản dân sự”, đều có tính cách trá hình, lươn lẹo,
vừa phản động ngược chiều, vừa vô hiệu, phí phạm nhân lực, tài lực, vì không
gây được hào khí chí nguyện độc lập, tự kiểm, tự duy.
1. Khu vực XHDS khác với khu vực cá
nhân, vì
các tổ chức thuộc lĩnh vực XHDS hoạt động theo tiêu chuẩn “tập thể mở rộng” như thành lập hội văn học, hiệp hội từ thiện, cơ sở bảo vệ nhân quyền.
2. Khu vực XHDS khác với khu vực vụ
tư lợi.
Căn bản trao đổi của XHDS không tùy
thuộc vào yếu tố cung cầu trên thị trường mà căn cứ vào thực trạng ưu tiên, mức độ khẩn cấp của nạn nhân, của kẻ thất thế, cũng như căn cứ vào nhu cầu tinh thần của lý tưởng và phẩm giá con người, của giá trị tư tưởng. Vốn liếng của XHDS là “vốn xã hội”, hay “vốn công dân thiện chí” là những đóng góp tự nguyện về nhân lực và kiến thức của người dân.
3. Khu vực XHDS khác với khu vực công
quyền vì
XHDS tự nguyện xây dựng căn bản công dân quyền trên các trụ lực hiến định như tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do sáng tạo, tự do phê phán công
quyền
v.v. Rõ rệt, XHDS giữ thế đứng hiến định của cộng đồng, xã hội, trong việc xây dựng & bảo trì nền tảng dân chủ.
IV. Tiêu Chuẩn Tổ Chức Đảng Phái
Chính trị trong Thể Chế Dân Chủ Tự Do
Định nghĩa một
cách rộng rãi, đảng phái chính trị là địa bàn tập thể
- thực hiện
những quyền hạn căn bản, hiến định, bất khả khước từ của người dân,
- là nhịp cầu
liên kết thế lực giữa các ngành và các tổ chức trong chính quyền,
- và
là khả năng chính đáng gây áp lực chính quyền với tư cách đảng
đối lập trong một nền dân chủ đa nguyên nguyên, đa đảng.
Như vậy đảng phái chính trị được
thành lập với những nguyên tắc và quyền hạn sau đây:
Quyền cá nhân kết
hợp, hội họp một cách tự do, thuận hành, không bị cưỡng ép. Đảng phái
chính trị cũng phải được tự do thành lập, không bị trở ngại, quấy rầy, không bị
cấm đoán. Quyền hội họp còn có liên hệ phụ thuộc với quyền tự do ngôn luận, với
tư cách cá nhân hay tập thể. Quyền ứng cử và bầu cử của thành viên đảng cũng phải
được bảo vệ tương xứng, không bị cấm đoán, hay hạn chế.
Chính quyền có bổn
phận ban hành luật pháp và các thủ tục pháp định bảo vệ người dân thi hành quyền
tự do hội họp, lập đảng và những quyền liên hệ phụ thuộc của họ.
Chính quyền
không được cấm đoán cá nhân hay đảng phái hội họp trên căn bản kỳ thị sắc tộc,
màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, khuynh hướng chính trị, tư tưởng, giai cấp
xã hội, tư bản, v.v.
Tính cách chính
thể đa nguyên phải được coi là cần thiết cho môi trường sinh hoạt dân chủ tự do
chân chính. Chính trị đa nguyên là phương thức cung cấp cho người dân nhiều
cơ hội so sánh để lựa chọn đúng đảng và đúng người chấp chính theo ý muốn của họ.
Đảng phái chính
trị trong chế độ dân chủ tự do
- không được
sử dụng bạo lực như phương tiện chính trị;
- không được
xúi giục bạo động,
- cũng như
không được phá quấy, cản trở quyền tự do hội họp, tự do ngôn luận, phát
biểu chính trị của đảng phái đối lập.
V. TẠM KẾT: Nguồn Gốc Dân Tộc
Tất cả những “thế
lực” trên chỉ vẹn toàn sứ mạng hay thực thị đầy đủ quyền hành và trách nhiệm nếu
bắt nguồn từ một mội trường dân tộc vững chắc.
1. Về mặt văn hoá và đạo đức nhân bản
Đã tới lúc cả
dân tộc phải tỉnh táo nhớ rằng văn hoá và truyền thống của người xưa để lại
trong gia đình, làng ấp chúng ta còn gồm những chân lý hay tri thức về cái thật
và cái đúng trong cách cư xử bao dung cuả con người Việt Nam tử tế.
Đã tới lúc chúng
ta về lại với bản thể xã hội nhân bản, với cơ cấu gia đình và con người có tâm
thức, có đạo đức như chúng ta có trước đây. Đã tới lúc chúng ta cần nghe
ngóng kinh nghiệm máu mủ của các thế hệ trưởng thượng, những tri thức thiết thực,
những nhắn nhủ giáo huấn xuất phát từ mẫu mực và tình thương gia đình.
Nhân từ, nhân ái bắt nguồn từ đó. Từ những chân lý sâu sắc, ôn hoà.
Đã tới lúc chúng
ta xoá bỏ những chia rẽ văn hóa, những bất công nhóm phiệt, những giá trị tạm bợ,
màu cờ sắc áo, để tiến tới một mô hình văn hóa hợp nhất cho mọi công dân trong
nước, căn cứ vào những mẫu số chung, những quyền lời và trách nhiệm đối xứng,
trong cách chia sẻ, đối đãi công bình, ôn hoà, lương thiện, không mánh mung,
không tham lam, không lừa lọc vị kỷ.
Cái xã hội mà 90
triệu dân muốn có là một xã hội dân chủ tự do, công bằng, bình sản, đạo đức, thượng
tôn luật pháp, mà con người có phẩm giá của con người.
2. Về mặt giáo dục cấp tiến chân chính
Giáo dục là đầu
tư nhân sự, mà xã hội Việt Nam trước đây đã khơi mào góp tay từ truyền thống
giáo huấn gia đình, từ những căn dặn chất phát, căn bản: “tiên học lễ , hậu học
văn” — trước hết là học phép tắc, lễ nghĩa, học làm người tử tế, sau đó mới học
chữ, trau dồi kiến thức.
Đó là khởi đầu của
nền giáo dục chân chính, với một chương trình học vân có căn bản: học thật,
giáo huấn tử tế, văn bằng thật, kiền thức thật. Giáo dục cấp tiến còn là
cách hội nhập cái tinh thông, tân tiến, tinh tế hầu cập nhật với tiến bộ loài
người, trên căn bản kỹ thuật tinh vi và kiến thức mở rộng, toàn diện, toàn năng.
Nhưng thông thái
không có nghĩa là mưu mô xảo quyệt, biết đủ mọi cách để lừa lọc, phát minh tai
hoạ. Và cầu tiến không có nghĩa là phải ăn trên ngồi trốc, vượt bỏ thiên
hạ, là tự cao tự đắc.
Ngược lại tri thức
và tiến bộ đích thực phải biết đo lường và vượt thắng ngay chính bản thân, để
lúc nào cũng có thể học hỏi thêm, cập nhật và hài hoà với mình, với tha nhân, với môi
trường sinh sống.
Giáo dục chân
chính giúp chúng ta đi hết con đường của đạo làm người tử tế, trung hậu, tự
duy, tự kiểm. Nó cũng là mẫu mực thực thi quyền hành và trách nhiệm làm một
công dân tốt, đầy đủ tư cách.
3. Về ý thức công dân và trách nhiệm
nhân loại
Khi dân tộc Việt
Nam chúng ta đã tái nhập một nền văn hoá có đạo đức của con người tử tế, công bằng,
hài hoà; khi đa số con em chúng ta đã hấp thụ một nền giáo dục cấp tiến chân
chính nhân bản thì chỉ cần thêm một bước nữa, chúng ta đã trở thành những công
dân tự giác, tự tạo, kết sinh tạo dựng cái vốn xã hội làm trung gian vững
vàng giữa những thế lực hiến định đôi khi chống đối nhau, trong những khó khăn
giai đoạn.
Ý thức công dân
ngày hôm nay cũng có lúc biết vượt ra khỏi ranh giới của đất nước mình đệ chăm
sóc, hỗ trợ, tranh đấu quyền lợi cho những dân tộc khác, cho cả nhân loại không
kỳ thị nguồn gốc, sắc tộc, tôn giáo, văn hoá, văn minh.
Vậy, tới giờ
phút này, nếu dân tộc chúng ta chưa đứng dậy tự vệ, đòi lại quyền sống và phẩm
giá cao quý của chính mình thì còn quy trách ai bây giờ?
Mẹ Việt Nam vẫn bỏ bê lấy chính mình, vẫn để một lũ con gây tội ác mà
không hề áy náy, bực tức. Mẹ Việt Nam hằng ngày cùng gần 90 triệu
con mình đang bị đày đoạ, cướp bóc, hủy hoại từ thân thể tới tinh thần,
mà vẫn vô cảm, không biết đứng dậy chống đỡ, bảo vệ hay sao?
Giờ quy trách
không còn nữa. Phải sòng phẳng, phân minh với chính mình. Tất cả
chúng ta hãy nhận trách nhiệm làm người Việt Nam tử tế như trước khi bị CSVN
xâm chiếm, không sống chung với kẻ bất nhân, phạm tội, nhưng sẵn sàng đón tiếp
họ, nếu họ tự thú, tự giải, thật lòng quay về với Chính Nghĩa Dân Tộc.
Vậy, khi dẹp
xong tai ương CSVN trong nước, khi có đủ quyền tự quyết, tự duy, Toàn
Dân mới vững mạnh, mới đủ tự tin và tâm thức đại đoàn kết để ra tay
đánh đuổi kẻ thù Hán Cộng ngoại xâm.
Trân trọng,
TS-LS. LƯU NGUYỄN ĐẠT
cập nhật November 23, 2013
www.vietthuc.org
cập nhật November 23, 2013
www.vietthuc.org
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment